Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu, đề xuất mô hình nâng cao chất lượng công tác chống thất thoát nước tại Công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.89 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ TẤN TÂN

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỦ ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM
2018
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

LÊ TẤN TÂN

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỦ ĐỨC

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
60-58-02-10

Chuyên ngành:


Mã số:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS TS. ĐOÀN THU HÀ

2

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của PGS. TS Đoàn Thu Hà. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích
dẫn nguồn rõ ràng và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Mọi
sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2018
Học viên

Lê Tấn Tân

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Thủy Lợi – Cơ sở 2,
bộ môn Cấp thoát nước và Quý Thầy Cô đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chương
trình cao học và viết luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Đoàn Thu Hà, người đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu để giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn này bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô và các bạn.

Trân trọng./.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ........................ viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1

2.

Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2

4.


Cách tiếp cận ....................................................................................................2

5.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................3

6.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3

7.

Kết quả đạt được .............................................................................................. 4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................5
1.1

Định nghĩa .........................................................................................................5

1.2

Công thức tính toán thất thoát nước .............................................................. 6

1.2.1

Công thức 1 (có tính lượng nước khác) ....................................................6

1.2.2

Công thức 2 (không tính lượng nước khác) .............................................7


1.2.3

Chỉ số thất thoát theo chiều dài (ILD) ......................................................7

1.2.4

Chỉ số thất thoát theo số nhánh đấu nối (IPB) .........................................8

1.3

Tổng quan thất thoát nước trên thế giới và Việt Nam .................................8

1.3.1

Tổng quan thất thoát nước trên thế giới ...................................................8

1.3.1.1 Thực trạng thất thoát nước trên thế giới .................................................8
1.3.1.2 Một số kinh nghiệm, giải pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch tại
các nước trên thế giới có tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch thấp .....................13
1.3.2

Tổng quan thất thoát nước trên thế giới Việt Nam ................................ 13

1.3.2.1 Thực trạng thất thoát nước ở Việt Nam .................................................13
1.3.2.2 Một số nguyên nhân chính gây ra thất thoát, thất thu nước sạch tại Việt
Nam
16
1.4


Tổng quan thất thoát nước Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV
18

1.4.1

Tổng quan thất thoát nước Tổng công ty cấp nước Sài Gòn .................18

iii


1.4.2 Các công trình nghiên cứu chống thất thoát nước tại TP.HCM đã và
đang thực hiện .......................................................................................................21
1.4.2.1 Dự án FASEP- FLUIDIS FRANCE .......................................................21
1.4.2.2 Dự án giảm TTN TP.HCM – do WORLD BANK tài trợ .......................25
1.4.2.3 Dự án vùng thí điểm giảm nước không doanh thu USP Hà Lan ...........28
1.4.3

Đánh giá dự án và các đề xuất của tác giả .............................................29

1.4.3.1 Dự án FASEP- FLUIDIS FRANCE .......................................................29
1.4.3.2 Dự án giảm TTN TP.HCM – do WORLD BANK tài trợ ......................30
1.4.3.3 Dự án USP Hà Lan ................................................................................31
1.4.3.4 Các dự án do SAWACO tự thực hiện .....................................................31
Công tác chống thất thoát nước tại Việt Nam ................................................31

1.5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................35
2.1


Nguyên nhân gây thất thoát và thất thu ......................................................35

2.2

Cơ sở lý thuyết về thất thu ............................................................................37

2.3

Mối tương quan giữa áp lực và lưu lượng rò rỉ ..........................................42

2.4

Các phương pháp chống thất thoát, thất thu hiện nay............................... 46

2.4.1

Phương pháp khu vực kiểm soát đo đếm - DMA...................................46

2.4.2 Phương pháp tổng hợp – Methodologie General : Dự án FASEPFLUIDIS FRANCE ............................................................................................... 46
2.4.3

Phương pháp Care Taker ........................................................................46

2.4.4

Thiết bị dò tìm rò rỉ ..................................................................................47

2.5

Hiện trạng mạng lưới cấp nước ....................................................................47


2.5.1

Lịch sử hình thành công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức .......................47

2.5.2

Hiện trạng mạng lưới cấp nước .............................................................. 47

2.5.2.1 Nguồn cấp nước .....................................................................................47
2.5.2.2 Địa bàn cấp nước và số lượng đấu nối khách hàng .............................. 48
2.5.2.3 Tổng công suất cấp nước của Công ty ..................................................48
2.5.2.4 Áp lực nước mạng lưới ban ngày, ban đêm và áp lực nước trung bình 49
2.5.2.5 Tỉ lệ dân số được cấp nước sạch trên địa bàn công ty quản lý .............49
2.5.2.6 Đường ống truyền tải .............................................................................50
2.5.2.7 Đường ống phân phối cấp 3 ..................................................................50
2.5.2.8 Van .........................................................................................................50
2.5.2.9 Họng cứu hoả.........................................................................................50
iv


2.5.2.10 Đồng hồ khách hàng...........................................................................50
2.5.2.11 Các thiết bị dò tìm rò rỉ chống thất thoát nước..................................51
2.5.2.12 Quản lý, vận hành mạng lưới ............................................................. 52
2.5.2.13 Giải pháp vận chuyển nước tới vùng sâu, vùng xa, vùng chưa có
mạng lưới cấp nước ............................................................................................. 52
2.5.2.14 Giải pháp đo đọc chỉ số đồng hồ nước ..............................................53
2.5.2.15 Các biện pháp bảo vệ, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị ............................. 53
2.6


Công tác chống thất thoát nước tại đơn vị cấp nước Thủ Đức .................53

2.6.1

Mô hình tổ chức quản lý ..........................................................................53

2.6.2

Quy trình chống thất thoát.......................................................................58

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỐNG
THẤT THOÁT NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC THỦ ĐỨC ......61
3.1

Đề xuất mô hình ............................................................................................. 61

3.1.1

Mô hình tổ chức quản lý ..........................................................................61

3.1.1.1 Mô hình tổ chức quản lý cũ ...................................................................61
3.1.1.2 Đề xuất mô hình tổ chức quản lý mới ....................................................61
3.1.2

Đề xuất mô hình dò tìm rò rỉ chống thất thoát nước sạch .....................70

3.1.2.1 Mô hình ..................................................................................................70
3.1.2.2 Khu vực nghiên cứu ...............................................................................71
3.1.2.3 Thiết bị sử dụng cho nghiên cứu ............................................................ 71
3.1.2.4 Các bước thực hiện ................................................................................76

3.2

Kết quả thực hiện ........................................................................................... 86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................91
1

Kết luận ...............................................................................................................91

2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .......................................................91

3

Kiến nghị .............................................................................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 93
PHỤ LỤC BẢNG TÍNH THẤT THOÁT NƯỚC CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP
NƯỚC THỦ ĐỨC .......................................................................................................94

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng cân bằng nước của Hiệp hội Nước Quốc tế (International Water
Association – IWA) ........................................................................................................ 6

Bảng 1.2 Tỷ lệ TTN giữa các thành phố trong khu vực (tháng 10/2011) .......... 11
Bảng 1.3 Bảng ước tính nước không doanh thu toàn cầu (Năm 2009) ........................ 12

Bảng 1.4: Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch của Việt Nam qua các năm ................... 14
Bảng 1.5: Tỷ lệ TTN giữa các công ty cấp nước trong nước ....................................... 15
Bảng 1.6: Bảng tỉ lệ thất thoát tại các công ty Cổ phần thuộc tổng công ty CN Sài Gòn
………………………………………………………………………………………...20
Bảng 1.7: Đồng hồ tổng được sử dụng trước khi dự án thực hiện ............................... 22

Bảng 2.1: Đơn giá nước theo đối tượng sử dụng ............................................... 41
Bảng 2.2: Thống kê điểm rò rỉ theo áp lực và kích thước điểm rò rỉ ........................... 45
Bảng 2.3: Chi tiết bể ống nhánh 6 tháng 2013 ............................................................. 52
Bảng 3.1: Tỉ lệ thất thoát nước chợ Thủ Đức từ kỳ 2/2017 đến kỳ 11/2017 ............... 81
Bảng 3.2: Số liệu thực hiện Steptest ............................................................................. 85
Bảng 3.3: Thống kê điểm dò có bể ............................................................................... 86
Bảng 3.4: Tỉ lệ thất thoát nước công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức theo báo cáo .... 87
Bảng 3.5: Bảng thống kê điểm bể ngầm của DMA Chợ thủ Đức ................................ 88

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ TTN ........................................................................... 16
Hình 1.2: Ống nước bị bể trên đường giao thông ......................................................... 19
Hình 1.3: Biểu đồ bên dưới cho thấy NRW-% của SAWACO, từ tháng 12/2007 đến
nay ................................................................................................................................ 20
Hình 1.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ thất thoát giữa các Công Ty Cấp Nước TP.HCM ....... 21
Hình 2.1: Nguyên nhân chính gây thất thoát ................................................................ 36
Hình 2.2: Sử dụng nam châm ....................................................................................... 39
Hình 2.3: Một số hình ảnh về gian lận khách hàng ...................................................... 39
Hình 3.1 Phương thức truyền dữ liệu của hệ thống ...................................................... 73
Hình 3.2: Hiển thị giá trị lưu lượng tức thời trên phần mềm do Datalogger gửi về từ
DMA Chợ Thủ Đức ...................................................................................................... 74

Hình 3.3: Một số thiết bị khuếch đại âm LEAKPEN- VonRoll hydro (THỤY SỸ) ... 75
Hình 3.4: LOG 1A - VonRoll hydro (THỤY SỸ) ....................................................... 76
Hình 3.5: Hình ảnh lắp đặt đồng hồ tổng DMA Chợ Thủ Đức .................................... 77
Hình 3.6: Hình lắp đặt bộ hiển thị đồng hồ tổng và Datalogger Sofrel Chợ Thủ Đức 77
Hình 3.7: Dữ liệu Datalogger DMA Chợ Thủ Đức gửi về máy chủ ............................ 78
Hình 3.8: Họa đồ xác định ranh DMA Chợ Thủ Đức .................................................. 79
Hình 3.9: Lưu lượng tức thời DMA chợ Thủ Đức ngày 08/04 đến ngày 10/04/2017..81
Hình 3.10: Họa đồ van DMA Chợ Thủ Đức ............................................................... 83
Hình 3.11 Đánh dấu thứ tự vị trí mở van DMA Chợ Thủ Đức trên họa đồ ................. 84
Hình 3.12: Lưu lượng ban đêm DMA Chợ Thỉ Đức sau khi sửa chữa 7 điểm bể .................. 90

vii


DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

Caretaker

Nhân viên quản lý địa bàn

CMA

Caretaker Metered Area

DMA

District Meter Area


ĐHN

Đồng hồ nước

GNKDT

Giảm nước không danh thu

GNTTTT

Giảm nước thất thoát thất thu

MLCN

Mạng lưới cấp nước

PTML

Phát triển mạng lưới

TLTTN

Tỷ lệ thất thoát nước

HTCN

Hệ thống cấp nước

m3/ ngđ


m3/ ngày đêm

MLCN

Mạng lưới cấp nước

SAWACO

Tên viết tắt của Tổng công ty Cấp nước Sài
Gòn TNHH MTV

TCTB

Thi công tu bổ

TTN

Thất thoát nước

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

viii



MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Nước có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế và duy trì cuộc sống cho con
người, điều kiện cần thiết cho sự sống còn của tất cả các sinh vật trên trái đất.
Nước là một tài nguyên quý và có hạn theo ước tính của UNESCO năm 1978 thì khối
lượng nước trên trái đất vào khoảng 1.385.984.610 km3 nhưng chỉ có khoảng 0,003%
là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được. Như vậy trong tự nhiên có nhiều
nguồn nước nhưng để sử dụng cho mục đích ăn uống sinh hoạt rất ít.
Việc bùng nổ dân số cùng với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh đã tạo ra một
sức ép lớn tới môi trường sống, tình trạng ô nhiễm, biến đổi khí hậu, nước nhiễm mặn
do nước biển dâng. Khai thác nguồn nước thô phải trả phí. Vì vậy, vấn đề sử dụng hiệu
quả nguồn tài nguyên quý giá hữu hạn này ngày cần được quan tâm nghiên cứu.
Hiện nay tỷ lệ thất nước tại cấp nước Thủ Đức khoảng 22,55% (năm 2015), lượng
nước cung cấp hàng ngày khoảng 200.000m3/ngàyđêm với giá trung bình 8.000m3 thì
lượng nước thất thoát khoảng 3.6 tỷ/ngày, nếu giảm tỷ lệ thất thoát nước hàng tháng
xuống 16% thì mỗi ngày đơn vị sẽ tiết kiệm được 105 triệu đồng/ngày.
Với tỷ lệ thất thoát của đơn vị Cấp nước Thủ Đức như trên vẫn có thể kéo giảm hơn
nửa (giảm đến 16%) so với nguồn lực và phương pháp ứng dụng đúng đắn, mang hiệu
quả cao.
Công tác chống thất thoát nước tại Cấp nước Thủ Đức hiện nay vẫn còn mang tính bị
động, chưa vận dụng tốt công nghệ cũng như quy trình chống thất thoát nước, chưa
phát huy hết khả năng giảm thất thoát nước của đơn vị, chưa quan tâm đến công tác
chống thất thoát nước hữu hình.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu, đề xuất mô hình nâng cao chất lượng công tác chống thất
thoát nước tại công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức” là hết sức cần thiết, mang lại hiệu
quả kinh tế, góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường, tiết kiệm năng lượng và góp

1


phần giảm thiểu phát thải khí carbon trong quá trình xử lý và phân phối nước sạch,
tăng tỉ lệ người dân được dùng nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Đặc biệt kết quả nghiên cứu này được ứng dụng rộng rãi sẽ giúp cho việc giảm
thiểu thất thoát nước sạch tại Tp.HCM cũng như áp dụng cho các đơn vị cấp nước
khác một cách hiệu quả.
2.

Mục tiêu của đề tài

-

Đánh giá thực trạng chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ

Đức;
-

Đề xuất mô hình nâng cao chất lượng công tác chống thất thoát nước tại Công

ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tượng nghiên cứu: mạng lưới cấp nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ


Đức;
-

Phạm vi nghiên cứu: Giảm thất thoát nước trên địa bàn Cấp nước Công ty Cổ

phần Cấp nước Thủ Đức quản lý (gồm quận Thủ Đức, Quận 9, Quận 2, và một phần
Bình Dương).
4.

Cách tiếp cận

-

Tiếp cận cơ sở lý thuyết khoa học, nghiên cứu các tài liệu, các bài báo khoa

học… đã được công bố;
-

Tiếp cận thực tế: khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu;

-

Tiếp cận hệ thống: tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết,

đầy đủ và hệ thống khoa học;
-

Tiếp cận các phương pháp nghiên cứu mới trên thế giới.

2



5.

Nội dung nghiên cứu

-

Nghiên cứu quy trình thực hiện chống thất thoát, thất thu. Nghiên cứu tổng thể,

cách thức thực hiện… công tác chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Cấp nước
Thủ Đức.
-

Từ các hiện trạng tiến hành phân tích, đánh giá; kế thừa cách chống thất thoát

nước tiến bộ của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam từ đó phát triển và đúc kết
để đưa ra mô hình chống thất thoát nước chủ động phù hợp với Công ty Cổ phần Cấp
nước Thủ Đức;
-

Đề xuất mô hình nâng cao chất lượng công tác chống thất thoát nước (từ công

tác xác định lượng nước thất thoát; phân tích; chống thất thoát vô hình hay hữu hình;
các bước thực hiện ngoài hiện trường (steptest) để xác định, phát hiện khu vực rò rỉ
một cách nhanh nhất…);
-

Áp dụng các quy trình, công nghệ, thiết bị vào công tác chống thất thoát nước


(quy trình phù hợp với việc dò tìm rò rỉ tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức); áp
dụng hệ thống SCADA, GIS vào trong quản lý hệ thống cấp nước, cũng như phân tích
khoa học các dữ liệu SCADA, GIS để chủ động trong công tác chống thất thoát nước
mang lại hiệu quả.
-

Đưa mô hình ứng dụng vào thực tế (thu thập dữ liệu từ xa (SCADA), phân tích,

tiến hành steptest xác định nhanh khu vực rò rỉ, tiến hành dò tìm);
-

Phân tích đánh giá kết quả thực hiện mô hình;

-

Kết luận và kiến nghị.

6.

Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp thống kê;

-

Phương pháp thu thập và đánh giá thông tin;

-


Phương pháp phân tích tổng hợp;

-

Sử dụng phương pháp thực nghiệm, để kiểm chứng hiệu quả của mô hình và
3


các phương pháp lý thuyết về quản lý
7.
-

Kết quả đạt được
Việc nghiên cứu tất cả các phương pháp chống thất thoát nước tại Việt Nam

cũng như thế giới, tìm hiểu quy trình cấp nước hiện tại, từ đó đưa ra mô hình chống
thất thoát nước phù hợp với Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức.
-

Xác định tỷ trọng giữa thất thoát và thất thu từ số liệu hiện trạng từ đó có chiến

lược phù hợp để giảm thiểu thất thoát nước.
-

Đề xuất mô hình nâng cao chất lượng công tác chống thất thoát: phân tích số

liệu từ các thiết bị, công nghệ đưa ra quyết định có cần thực hiện dò tìm rò rỉ cho khu
vực đó không? Nếu có thì thực hiện chống thất thoát hay thất thu? Tổ chức quản lý
theo dõi chủ động để kịp thời phát hiện các sự cố bể ống một cách nhanh nhất. Đề xuất

các vị trí có khả năng rò rỉ cao trên mạng lưới phân phối nước sạch để tiến hành dò tìm
rò rỉ bằng thiết bị và phạm vi phù hợp.
-

Áp dụng mô hình sẽ mang lại hiệu quả tốt, nếu áp dụng tốt mô hình, và sự

quyết tâm trong công tác chống thất thoát nước sẽ giúp cho Công ty Cổ phần Cấp nước
Thủ Đức kéo giảm và duy trì ở mức dưới 17% trong năm 2017.
-

Từ kết quả mô hình đạt được, nghiên cứu cũng sẽ cung cấp các điều chỉnh

trong mô hình để tạo ra nhiều kịch bản để phù hợp cho từng đơn vị cấp nước khác
nhau (khác nhau về áp lực, tuổi thọ đường ống, đối tượng khách hàng…).

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1

Định nghĩa

Thất thoát nước là lượng nước tổn thất trong quá trình vận chuyển và phân phối nước
sạch (từ trạm bơm cấp II đến hộ dùng nước) được xác định bởi sự chênh lệch giữa
lượng nước sạch vào mạng lưới cấp nước với lượng nước tiêu thụ thực tế ghi nhận
được và các lượng nước khác (như xúc xả đường ống, khử trùng, thử áp, chữa cháy...).
Bao gồm hai thành phần chính là thất thoát và thất thu.
Thất thoát cơ học (hay thất thoát hữu hình) liên quan đến rò rỉ từ các điểm bể nổi và
bể ngầm trên mạng lưới truyền tải - phân phối nước sạch đến vị trí đồng hồ nước tiêu

thụ.
Thất thu (hay thất thoát vô hình) là lượng nước thất thoát không thể xác định được do
liên quan đến sai số đo đếm, tiêu thụ nước bất hợp pháp như đấu nối phía trước đồng
hồ nước, tác động lên đồng hồ nước...
Caretaker: là nhân viên quản lý địa bàn: là người nắm rõ thông tin về mạng lưới phân
phối, được bổ nhiệm và chịu trách nhiệm cho một khu vực giới hạn trong mạng lưới
đường ống phân phối của công ty.
DMA (District Meter Area): khu vực phân vùng tách mạng có 500 - 1500 đấu nối
khách hàng. [1]
CMA (Caretaker Metered Area): cụm khu vực phân vùng tách mạng có thể có nhiều
DMA trong 1 CMA khoảng 5000 - 7000 đấu nối khách hàng.

5


Bảng 1.1: Bảng cân bằng nước của Hiệp hội Nước Quốc tế (International Water
Association – IWA) [1]

Nước
không
doanh thu

Theo bảng 1.1 lượng nước thất thoát thường thông qua hai phương thức cơ bản là:
Lượng nước thất thoát là do thất thoát nước cơ học trên mạng lưới cấp nước đến từ các
điểm rò rỉ nổi và ngầm trên đường ống: tại mối nối joint cao su, rò rỉ từ bể chứa và đài
nước, bể chứa nước sạch bị tràn, đấu nối không đúng quy cách... dẫn đến toàn bộ
lượng nước sạch sản xuất từ các nhà máy nước không đến được cho các đối tượng tiêu
thụ nước sạch.
Lượng nước thất thu là do tiêu thụ nước bất hợp pháp, ghi nhận không chính xác dữ
liệu lượng nước tiêu thụ, do định cỡ lưu lượng kế sai, dữ liệu tiêu thụ truyền về sai,

gian lận đấu nối ...
1.2

Công thức tính toán thất thoát nước

1.2.1 Công thức 1 (có tính lượng nước khác)
%TT = ΣnướcB.ra - [ΣnướcD.thu + Σnước SDK]
Trong đó:
* ΣnướcB.ra: Nước qua đồng hồ tổng tại trạm bơm cấp II

6

(1-1)


* Σnước D.thu: Lượng nước ghi thu được trên hóa đơn
* Σnước SDK: Lượng nước xả cặn, chữa cháy, trạm xử lý…
1.2.2 Công thức 2 (không tính lượng nước khác)
FLUIDIS sử dụng công thức tính toán thất thoát - là khối lượng chênh lệch giữa lượng
nước phân phối và lượng nước ra hóa đơn cho người tiêu thụ trong cùng một khoảng
thời gian.
Khoảng thời gian được chọn tính ở đây theo ngày:
Lượng nước thất thoát (m3/ngày)= lượng nước đã phân phối– lượng
nước ra hóa đơn
(1-1)

(1-2)

Lượng nước thất thoát (m3/ngày)= lượng nước đã phân phối– lượng nước ra hóa đơn
Cách thất thoát này thường được thể hiện bằng phần trăm lượng nước sạch đã phân

phối, dưới dạng chỉ số được gọi là “ chỉ số TTN ” :

Chỉ số TTN =

lượng nước đã phân phối − lượng nước sử dụng thực
lượng nước đã phân phối

(1-3)

Hiệu suất của mạng lưới (R) được thể hiện bởi phần trăm của lượng nước đã phân phối
và cùng với lượng chỉ số TTN thêm vào:
R(%) = 1 − Chỉ số TTN (%)
1.2.3

(1-4)

Chỉ số thất thoát theo chiều dài (ILD)

ILP (m3 /ngày/km) =

lượng nước đã phân phối − lượng nước sử dụng thực
Tổng chiều dài mạng lưới

7

(1-5)


Chỉ số thất thoát theo số nhánh đấu nối (IPB)


IPB (m3 /ngày) =

lượng nước đã phân phối − lượng nước sử dụng thực
Tổng số đấu nối ống nhánh

(1-6)

Cả hai chỉ số ILP, IPB thể hiện trung thực nhất về mạng lưới phân phối nước sạch,
biểu thị được thất thoát theo kilomet mạng lưới, hoặc theo mỗi đấu nối. Đây là những
chỉ số mang tính kỹ thuật cao nhất, dễ hiểu hơn so với chỉ số chỉ thể hiện phần trăm
thất thoát. Tuy nhiên những chỉ số trên chỉ đáng tin khi ta biết được chính xác chiều
dài của mạng lưới và số đấu nối khách hàng.
Cuối cùng, ta có thể chỉ ra sự cố rò rỉ hạ tầng kỹ thuật, ILI (chỉ số thất thoát theo hạ
tầng) do đó chỉ số này được đề xuất sử dụng cho 1 số thành viên của IWA (hiệp hội
nước Quốc Tế). Chỉ số thất thoát theo hạ tầng cho phép ta có thể so sánh giữa những
hệ thống phân phối khác nhau.
1.3

Tổng quan thất thoát nước trên thế giới và Việt Nam

1.3.1 Tổng quan thất thoát nước trên thế giới
Tỉ lệ thất thoát nước trên thế giới giữa các quốc gia, khu vực không đồng đều. Tỷ lệ
thất thoát nước cao thường rơi vào các nước đang và kém phát triển.
1.3.1.1 Thực trạng thất thoát nước trên thế giới
Với thực trạng trái đất ấm dần lên và sự gia tăng dân số, nước là nguồn tài nguyên
ngày càng quý hiếm. Trên 70% bề mặt của trái đất được bao phủ bởi nước, nhưng chỉ
có 0.5% của lượng nước trên cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ của con người. Tuy nhiên
hơn 1/3 của lượng nước sạch được cung cấp đó bị thất thoát, rò rỉ bởi hệ thống cung
cấp nước sạch đô thị trước khi đến đối tượng sử dụng nước. Hầu hết các thành phố ở
các nước công nghiệp, hạ tầng cấp nước đã được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Cơ sở hạ

tầng đang xuống cấp nhanh chóng nhưng việc thay thế, đổi mới đường ống cung cấp
cho hộ gia đình và các khu công nghiệp không được đầu tư thích đáng.

8


Thách thức chủ yếu mà các thành phố lớn đang phải đối mặt là làm cách nào để đối
phó với TTN đang ở mức cao và không kiểm soát được.
Lượng nước thất thoát được ước tính có mức giá trị vượt trên 18 triệu USD mỗi năm
trên thế giới.Tất cả các nước trên thế giới thì TTN đang xảy ra trong cả hệ thống ống
của khách hàng sử dụng và hệ thống ống phân phối của nhà cung cấp. Nước thất thoát
là vấn đề chung đang xảy ra ở những nước phát triển cũng như ở các nước đang phát
triển.
Tất cả mạng lưới cung cấp nước trên thế giới đều có một khối lượng thất thoát thực tế.
Các chuyên gia dò tìm rò rỉ xác nhận rằng ngay cả trong mạng lưới mới được đưa vào
phân phối cũng có một lượng nhỏ bị thất thoát.
Mạng lưới phân phối trải qua nhiều năm sử dụng mang một đặc trưng “nằm ngoài tầm
nhìn, nằm ngoài nhận thức”, đặc biệt là nơi mà nguồn nước có giá rẻ và dồi dào. Vấn
đề liên quan đến thất thoát là rất lớn. Thất thoát hữu hình gián tiếp đòi hỏi nguồn cung
nhiều hơn, xử lý, và khối lượng vận chuyển lớn hơn so với nhu cầu tiêu thụ thực tế từ
các đối tương tiêu thụ nước. Sự rò rỉ, thất thoát liên tục và chảy tràn thường xuyên gây
ra thiệt hại đáng kể và làm nặng thêm trách nhiệm xã hội đối với đơn vị cấp nước. Chỉ
số thất thoát cao gây ra giới hạn sự tăng trưởng cấp nước của khu vực bởi sự hạn chế
về nguồn cấp nước hiện tại. Ảnh hưởng cao đến thất thoát kinh tế.
Thất thoát vô hình không mang theo các tác động vật lý mà chỉ có thất thoát hữu hình
là phổ biến. Thất thoát đó gây thiệt hại đáng kể đến tài chính của nhà cung cấp và
khách hàng, cũng như làm sai lệch những dữ liệu cần thiết cho quy hoạch tài nguyên
nước. Tác động kinh tế của thất thoát vô hình thường tương đối rõ ràng hơn nhiều so
với thất thoát hữu hình, hình thức thất thoát vô hình thường xuyên nói chung là thất
thu từ việc bán lẻ cho khách hàng, trong khi chi phí cơ bản của thất thoát hữu hình là

chi phí sản xuất biến đổi như điện năng, hóa chất, v.v. đối với một đơn vị nước. Các
nhà cung cấp nước đưa ra đơn giá bán lẻ đến khách hàng có mức từ 10 đến 40 lần chi
phí sản xuất cho việc xử lý và phân phối nước. Tuy nhiên nguồn nước thô hiện đang bị
đe dọa bởi hạn hán và thiếu nguồn cung cấp, vấn đề đặt ra là phải bảo tồn nguồn cung
hoặc đầu tư nguồn cung cấp nước sạch mới. Giá trị thất thoát hữu hình thích hợp mức
9


giá bán lẻ, từ khi nguồn nước được tiết kiệm bởi việc giảm thất thoát đại diện như một
nguồn nước mới. “Một nguồn nước mới được tìm thấy” dùng để bán cho khách hàng
mới hoặc có thể tránh được các hạn chế về nhu cầu trong thời kỳ hạn hán hoặc thiếu
nước. Thất thoát vô hình xảy ra trực tiếp tác động đến nguồn thu của đơn vị cung cấp
nước. Nhiều hệ thống trên khắp thế giới không có cơ cấu đo đếm chính xác và hình
thức ra hóa đơn phù hợp, và không nhận thức được là thất thoát đang xảy ra. Việc
giảm TTN không những cải thiện hoạt động của nguồn cung cấp mà còn đem lại kết
quả làm tăng lợi nhuận. Thêm vào đó sẽ hoàn vốn lại một cách nhanh chóng và trực
tiếp do việc quản lý TTN đem lại.
Những sự kiện và các chỉ số về sự thiệt hại nước ở các đô thị trên toàn cầu:
-

Lượng nước tiêu thụ yêu cầu tăng lên 40% đến năm 2025 so với năm 2010.

-

Trên 1.4 tỉ người không được tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn.

-

Đến năm 2025, một phần ba dân số thế giới bị tác động bởi sự thiếu nước.


-

Hơn 1/3 lượng nước uống cung cấp trên thế giới bị mất từ hệ thống phân phối

của thành phố trước khi đến được tay người tiêu dùng.
-

Trên 18 tỉ USD giá trị của nước hàng năm được xem là TTTT (hay NKDT,

NRW).
-

Ở những nước đang phát triển thì TTN luôn lớn hơn 30% có nơi lên đến 80%.

-

Mỗi năm, có hơn 32 triệu m3 nước thất thoát cơ học được xử lý từ HTCN đô thị

-

Nếu chúng ta giảm được ½ chỉ số NRW, khi đó sẽ có trên 130 triệu người được

cung cấp nước sạch.

10


Bảng 1.2: Tỷ lệ TTN giữa các thành phố trong khu vực (tháng 10/2011) [2]
Một số thành phố trong khu
vực


Tỷ lệ TTN (%)

Pnompenh ( Campuchia )

26.24

Tokyo

7

Seoul ( Korea)

24.82

Vientiane ( Lào )

27.89

Kualelumpur( Malaysia)

43.47

Bangkok ( Thái Lan )

36.00

Thượng Hải ( Trung Quốc)

46.25


Thành Đô ( Trung Quốc )

18.21

Osaka (Nhật Bản)

6.84

Từ những nước có tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch chỉ từ 5% đến 7% như
Singapore, Đan Mạch, Đức, Nhật. Tại các nước này, tỷ lệ thất thu gần như bằng 0, và
chỉ còn tỷ lệ thất thoát do kỹ thuật. Nhiều nước có những nổ lực vượt bậc trong
công tác chống thất thoát, thất thu nước sạch như khu vực phía Tây Jakarta của
Indonesia, khu vực phía Đông Manila của Philippine. Tại khu vực phía Đông Manila,
từ tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch cao tới 63% vào năm 1997 sau 15 năm đã hạ tỷ
lệ này xuống chỉ còn 11%. Nguyên nhân đạt được thành công này là tại khu vực phía
Đông Manila đã áp dụng một loạt các giải pháp tổng hợp như:
(a) Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức,
(b) Nâng cao năng lực và kỹ năng cho nhân viên,
11


(c) Đơn giản hóa mạng lưới đường ống cấp nước,
(d) Quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương,
(e) Thiết lập bộ chỉ số theo dõi,
(f) Áp dụng các giải pháp kỹ thuật.
Bảng 1.3: Bảng ước tính nước không doanh thu toàn cầu (Năm 2009) [3]

Nhận xét:
-


Một thực tế là 70% lượng nước thất thoát trên khắp thế giới xảy ra ở những

nước có thu nhập thấp. Ngay tại khu vực Châu Á tỷ lệ TTN của các đơn vị cấp nước
vào loại cao nhất, nhất là HTCN ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
-

Chi phí NKDT làm cho các đơn vị cấp nước trong nhóm các nước có thu nhập

vừa và thấp tiêu tốn khoảng 10 tỷ USD hàng năm.
-

Ngay trong bản thân các đơn vị cấp nước vẫn chưa có sự nỗ lực lớn để giải

quyết và giảm thiểu NKDT.

12


-

Tỉ lệ TTN TPHCM đang ở mức cao (40.53% năm 2009) so với các nước trong

khu vực cũng như các đang phát triển.
1.3.1.2 Một số kinh nghiệm, giải pháp chống thất thoát, thất thu nước sạch tại các
nước trên thế giới có tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch thấp
-

Những người có trách nhiệm phải ý thức được tầm quan trọng của việc chống


thất thoát, thất thu nước sạch.
-

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch.

-

Phải xác định được bảng cân bằng lượng nước đưa vào mạng.

-

Phân vùng, tách mạng hợp lý. Phân vùng mạng lưới thành các DMZ (District

Metered Zone) và DMA (District Metered Area) để dễ quản lý.
-

Vận hành trạm bơm phù hợp với chế độ dùng nước trên mạng lưới. Điều chỉnh

và kiểm soát được áp lực, lưu lượng nước tại các điểm đầu mạng lưới và các điểm cuối
mạng lưới, các điểm bất lợi.
-

Thay thế ngay các đường ống cũ nát, đã xuống cấp.

-

Phải không ngừng đầu tư nâng cấp các thiết bị dò tìm các điểm rò rỉ.

-


Ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý.

-

Cán bộ, nhân viên quản lý mạng lưới phải thường xuyên được đào tạo để nâng

cao ý thức và kỹ năng tay nghề.
-

Các kinh nghiệm, giải pháp trên cũng chính là những kinh nghiệm, giải pháp

mà một số công ty cấp nước Việt Nam đã áp dụng để hạ tỷ lệ thất thoát, thất thu nước
sạch tại các đô thị như ở Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng…
1.3.2 Tổng quan thất thoát nước trên thế giới Việt Nam
1.3.2.1 Thực trạng thất thoát nước ở Việt Nam
Tính đến cuối năm 2012, Việt Nam có 765 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng
32.2%. Toàn quốc có 68 công ty cấp nước chính , tổng công suất thiết kế đạt 6.6 đến
13


6.65 triệu m3/ngày, tỷ lệ dân cư đô thị được cung cấp từ hệ thống cấp nước tập
trung đạt 77.5 ÷ 78%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân khoảng 28
÷29%. Trong đó có 14 doanh nghiệp cấp nước đã thực hiện cổ phần hóa. [4]
Tổng lượng nước sạch thất thoát, thất thu năm 2011 trên toàn bộ các tỉnh, thành Việt
Nam là 1,869,708 m3/ngày.đêm, lớn hơn toàn bộ công suất của các nhà máy nước tại
thành phố Hồ Chí Minh do SAWACO quản lý.
Theo chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 đã
được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, công tác giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước
sạch phải đạt các mục tiêu sau:
-


Đến năm 2015: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 25%.

-

Đến năm 2020: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 18%.

-

Đến năm 2025: tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân là 15%.
Bảng 1.4: Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch của Việt Nam qua các năm [2]

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Tỉ lệ
thất 36
thoát
(%)

34

33

33

33

33

32


31

30

30

29

28-29

Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch còn quá cao so với mục tiêu, do đó cần có những
giải pháp cụ thể kịp thời để đạt được mục tiêu trên.
Đến cuối năm 2011 đã có 39.7% các tỉnh/thành trên cả nước đạt tỷ lệ thất thoát, thất
thu nước sạch dưới 25% theo mục tiêu đến năm 2015 mà Chính phủ đã đề ra. Còn lại
60.3% số tỉnh/thành cần thực hiện các giải pháp chống thất thoát nước để đến năm
2015 tỷ lệ TTN có thể giảm dưới 25%. Nếu tính trên công suất cấp nước của các hệ
thống cấp nước thì có khoảng 54.9% lượng nước được sản xuất ra có tỷ lệ TTN trên
25%, còn tới 41.8% lượng nước sản xuất ra có tỷ lệ TTN trên 30% và có 24.8%
lượng nước sản xuất ra có tỷ lệ TTN trên 40%. [6]
14


Bảng 1.5: Tỷ lệ TTN giữa các công ty cấp nước trong nước [5]
Các công ty cấp nước trong nước:

Tỷ lệ TTN (%)
(2009)

Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng


31

Công ty TNHH MTV Cấp nước Môi trường Bình

12.9

Dương
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV

40.53

Công ty TNHH MTV Cấp nước Đồng Nai

25.5

Công ty TNHH MTV Cấp nước Vĩnh Long

24.5

Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng

13.96

Công ty TNHH MTV Cấp Thoát nước và Môi Trường

25.69

Đô Thị Đồng Tháp
Công ty Cổ phần Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu


15

13


×