Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Lich sư điàynh lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.15 KB, 21 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương nằm trong tiến trình phát triễn của lịch sử dân tộc, là một bộ
phận làm nên lịch sử dân tộc. mỗi địa phương đều có mối quan hệ gắn bó mật thiết
với lịch sử dân tộc. Trong hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lịch sử lớp 12
của Bộ GD & ĐT đã xác định :Lịch sử địa phương có vai trò và ý nghĩa quan trọng
trong việc học lịch sử dân tộc. Đây không phải là một khoá trình riêng, mà là
những tiết học trong chương trình lịch sử dân tộc. Hơn nữa tài liệu lịch sử địa
phương không chỉ dùng trong dạy học các tiết lịch sử địa phương mà còn dùng để
dạy học lịch sử dân tộc. Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông phải trang bị cho học
sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử quê hương, giúp học sinh nhận thức được
mối quan hệ giữa quê hương với quốc gia dân tộc, qua đó làm cho học sinh thêm
yêu quê hương đất nước. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên dạy sử phải có nhận thức
đúng đắn đến tầm quan trọng của việc dạy học lịch sử địa phương trong nhà
trường.
Theo phân phối chương trình môn lịch sử, từ năm học 2008-2009 phần lịch sử địa
phương được xếp 4 tiết gồm: Lớp 10: 1 tiết, lớp 11: 1 tiết, lớp 12: 2 tiết . Được bố
trí cụ thể như sau:
- Lớp 10 ban cơ bản tiết lịch sử địa phương (LSĐP) được bố trí vào tiết
33, nằm trong học kỳ 2 thuộc phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến
giữa thế kỷ XIX
- Lớp 10 nâng cao tiết LSĐP được bố trí vào tiết 45, nằm trong học kỳ 2
thuộc phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX
- Lớp 11 ban cơ bản tiết LSĐP được bố trí vào tiết 29, nằm trong học kỳ 2
thuộc phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX
- Lớp 11 nâng cao tiết LSĐP được bố trí vào tiết 59, nằm trong học kỳ 2
thuộc phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỷ XIX
- Lớp 12 ban cơ bản 2 tiết LSĐP được bố trí vào tiết 43,44, nằm trong học
kỳ 2 thuộc phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975
- Lớp 12 nâng cao 1 tiết LSĐP được bố trí vào tiết 61, nằm trong học kỳ 2
thuộc phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975


Như vậy việc dạy học lịch sử địa phương là một yêu cầu bắt buộc có tính pháp lý
nằm trong chương trình môn lịch sử, điều đó đòi hỏi giáo viên phải có chương
trình, nội dung để giảng dạy lịch sử địa phương.
1
Mặc dù được xác định là một nội dung quan trọng bắt buộc trong chương trình
lịch sử bậc THPT , nhưng trên thực tế việc biên soạn và đưa vào giảng dạy LSĐP ở
trường THPT hiện nay còn nhiều hạn chế, khiến cho kết quả việc dạy học LSĐP
chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Qua khảo sát thực tế ở một số trường
THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ( Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu 2, Hoàng Mai,
Nguyễn Đức Mậu và DL Lý Tự Trọng ) Chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau:
- Thứ nhất: Phần lớn GV dùng tiết LSĐP để ôn tập, dạy bù chương trình, hoặc có
dạy nhng không có sự thống nhất giữa các GV trong cùng Trường, không có sự
thống nhất giữa các Trường trên địa bàn Huyện.
- Thứ hai: Từ năm học 2007-2008, sở GD & ĐT Nghệ An đã biên soạn và đưa vào
giảng dạy tài liệu LSĐP tỉnh Nghệ An dành cho cấp THCS ( từ lớp 6 đến lớp 9 ).
Ngày 7-4-2009 sở GD&ĐT Nghệ An đã tổ chức hội thảo về “Đổi mới phương pháp
dạy học. Biên soạn và giảng dạy LSĐP trong trường THPT” Nhưng cho đến thời
điểm hiện nay vẫn chưa có tài liệu biên soạn thống nhất, do đó GV THPT không
có chương trình, nội dung LSĐP để giảng dạy.
- Thứ ba: Việc tổ chức ngoại khoá dạy LSĐP tại hiện trường lịch sử, di tích lịch sử,
bảo tàng lịch sử ở Huyện Quỳnh Lưu hiện nay không thể thực hiện được vì nhiều lý
do như : điều kiện đi lại, kinh phí, số tiết quá ít khó có thể sắp xếp thời khoá biểu
để nhiều lớp hoặc cả một khối lớp có thể tham gia.
Từ những hạn chế trên đã dẫn tới hiện tượng HS “mù”về LSĐP khá phổ biến,
nhiều em không biết gì về một danh nhân, một di tích trên quê hương mình, thậm
chí đối với một số GV dạy sử từ huyện khác, tỉnh khác về giảng dạy ở Quỳnh Lưu
nhưng rất mơ hồ về lịch sử địa phương nơi mình công tác.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, góp phần nâng cao
chất lượng , hiệu quả việc giảng dạy LSĐP ở trường THPT Quỳnh Lưu 3. Chúng
tôi mạnh dạn chọn ngiên cứu và biên soạn đề tài: “Chương trình LSĐP huyện

Quỳnh Lưu”,(dùng cho bậc THPT lớp 10, 11, 12) .
2) Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và biên soạn ”Chương trình LSĐP Huyện Quỳnh Lưu” Mục đích của
chúng tôi là giới thiệu khái quát những nét cơ bản nhất về quá trình hình thành và
phát triễn của huyện Quỳnh Lưu từ thời nguyên thuỷ đến 1975. Qua đó khắc hoạ lại
những truyền thống lao động, sáng tạo, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm,
những thành tựu văn hoá kinh tế của Quỳnh Lưu qua các thời kỳ lịch sử. Chúng tôi
đã cố gắng để tái hiện lại các giai đoạn phát triễn của lịch sử Quỳnh Lưu, những
danh nhân lịch sử, những chiến công và kỳ tích của Quỳnh Lưu trong quá trình
phát triễn của lịch sử dân tộc. Biên soạn chương trình này chúng tôi cố gắng bám
2
sát khoá trình lịch sử Việt Nam, trong chương trình môn lịch sử lớp 10, 11 và 12.
Qua đó giúp cho các em học sinh có mối liên hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử
dân tộc , đồng thời củng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình giảng
dạy
3) Cấu trúc đề tài:
Đây là một đề tài sáng kiến kinh nghiệm được viết dưới dạng một tài liệu hướng
dẫn dạy và học cho cả Giáo viên và học sinh, vì vậy ngoài cấu trúc thông thường có
tính chất bắt buộc của một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi có một số thay đổi cho
phù hợp với yêu cầu và mục đích của đề tài. Cụ thể là: Trong phần đặt vấn đề ngoài
những vấn đề lý luận và thực tiễn chúng tôi có nêu rõ ý đồ, mục đích của người
viết, nêu rõ cấu trúc của đề tài. Đồng thời nêu lên một số ý kiến đề xuất của người
viết cho các đồng nghiệp và quản lý chuyên môn của các Trường khi sử dụng đề tài
này làm tài liệu giảng dạy. Vì được viết dưới dạng tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho
nên trong đề tài này chúng tôi không đưa ra phần kết luận mà giành phần đó cho
các Giáo viên khi giảng dạy tuỳ mức độ cụ thể nêu vấn đề cho HS tự kết luận
Ngoài phần đặt vấn đề, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, phần nội dung
của đề tài này gồm 3 bài tương ứng với 3 khối lớp 10, 11 và 12. Được phân bố cụ
thể về nội dung và thời lượng như sau:
- Bài 1 (Lớp 10): Quỳnh Lưu từ thời nguyên thuỷ đến giữa thế kỷ XIX

( 1 tiết )
- Bài 2 (Lớp 11): Quỳnh Lưu từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
(1 tiết)
- Bài 3 ( Lớp 12) : Quỳnh Lưu từ 1919 đến 1975 ( 2 tiết )
Sau mỗi mục chúng tôi dều có câu hỏi củng cố, định hướng trọng tâm kiến thức
cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học. Cuối mỗi bài, mỗi tiết chúng
tôi dều xây dựng hệ thống câu hỏi , bài tập cho học sinh ôn luyện nhằm giúp học
sinh thấy được đặc trưng riêng của lịch sử địa phương trong mối liên hệ chung với
lịch sử dân tộc.
4) Phạm vi và khả năng ứng dụng của đề tài
Thực hiện nghiên cứu và biên soạn đề tài này chúng tôi đã hợp tác cùng các đồng
nghiệp ở các trường Quỳnh lưu 1, Quỳnh Lưu2, Quỳnh Lưu 3, Hoàng Mai, Nguyễn
Đức Mậu, DL Lý Tự Trọng , qua thực tế dạy thử nghiệm ở các trường, qua các lần
chỉnh lý và bổ sung, chúng tôi nhận thấy khả năng và phạm vi ứng dụng của đề tài
này như sau:
3
- Trước hết có thể ứng dụng trong việc giảng dạy lịch sử địa phương ở
trường THPT Quỳnh Lưu 3
- Sau khi kiểm nghiệm và đánh giá về mặt khoa học, nếu được sự đồng ý
của sở GD & ĐT Nghệ An, đề tài này có thể được sử dụng làm tài liệu
giảng dạy LSĐP trong phạm vi các trường THPT trên địa bàn huyện
Quỳnh Lưu.
5) Một số đề xuất
- Cán bộ quản lý chuyên môn của các trường phải chỉ đạo, kiểm tra sâu sát việc
thực hiện chương trình LSĐP của các Giáo viên giảng dạy lịch sử, tư nội dung
chương trình, giáo án bài giảng cho đến việc kiểm tra đánh giá HS về kiến thức
LSĐP
- Tổ nhóm, chuyên môn phải thống nhất được nội dung chương trình giảng dạy, nội
dung kiểm tra đánh giá HS về LSĐP
- BGH nên có chính sách, chế đọ cụ thể nhằm khuyến khích động viên Giáo viên

biên soạn và giảng dạy các tiết LSĐP


4
PHẦN II: NỘI DUNG
Bài 1 (Lớp 10):
QUỲNH LƯU TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
1) Những dấu tích của thời nguyên thuỷ trên đất Quỳnh lưu
Quỳnh lưu là một vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ lâu đời. Các nhà khảo cổ học
đã tìm thấy dấu tích của người nguyên thuỷ tại di chỉ cồn sò điệp Xã Quỳnh Văn.
Ngoài ra còn tìm thấy một số di chỉ khác thuộc văn hoá Quỳnh Văn ở các xã:
Quỳnh Hoa, Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng, Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương.
Niên đại của văn hoá Quỳnh Văn được xác định là ở vào thời kỳ đồ đá cách ngày
nay 6000 năm.
1
Trong di chỉ Quỳnh Văn các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các công
cụ dá ghè đẽo thô sơ, chủ yếu là các rìu đá hình mai rùa. Bên cạnh công cụ đá còn
có các công cụ bằng xương như mũi dùi, đục được mài sắc và đẹp. Ngoài di chỉ
Quỳnh Văn còn tìm thấy các công cụ bằng gốm mặc dù còn thô sơ, kỷ thuật nặn
bằng tay nhưng đã có trang trí hoa văn ở cả 2 mặt.
Hình 1: Di chỉ văn hoá Quỳnh Văn
Người nguyên thuỷ trên đất Quỳnh Lưu tiến thêm một bước quan trong sang
hậu kỳ đá mới là di chỉ Trại Ổi (Quỳnh Hồng). Cư dân Trại Ổi đã biết mài nhẵn
công cụ đá, kỷ thuật làm gốm bằng bàn xoay xuất hiện với hoa văn phong phú hơn.
Đến thời đại đồ đồng ở Quỳnh Lưu có di chỉ văn hoá Đền Đồi (Đồi Thần,
Quỳnh Hậu), rú Vin (Quỳnh Giang) có niên đại cách ngày nay khoảng 3500 năm
2
tương ứng với văn hoá Phùng Nguyên ở Vĩnh Phú.
Cư dân nguyên thuỷ ở Quỳnh Lưu sinh sống thành từng bộ lạc ở những vùng
lõm, đồng lầy dọc bờ biển. Đời sống kinh tế chủ yếu là hái lượm, săn bắt các loài

1
Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh lưu- NXB chính trị quốc gia- Tr 25
2
Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh lưu- NXB chính trị quốc gia- Tr 26
5
nhuyễn thể như : Sò, Điệp, Ốc, Ngao, Hàu và đánh cá. Đến hậu kỳ đá mới họ còn
biết trồng trọt và dệt vải, biết nấu chín thức ăn bằng lửa. Cho đến thời đại đồ đồng
cách ngày nay 3500 năm vẫn đang ở trong chế độ thị tộc mẫu hệ, bước đầu đã có sự
liên hệ với cư dân sông Hồng, sông Lam
 Hãy nêu các địa danh trên huyên Quỳnh Lưu có người nguyên thuỷ sinh sống?
2) Quá trình hình thành và phát triễn của Huyện Quỳnh Lưu ( Từ đầu công
nguyên cho đến giữa thế kỷ XIX)
Trong thời Bắc thuộc từ thế kỷ I đến thế kỷ III Quỳnh Lưu thuộc đất Hàm Hoan
(Tên gọi vùng đât thuộc Nghệ -Tĩnh), từ cuối thế kỷ III đầu thế kỷ IV Hàm Hoan
đổi tên thành Đức Châu, đến giữu thế kỷ VII được gọi là Hoan Châu, rồi đến nữa
cuối thế kỷ VIII Hoan Châu được tách ra thành Hoan Châu và Diễn Châu. Diễn
Châu thời kỳ này bao gồm các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa
Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong của Nghệ An ngày nay.
Sau khi giành độc lập , thoát khỏi ách thống trị phương Bắc, các triều đại phong
kiến nước ta Ngô, Đinh, Tiền Lê có thay đổi lại tên gọi và địa giới hành chính các
vùng trong nước. đến thời Lý Quỳnh lưu thuộc đất Diễn Châu trực thuộc chính
quyền trung ương. Đến thời Trần Quỳnh Lưu thuộc trấn Vọng Giang, sang thời Hồ
Quỳnh Lưu thuộc phủ Linh Nguyên (vùng đất linh thiêng). Đến thời Lê Quỳnh
Lưu là một huyện của phủ Diễn Châu thuộc Nghệ An thừa tuyên. Tên Quỳnh Lưu
chính thức xuất hiện vào năm 1430 dưới thời Lê Thái Tổ, bao gồm 7 tổng phía trên
và 4 tổng phía dưới là Quỳnh Lâm, Phú Hậu Thanh Viên và Hoàng Mai. Đến thời
Nguyễn , năm Minh Mênh 21 (1840) 7 tổng phía trên tách ra thành huyện Nghĩa
Đàn, Quỳnh Lưu còn lại 4 tổng là Quỳnh Lâm, Hoàn Hậu, Thanh Viên và Hoàng
Mai như ngày nay thuộc phủ Diễn Châu. Trong thời kỳ Pháp thuộc năm 1919 chính
quyền thực dân phong kiến bỏ cấp phủ, Quỳnh Lưu là một huyện trực thuộc Tĩnh.

Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay về mặt địa giới hành chính cơ bản không có
gì thay đổi. Hiện nay Quỳnh Lưu có 42 xã và 1 thị trấn, dân số khoảng 37 vạn
người, diện tích là 584.6 km
2
. Cư dân Quỳnh Lưu chủ yều là người Kinh và có
khoảng 1600 đồng bào thiểu số dân tộc Thái sống ở xã Tân Thắng phía tây của
Huyện.

Tên gọi Quỳnh Lưu xuất hiện từ khi nào ?
3) Kinh tế-xã hội và truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm
Quỳnh Lưu có địa hình tương đối đa dạng bao gồm vùng rừng núi, trung du bán
sơn địa phía tây, vùng đồng bằng trung tâm và vùng Biển, ven biển. Sự đa dạng về
địa hình đã tạo cho Quỳnh Lưu sự đa dạng về kinh tế. Nông nghiệp lúa nước là
ngành chủ dạo , Quỳnh Lưu còn có thế mạnh trong kinh tế vườn , rừng, kinh tế
6
biễn. Quỳnh Lưu củng là nơi sản sinh và lưu truyền nhiều nghành nghề truyền
thống như Mộc, chế biến nông sản, chế biến thuỷ hải sản, sản xuất vật liệu xây
dựng. Đã tạo ra những sản phẩm nổi tiếng như nước măm Quỳnh Phương, sản
phẩm mộc Quỳnh Hưng. v v..
Quỳnh Lưu nổi tiếng là đất học với những kỳ danh khoa bảng, với những “Ông
đồ xứ Nghệ” lừng danh cả trong nam ngoài bắc. Trong thời kỳ phong kiến tính đến
kỳ thi cuối cùng của nhà Nguyễn năm 1919 Quỳnh Lưu có hàng ngàn người đỗ từ
tú tài đến đại khoa ( 19 đại khoa). Đất học nổi tiếng nhất và nhiều người đỗ đạt nhất
qua các thời kỳ là Quỳnh Đôi ( từ năm 1442 đời Lê Nhân Tông đến kỳ thi cuối
cùng năm 1919 có hơn 1000 người đỗ từ tú tài đến tiến sỹ) Truyền thống hiếu học,
tôn sư trọng đạo đã được giữ dìn và phát huy qua các thời kỳ tạo nên nét đẹp trong
truyền thống văn hoá , con người Quỳnh Lưu
Trai thì quyết chí khoa trường
Đèn xanh một ngọn, quyễn vàng năm canh
Sáng khoai, chiều khoai, khoai ba bữa

Cha đậu , con đậu, đậu cả nhà
Làng Quỳnh lắm kẻ đang khoa
Ông nghè, ông cử, như hoa vườn quỳnh
Trong tiến trình phát triễn của lịch sử dân tộc, nhân dân Quỳnh Lưu đã góp phần
xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Thời Bắc
thuộc, cùng với nhân dân cả nước Quỳnh Lưu hiên ngang bất khuất đứng lên chống
lại ách thống trị của phong kiến phương bắc. Đến thời độc lập (Ngô-Đinh-Tiền Lê-
Lý ) Quỳnh Lưu trở thành địa bàn phòng thủ quan trọng, đồng thời là nơi cung cấp
quân lương cho các cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược. Đây củng là nơi xuất
phát cho các cuộc đấu tranh chống xâm lấn đất đai của các thế lực phong kiến
phương Nam. Thời Trần thế kỷ XIII Quỳnh Lưu là nơi tích trử lương thực và là nơi
luyện quân cho các cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên . Năm 1285 trong cuộc
kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ 2, quân dân Quỳnh Lưu đã lập chiến
công xuất sác trong việc chặn cánh quân của Toa Đô kéo quân từ phía nam ra tại
cảng Xước (Quỳnh Lập). Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh thế kỷ XV ,
Quỳnh Lưu trở thành nơi tích trữ lương thực và luyện quân của nghĩa quân Lam
Sơn. Nhiều tuấn kiệt của Quỳnh Lưu đã trở thành những tướng lĩnh tài ba của nghĩa
quân Lam Sơn như Nguyễn Bá Lai ( Quỳnh Giang), Nguyễn Tu, Hoàng Lữ (Quỳnh
Đôi), Đậu nhân Lý, Đậu Nhân Nghĩa (Quỳnh Thiện), Lê Khắc Nhân (Quỳnh
Bảng). Trong phong trào Tây Sơn Quỳnh Lưu nói riêng và Nghệ An nói chung, là
7
nơi đứng chân quan trọng của Nguyễn Huệ khi đưa quân ra bắc đánh tan 29 vạn
quân Thanh .

Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của nhân dân Quỳnh Lưu
Câu hỏi và bài tập
1) Di chỉ Văn hoá Quỳnh Văn, Trại Ổi, Đền Đồi ở Quỳnh Lưu tương ứng với
các di chỉ văn hoá nào của lịch sử dân tộc Việt Nam ?
2) Em hãy nêu các nghành nghề kinh tế truyền thống ở địa phương ( làng ,xã)
nơi em ở ?

3) Hãy kể tên các danh nhân, anh hùng của Quỳnh Lưu trong thời kỳ phong
kiến?
Bài 2 ( Lớp 11 )
QUỲNH LƯU TỪ GIỮA THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX
( 1858 – 1918 )
1) Những chuyễn biến về kinh tế-chính trị-xã hội
Từ sau khi Pháp hoàn thành xâm lược nước ta năm 1884, Quỳnh Lưu nằm Trong
chế độ bảo hộ ở Trung kỳ, thực dân Pháp và triều đình phong kiến chia Quỳnh lưu
thành 4 tổng là Quỳnh Lâm, Phú Hậu, Thanh viên và Hoàng Mai, dưới tổng là làng,
xã. Trụ sở của Huyện lỵ đặt ở Tiên Yên (Quỳnh Bá) đến năm 1937 chuyễn lên Cầu
Giát.
Về kinh tế, chính quyền thực dân phong kiến áp dụng chế độ sưu thuế, lao dịch
nặng nề. Chính quyền thực dân và tay sai nắm độc quyền về rượu và muối khiến
cho đời sống của diêm dân làm muối lâm vào cảnh bần cùng hàng loạt. Cứ mỗi đợt
sưu thuế thì ruộng đất của người nông dân lại rơi vào tay địa chủ. Ở Thuận Nghĩa
địa chủ Chu Trọng Bân có hơn 200 mẫu ruộng, Chu Trọng Quyền có hơn 400 mẫu,
còn địa chủ Trần Thuỷ Roanh thì chiếm một vùng hàng trăm hecta ở vùng Trịnh
Môn để lập đồn điền. Bên canh chính sách thuế khoá là nạn phu phen tạp dịch diễn
ra liên tục. Những đợt đi phu làm đường và những đợt bắt lính đã làm chia rẽ tan
nát bao gia đình. Nhiều người đã phải bỏ mình nơi rừng núi do bệnh tật, do lao
động quá sức, do bị áp bức bóc lột.
Với chính sách ngu dân, chính quyền thực dân đã duy trì , khuyến khích mê tín dị
đoan và các hủ tục lạc hậu. Các tệ nạn hoành hành dữ dội nhất là cờ, bạc và nghiện
hút thuốc phiện. Cả huyện chỉ có một trường tiểu học ở huyện lỵ, mà hầu hết con
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×