Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Làm thế nào để tìm người có đủ 3 điều kiện sau đây: 1.Có sự đam mê với công việc; 2.Phải có năng lực; 3.Phải có đạo đức.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.67 KB, 10 trang )

Bộ Công Thương
Trường Cao Đẳng Công Thương TP Hồ Chí Minh
Khoa Quản Trị Kinh Doanh

Chủ đề: Làm thế nào để tìm người có đủ 3 điều kiện sau đây:
1.
2.
3.

Có sự đam mê với công việc;
Phải có năng lực;
Phải có đạo đức.

Giáo Viên: Nguyễn Thị Tĩnh
Môn học: Quản trị nhân sự.
Danh sách thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Stt

Họ

1

Đinh Thế


2
3

Nguyễn Thị Thu
Lê Thị

Đinh Thế Hoàng
Nguyễn Thị Thu Nga
Lê Thị Thu
Trương Như Trang
Nguyễn Đình Văn
Dương Hoàng Yến

Tên

TP. Hồ
Chí Minh, Ngày
Hoàn
g
Nga
Thu

Công việc

Tháng

Sự đam mê với công việc
Phải có năng lực
Phải có năng lực


Năm

Mức độ hoàn thành
Tốt
Tốt
Tốt


4
5
6

Trương Như
Nguyễn Đình
Dương Hoàng

Trang
Văn
Yến

Phải có đạo đức
Phải có đạo đức
Sự đam mê với công việc

Tốt
Tốt
Tốt

Bảng phân công công việc


Nội Dung

1.

Người có sự đam mê với công việc.
1.1.
Đam mê là gì?

Mỗi người sẽ có một khái niệm khác nhau về niềm đam mê. Hiểu một
cách nôm na nhất đó chính là niềm yêu thích, khát khao theo đuổi đến cùng một
lĩnh vực gì đó. Là động lực để các bạn có thể cống hiến hết mình và tận dụng
toàn bộ thế mạnh, sở trường của mình để cống hiến cho lĩnh vực đó.
1.2.

Tìm kiếm và nhận diện người đam mê trong công việc.

Đặc điểm cơ bản nhất mà mọi đam mê đều có chính là sự kích thích,
nghĩa là khi bạn làm việc trong đam mê thì sẽ không có mệt mỏi, chán nản, lo
lắng mà thường trực nhất chính là niềm vui. Được làm việc với đam mê là một
loại hạnh phúc.
Đây chính là dấu hiệu rõ ràng nhất thể hiện đam mê của một
người nói chung và cho công việc nói riêng.
1.3.

Lợi ích khi tuyển được người có đam mê trong công việc.
Hiệu quả công việc cao hơn

Khi làm việc đúng với sở thích, đam mê và điểm mạnh của họ thì họ có
xu hướng chăm chỉ và đặt nhiều tâm huyết vào sản phẩm công việc. Thái độ tích
cực này sẽ ảnh hưởng đến hành động, giúp những đóng góp họ mang lại cho

doanh nghiệp thực sự đạt hiệu quả. Sau đó chắc chắn sẽ là chuỗi ngày làm việc
hưng phấn và chất lượng.
Cảm thấy hài lòng và ít căng thẳng hơn

2


Khi họ làm việc chỉ vì tiền, áp lực và căng thẳng sẽ luôn luôn sẵn sàng
đánh gục họ. Đích đến là những đồng tiền khiến họ mau chán nản, trở nên mệt
mỏi và thiếu sức sống. Những bữa cơm sẽ không còn ngon, những giấc ngủ sẽ
không còn yên dẫn đến sức khỏe và tuổi thọ sẽ suy giảm nhanh chóng.
Trái lại, có niềm đam mê với công việc là một cách tuyệt vời để giảm bớt
căng thẳng bởi không chỉ tâm trí, mà ngay cả toàn bộ cơ thể của họ cũng cảm
thấy thoải mái và hài lòng. Đó là điều rất quan trọng cho đời sống sức khỏe của
mỗi người.
Gúp doanh nghiệp bền vững và đi nhanh hơn.
Sống với công việc chỉ vì tiền sẽ làm bạn họ mãn ở một vài thời điểm nào
đó, và sau đó là hụt hẫng khi chẳng thấy một chút động lực nào để phát triển
cho doanh nghiệp. Khi họ đam mê, sẽ không bao giờ thấy đủ vì tâm trí luôn đầy
năng lượng tích cực.
Đó là lý do họ luôn thấy muốn làm việc, muốn cống hiến, muốn đạt được
những thành tựu để chinh phục chính mình và gúp ích cho doanh nghiệp. Và
ngay cả khi điều gì đó xảy ra khiến họ thất bại, họ cũng vẫn sẽ cố gắng hết sức
có thể để tiến lên bởi vì họ có đam mê công việc của mình.
Có lý do để tiến về phía trước
Đam mê giống như ngọn lửa thúc đẩy bạn không ngừng tiến đến phía trước để
đạt kết quả cao hơn nữa trong công việc. Nó không còn đơn giản là doanh số
trong việc làm sale mà nó còn là sự trải nghiệm, hoàn thiện bản thân và những
đích đến cao hơn trong công việc. Điều này cho bạn một lý do để không ngừng
tiến về phía trước. Vì thế mà khi tuyển dụng sale người ta luôn hỏi bạn có yêu

thích và đam mê nghề này hay không.
Xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và tích cực
Nếu bạn làm việc vì đam mê bạn sẽ thấy mọi mối quan hệ xung quanh đều đi
theo hướng tích cực. Khi bạn có động lực thúc đẩy và đam mê về công việc của
mình thì bạn sẽ thu hút được những người có cùng nhiệt huyết và dễ dàng phát
hiện những người thiếu nồng nhiệt. Sự phân loại dễ dàng này sẽ giúp bạn định
hình mối quan hệ ở môi trường làm việc và cảm thấy dễ chịu hơn khi đã có sự
rõ ràng đó. Nếu đang ở vị trí quản lý, điều này giúp bạn xây dựng một đội ngũ
mạnh mẽ, giúp đạt được các mục tiêu chung nhanh hơn. Nếu là một doanh
nhân, nó sẽ giúp bạn kết nối cùng với người có cùng giá trị đạo đức và nghề
nghiệp giống như bạn. Nếu chỉ là nhân viên thì nó cho phép bạn tỏa sáng và
thăng tiến nhanh hơn bởi bạn nổi bật so với đám đông. Rất đơn giản, bạn càng
kết nối với những người thành đạt, có thành tích cao thì bạn sẽ càng tiến xa hơn
3


trên con đường sự nghiệp của mình, không chỉ là việc làm sale mà tất cả các
công việc.
Giúp doanh nghiệp bền vững và tiến xa hơn.
Sống với công việc chỉ vì tiền sẽ làm bạn họ mãn ở một vài thời điểm nào
đó, và sau đó là hụt hẫng khi chẳng thấy một chút động lực nào để phát triển
cho doanh nghiệp. Khi họ đam mê, sẽ không bao giờ thấy đủ vì tâm trí luôn đầy
năng lượng tích cực.
Đó là lý do họ luôn thấy muốn làm việc, muốn cống hiến, muốn đạt được
những thành tựu để chinh phục chính mình và gúp ích cho doanh nghiệp. Và
ngay cả khi điều gì đó xảy ra khiến họ thất bại, họ cũng vẫn sẽ cố gắng hết sức
có thể để tiến lên bởi vì họ có đam mê công việc của mình.

1.4.


Ví dụ: câu chuyện thay đổi thế giới nhờ đam mê của Steve job

Cụm từ "người có đam mê sẽ thay đổi thế giới" chính là chìa khóa cho các
doanh nhân thành công. Gần một thập kỷ sau, vào năm 2005, Jobs nhắc lại câu
chuyện này trong bài phát biểu tại Đại học Stanford.
"Bạn phải tìm ra điều mình thích. Cách duy nhất để đạt được thành quả là yêu
lấy những gì mình làm. Nếu vẫn chưa biết mình muốn gì, hãy cứ tiếp tục tìm
kiếm. Đừng dừng lại. Cuối cùng, trái tim cũng sẽ lên tiếng khi bạn tìm ra mà
thôi
Theo đuổi nó là bí quyết vượt qua mọi trở ngại và đối mặt với sự hoài nghi của
những người xung quanh. Đó cũng là yếu tố quan trọng trong giao tiếp. Nếu bản
thân bạn không có đam mê với ý tưởng của mình, những người khác cũng sẽ
không.
Doanh nhân thành đạt luôn thừa điều này, nhưng không nhất thiết là phải với
bản thân sản phẩm. Họ có tình yêu mãnh liệt với sứ mệnh của mình, với giá trị
mà sản phẩm hay dịch vụ đó mang tới cho người dùng, và cái cách chúng thay
đổi thế giới.
Chẳng hạn, Jobs chẳng thích phần cứng máy tính đâu. Cái ông đam mê là tạo ra
công cụ giúp người ta giải phóng óc sáng tạo cá nhân. Vượt qua mọi khó khăn
nhờ theo đuổi đam mê Steve Job đã xây dựng nên đế chế công nghệ hàng đầu
4


thế giơi là Apple, nơi đây không chỉ sản xuất ra những chiếc máy giúp con
người hoàn thành công việc, mà là tạo ra những công cụ để con người theo đuổi
đam mê
Rất đơn giản, họ càng kết nối với những người thành đạt, có thành
tích cao thì họ sẽ càng tiến xa hơn đi đôi với đó là doanh nghiệp ngày càng
phát triển.
2.


Người có năng lực
2.1.
Năng lực là gì?

Năng lực là yếu tố riêng tạo nên sự khác biệt của mỗi người. Năng lực là
sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ của một người.
2.2.

Năng lực hình thành như thế nào?

Năng lực được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân. Tư
chất tự nhiên của cá nhân ở đây tính chất có sẵn của con người, thường là về
mặt trí tuệ.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa năng lực hoàn toàn có sẵn trong mỗi
con người, nó phải trải qua quá trình công tác, rèn luyện thường xuyên mà có
được. Năng lực được chia thành hai nhóm: năng lực chung và năng lực chuyên
môn.
Năng lực chung sẽ bao gồm nhiều yếu tố như năng lực phán xét tư duy,
năng lực khái quát, năng lực tưởng tượng…
Năng lực chuyên môn sẽ đòi hỏi những năng lực nhất định trong một lĩnh
vực nào đó có thể là âm nhạc, tổ chức, kinh doanh, hội họa…
2.3.

Đặc điểm nhận dạng người có năng lực làm việc.
Chủ động và sáng tạo.

Người có năng lực không bao giờ thích mình là người bị động, họ không
ngồi đó để chờ người khác sai khiến mà sẽ tự tay làm mọi thứ ngay khi có thông
tin. Với những người này thì khả năng tự học của họ là vô biên. Vào bất cứ

ngành nghề nào thì họ cũng không mất quá nhiều thời gian để nắm rõ bản chất
công việc, càng làm thì lại càng tốt, sự tiến bộ sẽ thay đổi qua từng ngày.
Mọi thứ ngắn gọn, rõ ràng.
Người có năng lực làm việc luôn biết đời người là hữu hạn, thời gian là
thứ mất đi không lấy lại được, do vậy những việc không liên quan đến việc họ
5


làm, không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc thì họ sẽ lập tức bỏ qua. Họ
không muốn tốn thời gian dây dưa vào các việc phức tạp, nhất là những việc
liên quan đến tình cảm.
Tư duy tích cực.
Cái này nói thì dễ nhưng làm lại không dễ chút nào. Bản chất của con
người là luôn phòng thủ, họ thường nhìn đến những điều tiêu cực trong cuộc
sống để đề phòng. Thế nhưng những người có năng lực thì lại khác, họ xem mọi
thứ đều là cơ hội, họ biến cơ hội trở thành bàn đạp để đi tới thành công.
Tư duy lớn, dài hạn.
Đây là điều rất khó, bởi chỉ có những người trải nghiệm nhiều, sống gần
với người làm ăn lớn, trí tuệ lớn, nhân cách lớn… thì may ra mới có tư duy này.
Nếu không thì họ mãi mãi quẩn quanh với những điều vụn vặt, biết một mà
không biết hai, mãi mãi dậm chân tại chỗ mà chẳng bao giờ thoát ra được.
Chấp nhận cô đơn.
Điều gì cũng có cái giá của nó, người có năng lực rất khác người bởi họ
có một tư duy đặc biệt, do vậy luôn có một tỉ lệ người không ưa, nhất là những
kẻ bảo thủ, suy nghĩ nông cạn, tham sân si, đố kỵ, hay người có đầu óc tiêu cực.
Thế nhưng người có năng lực làm việc lại không bao giờ bận tâm về những điều
đó, có khi họ còn vui vẻ chấp nhận khi bị ghét bỏ. Đơn giản, họ biết rằng, họ
sinh ra trên đời này đâu phải để làm hài lòng đám đông.
Ví dụ thực tiễn.
Như chúng ta đang ngồi làm việc nhưng đột nhiên không kết nối được

internet. Người có năng lực là người sẽ đứng lên xem xét coi có gì không
ổn trong hệ thống internet của mình, hay đơn giản là kiểm tra xem có ai
đi qua rồi chạm vào ổ điện. Nếu không thể tìm ra được nguyên nhân, họ
sẽ gọi điện cho thợ sửa chữa. Còn với người không có năng lực là khi mất
kết nối internet, họ sẽ thụ động ngồi chờ. Công việc cũng vì thế mà bị trì
trệ, năng suất làm việc bị giảm đáng kể. Đến khi sếp hỏi đến thì lại đổi
cho mạng hỏng chứ không phải mình lười làm.
Một quán cà phê ở Hà Nội với lối kiến trúc đẹp, sạch sẽ, gọn gàng. Lúc
không có khách thì nhân viên mỗi người một bao găng tay, một bình xịt
lau từng ô cửa kính, toilet cũng được kiểm tra liên tục nên lúc nào cũng
khô ráo, sạch sẽ, kể cả cái tay nắm cửa. Thế nên lúc nào quán cũng đông
khách. Nhưng khi anh quản lý này rời khỏi vị trí công việc thì những
người còn lại không ai làm được, quán cũng cứ thế mà dần dần đóng cửa.
Người có đạo đức
2.4.
1.

2.

3.

6


3.1.

Đạo đức là gì?

Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để
chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người.

Là hệ thống các quy tắc về chuẩn mực của cộng đồng và xã
hội. Đạo là con đường, đức là tính tốt. Khi nói một người có
đạo đức là ý nói người đó có sự rèn
luyện thực hành các lời răn dạy về đạo
đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong
đời sống và tâm hồn.
3.2.

Đạo đức trong kinh doanh,

công việc

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác
dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh.
3.3.

Các khía cạnh thể hiện.

Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung
thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn
thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện
những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với
bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng giả,
khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi
tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản
thân, không hối lộ, tham ô, “chiếm công vi tư”.
Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền phải
tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm

năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các
quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và
tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ.
Xã hội: Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng
nhân tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ
yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm
lạc đáng tiếc. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai
trò của đạo đức. Và khi xã hội loài người có giai cấp, có áp bức, có bất công,
chiến đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở
thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên.
Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội.
7


Pháp luật: Pháp luật ban hành dựa trên những chuẩn mực đạo đức, những
tập quán, hành vi mà con người xử xự, chấp nhận nó. Pháp luật là đạo đức
nhưng đạo đức chưa hẳn là pháp luật.
VD: pháp luật hôn nhân gia đình cấm những người có quan hệ trong
phạm vi 3 đời kết hôn với nhau. Ở ngoài xã hội cũng không có ai chấp nhận
những người này được kết hôn với nhau.
3.4.
Lý do dẫn đến các hành vi phi đạo đức, bất
- Tham vật chất;
- Tham vọng về địa vị; thành công, danh tiếng;
- Sức ép phải thành công; Cái tôi.
3.5.
Kết luận







hợp pháp.

Từ những lý do, luận diểm trên ta có thể rút ra được rằng trước tiên
để tìm 1 người, một nhân viên được cho rằng có đạo đức thì tổ chức,
doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:
1. Đạo đức phải được đặt ngang tầm quan trọng với lợi nhuận, tăng
trưởng, hoặc thậm chí sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi đạo đức là
yếu tố đảm bảo sự tiến bộ của tổ chức - yếu tố này không làm mất đi
lợi nhuận, tăng trưởng hay sự sống còn của doanh nghiệp.
2. Đạo đức là ưu tiên hàng đầu chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải điều
kiện đủ. Trong bất kỳ tình huống nào, những người đứng đầu đều phải
tham gia ở mức độ cao nhất chứ không chỉ giao trách nhiệm cho cán
bộ cấp dưới. Việc tham gia thể hiện trong các chương trình, kế hoạch,
thuyết phục nhân viên đồng lòng tham gia, trực tiếp quản lý kết quả
thực hiện, đảm bảo mọi cá nhân, bao gồm chính lãnh đạo, có trách
nhiệm giải trình.
3. Đội ngũ lãnh đạo phải cam kết và thực hiện cam kết đạo đức một cách
nghiêm ngặt như việc đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng của doanh
nghiệp.
3.6. Ví dụ
Doanh nghiệp cam kết được thể hiện qua việc khen thưởng hành vi đạo
đức tốt bằng cách tăng lương, đề bạt hoặc những phần thưởng khác; và có
hình phạt thích đáng với những hành động phi đạo đức, thậm chí đuổi
việc.
Câu chuyện kinh doanh ông Inamori Kazuo

Câu chuyện kinh doanh cũng như sống phải đúng đạo làm người được ông

Inamori Kazuo - vị doanh nhân của Nhật Bản truyền lửa đã khiến hàng nghìn
doanh nhân, bạn trẻ khởi nghiệp năm châu học theo. Triết lý Kinh doanh của
ông Inamori vô cùng đặc biệt, ông quan niệm cứ sống "đúng với đạo làm người"
và điều hành doanh nghiệp thì từng thành viên của doanh nghiệp sẽ hạnh phúc,
8


công ty sẽ phát triển. Đó là hoạt động kinh doanh một cách chính trực, tuyệt đối
không dối trá, lừa lọc. Nhân viên và lãnh đạo sống chân thành, dù gặp khó khăn
bên bờ vực cũng không theo đuôi bắt chước một cách hèn nhát mà dũng cảm
đương đầu vượt lên khó khăn, gian nan. Tôn trọng chính nghĩa, lấy công bằng
làm trọng, luôn nỗ lực rèn luyện tính khiêm nhường, nỗ lực không thua kém ai;
không nói, thậm chí nghĩ trong lòng những lời bất bình, bất mãn hay lời than
thở (ghen tị và hận thù).
Năm 2010, ông nhận lời làm Chủ tịch HĐQT Hãng hàng không Nhật Bản
mà không yêu cầu trả lương, sau đó giúp hãng này hồi sinh một cách thần kỳ chỉ
trong vòng 3 năm sau khi bị phá sản. Ông đã nỗ lực thực hiện cuộc cách mạng
thay đổi ý thức của nhân viên, biến Hãng hàng không Nhật Bản thành một tổ
chức hoạt động có hiệu quả.
4. Tổng kết
4.1. Đúc kết
Từ những yếu tố trên ta có thể thấy để tìm được một người hội tụ đủ các yếu tố
trên vô cùng khó. Khi ta tìm được một người đủ các yếu tố trên nhưng môi
trường làm việc tại doanh nghiệp có thể làm cho con người rất dễ biến chất.
Vì thế trước tiên doanh nghiệp cần định hướng, thay đổi để tạo ra một môi
trường làm việc tối ưu nhất, hài hòa nhất. Bởi vì khi doanh nghiệp có một
nguồn năng lượng tốt thì thu hút được người tài đến tham gia vào doanh nghiệp
và hợp tác với công ty “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”.I'm going no Mela
4.2. Yếu tố tâm đắt nhất:
Đạo đức là yếu tố mà nhóm tâm đắt nhất trong tuyển dụng nhân sự của doanh

nghiệp. Đạo đức chính là tâm cũng mỗi cá nhân. Chúng tôi lựa chọn nhân sự
yếu tố tâm hơn yếu tố tài. Trong cuộc việc hay cuộc sống đạo đức là thước đo
giá trị của mỗi người, là phương thức cơ bản để điều chỉnh hành vi con người.
Đạo đức góp phần nhân đạo hóa con người, dống con người sống thiện sống có
ích. Chính vì thế, chúng tôi đặt yếu tố tâm hơn tài. Tâm là do bản chất trong mỗi
người còn người thì có thể học. Cái tâm trong quá trình làm việc trên nền tảng
của tài, mặc dù không mấy nổi bật, những người này có khả năng tiến bộ cao.
Ví dụ: Khi một người để Tâm vào trong công việc, họ sẽ tìm mọi cách để làm
công việc tốt hơn, và vì như vậy, họ sẽ tìm cách học hỏi, và từ đó cái Tài được
nâng lên, hoặc nếu công ty có thể cung cấp cho họ một môi trường tốt để nâng
cáo cái Tài, sử dụng những người này thì chúng ta hoàn toàn "yên tâm". Còn
người có nhiều Tài nhưng ít cái Tâm trong công việc thì nói chung, họ khó tiến
bộ, bởi vì họ cậy dựa vào cái Tài có sắn mà không chịu để Tâm phát triển nó
(thông thường vì họ rất ít khi có trong đầu những câu hỏi làm sao để công việc
9


làm tốt hơn, có chất lượng hơn của Tâm. Kiến thức có thể học , kinh nghiệm có
thể tích luỹ nhưng ngưòi có Tâm tức là có thái độ tốt đối với công việc .Thường
ngưòi quản lý có kinh nghiệm và tầm nhìn sẽ thấy được toàn cục và định
hướng . Người có Tâm thì sẽ thường kèm theo đạo đức và biết hỗ trợ những
người xung quanh. Cần cù bù thông minh mà, có Tâm thì sẽ chăm chỉ học hỏi,
và làm việc lâu dài, gắn bó với công việc hơn. Tuy nhiên, chọn người có Tâm,
nhưng cũng khá khá tí, đừng khờ queo, thì khó đào tạo lắm. Người có Tài, thì
thường tự cao và hiếu thắng, hay đứng núi này trong núi nọ, khó làm việc lâu
dài và gắn bó lắm.
Dụng người như dụng mộc". Do đó lựa chọn được người thích hợp cũng còn tùy
thuộc người tuyển dụng và người sử dụng nữa. Một khúc gỗ tốt đến mấy mà
vào tay người không biết làm mộc cũng sẽ trở thành khúc củi mà thôi.


10



×