Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Tăng cường quản lý chất lượng thi công hệ thống cơ điện cho nhà cao tầng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 105 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Phạm Thế Quang

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “ Tăng cường quản lý chất lượng thi công hệ thống cơ điện cho nhà cao
tầng tại Công ty Cổ phần Xây dựng Cấp thoát nước số 1” được hoàn thành tại
trường Đại học Thuỷ lợi - Hà Nội. Trong suốt quá trình nghiên cứu, ngoài sự phấn
đấu nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các
thầy giáo, cô giáo, của bạn bè và đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cám ơn TS. Đinh Thế Mạnh người trực tiếp hướng dẫn tác giả
hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ Trường Đại học Thuỷ lợi
đã giảng dạy và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa học và luận văn.
Đồng thời, xin dành sự biết ơn tới gia đình, Bố, Mẹ và đồng nghiệp trong cơ quan vì
những chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn nên không thể tránh được những sai sót, Tôi
xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè và
đồng nghiệp!

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................vi
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Mục đích của đề tài ............................................................................................... 1
2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2
5. Kết quả được ........................................................................................................2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN
CHO NHÀ CAO TẦNG .................................................................................................3
1.1

Khái quát chung về công tác thi công hệ thống cơ điện ....................................3

1.2 Đánh giá về chất lượng thi công hệ thống cơ điện cho nhà cao tầng ở Việt
Nam ............................................................................................................................ 7
1.2.1

Cơ cấu tổ chức bộ phận thi công hệ thống cơ điện .....................................7

1.2.2

Công tác chuẩn bị thi công hệ thống cơ điện ..............................................9

1.2.3


Công tác thi công, giám sát lắp đặt thiết bị cơ điện ..................................12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công hệ thống cơ điện cho nhà cao
tầng ở Việt Nam .........................................................................................................21
1.3.1

Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ....................................................21

1.3.2

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ........................................................... 23

Kết luận Chương 1.........................................................................................................26
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG HỆ
THỐNG CƠ ĐIỆN CHO NHÀ CAO TẦNG ............................................................... 27
2.1

Đặc điểm của công tác thi công hệ thống cơ điện ...........................................27

2.2 Các yêu cầu kỹ thuật trong công tác quản lý chất lượng thi công hệ thống cơ
điện cho nhà cao tầng .................................................................................................28
2.2.1 Yêu cầu kỹ thuật trong công tác quản lý chất lượng thi công hệ thống cơ
điện cho nhà cao tầng ............................................................................................. 29
2.2.2

Quản lý chất lượng khảo sát và thiết kế ....................................................30

iii



2.2.3

Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công hệ thống cơ điện ................. 30

2.2.4

QLCL trong giai đoạn bảo hành ............................................................... 33

2.2.5

QLCL công trình sau khi đưa vào sử dụng ............................................... 33

2.3

Quy định của pháp luật về quản lý chất lượng thi công hệ thống cơ điện ...... 34

2.3.1

Quy định chung ......................................................................................... 34

2.3.2

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng trong thi công hệ thống cơ điện ....... 37

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC SỐ 1 .............................................................................. 39
3.1


Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 ............... 39

3.2 Phân tích thực trạng về công tác quản lý chất lượng thi công hệ thống cơ điện
của công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1 ................................................... 42
3.2.1

Cơ cấu tổ chức bộ phận thi công hệ thống cơ điện ................................... 42

3.2.2

Công tác chuẩn bị vật tư, thiết bị cơ điện ................................................. 45

3.2.3

Công tác lắp đặt thiết bị cơ điện ............................................................... 50

3.3 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng thi công hệ thống
cơ điện cho nhà cao tầng tại công ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1. ........... 50
3.3.1

Đề xuất mô hình tổ chức bộ phận thi công hệ thống cơ điện ................... 50

3.3.2

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị vật tư thiết bị cơ điện ................. 59

3.3.3

Nâng cao chất lượng thi công hệ thống cơ điện ....................................... 60


3.3.4

Nâng cao chất lượng an toàn lao động thi công hệ thống cơ điện ............ 89

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 98
1. Kết luận............................................................................................................... 98
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 99

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hệ thống cơ điện.............................................................................................. 3
Hình 1.2. Mô hình hệ thống cơ điện tòa nhà ...................................................................6
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức thi công hệ thống cơ điện hiện trường .....................................8
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Ban điều hành công trường ....................................................10
Hình 1.5. Lưu đồ thi công.............................................................................................. 14
Hình 2.1. Các bước trong quản lý chất lượng công trình ..............................................30
Hình 2.2: Mô hình Hệ thống đảm bảo Chất lượng trong thi công hệ thống cơ điện Nhà
cao tầng. ......................................................................................................................... 32
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty.............................................................................41
Hình 3.2. Hệ thống tổ chức hoạt động giám sát chất lượng công trình......................... 44
Hình 3.3: Quy trình chuẩn bị vật tư, thiết bị cơ điện ..................................................... 49
Hình 3.4. Mô hình tổ chức bộ phận thi công hệ thống cơ điện .....................................52
Hình 3.5. Kiểm tra vật tư, thiết bị cơ điện đề xuất ........................................................ 59
Hình 3.6. Quy trình thi công hệ thống cơ điện .............................................................. 61
Hình 3.13. Quy trình an toàn lao động thi công hệ thống cơ điện ................................ 90


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTHT

: Công trình hạ tầng

CTXH

: Chính trị xã hội

DĐĐT

: Dồi điền đổi thửa

QHXD

: Quy hoạch xây dựng


KT-XH

: Kinh tế-Xã hội

NTM

: Nông thôn mới

UBND

: Uỷ ban Nhân dân

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế trong nước. Đặc biệt là
nước ta đang trong thời kỳ công ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ngày càng có
nhiều khu công ngiệp, khu chế xuất … được xây dựng. Đồng thời để nâng cao mức
sống, tiện nghi sinh hoạt của người dân thì việc xây dụng các khu trung tâm thương
mại, khu chung cư cao tầng mới để phục vụ nhu cầu cuộc sống là hết sức cần thiết. Vì
vậy hệ thống Cơ điện cho nhà cao tầng là một vấn đề đang được quan tâm.
Chất lượng của một hệ thống cơ điện được quyết định chủ yếu trong giai đoạn thi công
và hoàn thiện công trình. Nâng cao chất lượng hệ thống cơ điện cần có nhiều giải pháp
kết hợp. Bên cạnh các yếu tố về đổi mới công nghệ, kỹ thuật thi công thì yếu tố con
người vẫn mang tính quyết định. Bộ máy tổ chức quản lý và giám sát thi công có vai
trò chủ then chốt trong quá trình thực hiện dự án.
Tại Công ty Cổ phần Xây dựng Cấp thoát nước số 1 thuộc Tổng Công ty Đầu tư Nước
và Môi trường Việt Nam VIWASEEN - Bộ Xây dựng, hiện nay công tác quản lý chất

lượng đang được chú trọng nhằm nâng cao thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường
xây dựng. Song bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những mặt tồn tại, yếu kém,
phương pháp tổ chức quản lý chất lượng thi công vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, tác giả chọn đề tài: “Tăng cường quản lý
chất lượng thi công hệ thống cơ điện cho nhà cao tầng tại Công ty Cổ phần Xây
dựng Cấp thoát nước số 1” làm đề tài luận văn cao học của mình.
2. Mục đích của đề tài
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng trong thi công
xây dựng hệ thống cơ điện cho cho nhà cao tầng tại Công ty Cổ phần xây dựng Cấp
thoát nước số 1.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý
luận và khoa học của các phương pháp xác định tăng cường quản lý chất lượng thi

1


công hệ thống cơ điện nhà cao tầng. Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương
pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều
kiện Việt Nam hiện nay, đó là:
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp phân tích, so sánh và một số phương pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu:
- Các dự án đầu tư xây dựng thi công hệ thống cơ điện cho nhà cao tầng
+ Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách và thực tiễn thi công hệ thống cơ điện cho
nhà cao tầng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

+ Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã Tổng quan về công tác thi công hệ thống cơ điện cho nhà cao tầng và nêu lên
được cơ sở khoa học về quản lý chất lượng thi công hệ thống cơ điện cho nhà cao tầng
+ Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được xem như một gợi ý quan trọng trong việc
đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công hệ thống cơ điện tại Công
ty cổ phần xây dựng cấp thoát nước số 1.
6. Kết quả được
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi hệ thống cơ điện tại
Công ty Cổ phần xây dựng Cấp thoát nước số 1
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý chất lượng thi công hệ thống cơ điện cho nhà
cao tầng tại Công ty Cổ phần xây dựng Cấp thoát nước số 1.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG HỆ THỐNG
CƠ ĐIỆN CHO NHÀ CAO TẦNG
1.1 Khái quát chung về công tác thi công hệ thống cơ điện
Trong một công trình xây dựng, thì ngoài những phần như xây dựng thô, xây dựng
hoàn thiện thì Cơ điện là một phần thiết yếu không thể thiếu được. [1]
Cơ điện hay còn goi là M&E (viết tắt của cụm từ Mecanical and Electrical). Đây là hai
phần cấu tạo nên khái niệm cơ điện.

Hình 1.1. Hệ thống cơ điện
Cơ điên (M&E) bao gồm hai thành phần: Mecanical and Electrical
Mecanical trong một công trình chiếm khối lượng lớn vào hạng mục điều hoà không
khí và thông gió (MVAC – Mecanical VentilationAnd Air Conditoning) hay còn có
tên thông dụng khác là HVAC. Các phần còn lại của Mecanical gồm có: phòng cháy

chữa cháy (Fire Alarm and Fighting), Cấp thoát nước (Plumbing and Sanitary) cung
cấp LPG và khí nén.

3


Phần Electrical bao gồm các hạng mục liên quan đến điện như: phân phối, cung cấp
điện, chiếu sáng, điều khiển, điện nhẹ. Đây chính là khái quát về thông tin khái niệm
cơ điện. và là câu trẻ lời cho câu hỏi cơ điện bao gồm những gì.
Vậy hệ thống cơ điện (hay còn gọi là M & E) chính là nhân tố giúp một công trình xây
dựng khi hoàn thiện, toà nhà hoạt động được.
Trong hệ thống cơ điện M&E (Mechanical & Electrical), có rất nhiều hạng mục trong
đó bao gồm hệ thống điện hay còn gọi là điện nặng (Electrical) và hệ thống điện
nhẹ ELV (Extra Low Voltage systems) là 2 hạng mục quan trọng không thể thiếu
trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Hệ thống điện chiếm khoảng
40-60% khối lượng phần M&E (tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70-80%).
Các hệ thống này mang lại các lợi ích và tiện dụng rất lớn, đáp ứng được mọi yêu cầu
cho người sử dụng và Chủ đầu tư công trình.
Hệ thống điện động lực truyền tải nguồn điện đến các hộ, các phụ tải tiêu thụ điện.
Biến năng lượng điện thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng để
phục vụ mục đích của người sử dụng.
Hệ thống điện bao gồm các phần sau đây:
+ Hệ thống điện động lực
Là hệ thống cấp nguồn chính (Main Power Supply) cho các hộ tiêu thụ điện như các
công trình dân dụng và công nghiệp bao gồm:
- Các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 22kV/0.4kV và các tủ đóng cắt
chính MSB (Main Switch Board).
- Các trạm biến áp, tủ đo lường, đồng hồ điện, cáp trung thế, cáp hạ thế.
- Các hệ thống các tủ điện phân phối (Submain Power Supply) cấp điện cho động lực,
sản xuất, sinh hoạt,... có thể có thêm hệ thống tự động điều chỉnh điện

áp AVR (Automatic Voltage Regulator system).
- Hệ thống công tắc ổ cắm điện (Socket outlet system).
+ Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng (Backup Generator system)

4


Bao gồm: Máy phát điện, bồn dầu, hệ thống bơm dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ ATS, tủ hòa
đồng bộ.
Hệ thống aquy dự phòng UPS cho các hộ phụ tải loại 1 như bệnh viện, trung tâm thông
tin viễn thông, nhà quốc hội, …
+ Hệ thống điện chiếu sáng (Lighting system)
Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, chiếu sáng sản xuất kinh doanh, chiếu sáng mỹ thuật,
trang trí đô thị, quảng cáo, chiếu sáng đường phố đô thị, …
Hệ thống chiếu sáng chỉ dẫn và chiếu sáng sự cố (Emergency Lighting, Exit Lighting
& Sign Boards).
+ Hệ thống thu lôi, thoát sét và tiếp đất (Lightning Protection system)
Hệ thống tiếp đất là tập hợp các vật thể có khả năng dẫn điện ở bất kỳ hình dạng nào
(kim loại dạng ống, thanh, dây, tấm hoặc điện cực than chì, ...) được bố trí tiếp
xúc trực tiếp với đất và được nối lại với nhau bởi các dây kim loại, tạo với đất sự liên
kết về điện, có một điện trở xác định. Các dây nối dẫn điện dùng để nối mạng tiếp đất
với các kết cấu kim loại và thiết bị điện cần được tiếp đất cũng là một bộ phận của hệ
thống tiếp đất. Hệ thống tiếp đất có thể chia ra nhiều chức năng như: tiếp đất chống
sét, tiếp đất công tác, tiếp đất bảo vệ.v.v.
Bao gồm: Hệ thống cọc tiếp đất, thanh tiếp đất, hộp kiểm tra, đai đẳng thế, dây dẫn sét,
bộ đếm sét kim thu sét, kim thu sét. Việc thiết kế, chọn vật liệu, phương thức tiếp đất
cần dựa trên cơ sở tính toán và đặc điểm địa hình cụ thể.
Hệ thống thu lôi thoát sét là nơi đón nhận và làm tiêu tán dòng điện do sét đánh trực
tiếp. Mỗi dây dẫn đi xuống đều phải được nối với hệ thống tiếp đất và phải được liên
kết tốt về điện. Một hệ thống tiếp đất chống sét tốt sẽ chịu được dòng sét đánh,

làm tiêu tán dòng điện một cách nhanh chóng và an toàn. Một yêu cầu quan trọng hàng
đầu là hệ thống tiếp đất chống sét trực tiếp là phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn
10 Ohm. Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo tiêu tán dòng sét, quá áp và không
gây nguy hiểm do điện áp bước gây ra.
+ Hệ thống Đèn báo không

5


Bao gồm: Bộ điều khiển, đèn báo không, hệ thống lắp đèn. Hệ thống đèn báo không
lắp đặt bắt buộc tại các công trình cao tầng như các tòa nhà, cao ốc, cột Antena …
+ Hệ thống Điện mặt trời (Solar system)
Có thể lắp đặt từ các hộ gia đình cho đến các công trình, tổ hợp các công trình hoặc
khu vực dân cư, công nghiệp. Thường lắp đặt tại các đảo, các khu vực xa trung tâm
không có mạng lưới điện quốc gia.
Trong 1 công trình xây dựng, dù có quy mô lớn hay nhỏ đều được chia ra thành 2
phần: phần xây dựng và phần cơ điện. Trong phần cơ điện, hay còn gọi là M&E(viết
tắt Mechanical & Engineering).

Hình 1.2. Mô hình hệ thống cơ điện tòa nhà

6


1.2 Đánh giá về chất lượng thi công hệ thống cơ điện cho nhà cao tầng ở Việt
Nam
1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ phận thi công hệ thống cơ điện
Trong quá trình thi công có sự điều động nhân lực theo tiến độ chung của dự án
+ Căn cứ lập tổng tiến độ thi công:
- Căn cứ vào năng lực thi công, khả năng huy động thiết bị máy móc, khả năng về tài

chính của nhà thầu.
- Căn cứ vào mặt bằng công trình, điều kiện giao thông trong và xung quanh công
trình
- Căn cứ vào khối lượng trong hồ sơ yêu cầu, mức độ phức tạp của công việc
- Căn cứ vào khả năng cung cấp thiết bị vật tư của các nhà cung cấp
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức hiện hành của nhà nước
- Căn cứ vào tiến độ thi công của các hạng mục khác trong công trình, các yêu cầu của
chủ đầu tư.
Nhà thầu sẽ tiến hành lập tiến độ chi tiết (tuần, tháng) trên cơ sở tiến độ chung.
Để đảm bảo thi công công trình đúng theo tiến độ đã đề ra, nhà thầu luôn chủ động
quan tâm đến các vấn đề sau:
Về lực lượng thi công, máy móc thiết bị:
Mặc dù đã bố trí lực lượng thợ có tay nghề chuyên môn cao, có sức khoẻ tốt và một
lực lượng cơ động đáp ứng nhu cầu công việc theo giai đoạn nhưng chúng tôi vẫn có
lực lượng dự phòng và sẳn sàng có thể tăng cường lực lượng nếu lực lượng thi công bố
trí ban đầu không đảm bảo hoàn thành công tác thi công công trình đúng kế hoạch.
Ngoài những máy móc, thiết bị được bố trí cố định tại công trường. Nhà thầu luôn
luôn có cơ số thiết bị dự phòng sẵn sàng bổ sung thay thế những thiết bị phương tiện bị
hỏng hóc khi cần.
Về biện pháp quản lý:

7


Ngay từ khi bắt tay vào thi công, nhà thầu phải xây dựng tiến độ kế hoạch thi công và
thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiến độ theo ngày, theo tuần, tháng.
Nếu có phần việc hoặc hạng mục nào không đảm bảo đúng tiến độ thì lập tức sẽ bố trí
tăng ca, tăng kíp, nhân lực, thiết bị để kịp thời bù lại khoảng thời gian bị kéo dài.
Tổ chức thi công


Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức thi công hệ thống cơ điện hiện trường
Phân công cán bộ có trình độ của công ty giúp Ban chỉ huy công trường hoàn thành
nhiệm vụ.
- Ban chỉ huy công trường chỉ đạo phân công các tổ triển khai thi công.
- Kỹ sư trưởng phụ trách chung về kỹ thuật
+ Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, an toàn
+ Nhiệm vụ: Quản lý kỹ thuật, KCS, An toàn lao động khi thi công trên công trường
- Chủ nhiệm công trình và các kỹ thuật viên phụ trách các đội
8


+ Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về tổ chức thi công của các đội đảm bảo kỹ, mỹ
thuật công trình
+ Nhiệm vụ: Trực tiếp chỉ đạo công nhân thi công, lập tiến độ tuần, ngày và lên kế
hoạch điều động nhân lực, vật tư đáp ứng kịp tiến độ thi công công trường
Trong quá trình thi công có sự kết hợp chặt chẽ, phối hợp giữa các tổ trong đội để đảm
bảo tiến độ thi công nhanh, đạt chất lượng công trình cao nhất, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
Trong quá trình thi công hệ thống cơ điện cần coi trọng việc áp dụng công nghệ tiên
tiến, khuyến khích và phát huy công tác sáng kiến và cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao
chất lượng, đảm bảo an toàn đúng tiến độ thi công công trình.
1.2.2 Công tác chuẩn bị thi công hệ thống cơ điện
1.2.2.1Công tác văn phòng
Làm việc với chủ đầu tư
* Chủ đầu tư cung cấp các hồ sơ tài liệu:
­ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm các tài liệu sau:
+ Tập bản vẽ: Bình đồ, trắc dọc.
+ Tập bản vẽ: Trắc ngang.
+ Tập bản vẽ công trình.
+ Tập thuyết minh thiết kế.

+ Tập hồ sơ địa chất, thuỷ văn.
+ Tập bản vẽ phạm vi mặt bằng xây dựng.
+ Tập hồ sơ tính toán chi tiết và tổng hợp khối lượng công trình.
+ Tập thuyết minh dự toán công trình.
Các hồ sơ tài liệu này đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hồ sơ trúng thầu bao gồm các tài liệu sau (Tài liệu này được Nhà thầu nộp cho chủ
đầu tư sau khi chủ đầu tư tuyên bố trúng thầu):

9


+ Thuyết minh tổ chức thi công chi tiết và tổ chức thi công tổng thể của gói thầu (Biện
pháp thi công, danh sách các thiết bị máy móc, danh sách nhân lực, biểu đồ tiến độ thi
công) để thi công các hạng mục công trình trong phạm vi gói thầu.
+ Khối lượng xây dựng các hạng mục công trình.
+ Dự toán công trình (Toàn bộ các hạng mục công trình thanh toán sau khi Nhà
thầu có thư giảm giá (nếu có) để làm cơ sở xác nhận khối lượng thanh toán).
* Chủ đầu tư phê duyệt các văn bản của đơn vị thi công về quản lý và điều hành dự án.
- Nhật ký thi công.
- Các biên bản kiểm tra và nghiệm thu cơ sở.
- Các biên bản kiểm tra và nghiệm thu xây lắp hoàn thành, biên bản nghiệm thu công
trình xây lắp đã hoàn thành.
1.2.2.2 Thành lập văn phòng ban điều hành công trường
Sau khi nhận toàn bộ các hồ sơ tài liệu có liên quan đến việc quản lý và điều
hành dự án. Công ty ra quyết định thành lập văn phòng Ban điều hành công trường của
dự án.
Mô hình văn phòng Ban điều hành công trường: Tuỳ thuộc vào từng dự án mà lập
lên mô hình tổ chức thực hiện.
GIÁM ĐỐC BAN ĐIỀU HÀNH


CHỈ HUY TRƯỞNG CÔNG
TRƯỜNG

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức Ban điều hành công trường
10


1.2.2.3 Công tác hiện trường
Làm việc với CĐT và nhà thầu tư vấn giám sát:
Tiếp nhận tuyến từ chủ đầu tư và tư vấn giám sát.
Họp hiện trường.
Nghiên cứu các hồ sơ tài liệu của dự án.
Triển khai thi công, kiểm tra, đôn đốc các tổ đội thi công xây lắp thực hiện:
Triển khai công tác mặt bằng thi công: Dọn dẹp phần đất để xây dựng đường, xây
dựng các xí nghiệp và cơ sở sản xuất, chặt cây đánh gốc, di chuyển các công trình
kiến trúc cũ, di chuyển mồ mả ra khỏi phạm vi mặt bằng thi công.
Triển khai công tác xây dựng nhà ở, nhà làm việc cá loại phòng thí nghiệm hiện
trường.
Chuẩn bị xe máy thi công và vận chuyển xưởng sửa chữa xe máy.
Tuyển chọn và đào tạo cán bộ thi công và cơ khí.
Khảo sát lại tuyến: Lập bản vẽ thi công (nếu thiết kế hai bước), hôi phục tuyến (nếu
thiết kế một bước).
Thực hiện theo các nội dung đã cam kết trong biên bản hiện trường.
Song song với các công việc trên, kỹ sư giám sát hiện trường cần phải kiểm tra
công việc cụ thể sau:
Chuẩn bị trang thiết bị của phòng thí nghiệm và đội ngũ nhân viên kỹ thuật; Thí
nghiệm và lựa chọn các cơ sở khai thác hoặc cung cấp vật liệu xây dựng; Kiểm tra và
lựa chọn kết quả thí nghiệm và kết quả thiết kế thành phần các hỗn hợp vật liệu (bê
tông nhựa, bê tông xi măng, vữa xây, ...); Chỉ dẫn hệ thống mốc định vị và mốc cao độ
(nếu được chủ đầu tư giao mặt bằng). Kiểm tra các số liệu đo đạc và công tác khôi

phục tuyến, lên ga, phóng tuyến, làm đường tạm, ....; Triển khai thiết kế bản vẽ thi
công chi tiết và giải pháp thi công. Triển khai thi công thí điểm từng hạng mục công
trình theo quy định. Về vấn đề này thì kỹ sư giám sát hiện trường phải thường xuyên
theo dõi công việc thực hiện của các tổ đội thi công. Sau khi có kết quả thì báo cáo
với kỹ sư trưởng để kỹ sư trưởng tư vấn giám sát thẩm tra phê duyệt hồ sơ bản vẽ thi
11


công hoặc hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công; Làm rõ các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật
quy định trong hợp đồng thầu; Lập các biện pháp đảm bảo an toàn thi công, bảo
vệ công trình, bảo vệ môi trường; Lập kế hoạch và tiến độ thi công; Trong quá trình
giám sát hiện trường nếu có vấn đề gì sai khác giữa hồ sơ thiết kế so với thực địa thì
kỹ sư giám sát phải báo cáo ngay với nhà thầu tư vấn giám sát, để kỹ sư trưởng tư vấn
giám sát giải quyết.
1.2.3

Công tác thi công, giám sát lắp đặt thiết bị cơ điện

1.2.3.1 Tổng quan và phân loại các hệ thống thiết bị công trình
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công trình xây dựng la việc lắp đặt trang bị các thiết bị
kỹ thuật , máy móc cần thiết cho một công trình xây dựng nào đó , nhằm phục vụ cho
nhu cầu sử dụng của công trình một cách tốt nhất , thích hợp với mục đích cải thiện
điều kiện sống, làm việc của con người và khả năng đầu tư của chủ công trình.
Hệ thống kỹ thuật công trình có hai loại : Hệ thống kỹ thuật trong nhà và Hệ thống hạ
tầng kỹ thuật ngoài nhà .
Tùy theo điều kiện kinh tế , mục đích và nhu cầu của người sử dụng, mức độ trang bị
hệ thống kỹ thuật trong công trình sẽ khác nhau (số lượng , chủng loại , trạng thái kỹ
thuật hiện đại hay đơn giản). Theo chức năng sử dụng có thể chia các hệ thống kỹ
thuật trong công trình ra làm hai lọai chính : Loại hệ thống có chức năng tạo điều
kiện tiện nghi và loại tạo điều kiện tiện ích , an toàn.

- Hệ thống thiết bị tạo điều kiện tiện nghi : là các hệ thống kỹ thuật dùng để cải tạo
môi trường vi khí hậu, điều kiện sống và làm việc của con người trong công trình. Hệ
thống thiết bị tiện nghi là các hệ thống thiết yếu của công trình như hệ thống điện,
chiếu sáng, điều hòa không khí, thông gió, cấp nước , thoát nước, thang máy…
- Hệ thống thiết bị tạo điều kiện tiện ích (an toàn , bảo vệ….): Là những hệ thống có
chức năng hoàn thiện điều kiện hoạt động của công trình như : thiết bị bảo đảm an
ninh, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị cấp chất đốt, thiết bị phòng chống sự cố….
Các hệ thống thiết bị có thể có trong công trình xây dựng hiện nay gồm:
1­ Hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng ;

12


2­ Hệ thống chống sét;
3­ Hệ thống thang máy ;
4­ Hệ thống cấp thoát nước;
5­ Hệ thống điều hòa không khí;
6­ Hệ thống cấp khí đốt chung tâm;
7­ Hệ thống phòng cháy chữa cháy; Hệ thống thông gió sự cố;
8­ Hệ thống thang thoát hiểm khi có sự cố ;
9­ Hệ thống rác thải sinh hoạt;
10­ Hệ thống thông tin liên lạc ; Hệ thống thông tin nội bộ;
11­ Hệ thống tự động quản lý tòa nhà ; Hệ thống camera theo dõi , bảo vệ;
12­ Hệ thống truyền hình cáp ; Hệ thống anten truyền hình công cộng ; anten truyền
hình vệ tinh…..
1.2.3.2 Yêu cầu chung của công tác thi công hệ thống kỹ thuật
Nhiệm vụ thi công hệ thống kỹ thuật

Nhiệm vụ đảm bảo chất lượng của nhà thầu thi công ­ quản lý dự án được quy
định tại điều 27 Nghị định 15/4/2013/NĐ­CP ngày 06/02/2013 [16] . Bên cạnh đó

nhiệm vụ của nhà thầu thi công được quy định cụ thể trong hợp đồng kinh tế ký
kết giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát. Công tác quản lý chất lượng cần
được thực hiện cụ thể trong từng công việc, từng giai đoạn thi công lắp đặt hệ
thống kỹ thuật
Theo quy định hiện hành [14], [15], [2] nhiệm vụ của nhà thầu thi công là :
+ Đảm bảo chất lượng kỹ thuật.
+ Đảm bảo tiến độ thi công đề ra của chủ đầu tư .
+ Quản lý khối lượng vật tư , khối lượng thi công lắp đặt.
+ Đảm bảo việc thực hiện nội quy , điều kiện an toàn lao động.
+ Đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trường.
Nội dung quản lý chất lượng khi thi công hệ thống kỹ thuật.

13


Hình 1.5. Lưu đồ thi công

14


Một số lưu ý đối với từng quá trình :
a/ Công tác kiểm tra nghiệm thu vật liệu đầu vào.
a1/ Chấp thuận chủng loại và phê duyệt mẫu
Một trong những quan điểm chủ đạo trọng kinh tế thị trường là: Người có tiền bỏ ra
mua san phẩm phải mua được chính phẩm, sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu của
mình.
Cơ sở để nhận biết và kiểm tra chất lượng sản phẩm phẩm là sự đáp ứng các yêu cầu
chất lượng ghi trọng bộ hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế . Bên cạnh
đó cũng phải dựa trên hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các tiêu
chuẩn kỹ thuật được phép áp dụng.

Nhà cung ứng thiết bị và nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự
tương thích của sản phẩm mà mình cung cấp với các chỉ tiêu theo yêu cầu của chủ đầu
tư (ghi trong hợp đồng cung cấp , thi công) và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
chất lượng, sự phù hợp của sản phẩm.
Trước khi đưa vật tư thiết bị vào thi công, lắp đặt trong công trình, nhà thầu phải trình
mẫu và các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm cho quản lý dự án duyệt. Các mẫu và chỉ
tiêu kỹ thuật phải được lưu trữ và kiểm soát bởi quản lý dự án hoặc tư vấn giám sát.
Mọi sự thay đổi trong quá trình thi công phải được chủ đầu tư duyệt lại.
Nhà thầu lắp đặt thiết bị chịu trách nhiệm lưu trữ và bảo quản thiết bị cho đến khi lắp
đặt xong và bàn giao đưa vào vận hành chính thức .
a2/ Công tác kiểm tra, nghiệm thu vật liệu đầu vào tại công trường
Đặc điểm của vật tư thiết bị sử dung để thi công hệ thống kỹ thuật là rất đa dạng về
mẫu mã, chủng loại, được cung cấp từ nhiều hãng khác nhau. Cơ sở sản xuất được đặt
ở nhiều nước, vùng lãnh thổ có trình độ kỹ thuật công nghệ rất khác nhau nên chất
lượng sản phẩm cùng loại có sự khác biệt rất lớn.
Sự khác nhau về hãng, địa điểm sản xuất, địa điểm lắp ráp, tổ hợp thiết bị, thời gian
xuất xưởng và tính đồng bộ cũng tạo nên sự khác nhau rất lớn về giá cung ứng của sản
phẩm.

15


Do vậy việc kiểm tra vật liệu đầu vào cũng phải hết sức thận trọng.
+ Kiểm tra vật liệu , thiết bị đầu vào là xác định số lượng, chủng loại và nguồn gốc
(hãng sản xuất hay công nghệ chế tạo), xuất xứ (trình độ, mặt bằng kỹ thuật nơi chế
tạo, lắp ráp), tính đồng bộ (nguyên chiếc của chính hãng hay tổ hợp lắp ráp từ phụ
kiện của nhiều hãng), qua đó xác định chất lượng, giá trị sản phẩm
+ Lập biên bản xác nhận chất lượng thiết bị cung cấp.
+ Với các loại vật tư nghi ngờ về chất lượng sẽ lập biên bản yêu cầu nhà thầu cung cấp
cho đi kiểm tra chất lượng tại các chung tâm thi nghiệm chuyên ngành hợp chuẩn, có

đủ tư cách pháp nhân.
+ Đối với vật tư nhập khẩu tư vấn giám sát phải trực tiếp kiểm tra sự nguyên đai
nguyên kiện của container nhập khẩu (đối với loại nhập trực tiếp từ nhà sản xuất nước
ngoài) và chứng kiến, giám sát quá trình bốc dỡ hàng từ container vào công trình. Các
giấy tờ cần kiểm tra, xác nhận gồm:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm (Technical standards).
- Chứng chỉ xuất xưởng (do nhà sản xuất cấp), nguồn gốc xuất xứ do phòng thương
mại cấp (Certificate of origin).
- Danh mục phụ kiện.
- Giấy kiểm tra chất lượng của nhà sản xuất (bản gốc sau đó có thể lưu bản photo) CQ
(Certificate of Quality)
- Các hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
- Giấy kiểm tra giám định chất lượng của Vinacontrol (bản gốc)(nếu được yêu cầu của
tư vấn giám sát hoặc quản lý dự án).
- Vận đơn (Bill of Landing).
- Tờ khai hải quan(Customs declaration).
- Các hóa đơn nhập kho của nhà cung ứng , các giấy tờ liên quan đến quyền đại lý của
nhà cung cấp (nếu không phải là hàng nhập trực tiếp).
b/ Công tác kiểm tra vật tư, thiết bị trong quá trình lắp đặt.

16


+ Giám sát kiểm tra việc bảo quản thiết bị trên công trường trước và sau khi lắp đặt.
+ Giám sát quy trình, vị trí lắp đặt, phương pháp ghép nối các chi tiết vào hệ thống
theo thiết kế, biển pháp thi công đã được phê duyệt.
+ Thử nghiệm từng bộ phận độc lập (chạy thử đơn động), trước và sau khi lắp đặt
ghép nối vào hệ thống, thử nghiệm cụm thiết bị, cả hệ thống (chạy thử liên động không
tải sau đó chạy thử liên động có tải). Chạy thử liên động với các hệ thống khác có liên
quan như BMS và điều hòa, hệ thống phòng cháy chữa cháy và thang máy ….

c/ Phương pháp kiểm tra, nghiệm thu lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
+ Phương pháp kiểm tra bằng quan sát trực tiếp và các dụng cụ đơn giản có ngay tại hiện
trường.

- Trong quá trình thi công, cán bộ, kỹ sư của nhà thầu phải thường xuyên kiểm tra chất
lượng sản phẩm của công nhân làm ra sau mỗi công đoạn hay giữa công đoạn nếu cần
thiết. Những lần kiểm tra này cần có sự chứng kiến của tư vấn đảm bảo chất lượng.
Cán bộ tự vấn có thể từ chối kiểm tra hoặc từ chối chấp nhận thanh toán nếu việc kiểm
tra và nghiệm thu công việc thi công không có sự báo trước, đặc biệt là khi chất lượng
thi công không đảm bảo chất lượng theo bản vẽ hoặc biện pháp thi công đã được phê
duyệt.
- Trước khi nhà thầu lắp đặt, yêu cầu nhà thầu giải trình phương pháp, dụng cụ hay
phương tiện sử dụng để xác định chỉ tiêu chất lượng.
- Tư vấn giám sát hoặc quản lý dự án phải phê duyệt biện pháp thi công lắp đặt, công
tác đảm bảo an toàn, phương pháp kiểm tra chất lượng trước khi thi công.
- Tư vấn kiểm tra quá trình thi công bằng mắt và kết luận dựa trên kinh nghiệm của
mình về sản phẩm thi công của nhà thầu. Khi nào quy trình bắt buộc hay có nghi ngờ
hoặc quá trình kiểm tra đòi hỏi các thiết bị, hệ thống, quy trình phức tạp hoặc những
công việc chỉ những đơn vị chức năng được cấp phép tiến hành thí nghiệm thì tư vấn
giám sát yêu cầu nhà thầu thuê phòng thí nghiệm hoặc công ty kiểm định kiểm tra và
báo số liệu đạt được qua kiểm bằng văn bản để tư vấn giám sát quyết định việc kiêm
tra đạt hay không đạt chất lượng.

17


- Khi nghi ngờ kết quả kiểm tra, kiểm định, thí nghiệm của đơn vị thí nghiệm, kiểm
định. Tư vấn giám sát có quyền yêu cầu nhà thầu thuê đơn vị khác tiến hành thí
nghiệm, kiểm định. Trường hợp cần thiết tư vấn giám sát có quyền chỉ định đơn vị
kiểm tra .

+ Phương pháp kiểm tra nhờ các phòng thí nghiệm.

- Những phòng thí nghiệm dùng để kiểm tra phải được Bộ Xây Dựng chứng nhận
được phép hoạt động theo các hệ thống phòng trong số các phòng LAS .
- Nhà thầu đề xuất các chỉ tiêu thí nghiệm và được sự chấp thuận của tư vấn giám sát
hoặc quản lý dự án bằng văn bản.
- Đơn vị thí nghiệm phải đảm bảo tính bí mật của các số liệu thí nghiệm và chỉ có
nhiệm vụ cung cấp số liệu của các chỉ tiêu được yêu cầu kiểm định còn việc những chỉ
tiêu ấy có đạt yêu cầu hay có phù hợp phải do tư vấn hoặc quản lý dự án quyết định và
ghi thành văn bản.
- Trong thi công hệ thống kỹ thuật yêu cầu kiểm tra chất lượng chủ yếu đối với các
dụng cụ đo đếm và các thiết bị điện như: Đồng hồ đo các loại, thiết bị đóng cắt, cáp
điện, thiết bị bảo vệ, an toàn (đôi khi là tính đồng bộ của thiết bị).
- Những dụng cụ đo kiểm trên công trường phải được kiểm chuẩn theo đúng định kỳ
(hoặc nếu tư vấn thấy nghi ngờ thì có thể yêu cầu kiểm chuẩn lại) để tránh sai sót do
dụng cụ không đạt chuẩn.
d/ Giám sát đảm bảo tiến độ thi công lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
Việc đảm bảo tiến độ thi công các hệ thống kỹ thuật phụ thuộc rất nhiều điệu kiện cả
chủ quan lẫn khách quan. Những yếu tố chính làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công là:
+ Thời gian nhập thiết bị.
+ Thời điểm vào thầu và khởi công hạng mục. Việc xác định không đúng thời điểm bắt
đầu thi công lắp đặt không những ảnh hưởng đến tiến độ thi công mà còn ảnh hưởng
lớn đến biện pháp thi công, chất lượng hệ thống nói riêng và thẩm mỹ chung của cả
công trình. Có khi còn dẫn tới phải thay đổi thiết kế các phần có liên quan.

18


+ Sự phối hợp giữa các nhà thầu có liên quan như nhà thầu xây dựng phần thô và nhà
thầu cơ điện, nhà thầu hoàn thiệt và lắp đặt nội thất với nhà thầu cơ điện đôi khi chồng

chéo, cản trở lần nhau sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến tiến độ thi công nói chung, có khi
phải dỡ bỏ làm lại hoặc làm mất rất nhiều công vì nhà thầu này làm xong rồi thì lại
phải tháo ra để nhà thầu khác vào làm.
+ Khả năng tài chính của nhà thầu, của chủ đầu tư … Ngoài ra các yếu tố khác như sự
hoàn chỉnh, đồng bộ của hồ sơ thiết kế các hạng mục trong công trình, tính chất đặc
thù của công trình… cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Tóm lại để đảm bảo tiến độ thi công ngoài việc giám sát đôn đốc giúp chủ nhiệm dự
án điều hành sự phối hợp giữa các nhà thầu, người kỹ sư tư vấn giám sát còn cần nắm
bắt được các yếu tố làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công đối với từng hệ thống, từng
công trình cụ thể để có giải pháp phòng ngừa, đề xuất chủ đầu tư tìm biện pháp khắc
phục, giải quyết kịp thời.
e/ Giám sát và quản lý khối lượng đảm bảo quản lý khối lượng thi công, số lượng,
chủng loại, đặc tính kỹ thuật của vật tư, thiết bị và cả giá trị về mặt kinh tế của chúng
theo đúng thiết kế và các thay đổi (nếu có) đã được chủ đầu tư phê duyệt
g/ Giám sát đảm bảo việc thực hiện nội quy, điều kiện an toàn lao động, an toàn thiết
bị, vệ sinh và bảo vệ môi trường
An toàn trong thi công lắp đặt hệ thống kỹ thuật chủ yếu là an toàn điện, an toàn khi
hàn, gia công phụ kiện, trang bị quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động, dây an toàn khi
thao tác trên cao như thi công dây dẫn sét, cọ tiêu sét … an toàn về người, thiết bị khi
vận chuyển bằng tời kéo, treo dỡ thiết bị nặng trong công trình.
Tư vấn giám sát hoặc quản lý dự án cần quan tâm và giám sát những công việc đảm
bảo an toàn lao động nói chung và an toàn cho thiết bị nói riêng sau:
+ Trong khu vực thi công có thể gây nguy hiểm cho người như nơi có nguồn điện, dây
dẫn điện hở, thi công thang máy (kể cả thang cuốn) và việc vận chuyển thiết bị nặng
bằng tời kéo, khu vực đang thi công treo, đỡ vật nặng trên cao phải được cách ly
bằng hàng rào, đặt biển báo nguy hiểm, không cho phép người không có nhiệm vụ

19



×