Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tiểu sử Đặng Thúc Hứa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.48 KB, 5 trang )

TIỂU SỬ CỤ ĐẶNG THÚC
HỨA.
QUÊ HƯƠNG VÀ GIA ĐÌNH.
Đặng Thúc Hứa (còn có tên gọi là Đặng Ngọ
Sinh,Tú Hứa…) sinh năm 1870, ở làng Lương Điền
(xưa gọi là làng Điền Lao),tổng Bích Hào,huyện
Thanh Chương. Nay là xã Thanh Xuân,huyện Thanh
Chương,tỉnh Nghệ An.
Làng quê của Đặng Thúc Hứa ở cuối tỉnh Nghệ
An,giáp giới Hà Tĩnh.Ở thời kỳ đó Nghệ-Tĩnh còn là
một tỉnh chung.Trong phạm vi địa giới thì Thanh
Chương lại ở vị trí trung tâm của tỉnh.Phia nam là
huyện Hương Sơn-quê hương của danh y Lê Hữu
Trác,theo hướng ra biển là huyện Đức Thọ-quê
hưỡng của Phan Đình Phùng,lãnh tụ tiêu biểu của
phong trào Cần Vương chống pháp cuối thế kỷ XIX;tiếp theo là huyện Nghi Xuân-quê
hương của Đại thi hào Nguyễn Du. Phía đông là huyện Nam Đàn-quê hương của lãnh tụ
phong trào Đông Du và Hồ Chí Minh lãnh tụ kiệt xuât của dân tộc.
Nằm giữa vùng đát nổi tiếng đó, làng Điền Lao chỉ là một nơi hiu quạnh,hèo lãnh nhưng
sớm chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.Đây là nơi qua
lại của nghĩa quân Cần Vương cuối thế kỷ XIX,đây còn là nơi liên lạc giữa chiến khu Vụ
Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh)với các căn cứ chống Pháp khác trên đất Nghệ An của nghĩa
quân Phân Đình Phùng. Làng Điền Lao còn là nơi qua lại,tụ họp của nhiều sĩ phu thuộc
phái chủ chiến sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp.
Người dân làng Điền Lao hồi đó rất tự hào về truyền thống chống giặc của quê hương
mình: “ Cả nước mất,riêng Nghệ Tĩnh còn chống giặc,cả Nghệ Tĩnh mất,làng Điền Lao
không chịu hàng”.
Gia đình Đặng Thúc Hứa là một gia đình toàn gia yêu nước và cách mạng. Thân sinh là
cụ Đặng Thai Giai đậu cử nhân,sau đó được cử làm tri huyện Yên Định (Thanh Hoá) từ
năm 1884-1897). Ông ra làm quan đúng vào lúc vua quan nhà Nguyễn đã ký với thực dân
Pháp Hiệp ước Hác-măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt,dâng nước ta cho chúng.Thực dân Pháp


nhanh chóng kéo quân đi bình định các tỉnh Trung Kỳ,Bắc Kỳ, đánh dẹp phong trào Cần
Vương. Tổng đốc Thanh Hoá lúc đó là Trương Như Cương ký giấy đầu hàng. Nghe tin,
Đặng Thái Giai đã cực lực lên án hành động hèn nhát của tên Tổng đốc,ông bèn từ quan về
làng,cùng các sỹ phu yêu nước hưởng ứng phong trào Cần Vương,rồi tham gia phong trào
Duy Tân. Năm 1914,ông 75 tuổi bị tù 3 năm,về nhà được 10 ngày thì mất..
Mẹ Đặng Thúc Hứa là bà Đinh Thị Hoan,cũng là một phụ nữ giàu lòng yêu nước.Bà
chính là chị quan Ngự sử Đinh Nho Điền,người đã uống thuốc độc tự sát ở Huế khi kinh
thành thất thủ.
Anh cả là chí sĩ cách mạng Đặng Nguyên Cẩn sinh thời cùng Phan Bội Châu, đậu Phó
bảng năm Ất Mùi 1895. Thế là họ Đặng đã “khai khoa” cho cả vùng. Ông ông được bổ làm
Trước tác ở Quốc sử quán Huế,rồi làm giáo thụ ở Hưng Nguyên,Đốc học ở Vinh,
Hà Tĩnh,Bình Thuận.Ông đã từng tham gia hội Duy Tân và phong trào Đông Du của cụ
Phan Bội Châu.Năm 1908 ông bị Pháp bắt cùng với một số chí sỹ cách mạng khác và bị
đày ra Côn Đảo (Địa ngục trần gian) rồi mất năm 1922.(sau này có con là GS Đặng Thai
Mai-Bộ trưởng GD nước ta sau CMT8)
Em trai Đặng Thúc Hứa là Đặng Quý Hối,là lãnh tụ của hội Duy Tân và phong trào
Đông Du ở Thanh Chương,về sau bị bắt và bị đầy đi Lao Bảo và chết ở đó.
Truyền thống quê hương, gia đình và dòng họ đã gieo vào Đặng Thúc Hứa tư tưởng
yêu nước từ thời thơ ấu. Lúc còn nhỏ Đặng Thúc Hứa đã được nghe kể về nhiều tấm gương
quên mình chống Pháp như Phan Đình Phùng,Cao Thắng.Theo cha ra Thanh Hoá,ông lại
chứng kiến hành động khảng khái của cha mình khi trao ấn từ quan không chịu hợp tác với
bọn cướp nước và bán nước.
Về quê nhà,ông được cha hàng ngày dạy bảo và được nghe các sỹ phu đàm đạo việc
cứu nước,cứu dân. Năm 1900,ông thi đậu Tú tài đầu xứ. Ông cũng không ra làm quan,mà ở
nhà ban ngày đi phở trại,ban đêm đọc Tân thư của các nhà tư tưởng tiến bộ trong và ngoài
nước lúc bấy giờ.
Phong trào Cần Vương chống Pháp ở Nghệ Tĩnh thất bại,xuất hiện một lớp người yêu
nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu,Ngô Đức Kế,Lê Văn Huân,Đặng Thái
Thân.Những người này thường liên lạc với Đặng Nguyên Cẩn và Đặng Thúc Hứa bàn
phương pháp cứu nước.Đặng Thúc Hứa ở quê nhà hoạt động trong Ám xá và giữ liên lạc

với Đặng Thái Thân.Vào khoảng 1905-1906,Ông tham gia hội Duy Tân và được cử ra Bắc
liên lạc với các cơ sở của Đề Thám.
Phong trào cách mạng lúc này gặp muôn vàn khó khăn do chính quyền thực dân tăng
cường lùng sục bắt bớ,cầm tù những người yêu nước. Biết không thể hoạt động trong
nước,Đặng Thúc Hứa quyết định xuất dương,tìm phương hướng mới. Khi chuẩn bị ra
đi,người mẹ dăn: “ Con đi đi,khi nào lấy lại được nước thì về với mẹ,chừng nào chưa làm
được việc đó thì con đừng có quay về mà nhục nghe con”.
NHỮNG NĂM BÔN BA HẢI NGOẠI.
Năm 1909,Đặng Thúc Hứa tạm biệt Tổ quốc,quê hương và gia đình xuất dương tìm
đường cứu nước ở phương trời mới.
Tháng 3-1909,Ông gặp Phan Bội Châu ở Trung Quốc,ông được cụ Phan giao nhiệm vụ
mang 2.500 (số tiền quyên góp đươc từ trong nước) sang Nhật mua vũ khí để chuyển về
nước cho nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Ông và Đặng Tử Kính mua được 500 khẩu súng
và vận chuyển về Hương Cảng an toàn. Sau đó cụ Phan và ông sang Thái Lan nhờ chính
quyền Thái Lan giúp đỡ vận chuyển số vũ khí này về nước. Nhưng vì nhiều lí do,số vũ khí
này không đưa được về nước. Trước tình đó,Cụ Phan tiếp tục sang Trung Quốc,Đặng Thúc
Hứa ở lại Thái Lan tiếp tục hoạt động. Từ đây bắt đầu quãng đời hoạt động lâu dài,bền bỉ
của Đặng Thúc Hứa trên đất Thái Lan.Đây cũng là quãng thời gian ông đóng góp nhiều
nhất cho sự nghiệp cách mạng trong cuộc đời hoạt động của mình.
Đặng Thúc Hứa sống ở Thái Lan hơn 20 năm. Ông đã đi bộ hầu khắp đất nước Chùa
Vàng đến những nơi có kiều bào sinh sống để cố kết họ hướng về Tổ quốc,vận động xây
dựng hậu cứ cách mạng,ông âm thầm mở các lớp dạy học cho lớp kiều bào trẻ tuổi để đào
tạo lớp người thay thế mình làm cách mạng sau này.
Sau khi cụ Phan sang Trung Quốc được ít lâu thì cụ Đặng Thúc Hứa bị bắt. Ông bị
chính quyền Thái Lan đưa về Băng kốc giam giữ. Thực dân Pháp định dẫn giải ông về
Đông Dương,nhưng do hoạt động gian khổ làm cho hình dạng của Đặng Thúc Hứa thay
đổi rất nhiều,nên chính quyền thực dân không nhận ra ông,nên ông thoát nạn.
Ra tù,ông lên vùng Pắc-nậm-phô để tiếp tục hoạt động. Tại đây ông đã xây dựng được hai
cơ sở: Trại cày ruộng và trại dạy dỗ các thiếu niên. Các cơ sở ngày càng đông về số lượng
kiều bào tham gia.

Ngoài việc tập hợp vận động,giáo dục kiều bào làm cách mạng,Đặng Thúc Hứa còn
tích cực liên lạc những người hoạt động trong nước đưa thanh niên Việt Nam sang Thái
Lan từ đây sang Trung Quốc để đào tạo. Bấy giờ cụ đang ở Phì Chịt đã thông qua Ngô
Quảng và Vương Thúc Oánh khi hai người này về lại trong nước đưa được một số thanh
niên sang Thái Lan như: Hồ Tung Mậu,Ngô Chính Học,Đặng Thái Đậu,Đặng Thị Quỳnh
Anh (con chú )…để đi học làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp. Sau nửa tháng theo
dõi, giáo dục cụ Tú Hứa bèn sai người đưa Hồ Tùng Mậu,Lê Tán Anh,Đặng Thái Đậu đi
Quảng Châu (TQ) gặp cụ Phan.
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất,chính quyền thực dânPháp cấu kết với
chính phủ Thái Lan,công cuộc hoạt động ở đây gặp rất nhiều khó khăn.Bon mật thám ra
sức lung bắt và ép nhà cầm quyền Thái Lan bắt người Việt ở bản Đông phải dời đi nơi
khác.Đặng Thúc Hứa bàn bạc với các đồng chí của mình tản ra các nơi ỏ của các bà con
Việt kiều sinh sống đợi khi tình hình thuận lợi nhòm họp lại,còn Đặng Thúc Hứa thì đưa
các em sang Trung Quốc để học tập.
Đặng Thúc Hứa ở TQ được 3 năm,ông đã đi Quảng Đông,Thượng Hải rồi Hàng Châu
để bắt liên lạc với các đồng chí của mình.Lúc này,những hoạt động của cụ Phan đang gặp
rất nhiều khó khăn. Hai người gặp nhau ở Hàng Châu,Đặng Thúc Hứa bàn với cụ Phan nên
sang Thái Lan hoạt động. Cụ Phan tán thành nhưng cụ bàn với Đặng Thúc Hứa: “ Ông cứ
về Thái Lan lo toan đi rồi anh em mình thơ đi từ lại cho nhau biêt”.Đây là cuộc gặp gỡ,tiếp
xúc cuối cùng giữa hai nhà ái quốc.
Trở lại Thái Lan,ông tiếp tục xây dựng lại cơ sở và bắt liên lạc với một số người trong
nước,chẳng bao lâu số thanh niên yêu nước (đa phần là con em Nghệ Tĩnh) sang Thái Lan
ngày càng đông,trong đó có những người sau này trở thành những nhà cách mạng kiên
trung như: Lê Hồng Phong,Phạm Hồng Thái,Lê Thiết Hùng,Lê Hồng Sơn…sau đó họ
được cử sang Trung Quốc và trở thành những cán bộ chủ chốt của Hội VNCMTN do
Nguyễn Ái Quốc sáng lập.
Tháng 3/1928,ở bản Đông thuộc tỉnh Phi Chịt bỗng xuất hiện cụ Thầu Chín (Tức
Nguyễn Ái Quốc). Cụ Thầu Chín ở lại đây khoảng 10 ngày thì đi Uđon (nơi cụ Đặng Thúc
Hứa ở và hoạt động). Hai người gặp nhau và trò chuyện rất tâm đắc.Lúc này các lớp huấn
luyện ở Quảng Châu bị bọn phản động Quốc dân đảng TQ đàn áp,Nguyễn Ái Quốc đã dựa

vào các cơ sở mà Đặng Thúc Hứa đã xây dựng từ trước để tổ chức các lớp huấn luyện
chính trị,đạo tạo cán bộ gửi về nước hoạt động. Trong thời gian ở Thái Lan,hai người đã
trao đổi nhiều về đường lối cách mạng,về tình hình trong nước và trên thế giới.Mặc dù lớn
hơn Nguyễn Ái Quốc hai mươi tuổi,nhưng Đặng Thúc Hứa rất khâm phục nghị lực, tài
năng và trí tuệ của Nguyễn Ái Quốc.Sự gặp gỡ này đúng là:
“ Từ đây chung gối chung chăn
Buồng cách mạng có gió xuân thổi vào”.
Những buổi nói chuyện với Nguyễn Ái Quốc đã giúp Đặng Thúc Hứa hiểu thêm về cách
mạng Nga,về chủ nghĩa Mác-Lê nin,về vai trò công nông,về phương phap,kế hoạch tổ
chức và vận động cách mạng. Đánh dấu bước chuyển biến lớn về nhận thức tư tưởng cách
mạng của Đặng Thúc Hứa.Cụ nói với các đồng chí của mình: “Bây giờ thật là sung
sướng,có tổ chức,có phương hướng,có kế hoạch,lại có người tham gia ý kiến cho mà làm”.
Kể từ đó Đặng Thúc Hứa cùng các đồng chí của ông hoạt động cho Hội VNCMTN.Ông
tích cực vận động Việt kiều xây dựng cơ sở cách mạng ở Thái Lan.
Năm 1929,phong trào cách mạng đang phát triển thì gặp nhiều khó khăn.Lo sợ phong trào
đấu tranh dân chủ ngày càng lên cao,nhà cầm quyền Thái Lan mở chiến dịch đàn áp. Bọn
thực dân Pháp ra sức lung sục,khủng bố Việt kiều. Nhiều cán bộ của phân bộ của Đảng CS
Đông Dương bị bắt và bị trục xuất khỏi Thái Lan. Đặng Thúc Hứa lúc này đã được kết nạp
vào Đảng Cộng sản Đông Dương đã bàn với các đồng chí của mình phân tán các cơ sở để
bảo vệ lực lượng. Khi nghe tin ở Nghệ Tĩnh nổ ra phong trào đấu tranh của công nông,ông
đã tích cực vận động Việt kiều ủng hộ phong trào.
Do hoạt động qua nhiều,phải chịu đựng nhiều gian khổ nên sức khoẻ của ông bị sụt
giảm nhanh chóng. Sau một chuyến đi công tác từ Chiêng Mai về U đon,Đặng Thúc Hứa
lâm bênh nặng, di chúc để lại cho các đồng chí mình gồm 4 chữ “đi cho trọn đời” và qua
đời vào ngày 12 tháng 2 năm 1931,ở tuổi 61.
Đặng Thúc Hứa là một chiến sĩ cách mạng đã bền bỉ phấn đấu,hi sinh trọn đời vì lí
tưởng cứu nước,vì độc lập dân tộc:
“Nặng tình non nước,nhẹ bước phong trần,trên mười năm bể Sở sông Ngô,nhuỵ phấn màu
son,gác thổi gió trăng ngoài ý nghĩ;Vì nghĩa gia đình,trọng nền luân lý,cuộc trăm tơ Tần chỉ
Tấn,chồi Hồng mầm Lạc,xây thêm nòi giống của giang sơn”

Cuộc đời cách mạng của Đặng Thúc Hứa,đã trải qua ba trào lưu yêu nước cách mạng
của dân tộc: Thời niên thiếu chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ
XIX;lớn lên hoạt động trong Duy Tân hội và Việt Nam Quang phục hội của Phan Bội
Châu; đến khi luống tuổi tham gia Hội VNCMTN và trở thành đảng viên đảng Cộng sản.
Đó cũng chính là quá trình chuyển biến về nhận thức tư tưởng của ông về con đường cứu
nước theo tiến trình lịch sử dân tộc:từ tư tưởng trung quân ái quốc (trung với những vị vua
có tinh thần chống Pháp) đến quân chủ lập hiến,rồi cộng hoà dân chủ tư sản,và cuối cùng
đến với chủ nghĩa Mác-Lênin-tư tưởng vô sản.
Vinh dự và tự hào khi trường Đặng Thúc Hứa thuở nào lại hồi sinh trên mảnh đát giàu
truyền thống cách mạng và hiếu học.Vinh dự và tự hào khi được giảng dạy,học tập dưới
mái trường mang tên chiến sĩ cách mạng kiên trung Đặng Thúc Hứa,thầy trò trường Đặng
Thúc Hứa hôm nay quyết tâm “tiếp bước truyền thống” phấn đấu xây dựng nhà trường trở
thành một điểm sáng của nền giáo dục tỉnh nhà,là niểm tự hào của các thế hệ.
Nhân dịp nhà trường đón nhận tượng cụ Đặng Thúc Hứa,thay mặt thế hệ trẻ,xin cảm
ơn sự quan tâm của các cựu giáo viên và học sinh trường Đặng Thúc Hứa khoá 1945-1953
đã dựng lên một biểu tượng về một chiến sĩ cách mạng kiên trung,một nhân cách cao
cả,giản dị,một tấm gương sáng ngời về đức tính phấn đấu và hi sinh.
Đứng trước tượng cụ Đặng Thúc Hứa,chúng ta xin cầu cho vong linh cụ siêu thoát nơi
cõi vĩnh hằng.
Xin chúc tất cả quý vị đại biểu,các thầy cô giáo,nhân viên và toàn thể học sinh trường
ta dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×