Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NGUYÊN lý về mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN và ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.96 KB, 8 trang )

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP
LUẬN
I. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
– Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến” là khái niệm
chỉ sự quy đinh, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hi ện
tượng hoặc giữa các mặt của một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan.
Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình
trong thực tế đều tác động đến nhau. Không có s ự vật, hiện tượng nào
tách biệt hoàn toàn với các sự vật, hiện tượng khác.
– Hiểu một cách khái quát thì:
+ “sự quy định” là sự lệ thuộc vào nhau giữa các sự vật (hay hiện tượng) A
và B.
+ “tác động qua lại” là tác động hai chiều; A tác đ ộng vào B, đ ồng th ời B
cũng tác động vào A.
+ “chuyển hóa lẫn nhau” là A “biến” thành một phần hay toàn bộ B và
ngược lại.
Ở trên, ta chỉ đề cập 02 sự vật (hay hiện tượng) A và B cho dễ hiểu. Trong
thực tế, “mối liên hệ phổ biến” bao quát A, B, C, D…, n, đến vô cùng. Đi ều
này cũng đúng với vô số các mặt trong mỗi sự vật, hiện tượng A, B, C, D…
II. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
1. Tính khách quan của mối liên hệ phổ biến


– Trong thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng luôn có m ối liên h ệ v ới
nhau, dù nhiều dù ít. Điều này là khách quan, không l ệ thu ộc vào vi ệc con
người có nhận thức được các mối liên hệ hay không.
Sở dĩ mối liên hệ có tính khách quan là do thế giới vật chất có tính khách
quan. Các dạng vật chất (bao gồm sự vật, hiện tượng) dù có vô vàn, vô k ể,
nhưng thống nhất với nhau ở tính vật chất. Có điểm chung ở tính v ật ch ất
tức là chúng có mối liên hệ với nhau về mặt bản ch ất m ột cách khách


quan.
– Có những mối liên hệ rất gần gũi ta có th ể nh ận th ấy ngay. Ví d ụ nh ư
mối liên hệ giữa con gà và quả trứng.
Nhưng có những mối liên hệ phải suy đến cùng, qua rất nhiều
khâu trung gian, ta mới thấy được. Gần đây, chúng ta hay được nghe về lý
thuyết “hiệu ứng cánh bướm”. Lý thuyết này xuất phát từ quan điểm cho
rằng những sự vật, hiện tượng ở rất xa nhau nhưng đều có liên quan đ ến
nhau.


Do vạn vật liên hệ với nhau, nên chỉ cần đôi cánh c ủa nàng bướm xinh là có
thể gây nên những thay đổi ở đâu đó rất xa.
2. Tính phổ biến của mối liên hệ phổ biến
Các mối liên hệ tồn tại giữa tất cả các sự vật, hiện tượng của t ự nhiên, xã
hội và tư duy. Không có sự vật, hiện tượng bất kỳ nào mà không có s ự liên
hệ với phần còn lại của thế giới khách quan.
Lấy lĩnh vực tự nhiên để phân tích, ta có những mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng thuộc riêng lĩnh vực tự nhiên. Cũng có nh ững m ối liên h ệ
giữa các sự vật, hiện tượng thuộc tự nhiên với các s ự vật, hiện t ượng
thuộc lĩnh vực xã hội. Lại có những mối liên hệ giữa các s ự vật, hiện t ượng
tự nhiên với các hiện tượng thuộc lĩnh vực tư duy (hay tinh thần)
Khi lấy lĩnh vực xã hội hoặc tư duy để phân tích, ta cũng có nh ững m ối liên
hệ đa lĩnh vực như trên.
3. Tính phong phú, đa dạng của mối liên hệ phổ biến


Đó là sự muôn hình, muôn vẻ của những mối liên hệ. Tính đa dạng, nhiều
loại của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, v ận động và phát triển
của chính các sự vật, hiện tượng quy định.
Các loại liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động,

phát triển của các sự vật, hiện tượng. Ta có th ể nêu m ột s ố lo ại hình c ơ
bản sau:
– Liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài.
Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, tác đ ộng l ẫn nhau gi ữa các
yếu tố, các bộ phận, các thuộc tính, các mặt khác nhau… trong cùng một s ự
vật. Nó giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển
của sự vật.
Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các s ự vật, hiện t ượng khác nhau.
Nhìn chung, nó không có ý nghĩa quy ết định. Mối quan hệ này th ường ph ải
thông qua mối liên hệ bên trong để phát huy tác dụng.
– Liên hệ bản chất và không bản chất, liên hệ tất yếu và ng ẫu nhiên.
Cũng có những tính chất, đặc điểm nêu trên. Ngoài ra, chúng còn có tính
đặc thù. Chẳng hạn, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong mối quan h ệ này,
lại là tất nhiên trong mối quan hệ khác.
– Liên hệ chủ yếu và thứ yếu; liên hệ trực tiếp và gián tiếp.
Cách phân loại này nói đến vai trò quyết định đối v ới sự vận đ ộng,
phát triển của sự vật.
– Liên hệ bản chất và không bản chất; liên hệ cơ bản và không cơ bản.
Cách phân loại này nói lên thực chất của mối liên hệ là gì.


– Liên hệ bao quát toàn bộ thế giới và liên hệ bao quát m ột s ố ho ặc
một lĩnh vực.
Cách phân loại này vạch ra quy mô của mối liên hệ.
-…v…v…
Sự phân loại các mối liên hệ có tính tương đối, vì ta ph ải đặt m ỗi s ự liên
hệ vào một tình huống, mối quan hệ cụ thể.
(Lưu ý: hai từ “liên hệ” và “quan hệ” không hoàn toàn đ ồng nghĩa v ới
nhau.).
Các loại liên hệ khác nhau có thể chuyển hóa cho nhau. Sự chuy ển hóa nh ư

vậy là do ta thay đổi phạm vi xem xét, phân loại hoặc do k ết qu ả v ận đ ộng
khách quan của chính sự vật, hiện tượng.
Phép biện chứng duy vật tập trung nghiên cứu những mối liên hệ chung
nhất trong thế giới khách quan, mang tính phổ biến. Những ngành khoa
học cụ thể (toán, lý, hóa…) nghiên cứu những kiểu liên hệ riêng bi ệt trong
các bộ phận khác nhau của thế giới.
III. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến
Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự v ật, hi ện
tượng, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử – cụ
thể trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
1. Quan điểm toàn diện
Quán triệt quan điểm toàn diện, chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng
như sau:


– Trong nhận thức, trong học tập:
+ Một là, xem xét các mối quan hệ bên trong của s ự v ật, hi ện t ượng.
Tức là xem xét những mối liên hệ qua lại giữa các bộ ph ận, gi ữa các y ếu
tố, các tuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó.
+ Hai là, xem xét các mối quan hệ bên ngoài c ủa s ự v ật, hi ện t ượng.
Tức là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua l ại gi ữa s ự v ật,
hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác, k ể cả trực tiếp và gián tiếp.
+ Ba là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhu c ầu
thực tiễn.
Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh l ịch s ử nh ất
định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được m ột số h ữu h ạn nh ững
mối liên hệ. Do đó, trí thức đạt được về s ự vật, hiện t ượng ch ỉ là t ương
đối, không trọn vẹn, đầy đủ.
Ý thức được điều này sẽ giúp ta tránh được tuyệt đối hóa nh ững tri thức đã

có, tránh xem đó là những chân lý luôn luôn đúng. Để nhận th ức đ ược s ự
vật, chúng ta phải nghiên cứu tất cả những mối liên hệ.
+ Bốn là, tuyệt đối tránh quan điểm phiến diện khi xem xét s ự v ật,
hiện tượng.
Phiến diện tức là chỉ chú ý đến một hoặc một số ít nh ững mối quan h ệ.
Cũng có nghĩa là xem xét nhiều mối liên hệ nh ưng đều là nh ững m ối liên
hệ không bản chất, thứ yếu… Đó cũng là cách cào bằng nh ững thu ộc tính,
những tính quy định trong bản thân mỗi sự vật.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất, cái quan trọng


nhất của sự vật, hiện tượng. Điều này không đồng nhất với cách xem xét
dàn trải, liệt kê.
– Trong hoạt động thực tiễn
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi, để cải tạo được sự vật, chúng ta ph ải dùng
hoạt động thực tiễn để biến đổi những mối liên hệ nội tại của s ự vật và
những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với những sự vật khác.
Để đạt được mục đích đó, ta phải sử dụng đồng bộ nhiều bi ện pháp,
phương tiện khác nhau để tác động nhằm làm thay đổi những mối liên hệ
tương ứng.
+ Quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta phải kết h ợp ch ặt chẽ gi ữ
“chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng đi ểm”. Ví d ụ nh ư trong th ực
tiễn xây dựng, triển khai chính sách Đổi Mới, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa
coi trọng đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã h ội…, v ừa
nhấn mạnh đổi mới kinh tế là trọng tâm.
2. Quan điểm lịch sử – cụ thể
Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong không – th ời gian nh ất đ ịnh và
mang dấu ấn của không – thời gian. Do đó, ta nhất thiết ph ải quán triệt
quan điểm lịch sử – cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do th ực ti ễn

đặt ra.
Nội dung cốt lõi của quan điểm này là chúng ta ph ải chú ý đúng m ức đ ến
hoàn cảnh lịch sử – cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, t ới b ối c ảnh hi ện
thực, cả khách quan và chủ quan, của sự ra đời và phát triển của vấn đề.
Nếu không quán triệt quan điểm lịch sử – cụ thể, cái mà chúng ta coi là
chân lý sẽ trở nên sai lầm. Vì chân lý cũng phải có gi ới h ạn t ồn t ại, có
không – thời gian của nó.




×