Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Giá trị văn hoá dân tộc Dao với Du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 19 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, quá trình giao lưu và hội
nhập của các dân tộc trên một quốc gia cũng như trên toàn thế giới diễn ra ngày càng sôi
động hơn. Bên cạnh vấn đề hội nhập làm giàu cho dân tộc mình thì nguy cơ mất dần
bản sác văn hóa đặc trưng, nguy cơ bị “hòa tan” nền văn hóa là điều đáng quan tâm hơn
hết.
Hoạt động du lịch mang trong mình nhiều trọng trách quan trọng, góp phần bảo
tồn và thúc đẩy nền văn hóa phát triển. Du lịch đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế lớn cho
quốc gia, đem lại việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên du lịch đòi hỏi phải
phát triển theo hướng bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch đảm bảo hài hòa giữa kinh tế,
xã hội và môi trường.
Dân tộc Dao là một dân tộc lưu giữ được khá nhiều phong tục, tập quán truyền
thống độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, dân tộc Dao chủ yến sống tại
một số tỉnh miền núi phía Bắc có những điểm du lịch nổi tiếng và thu hút nhiều khách
du lịch như Sapa, Bắc Hà. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp, thiên nhiên nơi đây và văn hóa
phong tục sẽ là yếu tố thúc đẩy du lịch ở những địa phương này phát triển
Để đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công
nghiệp không khói, việc khai thác du lịch dựa trên cơ sở bảo tồn, phát huy nhữnggiá trị
độc đáo của văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số được coi là hướng đi quan trọng mở ra
hướng đi quan trọng, mở ra nhiều triển vọng. Với bài nghiên cứu dưới đây, em mong
muốn giới thiệu chi tiết về văn hóa truyền thống của dân tộc Dao. Từ đó làm cơ sở lý
luận nêu ra những ảnh hưởng của văn hóa dân tộc dao tới sự phát triển du lịch.


PHẦN 1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI DAO
1.1.

Tổng quan về người Dao
- Tên:


Ngoài tên gọi là Dao, người Dao còn thường được gọi là Mán, Trại, Dạo, Xá,
Động...
- Nhóm:
Xếp theo ngũ hệ thì người Dao thuộc nhóm Hmông - Dao
- Nguồn gốc lịch sử phát triển
Người Dao có nguồn gốc từ phương Bắc nhập cư vào nước ta từ khoảng thế kỷ
thứ XII. Quá trình chuyển cư kéo dài suốt từ thế kỷ XII cho đến nửa đầu thế kỷ XX.
- Phân bố ở Việt Nam:
+ Ở Việt Nam, người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và gần đây mới có
một số nhỏ chuyển vào sinh sống ở khu vực Tây Nguyên
+ Người Dao cư trú tại các bản làng miền rừng núi trải rộng từ phía Bắc như Cao
Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...đến một số tỉnh trung du
như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.
- Dân số:
Tộc người Dao theo số liệu công bố năm 2009 hiện có 751.067 người. Họ sống

1.2.
1.2.1.

xen kẽ với người Mông, Tày, Nùng, Thái, Kinh
Các giá trị văn hóa của người Dao
Văn hóa vật chất
Kinh tế trồng trọt
+ Kinh tế của người Dao chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp, trồng trọt chăn
nuôi. Người Dao khai khẩn ruộng bậc thang để cấy lúa. Họ rất giỏi trong việc làm ruộng
bậc thang. Ở đâu có nước là ở đó có thể khai khẩn được ruộng bậc thang.
+ Bên cạnh đó, đồng bào còn phát đốt nương tỉa ngô, đậu tương, khoai tây, lúa
nương. Người Dao thường chọn những nơi có địa thể gồ ghề, đá vôi lởm chởm, đất xốp
để làm nương ngô, nương đỗ tương.
+ Ngô lúa thu hoạch thì để ở lều nương rồi vận chuyển dần về kho trong vườn

nhà. Nhà kho có sàn cao tránh ẩm ướt. Lúa giống, ngô giống thì buộc treo lên xà nhà, để
ở gác bếp.
-

Chăn nuôi

2


+ Người Dao nuôi trâu để cày nương ruộng bậc thang. Những nhà giàu nuôi
chùng độ dăm ba con.
+ Nuôi ngựa, lừa để thồ nông sản từ nương ruộng về nhà hoặc ngô giống trên
nương, thồ hàng xuống chợ.
+ Lợn gà, ngan, ngỗng thì nhà nào cũng dăm bảy con. Lợn thả rông, sáng chiều
mới gọi về cho ăn.
-

Nghề rèn:
+ Người Dao rất thành thạo nghề rèn đúc. Đúc lưỡi cày, rèn dao, rèn quốc,

thuổng, đúc lưỡi cày mang xuống chợ bán, hoặc để tảo đổi với bà con các xóm trong
vùng.
-

Nghề thủ công:
+ Đối với người Dao nghề thủ công được lưu truyền chủ yếu để phục vụ

cho sản xuất nông nghiệp và các sinh hoạt thường ngày ở gia đình. Nghề làm
chàm dệt vải, nghề đan lát, nghề chạm khắc trong kiến trúc nhà sàn truyền
thống.

+ Nghề làm chàm dệt vải khá công phu, tỉ mỉ, đặc biệt là quá trình làm ra
nước nhuộm (được gọi là “cao chàm”) từ cây chàm trong tự nhiên. Cao chàm
được chứa trong chum vại để dùng dần. Nhiều gia đình người Dao để dành cao
chàm đủ nhuộm vải trong khoảng thời gian tới mười năm
1.2.2.

Văn hóa phi vật chất
-

Nhà cửa:
Nhà ở của người Dao thường đơn giản, với vật liệu chủ yếu là gỗ và tre

nứa nhưng rất chắc chắn và toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông.
+ Người Dao ở nhà đất, tường trình đất dày, mái lợp gianh, cột cái cột quân bằng
gỗ tròn chôn đất, loại gỗ không mối mọt nhưng kiêng lấy những cây đổ, bị dây leo quấn
thân hoặc cụt ngọn. Cột cái đội nóc nhà.
+ Khi lợp, chỉ chủ nhà mới được phủ nóc. Chủ nhà làm phép bằng cách vỗ 3 cái
xuống mái nhà và hỏi những người đứng dưới đất: “đã tối chưa?”, mọi người trả lời:

3


“tối rồi”. Người Dao quan niệm như vậy mới có phúc. Mái nhà thường phải lợp lại sau
5 – 6 năm.

Nhà của người Dao Họ - Lào Cai (ảnh: Bùi T.T Hường)
+ Nhà thấp và thường có 2 của ra vào. Cửa chính ở gian giữa và 1 của nách ở trái
hồi. Vào nhà người Dao người ta có cảm giác ấm cúng nhưng có phần nặng nề, u tối.
+ Nhà có nhiều gian, có buồng ngủ cho các cặp vợ chồng. gian chính giữa sát sau
vách đặt bàn thờ thần linh, thờ tổ tiên, trên vách thờ thường có các bộ tranh thờ gọi là

tranh “Phàm Xchinh miên”
+ Nhà thường có 2 bếp: 1 bếp để nấu nướng hàng ngày, 1 bếp để tiếp khách.
.

4


Bàn thờ trong nhà của người Dao (ảnh: Bùi T.T Hường)
-

Ăn uống:
+ Lương thực chính là ngô, gạo. Gạo nấu cơm, ngô xay bột đồ hoặc làm bánh

hấp. Thực phẩm: Rau, đậu, bí, khoai tây, thịt gia súc. Người Dao dùng rất nhiều mỡ
trong bữa ăn. Thức ăn phải luôn luôn nóng nên luôn được chuyển tráo trên bếp.
+ Người Dao giỏi chế biến các món ăn bằng đậu tương, làm đầu phụ, xì dầu, tậu
xị… không bao giờ ăn thức ăn ôi thiu, thịt súc vật toi dịch.
+ Người phụ nữ Dao thường ngồi đầu nồi, nói đúng hơn họ ít được ngồi lâu
trong bữa cơm, nhất là cô con dâu, con gái vì phải ra vào bếp chuyển tráo thức ăn, tiếp
thức ăn cho cả nhà.
+ Bữa cơm có khách, người phụ nữ tiếp thức ăn vào mâm rất lễ phép, quỳ hai
gối, nâng hai tay theo nghi lễ phong kiến.
-

Quần áo – trang sức:
+ Phụ nữ Dao ăn mặc diêm dúa, màu sắc sặc sỡ. Trang sức vòng tay, vòng cổ,

vòng tai bằng bạc lấp lánh sáng, đeo càng nhiều càng đẹp, càng biểu hiện sự giàu có.
+ Thiếu nữ Dao ở tuổi vị thành niên đã bắt đầu chuẩn bị cho mình bộ cánh đẹp,
khâu may thêu thùa rất công phu. Đặc biệt tấm thêu sau vai áo được chăm chút rất tỉ mỉ.

Tuy cùng khuân mẫu hoa văn 16 hình các con chó thần, nhưng qua cá tính, tâm hồn và
đôi bàn tay khéo léo của mỗi người, mà mỗi con vật hiện lên một kiểu dáng, làm cho
5


bức thêu trở nên sinh động.Người con trai Dao thường nhìn mảnh thêu ấy mà đánh giá
sự khéo léo, tinh tế của người con gái. Khăn đội đầu dài năm bảy sải, quấn hàng chục
vòng.

Trang phục nữ của người Dao ở Hòa Bình (ảnh: Bùi T.T Hường)
+ Đàn ông Dao ăn mặc đơn giản hơn: áo quần màu đen, màu chàm, áo nở ngực đơm
cúc.

Trang phục truyền thống của người Dao ở Lai Châu, Quảng Ninh, Tuyên Quang
(ảnh: Bùi T.T Hường)
6


1.2.3 Văn hóa tinh thần
1.2.3.1 Tổ chức xã hội
- Người Dao có sự phân chia đẳng cấp giàu nghèo, chịu khó ảnh hưởng phong
kiến Trung Hoa khá nặng nề. Tầng lớp tăng lữ, thầy cúng có uy tín lớn trong đời sống xã
hội
- Vị trí người đàn ông được khẳng định, nhất là những nguwoif đàn ông có chữ.
1.2.3.2 Về hôn nhân và gia đình:
- Trai gái người Dao tự nguyện yêu nhau, tự do lựa chọn, nhưng khi bố mẹ ép gả
cũng phải chịu. Lễ thách cưới nặng những thịt lợn, gà, gạo nếp, tiền bạc trắng… Sau lễ
cưới, cô dâu về ở nhà chồng và mang theo các tư trang của mình.
- Gia đình Dao là gia đình phụ quyền, có thể một nhà có hai ba thế hệ sống
chung. Về quan hệ thân tộc thì trong cùng một dòng họ, con cô con cậu không được lấy

nhau.
- Người phụ nữ Dao sau khi chồng chết có quyền được tái giá, con cái để lại cho
bố mẹ, anh em bên nội nuôi.
1.2.3.3 Nghi thức và lễ hội
-

Về ma chay:
+ Gia đình người Dao khi có người chết, nhất là từ tuổi vị thành niên trở lên, nam

giới đã được “cấp sắc” thì bắn 3 phát súng lên trời báo với thần linh trời đất, với tổ tiên
và bà con xóm mạc xa gần. Mời thầy cúng (thầy Tào) về cúng hồn, tiến hành các thủ tục
khâm liệm.
+ Sau khi phát tang, những người trong gia đình tang chủ không được đeo trang
sức. Cơm, thức ăn đều dọn trên lá chuối, ăn bốc. Ban nhạc tang phục vụ từ khi phát tang
đến lúc đưa quan tài ra rừng.
+ Người Dao để tang 100 ngày, 7 ngày mở cửa mả. Trong 7 ngày thì thường
ngày tang chủ lấy cơm, thức ăn vào chén đem ra đầu ngõ xóm cúng hồn người chết.
+ Khi đốt vàng mã hạn “mở cửa mả”. Thầy cúng tiến hành chia của tượng trung
cho người chết (tài sản được xông lên khói vàng mã).
-

Lễ cấp sắc
7


+ Đây là nghi lễ tín ngưỡng đặc trưng của người Dao. Mỗi người con trai
khi lớn lên đều phải qua lễ Cấp sắc này mới được coi là trưởng thành. Người thụ
lễ được cấp tờ sắc như một tờ “giấy thông hành” để khi chết thì đem theo về quê cha
đất tổ.
+ Lễ cấp sắc còn nhằm trao cho người thụ lễ một “chứng chỉ” để hành nghề thầy

cúng, một trong những nghề danh giá nhất của xã hội Dao truyền thống.
+ Muốn được cấp sắc, phải học chữ Hán và chữ Nôm Dao để đọc sách cúng, học
cách thức tiến hành các lễ cúng và phải thực hiện một số điêu cấm kỵ nhằm tránh bị ô
uế.
+ Lễ này vừa mang tính phong tục, lại vừa có ý nghĩa văn hoá, đánh dấu
một giai đoạn trưởng thành của mỗi người đàn ông trong tộc người Dao. Bằng
việc thực hiện nghi lễ mang tính biểu trưng đậm nét văn hóa tín ngưỡng này mà
mỗi thanh niên người Dao nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của bản thân
trong cộng đồng của mình.

Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở Yên Bái (ảnh: Bùi T.T Hường)
+ Có 3 cấp sắc từ thấp lên cao: 3 đèn (quá tăng), 7 đèn và 12 đèn (đều là slai).
Tương ứng với số đèn là số âm binh:36, 72 và 120, để trở thành thầy cúng sai khiến mỗi
khi hành lễ.
8


-

Lễ cúng Bàn Vương
+ Lễ cúng Bàn vương (Chẩu Đàng), có nơi còn gọi là “làm chay” hay

“đám chay”, là một tín ngưỡng hết sức phổ biến của người Dao. Mọi gia đình,
dòng họ người Dao phải cúng Bàn vương ít nhất một lần trong đời người.
+ Người Dao quan niệm, khi chết, linh hồn không mất đi mà mãi bất diệt
và “quay về với tiên tổ”. Người Dao luôn sử dụng rất nhiều bức tranh thể hiện
quan niệm của người xưa về vũ trụ và mối quan hệ giữa cuộc sống của con
người với vạn vật trong vũ trụ theo tục thờ Đạo giáo
1.2.3.4 Tín ngưỡng:
+ Thờ thần, thở tổ tiên trong nhà. Bàn thờ đặt sát vách gian giữa, trên vách gian

giữa, trên vách trên xà nhà bày dán các bức tranh thờ gọi là “Phàm Xching miên”. Đây
là những bức tranh dân gian đường nét mộc mạc, thô vụng, màu sắc tương phản, chói
chang.
+ Hàng năm người Dao tiến hành lễ tết theo lịch Trung Hoa.
1.2.3.5

Về văn học:
+ Người Dao có tranh thờ, tranh thờ dân gian khá độc đáo. Có nhiều bài hát cúng

được ghi bằng chữ Nôm Dao trong sách thầy cúng.

Sách xem vạn niên, mẫu sớ và ấn của thầy cúng (ảnh: Bùi T.T Hường)
9


+ Tranh cúng của người Dao được vẽ theo kiểu tranh dân gian, nên nét vẽ
thường tả thực, với các gam màu chủ đạo là xanh, đỏ, tím vàng, đen, trắng, được
cụ thể hóa trong từng họa tiết.

Tranh cúng của dân tộc Dao (St)
+ Chữ Nôm của người Dao được xây dựng từ một hệ thống ký tự chữ Hán
dùng để phiên âm tiếng nói của người Dao. Người Dao trước kia dùng chữ Nôm
trong học tập, ghi chép các bài hát dân ca, ghi gia phả, ghi lịch, bài cúng, bài
thuốc, câu đối, dạy con trẻ về lễ nghĩa, học nghề, di chúc, văn tự, bán ruộng
nương, nhận con nuôi v.v..
+ Chữ Nôm còn được dùng phổ biến trong lễ cấp sắc, tết nhảy, tục treo
tranh lễ tơ hồng, lễ cúng chữa bệnh, cầu mùa, làm nhà, đặt mộ, làm chay, sang
cát... Muốn làm được lễ, thầy cúng nhất là những thầy mới vào nghề phải đọc
thông, viết thạo chữ Nôm.
+ Đặc biệt, kho tàng truyện kể dân gian rất phong phú gồm nhiều thể loại:

Truyện thần thoại, cổ tích thế sự, truyện cười…
10


+ Truyện kể dân gian phản ánh tư tưởng tư tưởng, tình cảm và những quan niệm
về trời đất, vũ trụ , về thần linh; quan niệm về đạo đức cắt nghĩa sự hình thành những
tập tục tốt đẹp của xã hội người Dao, phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện,
cái ác. Và kết cục bao giờ cái thiện cũng thắng.
1.2.3.6

Về nghệ thuật:
+ Ca hát và sáng tác thơ là nhu cầu sinh hoạt văn nghệ phổ biến của người Dao.

Người Dao hát, sáng tác hoặc ứng tác lời hát vào các dịp trai gái đến chơi làng, trong
đám cưới, dịp vào nhà mới, những ngày hội và chợ phiên...
+ Có hai hình thức thể hiện là hát đơn và hát đối đáp, nhưng hát đối đáp là thông
dụng hơn. Hát đối đáp thường áp dụng khi làm quen, tìm hiểu nhau. Theo đó, người ta
chia làm hai bên, một bên nam, một bên nữ, tối thiểu mỗi bên có một người.
+ Tục ngữ, ca dao phải ánh nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các kinh
nghiệm sản xuất và sinh hoạt xã hội. Câu đối cũng đa dạng và phản ánh nhiều khía cạnh
của cuộc sống lao động và thiên nhiên xunh quanh con người.
+ Nhạc cụ dân tộc của người Dao chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn
giáo, tín ngưỡng, gồm có trống, thanh la, chũm choẹ, chuông nhạc và tù và. Ngoài ra,
người Dao còn có các loại nhạc cụ khác như nhị, sáo, đàn môi...
+ Có nhiều điệu múa tập thể. Sôi nổi nhất, vui nhất được nhiều người đàn ông
các lứa tuổi tham gia múa là múa “nhảy rùa” – một nghi lễ múa thiêng.

11



PHẦN 2. VẬN DUNG VĂN HÓA NGƯỜI DAO TRONG HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH
2.1. Vận dụng văn hóa tộc người Dao với vai trò là tài nguyên du lịch
2.1.1. Tài nguyên du lịch
Qua tổng quan về những giá trị di sản văn hóa của tộc người Dao, có thể
thấy, những giá trị di sản này là hết sức phong phú, đặc sắc và có vị trí quan
trọng trong kho tàng di sản văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đây
là những di sản văn hóa cần được trân trọng, bảo tồn và phát huy giá trị trong
đời sống đương đại.
-

Lễ hội truyền thống:
Dân tộc Dao là một trong những dân tộc có nhiều lễ hội truyền thống gắn

liền với đời sống văn hóa của người dân như: Lễ hội tủ cải (phong sắc, cấp sắc), Lễ
hội nhảy lửa; Lễ hội “ăn trộm” lấy may đầu năm …
-

Văn nghệ dân gian
Trong những nghi lễ quan trọng như Lễ Lập tịch, tết Nhảy... của đồng bào

dân tộc Dao không thể thiếu những điệu múa, câu ca. Điều này góp phần làm
nên sự đặc sắc của các lễ hội truyền thống: Múa Chuông (là điệu múa nằm trong
khuôn múa thiêng vì có sự xuất hiện của ông Mo và chỉ những người đàn ông
mới được múa)
-

Nghề thủ công truyền thống
Người Dao có nhiều nghề thủ công truyền thống có giá trị văn hóa cao


như nghề chạm khắc bạc, thêu dệt thổ cẩm làm trang phục, rèn đúc, làm đồ
mộc…Các sản phẩm nghề thủ công phục vụ du lịch của người Dao đa dạng,
phong phú nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc kế thừa kỹ thuật, họa tiết, thẩm
mỹ truyền thống, sản xuât thủ công hoàn toàn
2.1.2. Các hoạt động khai thác các yếu tố đó

12


Phát huy thế mạnh về tài nguyên di sản văn hóa, trong đó lấy du lịc di sản là
hướng trọng tâm có tính chìa khóa hướng tới mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn thì đòihỏi các bên cùng hành động, có những giải pháp hữu hiệu về
bảo tồn và phát huy bền vũng đối với di sản văn hóa trong phát triển du lịch:
+ Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch cần xây dựng những cơ quan điều phối
du lịch ở các địa phương trong tỉnh. Ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết
quy định rõ việc quản lý hoạt động của các khu du lịch, những quy định cụ thể
về việc bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc cho phát triển du lịch.
+ Có chiến lược phát triển du lịch văn hóa phù hợp, trong đó lựa chọn sản
phẩm du lịch dựa trên phát huy giá trị di sản văn hóa, phát triển du lịch có trách
nhiệm gắn với văn hóa cộng đồng; tôn trọng đa dạng văn hóa, đề cao vai trò văn
hóa bản địa; nâng cao nhận thức, bảo vệ lợi ích và phát huy vai trò của cộng
đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch văn hóa.
+ Cần đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số để phục vụ các
sinh hoạt văn hóa các tộc người tại các điểm du lịch (dưới hình thức trình diễn
các tiết mục, hoạt động thuộc các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể); hướng
dẫn du khách tìm hiểu về văn hóa của tộc người mình
+ Tiến hành tuyên truyền giáo dục cho nhân dân địa phương tại điểm du
lịch về giá trị văn hóa tộc người và các hình thức, nội dung tham gia vào hoạt
động du lịch ở địa phương theo phương châm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa

dân tộc, vừa cải thiện và phát triển kinh tế cho đồng bào, vừa góp phần vào sự
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
+ Tạo điều kiện cho người dân tham gia thực hiện mô hình trên cơ sở tự
nguyện, bình đẳng cùng có lợi và cùng quản lý, góp phần đem lại lợi ích kinh tế
cho mỗi thành viên, mỗi gia đình và cả cộng đồng dân cư.
13


+ Bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ môi sinh, môi trường; tuyên truyền cho
cộng đồng hiểu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, cách thức làm vệ sinh,
chỉnh trang nhà cửa để làm tăng thêm vẻ đẹp của bản, tạo thêm sự hấp dẫn đối
với khách du lịch.

14


2.2. Vận dụng văn hóa tộc người Dao với vai trò dịch vụ du lịch
Người Dao có lợi thế di sản văn hóa phong phú, giàu bản sắc đây là một điều
kiện quan trọng để người Dao có thể biến văn hóa dân tộc mình trở thành sản phẩm du
lịch hấp dẫn. đồng thời khai thác tài nguyên du lịch với bảo vệ văn hóa truyền thống,
xây dựng phương thức phát triển du lịch bền vững, Biến di sản văn hóa thành sản phẩm
du lịch
-

Khơi dậy nghề thủ công truyền thống
Người Dao ở Sapa có nhiều nghề thủ công truyền thống có giá trị văn

hóa cao như nghề chạm khắc bạc, thêu dệt thổ cẩm làm trang phục, rèn đúc, làm
đồ mộc.. lựa chọn một số nghề để đầu tư tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm cho
du lịch.

-

Phát triển dịch vụ tắm lá thuốc
Trước đây người Dao là dân tộc rất giỏi về y học cổ truyền, sử dụng dược

liệu chữa bệnh. Trong cuộc sống thường ngày của người Dao cổ truyền, họ đã sử
dụng lá thuốc để tắm nhằm đảm bảo sức khoẻ của các thành viên gia đình. Hiện
nay, nhu cầu của du khách về du lịch chưa bệnh, nghỉ dưỡng ngày càng đa dạng.
Đây chính là một lợi thế để phát triển một loại hình sản phẩm du lịch mới mẻ.
-

Khai thác nhà ở thành nhà nghỉ cộng đồng
Ngày nay, nhu cầu về lưu trú của khách du lịch có xu hướng ưa chuộng loại hình

lưu trú homestay. Loại hình lưu trú này làm cho du khách có cơ hội được trải nghiệm
đời sống thường ngày của bà con dân tộc và dễ tiếp thu những văn hóa gần gũi nhất với
văn hóa tộc người. Dụa vào đặc điểm thị trường trên, những hộ gia đình người Dao có
thể tu sửa ngôi nhà trở thành nhà nghỉ cộng đồng homestay sao cho vẫn giữ được kiến
trúc và nếp sống truyền thống trong ngôi nhà đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
du khách sử dụng các dịch vụ của nhà nghỉ.
-

Khai thác nghệ thuật, văn nghệ dân gian

15


Khai thác các chất liệu dân gian truyền thống nên các chương trình biểu diễn
nghệ thuật phục vụ du khách đều giàu bản sắc và hấp dẫn. Ở các điểm du lịch người dân
có thể phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức quảng bá các ngày lễ, các ngày hội, các

ngày sinh hoạt cộng đồng cho du khách
Bên cạnh các hoạt động “bảo tồn tĩnh” thì các hoạt động “bảo tồn sống” các di
sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng dân tộc Dao cũng được chú trọng bảo tồn. Tại
các vùng có đồng bào dân tộc Dao định cư, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Lai Châu đã khôi phục và nâng cao giá trị các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội tủ cải (phong
sắc, cấp sắc), Lễ hội nhảy lửa của người Dao đầu bằng huyện Tam Đường; Lễ hội “ăn
trộm” lấy may đầu năm của người Dao đỏ ở xã Sì Lờ Lầu, huyện Phong Thổ…; đồng
thời, nghiên cứu giới thiệu, triển lãm không gian văn hóa tại Ngày hội Văn hóa, Thể
thao và Du lịch các dân tộc Tây Bắc và các ngày hội, hội thảo do Trung ương tổ chức;
các lễ hội truyền thống, tri thức dân gian trong tang ma, cưới hỏi, thuốc chữa bệnh…
ngoài việc được bảo tồn sống ngay tại địa bàn cơ sở còn được biên tập viết sách, quay
và dựng thành các đĩa phim tư liệu để lưu giữ và phục vụ cho các công trình nghiên cứu
khoa học.
2.3. Vận dụng văn hóa tộc người Dao trong ứng xử du lịch
2.3.1. Khách du lịch
- Tôn trọng văn hóa địa phương
+ Mỗi vùng miền, dân tộc đều có những nét văn hóa riêng, có những tục lệ và
điều kiêng kỵ tiêng của họ. Du khách đến thăm quan trải nghiệm văn hóa cần phải hết
sức lưu ý những tục lệ đó.
+ Như người dân tộc Dao thờ Bàn Vương – Long Khuyển, theo tín ngưỡng của
họ tôn thờ chó, chính vì vậy khi đến những bản làng của người Dao, du khách nên tỏ ra
thân thiện với động vật và không xúc phạm đến chó.
- Có ý thức công cộng

16


+ Đến bất cứ nơi đâu, thể hiện là một người văn minh lịch sự thì bấ kỳ ai cũng
phải tôn trọng những quy tắc chung của xã hội. Đặc biệt khi với vai trò là một du khách
đi đến khám phá những nơi xa xôi, tiếp xúc với nền văn hóa khác, giao lưu với con

người xa lạ thì ý thức cộng đồng phải được đặt lên cao
- Văn hóa giao tiếp
Mỗi vùng miền, địa phương lại có những quy tắc giao tiếp khác nhau mà khách
du lịch cần chú ý . Để thực sự vui verkhi đi du lịch thì du khách nên tránh những
cách ứng xử không phù hợp với người dân bản địa.
- Bảo vệ môi trường
Việc bảo vệ môi trường trong du lịch còn là hành động giúp góp phần bảo vệ, gìn
giữ cho điểm du lịch phát triển có giá trị lâu dài.
2.3.2 Cư dân
Bản chất và quy luật của hoạt động du lịch là giao lưu và tương tác về con
người và văn hoá. Văn hoá bản địa càng độc đáo, xa lạ với khách du lịch càng
hấp dẫn bởi tính mới lạ. Dân cư địa phương dù trực tiếp, gián tiếp hay không
tham gia hoạt động du lịch cũng đều là đối tượng tham quan của khách du
lịch.Do vậy, nhóm đối tượng này có một vai trò quan trọng trong bảng điểm
định lượng hoá văn hoá ứng xử.
- Thói quen sinh hoạt của cư dân địa phương
Nhiều bộ phận dân cư không liên quan tới du lịch và khách du lịch nhưng
họ là đối tượng tham quan của du khách. Theo nhiều du khách, bản chất văn hoá
của Việt Nam được thể hiện qua hành vi thường ngày trong dân cư.
- Phản ứng của người phục vụ
Một hành động nhỏ của dân cư dù tiêu cực hay tích cực lúc này để lại cho
khách du lịch một ấn tượng sâu sắc. Đối với du khách nước ngoài, có thể đem
lại một tầm nhìn gán cho dân cư của cả đất nước Việt Nam.
- Mức độ đa dạng và tính bản địa của hàng lưu niệm

17


+ Giảm bớt sự nhàm chán đơn điệu, gia tăng những hàng hóa mang tính
bản địa, gắn liền với văn hóa dân tộc, kích thích nhu cầu tiêu dùng của du khách.

+ Sự tương đồng về hàng hóa sẽ khiến khách hàng cảm thấy nhàm chán
và giảm giá trị của hàng lưu niệm. Nên gia tăng những sản phẩm mang tính thủ
công, đặc trưng của dân tộc.
2.3.3 Người làm du lịch
- Đề cao vai trò của cộng đồng
Cộng đồng người Dao ở các điểm du lịch phải được xây dựng trở thành chủ
nhân của điểm du lịch đó. Các doanh nghiệp muốn chào bán các sản phẩm du lịch ở
vùng người Dao phải quan tâm chia sẻ lợi ích cho cộng đồng. Lợi ích của người dân
càng được đề cao, quan tâm thì điểm du lịch đó càng hấp dẫn, thu hút được đông du
khách đến thăm
-

Tôn trọng tính khách quan, chân thực của bản sắc người Dao
Các sản phẩm du lịch đều phải thấm đẫm các yếu tố văn hóa truyền thống

của cộng đồng người Dao. Nhờ các yếu tố văn hoá truyền thống này mới đảm
bảo tính độc đáo và hấp dẫn, sức hút đối với du khách của điểm du lịch cộng
đồng người Dao. Tuyệt đối không làm giả các sinh hoạt văn hóa truyền thống
nhằm mục đích thu hút khách
-

Giới thiệu trung thực những chương trình du lịch với du khách
Khảo sát, thống kê các ngày lễ, ngày tết, các sinh hoạt cộng đồng của

người Dao trong một năm để thông báo cho du khách, đồng thời quảng bá, giới
thiệu cho du khách để du khách đến tham quan trong khung cảnh thật.

PHẦN 3. KẾT LUẬN

18



Qua tổng quan về những giá trị di sản văn hóa của tộc người Dao, có thể
thấy, những giá trị di sản này là hết sức phong phú, đặc sắc và có vị trí quan
trọng trong kho tàng di sản văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Đây
là những di sản văn hóa cần được trân trọng, bảo tồn và phát huy giá trị trong
đời sống đương đại.
Muốn phát triển du lịch theo hướng bền vững đòi hỏi cộng đồng người Dao ở
các điểm du lịch phải bảo vệ được bản sắc văn hóa dân tộc. Vì bản sắc văn hóa không
chỉ là tài nguyên mà còn là tài sản sản xuất ra các sản phẩm du lịch. Đánh mất bản sắc
văn hóa dân tộc thì điểm du lịch đó sẽ lụi tàn không còn sức hấp dẫn du khách. Nhưng
muốn giữ gìn phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có hệ thống chính
sách đồng bộ như chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân, chính sách tôn
vinh các nghệ nhân và các di sản văn hóa độc đáo, chính sách khuyến khích tạo điều
kiện thuận lợi cho các sản phẩm du lịch phát triển, chính sách đào tạo trao truyền di sản
văn hóa dân tộc qua các thế hệ.
Du lịch phát triển tạo thêm thu nhập cho người dân, giúp cho người dân càng
nhận thức rõ về vai trò của di sản văn hóa truyền thống với vấn đề sản xuất các sản
phẩm du lịch, tạo thêm nguồn thu cho người dân có điều kiện để giữ gìn phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Ths Nguyễn Đức Khoa (2018), Giáo trình Văn hóa tộc người
Bàn Thị Ba(2016), Truyện cổ và truyện thơ dân gian dân tộc Dao ở Hà

3.

Giang, nxb Hội nhà văn

/>
4.
5.
6.
7.

cua-nguoi-dao-suoi-quyen/171742.html
/> /> /> />
19



×