Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Chế độ dinh dưỡng cho BN ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.91 KB, 4 trang )

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ

Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung
vào điều trị tiệt căn bệnh lý mà chưa chú trọng
đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh
nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân,
30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do bệnh
lý khối u [1].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra
rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân. Tình
trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay nói cung chính là suy kiệt cơ
thể [1], [3].
1. Tổng quan
Dinh dưỡng hợp lí có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi
do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống
khoẻ hơn. Để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ
thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: Đạm - Bột đường - Béo – Vitamin, khoáng
chất - Nước [4].
Theo GS. BS Nguyễn Chấn Hùng, một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm
dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao... sẽ giúp cơ thể
đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là "cung cấp
thêm chất đạm cho khối u" như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hơn thế nữa, nên
chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để người bệnh dễ hấp thụ
dưỡng chất. Người nhà cũng nên khuyên người bệnh chịu khó vận động, ít nằm
một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn, tránh suy nghĩ quá sẽ giúp
cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn [4], [5].
2. Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh
nhân ung thư



2.1. Đạm
Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Các loại thịt màu trắng
như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các
nguồn sắt, kẽm...từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò... Các loại tôm,
cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất
dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.
2.2. Tinh bột
Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các
loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến
sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho
thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những
nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.
2.3. Chất béo (Lipid)
Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do
đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong
đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
2.4. Rau quả
Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế


biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các
loại vitamin.
3. Những vấn đề thường gặp nhất trong vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân
Ung thư [1], [2]
3.1. Người nhà nên làm gì khi người bệnh không chịu ăn hay còn gọi là
chứng chán ăn?
Rất nhiều bệnh nhân mất cảm giác ngon miệng trong quá trình điều trị ung
thư. Điều này có thể do sự phát triển của bệnh ung thư hoặc liệu pháp hóa trị bắt
buộc gây ra. Nếu hóa trị là nguyên nhân khiến bệnh nhân mất cảm giác ngon

miệng, tình trạng này có thể sẽ mất sau khi điều trị. Mức độ nghiêm trọng của tác
dụng phụ này phụ thuộc vào chế độ điều trị cũng như loại ung thư. Khi gặp vấn đề
này người nhà bệnh nhân cần:
- Chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa, thực đơn đa dạng bằng
việc lên trước thực đơn hàng ngày.
- Chọn thực phẩm giàu năng lượng, hàm lượng protein cao để người bệnh có
thể ăn ít những vẫn đảm bảo đủ chất.
- Chú trọng đặc biệt vào bữa sáng và các bữa phụ được chia nhỏ trong ngày.
- Tăng cường sử dụng các loại trái cấy có vị chua nhằm kích thích vị giác.
3.2. Khi đang ăn bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn ngay sau ăn?
Sử dụng thuốc (chống nôn) để ngăn chặn các triệu chứng này (thuốc thường
được bác sĩ kê sau quá trình hóa xạ trị) chú ý mua thuốc dự phòng ngay cả khi các
triệu chứng này đã giảm, có thể sử dụng thường xuyên để ngăn các cơn buồn nôn
quay trở lại.
Khi lên thực đơn cho người bệnh, nên chú ý tránh các loại thức ăn cay nóng,
chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn có gia vị nồng hoặc quá hắc… nên ăn đồ
hấp hoặc luộc để dễ tiêu hóa và giảm các cơn buồn nôn.
3.3. Bệnh nhân tiêu chảy hoặc táo bón ngay cả khi không ăn thức ăn lạ
Trong quá trình hóa trị, nhu động ruột cũng như niêm mạc ruột đôi khi có thể
bị ảnh hưởng. Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy nặng người nhà có thể yêu cầu bác sĩ
điều trị kê thuốc. Can thiệp vào thực đơn bữa ăn nhưng tuyệt đối không tự ý dùng
thuốc hoặc dùng các biện pháp dân gian để chữa tiêu chảy cho bệnh nhân ung thư.


Táo bón là một vấn đề phổ biến đối với các bệnh nhân ung thư. Nếu nhu động
ruột có dấu hiệu bất thường, điều này có thể do không uống đủ nước hoặc chế độ
ăn thiếu chất xơ, hoặc ít hoạt động cơ thể, cũng có thể là do tác dụng phụ của hóa
trị gây nên. Người nhà bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bổ xung chất
xơ bằng rau củ quả sạch và lên kế hoạch vận động tập luyện giúp người bệnh hoạt
động cơ thể một cách đều đặn.

Bằng việc xây dựng một chế dộ dinh dưỡng hợp lí sẽ tạo điều kiện nâng ca thể
trạng bệnh nhân góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng điều trị góp phần cải thiện
chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân trong suốt quá trình đấu tranh với các
bệnh lý ác tính.
Tài liệu tham khảo
1.Tạp chí Ung thư học Việt Nam số 1-2017.
2. Cancer- Free: Your guide to gentle, non-toxic healing tác giả Bill Henderson.
3. Tạp chí y học lâm sàng bệnh viện Trung Ương Huế số 45-2017.
4. Cẩm nang phòng trị bệnh Ung thư tác giả PGS-TS Nguyễn Chấn Hùng.
5. Ung thư biết sớm trị lành tác giả PGS-TS Nguyễn Chấn Hùng.



×