Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Luận văn sư phạm Thế giới nghệ thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.78 KB, 72 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

PHần Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Văn học sau năm 1975 cho đến nay, sau hơn ba mươi năm đã có bước
phát triển và đạt được nhiều thành tựu trên nhiều phương diện: trong đó thể
loại văn xuôi được xem là có nhiều thành tựu nổi trội hơn cả, đặc biệt đây
được coi là giai đoạn được mùa của truyện ngắn. Ngoài những cây bút đàn anh
đạt đến độ chín văn chương như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma
Văn Kháng... giai đoạn này còn có sự góp mặt hàng loạt các cây bút trẻ, khởi
đầu là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anhvà gần đây nhất là
Nguyễn Ngọc Tư.Với một sức viết dồi dào và có nhiều tìm tòi, thể nghiệm
trong sáng tác, các nhà văn này đã tạo được một tiếng nói, giọng điệu riêng
trên văn đàn và được công chúng đón nhận.
Sự đổi mới văn học đã được lí luận văn học nghiên cứu, đánh giá theo
tinh thần mới. Những khái niệm như: chủ đề, hình tượng, tính cách điển hình,
phản ánh không còn được sử dụng y như trước. Thay vào đó là các khái
niệm như: phong cách, cảm hứng, quan điểm nghệ thuật, cấu trúc ngôn
từtạo nên một hệ thống các khái niệm lí luận nhiều màu sắc. Nhìn chung đó
là sự đổi mới góc nhìn và cách tiếp cận với những hiện tượng văn học. Sáng
tác văn học và lí luận văn học luôn song hành trên con đường tiếp tục hiện đại
hoá nền văn học dân tộc. Tính thời sự của hai phạm trù này góp phần quan
trọng trong việc tạo nên diện mạo của nền văn học trong giai đoạn đổi mới
hiện nay.
Một trong những sáng tác văn học gần đây nhất gây được sự chú ý của
độc giả là tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Với mười bốn
truyện, mỗi truyện để lại một dấu ấn riêng, tập truyện được coi là hiện tượng
văn học trong năm 2005 và được giải thưởng của Hội nhà văn 2006.
Có một sự tìm tòi đổi mới nhất định trong cách thức viết, cây bút trẻ


Nguyễn Ngọc Tư đã thu hút được sự chú ý của bạn đọc và sự đánh giá khá

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

thiện cảm của một số nhà nghiên cứu. Chọn đề tài đi vào tìm hiểu Thế giới
nghệ thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận, người viết mong muốn áp
dụng những kiến thức lí luận văn học tiếp cận tác phẩm một cách hệ thống và
khoa học. Từ đó ghi nhận những giá trị nghệ thuật của tác phẩm và tìm tòi mới
mẻ của nhà văn. Điều đó góp phần đánh giá, thẩm định và thúc đẩy phong trào
đổi mới nghệ thuật viết trên tiến trình tiếp tục hiện đại hóa nền văn học dân
tộc một cách vững chắc và chất lượng hơn.
Đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là một cách tiếp cận văn chương
mang tính chỉnh thể. Lí luận văn học không chỉ ngừng lại ở việc xem xét các
tác phẩm kinh điển có giá trị nghệ thuật cao mà còn mở rộng trong việc
nghiên cứu các hiện tượng văn học đương đại - một hiện thực văn học mới với
tính sinh động của nó luôn chứa đựng nhiều điều mới mẻ cần được khám phá.
Nó nối liền lí luận văn học - hiện thực văn học - hiện thực cuộc sống và cá
tính sáng tạo của nhà văn. Đó là cơ sở khiến cho việc tiếp cận các sáng tác văn
học hiện đại một cách hợp lí.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về tập truyện Cánh đồng bất tận và tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã có một
số bài báo bàn luận, trao đổi ý kiến trên các báo như: Văn nghệ trẻ, Diễn đàn
văn nghệ Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu văn họcnhư:

Đôi điều cảm nhận về Cánh đồng bất tận (Đỗ Nguyên Thương)
Cần có cái nhìn công bằng hơn về Cánh đồng bất tận (Ngô Văn Tuần)
Bàn lại với tác giả Bùi Việt Thắng về Cánh đồng bất tận (Trần Thiện
Khanh)
Cánh đồng bất tận và cách kể chuyện sáng tạo (Nguyễn Thanh Tú )
Trên đây là những bài viết trực tiếp về Cánh đồng bất tận. Ngoài ra
trong một số bài báo nghiên cứu về các vấn đề văn học hiện nay như: sự đổi
mới thi pháp, thể tài, cấu trúctruyện ngắn cũng đề cập đôi chút về Cánh
đồng bất tận. Qua những bài viết này, những giá trị chung và nổi bật của tập

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

truyện đã được các tác giả phát hiện và ghi nhận. Tuy nhiên chưa có một công
trình nào đi sâu vào khai thác thế giới nghệ thuật của tập truyện Cánh đồng
bất tận. Kế thừa những phát hiện của các tác giả về giá trị của tập truyện,
người viết bằng cảm nhận riêng của mình, trên cơ sở lí luận văn học muốn
khai thác có chiều sâu hơn qua việc đi tìm hiểu thế giới nghệ thuật. Việc tìm
hiểu thế giới nghệ thuật thường được các nhà nghiên cứu đi sâu vào các nhà
văn lớn, phong cách lớn như: Nguyễn Du, Xuân Diệu, Chế Lan Viên... Xét
trên góc độ rộng nó thuộc vấn đề Thi pháp học đem lại cho người đọc một
cách hệ thống về giá trị nghệ thuật. Đối với nhà văn trẻ như Nguyễn Ngọc Tư,
sự nghiệp văn học mới bắt đầu song đã đặt được dấu ấn cá nhân và mở ra một
thế giới nghệ thuật đáng để chúng ta lưu tâm trên con đường đi tìm vẻ đẹp văn

chương.
3. Giới hạn của đề tài
Thế giới nghệ thuật là một phạm vi rộng thể hiện qua nhiều phương
diện như: nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian, quan niệm
nghệ thuật... Các yếu tố này được thể hiện đan xen vào nhau trong tác phẩm
và phụ thuộc vào tư duy của nhà văn, nó góp phần tạo nên tính sinh động của
cái được miêu tả. Tuy nhiên trong khuôn khổ khoá luận và qua thực tiễn khảo
sát tác phẩm, người viết chỉ khai thác ba biểu hiện rõ nhất của thế giới nghệ
thuật là: nhân vật, không gian thời gian nghệ thuật và ngôn ngữ.
Trong quá trình khai thác biểu hiện của thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm Cánh đồng bất tận, người viết có sự liên hệ so sánh với một số tác
phẩm văn xuôi hiện đại, để sáng rõ, lý giải cái đặc trưng cũng như cái riêng
của tập truyện với tư cách là một sáng tác của văn xuôi hiện đại và một giọng
văn riêng Nguyễn Ngọc Tư.
Về tác phẩm: Tập truyện Cánh đồng bất tận (Nhà xuất bản Trẻ 2005).
Chỉ với tập truyện Cánh đồng bất tận không thể coi là Nguyễn Ngọc
Tư đã tạo được một phong cách riêng, do đó tìm hiểu thế giới nghệ thuật tác

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

phẩm người viết áp dụng tri thức lí luận văn học có sự mềm dẻo và linh hoạt
không hoàn toàn giống như đối với các phong cách lớn mà chỉ đi vào những
biểu hiện tiêu biểu, những yếu tố đáng được xem xét trên góc độ triển vọng.

Dung lượng thông tin của mỗi truyện ngắn trong tập truyện là khác nhau,
người viết tập trung vào chủ yếu các truyện như: Cánh đồng bất tận, Dòng
nhớ, Biển người mênh mông, Một trái tim khô, Cái nhìn khắc khoải...
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích đối tượng theo quan điểm hệ thống
Phương pháp này giúp chúng ta xem xét, nghiên cứu và tách đối tượng
ra thành nhiều yếu tố (mỗi yếu tố có chức năng, nhiệm vụ khác nhau). Phân
chia như thế, phương pháp này giúp người nghiên cứu nhận ra được sự tác
động chi phối là trực tiếp hay gián tiếp giữa các yếu tố trong cùng một hệ
thống.
4.2. Phương pháp so sánh hệ thống
Phương pháp này giúp ta nhận thức đúng hơn về bản chất vấn đề, qua so
sánh để thấy được sự giống nhau, khác nhau của các yếu tố trong cùng một
loại. Từ đó phát hiện cái riêng, cái độc đáo của vấn đề đang được xem xét và
đặt tên chuẩn xác cho sự độc đáo đó.
4.3. Phương pháp khảo sát đối tượng theo quan điểm loại hình
Phương pháp này giúp cho việc định hướng nghiên cứu vấn đề một cách
đúng đắn, nhất là những vấn đề mới. Bởi yếu tố cơ sở loại hình có thể biến đổi
nhưng vẫn đạt được sự ổn định tương đối cùng với các đặc tính dân tộc.
Trên đây là ba phương pháp chủ đạo người viết đã vận dụng vào nghiên
cứu tập truyện Cánh đồng bất tận một sáng tác văn xuôi hiện đại có nhiều
dịch chuyển về nghệ thuật.
5. Đóng góp của khóa luận
Khám phá Thế giới nghệ thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận
một tập truyện ngắn hiện đại, người viết mong muốn:

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

- Ghi nhận sự độc đáo trong tư duy nghệ thuật của nhà văn trẻ Nguyễn
Ngọc Tư.
- Từ thực tiễn sáng tác đến cơ sở lí luận là cả một quá trình, người viết
mong muốn thể nghiệm đưa tính thời sự của lí luận văn học vào nghiên cứu,
đánh giá các hiện tượng văn học, khẳng định ý nghĩa thực tiễn của lí luận văn
học.
Từ thế giới nghệ thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận đã toát lên
tính nhân bản của văn học, giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và sự đánh giá
thích hợp hơn về cảm hứng thế sự đời tư trong sáng tác của các nhà văn hiện
nay. Cảm hứng thế sự ấy là mấu chốt của vấn đề xây dựng hình tượng văn học,
đổi mới nghệ thuật viết.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

Phần Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về
thế giới nghệ thuật
1. Quan niệm về Thế giới nghệ thuật

Thế giới là một khái niệm thuộc phạm trù triết học. Theo Từ điển triết
học, thế giới có thể được hiểu:
- Theo nghĩa rộng là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những gì tồn
tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức con người). Thế giới là nguồn gốc của
nhận thức [tr.1083].
- Theo nghĩa hẹp: dùng để chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là bộ
phận thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia bộ phận
thế giới vật chất đó thành hai lĩnh vực, nhưng không có ranh giới tuyệt đối:
Thế giới vĩ mô và thế giới vi mô [tr.1083].
Như thế, có thể nói thế giới là một phạm vi rất rộng, một vũ trụ rộng lớn
tồn tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người. Có thể
hình dung dưới sơ đồ sau:
Không
gian
Vũ trụ

Thời gian

Con người

Thế giới vật chất, thế giới hiện hữu là như vậy, còn Thế giới nghệ thuật
là gì?
Khái niệm Thế giới nghệ thuật cũng là một phạm trù rất rộng, nó là
thuật ngữ chỉ dùng trong văn học, trong sáng tác nghệ thuật.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

-Theo Từ điển thuật ngữ văn học: thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ
tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm,
sáng tác của tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng
tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư
tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người
[302]. Đi vào thứ logic này có không những logic của tư tưởng (logic biện
chứng) mà còn có logic tình cảm xúc động, logic của sự miêu tả nghệ thuật
(tính đến sự tiếp nhận của bạn đọc và người xem), những cái rộng lớn hơn và
phức tạp hơn logic biện chứng. Và bản chất của tính siêu logic là ở sự kết hợp
của tính siêu hệ thống với cấu trúc đặc biệt của tổ chức nghệ thuật hoàn thiện.
Nó có thể xuất hiện trong đời sống con người, nhưng trong đầu của nghệ sĩ vĩ
đại, khi sáng tạo nên tác phẩm xuất sắc mà không phải là trong đầu nhà triết
học [9;tr.87].
Thế giới nghệ thuật hay Cái được miêu tả (cách gọi của PGS. TS
Phùng Minh Hiến) đã khẳng định phương thức phản ánh vũ trụ con người
theo cách riêng của văn học. Cái được miêu tả ngay trong ý nghĩa ngôn từ đã
mang tính chỉ dẫn. Miêu tả là một trong ba phương thức cơ bản, đặc trưng
của nghệ thuật. Cái được miêu tả tự thân nó mang tính sinh động và tính toàn
vẹn, nó chứa đựng sự vận động nội tại bên trong do ý thức tác giả quyết định:
Khi ý thức tác giả đã xuyên thấm vào bản chất sâu sắc nhất của đối tượng,
ông ta có thể khai thác quy luật tự vận động của cái được miêu tả như là sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập bên trong của nó [9;tr.72]
Cách gọi khác đi nhưng bản chất vẫn là đề cập đến cái mà văn học thể
hiện, đó là con người, không gian, thời gian, là cảnh, là tình... Những yếu tố
ấy được hình qua lăng kính của người nghệ sĩ mang tính hiện thực cuộc sống
mà không hoàn toàn miêu tả, sao chép lại. Điều này khẳng định văn học là

bức tranh phản ánh cuộc sống nhưng luôn chứa đựng sự hấp dẫn với người
đọc.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

Thế giới nghệ thuật đã khẳng định phương thức phản ánh vũ trụ con
người theo cách riêng của văn học. Người nghệ sĩ muốn khẳng định cá tính
riêng và đem lại cho người đọc nhận thức phong phú thì phải được cho mình
một thế giới nghệ thuật riêng, tức mọi tư duy trong tác phẩm đều nói theo
cách của nhà văn, thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng,
quy luật tâm lý riêng, quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, bậc thang giá
trị riêng.... chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật. Mỗi thế
giới nghệ thuật có mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới: sự hiện
diện của nó không cho phép đánh giá và tác phẩm văn học theo lối đối chiếu
đơn giản giữa các yếu tố hình tượng với các sự thực trong đời sống riêng lẻ
xem có giống hay không, thật hay không mà phải đánh giá trong chỉnh thể tác
phẩm, xem xét tính chân thực tư tưởng chỉnh thể của tác phẩm so với chỉnh
thể hiện thực. Các yếu tố của hình tượng chỉ có ý nghĩa trong thế giới nghệ
thuật đó.
Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới, một cách
cắt nghĩa về thế giới giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của
sáng tạo nghệ thuật, có cội nguồn trong thế giới quan văn hoá chung, văn hoá
nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ. Với quan niệm này thế giới nghệ

thuật được dùng nhiều trong việc khai thác các tác phẩm của các tác gia lớn
như truyện Kiều Nguyễn Du, thơ Tố Hữu, thơ Chế Lan Viên...
-Cũng với nội dung cách hiểu trên, tác giả cuốn Tác phẩm văn chương,
một sinh thể nghệ thuật, PGS. TS Phùng Minh Hiến không dùng thuật ngữ
Thế giới nghệ thuật mà thay vào đó là cụm từ Cái được miêu tả. Cái được
miêu tả được sáng tạo nên bằng tổ chức nghệ thuật của tác phẩm Cái được
miêu tả như là hệ thống những hình tượng của tác phẩm trong sự tự mở ra của
nó, từ đầu đến cuối, bộc lộ một cách tập trung tính siêu logic của tư duy nghệ
thuật: sự xem xét các mặt đối lập của hiện thực trong sự thống nhất và đấu
tranh của chúng, cái tĩnh tại trong cái năng động, bản chất trong các hiện

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

tượng, cái tất yếu trong ngẫu nhiên. Nó được coi là thứ tư duy nội dung bởi
vì sinh ra những nghĩa mới và phức tạp[9;tr87].
Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra mã khoá để
bước vào thế giới nghệ thuật đó.
2. Các yếu tố biểu hiện của Thế giới nghệ thuật
2.1. Nhân vật
2.1.1. Quan niệm về nhân vật.
Nhân vật xuất phát từ tiếng La tinh Persona Chiếc mặt nạ đeo vào
mặt diễn viên khi biểu diễn. Trải qua thời gian nó dần được gọi là nhân vật
trong tác phẩm. Có nhiều quan niệm về nhân vật như sau:

2.1.1.1. Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): nhân vật
là đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm nghệ
thuật [tr.711].
2.1.1.2. Quan niệm của giáo trình Lí luận văn học do GS. Hà Minh Đức
chủ biên:
Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ,
đó không phải là sự sao chép đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà
chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề
nghiệp, tính cách... Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật
thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con
người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm hoặc
chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể, là những sự vật, loài
vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con người...Cũng có khi nó
không phải là những con người, sự vật cụ thể là một hiện tượng về con người
hoặc liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm.
2.1.1.3. Quan niệm của PGS. TS Phùng Minh Hiến
Theo PGS.TS Phùng Minh Hiến trong bài giảng của mình thì nhân vật
văn học là đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến mức có sức sống

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

riêng nào đó ở bên trong tuỳ theo nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả giao cho nó.
Đối tượng đó có thể là con người (con người có tên, không tên, xuất hiện

nhiều lần hoặc một lần), là đồ vật (cái mũ trong truyện ngắn Sêkhốp), là loài
vật (con mèo, con dế mèn, con cá...). Trong tác phẩm văn học không thể
thiếu nhân vật, vì nó là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống
một cách hình tượng. Nhân vật là đối tượng phản ánh trung tâm theo đó các
yếu tố liên quan lấy nó làm hệ quy chiếu.
2.1.2. Các loại hình nhân vật
Thế giới nhân vật văn học đa dạng và phong phú, người ta chia nhân vật
thành nhiều loại hình khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định.
2.1.2.1. Dựa trên tính cách và lý tưởng thẩm mĩ của nhân vật
Chia nhân vật thành hai loại: nhân vật chính diện và nhân vật phản
diện.
Nhân vật chính diện hay còn gọi là nhân vật tích cực là nhân vật thể
hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả
của con người và được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với một thái độ khẳng
định, ngợi ca.
Nhân vật phản diện hay còn gọi là nhân vật tiêu cực là nhân vật có bản
chất xấu xa trái với đạo lí và lí tưởng của con người được nhà văn miêu tả
trong tác phẩm với một thái độ lên án, phủ định và phê phán.
2.1.2.2. Dựa trên vai trò của nhân vật
Chia nhân vật thành: nhân vật chính nhân vật trung tâm và nhân vật phụ
Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện hầu hết trong các tình huống
đóng vai trò chủ chốt của cốt truyện nó giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện
đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm văn học.
Nhân vật trung tâm trước hết là nhân vật chính tham gia vào hầu hết
các xung đột và có trò chủ chốt kết nối những xung đột, mâu thuẫn nhỏ trở
thành xung đột cơ bản của tác phẩm.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

Nhân vật phụ là nhân vật thứ yếu so với nhân vật chính trong diễn biến
cốt truyện. Nó xuất hiện để bổ sung, so sánh, đối chiếu làm sáng rõ nhân vật
chính và nhân vật trung tâm.
2.1.2.3. Dựa trên loại thể văn học
Chia nhân vật thành: nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình và nhân vật tính
cách.
Nhân vật tự sự là nhân vật được thể hiện ở nhiều khái cạnh hành động
như: ngôn ngữ, quá trình phát triển số phận... tham gia vào sự phát triển sinh
động của các phương diện đời sống tạo thành chuỗi các tình tiết, xung đột của
tác phẩm.
Nhân vật trữ tình là nhân vật được thể hiện qua thế giới tinh thần nội
tâm cảm xúc phong phú.
Nhân vật kịch là nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ,
cử chỉ, xung đột. Nhân vật kịch không được miêu tả một cách cụ thể.
2.1.2.4. Dựa trên cấu trúc nhân vật
Chia làm bốn loại: Nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tư
tưởng, nhân vật tính cách
Nhân vật chức năng là nhân vật không có đời sống nội tâm, phẩm chất,
đặc điểm cố định. Sự tồn tại của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất
định.
Là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đặc điểm của một
loại hình nhất định, nhằm khái quát chung về một loại tính cách.
Nhân vật tính cách là nhân vật được miêu tả gắn với sự phát triển nhận
thức con người về đời sống xã hội. Đó là con người có cá tính nổi bật, trong

đó tính cách nhân vật có biến động, đổi thay.
Nhân vật tư tưởng là nhân vật mang trong mình tư tưởng ý thức hệ.Nó
có thể xuất hiện kèm theo cá tính nhưng cá tính được xây dựng chỉ để minh
họa cho một tư tưởng nào đó.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

2.1.3.Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học
Trong tác phẩm văn học nhân vật có vai trò quan trọng.
2.1.3.1. Nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực
- Nhân vật là công cụ để nhà văn tạo nên thế giới nghệ thuật của tác
phẩm, đồng thời là chìa khoá để khám phá mở rộng đề tài theo sự phát triển số
phận nhân vật.
- Nhân vật là công cụ tái hiện con người với số phận và tính cách, tính
cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người. Nó là vấn đề
cốt yếu của nhân vật.
- Nhân vật là công cụ để nhà văn khái quát bản chất và quy luật cuộc
đời.
2.1.3.2. Nhân vật là phương tiện cốt yếu để thể hiện tư tưởng tác phẩm
2.1.3.3. Nhân vật là phương diện có tính thống nhất của tác phẩm. Nó
quyết định phần lớn cốt truyện, việc lựa chọn chi tiết, ngôn ngữ, kết cấu, các
biện pháp nghệ thuật thể hiện.
Với tư cách là công cụ tạo nên thế giới nghệ thuật, nhân vật là yếu tố

đầu tiên được xem xét đến khi muốn tìm hiểu thế giới nghệ thuật của các nhà
văn.
2.2. Không gian và thời gian nghệ thuật
Không gian và thời gian là hai phạm trù của vũ trụ. Nó là khái niệm của
triết học và khoa học tồn tại khách quan và tác động đến mọi sự vật, hiện
tượng trong thế giới tự nhiên. Nhưng không gian và thời gian lại là đối tượng
nhận thức của con người, nó được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan của mỗi
người trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Bởi vậy, không gian và thời gian
cũng là một phương tiện quan trọng của nghệ thuật nói chung và văn học nói
riêng. Lí luận văn học chấp nhận hai thuật ngữ không gian nghệ thuật và thời
gian nghệ thuật.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

2.2.1. Không gian nghệ thuật
- Theo Từ điển thuật ngữ văn học
Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thật trong nghệ thuật bao
giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong một trường nhìn nhất
định[3;tr.160]. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên
mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng.
Không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối không qui được vào không
gian địa lý và có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới

như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể
mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở. Nó cho thấy cấu trúc nội tại
bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm về thế
giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học.
Là một hiện tượng nghệ thuật nên không gian nghệ thuật mang tính ước
lệ tượng trưng như: làng quê, sân đình, biển khơi... cũng có khi được biểu hiện
bằng các từ không gian đã mã hoá sẵn về ý nghĩa trong đời sống; trên cao,
dưới thấp, quanh co, ngắn, dài, rộng, hẹp ...
Không gian nghệ thuật thể hiện tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn, điểm
quan sát, sự đối lập và liên hệ của các yếu tố không gian các miền phương vị,
các chiều tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật để biểu hiện thế giới quan của tác
phẩm.
- Không gian nghệ thuật có những đặc trưng riêng:
+ Không gian xuất hiện lần lượt tuần tự theo sự quy định của tác giả
+ Không gian mang tính quan niệm
+ Không gian không bị một hạn chế nào
2.2.2. Thời gian nghệ thuật
- Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là hình thức nội tại
của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không

gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học bao giờ cũng xuất phát từ
một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng
diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai
yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ
có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan được đo bằng
đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có
thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài
trong chốc lát thành vô tận [3;tr.322].
Thời gian thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới không
tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện. Nó phản ánh sự cảm thụ thời gian của
con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, thể hiện sự
cảm thụ độc đáo của giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới,
đồng thời thể hiện ý đồ của tác giả trong việc miêu tả đối tượng trong tính vận
động. Vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có hai mặt cơ bản,
đó là: quan niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm
- Nhà lí luận Nga D.X.Likhachốp cho rằng: thời gian vừa là khách thể
vừa là chủ thể và đồng thời là công cụ phản ánh văn học. Văn học ngày càng
thấm nhuần ý thức và cảm giác về sự vận động của thế giới trong hình thức hết
sức đa dạng của thời gian (Thi pháp văn học cổ điển Nga La Khắc Hoà
dịch, Tạp chí văn học số 2- 1989)
Trong tác phẩm văn chương, thời gian chỉ trở thành nghệ thuật khi nó
trực tiếp tác động vào nhân vật, vào môi trường mà ở đó diễn ra số phận của
nhân vật và những biến động của tâm tư, tình cảm của con người. Thời gian
nghệ thuật là hình thức của hình tượng nghệ thuật thể hiện tài năng và cá tính
sáng tạo của người nghệ sĩ... nó được nhận biết nhờ các mối quan hệ giữa các
biến cố, có thể là quan hệ nhân quả, quan hệ tâm lí hoặc liên tưởng. Tuy nhiên

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

điều quan trọng không chỉ là cách biểu thị thời gian mà là quan niệm, cách
hiểu thời gian của tác giả.
Thời gian nghệ thuật cũng có đặc trưng riêng của nó:
- Thời gian nghệ thuật thể hiện ở nhiều thời điểm
- Thời gian nghệ thuật thể hiện sự biến đổi bên ngoài và bên trong.
- Thời gian nghệ thuật thể hiện được thái độ chủ quan của nhân vật
trước biến đổi khách quan của thế giới (mỗi nhân vật có cách nhìn thời gian
riêng tùy theo hoàn cảnh và tâm trạng).
Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật là hai khái niệm luôn đi
song hành với nhau, tạo ra tính cấu trúc và tính quá trình của tác phẩm, là yếu
tố mở ra thế giới nghệ thuật của nhà văn.
2.3. Ngôn ngữ
2.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
Cùng với cốt truyện và nhân vật thì ngôn ngữ là một đặc trưng quan
trọng của thể loại tự sự, bởi nó vừa là công cụ vừa là phương diện để nhà văn
thể hiện tác phẩm. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học.
Gorki khẳng định: yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ
yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu
văn học.
Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ văn học mang tính nghệ thuật được
dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn
nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách
chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn
học và khoa học.

Ngôn ngữ nhân dân được coi là cội nguồn của ngôn ngữ nghệ thuật,
được chắt lọc, rèn rũa qua bao lao động nghệ thuật của nhà văn; đến lượt mình
nó lại góp phần nâng cao, làm phong phú cho ngôn ngữ nhân dân.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

Trong tác phẩm, ngôn ngữ nghệ thuật là một trong những yếu tố quan
trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng... của nhà văn. Mỗi một
nhà văn là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù
lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác.
Tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu
cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ văn học nói
riêng). Căn cứ chủ yếu để phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật là hình thái hoạt
động mang ý nghĩa thẩm mĩ. Nó được sử dụng để phục vụ nhân vật trung tâm
và xây dựng hình tượng văn học. Vì vậy tính hình tượng, tính thẩm mỹ là
thuộc tính bản chất nhất, xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác quy định thuộc
tính ấy.
Tuy nhiên, những thuộc tính chung vừa nói trên được biểu hiện qua các
thể loại văn học với những sắc thái khác nhau. Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch
tập trung chủ yếu vào lời đối thoại giữa các nhân vật với nhau, qua đó bộc lộ
tính cách nhân vật; ngôn ngữ thơ ca là sự chắt lọc nhuần nhuyễn có vần điệu
để bộc lộ tình cảm của nhà thơ; còn ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự là sự tổng
hợp nhiều tính cách. Song, sự khác biệt quan trọng giữa tác phẩm kịch với tác

phẩm tự sự chính là ở chỗ: trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện
giữa vai trò quyết định đối với toàn bộ cấu trúc ngôn ngữ tác phẩm.
2.3.2. Đặc điểm của ngôn ngữ nghệ thuật
2.3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện
- Trong tác phẩm văn chương, người kể chuyện chỉ xuất hiện khi nào
câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể:
+ Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, tuy nhiên không nên đồng
nhất hoàn toàn với tác giả ở ngoài đời.
+ Có thể là nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra.
+ Có thể là một người biết câu chuyện nào đó rồi kể lại.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

- Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều nhân vật người kể chuyện.
Người kể chuyện bộc lộ quan điểm và thái độ của mình đối với từng biến cố,
từng sự việc và từng nhân vật, trở thành người định hướng về mặt nội dung tư
tưởng. ở nhân vật này thường được thể hiện bằng hai đặc điểm là quan điểm
trần thật và điểm nhìn trần thuật.
Nhân vật người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự
đánh giá bổ sung về mặt tâm lí, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái
nhìn của tác giả, làm cho sự trình bày, tái hiện con người và đời sống trong tác
phẩm thêm phong phú, đa dạng, sinh động.
Nhân vật người kể chuyện có vai trò then chốt trong tác phẩm tự sự.

Nhân vật người kể chuyện có thể có một giọng, có thể có hai giọng thể hiện sự
đối thoại với ý thức cùng một đối tượng miêu tả. Nó là yếu tố cơ bản thể hiện
phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính tác giả.
2.3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ nhân vật là lời nói nhân vật trong tác phẩm thuộc loại hình tự
sự và kịch.
Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà
văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và tính cách nhân vật. Trong tác phẩm,
nhà văn có thể cá hoá ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách
đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những
từ, những câu mà nhân vật thích nói...
Dù tồn tại dưới dạng nào, hoặc thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân
vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp giữa tính cá thể hoá và tính khái
quát hóa. Nghĩa là mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng có lời
ăn tiếng nói riêng, mặt khác ngôn ngữ ấy lại phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của
một tầng lớp nhất định, gần gũi với nghề nghiệp, tâm lý giai cấp, trình độ văn
hóa.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

Ngôn ngữ nhân vật là một phạm trù lịch sử. Trong văn học Trung đại do
ý niệm cá nhân chưa phát triển, nó chưa có sự cá thể hoá sâu sắc và chưa phân
biệt với ngôn ngữ tác giả. ở chủ nghĩa hiện thực, ngôn ngữ nhân vật được coi

là một đối tượng miêu tả, cá tính hoá đã trở thành một yêu cầu thẩm mĩ.
Ngôn ngữ nhân vật được thể hiện qua đối thoại và độc thoại. Điều cần
lưu ý rằng lời trần thuật xuất hiện hầu hết trong tác phẩm Cổ điển là ngôn ngữ
gián tiếp, tức là nó không chỉ đóng vai trò thuần tuý là thuật lại, kể lại mà
không bình luận, không đánh giá. Nhưng lời trần thuật trong tiến trình phát
triển cũng bắt đầu thay đổi. Bên cạnh lời trần thuật gián tiếp đã xuất hiện lời
trần thuật nửa gián tiếp, tức là kèm theo việc trần thuật là lời nhận xét, đánh
giá và biểu thị thái độ đồng tình hay phê phán. ở trường hợp này, người ta có
thể căn cứ vào ngôn ngữ người kể chuyện để xác định vị trí, vai trò điểm nhìn
của nhân vật kể chuyện, từ đó có thể biết được thái độ của nhân vật kể chuyện
ấy với các biến cố, các sự kiện trong tác phẩm giúp người ta nhận ra chiều
hướng tư tưởng. Đặc điểm ngôn ngữ này cũng chi phối quá trình khảo sát
ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự hiện đại.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

Chương 2: Thế giới nghệ thuật trong tập
truyện cánh đồng bất tận của nguyễn Ngọc Tư
1. Nhân vật
Trước năm 1975, văn học nhìn con người chủ yếu với tư cách người
công dân, con người dân tộc, con người giai cấp. Bởi vậy lí luận văn học luôn
xem xét nhân vật ở các kiểu cố định như: nhân vật tính cách, nhân vật tư
tưởng, nhân vật chức năng, nhân vật chính diện, phản diện; và xem xét nhân

vật ở các phương diện khái quát: tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp...
Từ sau năm 1975 từ nhận thức và quan niệm mới về con người dẫn tới
những đổi thay trong các kiểu nhân vật. Văn học sau 1975 có sự dịch chuyển
từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm
hứng thể sự đời tư nên khả năng tiếp cận, phản ánh hiện thực con người trong
giai đoạn này một cách nhanh nhạy và sắc bén.
Số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Họ
nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong những môi trường sống
đời thường. Họ khai thác con người tự nhiên trước nhu cầu của hạnh phúc đời
thường, của cuộc sống riêng tư. Họ đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá
chiều sâu con người đích thực, khai thác con người ở bên trong con người.
Con người xã hội trong văn học là con người trần thế với tất cả tính chất người
tự nhiên của nó, trong con người ấy có cả ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp
hèn, ý thức và vô thức...
Sự thay đổi trên đã xuất hiện nhiều kiểu nhân vật mới: nhân vật cô đơn,
con người bi kịch, con người lạc thời, nhân vật kỳ ảo, nhân vật bị tha hoá...
Các nhà văn đã phá vỡ cái nhìn một phía, tĩnh tại để tạo ra cái nhìn phức tạp,
sâu sắc hơn. Vì thế đánh giá về cách thức xây dựng nhân vật, vai trò, chức
năng của nhân vật trong thời kỳ văn học này cũng có sự dịch chuyển theo xu
hướng văn học và tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Trong tất cả mười bốn truyện của tập truyện Cánh đồng bất tận, mỗi
truyện nhà văn chỉ xây dựng một số nhân vật, thông thường chỉ từ ba đến bốn

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp


Phạm Thị Vân

nhân vật. Các nhân vật quan hệ với nhau thường dựa trên mối quan hệ ruột
thịt: cha con, anh chị em, nhưng cũng có khi là những người không quen
biết một lần gặp gỡ mà thành tri âm tri kỷ như ông Sáu Đèo và Phi trong
truyện Biển người mênh mông, ông Năm Nhỏ và Quách Phú Thàn trong
truyện Cải ơi. Dù xét ở mối quan hệ nào người đọc cũng nhận thấy cái tình
người bàng bạc trong họ, nó thể hiện qua cách ứng xử giữa con người với nhau
dù là ruột thịt hay xa lạ thì điểm xuất phát đầu tiên là tình thương, niềm cảm
thông, sự chia sẻ và luôn luôn muốn tìm hiểu tâm hồn nhau.
Thế giới nhân vật trong tập truyện Cánh đồng bất tận rất đa dạng. Có
con người bé nhỏ bị khước từ mọi cách sống lương thiện buộc phải đem hết
những bản năng hoang dã của mình để dành lại miếng ăn (Cánh đồng bất
tận) như chị Sương, hay vì tình thương mà chịu ràng buộc như cô Xuyến
(Duyên phận so le ). Có nhân vật không có đất sống, muốn trốn tránh thế
giới người để che giấu sự khác thường gia đình mình như chị Năm Hậu (Một
trái tim khô). Không hiếm nhân vật biết mình không thể thoát khỏi sự sắp đặt,
dồn đuổi, chấp nhận tha hoá và im lặng mênh mông như người cha trong
truyện Cánh đồng bất tận, ông Năm trong Cải ơi, anh Hết trong Hiu hiu gió
bấc.
ở Cánh đồng bất tận, hầu hết con người khao khát giao tiếp, dù với vật
hay ma: ông Hai luôn tâm sự với con Cộc (con vịt mà ông quý nhất); hai đứa
trẻ cố học cách yêu thương đàn vịt, chúng đắm đuối với loại ngôn ngữ mới
chấp nhận người ta nhìn mình như kẻ điên.... Họ chỉ là những mảnh đời bé
nhỏ, rất riêng tư thậm chí đôi lúc dường như bị lãng quên đi trong xã hội,
nhưng qua những số phận con người này, Nguyễn Ngọc Tư đánh động trong ta
cái ngoảnh đầu nhìn lại cuộc sống xung quanh và chính mỗi bản thân con
người trong những khoảnh khắc cụ thể. Nó không phải là những nhân vật điển
hình như Chí Phèo, Chị Dậu để thấy kiếp người nông dân sao mà khổ thế;
cũng chẳng phải cái xã hội thực dân ngột ngạt đến tắc thở, bóp chết quyền


Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

sống, mơ ước của con người. Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư là những con
người đời thường mà vẫn có nét riêng. Nhân vật được đặt trong môi trường
sống tự nhiên xã hội mà vẫn gợi sức ám ảnh lạ lùng. Phải chăng đó là cái
điệu hồn riêng trong sự cảm nhận cuộc sống con người, số phận con người
của một nhà văn trẻ hiện đại.
Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư thường được thể hiện qua chiều sâu của
dòng ý thức, qua dòng chảy ngôn từ chứ không qua những tình huống mâu
thuẫn xung đột kịch tính bề ngoài, mà ở những mâu thuẫn bên trong do chính
con người tạo ra. Đó là mâu thuẫn giữa con người và môi trường tự nhiên xã
hội: nhân vật bị đẩy vào thiên nhiên càng xa rời cuộc sống xã hội, ngược lại
con người tiếp xúc với môi trường xã hội lại khát khao giao tiếp; mâu thuẫn
trong chính nội tại bản thân con người như: miếng cơm manh áo tình cảm,
tình yêu sự thù hận... Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư, người đọc như trôi vào
dòng chảy tâm trạng của nhân vật mà chiêm nghiệm suy tư. Qua khảo sát tập
truyện Cánh đồng bất tận, chúng tôi đã khái quát lên ba kiểu nhân vật tiêu
biểu đó là: Kiểu nhân vật cô đơn, trốn tránh; kiểu nhân vật suy tư, hồi tưởng
và kiểu nhân vật bi kịch.
1.1. Kiểu nhân vật cô đơn, trốn tránh
Trong văn học, nhân vật rơi vào trạng thái cô đơn và lẩn tránh thường
được miêu tả trong mối quan hệ đấu tranh nội tâm gay gắt ở những nhân vật tư

tưởng, ví dụ như nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao, hoặc một cung
bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ. Nhưng trong tập truyện Cánh
đồng bất tận thì tồn tại hiển nhiên một kiểu nhân vật mà đặc tính tiêu biểu là
cô đơn, trốn tránh.
Vấn đề đặt ra là tại sao trong một xã hội sôi động, quyết liệt con người
lại rơi vào trạng thái ấy? Vai trò xã hội không mang tính chất định hình cho sự
phát triển tính cách và số phận nhân vật. Thay vào đó, chính con người trong
những mối quan hệ đa chiều đã làm nên điều này. Nhân vật của Nguyễn Ngọc

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

Tư buồn không phải ý thức về thân phận bị xã hội xa lánh hắt hủi, cũng chẳng
phải định mệnh không thể xoay chuyển. Mà ở đây, con người cô đơn bởi
không ai hiểu mình và chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết mình, từ suy
nghĩ ấy con người trốn tránh nhân loại, trốn tránh cả những gì xao động trong
chính tâm hồn mình, trốn tránh trách nhiệm...
Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận ai cũng cô đơn. Mỗi người cô
đơn trong nỗi niềm riêng của mình. Người vợ vì cô đơn những ngày xa chồng
không nhịn được đã bỏ theo người đàn ông khác, hai đứa trẻ cô đơn vì thiếu
bàn tay chăm sóc của người mẹ và sự quan tâm của người cha, chị Sương cô
đơn bởi qua biết bao người đàn ông mà chỉ như là bản năng để kiếm sống
không chút tình cảm. Cái cô đơn ấy khiến người ta trơ đi theo thời gian, tưởng
như bị đánh mất cảm xúc. Có cả một thời hai đứa trẻ mơ ước, chờ đợi tình yêu

thương của người cha trở lại sống bình thường, rồi đến gặp ông già ngồi
chơi ven đường mơ ước phải chi ông này là ông nội mình, thương đỡ chơi.
Nỗi đau chia cắt cứ xé con người, người chị mong em quay về mà chỉ nghĩ chờ
chơi vậy, và có nhớ là cái nhớ bao gồm rất nhiều thứ nhớ đồng - loại (và tôi
là đồng loại còn lại), nhớ một cách trò chuyện (đọc thấu lòng nhau), nhớ một
người nghe được tiếng tim mình (điều này thì con vịt mù làm được, nhưng nó
đã chết rồi) và nhớ một người che chở (công việc này, đáng lẽ là của cha má
tôi).
Sự trốn tránh của người cha vô hình dung đẩy hai đứa trẻ vào sự cô đơn,
trống trải. Cuộc sống của chúng là qua những cánh đồng, những dòng sông
không tên để trở thành những đứa trả lạc thời. Ta đau xót khi đọc chi tiết một
đứa trẻ mới lớn không ai dạy cho biết thế nào là sự phát triển sinh lý (kỳ kinh
nguyệt đầu tiên và có con). Cái nhà mà hai đứa trẻ ấy gọi là cái chòi tạm bợ
hay cái ghe những cánh đồng, những dòng sông vô định. Nó vẫn tồn tại vì có
cha, có con, có những hoạt động sống, chỉ có điều sống đời mục đồng, chúng
tôi buộc mình đừng yêu thương, quyến luyến bất cứ ai, để khỏi ngậm ngùi, để

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

khỏi dửng dưng khi cuốn lều, nhổ sào đi sang cánh đồng khác, dòng kinh
khác... và cuộc tình của cha tôi ngày càng ngắn ngủi.
Con người tự đẩy mình ra khỏi mối quan hệ với xã hội càng trở nên cô
đơn và lảng tránh khi đối diện với ý thức trở lại, thậm chí nhẫn tâm chà đạp

lên chính tình thương của mình. Người cha vì hận tình mà bỏ rơi bao người
phụ nữ khác, tâm hồn lạnh ngắt khiến đứa con cảm nhận Mỗi lần cha nhìn
đăm đắm và mỉm cười với một người đàn bà mới, chúng tôi lại thắt thẻo.
Thêm mối tình đau trước cả ngày thứ nhất (mà chị em tôi không cách nào
ngăn được). Tôi có cảm giác cha quắp lấy người ấy, vùi mặt vào da vào thịt,
ngấu nghiến mà lòng cha lạnh ngắt. Mỗi thành viên trong gia đình ấy cô đơn
trong nỗi niềm riêng tư của mình để rồi khi sự giao tiếp của họ trở nên bất
thường, mối quan hệ với nhau thêm rời rạc những bữa ăn nối tiếp nhau trong
im lặng. Điều này làm nảy sinh ra những hành động rất đáng thương trên
danh nghĩa kiếp người: Nhiều khi nhìn thằng Điền dỏng tai coi mấy con vịt
nói cái gì, tôi giật mình, nuốt một họng đắng, tự hỏi đã đến nỗi nầy sao, đến
nỗi chơi với người thấy buồn, nên chuyển qua chơi cùng vịt.
Kiểu nhân vật cô đơn, trốn tránh trong tập truyện như một kiểu phản
ứng ngược của con người trong thời hiện đại. Vẫn để nhân vật trong các hoạt
động sống, hoạt động tâm sinh lý của con người, nhưng dường như những hoạt
động của họ bất thường. Người đọc có lẽ sẽ tỏ ra băn khoăn và hoài nghi,
thậm chí có quyền trách cứ sao lại có người sống như thế? Nguyễn Ngọc Tư
có nói đến thiên nhiên khắc nghiệt khiến con người phải bươn trải để kiếm
sống trên những cánh đồng khô cằn, ngập phèn chỉ là điểm thêm cho cái đời
lang bạt của những người chăn vịt. Còn cái đẩy trực tiếp họ lìa xa cuộc sống
đời thường là sự mâu thuẫn trong tâm hồn không tự dung hoà nổi. Ta thử đặt
ra một giả thuyết: nếu con người ta cứ coi những chuyện xảy ra như một vết
thương và cố quên để sống tốt hơn thì câu chuyện sẽ ra sao?

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp


Phạm Thị Vân

Nhân vật chính trong truyện Cánh đồng bất tận- cô bé Nương hơn ai
hết cảm nhận cái nặng nề trôi qua của cuộc sống. Cô khao khát một cuộc sống
bình thường, khao khát sự bình yên trở lại trong tâm hồn của người cha, cố níu
kéo bằng sự giao tiếp qua tiếng gọi con thông thường của người cha Điền ơi!
Điền! hay Nương à, nướng mấy con cá khô, cha lai rai với mấy bác... Niềm
vui ấy chỉ được trong chốc lát, để rồi khi khuất bóng người Chị em tôi đắng
đót nhìn cha hao hao người đóng tuồng vừa chút lớp xanh xao, lạnh lẽo đến
ngơ ngác và cô đơn. Cô đơn hơn cả là khi mình cảm nhận người xung quanh
còn cô đơn hơn mà không biết làm gì, chấp nhận sự trượt dài và nỗi thiếu
thốn triền miên. Mỗi lần dời khỏi một nơi nào đó, thật khó để phân biệt,
chúng tôi bỏ đi hay chạy trốn. Chúng tôi đánh mất cái quyền được đưa tiễn,
được xao xuyến nhìn những cái vẫy tay, được nhận vài cái món quà quê như
buồng chuối già hương hay bó rau ngót cắt trong vườn, cùng lời dặn dò quyến
luyến đi mạnh giỏi hen...
Nguyễn Ngọc Tư đã không ngại ngần khi đặt nhân vật của mình trước
những cảnh riêng tư của con người mà trơ ra, đánh mất cảm xúc, bản năng
sinh lý. Đó là việc để hai đứa trẻ chứng kiến những người đàn ông thợ gặt làm
tình với những người phụ nữ trên cánh đồng, trực tiếp hơn là cảnh người cha
lật cạch những người phụ nữ ra giống như mấy con vịt đạp mái trên chiếc
chòi nhỏ. Khi chứng kiến những cảnh đó, hai đứa trẻ cố giả đò nhắm mắt
hay khinh khỉnh cười khào, thằng Điền chối bỏ niềm vui được trở thành
một người đàn ông thực thụ, nó kìm hãm bản năng trỗi dậy mạnh mẽ ở tuổi
dậy thì bằng tất cả sự miệt thị, giận dữ, căm thù. Nó phản kháng bằng cách
trút sạch những gì cha tôi có, cha tôi làm. Còn đàn bà, với cha, càng trải
nghiệm càng chán chường, càng gieo rắc, càng đau.
Trong tác phẩm, không ít người lên tiếng vùng vẫy nhưng càng lên
tiếng càng thấy cô đơn, tuyệt vọng. Đó có thể là hành động rất trẻ con: Có

lần, khi đi trên sông thằng Điền giả đò té chìm nghỉm mất tăm, tôi giả đò kêu

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Vân

la chói lói, cha hơi giật mình hoảng hốt, đâm lao xuống nước nhưng rồi
người cha điềm nhiên ngồi lại bởi biết con mình quen sông nước từ bé.
Những lần sau đó có lên tiếng gọi cha thì cũng là do tâm lý của đứa
trẻ không chịu được nỗi buồn đau. Cái cô đơn giữa biển người ấy khiến cho họ
tự thấy mình trở nên hoang dã, thấy mình tuân theo tự nhiên và có những ý
nghĩ luẩn quẩn về cái chết: Tôi đứng nhìn, tiếc rẻ, cái người nằm sõng soài
kia, sao không phải là chúng tôi. Và cuối cùng trong ý thức cầu cứu, một
bản năng đơn giản nhất, đứa con gái đã quên mất người cha.
Buồn chán, cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng và vô vọng là những cung bậc
cảm xúc của kiểu nhân vật này. Có lúc như ta bị đánh lừa bởi những hành
động bất thường của nhân vật để rồi càng đau xót nhận ra cái cô đơn vô hạn
trong lòng người, nhất là khi nó trở thành vết thương lòng sâu hoắm trong tâm
hồn của những đứa trẻ. Cái cô liêu của kiếp người trên cánh đồng như nói lên
một hiện thực, một mảng đời trong xã hội vẫn còn những kiếp người lam lũ
cần được nhân loại quan tâm và can thiệp, cần được kéo về với nhân loại trong
những hoạt động người nhất. Có lẽ vì thế, dù Nguyễn Ngọc Tư có nói một
cách trần trụi về thân phận con người với một giọng văn lạnh lùng, nhưng
đằng sau đó vẫn chan chứa đầy tình yêu thương nhân loại. Nếu không phải
gần gũi với những người nông dân, không đi sâu tìm hiểu cuộc sống của họ thì

không thể biết chân thực đến như vậy.
Nếu như trong truyện Cánh đồng bất tận, con người được đặt trong mối
quan hệ với môi trường tự nhiên xã hội và cả mối quan hệ gia đình để có tất
cả những lý do để buồn, để cô đơn thì đến một số truyện ngắn khác như: Biển
người mênh mông, Hiu hiu gió bấc, Một trái tim khô... Cái cô đơn trong con
người lại được biểu hiện ở khía cạnh khác nhưng vẫn diễn ra thầm kín trong
lòng, dai dẳng trong nội tâm, cái cô đơn tự con người khi đối diện với chính
mình càng thấy rõ hơn.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K29G Ngữ Văn


×