Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bộ đề thi chinh phục điểm 9 – 10 môn Sinh học (Phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 73 trang )

Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

10 ĐỀ THI CHINH PHỤC ĐIỂM 9-10 MÔN SINH HỌC
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
ĐỀ SỐ 02
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI
Thầy Đinh Đức Hiền

ĐÁP ÁN
1-B

2-B

3-D

4-A

5-B

6-B

7-B

8-C

9-D

10-C

11-B



12-B

13-A

14-C

15-D

16-D

17-C

18-B

19-C

20-A

21-A

22-C

23-C

24-B

25-C

26-A


27-A

28-B

29-B

30-A

31-D

32-B

33-D

34-C

35-A

36-A

37-A

38-B

39-B

40-A

Câu 1: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
B. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
C. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Đáp án B
- Khi độ đa dạng của quần xã càng cao thì cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp nên tính ổn định của quần
xã càng cao, thành phần loài ít biến động.
Câu 2: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng
trung gian khác nhau giữa màu tím và đỏ tùy thuộc vào độ pH của đất. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là
đúng khi nói về hiện tượng trên?
I. Sự biểu hiện màu hoa cẩm tú cầu gọi là sự mềm dẻo kiểu hình.
II. Sự biểu hiện màu hoa khác nhau là do sự tác động cộng gộp.
III. Tập hợp các màu sắc khác nhau của hoa cẩm tú cầu tương ứng với từng môi trường khác nhau được gọi
là mức phản ứng.
IV. Sự thay đổi độ pH của đất đã làm biến đổi kiểu gen các cây hoa cẩm tú cầu dẫn đến sự thay đổi kiểu
hình.
A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Đáp án B
I, III đúng.
II sai vì màu sắc hoa khác nhau là do sự tác động của pH.
IV sai vì độ pH của đất chỉ làm biến đổi kiểu hình chứ không biến đổi kiểu gen.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!



Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 3: Trong các phương pháp tạo giống mới, phương pháp nào sau đây được sử dụng phổ biến trong tạo
giống vật nuôi và cây trồng?
A. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
B. Tạo giống dựa vào công nghệ gen.
C. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.
D. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
Đáp án D
- Phương pháp được sử dụng phổ biến trong tạo giống mới vật nuôi và cây trồng là phương pháp tạo giống
dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
Câu 4: Các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được là
A. nitơ vô cơ trong các muối khoáng, nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất), cây hấp thụ được là
nitơ khoáng (NH4+ và NO3-).
B. nitơ vô cơ trong các muối khoáng và nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (xác thực vật, động vật và vi sinh
vật).
C. nitơ vô cơ trong các muối khoáng (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH3 và NO3-).
D. nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (có trong đất) và cây hấp thụ được là nitơ ở dạng khử NH4+).
Đáp án A
- Nitơ trong đất:
+ Nitơ trong muối khoáng hoà tan (dạng NH4+ và NO3-): Cây hấp thụ được.
+ Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật: Cây không hấp thụ được.
Câu 5: Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Cho
cây cà chua lưỡng bội thuần chủng quả đỏ giao phấn với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu được F1, tiếp
tục dùng cônsixin để gây đa bội các cây F1 sau đó chọn 2 cây F1 cho giao phấn thu được F2 gồm 517 cây quả
đỏ và 47 cây quả vàng. Biết giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến. Phát biểu nào sau đây là hợp lý
nhất ?

A. Quần thể F2 gồm 5 loại kiểu gen khác nhau.
B. F2 bất thụ.
C. Kiểu gen đồng hợp ở F2 chiếm 50%.
D. Quần thể F2 ưu thế hơn cả bố lẫn mẹ .
Đáp án B
- P: AA × aa → F1: Aa F1 thu được cây đột biến AAaa và cây không bị đột biến Aa.
- Ở F2 tỉ lệ đỏ/vàng = 11/1 → F1 × F1: AAaa × Aa.
→ Tỉ lệ kiểu gen F2: 1AAA:5AAa:5Aaa:1aaa.
+ Phương án A sai vì F2 có 4 loại kiểu gen khác nhau.
+ Phương án B đúng vì các cây F2 là 3n (cây 3n thường bị bất thụ).
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

+ Phương án C sai vì ở F2 tỉ lệ cây đồng hợp chiếm tỉ lệ 2/12 = 16,67%.
+ Phương án D sai vì bố mẹ 4n và 2n đều sinh sản hữu tính bình thường sẽ ưu thế hơn con F2 3n thường bất
thụ.
Câu 6: Có 4 tế bào sinh tinh trong cá thể đực có kiểu gen AaBb trải qua giảm phân bình thường tạo tối đa
các loại giao tử. Có bao nhiêu dãy tỉ lệ sau đây là có thể đúng với các loại giao tử này:
I. 1 : 1.

II. 1 : 1 : 1 : 1.

III. 1 : 1 : 2 : 2.

IV. 1 : 1 : 3 : 3.

V. 1 : 1 : 4 : 4.


VI. 3: 1

B. 2

C. 3

A. 1

D. 4

Đáp án B
- Một tế bào sinh tinh giảm phân cho 2 loại giao tử với tỉ lệ: 2AB:2ab hoặc 2Ab:2aB.
- Bốn tế bào sinh tinh AaBb giảm phân cho tối đa 4 loại giao tử.
+ TH1: (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2AB:2ab) = 8AB:8ab = 1:1.
+ TH2: (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2Ab:2aB) = 6AB:6ab:2Ab:2aB = 3:3:1:1.
+ TH3: (2AB:2ab) + (2AB:2ab) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) = 4AB:4ab:4Ab:4aB = 1:1:1:1.
+ TH4: (2AB:2ab) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) = 2AB:2ab:6Ab:6aB = 1:1:3:3.
+ TH5: (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) + (2Ab:2aB) = 8Ab:8aB = 1:1.
- Loại trường hợp 1 và trường hợp 5 vì chỉ tạo ra 2 loại giao tử (điều kiện của đề là tạo ra số loại giao tử tối
đa).
Câu 7: Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
A. Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những
chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những
chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
C. Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. Các enzim từ bộ máy gôngi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành
những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

Đáp án B
- Quá trình tiêu hóa: Thức ăn được thực bào và bị phân hủy nhờ enzim
thủy phân chứa trong lizôxôm. Gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn bắt mồi: Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào
tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
+ Giai đoạn biến đổi thức ăn: Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa.
Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất
dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

+ Giai đoạn hấp thụ dinh dưỡng và thải bã: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu
hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo
kiểu xuất bào.
Câu 8: Ở một loài thực vật, chiều cao của thân do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định; khi kiểu
gen có cả hai alen A và alen B quy định kiểu hình thân cao; các kiểu gen còn lại quy định thân thấp. Cho hai
cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây thân
cao: 5 cây thân thấp. Cho tất cả các cây thân thấp ở F1 tạp giao với nhau thì ở đời sau thu được cây thân cao
chiếm tỉ lệ là
A. 2%

B. 4%

C. 8%

D. 20%.


Đáp án C
- Quy ước: A-B- : cây cao; A-bb + aaB- + aabb: cây thấp → tương tác gen 9:7.
- P: cây 1 × cây 2 → F1: 3 cao, 5 thấp → P: AaBb × Aabb (hoặc AaBb × aaBb).
- Sơ đồ lai:
+ P: AaBb × Aabb
+ F1: (1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb) = 1AABb:2AaBb:1aaBb:1AAbb:2Aabb:1aabb.
+ Các cây thấp F1: 1/5AAbb + 2/5Aabb + 1/5aaBb + 1/5aabb = 1, giao phối.
(các cây thấp F1 giảm phân thu được các giao tử với tỉ lệ: Ab = 2/5; aB = 1/10; ab = 1/2)
→ tỉ lệ cây A-B- ở con = 2/5 × 1/10 × 2 = 0,08 = 8%.
Câu 9: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, cho các phát biểu sau:
I. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các
loài
II. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
III. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng
cung cấp nguồn sống của môi trường.
IV. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
V. Kích thước quần thể thay đổi phụ thuộc vào 4 nhân tố: Mức độ sinh sản, tử vong, mức nhập cư và xuất
cư.
VI. Trong cùng 1 đơn vị diện tích, quần thể voi thường có kích thước lớn hơn quần thể gà rừng.
Số phát biểu không đúng là:
A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Đáp án D
II sai vì kích thước quần thể là số lượng cá thể chứ không phải là một khoảng không gian.

VI sai vì kích thước quần thể tỉ lệ nghịch với kích thước cá thể.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 10: Trong quá trình diễn thế ở một bãi đất trống có 4 nhóm thực vật được kí hiệu là A, B, C, D lần lượt
với các đặc điểm sinh thái các loài như sau:
- Nhóm loài A là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm có mô giậu
kém phát triển.
- Nhóm loài B là loài cây gỗ, kích thước cây lớn. Phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, có mô giậu phát triển.
- Nhóm loài C là loài cỏ. Phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển.
- Nhóm loài D là loài cây thân thảo. Phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu không phát triển.
Thứ tự lần lượt các loài đến sống trong phạm vi của bãi đất nói trên:
A. C → D → B →A.

B. C → A → B →D.

C. C → B → A → D

D. C → D → A →B.

Đáp án C
Trong quá trình diễn thế ở thực vật từ 1 vùng đất trống cần lưu ý 2 vấn đề:
Cây ưa sáng → cây ưa bóng.
Cây nhỏ (thường là những cây cỏ) → Cây lớn (thường là những cây thân gỗ).
Thứ tự đúng là: C → A → B → D.
Câu 11: Trong hô hấp ở thực vật, phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra:

A. Chỉ rượu êtylic.

B. Rượu êtylic hoặc axit lactic.

C. Chỉ axit lactic.

D. Đồng thời rượu êtylic axit lactic.

Đáp án B
* Ở thực vật, phân giải kị khí (đường phân và lên men): Xảy ra trong điều kiện không có O2.
- Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.
- Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:
+ Đường phân: Phân giải glucozơ → 2 axit piruvic + 2ATP + 2NADH.
+ Lên men: Axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.
- Phương trình tổng quát:
Nam.men
 2C2 H5OH  2CO2  2 ATP.
+ Lên men tạo rượu: C6 H12 O6 

+ Lên men lactic:

VK .lactic.dong .hinh
C6 H12 O6 
 2C3 H 6 O3  2 ATP.
VK .lactic.di .hinh
C6 H12 O6 
 C3 H6 O3  C2 H5OH  CO2  2 ATP.

Câu 12: Lai phân tích cơ thể có 2 cặp gen thu được 4 kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. Kiểu gen của cơ thể đem lai
phân tích có thể như thế nào?

(1) AaBb.

Ab
AB
hoặc
(với f = 50%).
aB
ab
A. (2) hoặc (4).
B. (1) hoặc (3).

(3)

AB
Ab
hoặc
(với f = 25%)
ab
aB
Ab
AB
(4)
hoặc
(liên kết hoàn toàn).
aB
ab
C. (1) hoặc (2).
D. (1) hoặc (4).
(2)


Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Đáp án B
- (1) Đúng: Vì AaBb tạo 4 loại giao tử bằng nhau theo tỉ lệ 1:1:1:1, khi lai phân tích → Fa cho 4 kiểu hình
1:1:1:1.
- (3) Đúng:

AB
Ab
hoặc
hoán vị với tần số f = 50% đều tạo 4 loại giao tử bằng nhau theo tỉ lệ 1:1:1:1, khi
aB
ab

lai phân tích → Fa cho 4 kiểu hình 1:1:1:1.
- (2) và (4) sai vì không cho tỉ lệ kiểu hình là 1:1:1:1 ở Fa.
Câu 13: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về đặc điểm của giun đất thích ứng với
sự trao đổi khí?
I. Các ống dẫn khí phân nhánh nhỏ dần.
II. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
III. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
IV. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) lớn.
A. 1

B. 2


C. 3

D. 4

Đáp án A
- I sai vì giung đất hô hấp qua bề mặt cơ thể chứ không hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 14: Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Diệp lục a và carôten.

B. Diệp lục a và xantôphyl.

C. Diệp lục a và diệp lục b.

D. Diệp lục a và phicôbilin.

Đáp án C
- Hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục và carôtenôit:
+ Sắc tố chính: diệp lục a, diệp lục b: làm lá cây có màu xanh.
+ Sắc tố phụ carôtenôit (carôten và xantôphin): tạo ra các mầu đỏ, da cam, vàng của lá.
- Vai trò của hệ sắc tố quang hợp:
+ Diệp lục b và carôtenôit hấp thụ năng lượng ánh sáng rồi truyền năng lượng đó cho diệp lục a ở trung tâm
phản ứng.
+ Chỉ có diệp lục a mới có khả năng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong ATP
và NADPH.
Câu 15: Màu hoa ở một loài thực vật do một gen có 2 alen trên NST thường qui định. Gen qui định tính
trạng màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen qui định màu hoa trắng. Các quần thể đang ở trạng thái cân
bằng di truyền có kiểu hình hoa đỏ với tỉ lệ như sau:
Quần thể
Kiểu hình hoa đỏ


Quần thể 1

Quần thể 2

Quần thể 3

Quần thể 4

84%

51%

36%

75%

Trong các quần thể nói trên, quần thể có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ thấp nhất là
A. quần thể 1

B. quần thể 2

C. quần thể 4.

D. quần thể 3.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .


Đáp án D
Quần thể 1: Tỉ lệ KG dị hợp = 0,48.
Quần thể 2: Tỉ lệ KG dị hợp = 0,42.
Quần thể 3: Tỉ lệ KG dị hợp = 0,32.
Quần thể 4: Tỉ lệ KG dị hợp = 0,5.
Câu 16: Khi xét đến các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) thì có bao nhiêu nhận định sau đây là
đúng?
I. Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đổi số lượng gen trên
NST.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp gen alen trên cùng một NST.
IV. Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi giống
cây trồng.
V. Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án D
I, II, III đúng
IV sai: Để loại bỏ gen không mong muốn người ta dùng đột biến mất đoạn nhỏ.
V đúng, các dạng đột biến cấu trúc NST nói chung đều có thể làm giảm sức sống hoặc gây chết, giảm khả
năng sinh sản hoặc mất khả năng sinh sản.
Câu 17: Loài A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21oC đến 35oC, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74%
đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?

A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 40oC, độ ẩm từ 8% đến 95%.
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12oC đến 30oC, độ ẩm từ 90% đến 100%.
C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25oC đến 30oC, độ ẩm từ 85% đến 95%
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20oC đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%.
Đáp án C
- Loài A chỉ sống được trong môi trường có nhiệt độ từ 21oC đến 35oC và độ ẩm từ 74% đến 96%. Nếu môi trường
sống của loài A có nhiệt độ và độ ẩm vượt ra ngoài giới hạn chịu đựng về nhiệt độ và độ ẩm thì loài sẽ bị chết.

Câu 18: Người ta dự định nuôi các hạt phấn của một số cây cùng loài sau đó gây lưỡng bội hóa nhằm tạo
các dòng thuần. Để thu được nhiều dòng thuần nhất, nên chọn cây nào trong số các cây có kiểu gen sau để
thực hiện?
A. AABbDdEe.

B. AaBbDdEe.

C. AaBBDDEE.

D. aaBBDdEe.

Đáp án B
- Để thu được nhiều dòng thuần nhất thì cơ thể P phải mang nhiều cặp gen dị hợp nhất.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 19: Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I. Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN sẽ tổng hợp được nhiều loại polipeptit
khác nhau trong một thời gian ngắn, làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.

II. Trong quá trình dịch mã, các codon và anticodon cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là A –
U, G – X.
III. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã có thể xảy ra trong hoặc ngoài nhân tế bào còn quá trình dịch
mã xảy ra ở tế bào chất.
IV. ADN chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã mà không tham gia vào quá trình dịch mã.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án C
I sai: Các sản phẩm được tổng hợp cùng loại.
II đúng.
III đúng, ADN trong nhân phiên mã trong nhân, ADN ngoài nhân phiên mã ngoài nhân.
IV đúng.
Câu 20: Trong trường hợp bình thường không xảy ra đột biến, khi nói về nguồn gốc nhiễm sắc thể (NST)
trong tế bào sinh dưỡng ở mỗi người, có bao nhiêu khẳng định dưới đây là đúng?
I. Mỗi người con trai luôn nhận được ít nhất một NST có nguồn gốc từ "ông nội" của mình.
II. Mỗi người con gái luôn nhận được ít nhất một NST có nguồn gốc từ "bà ngoại" của mình.
III. Mỗi người con luôn nhận được số lượng NST của bố và mẹ mình bằng nhau.
IV. Mỗi người không thể nhận được số lượng NST có nguồn gốc từ "ông nội" và "bà nội" của mình bằng
nhau.
A. 3

B. 4

C. 2


D. 1

Đáp án A
I đúng, cháu trai XY luôn nhận được Y từ ông nội.
II sai, cháu gái XX nhận 1X từ bố, 1X từ mẹ mà × từ mẹ có thể nhận được từ ông ngoại hoặc từ bà ngoại.
III đúng, mỗi người nhận được 23 NST từ bố và 23 NST từ mẹ.
IV đúng, vì 2n=46→n=23 lẻ nên không thể nhận được số lượng NST từ ông nội và bà nội bằng nhau.
Câu 21: Cho các hiện tượng sau:
I. Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng
sinh học.
II. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac.
III. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
IV. Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.
V. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN pôlimeraza.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Trong các trường hợp trên, khi không có đường lactôzơ có bao nhiêu trường hợp Opêron Lac vẫn thực hiện
phiên mã?
A. 3

B. 2

C. 5


D. 4

Đáp án A
- Nguyên nhân dẫn đến khi môi trường không có lactozơ mà Oprêron Lac vẫn thực hiện phiên mã (Opêron
luôn mở) là:
+ Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN pôlimeraza → gen điều hòa không tổng hợp được prôtêin ức chế.
+ Gen điều hòa bị đột biến dẫn tới tổng hợp prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và không gắn được vào
vùng vận hành của Opêron.
+ Vùng vận hành của Opêron bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.
- Ý I, IV, V là dẫn đến khi không có lactozơ nhưng Opêron vẫn thực hiện phân mã.
Câu 22: Ở vi khuẩn, gen B dài 5100Å, trong đó nuclêôtit loại A bằng 2/3 nuclêôtit loại khác. Một đột biến
điểm xảy ra làm gen B trở thành gen b, số liên kết hiđrô của gen b là 3902. Khi gen bị đột biến này tái bản
liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cần cung cấp số nuclêôtit loại T là
A. 6307

B. 4200

C. 4207.

D. 6300.

Đáp án C
- Tìm số nuclêôtit từng loại và số liên kết H của gen B:

2A  2G  3000 

 → A = T = 600; G = × = 900.
3A  2G


→ H = 2A + 3G = 3900 liên kết.
- Tìm số nuclêôtit từng loại của gen b:
+ Đề cho đột biến điểm và số liên kết H của gen b nhiều hơn 2 liên kết H so với gen B → đây là đột biến
dạng thêm một cặp A – T.
+ Gen b: A = T = 601; G = × = 900.
- Gen b nhân đôi 3 lần, số nuclêôtit loại T môi trường cần cung cấp là: 601(23 – 1) = 4207.
Câu 23: Cho sơ đồ phả hệ sau đây về sự di truyền của một bệnh M và bệnh máu khó đông ở người. Biết
rằng đối với tính trạng bệnh M, tỉ lệ người mang gen gây bệnh trong số những người bình thường trong quần
thể là 1/9. Quần thể người này đang ở trạng thái cân bằng di truyền tính trạng máu khó đông với tỉ lệ người
mắc bệnh máu khó đông ở nam giới là 1/10.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Xét các dự đoán sau :
I. Có 7 người trong phả hệ trên xác định được chính xác kiểu gen về bệnh máu khó đông. (8)
II. Có thể có tối đa 7 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp trội về tính trạng bệnh M.
III. Xác suất cặp vợ chồng thứ 12 – 13 sinh 1 đứa con trai đầu lòng không bị bệnh trên là 40,75%.
IV. Khả năng người con gái số 9 mang kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là 12,12%.
V. Xác suất cặp vợ chồng thứ 12 – 13 sinh 2 đứa con có kiểu hình khác nhau là 56,37%.
Số dự đoán không đúng là :
A. 1

B. 2

C. 3


D. 4

Đáp án C
- Cặp vợ chồng (3) và (4) đều không bị mắc bệnh M, sinh con gái (10) bị mắc bệnh M → bệnh M do gen lặn
nằm trên NST thường quy định.
- Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST × quy định.
- Quy ước :
+ A – không bị bệnh M, a bị bệnh M.
+ B – không bị máu khó đông, b bị máu khó đông.
- Quần thể người này :
+ Xét về bệnh M có tỉ lệ 8/9AA:1/9Aa.
+ Xét về bệnh máu khó đông, ta có XbY = 1/10 → Xb = 1/10, XB = 9/10.
- Kiểu gen của từng người trong phả hệ:
1: (8/9AA : 1/9 Aa)XBY

8: (8/9AA:1/9Aa)XBY

2: aaXBXb

9: (1/3AA:2/3Aa)(XBX-)

3: AaXBY.

10: aa(XBX-).

4: Aa(XBX-)

11: (17/35AA:18/35Aa)XBY

5: AaXbY


12: (17/35AA:18/35Aa)(3/4XBXB:1/4XBXb)

6: Aa(1/2XBXB:1/2XBXb).

13: (34/53AA:19/53Aa)XBY

7: (8/9AA:1/9Aa)XBY
I sai: Có 8 người biết chính xác kiểu gen về bệnh máu khó đông: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 11, 13.
II đúng: Có thể có tối đa 7 người trong phả hệ có kiểu gen đồng hợp trội (AA) về gen quy định bệnh M là
(1), (7), (8), (9), (11), (12), (13).
III sai: Người 12 và 13 sinh con trai đầu lòng không bị cả 2 bệnh :
(17/35AA:18/35Aa)(3/4XBXB:1/4XBXb)

× (34/53AA:19/53Aa)XBY

- XS sinh con trai đầu lòng không bị bệnh:
A-XBY = (1-aa)XBY = (1- 9/35 × 19/106)(7/8.1/2) = 0,4173 = 41,73%%.
IV sai, người (3) (Aa) × (4) (Aa) nên con gái (9) (1/3AA : 2/3Aa).
Người (3) (XBY) × Người (4) (9/11XBXB:2/11XBXb).

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Con gái dị hợp : (1/2× 1/11)/(1/2) = 1/11.
Vậy, xác suất để người con gái này mang kiểu gen dị hợp về cả 2 tính trạng là 2/3x1/11 = 6,06%.
V đúng: Người 12 lấy người 13, xác suất sinh con có 2 kiểu hình khác nhau:

(17/35AA:18/35Aa)(3/4XBXB:1/4XBXb) × (34/53AA:19/53Aa)XBY.
* Xét bệnh M: (17/35AA:18/35Aa) × (34/53AA:19/53Aa)
- Sinh 2 con có kiểu hình giống nhau về bệnh M:
(18/35 × 19/53)(3/4 × 3/4 + 1/4 × 1/4) + (1 – 18/35 × 19/53) = 6907/7420.
* Xét bệnh máu khó đông: (3/4XBXB:1/4XBXb) × XBY.
- Sinh 2 con có kiểu hình giống nhau về bệnh máu khó đông:
3/4(1/2 × 1/2 + 1/2 × 1/2) + 1/4(2/4 × 2/4 + 1/4 × 1/4 + 1/4 × 1/4) = 15/32.
* Xác suất để cặp vợ chồng 12 và 13 sinh 2 con có kiểu hình khác nhau:
1 – 6907/7420 × 15/32 = 56,37%.
Câu 24: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.
B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.
C. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH
D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2.
Đáp án B
- Phương án A sai, ATP, NADPH tạo ra ở pha sáng được chu trình Canvin sử dụng ở giai đoạn khử (khử
APG thành AlPG) và giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 (AlPG thành RiDP).
- Phương án B đúng, nếu không có quá trình quang phân li nước ở pha sáng sẽ không có e và H+ để tổng hợp
ATP và NADPH cung cấp cho pha tối.
- Phương án C sai vì giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của ATP.
- Phương án D sai, trong quang hợp, O2 được tạo ra từ H2O.
Câu 25: Một loài thực vật, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp; tính trạng hoa đỏ là trội
hoàn toàn so với hoa trắng. Các cặp gen quy định các tính trạng này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể
thường. Trong một phép lai (P) giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa trắng, ở F1 thu được 5% cây
thân thấp, hoa trắng. Tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ ở F1 là bao nhiêu?
A. 5%

B. 20%.

C. 30%


D. 55%

Đáp án C
- Quy ước: A – cao: a – thấp; B – đỏ: b – trắng.
- P: A-,B- × A-,bb → F1: 5% aa,bb
→ P:

Aa,Bb

→ GP: AB = ab = k.

×

Aa,bb.
Ab = ab = 1/2.

Ab = aB = 0,5 – k.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

→ F1: ab/ab = k × 1/2 = 0,05 → k = 0,1.
→ A-B- = AB(Ab + aB) + aB × Ab = 0,1(1/2 + 1/2) + 0,4 × 1/2 = 0,3.
Câu 26: Điểm bão hoà ánh sáng là
A. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu.
C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

D. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình.
Đáp án A

- Cường độ ánh sáng tăng làm tăng cường độ quang hợp cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng. Từ điểm
bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
- Điểm bù ánh sáng (Io): Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.
- Điểm bão hòa ánh sáng (Im): Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.
Câu 27: Sau khi đa bội hóa cây lưỡng bội (P) được cây tứ bội (P'). Cây (P') được tạo ra
A. có khả năng trở thành loài mới nếu có khả năng phát triển thành một quần thể thích nghi.
B. là loài mới vì kiểu hình hoàn toàn khác, sức sống và khả năng sinh sản cao hơn so với cây (P).
C. là loài mới vì đã có bộ NST khác biệt và bị cách li sinh sản với (P).
D. luôn có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen.
Đáp án A
Cây tứ bội (P’) tạo ra mặc dù cách li sinh sản với cây P do khi lai trở lại với P tạo ra 3n thường bất thụ,
nhưng nếu nó không có khả năng phát triển thành quần thể thích nghi thì không được xem là loài mới, vì sự
hình thành loài nhất thiết phải có sự hình thành quần thể thích nghi.
Cây P’ không phải luôn có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen, ví dụ: AaBb khi tứ bội hóa thu được
AAaaBBbb không thuần chủng.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 28: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp.
Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét hai gen, mỗi gen có 2 alen. Gen thứ nhất nằm ở vùng tương đồng X và
Y, gen thứ hai nằm trên vùng không tương đồng của X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có
kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 256


B. 384

C. 192

D. 512

Đáp án B
- Trên mỗi cặp NST thường chứa 2 cặp gen dị hợp:
+ Trên cặp NST thường số 1: các con đực có kiểu gen AB//ab và Ab//aB → giảm phân cho 4 loại tinh trùng
trong quần thể.
+ Trên cặp NST thường số 2: các con đực có kiểu gen DE//de và De//dE → giảm phân cho 4 loại tinh trùng
trong quần thể.
+ Trên cặp NST thường số 3: các con đực có kiểu gen GH//gh và Gh//gH → giảm phân cho 4 loại tinh trùng
trong quần thể.
- Trên cặp NST giới tính XY: 22 XY 2 → giảm phân cho tối đa 4X + 2Y = 6 loại giao tử trong quần thể.
→ Tổng số giao loại tinh trùng của các con đực tạo ra = 4 × 4 × 4 × 6 = 384.
Câu 29: Khi nói về sự phát sinh loài người, ta có các phát biểu sau:
I. Loài người xuất hiện tại kỉ thứ 3 của đại Tân sinh.
II. Tiến hóa xã hội là nhân tố chủ đạo trong sự phát triển của con người ngày nay.
III. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài Homo. erectus.
IV. Giả thuyết “ra đi từ châu phi” cho rằng người Homo erectus từ châu Phi phát tán sang các châu lục khác
rồi hình thành nên Homo Sapiens.
V. Nhờ tiến hóa văn hóa con người có khả năng gây ảnh hưởng đến sự tiến hóa của loài khác và điều chỉnh
chiều hướng tiến hóa của chính mình.
Số phát biểu đúng là:
A. 5

B. 2


C. 3

D. 4

Đáp án B
I sai: Người hình thành tại kỷ thứ 4 của đại tân sinh.
II đúng.
III sai, loài hình thành sớm nhất trong chi homo là: Homo Habilis.
IV sai, Homo erectus hình thành Homo Sapiens từ Châu phi rồi mới phát tán sang các châu lục khác.
V đúng.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen
B quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả màu vàng. Cho lai 2 cơ thể dị hợp về 2
cặp gen có kiểu gen khác nhau, thu được 4 kiểu hình. Trong 4 kiểu hình, trường hợp nào sau đây đúng?
A. Thân cao, quả đỏ gấp 6 lần thân thấp, quả vàng
B. Thân cao, quả đỏ gấp 3 lần thân thấp, quả vàng.
C. Thân thấp, quả vàng chiếm 25%.
D. Thân thấp, quả đỏ chiếm 30%.
Đáp án B
I sai: Người hình thành tại kỷ thứ 4 của đại tân sinh.
II đúng.
III sai, loài hình thành sớm nhất trong chi homo là: Homo Habilis.
IV sai, Homo erectus hình thành Homo Sapiens từ Châu phi rồi mới phát tán sang các châu lục khác.
V đúng.

Câu 31: Cho các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên:
I. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà mà không tác động lên kiểu gen.
II. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.
III. Chọn lọc tự nhiên chỉ diễn ra khi môi trường không ổn định.
IV. Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen, không làm thay đổi tần số alen.
V. Chọn lọc tự nhiên gồm 2 mặt song song vừa tích lũy các biến dị có lợi vừa đào thải biến dị có hại cho con
người.
VI. Chọn lọc tự nhiên không diễn ra trong giai đoạn tiến tiền sinh học vì sự sống chưa hình thành.
VII. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi
giấm.
VIII. Chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu là chính xác?
A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Đáp án D
I sai vì CLTN có thể tác động gián tiếp lên kiểu gen.
II sai vì đó là vai trò của CLNT.
III sai vì CLTN diễn ra ngay cả trong điều kiện MT ổn định.
IV sai vì làm thay đổi cả tần số alen và TP KG.
V sai vì đó là nội dung của chọn lọc nhân tạo.
VI sai vì CLTN chỉ phát huy tác dụng khi lớp màng lipit đã xuất hiện và bao bọc lấy các chất hữu cơ tạo
điều kiện cho chúng tương tác theo các nguyên tắc lí hóa. Tập hợp các chất hữu cơ được bao bởi màng lipit

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!



Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

nếu có các đặc tính của sự sống sẽ được CLTN giữ lại. Nói cách khác, CLTN bắt đầu từ giai đoạn tiến hóa
tiền sinh học.
VII đúng vì Ecoli là sinh vật nhân sơ, ruồi giấm là SV nhân thực.
VIII đúng vì ở trường hợp gen tồn tại ở trạng thái đơn alen (ví dụ ở vi khuẩn, ở sinh vật đơn bội…) CLTN
có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.
Câu 32: Ở một loài động vật, xét một tế bào sinh dục chín có chứa một cặp NST tương đồng thực hiện quá
trình giảm phân tạo giao tử như hình bên dưới. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu câu đúng.

(1) Tế bào này là tế bào sinh tinh.
(2) Bộ nhiễm sắc thể của loài chứa tế bào trên có kiểu gen là:

BV
.
bv

(3) Hiện tượng này không làm thay đổi thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên NST.
(4) Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra khi tế bào trên giảm phân là 1 : 1 : 1 : 1.
(5) Nếu trong cơ thể chứa tế bào này có 10% tế bào xảy ra hiện tượng như trên thì loại giao tử BV là 45%.
A. 3

B. 4

C. 1

D. 2


Đáp án B
(1) Đúng: 1 tế bào mẹ tạo 4 tế bào con có kích thước bằng nhau.
(2) Đúng. Nhìn hình ta thấy B và V cùng nằm trên 1NST, b và v cùng nằm trên 1 NST.
(3) Đúng: Hoán vị gen không làm thay đổi thành phần và trình tự gen.
(4) Đúng: 1 tế bào

BV
có hoán vị tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.
bv

(5) Sai: Vì f = 5% → BV = 47,5%.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 33: Ở gà tính trạng lông đốm là trội hoàn toàn so với lông đen. Cho một con cái thuần chủng lai với
một con đực thuần chủng thu được ở F1 50% ♂ lông đốm : 50% ♀ lông đen. Cho F1 tạp giao với nhau thì ở
F2 có tỉ lệ kiểu hình là
A. 50% ♂ lông đốm: 50% ♀ lông đen.
B. 100% lông đốm.
C. 50% ♂ lông đốm: 25% ♀ lông đốm: 25% ♀ lông đen.
D. 25% ♂ lông đốm: 25% ♂ lông đen: 25% ♀ đốm: 25% ♀ lông đen.
Đáp án D
- Ở gà, con trống là XX, con mái là XY.
- Ở F1 tính trạng biểu hiện không đều ở 2 giới → gen nằm trên NST giới tính.
- P thuần chủng → F1 phân tính → P: XaXa × XAY.

- F1: XAXa : XaY.
- F2: 1/4XAXa : 1/4XaXa : 1/4XAY : 1/4XaY.
Câu 34: Ở đậu Hà lan, tính trạng chiều cao thân do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui
định và alen qui định thân cao là trội hoàn toàn so với alen qui định thân thấp. Thế hệ xuất phát, một quần
thể lưỡng bội có 80% cây thân cao; sau 3 thế hệ tự thụ nghiêm ngặt, số cây thân cao của quần thể ở F3 chiếm
52%. Cấu trúc di truyền của quần thể (P):
A. 0,08AA + 0,72Aa + 0,20aa

B. 0,32AA + 0,48Aa + 0,20aa.

C. 0,16AA + 0,64Aa + 0,20aa.

D. 0,24AA + 0,56Aa + 0,20aa.

Đáp án C
P: xAA + yAa + 0,2aa = 1, tự thụ qua 3 thế hệ
F3: aa = 0,2 + y(1-0,53)/2 = 0,48 → y = 0,64; × = 0,16.
Câu 35: Phát biểu nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở
người?
A. Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học.

B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học.

C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học.

D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học.

Đáp án A
Tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người
STT

1
2
3
4
5

Bộ phận
Miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già

Tiêu hóa cơ học
X
X
X
X
X

Tiêu hóa hóa học
X
X
X

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .


Câu 36: Trong một quần thể bướm sâu đo bạch dương (P) có cấu trúc di truyền là: 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa =
1 (A qui định cánh đen và a qui định cánh trắng). Nếu những con bướm cùng màu chỉ thích giao phối với
nhau và quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì theo lý thuyết, ở thế hệ F2, tỉ lệ
bướm cánh trắng thu được là bao nhiêu?
A. 37,5%.

B. 6,25 %.

C. 25,75%

D. 28,5%.

Đáp án A
P: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.
F1: 0,75((1/3AA:2/3Aa) × (1/3AA:2/3Aa)) + 0,25(aa × aa) = 1.
→ 0,75(4/9AA + 4/9Aa + 1/9aa) + 0,25aa = 1 → 1/3AA + 1/3Aa + 1/3aa = 1.
F2: 2/3((1/2AA:1/2Aa) × (1/2AA:1/2Aa)) + 1/3(aa × aa) = 1.
→ 2/3(9/16AA + 6/16Aa + 1/16aa) + 1/3aa = 1 → 3/8AA + 2/8Aa + 3/8aa = 1.
→ Ở F2, tỉ lệ con aa = 3/8 = 37,5%.
Câu 37: Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng quả đỏ, gen a quy định tính trạng quả vàng, gen B
quy định tính trạng thân cao, b quy định tính trạng thân thấp. Hai gen này cùng nằm trên 1 NST và di truyền
liên kết hoàn toàn với nhau. Đem 1 cây có kiểu gen AB/ab xử lí với cônsixin thu được cây tứ bội, sau đó
đem cây tứ bội tự thụ phấn được F1. Cho biết cây tứ bội giảm phân bình thường tạo các giao tử đều có khả
năng sống sót và khả năng thụ tinh, các hợp tử F1 đều có khả năng sống sót như nhau. Tỉ lệ kiểu hình thu
được ở F1 là
A. 35 quả đỏ, thân cao : 1 quả vàng, thân thấp.
B. 5 quả đỏ, thân cao: 1 quả vàng, thân thấp.
C. 7 quả đỏ, thân cao : 1 quả vàng, thân thấp.
D. 9 quả đỏ, thân cao : 1 quả vàng, thân thấp.

Đáp án A
- Vì không có hoán vị gen: Đặt A = AB (đỏ, cao); a = ab (vàng, thấp) => Cây AB/ab viết kiểu gen rút gọn là
Aa.
- Câu Aa xử lí với cônsixin thu được cây AAaa → tự thụ được thế hệ con có tỉ lệ kiểu hình 35 quả đỏ, thân
cao: 1 quả vàng, thân thấp.
Câu 38: Ở loài giao phối xét hai cặp nhiễm sắc thể thường; trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một gen với hai
alen trội lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng và tác động riêng rẽ; không xảy ra đột biến. Không
xét đến giới tính của phép lai, quần thể lưỡng bội có nhiều nhất bao nhiêu phép lai cho kiểu hình ở đời con
phân tính theo tỉ lệ 1:1 ?
A. 10

B. 12

C. 6

D. 8

Đáp án B
- Tỉ lệ kiểu hình = 1:1 = 1(1:1):
+ Trường hợp 1: (AA × AA, AA × Aa, AA × aa, aa × aa)(Bb × bb) = 1 + 2 + 2 + 1 = 6 phép lai.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

+ Trường hợp 2: (Aa × aa)(BB × BB, BB × Bb, BB × bb, bb × bb) = 1 + 2 + 2 + 1 = 6 phép lai.
→ Tổng có 6 + 6 = 12 phép lai cho con có kiểu hình phân tính theo tỉ lệ 1:1.
Câu 39: Một loài giao phấn có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Nếu mỗi cặp nhiễm sắc thể chỉ xét một gen có 3
alen thì số thể ba kép khác nhau về kiểu gen tối đa của loài này là

A. 77760.

B. 1944000.

C. 388800.

D. 129600.

Đáp án B
- 2n = 12 → n = 6 cặp nhiễm sắc thể, trên mỗi cặp NST xét 1 gen có ba alen.
 3 4  5   3 4 
2
- Số thể 2n + 1 + 1 khác nhau = 
 
  C6 = 1944000.
 3!   2 
2

4

Câu 40: Lai hai cây hoa màu trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 gồm toàn cây hoa màu đỏ. Cho F1
giao phấn với nhau thu được F2 gồm 56,25% cây hoa đỏ; 43,75% cây hoa trắng. Nếu cho cây hoa đỏ F1 lần
lượt giao phấn với từng cây hoa trắng thì ở đời con có thể bắt gặp những tỉ lệ phân li kiểu hình nào trong số
các tỉ lệ phân li kiểu hình dưới đây?
(1) 9 đỏ : 7 trắng. (2) 1 đỏ : 3 trắng. (3) 1 đỏ : 1 trắng.
(4) 3 đỏ : 1 trắng. (5) 3 đỏ : 5 trắng. (6) 5 đỏ : 3 trắng.
(7) 13 đỏ : 3 trắng. (8) 7 đỏ : 1 trắng. (9) 7 đỏ : 9 trắng.
Các tỉ lệ kiểu hình có thể bắt gặp là:
A. (2), (3), (5).


B. (1), (3), (5).

C. (1), (3), (5), (7).

D. (2), (3), (4)

Đáp án A
- Pt/c: trắng × trắng → F1: đỏ → F2: 9 đỏ : 7 trắng → tương tác gen 9:7 và F1 dị hợp 2 cặp gen AaBb.
- Quy ước gen: A-B-: đỏ; A-bb + aaB- + aabb: trắng.
- F1 AaBb giao phối lần lượt với các cây trắng AAbb, Aabb, aaBB, aaBb, aabb:
+ AaBb × AAbb → 1 đỏ: 1 trắng.
+ AaBb × Aabb → 3 đỏ : 5 trắng.
+ AaBb × aaBB → 1 đỏ : 1 trắng.
+ AaBb × aaBb → 3 đỏ : 5 trắng.
+ AaBb × aabb → 1 đỏ : 3 trắng.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

10 ĐỀ THI CHINH PHỤC ĐIỂM 9-10 MÔN SINH HỌC
KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ SỐ 03
Nguồn: Sưu tầm và biên soạn
Thầy Đinh Đức Hiền

ĐÁP ÁN ĐỀ THI
1-B


2-B

3-D

4-C

5-B

6-B

7-C

8-A

9-B

10-A

11-D

12-C

13-A

14-B

15-C

16-D


17-D

18-D

19-C

20-C

21-D

22-A

23-C

24-B

25-A

26-B

27-A

28-D

29-B

30-B

31-B


32-A

33-A

34-A

35-A

36-C

37-D

38-A

39-A

40-D

Câu 1: Cắt con sao biển thành 2 phần, về sau chúng hình thành 2 cơ thể mới. Hình thức này được gọi là
A. phân đôi.

B. phân mảnh

C. tái sinh

D. mọc chồi.

Đáp án B
Phân đôi

Nảy chồi
Phân mảnh
Trinh sinh
Đại diện
- Động vật đơn bào,
- Bọt biển, ruột
- Bọt biển, giun
- Ong, kiến, rệp…
giun dẹp…
khoang…
dẹp…
Đặc điểm - Cơ thể eo lại, chia cơ - Tế bào ở một điểm - Cơ thể mẹ tự - Trứng không thụ tinh, phát
thể mẹ làm 2 phần, mỗi trên cơ thể nguyên phân cắt thành
triển thành cơ thể đơn bội
phần là một cơ thể mới phân, phân hóa và nhiều phần, mỗi
(n).
phát triển thành 1
phần tái tạo lại
- Thường xen kẽ sinh sản
chồi, chồi phát triển những bộ phận còn
hữu tính
thành cơ thể mới. thiếu tạo thành cơ
thể mới
Câu 2: Ở một quần thể sinh vật, sau nhiều thế hệ sinh sản, thành phần kiểu gen vẫn được duy trì không đổi
là 0,36AABB: 0,48AAbb: 0,16aabb. Nhận xét nào sau đây về quần thể này là đúng?
A. Quần thể này có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
B. Quần thể này là quần thể tự phối hoặc sinh sản vô tính.
C. Quần thể này là quần thể giao phối ngẫu nhiên và đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
D. Quần thể này đang chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Đáp án B

Trong quần thể này, tần số các loại giao tử bao gồm: 0,36 AB: 0,48 Ab: 0,16ab.
Nếu sự ngẫu phối xảy ra thì thành phần kiểu gen sẽ thay đổi nên đây không phải là quần thể ngẫu phối. Do
vậy, phương án C sai.
Quần thể này không phải là quần thể ngẫu phối nên không có tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình. Do vậy,
phương án A sai.
Nếu các yếu tố ngẫu nhiên diễn ra sẽ làm tần số các alen biến đổi đột ngột nên quần thể không thể duy trì
thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ. Do vậy, phương án D sai.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Quần thể chỉ bao gồm các kiểu gen đồng hợp và được duy trì thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ
thì quần thể này có thể là quần thể tự phối hoặc sinh sản vô tính. Do đó, phương án D là phù hợp.
Câu 3: Chu trình tuần hoàn cacbon trong sinh quyển có đặc điểm là:
A. Nguồn cacbon được sinh vật trực tiếp sử dụng là dầu lửa và than đá trong vỏ Trái Đất.
B. Thực vật là nhóm duy nhất trong quần xã có khả năng tạo ra cacbon hữu cơ từ cacbon điôxit (CO2).
C. Nguồn dự trữ cacbon lớn nhất là cacbon điôxit (CO2) trong khí quyển.
D. Có một lượng nhỏ cacbon tách ra đi vào vật chất lắng đọng và không hoàn trả lại cho chu trình.
Đáp án D
Phương án A sai vì nguồn cacbon được sinh vật trực tiếp sử dụng là cacbon điôxit (CO2) trong khí quyển.
Phương án B sai vì ngoài thực vật, còn có những vi sinh vật quang tự dưỡng cũng có khả năng tạo ra cacbon
hữu cơ từ cacbon điôxit (CO2).
Phương án C sai vì nguồn dự trữ cacbon lớn nhất là dầu lửa và than đá trong vỏ Trái Đất.
Phương án D đúng vì vẫn có một lượng nhỏ cacbon tách ra đi vào vật chất lắng đọng và không hoàn trả lại
cho chu trình.
Câu 4: Vai trò chủ yếu của tự phối và giao phối gần trong quá trình tiến hóa nhỏ là
A. tạo các alen và kiểu gen mới và cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.

C. tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện, làm thay đổi thành phần kiểu gen trong quần thể.

D.

không làm thay đổi tỷ lệ kiểu gen, giúp duy trì trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
Đáp án C
Tự phối và giao phối gần là một hình thức giao phối không ngẫu nhiên.
Phương án A sai vì giao phối không ngẫu nhiên không thể tạo ra các alen mới.
Phương án B sai vì giao phối không ngẫu nhiên không làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể.
Phương án C đúng, giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp và tạo điều kiện cho
các alen lặn được biểu hiện.
Phương án D sai vì làm tăng tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp, giảm tỉ lệ các kiểu gen dị hợp.
Câu 5: Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về ung thư?
A. Đa số các đột biến ở các gen tiền ung thư thường là đột biến trội và không có khả năng di truyền qua
các thế hệ cơ thể.
B. Đa số các đột biến ở các gen tiền ung thư xảy ra ở tế bào sinh dưỡng nên bệnh ung thư không phải là
bệnh di truyền.
C. Các tế bào của khối u ác tính có thể di chuyển theo máu và tạo ra nhiều khối u ở những vị trí khác nhau
trong cơ thể.
D. Các tế bào của khối u lành tính không có khả năng di chuyển theo máu đến các nơi khác nhau trong cơ
thể.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Đáp án B
Ung thư được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, có thể do các gen tiền ung thư bị đột biến trội. Những
đột biến này thường xảy ra tại các tế bào sinh dưỡng nên ung thư không có khả năng di truyền nên phương

án A đúng.
Khối u được chia thành u lành và u ác. Các tế bào của khối u lành tính không có khả năng di chuyển theo
máu đến các nơi khác nhau trong cơ thể. Các tế bào của khối u ác tính có thể di chuyển theo máu và tạo ra
nhiều khối u ở những vị trí khác nhau trong cơ thể. Do đó, phương án C và D đúng.
Ở phương án B, mặc dù ung thư xảy ra tại các tế bào sinh dưỡng, tuy nhiên, bệnh ung thư vẫn là bệnh di
truyền vì khái niệm bệnh di truyền là những bệnh mà nguyên nhân gây ra chúng là những biến đổi trong bộ
máy di truyền (đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể) chứ không liên quan đến khả năng truyền bệnh qua các
thế hệ. Do vậy, phương án B là phương án không đúng.
Câu 6: Một loài thực vật, xét 3 cặp tính trạng do 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST khác nhau qui định: A qui
định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp; B qui định hoa kép trội hoàn toàn so với b qui định
hoa đơn; D qui định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với b qui định hoa trắng. Cho giao phấn giữa 2 cây bố
mẹ, F1 thu được tỷ lệ kiểu hình: 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là:
A. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × aaBbdd.
B. AaBbDd × AabbDd hoặc AaBbDd × aaBbDd.
C. AaBbDd × aaBbDd hoặc AaBbDd × AabbDD.
D. AaBbDd × AabbDd hoặc AabbDd × aaBbDd
Đáp án B
Ở F1 thu được tỷ lệ kiểu hình: 6:6:3:3:3:3:2:2:1:1:1:1 = (3:1) × (1:1) × (1:2:1).
Tỉ lệ 1: 2: 1 chỉ xuất hiện ở cặp tính trạng màu hoa (trội không hoàn toàn) tương ứng với phép lai sẽ là Dd ×
Dd.
Hai cặp tính trạng đầu tiên sẽ có kết quả phân li kiểu hình tương ứng là (3:1) × (1:1) nên có 2 trường hợp có
thể xảy ra: (Aa × Aa)(Bb × bb) hoặc ngược lại (Aa × aa)(Bb × Bb).
Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mô hình hoạt động của opêron Lac ở E. coli?
(1) Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
(2) Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của opêron Lac tính từ đầu 5’ trên mạch mã gốc của
gen.
(3) Vùng vận hành là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ADN polimeraza.
(4) 3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang
thông tin mã hóa cho cả 3 gen.
(5) Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Đáp án C
(1) đúng. Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
Sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ chỉ làm biến đổi cấu trúc không gian của prôtêin ức chế và khiến nó
không thể bám vào vùng vận hành O để cản trở sự phiên mã ở nhóm gen cấu trúc.
(2) sai. Tính từ đầu 3’ trên mạch mã gốc của gen, thứ tự các vùng là: Vùng khởi động – vùng điều hòa –
nhóm gen cấu trúc.
(3) sai. Vùng vận hành chính là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của
enzim ARN - polimeraza.
(4) đúng. 3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac chỉ có chung một vùng điều hòa (gồm vùng khởi động và
vùng vận hành) nên luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã hóa cho cả
3 gen.
(5) đúng. Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành làm nó
mất khả năng liên kết với prôtêin ức chế, dẫn đến làm tăng hoạt động phiên mã tại các gen cấu trúc.
Câu 8: Tiến hành một phép lai giữa hai cây ngô đều có lá xanh bình thường. Trong quá trình giảm phân tạo
noãn đã xảy ra một đột biến gen lặn ở một số lục lạp gây mất màu xanh. Thế hệ cây lai trưởng thành
A. bao gồm các cây lá xanh bình thường và các cây lá xanh đốm trắng.

B. bao gồm các cây lá xanh bình thường, các cây lá xanh đốm trắng và các cây lá trắng hoàn toàn.
C. đều mang gen đột biến nhưng không được biểu hiện ra kiểu hình
D. đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm lá xanh đốm trắng.
Đáp án A
Gen ở lục lạp là gen ngoài nhân nên có khả năng nhân đôi độc lập với sự nhân đôi của tế bào, đồng thời
thường được phân chia không đều cho các tế bào con.
Do đó, khi cơ thể mẹ giảm phân tạo noãn có khả năng tạo ra 3 loại noãn khác nhau:
- Loại chỉ chứa các alen bình thường cho đời con lá xanh.
- Loại chỉ chứa các alen đột biến cho đời con lá trắng và gây chết vì cây mất khả năng quang hợp, sẽ không
xuất hiện ở thế hệ cây lai trưởng thành.
- Loại chứa đồng thời cả alen bình thường và alen đột biến cho đời con biểu hiện thành thể khảm (cây lá
đốm).
Vậy, thế hệ cây lai trưởng thành bao gồm các cây lá xanh bình thường và các cây lá xanh đốm trắng.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây không được gọi là cơ quan thoái hóa?
A. Hai mấu xương hình vuốt nối với xương chậu ở hai bên lỗ huyệt ở loài trăn.
B. Khe mang ở phôi người.
C. Ruột thừa ở người.
D. Di tích của nhụy trong hoa đu đủ đực.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Đáp án B
Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do đó, các phương án A,
C và D đều là những phương án đúng.
Phương án B sai vì khe mang chỉ xuất hiện ở giai đoạn phôi chứ không tồn tại ở cơ thể trưởng thành nên
không được gọi là cơ quan thoái hóa.

Câu 10: Quan sát hình ảnh sau đây:

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?
(1) Lưới thức ăn trên có nhiều hơn 6 chuỗi thức ăn.
(2) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
(3) Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
(4) Chuỗi thức ăn dài nhất có 3 bậc dinh dưỡng.
(5) Cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2, vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
(6) Loài sinh vật tiêu thụ tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn nhất là cáo.
Phương án nào sau đây là đúng?
A. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai; (5) đúng; (6) đúng.
B. (1) đúng; (2) sai; (3) sai; (4) sai; (5) đúng; (6) sai.
C. (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai; (5) đúng; (6) sai.
D. (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng; (5) sai; (6) sai.
Đáp án A
(1) đúng vì lưới thức ăn trên bao gồm 8 chuỗi thức ăn.
(2) đúng vì có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là cà rốt, cỏ và lúa mì.
(3) sai vì có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ.
(4) sai vì chuỗi thức ăn dài nhất có 4 bậc dinh dưỡng: Cỏ→ châu chấu →chim sẻ →cáo.
(5) đúng vì Cáo vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 2 (bậc dinh dưỡng bậc 3), vừa là sinh vật tiêu thụ bậc 3 (bậc
dinh dưỡng bậc 4).
(6) đúng vì cáo tham gia vào 5 chuỗi thức ăn.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Câu 11: Ưu điểm nào dưới đây không đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật?
A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.

B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.
Đáp án D
- Quy trình: Mẩu mô thực vật
Hormon kích thích sinh trưởng

mô sẹo

các cây con.

- Ưu điểm:
+ Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
+ Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
+ Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
Câu 12: Phát triển của cơ thể thực vật là
A. toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm hai quá trình không liên quan với nhau:
sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
B. toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình không liên quan với nhau:
sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
C. toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh
trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
D. toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm hai quá trình liên quan với nhau: sinh
trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Đáp án C
Câu 13: Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là
A. axit nucleic.

B. prôtêin.


C. ADN

D. ARN.

Đáp án A
Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là axit nucleic, có thể là ADN ở đa số sinh vật hoặc là ARN ở một số loại
virut (như HIV).
Câu 14: Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là
A. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã cao
B. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã cao.
C. các loài có ổ sinh thái hẹp và độ đa dạng của quần xã thấp.
D. các loài có ổ sinh thái rộng và độ đa dạng của quần xã thấp.

Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


Tài liệu luyện thi THPT Quốc Gia 2019 môn Sinh học
Theo dõi Page : Thầy Đinh Đức Hiền để nhận nhiều tài liệu bổ ích hơn .

Đáp án B
Quần xã ở rừng mưa nhiệt đới có điều kiện sống thuận lợi nên độ đa dạng cao, sự cạnh tranh giữa các loài
mạnh mẽ, từ đó làm phân hóa ổ sinh thái của các loài mạnh, dẫn đến sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài.
Câu 15: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về hệ sinh thái là không đúng?
(1) Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường
vô sinh.
(2) Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh
đều được xem là một hệ sinh thái.
(3) Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm yếu là các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm… và một số
vi sinh vật hóa tự dưỡng.
(4) Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh

thái nhân tạo.
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án C
(1) sai. Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ môi trường vô sinh
vào quần xã.
(2) đúng. Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn
chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái, bởi vì chức năng lúc này chúng đã thực hiện được chức năng của
một hệ sinh thái là thực hiện được chu trình tuần hoàn vật chất và chuyển hóa năng lượng.
(3) sai. Vi sinh vật hóa tự dưỡng thuộc nhóm sinh vật sản xuất.
(4) sai. Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn và thành phần loài thường đa dạng hơn hệ
sinh thái nhân tạo.
Câu 16: Một nhà khoa học sau một thời gian dài nghiên cứu hoạt động của 2 đàn cá hồi cùng sinh sống
trong một hồ đã đi đến kết luận chúng thuộc 2 loài khác nhau. Hiện tượng nào dưới đây là có thể là căn cứ
chắc chắn nhất giúp nhà khoa học này đi đến kết luận như vậy?
A. Các con cá hồi của hai đàn có màu sắc cơ thể đậm nhạt khác nhau.
B. Các con cá hồi của hai đàn có kích thước cơ thể khác nhau.
C. Các con cá hồi của hai đàn đẻ trứng ở những khu vực khác nhau trong mùa sinh sản.
D. Các con cá hồi của hai đàn giao phối với nhau sinh ra con lai không có khả năng sinh sản.
Đáp án D
Cá hồi là một loài sinh sản theo lối giao phối, do đó, căn cứ quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li
sau hợp tử.
Phương án A và B thuộc về tiêu chuẩn hình thái.
Phương án C thuộc về cách li trước hợp tử (cách li nơi ở).

Phương án D thuộc về cách li sau hợp tử.
Tham gia trọn vẹn COMBO PEN môn Sinh học tại Hocmai.vn để điểm số cao nhất trong kì thi THPT Quốc Gia 2019!


×