Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Làm thế nào để đưa QLÔNCN từ kế hoạch vào thực tế Bắt đầu bằng quan điểm sáng tạo trong việc giải quyết vướng mắc.x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.37 KB, 4 trang )

34. Làm thế nào để đưa QLÔNCN từ kế hoạch vào thực tế? Bắt đầu bằng quan điểm sáng tạo trong
việc giải quyết vướng mắc.
Linda Ghanimé, Cố vấn Dự án VPEG
Những lỗ hổng trong quản lý ô nhiễm công nghiệp (QLÔNCN) - Nguyên nhân số 1 tại Việt Nam gây ra suy
thoái môi trường cần được khẩn trương giải quyết. Cuộc sống tốt đẹp của người dân Việt Nam phụ thuộc
vào công tác QLNN hiệu quả đối với các vấn đề ô nhiễm công nghiệp. Ô nhiễm ngày càng gia tăng và các
cơ quan chức năng quá căng thẳng bởi áp lực và tốc độ phát triển công nghiệp vượt quá những nỗ lực
phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp có phạm vi và ảnh hưởng quá ít ỏi trong quy hoạch phát
triển và lập ngân sách. Nỗ lực trong công tác QLÔNCN ở Việt Nam thường xuyên chịu tình trạng lặp đi lặp
lại các chỉ tiêu quá cao không đạt được, không gắn kết với chiến lược phát triển công nghiệp và xa rời
thực tế.
Làm thế nào để đưa quản lý ô nhiễm công nghiệp từ kế hoạch vào thực tế? Những ví dụ về quản lý hiệu
quả ô nhiễm công nghiệp được tổng hợp từ một số tỉnh với những bài học hữu ích đã được chia sẻ tại
Diễn đàn Quản lý Ô nhiễm Công nghiệp tổ chức từ ngày 21 đến 23/6/2011 tại Vũng Tàu. Diễn đàn là nơi
để lãnh đạo và cán bộ làm việc thực tế của một số tỉnh (khoảng 70 đại biểu) chia sẻ những hiểu biết và
kiến thức, kinh nghiệm và các giải pháp đưa ra nhằm giải quyết những thách thức trong QLÔNCN. Đây là
diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Dự án QLNN về Môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam
(VPEG).
Tổng cục Môi trường (TCMT) và Cơ quan Điều hành Canada (CEA) của VPEG chủ trì thực hiện quá trình
trao đổi, thảo luận tại diễn đàn. Các mục tiêu chính được đặt ra và đạt được tại diễn đàn này là sự hiểu
biết chung về cách làm tốt trong quản lý ô nhiễm công nghiệp, lập kế hoạch trung hạn (5 năm) và xây dựng
chương trình hoạt động tương ứng, chia sẻ kinh nghiệm, rút ra bài học và cung cấp thông tin cho công tác
xây dựng chính sách ở cấp quốc gia, cụ thể là ''Kế hoạch Chiến lược quốc gia 5 năm về QLÔNCN". Các
chủ đề chính đã được thảo luận gồm việc lập kế hoạch và lập ngân sách, cung cấp tài chính và đầu tư, và
lập kế hoạch chiến lược có nhiều bên tham gia. Điểm nổi bật của diễn đàn là sự tham gia đóng góp của
nhiều tỉnh đi tiên phong trong công tác QLÔNCN hiệu quả, có nhiều kinh nghiệm và cách làm sáng tạo tích
cực có thể tham mưu tốt cho quá trình hoạch định chính sách. Những hiểu biết sâu sắc, kiến thức mới và
khuyến nghị cũng đã được chia sẻ một cách hiệu quả để bắt tay vào tháo gỡ những vướng mắc trong
công tác quản lý, để đảm bảo cải tiến liên tục trong phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
QLÔNCN sáng tạo ở cấp tỉnh


Hơn một thập kỷ qua, Bình Dương luôn là tỉnh dẫn đầu trong việc thực hiện kế hoạch QLÔNCN, cụ thể từ
lĩnh vực công nghiệp mở rộng phạm vi sang bảo vệ môi trường nói chung. Trách nhiệm thực hiện kế hoạch
đã chuyển biến tích cực từ chỗ chỉ có Sở TNMT đến chỗ có Ban chỉ đạo thực hiện thuộc Hội đồng Nhân
dân tỉnh, các cơ quan ban ngành hữu quan đều có trách nhiệm thực hiện. Trọng tâm của hoạt động là
công tác truyền thông và giáo dục cộng đồng, tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, hợp tác
khu vực và quốc tế cũng như quan hệ đối tác giữa nhà nước với tư nhân, công tác xã hội hóa, và đa dạng
các kênh cung cấp tài chính và đầu tư. Bình Dương đã khôn khéo khắc phục khó khăn về số lượng biên
chế và quy định không được ký hợp đồng thuê ngoài bằng cách sử dụng nguồn thu từ tiền phí xử lý nước
thải chi cho hoạt động thanh tra.
Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh được coi là những địa phương tiên phong trong việc tìm kiếm giải
pháp mang tính sáng tạo để cải tiến liên tục hướng tới QLÔNCN hiệu quả phục vụ cho tầm nhìn của thành
1
phố là cuộc sống xanh và tốt đẹp hơn cho người dân. Hà Nội, Bắc Ninh, Long An nêu lên những thách
thức từ khu vực làng nghề. Sóc Trăng nhấn mạnh các nhu cầu ưu tiên về tăng cường nguồn lực cho
QLÔNCN, giảm tải lượng ô nhiễm và huy động sự tham gia thực chất của các bên liên quan. Quảng Ngãi
tập trung vào vấn đề tuân thủ của nhà máy lọc dầu và các cơ sở công nghiệp liên quan. Hải Dương tập
trung vào chính sách, theo dõi và đo lường các nguồn ô nhiễm công nghiệp, về thanh tra và tuân thủ.
Những vấn đề được các tỉnh đặt ra xoay quanh năm nội dung sau: Các văn bản quy phạm pháp luật đã lỗi
thời và chồng chéo, thiếu rõ ràng trong cơ chế phối hợp quản lý các làng nghề, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu
trong xử lý nước thải, tình trạng thiếu nguồn lực, đặc biệt là ở cấp huyện, xã và thiếu ý thức chung. Những
vấn đề quan trọng này đều phải giải quyết nhưng không thể dễ dàng nhanh chóng và cần những cách làm
sáng tạo.
Đây là thách thức chính đối với tất cả các tỉnh đang trong quá trình thiết kế và xây dựng kế hoạch
QLÔNCN 5 năm và các chương trình hoạt động tương ứng. Đối với một số tỉnh mới bắt đầu và đối với các
tỉnh đã từng thực hiện chu trình này, hiện trạng bố trí công nghiệp và các điều kiện môi trường giữa các
tỉnh có sự khác nhau, nhưng tất cả các tỉnh đều phải đối mặt với những khó khăn giống nhau trong phối
hợp công việc giữa các cơ quan ban ngành trong bối cảnh thiếu nguồn nhân lực và tài chính.
Trong bài trình bày tổng quan về xây dựng chương trình QLÔNCN, Linda Ghanime đã nêu ra rằng bước
tiến trong QLÔNCN bị cản trở bởi sự hạn chế trong lồng ghép với chiến lược phát triển của quốc gia và địa
phương, không có sự gắn kết mật thiết với quá trình lập ngân sách, thiếu sự đầu tư và cung cấp tài chính

trực tiếp (khu vực công và khu vực tư nhân), lãnh đạo thiếu quyết đoán và thiếu sự tin tưởng vào khả năng
thay đổi. Việc đưa ra các mốc đánh giá, theo dõi và giám sát những bước tiến trong QLÔNCN và thúc đẩy
những bài học thành công bằng việc chia sẻ tri thức. Linda đã tóm tắt sự cần thiết phải cải tiến trong bốn
lĩnh vực chính như sau: Chính sách về QLÔNCN và các kế hoạch phát triển KT-XH, đầu tư cho các công
trình bảo vệ môi trường và sản xuất sạch hơn, cải tiến trong phân bổ nguồn lực, và cơ sở thông tin số liệu
phù hợp.
Cần đo lường, theo dõi tải lượng ô nhiễm và giám sát chặt chẽ hơn kết quả giảm tải lượng ô nhiễm công
nghiệp. Phần quan trọng của một quy trình QLÔNCN hiệu quả có thể được tóm tắt là: Các chủ thể đi đầu
sáng tạo, các quy định pháp luật thuận lợi cho công tác QLÔNCN, các ưu đãi theo cơ chế thị trường và sự
phán xét, phản biện của công chúng, huy động sự tham gia của các bên liên quan tìm ra giải pháp. Chia sẻ
kiến thức về các phương pháp tiếp cận thành công là một phần quan trọng trên con đường tiến lên phía
trước. Việc lưu lại trên văn bản những ví dụ về thực hiện hiệu quả công tác QLÔNCN giúp cho việc học
tập, khuyến khích nhân rộng ra các tỉnh khác, và giúp tạo ảnh hưởng thay đổi chính sách tầm quốc gia và
nâng cao nhận thức cộng đồng trong QLÔNCN.
Luật pháp thuận lợi cho công tác QLÔNCN
Kế hoạch sửa đổi Luật BVMT trong năm 2012 của Tổng cục Môi trường sẽ bao gồm khung pháp lý chặt
chẽ hơn cho QLMT các KCN cũng là nền tảng của diễn đàn này. Có nhiều ví dụ được trình bày như luật
pháp/các quy định không rõ ràng, không nhất quán, không đầy đủ trong QLÔNCN cần phải được giải quyết
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng ở cấp tỉnh. Ông Phạm Văn Lợi - Viện Khoa học QLMT nêu ra
một số khiếm khuyết và hạn chế, cụ thể như yếu kém trong phân công, phân cấp cho cấp tỉnh và các cấp
thấp hơn trong bối cảnh luật pháp phân tán và chồng chéo. Để giải quyết vấn đề này, hai sáng kiến đã
được nêu ra: Đầu tiên là cơ chế phản hồi hiệu quả cho Tổng cục Môi trường về những cản trở việc áp
dụng quy định pháp luật. Cơ chế này cần sự tham gia của các Sở TNMT ở cấp tỉnh trong việc tham mưu
đề xuất sửa đổi trong luật pháp và các quy định liên quan đến QLÔNCN và đóng góp ý kiến của các bên
liên quan trong đó có giới doanh nghiệp. Thứ hai là lộ trình thực tiễn để các ban ngành hữu quan khắc
2
phục các thiếu sót trong quy định pháp luật và soạn thảo văn bản sửa đổi nhằm giải quyết những hạn chế
trong văn bản quy phạm pháp luật.
Xác lập ưu tiên trong QLÔNCN với quan điểm chiến lược và huy động sự tham gia các bên liên
quan

Quản lý ô nhiễm công nghiệp ở các địa phương phát triển nhanh chóng là một nhiệm vụ nặng nề nhưng có
thể được giải quyết hiệu quả với trọng tâm chiến lược tập trung vào các vấn đề ưu tiên và các hoạt động
mang tính tổng thể. Bà Nguyễn Ngọc Lý đã trình bày về nhu cầu cấp bách đối với các tỉnh trong việc áp
dụng cách tiếp cận QLÔNCN có sự nhìn nhận mang tính tổng thể một cách nghiêm túc để biết được hiện
trạng của các tỉnh cũng như cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó và đạt được mục đích đề ra, thẳng
thắn đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu. Đồng chủ tọa, ông Lê Kế Sơn - Phó Tổng cục trưởng TCMT
cũng nêu rõ sự cần thiết đối với tầm nhìn và chiến lược, với các mục tiêu thực tế, kế hoạch dài hạn và kế
hoạch hàng năm và thông qua quan điểm của người dân về QLÔNCN.
Ngoài việc lồng ghép xây dựng kế hoạch QLÔNCN trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với quy mô
rộng lớn hơn, cần cụ thể về lộ trình trung hạn và lập kế hoạch hành động và tài chính ngắn hạn, điều cốt
lõi của việc xây dựng chương trình.
Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường có vai trò lãnh đạo trong lập kế hoạch QLÔNCN.
Với vai trò này, các cơ quan trên sẽ nắm được, ghi nhận và đáp ứng các nhu cầu ở cấp huyện và xã và
các lợi ích cụ thể của các đối tác và các bên liên quan.
Lập kế hoạch chi tiêu môi trường và sử dụng ngân sách phân bổ một cách tốt nhất
Các nguồn lực về tài chính và nhân lực phân bổ cho QLÔNCN là các khoản đầu tư. Các chính sách hỗ trợ
cho việc cung cấp tài chính cho công tác QLÔNCN là khá tích cực (Nghị quyết 41 và Quyết định 34 về
phân bổ 1% ngân sách nhà nước cho các hoạt động BVMT). Những nguồn lực này hỗ trợ cho các giải
pháp giải quyết các vấn đề môi trường chung để tạo ra ưu đãi cho việc đầu tư của các công ty tư nhân vào
QLÔNCN. Nhiều người ủng hộ cho nỗ lực tăng phân bổ ngân sách đến 1,5% nếu pháp luật cho phép.
Các nhóm làm việc đưa ra thông tin phản hồi về việc sử dụng nguồn ngân sách này, xác nhận rằng kinh
phí này được sử dụng cho các nhiệm vụ QLÔNCN chính của Sở TNMT và có điều chỉnh để phù hợp với
yêu cầu của địa phương. Việc sử dụng ngân sách này như thế nào vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng,
Tổng cục Môi trường nên có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này cũng như có báo cáo tổng kết
những kết quả đạt được.
Benoit Laplante - Chuyên gia kinh tế, dẫn dắt quá trình thảo luận về đầu tư và lập kế hoạch, khuyến nghị
nên sửa đổi Nghị định 67: Áp dụng cấu trúc thu phí 2 phần gồm phí cố định và phần phí kia được tính theo
mức độ gây ô nhiễm; điều chỉnh mức phí theo tỷ lệ lạm phát, tập trung vào một vài ngành công nghiệp
chính và áp dụng đối với các khu công nghiệp và áp dụng phù hợp theo quy mô của doanh nghiệp (nhỏ,
vừa hoặc lớn).

Thúc đẩy xây dựng kế hoạch và chương trình QLÔNCN chiến lược
Trong các phiên thảo luận về cách thức tổ chức thực hiện hiệu quả công tác QLÔNCN, vai trò của sắp xếp
thể chế, lãnh đạo, kiến thức và trách nhiệm giải trình trong việc thúc đẩy những thay đổi cần thiết được
Terence Jones - Chuyên gia tư vấn của VPEG nêu ra. Lãnh đạo Sở TNMT Bình Dương, Hà Nội và Đà
Nẵng đã đưa ra những ví dụ hay về các thay đổi sáng tạo tập trung vào thực tiễn để thúc đẩy hiệu quả
nhất với con người, kiến thức và hệ thống quản lý. Các đại biểu các tỉnh cũng nhấn mạnh rằng một khuôn
khổ chung cho kế hoạch QL ÔNCN 5 năm dựa trên kinh nghiệm cũng sẽ giúp ích.
3
Isabelle Thibeault kết luận, diễn đàn QLÔNCN được coi là một sự kiện quan trọng thúc đẩy việc hỗ trợ cho
các tỉnh trong những năm cuối của dự án VPEG. Các hoạt động trong tương lai sẽ tập trung vào việc giúp
thể chế hóa các phương pháp tiếp cận về QLÔNCN được cải tiến và cách làm hay trong cơ chế của toàn
quốc và địa phương. Sẽ chú trọng hơn về các biện pháp tăng cường chính sách, pháp luật và khuôn khổ
pháp lý cho QLÔNCN, hỗ trợ các phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở khoa học và hợp tác. Xây dựng và
phổ biến hướng dẫn QLÔNCN về cách làm tốt ở các tỉnh là một kết quả đầu ra quan trọng được đề xuất.
Tài liệu hướng dẫn này sẽ củng cố một số kết quả đầu ra về kỹ thuật của VPEG và các ví dụ về cách làm
tốt trong QLÔNCN ở địa phương thành một cẩm nang lập kế hoạch và xây dựng chương trình hoạt động
đề cập cả tầm chính sách và phương pháp nghiệp vụ. Các bài trình bày tại diễn đàn về những khái niệm
chính, phương pháp luận, ví dụ về các phương pháp tiếp cận và cách làm trong QLÔNCN, các ý chính
trong thảo luận sẽ góp phần soạn thảo tài liệu hướng dẫn này.
4

×