Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

bài tập và lời giải chi tiết môn quản trị tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.98 KB, 56 trang )

CASE STUDY 1
Phân tích dự án Công ty Taxi AB
Taxi AB là công ty kinh doanh dịch vụ taxi, kinh doanh từ năm 2000. Hiện tại công
ty có hơn 1000 xe và đã có sự phát triển đáng kể so với khi mới thành lập.
Năm 2015, dự đoán du cầu đi lại bằng xe taxi gia tăng, công ty sẽ tăng thêm 375 xe
taxi trong năm tới. Tuy nhiên do cạnh tranh gay gắt và không dễ gì thành công trên thị
trường nên Ban giám đốc của công ty nghĩ rằng họ cần cẩn trọng trong việc ra quyết định.
Giả sử anh (chị) là một thành viên trong Ban giám đốc, anh chị sẽ trình bày ý kiến
của mình như thế nào để góp ý và cùng chia sẻ với những nỗi băn khoăn của Ban giám
đốc. Anh (chị) có thể sử dụng những thông tin dưới đây hỗ trợ cho quan điểm của mình.
Vốn đầu tư
Sau khi liên hệ với đại diện của nhiều 1hon sản xuất xe hơi khác nhau. Tổng giám
đốc nhận thấy giá chào loại xe DAEWOO GENTRA phù hợp với nhu cầu của 1hon. Giá
một chiếc DAEWOO GENTRA hiện nay là 17.500 USD chưa kể lệ phí trước bạ và một số
chi phí liên quan khác. Bảng 1 dưới đây cho biết tổng vốn đầu tư cho mỗi xe taxi. Tỷ giá
USD/VND hiện nay là 21.095. Dựa theo kinh nghiệm, công ty dự đoán sẽ có tuổi thọ hoạt
động kéo dài 6 năm và giá trị thanh lý ước chừng 15% giá trị ban đầu. Những thiết bị khác
lắp trên xe cũng có thời gian hoạt động 6 năm nhưng không còn giá trị khi thải hồi. Theo
Tổng giám đốc, trong các báo cáo tài chính nộp 1hon h quan thuế cũng như trong xem xét
hoạt động, công ty đều khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng. Đây chưa phải
phương pháp khấu hao tốt nhất nhưng ông ta cho rằng nó có thể chấp nhận được vì đơn
giản và phù hợp với trình độ quản lý của công ty.


Bảng 1: Tổng vốn đầu tư cho mỗi xe
Số tiền
Giá nhập khẩu

17.500 USD

Các thiết bị chuyên dùng



730 USD

Thuế nhập khẩu

50%

Thuế tiêu thụ đặc biệt

45%

Thuế giá trị gia tăng

10%

Lệ phí trước bạ

20 triệu VND

Tổng cộng
Doanh thu và chi phí hàng năm
Dựa trên cơ sở kinh nghiệm và kết quả khảo sát thị trường gần đây, Phó giám đốc
sự báo doanh thu có thể gia tăng hàng năm 7%. Mặc dù vậy, bà vẫn cẩn thận nên lấy mức
doanh thu mỗi xe thấp nhất hàng tháng là 35 triệu đồng, trong đó 35% chia cho tài xế, phần
còn lại của công ty. Doanh thu này mỗi xe đều đạt được ngay cả trong tình hình khó 2hon
nhất.
Theo thỏa thuận giữa tài xế và công ty, tài xế phải chịu tất cả các chi phí khả biến
như xăng dầu, rửa xe, bến bãi... Theo Phó giám đốc 2, chi phí hoạt động hàng năm của
công ty bao gồm tiền lương cho bộ phận gián tiếp, khấu hao và các chi phí chung khác như
tiếp thị, tiền thuê văn phòng, bảo hiểm và các chi phí khác như ở bảng 2 không tăng đáng

kể.


Bảng 2: Ước tính chi phí hàng tháng chưa kể khấu hao
Số tiền ( triệu đồng)
Chi phí bảo trì

290

Tiền lương gián tiếp

230

Tiền thuê

75

Bảo hiểm

90

Tiếp thị

55

Lãi vay

100

Chi phí khác


120

Tổng cộng

Chi phí sử dụng vốn và thuế thu nhập
Để có đủ vốn đầu tư cho dự án, công ty định huy động 2 nguồn vốn là nợ vay và lợi
nhuận để lại. Khi liên hệ với ngân hàng, Giám đốc tài chính cho biết ngân hàng có thể cho
vay 50% nhu cầu vốn trong thời hạn 6 năm với lãi suất 18%/ năm. Tuy nhiên lãi suất sẽ
tăng lên 20%/năm nếu công ty sử dụng trên 50% vốn vay để tài trợ cho dự án này.
Đối với lợi nhuận để lại, công ty chưa niêm yết chứng khoán đề sàn nên khó ước
lượng được phí tổn. Tuy nhiên, Giám đốc tài chính nghĩ rằng nếu công ty không sử dụng
lợi nhuận để lại để đầu tư vào dự án thì số lợi nhuận này có thể sử dụng vào mục đích khác
và sinh lợi tức ít nhất 23%/ năm. Do đó 23% được xem là chi phí cơ hội hợp lý khi ước
lượng chi phí sử dụng lợi nhuận để lại.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 22%.


Cơ cấu vốn
Trong phiên họp Ban giám đốc gần đây nhất, Tổng giám đốc nhấn mạnh đến một
số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, đó là cơ cấu vốn. Trong những
năm trước, công ty đã duy trì tỷ lệ là 30% nợ và 70% vốn chủ sở hữu. Nhưng hiện nay
công ty đang xem xét 2 phương án, theo đó tỷ trọng nợ sẽ tăng. Bảng 3 dưới đây cho thấy
cơ cấu vốn của công ty theo 2 phương án.
Bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty

Phương án 1

Phương án 2


Nợ

50%

60%

Lợi nhuận để lại

50%

40%

Tổng cộng

100%

100%

Quyết định đầu tư
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau được sử dụng để đánh giá triển vọng của dự án,
chẳng hạn như phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV), Phương pháp tỷ suất thu hồi nội
bộ (IRR), phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP). Tuy nhiên các giám đốc của công ty
chưa hiểu rõ về các phương pháp này nên cũng khó đánh giá phương pháp nào tốt hơn. Vì
thế, ông nghĩ nên tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực
này. Đây cũng là cơ hội tốt cho ông ấy thu thập được những bài học bổ ích từ lời khuyên
của anh (chị).
Xin anh (chị) vui 4hon giúp cho Ban giám đốc những lời khuyên quý giá bằng cách trả lời
các câu hỏi sau:
Câu hỏi
1, Chi phí sử dụng vốn bình quân theo 2 phương án như thế nào?

2, Tính chi phí khấu hao xe và thiết bị hàng năm như thế nào?


3, Dự báo dòng tiền tệ qua các năm dựa trên thông tin được cung cấp?
4, Dự trên cơ sở đó tính NPV, IRR và tư vấn công ty có nên chấp nhận dự án này không?
5, Phân tích những ảnh hưởng đến quyết định đầu tư nếu doanh thu giảm 20% so với dự
báo?

CASE STUDY 2
Nghiên cứu tình huống dự án chung cư Mercury
Đối với ông Vương, giám đốc kinh doanh của High Sky Co,Ltd, 14/2/2003 là một ngày
đặc biệt quan trọng, ngày mà ông được giao nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ kêu gọi các đối tác
thành lập liên doanh tham gia đấu giá lô đất 10,3ha tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, Quận 1
Tp. HCM nhằm lập dự án xây dựng chung cư Mercury với hơn 6.000 căn hộ để bán hoặc
cho thuê.
Tuy nhiên, ông Vương cùng với các cộng sự cần phải nhanh chóng đưa ra một bản đánh
giá sơ bộ về dự án để trình bày vào ngày 1/4/2003, trong cuộc họp đầu tiên của đối tác dự
kiến tham gia lien doanh. Dưới đây là một số thông tin mà bộ phận nghiên cứu của ông
thu được.
1. Thị trường nhà ở tại Tp. HCM
a/ Nhu cầu nhà ở tại Tp. HCM
Theo tính toán của Sở địa chính – Nhà đất Tp. HCM, nhu cầu nhà ở của TP trong khoảng
10 năm nữa là khoảng 954.000 căn hộ (mỗi căn hộ có diện tích tương đương 70m2) với
60-70% là các căn hộ chung cư, trong đó cần khoảng 160.000 căn cho người có thu nhập
thấp. Để đáp ứng nhu cầu này, bình quân hàng năm phải có thêm 100.000 căn hộ nữa.
Nhưng theo ước tính của Sở Xây dựng Tp, hàng năm chỉ có khoản 50.000 căn hộ mới
được xây dựng. Lượng chỗ ở mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu, trong đó 80% do tư nhân tự
xây dựng.
Mặc dù theo truyền thống, người Việt Nam luôn muốn sở hữu một ngôi nhà độc lập,
không thích ở chung cư, nhưng do giá đất liên tục tăng làm cho việc xây dựng các căn

nhà độc lập trở nên đắt đỏ cộng với những bất tiện của việc ở nhà mặt phố nên hiện nay
đang có xu hướng dịch chuyển sang ở chung cư. Lý do này góp phần làm cho nhu cầu
mua căn hộ chung cư gia tăng.
b/ Các loại chung cư hiện có ở Tp. HCM:
Hiện nay tại Tp. HCM có 4 dạng chung cư chính:
(1) Các chung cư dành cho chương trình tái định cư xây ở nội thành.
Chủ đầu tư là các DNNN. Chủ đầu tư được ưu đãi không phải nộp tiền sử dụng đất đối
với diện tiechs xây nhà chung cư, giảm 50% tiền sử dụng đất đối với diện tích trong dự


án nhưng không phải sử dụng để xây dựng chung cư. Ngoài ra, DN còn phải được bán
các căn hộ tầng 1 và tầng 2 theo giá kinh doanh, được chuyển tiền đền bù cho hộ tái định
cư làm vốn ứng trước.
(2) Các chung cư dành cho chương trình tái định cư xây ở ngoại thành.
Chủ đầu tư là các DNNN. Chủ đầu tư cũng được ưu đãi tương tự như dạng (1), nhưng vì
chung cư xây ở ngoại thành, vùng ven nên không hấp dẫn người mua.
(3) Các chung cư xây thuần túy để kinh doanh
Chủ đầu tư là các DNNN. Thực tế cho thấy chung cư vừa đưa ra đã có người đăng ký
mua hết ngay từ trên giấy. Người có nhu cầu thực sự không có thông tin và không có khả
năng tài chính khó mà mua được
(4) Các chung cư cao cấp
Chủ đầu tư bao gồm nhiều thành phần, trong đó phần lớn là các liên doanh với đối tác
nước ngoài. Đây là loại hình nhà ở dành cho người có thu nhập cao. Thực tế hoạt động
của các đơn vị kinh doanh rất khả quan, khả năng mang lại lợi nhuận lớn.
c/ Vấn đề bất hợp lý trên thị trường nhà ở
Nhu cầu nhà ở là rất lớn và một số chung cư bán hết ngay trên giấy. Thực tế người mua
các căn hộ này không phải là những người có nhu cầu thực sự mà hầu hết là những người
kinh doanh, đầu cơ bất động sản sau đó bán lại để hưởng chênh lệch giá. Do đó số lượng
căn hộ để trống trong các chung cư là rất lớn. Hiện nay các chung cư mức độ trung bình
có giá từ 300-500 triệu đồng, nhưng số người có nhu cầu thực sự có khả năng mua được

các căn hộ này (mua theo giá gốc) là rất ít.
d/ Khả năng mua nhà của những người có nhu cầu
Nhu cầu nhà ở mới thường phát sinh đối với những cặp vợ chồng mới kết hôn, song lúc
này phần lớn họ chưa có khả năng mua những căn hộ có giá trung bình do họ chưa có
tích lũy. Nhưng chắc chắn sau 10-15 năm họ sẽ có thể mua được. Nếu có hình thức mua
nhà trả góp thì họ có thể thỏa mãn ngay được nhu cầu của mình. Tuy nhiên hình thức này
còn mới và ít có tổ chức tín dụng tham gia.
Một số ngân hàng đã có chính sách cho vay tiền mua nhà chung cư, song các yêu cầu hết
sức ngặt nghèo, thời gian cho vay tối đa chỉ có 10 năm, số tiền vay không quá 50% giá
nhà và lãi suất thì khá cao.
2. Dự án chung cư Mercury
a/ Khu đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh
Đây là một khu đất có diện tích trên 10 ha, có vị trí rất thuận lợi, nằm ngay trung tâm Tp.
HCM, rất lý tưởng cho việc vây dựng chung cư cao tầng hiện đại.
Theo quy định khu đất này sẽ được xây dựng 4 tòa nhà cao tầng với các thông số cơ bản
sau:
- Tổng diện tích của khu đất: 10,3 ha. Trong đó, đất dân dụng 6,2 ha (chiếm 60,3% diện
tích khu đất); đất giao thông 2,5 ha (chiếm 24,3%) và đất cây xanh 1,6 ha (chiếm 15 4%).


- Tỷ lệ đất được xây dựng nhà cao tầng theo quy định tối đa là 60%. Theo quy định trong
4 tòa nhà, có 2 tòa nhà cao tối thiểu là 20 tầng, 2 tòa nhà cao tối thiểu 30 tầng. Do đó, dự
án sử dụng số tầng cao tối thiểu trung bình là 24 tầng và 2 tầng hầm. Trong 26 tầng xây
dựng, các tầng hầm và tầng 1 được sử dụng để phục vụ các mục đích công cộng. Số
lượng tầng kinh doanh còn lại là 23 tầng.
- Tỷ lệ sàn xây dựng dùng để kinh doanh chiếm 65%, 35% còn lại là diện tích cho các
khu vực công cộng như hành lang, cầu thang…
- Với những thông số trên, tổng diện tích kinh doanh tính ra được là 561.522 m2. Diện
tích bình quân 1 căn hộ là 84 m2. Tổng số căn hộ dự kiến vào khoảng 6.100 căn hộ. Thời
gian xây dựng dự kiến là 36 tháng. Thời gian bắt đầu xây dựng là sau khi mua đất 1 năm.

- Đơn giá xây dựng nhà cao tầng bình quân là 4.200.000 đ/m2 sàn xây dựng (bao gồm cả
phần đầu tư hạ tầng trong từng Block)
- Chi phí xây dựng hạ tầng chính là 350.000 đ/m2 đất.
- Giá trị đấu giá đất là 935 tỷ đồng. Giá này bằng 1,1 lần giá khởi điểm công bố đấu giá
của Tp. HCM.
b/ Tổng vốn đầu tư: Bảng khái quát các khoản chi phí của dự án
ĐVT: triệu đồng
TT Khoản chi phí của dự án

Số tiền

1

Giá trị khu đất (thanh toán toàn bộ khi triển khai dự án)

935.000

2

Chi phí chuẩn bị đầu tư (chi tương ứng từ năm 1 đến năm 4 là 60%,
20%, 10% và 10% tổng chi)

84.500

3

Xây dựng hạ tầng (chi tương ứng từ năm 2 đến năm 4 là 60%, 30%
và 10% tổng chi)

36.315


4

Xây dựng các Block (chi tương ứng từ năm 2 đến năm 4 là 40%,
50%, 10% tổng chi)

4.101.552

5

Dự phòng (5% tổng chi ngoại trừ tiền mua đất – có thể xuất hiện ở
năm kết thúc dự án)

211.118

Tổng cộng

5.368.485

c/ Nguồn vốn đầu tư
Với tổng mức đầu tư của dự án gần 5.400 tỷ đồng, dự kiến sẽ huy động từ tiền trả trước
của khách hàng mua căn hộ khoảng 4.200 tỷ đồng. Phần còn lại (khoảng 1.200 tỷ đồng),
Hight Sky Co. Ltd sẽ cùng một số đối tác sử dụng toàn bộ vôn chủ sở hữu để thực hiện
dự án này. Tỷ lệ tham gia của các bên như sau: Hight Sky tham gia khoảng 300 tỷ đồng,
phần còn lại do 5 đối tác khác bỏ vốn. Nhu cầu vốn cho phần còn thiếu ở thời điểm cao
nhất khoảng 1.000 tỷ đồng.


d/ Giá bán dự kiến:
Giá trả tại thời điểm công bố bản vẽ mặt bằng là 10 trđ/m2. Đó cũng chính là thời điểm

dự kiến ký hợp đồng mua bán đầu tiên. Sau đó giá bán sẽ được tăng thêm 10% mỗi năm.
Giá tại thời điểm kết thúc xây dựng sẽ là 12,1 trđ/m2. Như vậy giá bình quân một căn hộ
sẽ dao động trong khoảng từ 700 trđ – 1 tỷđ.
e/ Phương thúc kinh doanh
Dự kiến việc kinh doanh được thực hiện theo phương thức đăng ký mua khi có bản vẽ
mặt bằng các căn hộ với phương thức thanh toán như sau:
- Khi ký kết hợp đồng mua bán, người mua thanh toán 35% giá trị căn hộ.
- Sau khi hoàn thiện phần xây dựng, người mua thanh toán 30% giá trị căn hộ.
- Sau khi giao nhà, người mua thanh toán 30% giá trị căn hộ.
- Sau khi giao nhà hoàn chỉnh (giấy chứng nhận quyền sở hữu), người mua thanh toán
5% giá trị căn hộ.
Theo kinh nghiệm từ những dự án trước đó và căn cứ vào đặc điểm của dự án này, dự
tính việc mua nhà và thanh toán sẽ diễn ra trong suốt thời gian xây dựng Năm đầu tiên sẽ
bán và thu được 40% số tiền, hai năm tiếp theo mỗi năm bán và thu tiền được 30% số tiền
bán căn hộ. Ngoài ra, còn một số phương thức kinh doanh dự phòng khác có thể được
tính đến như việc bán trả góp, cho thuê căn hộ. Giá trả góp hoặc cho thuê được căn cứ
vào giá bán dự kiên là 10 trđ nêu trên để tính toán.
f/ Quy định về việc tính toán kết quả kinh doanh và nộp thuế thu nhập
Trong suốt quá trình xây dựng, mặc dù có doanh thu, nhưng chưa tính toán được chi phí,
nên Cục Thuế cho phép tính thuế thu nhập vào thời điểm khi hoàn thành dự án (khi quyết
toán vốn đầu tư). Điều này có nghĩa là thuế thu nhập sẽ được nôp vào cuối năm thứ 4.
Thuế thu nhập phải nộp 32%.
Câu hỏi thảo luận:
1. Giả sử nhóm bạn là các cộng sự của ông Vương, hãy tính toán sơ bộ về hiệu quả đầu tư
dự án? Cho biết NPV (với i = 12%/năm) và IRR của dự án là bao nhiêu?
2. Theo bạn việc đánh giá về thị trường nhà ở tại Tp. HCM sẽ giúp ích gì cho việc đánh
giá dự án Mercury nói chung?
3. Nhiều ý kiến cho rằng đây là dự án rất hiệu quả nhưng khó triển khai do dự án quá lớn,
bạn bình luận gì về ý kiến này?
4. Theo bạn, dự án nên thực hiện hình thức tài trợ vốn nào là khả thi nhất?



CASE STUDY 3
XẾP HẠNG VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Vào tháng 11/01/1998, ủy ban tài chính của công ty Harding Plastic Molding (HPMC) đã
nhóm họp để thảo luận về 8 dự án ngân sách vốn. Tham gia cuộc họp có Chủ tịch và là
người sáng lập công ty Robert L. Harding, kiểm soát viên Susan Jorgensen và trưởng bộ
phận nghiên cứu và phát triển Chris Woelk. Trong vòng 5 năm qua, ủy ban này đã họp
định kỳ hàng tháng để xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng về tất cả các đề xuất vốn
cần được thẩm định trong thời kỳ này.
Công ty Harding Plastic Molding được thành lập vào năm 1970 bởi Robert L.Harding để
sản xuất các phụ tùng và khuôn nhựa cho công ty sản xuất ôtô Detroit. Trong 10 năm đầu
họat động, HPMC chỉ họat động như là nhà thầu phụ cho các công ty sản xuất ôtô nhưng
sau đó công ty đã rất nỗ lực để đa dạng hóa nhằm tránh những chu kỳ suy thoái xảy ra
trong ngành công nghiệp ôtô. Đến năm 1998, nỗ lực đa dạng hóa này đã giúp HPMC sản
xuất được hơn 1.000 sản phẩm khác nhau, bao gồm đồ dùng nhà bếp, thiết bị chụp hình
và vỏ camera. Nỗ lực này cũng giúp công ty tăng doanh số tới 800% trong giai đoạn
1990-1998. Do doanh số tăng xảy ra song hành với việc tăng khối lượng sản xuất nên vào
cuối năm 1996, HPMC buộc phải mở rộng cơ sở sản xuất. Việc mở rộng diện tích nhà
máy và mua thêm máy móc thiết bị đòi hỏi một khoản chi phí vốn vào khoảng 10,5 triệu
USD và đưa năng lực sản xuất của công ty tăng thêm 40%. Do năng lực sản xuất tăng,
HPMC đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm các đối tác mới và gần đây đã ký được hợp đồng
với một công ty sản xuất đồ chơi lớn và một chuỗi cửa hàng bách hóa giá rẻ. Mặc dù lĩnh
vực không liên quan đến ôtô (non-auto) đã có những bước tăng trưởng đáng kể nhưng nó
mới chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 32% trong tổng họat động kinh doanh của công ty. Do
vậy, HPMC vẫn tiếp tục mở rộng lĩnh vực này và nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ
cũng như thành quả của bộ phận nghiên cứu và phát triển trong công ty, HPMC đã lập ra
được 4 nhóm dự án loại trừ lẫn nhau để đưa ra xem xét trong cuộc họp lần này của ủy
ban.
Trong vòng 10 năm qua, phương pháp ra quyết định đầu tư của HPMC đã phát triển

thành một chu trình khá phức tạp, trong đó các đề xuất đầu tư mới được phân thành 3 lĩnh
vực: lợi nhuận, nghiên cứu và phát triển và an toàn. Các dự án thuộc lĩnh vực lợi nhuận
và nghiên cứu và phát triển được đánh giá bằng cách sử dụng kỹ thuật tính giá trị hiện tại
với chi phí cơ hội được giả định là 10%; các dự án thuộc lĩnh vực an toàn được thẩm định
dựa trên những tiêu chí mang tính chủ quan hơn. Mặc dù các dự án thuộc lĩnh vực nghiên
cứu và phát triển phải tạo ra những lợi ích dựa trên các tiêu chí về giá trị hiện tại nhưng
những dự án loại này còn bị giới hạn về vốn, thông thường không được vượt quá 750.000
USD/1 năm. Mức trần này được Harding đưa ra chủ yếu là vì số lượng các nhà nghiên
cứu giỏi trong ngành công nghiệp nhựa không nhiều. Harding thấy rằng nếu chi nhiều
tiền hơn con số giới hạn trên thì “chúng ta không thể tìm được số nhân lực cần thiết để
quản lý nó một cách hiệu quả”. Mặt khác, những lợi ích đến từ các dự án thuộc lĩnh vực
an toàn lại không ở dạng các dòng tiền; do đó phương pháp giá trị hiện tại không thể
được sử dụng để đánh giá các dự án này. Phương pháp có tính chủ quan được áp dụng để
thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực an toàn là kết quả của một nhiệm vụ rất khó thực hiện


trên thực tế là lượng hóa những lợi ích của dự án thành tiền. Do đó, các dự án này được
đánh giá một cách chủ quan bởi một ủy ban có thành phần gồm một số người trong ban
giám đốc và công nhân với một ngân sách bị giới hạn. Tất cả 8 dự án được thẩm định
trong tháng 1 đều rơi vào lĩnh vực lợi nhuận.
Nhóm các dự án đầu tiên được đưa ra xem xét trong chương trình của cuộc họp liên quan
đến việc sử dụng tối đa những thiết bị chính xác của công ty. Dự án A đề nghị sản xuất
các bình chân không chứa trong các loại phích để cung cấp cho một chuỗi cửa hàng bán
đồ dùng giảm giá. Những chiếc bình này sẽ được sản xuất theo 5 kích cỡ và có nhiều màu
khác nhau. Dự án này sẽ được thực hiện trong vòng 3 năm, trong đó công ty sẽ được bảo
đảm một khoản lợi nhuận tối thiểu cộng với % doanh số. Dự án B liên quan đến việc sản
xuất các thiết bị chụp hình giá rẻ để cung cấp cho một cơ sở chụp hình quốc gia. Mặc dù
năng lực sản xuất của nhà máy hiện đang dư thừa nhưng mỗi dự án kể trên đều phải sử
dụng các loại thiết bị chính xác có năng lực sản xuất bị giới hạn. Do vậy việc thực hiện
một trong hai dự án sẽ sử dụng hết năng lực sản suất của các thiết bị chính xác. Ngoài ra,

giá mua sản phẩm mới trong cả hai dự án đều quá cao và đòi hỏi một khoảng thời gian
chờ lên đến gần 2 năm và làm cho các dự án này loại trừ lẫn nhau. (Các dòng tiền liên
quan đến hai dự án này được trình bày ở Bảng 1).
Các dự liệu dự án như sau (Đơn vị tính: USD):
Bảng 1. Dự án A & B:
Năm Dòng tiền
Dự án A Dự án B
0

(75.000)

(75.000)

1

10.000

43.000

2

30.000

43.000

3

100.000

43.000


Nhóm dự án thứ hai liên quan đến việc thuê các thiết bị vi tính trong vòng 1 năm để hỗ
trợ việc làm hóa đơn cho khách hàng và quản lý hàng tồn kho. Dự án C đòi hỏi phải đánh
giá hệ thống lập hóa đơn khách hàng do công ty Advanced Computer đề xuất. Theo hệ
thống này, tất cả các thủ tục lập hóa đơn và ghi sổ kế toán hiện đang được phòng kế toán
của công ty HPMC thực hiện sẽ được tiến hành bởi Advanced. Ngoài việc tiết giảm
những chi phí liên quan đến quá trình ghi sổ kế toán, Advanced còn cung cấp một hệ
thống lập hóa đơn có hiệu quả hơn và thực hiện phân tích tình hình tín dụng của những
khách hàng nợ quá hạn và hệ thống này có thể được sử dụng vào việc phân tích sâu tình
hình tín dụng trong tưong lai. Dự án D do công ty International Computer đưa ra và bao
gồm một hệ thống lập hóa đơn tương tự như hệ thống của công ty Advanced và ngoài ra
còn có một hệ thống quản lý hàng tồn kho có khả năng theo dõi được tình hình tất cả các
loại nguyên vật liệu và phụ tùng trong kho và tiến hành đặt hàng khi cần, do vậy giảm


được nguy cơ hết hàng dự trự, một vấn đề xảy ra ngày càng thường xuyên tại công ty
trong vòng 3 năm qua (Các dòng tiền của hai dự án này được trình bày tại Bảng 2).
Bảng 2. Dự án C & D:
Năm Dòng tiền
Dự án C Dự án D
0

(8.000)

(20.000)

1

11.000


25.000

Nhóm dự án thứ 3 mà các giám đốc tài chính của công ty phải xem xét liên quan đến quy
trình vừa được công ty phát triển thành công và đã được cấp bằng sáng chế là đổ khuôn
các loại nhựa cứng. HPMC có thể sản xuất và bán các loại thiết bị dùng để dập khuôn
nhựa cứng hoặc có thể bán quyền sáng chế thiết bị này cho công ty Polyplastics, nhà sản
xuất các sản phẩm nhựa lớn nhất thế giới. (Các dòng tiền của hai dự án E và F được trình
bày tại Bảng 3). Hiện nay, quy trình này chưa được thử nghiệm đầy đủ và nếu HPMC dự
định tung nó ra bán trên thị trường thì công ty cần phải hoàn tất quá trình thử nghiệm này
cũng như bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các thiết bị sản xuất cần thiết cho nhà máy. Mặt
khác, việc bán quyền sáng chế cho công ty Polyplastics chỉ đòi hỏi phải thử nghiệm và
chỉnh sửa đôi chút nên có thể được thực hiện trong vòng 1 năm. Do vậy, việc đưa ra được
một quyết định hợp lý về phương án lựa chọn có tầm quan trọng cấp thiết.
Bảng 3. Dự án E & F:
Năm Dòng tiền
Dự án E Dự án F
0

(30.000) (271.500)

1

210.000

43.000

2

100.000


3

100.000

4

100.000

5

100.000

6

100.000

7

100.000

8

100.000

9

100.000

10


100.000


Nhóm dự án cuối cùng được đưa ra xem xét xoay quanh việc thay thế một số máy móc.
HPMC có thể chọn một trong hai hướng. Dự án G đề xuất việc mua và lắp đặt một thiết
bị có năng suất rất cao và giá cả hợp lý với vòng đời dự đoán là 5 năm; dự án H đề nghị
mua một chiếc máy có giá tương tự mặc dù năng suất có kém hơn với vòng đời dự đoán
là 10 năm (Các dòng tiền của hai dự án này được trình bày ở Bảng 4)
Bảng 4. Dự án G & H:
Năm Dòng tiền
Dự án E

Dự án F

0

(500.000) (500.000)

1

225.000

150.000

2

225.000

150.000


3

225.000

150.000

4

225.000

150.000

5

225.000

150.000

6

150.000

7

150.000

8

150.000


9

150.000

10

150.000

Khi cuộc họp bắt đầu, mọi người tham gia ngay lập tức tập trung thảo luận về phương
pháp thích hợp nhất để thẩm định các dự án này. Harding đề xuất rằng do các dự án đang
được cân nhắc là các dự án loại trừ lẫn nhau nên tiêu chí ra quyết định đầu tư dựa trên giá
trị hiện tại ròng là không thích hợp. Ông cho rằng sau khi xem xét kỹ lưỡng, các dự án
này liên quan nhiều hơn đến tính sinh lời tương đối hoặc thước đo lợi nhuận. Cả
Jorgensen và Woelk đều nhất trí với quan điểm của Harding, trong đó Jorgensen ủng hộ
phương pháp chỉ số khả năng sinh lợi còn Woelk đề xuất sử dụng tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
Jorgensen lập luận rằng việc sử dụng chỉ số khả năng sinh lợi sẽ cung cấp tỷ số lợi íchchi phí, tỷ số này ám chỉ trực tiếp đến tính sinh lời tương đối. Do vậy công ty chỉ cần xếp
hạng các dự án và chọn ra những dự án có chỉ số khả năng sinh lợi cao nhất. Woelk đồng
ý với quan điểm của Jorgensen nhưng gợi ý rằng việc tính tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cũng là
một thước đo khả năng sinh lời và dễ hiểu hơn. Để giải quyết vấn đề này, Harding đề
xuất việc tính cả ba chỉ số trên do chúng chắc chắn sẽ cho ra cùng một kết quả khi xếp
hạng.
Đến đây cuộc thảo luận được chuyển sang việc tìm một phương pháp thích hợp để xử lý
vấn đề vòng đời khác nhau của các dự án loại trừ lẫn nhau E và F, G và H. Woelk cho


rằng đây không phải là một vấn đề đáng bận tâm bởi vì tất cả các dòng tiền từ những dự
án này đều có thể tính được và phương pháp ra quyết định đầu tư theo tiêu chí dòng tiền
chiết khấu tỏ ra thích hợp trong các trường hợp này. Jorgensen lập luận rằng mặc dù ý
kiến của Woelk là đúng nhưng cũng cần phải tính đến một thực tế là các dự án đang được
xem xét có vòng đời khác nhau.

Câu hỏi thảo luận:
1. Harding có đúng không khi cho rằng các chỉ số NPV, PI và IRR sẽ cho ra cùng
một kết quả khi xếp hạng các dự án? Trong những điều kiện nào thì NPV, PI và
IRR sẽ cho ra những kết quả xếp hạng khác nhau? Giải thích lý do?
2. Tính NPV, PI, IRR của hai dự án A & B. Nguyên nhân nào gây ra xung đột khi
xếp hạng? Nên lựa chọn dự án nào? Câu trả lời của bạn liệu có thay đổi hay không
nếu B là một dự án điển hình trong ngành công nghiệp khuôn nhựa?
3. Tính NPV, PI, IRR của hai dự án C & D. Dự án C hay dự án D nên được chọn?
Câu trả lời của bạn liệu có thay đổi hay không nếu các dự án đang được cân nhắc
bị giới hạn về vốn? Tỷ suất lợi nhuận đối với khoản 12.000 USD dôi ra không sử
dụng trong dự án C cần là bao nhiêu để khiến công ty không biết lựa chọn dự án
nào trong hai dự án trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn?
4. Tính NPV, PI và IRR của hai dự án E & F. Các dự án này có so sánh được với
nhau hay không ngay cả khi chúng có vòng đời khác nhau? Tại sao? Dự án nào
nên được lựa chọn? Giả sử rằng hai dự án đang được xem xét không bị giới hạn về
vốn.
5. Tính NPV, PI và IRR của hai dự án G và H. Các dự án này có so sánh được với
nhau hay không? Tại sao? Giả sư rằng hai dự án đang được xem xét không bị giới
hạn về vốn.


CASE STUDY 1
Phân tích dự án Công ty Taxi AB
Taxi AB là công ty kinh doanh dịch vụ taxi, kinh doanh từ năm 2000. Hiện tại công
ty có hơn 1000 xe và đã có sự phát triển đáng kể so với khi mới thành lập.
Năm 2015, dự đoán du cầu đi lại bằng xe taxi gia tăng, công ty sẽ tăng thêm 375 xe
taxi trong năm tới. Tuy nhiên do cạnh tranh gay gắt và không dễ gì thành công trên thị
trường nên Ban giám đốc của công ty nghĩ rằng họ cần cẩn trọng trong việc ra quyết định.
Giả sử anh (chị) là một thành viên trong Ban giám đốc, anh chị sẽ trình bày ý kiến
của mình như thế nào để góp ý và cùng chia sẻ với những nỗi băn khoăn của Ban giám

đốc. Anh (chị) có thể sử dụng những thông tin dưới đây hỗ trợ cho quan điểm của mình.
Vốn đầu tư
Sau khi liên hệ với đại diện của nhiều 14hon sản xuất xe hơi khác nhau. Tổng giám
đốc nhận thấy giá chào loại xe DAEWOO GENTRA phù hợp với nhu cầu của 14hon. Giá


một chiếc DAEWOO GENTRA hiện nay là 17.500 USD chưa kể lệ phí trước bạ và một số
chi phí liên quan khác. Bảng 1 dưới đây cho biết tổng vốn đầu tư cho mỗi xe taxi. Tỷ giá
USD/VND hiện nay là 21.095. Dựa theo kinh nghiệm, công ty dự đoán sẽ có tuổi thọ hoạt
động kéo dài 6 năm và giá trị thanh lý ước chừng 15% giá trị ban đầu. Những thiết bị khác
lắp trên xe cũng có thời gian hoạt động 6 năm nhưng không còn giá trị khi thải hồi. Theo
Tổng giám đốc, trong các báo cáo tài chính nộp 15hon h quan thuế cũng như trong xem xét
hoạt động, công ty đều khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng. Đây chưa phải
phương pháp khấu hao tốt nhất nhưng ông ta cho rằng nó có thể chấp nhận được vì đơn
giản và phù hợp với trình độ quản lý của công ty.

Bảng 1: Tổng vốn đầu tư cho mỗi xe
Số tiền
Giá nhập khẩu

17.500 USD

Các thiết bị chuyên dùng

730 USD

Thuế nhập khẩu

50%


Thuế tiêu thụ đặc biệt

45%

Thuế giá trị gia tăng

10%

Lệ phí trước bạ

20 triệu VND

Tổng cộng
Doanh thu và chi phí hàng năm


Dựa trên cơ sở kinh nghiệm và kết quả khảo sát thị trường gần đây, Phó giám đốc
sự báo doanh thu có thể gia tăng hàng năm 7%. Mặc dù vậy, bà vẫn cẩn thận nên lấy mức
doanh thu mỗi xe thấp nhất hàng tháng là 35 triệu đồng, trong đó 35% chia cho tài xế, phần
còn lại của công ty. Doanh thu này mỗi xe đều đạt được ngay cả trong tình hình khó 16hon
nhất.
Theo thỏa thuận giữa tài xế và công ty, tài xế phải chịu tất cả các chi phí khả biến
như xăng dầu, rửa xe, bến bãi... Theo Phó giám đốc 2, chi phí hoạt động hàng năm của
công ty bao gồm tiền lương cho bộ phận gián tiếp, khấu hao và các chi phí chung khác như
tiếp thị, tiền thuê văn phòng, bảo hiểm và các chi phí khác như ở bảng 2 không tăng đáng
kể.

Bảng 2: Ước tính chi phí hàng tháng chưa kể khấu hao
Số tiền ( triệu đồng)
Chi phí bảo trì


290

Tiền lương gián tiếp

230

Tiền thuê

75

Bảo hiểm

90

Tiếp thị

55

Lãi vay

100

Chi phí khác

120

Tổng cộng



Chi phí sử dụng vốn và thuế thu nhập
Để có đủ vốn đầu tư cho dự án, công ty định huy động 2 nguồn vốn là nợ vay và lợi
nhuận để lại. Khi liên hệ với ngân hàng, Giám đốc tài chính cho biết ngân hàng có thể cho
vay 50% nhu cầu vốn trong thời hạn 6 năm với lãi suất 18%/ năm. Tuy nhiên lãi suất sẽ
tăng lên 20%/năm nếu công ty sử dụng trên 50% vốn vay để tài trợ cho dự án này.
Đối với lợi nhuận để lại, công ty chưa niêm yết chứng khoán đề sàn nên khó ước
lượng được phí tổn. Tuy nhiên, Giám đốc tài chính nghĩ rằng nếu công ty không sử dụng
lợi nhuận để lại để đầu tư vào dự án thì số lợi nhuận này có thể sử dụng vào mục đích khác
và sinh lợi tức ít nhất 23%/ năm. Do đó 23% được xem là chi phí cơ hội hợp lý khi ước
lượng chi phí sử dụng lợi nhuận để lại.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 22%.

Cơ cấu vốn
Trong phiên họp Ban giám đốc gần đây nhất, Tổng giám đốc nhấn mạnh đến một
số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, đó là cơ cấu vốn. Trong những
năm trước, công ty đã duy trì tỷ lệ là 30% nợ và 70% vốn chủ sở hữu. Nhưng hiện nay
công ty đang xem xét 2 phương án, theo đó tỷ trọng nợ sẽ tăng. Bảng 3 dưới đây cho thấy
cơ cấu vốn của công ty theo 2 phương án.
Bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty

Phương án 1

Phương án 2

Nợ

50%

60%


Lợi nhuận để lại

50%

40%


Tổng cộng

100%

100%

Quyết định đầu tư
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau được sử dụng để đánh giá triển vọng của dự án,
chẳng hạn như phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV), Phương pháp tỷ suất thu hồi nội
bộ (IRR), phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP). Tuy nhiên các giám đốc của công ty
chưa hiểu rõ về các phương pháp này nên cũng khó đánh giá phương pháp nào tốt hơn. Vì
thế, ông nghĩ nên tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực
này. Đây cũng là cơ hội tốt cho ông ấy thu thập được những bài học bổ ích từ lời khuyên
của anh (chị).
Xin anh (chị) vui 18hon giúp cho Ban giám đốc những lời khuyên quý giá bằng cách trả
lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi
1, Chi phí sử dụng vốn bình quân theo 2 phương án như thế nào?
2, Tính chi phí khấu hao xe và thiết bị hàng năm như thế nào?
3, Dự báo dòng tiền tệ qua các năm dựa trên thông tin được cung cấp?
4, Dự trên cơ sở đó tính NPV, IRR và tư vấn công ty có nên chấp nhận dự án này không?
5, Phân tích những ảnh hưởng đến quyết định đầu tư nếu doanh thu giảm 20% so với dự
báo?


Bài làm:
1. Chi phí sử dụng vốn bình quân theo 2 phương án như thế nào?

- Dựa vào chi phí sử dụng vốn và thuế thu nhập đầu bài cho và bảng 3 ta có:

Vốn vay

Phương án 1
50%

Phương án 2
60%


-

Lợi nhuận để lại

50%

40%

Lãi suất

18%/năm

20%/năm

Chi phí cơ hội hợp lý


23%/năm

23%/năm

Thuế thu nhập doanh
nghiệp

22%

22%

Áp dụng công thức :
• rD = rDT ( 1- t) (đơn vị: %)
Với: rD: Chi phí sử dụng vốn vay sau khi tính thuế
rDT: Chi phí sử dụng vốn vay trước khi tính thuế
t: Thuế suất thuế TNDN
n

• WACC =  Wi ri

(đơn vị: %)

i =1

Với: WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
Wi: Tỷ trọng của nguồn vốn thứ i ; W1+W2+…Wn=1
ri : Chi phí của nguồn vốn thứ i
 Ta có bảng sau:
Nguồn tài trợ dài

hạn

Chi phí sử dụng
vốn sau thuế
r* (%)
14,04

Tỷ trọng
(%)
50

Chi phí sử dụng vốn
bình quân
WACC (%)
7,02

Vốn CSH (Lợi
nhuận để lại)
Tổng

23

50

11,5

Vốn vay ( Nợ)

15,6


Vốn vay (Nợ)
Phương
án 1

18,52
60

9,36


Phương
án 2

Vốn CSH (Lợi
nhuận để lại)
Tổng

23

40

9,2
18,56

 Do chi phí sử dụng vốn bình quân ở phương án 1 nhỏ hơn phương án 2 ( 18.52%
< 18.56%) nên chọn phương án 1 để công ty có cấu trúc vốn tối ưu, rủi ro thấp
hơn.
2, Tính chi phí khấu hao xe và thiết bị hàng năm như thế nào?
Áp dụng Điều 5, TT195/2015 Bộ Tài Chính, Quy định đối tượng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt là sản phẩm, hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm linh kiện lắp ráp

thành hàng hóa .
Áp dụng Khoản 5 Điều 2, TT 45/2013 Bộ Tài Chính: “Nguyên giá tài sản cố định hữu
hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình
tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.”
Như vậy nguyên giá mỗi xe sẽ không bao gồm thuế GTGT
Bảng 1: Tổng vốn đầu tư cho mỗi xe như sau:
*1 USD = 21.095 VNĐ
Chỉ tiêu

Xe

Thiết bị

Giá nhập khẩu

17500 USD

730 USD

Giá theo VNĐ (tỷ giá 21.095)

Thuế nhập khẩu (50%)

Thuế tiêu thụ đặc biệt (45%)

17.500 x 21.095 = 369.162.5 VNĐ

369.162.5 x 50% = 184.581.25 VNĐ
(369.162.5+184.581.25) x 45% =
249.184.687,5 VNĐ


Thuế giá trị gia tăng (10%)

730 x 21.095 = 15.399.35
VNĐ
15399.35 x 50% = 7.699.675
VNĐ


Lệ phí trước bạ

20.000.000 VNĐ
822.928.437,5 VNĐ

Nguyên giá

846.027.462,5 VND

Tổng giá tiền đầu tư

-

23.099.025 VNĐ

Tổng vốn đầu tư cho 375 xe là: (822928.4375 + 23099.025) x 375 = 317260298.4 nghìn
đồng.

-

Nguyên giá đầu tư cho 375 xe là:

822.928.437,5 x 375 = 308.598.164.062,50 VNĐ

-

Nguyên giá đầu tư cho 375 TBCD là:
23.099.025 x 375 = 8.662.134.375 VNĐ.

- Theo phương pháp khấu hao đường thẳng:
𝑀𝑖 =

𝑁𝐺
𝑁

, trong đó: 𝑀𝑖 là mức khấu hao năm thứ i
N là số năm hoạt động.
NG là nguyên giá

 Chi phí khấu hao xe và thiết bị hàng năm là:
+ Khấu hao đối với xe = NG/TGSD = 308.598.164.062,50/6 = 51.433.027.343,8
(VNĐ)
Áp dụng Điều 3 “Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định”; Khoản 11 Điều 9 của Thông tư
45/2013TT-BTC của Bộ Tài Chính; Điều 26 Thông tư 200/2014/TT-BTC và điều 25
Thông tư 133/2016/TT-BTC; Khoản 2, Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Vậy thiết bị
chuyên dụng theo xe không phải là tài sản cố định mà sẽ là công cụ dụng cụ và sẽ được
phân bổ vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp với thời hạn tối đa không quá 3 năm.
-

Tính khấu hao TBCD trong 3 năm đầu:
+ Khấu hao TBCD = NG/3 = 8.662.134.375 / 3 = 2.887.378.125 (VNĐ)



 Ta có bảng khấu hao xe và phân bổ thiết bị qua các năm

Đơn vị: VNĐ
Năm

Xe

Thiết bị chuyên dùng

1

51.433.027.343,8

2,887,378,125

2

51,433,027,343.8

2,887,378,125

3

51,433,027,343.8

2,887,378,125

4


51,433,027,343.8

5

51,433,027,343.8

6

51,433,027,343.8

3, Dự báo dòng tiền tệ qua các năm dựa trên thông tin được cung cấp?
• Theo câu 1 ,cơ cấu vốn của công ty theo Phương án 1 (50% Nợ; 50% Vốn chủ sở hữu;
Lãi suất 18%; Thuế TNDN 22%) ta đã chọn để công ty có cấu trúc vốn tối ưu, rủi ro
thấp hơn nên chi phí sử dụng vốn của công ty lúc này sẽ là 18.52%
a) Doanh thu
• Doanh thu năm đầu tiên = Doanh thu hàng tháng của 375 xe x 12 x (1- tỷ lệ chia
cho tài xế)
= 35,000,000 x 375 x 12 x (1-35%)
= 102,375,000,000 VNĐ
• Doanh thu các năm kế tiếp tăng 7%
 Doanh thu qua các năm cụ thể như sau:
Đơn vị: VNĐ
Năm

0

1

2


3

4

5

6


Doanh
thu

102.375.
000.000

109.541.
250.000

117.209.
137.500

125.413.
777.125

134.192. 143.586.
741.523, 233.430,
8
4

b) Chi phí

• Giá tiền đầu tư 1 xe = Nguyên giá 1 xe + Nguyên giá thiết bị chuyên dùng cho 1
xe = 822.928.437,5 + 23.099.025 =846.027.462,5 VNĐ
• Vay ngân hàng = Tổng nhu cầu vốn đầu tư * 50% = 317.260.298.437,5*50%
=158.630.149.218,8 VNĐ.
• Lãi vay ngân hàng mỗi năm= Vay ngân hàng * 18% =158.630.149.218,8*18%
= 28.553.426.859,4 VNĐ.
• Trả gốc mỗi năm = Vay ngân hàng / 6 = 158.630.149.218,8/6
= 26.438.358.203,1 VNĐ.
• Chi phí cố đinh 1 năm:
-

Chi phí hàng tháng
Số tiền ( triệu đồng)

Chi phí bảo trì

290

Tiền lương gián tiếp

230

Tiền thuê

75

Bảo hiểm

90


Tiếp thị

55

Lãi vay

100

Chi phí khác

120

Tổng cộng

960


➢ Chi phí cố định 1 năm = Chi phí hàng tháng * 12
= 960.000.000 * 12 = 11.520.000.000 VNĐ
c) Thanh lý tài sản cố định = Nguyên giá xe ban đầu *15%
= Nguyên giá cho 375 xe *15% = 308.598.164.062,50 *15%
= 46.289.724.609,4 VNĐ
d) Thuế suất thu nhập doanh nghiệp = 22%
e) Tổng nhu cầu vốn đầu tư = Giá tiền đầu tư 1 xe * 375 = 317.260.298.437,5 VNĐ

➢ Ta có bảng dự báo dòng tiền của dự án như sau:

Đơn vị: VNĐ
Năm
0

1
Tổng nhu
cầu vốn
(317.260.2
đầu tư
98.437,5)
Vay ngân 158.630.1
hàng
49.218,8
Giá thiết bị
chuyên
8.662.134.
dùng
375

2

3

4

5

6


Doanh thu

Chi phí cố
định


102.375.0
00.000

109.541.2
50.000

(11.520.00 (11.520.00 (11.520.
0.000)

0.000)

(11.520.

(11.520.0

000.000) 000.000) 00.000)

(28.553.42 (28.553.42 (28.553.

(28.553.

(28.553.4

6.859,4)

426.859,

426.859,


26.859,4)

4)

4)

6.859,4)

Lãi vay
ngân hàng

Khấu hao
xe

117.209.
137.500

143.586.
125.413. 134.192.7 233.430,
777.125 41.523,8
4

(51.433.02 (51.433.02 (51.433.

(51.433.

(51.433.0

7.343,8)


027.343,

027.343,

27.343,8)

8)

8)

7.343,8)

(11.520.
000.000)
(28.553.
426.859,
4)
(51.433.
027.343,
8)

(2.887.378 (2.887.3
Phân bổ
thiết bị
chuyên
dụng

EBT

Thuế

EAT
Trả gốc
vay ngân
hàng
Khấu hao
xe

.125)

78.125)

(2.887.378
.125)
7.981.167.

15.147.41

22.815.3

33.907.3 42.686.28 52.079.7

671,9

7.671,9

05.171,9

22.921,9

7.320,6


79.227,3

(5.019.3
(1.755.856 (3.332.431 67.137,8
.887,8)
.887,8)
)
6.225.310. 11.814.98 17.795.9
784,1
5.784,1
38.034,1

(7.459.6
11.042,8 (9.390.98 (11.457.
)
3.210,5) 551.430)
26.447.7 33.295.30 40.622.2
11.879,1 4.110,1 27.797,3

(26.438.35 (26.438.35 (26.438.

(26.438.

8.203,1)

358.203,

358.203,


1)

1)

8.203,1)

51.433.02

51.433.02

51.433.0

51.433.0

7.343,8

7.343,8

27.343,8

27.343,8

(26.438.3
58.203,1)

(26.438.
358.203,
1)

51.433.02 51.433.0

7.343,8 27.343,8


×