Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HÓA SINH LÂM SÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 154 trang )

HỌC VIỆN QUÂN Y
BỘ MÔN HÓA SINH

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM

HÓA SINH LÂM SÀNG

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
HÀ NỘI - 2007
NHÀ XUẤT BẢN MONG BẠN ĐỌC ĐÓNG GÓP Ý KIẾN PHÊ BÌNH

HỘI ĐỒNG DUYỆT TÀI LIỆU, GIÁO TRÌNH, GIÁO KHOA
CỦA HỌC VIỆN QUÂN Y
1


Trung tướng, GS.TS. PHẠM GIA KHÁNH
Giám đốc Học viện Quân y

- Chủ tịch

Thiếu tướng, BS. NGUYỄN QUANG PHÚC
Chính uỷ Học viện Quân y

- Phó chủ tịch

Thiếu tướng, GS.TS. VŨ ĐỨC MỐI
Phó giám đốc Học viện Quân y

- Ủy viên


Thiếu tướng, GS.TS. LÊ BÁCH QUANG
Phó giám đốc Học viện Quân y

- Ủy viên

Thiếu tướng, PGS.TS. ĐẶNG NGỌC HÙNG
Phó giám đốc Học viện Quân y
Giám đốc Bệnh viện 103
Đại tá, PGS.TS. NGUYỄN TIẾN BÌNH

- Ủy viên

Phó giám đốc Học viện Quân y

- Ủy viên

Đại tá, GS.TS. NGUYỄN VĂN MÙI
Phó giám đốc Bệnh viện 103

- Ủy viên

Đại tá, PGS.TS. LÊ NĂM
Giám đốc Viện Bỏng Quốc gia

- Ủy viên

Đại tá, BS. Phạm Quốc Đặng
Hệ trưởng Hệ Đào tạo Trung học

- Ủy viên


Đại tá, BS. ĐỖ TIẾN LƯỢNG
Trưởng phòng Thông tin Khoa học
Công nghệ Môi trường
Thượng tá, BS. NGUYỄN VĂN CHÍNH

- Ủy viên

Phó trưởng phòng Thông tin Khoa học
Công nghệ Môi trường
61 - 615
94-2007/CXB/289-09/QĐND

HỌC VIỆN QUÂN Y
BỘ MÔN HÓA SINH

2

- Thư kí


MỘT SỐ XÉT NGHIỆM

HÓA SINH LÂM SÀNG
(Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa và bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
HÀ NỘI – 2007
CHỦ BIÊN
& TÁC GIẢ

TS. Phan Hải Nam
Phó chủ nhiệm Bộ môn Hóa sinh- HVQY

3


MỤC LỤC
Trang
Phần 1
MỞ ĐẦU

4

11

1. Đơn vị SI dùng trong y học

11

2. Trị số hóa sinh máu, nước tiểu và dịch não tuỷ ở người bình thường

14

3. Một số lưu ý khi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm hóa sinh

21


Phần 2
MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HÓA SINH LÂM SÀNG


25

Chương
1:

Một số xét nghiệm hóa sinh về bệnh gan

26

Chương
2:

Các xét nghiệm hóa sinh về bệnh tuyến tụy

56

Chương
3:

Các xét nghiệm hóa sinh về bệnh tiểu đường

64

Chương
4:

Một số xét nghiệm hóa sinh về bệnh thận

77


Chuơng
5:

Một số xét nghiệm hóa sinh về rối loạn lipid máu và bệnh xơ
vữa động mạch

86

Chương
6:

Các xét nghiệm hóa sinh trong nhồi máu cơ tim cấp và bệnh
cao huyết áp

124

Chương
7:

Các xét nghiệm hóa sinh về bệnh đường hô hấp và rối loạn cân
bằng acid - base

135

Chương
8:

Các xét nghiệm về bệnh tuyến giáp và tuyến cận giáp


143

Chương
9:

Xét nghiệm về Tumor marker và chẩn đoán bệnh ung thư

177

Chương 10: Một số xét nghiệm hóa sinh về dịch não tuỷ.

199

Chương 11: Protein niệu và một số xét nghiệm nước tiểu

204

Phụ lục

215

Tài liệu tham khảo

218

5


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, các xét nghiệm hoá sinh đã có nhiều thay đổi cả về nộ i

dung, kỹ thuật, cũng như các đơn vị biểu thị kết quả xét nghiệm. Các
xét nghiệm hoá sinh hiện tại đang được sử dụng có nhiều ưu điểm hơn
như: đúng hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, góp phần chẩn đoán và
theo dõi điều trị bệnh tốt hơn. Từ các yêu cầu thực tế, năm 2004 Bộ môn
Hoá sinh - Học viện Quân Y đã biên soạn cuốn "Một số xét nghiệm
hoá sinh lâm sàng" để giúp cho Học viên học tập tốt tại nhà trường và
trong thực tế lâm sàng, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các cán
bộ chuyên khoa, các bác sĩ chuyên ngành góp phần vào công tác chẩn
đoán, điều trị ở các đơn vị y tế và các bệnh viện.
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng cao nên chúng tôi sửa
chữa, bổ sung thêm những kiến thức cập nhật cho phù hợp với chương
trình đào tạo của Học viện Quân y.
Nội dung sách gồm hai phần:
+ Phần 1: Mở đầu. Phần này đề cập tới các đơn vị SI dùng trong
y học và các vấn đề cần lưu ý khi làm xét nghiệm.
+ Phần 2: Một số xét nghiệm hoá sinh trong lâm sàng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng có thể còn có những thiếu
sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc và đồng
nghiệp để sách được hoàn chỉnh hơn trong lần xuất bản sau.
Tác giả
TS Phan Hải Nam

6


MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT
ACP................................................

Phosphatase acid.


ALP................................................

Alkalin phosphatase.

BE...................................................

Base dư (base excess).

CHE.................................................

Cholinesterase.

DNT……………………………....

Dịch não tủy.

GOT................................................

Glutamat oxaloacetat transaminase.

GPT.................................................

Glutamat pyruvat transaminase.

GGT................................................

Gamma glutamyl transferase.

GLDH.............................................


Glutamate dehydrogenase.

HT...................................................

Huyết thanh.

HTg.................................................

Huyết tương.

IGT .................................................

Rối loạn dung nạp glucose.

KLPT...............................................

Khối lượng phân tử.

LAP.................................................

Leucin aminopeptidase.

LFTs ..............................................

Các test chức năng gan.

LP....................................................

Lipoprotein.


LPL ...............................................

Lipoprotein lipase.

MN …………………………….....

Màng não.

NP ..................................................

Nghiệm pháp.

NT...................................................

Nước tiểu.

NMCT.............................................

Nhồi máu cơ tim.

OGTT .............................................

Nghiệm pháp tăng đường máu qua đường
7


uống.
PaO2 ................................................

Phân áp oxy máu động mạch.


SaO2 .................................................

Độ bão hòa oxy máu động mạch.

XVĐM............................................

Xơ vữa động mạch.

TBG ................................................

Thyroxine binding globulin.

TĐ…………………………………

Tiểu đường (đái tháo đường = ĐTĐ).

TK…………………………………

Thần kinh.

TKTW………………………….....

Thần kinh trung ương.

TP....................................................

Toàn phần.

TT...................................................


Trực tiếp.

KN - KT..........................................

Kháng nguyên - kháng thể.

8


9


PHẦN I

MỞ ĐẦU
1. Đơn vị SI dùng trong y học.
Năm 1957, Hội nghị Quốc tế về đo lường đã thống nhất quy định như đơn vị
đo lường quốc tế SI (Systeme international). Đó là các đơn vị cơ bản: mét (m),
ampe (A), Kevin (K), candela (cd), kilogam (kg), giây (s). Năm 1971, Hội nghị
của Liên Đoàn Hóa học lâm sàng quốc tế đã qui định đơn vị SI thứ 7 về đơn vị
mới biểu thị kết quả xét nghiệm, khắc phục tình trạng nhiều đơn vị khác nhau,
khó chuyển đổi, chưa khoa học.
Trước kia, ở một số địa phương nước ta vẫn còn đang dùng các đơn vị chưa
đúng với hệ thống đơn vị SI để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Hiện nay,
các xét nghiệm được Hội Hóa sinh-Y-Dược Việt Nam, Bộ Y tế thống nhất dùng
đơn vị Quốc tế (SI) để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Để phục vụ cho quá
trình học tập, tham khảo tài liệu và thực hiện thống nhất trong các bệnh viện, các
thầy thuốc cần biết các đơn vị quốc tế (SI) đang dùng để viết các kết quả xét
nghiệm. Dưới đây là các đơn vị SI dùng cho các xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.

1.1. Đơn vị lượng chất:

Đơn vị lượng chất là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những
hỗn hợp phân tử giống nhau và khối lượng phân tử xác định.
Đơn cơ sở của đơn vị lượng chất là mol.
Mol (mol) là lượng chất của một hệ thống gồm một số thực thể cơ bản, bằng
số nguyên tử có trong 0,012 kg carbon 12. Khi dùng mol phải xác định cụ thể
thực thể là nguyên tử, phân tử, ion, điện tử, hạt khác hoặc những nhóm riêng của
hạt đó. Một số đơn vị lượng chất thường dùng là:
1 mol (mol) = 1 phân tử gam
Ngoài đơn vị cơ bản, người ta còn dùng các đơn vị dẫn xuất là các ước số của
đơn vị cơ bản, như:
Millimol (mmol) = 10 -3 mol
Micromol (mmol) = 10 -6 mol
Nanomol (nmol) = 10 -9 mol
Picromol (pmol) = 10 -12 mol
10


1.2. Đơn vị khối lượng:

Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những
hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ:
protein nước tiểu 24 h = 90 mg.
Đơn vị cơ sở khối lượng là kilogam và các ước số của chúng:
Gam (g)
= 10 -3 kg
Milligam
= 10 -3 g
Microgam (mg) = 10 -6 g

Nanogam (ng) = 10 -9 g
1.3. Đơn vị nồng độ:

Trước đây, trong Hoá sinh y học người ta dùng nhiều đơn vị khác nhau để
biểu thị các loại nồng độ: g/l, mg/l, mEq/l, mol/l... Do đó, đại lượng nồng độ cần
phải hiểu chính xác, thống nhất. Trong SI có 2 loại biểu thị nồng độ: đơn vị nồng
độ lượng chất và đơn vị nồng độ khối lượng.
1.3.1. Nồng độ lượng chất:

Nồng độ lượng chất dùng để biểu thị nồng độ của các chất tan mà có KLPT
đã xác định.
Một số nồng độ lượng chất thường dùng là mol/l, mmol/l, mmol/l, nmol/l.
Ví dụ: Nồng độ glucose huyết tương là 5,5 mmol/l.
1.3.2. Nồng độ khối lượng:

Đơn vị nồng độ khối lượng để biểu thị nồng độ của chất tan mà có KLPT
thay đổi hay chưa xác định.
Một số đơn vị nồng độ khối lượng thường được sử dụng là: g/l, mg/l, mg/l, ng/l.
Ví dụ: Protein toàn phần huyết thanh là 72 g/l; lipid toàn phần huyết thanh
6 – 8 g/l.
+ Chú ý:
- Cách chuyển đổi từ nồng độ khối lượng sang nồng độ lượng chất như sau:
Nồng độ khối lượng
Nồng độ lượng chất =
KLPT (hoặc KLNT)
Trong đó: KLPT là khối lượng phân tử.
KLNT là khối lượng nguyên tử.
Ví dụ: Nồng độ glucose máu bình thường là 4,4 - 6,1 mmol/l.
Glucose = 0,8 (g/l)/ 180,16 = 0,0044 mol/l hay = 4,4 mmol/l.
11



Glucose = 1,1 (g/l)/ 180,16 = 0,0061 mol/l hay = 6,1 mmol/l.
- Cách chuyển từ nồng độ đương lượng sang nồng độ lượng chất như sau:
Nồng độ đương lượng
Nồng độ lượng chất =
Hoá trị
Ví dụ: Nồng độ chất điện giải huyết thanh bình thường như:
Na+ huyết thanh = 140 mEq/1 = 140 mmol/l
Ca++ = 4,5 mEq/2 = 2,25 mmol/l.
1.4. Đơn vị thể tích:

Trong hệ thống SI, đơn vị thể tích cơ bản là mét khối (m 3), ngoài ra còn dùng
các đơn vị ước số của nó, gồm:
Lit (l)

= 1dm3

Decilit (dl)

= 10 - 2 l

Millilit (ml)

= 10 -3 l

Microlit (ml)

= 10 -6 l


Nanolit (nl)

= 10 -9 l

Picrolit (pl)

= 10 -12 l

Femtolit (fl)

= 10 -15 l

1.5. Đơn vị hoạt độ enzym:

+ Trước đây, đơn vị hoạt độ enzym (đơn vị quốc tế cũ) là U (unit). Hiện nay
theo hệ thống SI, đơn vị hoạt độ enzym là Katal (Kat).
“Đơn vị quốc tế” (U): là “Lượng enzym xúc tác biến đổi 1mmol cơ chất (S)
trong 1 phút và trong những điều kiện nhất định”.
1U = 1 mmol/min.
- Đơn vị mới: Katal (Kat): là “Lượng enzym xúc tác biến đổi 1 mol cơ chất
(S) trong 1 giây và trong những điều kiện nhất định”.
1 Kat = 1 mol/s.
Ngoài ra, có các ước số của nó mKat (10 -6 Kat), nKat (10 -9Kat).
Hiện nay, ở nước ta, đơn vị SI (Katal) ít được dùng, do thói quen nên vẫn
dùng đơn vị U/l (là đơn vị quốc tế cũ).
12


U/l là hoạt độ enzym có trong một lít huyết tương phân huỷ hết 1 mmol cơ
chất trong một phút ở điều kiện tối ưu (nhiệt độ 37 OC và pH tối thích).

+ Có thể biến đổi U/l và Kat theo công thức sau:
´ 16,67
U/l

´ 0,06

nKat

Ví dụ: S.phosphatase kiềm 50 U/l = 50 u/l x 16,67 = 883,5 nKat/l.
1.6. Đơn vị đo độ dài:

Đơn vị cơ sở đo độ dài là met (m), ngoài ra còn thường dùng là:
1 cm (centimet) = 10 -2 m
1 mm (milimet) = 10 -3 m
1 mm (micromet) = 10 -6 m
1 nm (nanomet) = 10 -9 m
1 AO (angstrom) = 10 -10 m
1.7. Đơn vị đo thời gian:

Trong hệ thống đơn vị SI, đơn vị cơ sở đo thời gian là giây (s), ngoài ra còn
dùng một số đơn vị như sau:
Giây (s).
Phút (min) = 60 s.
Giờ (h) = 60 min = 3600 s.
Ngày (d) = 24 h = 86.400 s.
2. Trị số hóa sinh máu, nước tiểu và dịch não tủy ở người bình thường.
Các trị số bình thường của các chỉ tiêu hóa sinh máu, nước tiểu, dịch não tủy
được trình bày ở các bảng dưới đây.
Bảng 1.1: Trị số sinh hoá máu bình thường.
Các chất XN

(1)

Acid ascorbic
Acid folic
Acid lactic
Acid pyruvic
Acid uric

Theo đơn vị cũ
(2)

0,6 – 2,0 (mg/dl)
0,5 – 2,5 (mg/dl)
TM: 6 – 20 (mg/dl)
ĐM: 3 – 10 (mg/dl)
0,3 – 0,9 (mg/dl)
Nam < 70,56 (g/l)

Theo đơn vị SI
(3)

34 – 114 (mmol/l)
11 – 57 (nmol/l)
0,66 – 2,22 (mmol/l)
0,33 – 1,11 (mmol/l)
34 – 102 (mmol/l)
Nam < 420 (mmol/l)

13



Albumin
a1antitrypsin
(1)
Aldosteron:
- Người lớn
- Trẻ em (3- 11t)
Aldolase:
ALP

Amoniac
Amylase
ApoA1
ApoB
Arginin
vasopressin
(ADH)
Bilirubin TP
Bilirubin TT
Bilirubin GT
Calcitonin: Nam
Nữ
CHE (cơ chất BTC)
CK.TP:
Nam
Nữ
CK.MB
Cholesterol TP
Complement (bổ thể):
C3

C4
Creatinin
Glucose
Lipasse
Ure

14

Nữ < 60 (g/l)
3,5 – 5,0 g/dl
110 – 230 mg/dl
(2)
Đứng: 3 – 33 ng/dl
Nằm: 2 – 14 ng/dl
4 – 70 ng/dl
160 – 1120 (U/l)
> 18t: 50 – 300 (U/l)
< 18t: 150 – 950 (U/l)
10 – 80 mg/l
< 220(U/l) (CNPG3 )
< 90 (U/l) (CNPG7 )

10 – 30 (pg/ml)
< 10 (g/l)
< 2,98 (g/l)
< 7,12 (g/l)
< 40 pg/ml
< 25 pg/ml
5300 – 1300 (U/l)
34 – 194 (U/l)

35 – 143 (U/l)
< 24 (U/l)
1,5 -1,9 (g/l)
55 – 120 (mg/dl)
20 – 50 (mg/dl)
5,65 -12,43 (mg/l)
0,8 – 1,1 (g/l)
2,3 – 50 U/dl
0,15 – 0,4 (g/l)

Nữ < 360 (mmol/l)
31 – 50 (g/l)
1,1 – 2,3 g/l
(3)
221,6 – 914 (pmol/l)
55,4 – 387,8 (pmol/l)
11,8 – 1939 (pmol/l)

6 – 47 (mmol/l)

1,1 - 2,0 (g/l)
0,6 – 1,4 (g/l)
10 – 30 (nmol/l)
< 17,1 (mmol/l)
< 5,1 (mmol/l)
< 12 (mmol/l)
< 40 ng/l
< 25 ng/l

3,9 – 4,9 (mmol/l)

0,55 – 1,2 (g/l)
0,2 – 0,5 (g/l)
50 -110 (mmol/l)
4,4 – 6,1 (mmol/l)
2,5 – 6,7 (mmol/l)
> 0,9 mmol/l


HDL-C
LDL-C
Triglycerid
Na+
K+
(1)

< 2,01(g/l)
135 – 145 (mEq)
3,5 – 5 (mEq)
95 – 105 (mEq)
(2)

< 3,9 mmol/l
< 2,3 (mmol/l)
135 – 145 (mmol/l)
3,5 – 5 (mmol/l)
(3)

1 – 2,6 (mEq)

95 – 105 (mmol/l)

1 – 1,3 (mmol/l)
2,02 – 2,55 (mmol/l)
Nam: 10,6- 28,3 mmol/l

Cl-

4 – 5,1 (mEq)

Ca++
Ca.TP

0,59 – 1,58 (mg/l)
0,37 – 1,47 (mg/l)

Nữ: 6,6 - 26,3 mmol/l

Sắt

22 - 26 (mmol/l)
(HCO 3 -)

< 41 (U/l)

GOT/ AST

< 40 (U/l)

GPT/ ALT
GGT:


< 50 (U/l)

Nam

< 35 (U/l)

Nữ
LDH

< 480 (U/l)
20% LDH

LDH1

40% LDH

LDH2
LDH3

20% LDH
10% LDH

LDH4

10% LDH

60 - 80 (g/l)

LDH5
Protein


120 - 150 (g/l)
< 1% Hb.TP

Hb

0,25 - 2% Hb.TP

HbF máu
HbCO máu
Hormon tuyến giáp:
TSH
T3

70 – 190 (ng/dl)
5 – 12 (mg/l)
1 – 2,3 (ng/l)

T4
Free T4
HCG-b
MetHb máu

0,45 – 5,0 m U/l
1,1 – 2,9 nmol/l
64 – 155 nmol/l
13 – 30 pmol/l

10 U/l
< 1% Hb. TP

< 1% Hb.TP

15


SHb máu

2,5 - 4,5 (g/l)

Fibrinogen

Từ các kết quả bình thường về thành phần hoá học máu bình thường, chúng
ta có thể điểm một số xét nghiệm thường gặp và các đặc điểm, sự thay đổi của
chúng có ý nghĩa trong chẩn đoán & trong điều trị.
Bảng 1.2: Hàm lượng các thành phần protid huyết tương bình thường:
Các thành phần

Prealbumin
Albumin
Orosomucoid
a1 lipoprotein
a1 antitrypsin
a1 glucoprotein
a1 antichymotrypsin
Gc – protein
Haptoglobin
Ceruloplasmin
a2 macroglobulin
Pseudocholinesterase
Hemopexin

b1 globulin (bổ thể C 3 )
b lipoprotein
Transferin
Fibrinogen
IgG
IgA
IgM
IgD
IgE

Hàm lượng (g/l)

0,12 – 0,39
37,60 – 54,90
0,48 – 1,26
2,90 – 7,70
0,98 – 2,45
0,10
0,14 – 0,35
0,17 – 0,38
0,58 – 0,73
0,09 – 0,51
1,45 – 4,43
5 – 14 mg/l
0,53 – 1,21
0,35 – 1,15
2,90 – 9,50
1,52 – 3,36
2,0 – 4,00
9,0 – 15,0

1,5 – 3,50
0,80 – 1,15
0,05 – 0,15
< 0,05

Khi máu để đông, bằng phương pháp điện di người ta có thể tách các thành
phần protein huyết thanh theo bảng dưới đây:
Bảng 1.3: Kết quả điện di bình thường các thành phần protein huyết thanh:

16


Thành phần

Hàm lượng bình thường (g/l)

Tỷ lệ %

Albumin

35 – 50

55- 65

a1 globulin
a2 globulin
b globulin

2–4
6 – 10

6 – 11

2,5- 5,5
7- 12
7- 15

g globulin
7 – 13
Bảng 1.4: Một số chỉ số lipid máu (Theo Walters M.I ):
Tuổi
(năm)

11- 21

Chlolesterol (mmol/l)

Nữ

Nam
(~)

TB

(~)

TB

5–9

3,25 – 4,93


4,4

3,15 – 5,39

4,5

10 – 14

3,3 – 5,3

4,6

3,2 – 5,6

4,5

15 – 19

2,9 – 5,1

4,3

3,2 – 5,5

4,5

20 – 24

3,3 – 5,6


4,8

3,3 – 5,4

4,7

25 – 29

3,6 - 6,1

5,2

3,4 – 5,6

4,9

30 – 34

3,9 – 6,4

5,6

3,6 – 5,9

5,1

35 – 39

4,0 – 5,8


5,8

3,8 – 6,2

5,4

40 - 44

4,2 – 7,1

6,1

4,0 – 6,5

5,6

45 – 49

4,3 – 7,2

6,2

4,2 – 6,8

5,9

50 – 54

4,4 – 7,4


6,3

4,4 – 7,2

6,2

55 – 59

4,5 – 7,5

6,4

4,6 – 7,5

6,5

60 – 64

4,5 – 7,6

6,5

4,8 – 7,9

6,8

65 – 59

4,5 – 7,7


6,6

5,1 – 8,2

7,2

70 – 74

4,6 – 7,7

6,6

5,3 – 8,7

7,5

> 74

5,6 – 7,7

6,6

5,6 – 9,1

7,9

Từ kết quả về cholesterol bình thường trên cho thấy: kết quả XN cholesterol
phụ thuộc vào tuổi, vào giới. Trên tuổi 40 cả ở nam, nữ đều có thể > 5,1 mmol/l;
đặc biệt > 70 tuổi nồng độ cholesterol ở nữ tăng cao hơn ở nam giới, mà họ vẫn khoẻ

bình thường.
Bảng 1.5: Chỉ số triglycerid máu theo tuổi.
Triglycerid (mmol/l)

17


Tuổi
(năm)

Nam

Nữ

(~)

(~)

5–9

0,30 – 1,16

0,38 – 0,86

10 – 14

0,34 – 1,17

0,38 – 1,38


15 – 19

0,35 – 1,41

0,39- 1,39

20 – 24
25 – 29

0,39 – 1,56

0,36 – 1,39

0,45 – 1,79

0,37 – 1,14

(1)

(2)

30 – 34
35 – 39
40 - 44
45 – 49
50 – 54
55 – 59
60 – 64
65 – 59
70 – 74

> 74

(3)

0,49 – 1,95
0,51 – 2,07
0,55 – 2,15
0,56 – 2,20
0,57 – 2,22
0,57 – 2,22
0,58 – 2,26
0,58 – 2,27
0,58 – 2,27
0,58 – 2,27

0,40 – 1,21
0,43 – 1,25
0,46 – 1,33
0,47 – 1,39
0,49 – 1,46
0,49 – 1,46
0,53 – 1,60
0,57 – 1,67
0,59 – 1,76
0,61 - 1,84

Nhưng kết quả TG máu khác với cholesterol là ở mọi lứa tuổi đều dưới 2,3
mmol/l (< 2,3 mmol/l ).
Kết quả của một số lipoprotein máu (HDL-C & LDL-C) có thể tham khảo
theo các bảng dưới đây:

Bảng 1.6: Chỉ số lipoprotein máu theo tuổi:
Tuổi
(năm)

6 – 11
12 – 14
15 – 19
20 – 29
30 – 39
40 – 49
> 50 t

18

HDL-C (mmol/l)

Nam :

(~)
0,77 – 1,80
0,77 – 1,67
0,77 – 1,54
0,77 – 1,67
0,77 – 1,80
0,77 – 1,80
0,77 – 1,80

TB
1,4
1,3

1,3
1,4
1,5
1,6
1,7

Nữ:

(~)
0,87 – 1,67
0,77 – 1,67
0.85 – 1,67
0,87 – 1,93
0,90 – 2,06
0,90 – 2,06
0,90 – 2,06

TB
1,52
1,26
1,21
1,21
1,21
1,21
1,21


Tuổi
(năm)
6 – 11

12 – 14
15 – 19
20 – 29
30 – 39
40 – 49
> 50 t

LDL-C (mmol/l)
Nam :

(~)

TB

1,55 – 3,63
1,55 – 3,63
1,55 – 3,63
1,55 – 4,53
1,81 – 4,92
1,81 – 5,13
2,07 – 5,70

2,95
2,87
2,93
3,39
3,81
4,15
4,40


Nữ:

(~)
1,55 – 3,89
1,55 – 3,89
1,55 – 3,89
1,55 – 4,15
1,81 – 4,40
2,07 – 4,92
2,07 – 5,18

TB
2,95
2,95
3,06
3,32
3,63
3,89
1,21

Bảng 1.7: Trị số hoá sinh nước tiểu ở người bình thường.
Các chỉ số nước tiểu
+ 10 chỉ tiêu
Glucose
Protein
Bilirubin
Ketone (ceton)
Specific gravity (tỷ trọng)
pH
Urobilinogen

Nitrite
Hồng cầu
Bạch cầu
+ 2 chỉ tiêu
Glucose
Protein
+ 3 chỉ tiêu
pH
Glucose
Protein

Bình thường
Âm tính (-)
(-)
(-)
(-)
1,010 - 1,020
5 -8
< 0,2 EU/l
(-)
(-)
(-)
(-)
(-)
5 -8
(-)
(-)

Bảng 1.8: Trị số hoá sinh dịch não tủy bình thường:
Tỷ trọng: 1,003 – 1,008.

pH: 7,10 – 7,20
pCO2: ~ 50 mmHg
pO2: ~ 30 mmHg.
19


Thành phần hoá học:
Chất xét nghiệm
Latat
Glucose
Ure
Protein
Na+
K+
ClPandy
None-Apelt

Bình thường
0,08 – 0,15 g/l
2,4 - 4,2 (mmol/l)
2,5 - 6,7 (mmol/l)
0,2 - 0,45 g/l
130,5 – 148 mmol/l
3,5 – 3,8
120 - 130 (mmol/l)
(-)
(-)

3. Một số lưu ý khi lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm hóa sinh.
Thiếu sót trong kỹ thuật lấy bệnh phẩm có thể cho kết quả xét nghiệm không

đúng. Để có kết quả xét nghiệm xác thực, không bị sai số cần chú ý một số vấn
đề khi lấy bệnh phẩm như sau:
3.1. Yêu cầu chung:

Thông thường, lấy máu vào buổi sáng, sau một đêm ngủ dậy, chưa ăn. Tùy
theo yêu cầu xét nghiệm cần có sự chuẩn bị dụng cụ, chất chống đông phù hợp
để không gây sai số kết quả xét nghiệm. Mỗi mẫu bệnh phẩm cần ghi rõ họ tên
bệnh nhân, khoa để tránh nhầm lẫn bệnh nhân; yêu cầu xét nghiệm.
3.2. Một số yêu cầu cụ thể:

+ Lấy máu toàn phần hay huyết tương:
Yêu cầu kỹ thuật cần lấy máu sao cho không hủy huyết, muốn vậy cần chú ý
một số điểm sau:
- Khi bơm máu vào ống ly tâm cần bỏ kim, bơm nhẹ nhàng vào thành ống ly
tâm (ống ly tâm cần sạch, sấy khô, không được có nước).
- Cân bằng các ống ly tâm trước khi ly tâm (2 ống đối xứng nhau).
- Tốc độ ly tâm nên đảm bảo qui định về tốc độ và thời gian: 2500 - 3000 vòng/1
phút, thời gian ly tâm là 5 phút. Nên tăng tốc độ ly tâm từ từ, không nên tăng
nhanh quá.

20


- Nên tách huyết tương trong vòng một giờ sau khi lấy máu để tránh đường
máu giảm, kali có thể từ hồng cầu ra làm tăng kali máu.
Việc lấy huyết tương cho các xét nghiệm enzym là cần thiết vì trong thời gian
đợi tách huyết thanh các enzym có nhiều trong hồng cầu, tiểu cầu dễ giải phóng
ra trong quá trình đông máu làm cho kết quả sai lệch.
+ Lấy huyết thanh:
Lấy máu tĩnh mạch, lúc đói chưa ăn uống gì để tránh các thay đổi do ăn uống.

Khi lấy máu xong, bỏ kim tiêm, bơm nhẹ nhàng máu vào ống nghiệm, để máu vào
tủ ấm 37 OC hoặc để ở nhiệt độ phòng xét nghiệm. Khi máu đã đông, dùng một que
thủy tinh nhỏ, đầu tròn tách nhẹ phần trên cục máu đông khỏi thành ống để huyết
thanh được tách ra nhanh hơn. Để một thời gian cho huyết thanh tiết hết, lấy ra ly
tâm 2500 - 3000 vòng/phút, hút huyết thanh ra ống nghiệm khác là tốt nhất.
+ Dùng chất chống đông. Lượng chất chống đông cho 1 ml máu như sau:
Oxalat:

2 - 3 mg.

Citrat:

5 mg.

Flourid: 10 mg.
Heparin: 50 - 70 đơn vị.
EDTA:

1- 2 mg.

21


Bảng 1.9: Thời gian cho phép bảo quản để xác định các enzym huyết thanh
(Vũ Đình Vinh - NXB Y học, 1996).
Enzym và bệnhphẩm

Thời gian cho phép

+ Huyết thanh


Xét nghiệm sớm trong ngày.

GOT, GPT

Xét nghiệm sớm.

GGT

Không quá 24 h.

GLDH

Xét nghiệm những giờ đầu.

CK, CK-MB

7 ngày.

Amylase

7 ngày.

CHE

Xét nghiệm sớm trong ngày.

HBDH

Xét nghiệm sớm trong ngày.


LDH

3- 4 tuần.

Lipase

3 ngày.

ACP

Trong ngày.

ALP

Trong ngày.

MDH

Một tuần.

LAP
+ Nước tiểu
Amylase

2 ngày.

ALC

2 tuần.


ALP

2 ngày.

LDH

Xét nghiệm ngay.

LAP

2 ngày.

Chú ý:
- Xét nghiệm các chất điện giải thì không dùng muối oxalat natri, hoặc citrat
chống đông máu vì chúng làm tăng kết quả natri, giảm Ca++ máu.
- Xét nghiệm fibrinogen thì nên dùng EDTA để chống đông máu, không
dùng heparin.

22


- Thời gian bảo quản cho phép đối với huyết thanh hoặc huyết tương là 4 giờ
ở nhiệt độ phòng, 24 giờ ở 4 OC.
+ Đối với các xét nghiệm enzym:
Sau khi lấy máu xong làm xét nghiệm càng sớm càng tốt, tránh làm tan máu
(thường do kỹ thuật lấy máu và ly tâm). Máu để lâu làm tăng tính thấm của màng
hồng cầu. Khi phải bảo quản mẫu bệnh phẩm cần chú ý thời gian cho phép bảo
quản huyết thanh hoặc huyết tương ở 4 OC, theo bảng 1.9.
+ Khi lấy nước tiểu:

- Thông thường lấy nước tiểu giữa dòng, bỏ phần đầu để làm các xét nghiệm
định tính, trong đó có xét nghiệm 10 thông số, 2 thông số và 3 thông số nước
tiểu. Khi nghi ngờ có glucose niệu thì nên lấy nước tiểu sau bữa ăn 2 giờ.
- Nước tiểu 24h (hoặc 12h) để làm xét nghiệm định lượng một số chất, thường phải thu góp vào dụng cụ đã được vô khuẩn và dùng chất bảo quản như
dung dịch thymol 10% (5ml) và kết hợp bảo quản trong lạnh. Dung dịch thymol
bảo quản để làm đa số các xét nghiệm nước tiểu (trừ 17-cetosteroid).
3.3. Xét nghiệm chuyên biệt:
Xét nghiệm khí máu và cân bằng acid-base.
Để làm xét nghiệm khí máu và cân bằng acid-base cần lấy máu đúng qui
định, đúng kỹ thuật thì mới cho kết quả chính xác. Một số yêu cầu kỹ thuật là:
- Vị trí lấy máu: lấy máu động mạch là tốt nhất. Cũng có thể lấy máu mao động mạch hoá ở gót chân, ngón tay hoặc dái tai đã được làm nóng lên, kết quả
cũng gần như lấy máu động mạch. Lấy máu mao - động mạch hoá đặc biệt tốt đối
với trẻ em.
Các vị trí lấy máu động mạch thường là: động mạch trụ, động mạch quay,
hoặc động mạch cánh tay.
- Dụng cụ: Lấy máu bằng dụng cụ chuyên biệt như microsampler, nó cho
phép lấy máu động mạch tránh được bọt không khí làm hưởng đến kết quả xét
nghiệm (pH, PaCO2 , PaO2, SaO2...).
Lấy máu động mạch, và máu không được tiếp xúc với không khí là yêu cầu
kỹ thuật bắt buộc để đảm bảo cho kết quả xét nghiệm đánh giá trạng thái cân bằng
acid – base chính xác. Nếu máu có không khí thì pCO2 , pO2 sẽ tăng cao, từ đó

23


các thông số được tính toán theo các thông số đo được bằng điện cực chọn lọc sẽ
cho kết quả sai.
- Lấy máu xong phải đo ngay trong vòng 30 phút. Muốn thế máy phải được
chuẩn trước và luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng đo. Nếu do điều kiện không đo
ngay được phải bảo quản mẫu máu trong nước đá, nhiệt độ Ê 4 OC và đo càng

sớm
càng tốt.

Bơm tiêm chuyên biệt (lấy máu xét nghiệm cân bằng
acid-base, khí máu)

Bơm tiêm
thường
Hình 1: Bơm tiêm chuyên biệt và bơm tiêm thường.

24


PHẦN 2

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM
HÓA SINH LÂM SÀNG

Chương 1

MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HOÁ SINH VỀ BỆNH GAN

25


×