Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95 KB, 4 trang )

NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
A- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Về kiến thức: Giúp cho SV năm thứ nhất nắm một cách khái
quát những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa nghĩa Mác –
Lênin, những kiến thức nền tảng về lý luận và phương pháp,
từ đó người học có thể nghiên cứu vận dụng vào trong thực
tế cuộc sống.
- Tư tưởng: Giáo dục cho SV sự trân trọng với quá khứ, đặc
biệt là những thành tựu, mà nhân loại đã đạt được trong tiến
trình Lịch Sử, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực
cho bản thân.
B- MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: giúp SV
1- Kiến thức:
- Kiến thức SV phải nắm được đó là phép biện chứng duy vật
xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những
phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng
đắn hiện thực , trong hệ thống đó nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái
quát nhất
- Khẳng định phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học
về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển
của tự nhiên của xã hội loài người và tư duy.
- Giải thích các sự vật sự việc và đặt nó nằm trong mối liên hệ
phổ biến
2- Kỹ năng:
- Rèn luyện tư duy, khái quát, phân tích, tổng hợp, đánh giá
vấn đề
- Kỹ năng lập sơ đồ
- Kỹ năng hình thành các giả thiết khoa học thông qua việc
đưa ra các ví dụ
3- Thái độ:


- Phát triển lòng yêu khoa học và say mê nghiên cứu khoa học,
bên cạnh đó giúp SV có cách nhìn sâu sắc hơn, cặn kẽ hơn,
toàn diện hơn.
C – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bao gồm có bảng, phấn
- Sử dụng máy để trình chiếu
- Sơ đồ hóa bài giảng
D – CHUẨN BỊ
1 – Giảng Viên: Giáo án, giáo trình “ Những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mác lênin”
2 – Sinh Viên:
- Đọc giáo trình, tóm tắt thông tin ở trong giáo trình
- Trả lời các câu hỏi trong giáo trình
E – TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
- Lên lớp, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
- Tóm lược lại kiến thức trước
- Bài Mới
+ Giới thiệu bài
+ Triển khai bài
Hoạt động của GV và SV Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khái niệm mối liên
hệ, mối liên hệ phổ biến.
- Giảng viên trình chiếu bài giảng
và đưa ra câu hỏi cho sinh viên?
+ Các sự vật, các hiện tượng và các
1- Khái niệm mối liên hệ, mối
liên hệ phổ biến
1.1– Quan điểm siêu hình
quá trình khác nhau của thế giới có
mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh

hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại
biệt lập, tách rời nhau?
+ Nếu chúng có mối liên hệ qua lại
thì cái gì quy định mối liên hệ đó?
+ Quan điểm siêu hình quan niệm
về mối liên hệ như thế nào?
+ Quan điểm DVBC thì ra sao?
+ cho ví dụ:
“ máu chảy ruột mềm”
“ mặt trời mọc hướng đông và lặn ở
hướng tây”
+ SV xem lại khái niệm trong giáo
trình, tìm hiểu và đưa ra câu trả lời
1.2 - Quan điểm biện chứng
Từ các quan điểm trên chúng ta đi
vào những khái niệm cụ thể.
*Mối liên hệ:
*Mối liên hệ phổ biến:
Hoạt động 2: Tính chất của mối liên
hệ.
- GV đặt câu hỏi:
+ Theo quan điểm của CNDVBC
mối liên hệ có những tính chất cơ
bản nào?
+ Tính khách quan của mối liên hệ
được thể hiện như thế nào?
+ Tính phổ biến của mối liên hệ
được thể hiện ra sao?
+ Tính đa dạng phong phú được thể
hiện như thế nào?

2 – Tính chất của mối liên hệ
- có 3 tính chất đó là:
2.1- Tính khách quan:
Nó là vốn có của mọi sự vật hiện
tượng.
2.2 – Tính Phổ biến:
+ bất cứ sự vật hiện tượng khác,
không có sự vật hiện tượng nào nằm
ngoài mối liên hệ.
+ mối liên hệ biểu hiện dưới nhiều
hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo
điều kiện nhất định. Song dù dưới
hình thức nào, chúng cũng chỉ là
biểu hiện của mối liên hệ phổ biến
nhất, chung nhất.
2.3 – Tính đa dạng phong phú
Sự vật hiện tượng trong thế giới
phong phú, đa dạng, vì vậy hình
thức liên hệ giữa chúng cũng rất đa
dạng. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào
vị trí vai trò, tính chất mà phân ra
thành những mối liên hệ khác nhau
như: mối liên hệ bên trong – mối
liên hệ bên ngoài, mối liên hệ bản
chất – mối liên hệ không bản chất,
mối liên hệ trực tiếp – mối liên hệ
gián tiếp. Những sự phân chia này
mang tính tương đối.
Hoạt động 3: Ý nghĩa phương pháp
luận.

- GV đặt câu hỏi:
+ Từ tính chất trên em rút ra ý
nghĩa gì?
+ Trong đó quan điểm toàn diện ra
sao?
+ Quan điểm lịch sử cụ thể như thế
nào?
3 - ý nghĩa phương pháp luận
3.1 – quan điểm toàn diện
+ Phải xem xét tất cả các mặt, các
mối liên hệ của sự vật sự và các
khâu trung gian của nó.
+ Phải nắm được và đánh giá đúng
vị trí, vai trò của từng mặt, từng mối
liên hệ trong quá trình cấu thành sự
vật.
3.2 – quan điểm lịch sử cụ thể
Bản thân quan điểm toàn diện đã
bao hàm cả quan điểm lịch sử cụ
thể. Vì vậy khi xem xét sự vật hiện
tượng phải đặt sự vật hiện tượng
vào đúng không gian, thời gian mà
sự vật hiện tượng tồn tại.
F - DẶN DÒ SINH VIÊN
+ Giảng viên củng cố lại bài
+ SV về nhà xem lại bài học
+ Đọc trước giáo trình phần “ Nguyên lý về sự phát triển”
+ Trả lời trước các câu hỏi

×