Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sơ đồ nối dây, kết cấu trạm biến áp.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.48 KB, 18 trang )

Đồ án tốt nghiệp GVHD:Quyền Huy Ánh
CHƯƠNG 3
SƠ ĐỒ NỐI DÂY,ĐO LƯỜNG & KẾT CẤU
TRẠM BIẾN ÁP
3.1.Sơ đồ nối dây của trạm biến áp
Sơ đồ nối dây của trạm biến áp phải đáp ứng các yêu cầu về chỉ tiêu kinh tế –kỹ thuật, cụ thể
là:
- Đảm bảo liên tục cung cấp điện theo yêu cầu của phụ tải
- Sơ đồ nối dây đến đơn giản, thuận lợi trong vận hành và sử lý lúc sự cố
- An toàn trong vận hành và sửa chữa
- Hợp lý về mặt kinh tế trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật
3.2. Trạm biến áp trung gian 110 / 15(22) kV
Trong thực tế ,đối với các trạm biến áp trung gian có công suất nhỏ (< 40 MVA),điện áp 110 /
22 kV(15 kV) thường được sử dụng sơ đồ nốy dây với các lưu ý sau đây:
- Đối với trạm biến áp có một máy biến áp,phía sơ cấp thường không sử dụng thanh góp mà kết
nối trực tiếp với đường dây trên không và phía thứ cấp sử dụng sơ đồ thanh góp không phân đoạn
- Đối với trạm biến áp có hai máy biến áp, phía sơ cấp thường sử dụng sơ đồ rthanh góp có phân
đoạn hay sơ đồ hai thanh góp có máy cắt vòng và phía thứ cấp sử dụng sơ đồ thanh góp có phân
đoạn
- Các tuyến dây vào/ra trạm nếu là đường dây trên không đều được trang bò thiết bò chống sét
- Đối với các tuyến cáp ngầm đường dây vào ra trạm thường không cần trang bò thiết bò chống sét
- Để bảo vệ chống qúa điện áp lan truyền vào trạm sử dụng hai chống sét đặt ở hai phía cao và hạ
áp của máy biến áp
- Trong trường hợp các tuyến dây vào /ra là cáp ngầm thì các máy cắt đặt trên các tuyến này là các
máy cắt kiểu hợp bộ,đặt trong nhà.
- Các dao nối đất được trang bò nhằm tiếp đất thiết bò đã cô lập khỏi mạng, đảm bảo an toàn cho
người sửa chữa.Một số dao nối đất có liên động cơ khí với dao cách ly(dao nối đất đóng thì dao cắt
ly mở và ngược lại) nhằm tránh sự cố do thao tác nhầm lẫn.
- Các trạm biến áp đều được trang bò VT vá CT phục vụ cho bảo vệ rơle và đo lường.
- Các trạm biến áp trung gian đều có trang bò biến áp tự dùng nhằm cung cấp điện cho phần điều
khiển, bảo vệ, đo lường và sinh hoạt


- Các máy biến áp phân phối thường được bảo vệ bởi hệ thống bảo vệ rơle, còn máy biến áp tự
dùng do có công suất nhỏ chỉ cần đóng cắt và bảo vệ bằng dao cắt kèm cầu chì tự rơi(FCO)
Dưới đây giới thiệu một vài trạm điển hình đang được sử dụng trên lưới điện thành phố Hồ Chí
Minh
a. Trạm An Khánh
Trạm an khánh được cung cấp nguồn từ hai đường dây 66 kV Sàigòn và Chánh Hưng.Phía sơ
cấp MBA 3 cuộn dây 40 MVA 115/ 23/10 kV

/Y/Y nối kết với đường dây bằng máy cắt đặt
ngoài trời(731).Phía thứ cấp là thanh cái TC51 và 4 lộ ra có trang bò các máy cắt hợp bộ đặt trong
nhà .Trạm được cung cấp điện tự dùng qua máy biến áp 2T 100 kVA, biến áp này được bảo vệ và
đóng cắt bởi dao cắt kèm cầu chì(FCO).Các thiết bò chống sét LA để bảo vệ qúa áp lan truyền
theo đường dây vào trạm và các dao nối đất để tiếp đất các thiết bò đảm bảo an toàn cho người sửa
chữa.Để điểu chỉnh điện áp phía thứ cấp, sử dụng các đầu phân áp sơ cấp
±
(9 x 1,78 %)
Trạm Biến p 12
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Quyền Huy Ánh
b. Trạm An Nghóa
Trạm An Nghóa có sơ đồ tương tự như trạm An Khánh, nhưng các lộ ra phía thứ cấp là đường
dây trên không nên được trang bò loại máy cắt đặt ngoài trời và có các thiết bò chống sét trên các
tuyến dây này.Do máy biến áp của trạm là loại máy biến áp hai cuộn dây 11,5 MVA 115 /15
kV(22 kV) Y /

nên để tạo trung tính phía thứ cấp, trạm phải sử dụng biến áp nối đất 1500 kVA
15 /5,5/0,4 kV Y /

.
c. Trạm biến áp Sài Gòn
Trạm biến áp Sài Gòn được trang bò một MBA 3 cuộn dây 40MVA 115 /15 /6,6 kV Y / Y /


và một máy biến áp hai cuộn dây 20MVA 115 /15 kV

/Y.Phía sơ cấp sử dụng hệ thống hai thanh
góp (TC 71 & TC 72) cùng với hai máy cắt vòng (733-1, 733-2 và 734-1, 734-2).Hệ thống thanh
góp kiểu này cho phép sửa chữa một thanh góp mà không ngừng cung cấp điện.Hai đầu máy biến
áp có thiết bò hai máy cắt để đóng cắt máy biến áp khi cần thiết.Phía thứ cấp sử dụng sơ đồ thanh
gop có phân đoạn, bình thường máy cắt phân đoạn 500 ở trạng thái mở (NO) nhằm hạn chế dòng
ngắn mạch khi xuất hiện sự cố ngắn mạch trên một trong hai phân đoạn.Các đường dây ra kết nối
với các phân đoạn thanh góp đều là đường dây trên không , sử dụng máy cắt đặt ngoài trời.GT1,
GT2, GT3, là các máy phát điện tuốcbin khí để cung cấp điện vào hệ thống theo kế hoạch điều độ
chung của điều độ lưới.
Trạm Biến p 13
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Quyền Huy Ánh
Trạm Biến p 14
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Quyền Huy Ánh
Trạm Biến p 15
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Quyền Huy Ánh
Trạm Biến p 16
Đồ án tốt nghiệp GVHD:Quyền Huy Ánh
3.3.Trạm biến áp phân phối 22 kV(15 kV) / 0.4 kV
Các trạm biến áp phân phối 22 kV(15 kV) / 0.4 kV thường là các trạm công suất nhỏ có công
suất máy biến áp đến 400 kVA.Loại trạm biến áp này có thể có các sơ đồ đấu dây như sau:
a. Sơ đồ đơn
Trạm được cấp nguồn bằng một dây rẽ từ mạng phân phối trung thế.Để thực hiện chức năng
đóng cắt và bảo vệ máy biến áp,thường được trang bò dao cắt tải(LBS), cầu chì tự rơi(FCO),dao cắt
tải kèm cầu chì(LBFCO), dao cắt ly và cầu chì(DS+F). Ở một số quốc gia,đối với trạm biến áp có
công suất nhỏ hơn 160 kVA và có kết cấu dạng treo thì phía trung áp máy biến áp không trang bò
LBS / LBFCO / FCO.Trong trường hợp này các thiết bò bảo vệ và đóng cắt đặt ở xa và thường điều
khiển đường dây trên không trục chính cung cấp điện cho các trạm.

Trạm Biến p 17
Wh
3LA-12KV
3FCO 24KV - 100A
Fulse:20K
3CT: 24KV-10/5A
Điện kế 208/120V-5A
3VT: 8400/120V- 5A
3xM25 bọc 24kV
MBT 3P- 315KVA
15/0.2KV
APTOMAT 100A-500V
Cáp ngầm hạ thế XLPE
2x(3M240 + M120)
Dây trung thế 15KV
Phụ tải
Hình 3-4 Sơ đồ nguyên lý trạm 3 pha 315 kVA

×