Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu nồng độ IGF-1 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350 KB, 6 trang )

nghiên cứu khoa học

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ IGF-1 HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Nguyễn Tiến Sơn*, Nguyễn Thị Phi Nga*
* Học viện Quân y

TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu nồng độ IGF-1 huyết tương và mối liên quan với một số đặc điểm ở bệnh
nhân đái tháo đường týp 2.
Phương pháp: 126 đối tượng được chia thành 2 nhóm: nhóm chứng và nhóm nghiên cứu,
được khám xét lâm sàng và định lượng IGF-1 huyết tương.
Kết quả: nồng độ IGF-1 huyết tương của nhóm nghiên cứu là 44,46 ± 28,60 (ng/mL). Nồng độ
IGF-1 huyết tương có mối tương quan nghịch mức độ vừa với tuổi, chưa thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê với giới, chỉ số BMI và vòng bụng.
Từ khóa: nồng độ IGF-1 huyết tương, đái tháo đường týp 2.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là bệnh thường gặp, mang
tính xã hội cao ở nhiều nước. Bệnh có xu hướng
gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam[6]. Sự
tăng mạn tính của glucose máu sẽ dẫn đến những
biến chứng đa hệ cơ quan trong đó có cac rối loạn
về nội tiết tuy biểu hiện không rầm rộ nhưng lại
ảnh hưởng dần dần và nghiêm trọng đến sự phát
triển và toàn vẹn của cơ thể[6]. Trong đó, những
biến đổi về nồng độ các chất có liên quan đến tình
trạng tăng glucose máu, kháng insulin, mà điển
hình là IGF-1 là những tổn thương hay gặp nhưng
dễ bị bỏ qua.
Sự giảm thiểu nồng độ IGF-1 dẫn đến những


hậu quả nghiêm trọng. Bao gồm: sự tăng glucose
máu, giảm mức lọc cầu thận,... [4]. Trên thế giới
đã có nhiều nghiên cứu về nồng độ IGF-1 huyết
tương, mật độ xương và mối liên hệ của chúng,
nhưng trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thì
vấn đề này còn nhiều điểm chưa sáng tỏ.
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài này nhằm:
- Nghiên cứu nồng độ IGF-1 huyết tương ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ IGF-1

282

Tạp chí

huyết tương với 1 số đặc điểm ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 2 (tuổi, chỉ số BMI, vòng bụng).
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 126 người được chia thành 2 nhóm:
nhóm BN nghiên cứu và nhóm chứng.
+ Nhóm chứng: 45 người bình thường có độ
tuổi tương đương với nhóm BN nghiên cứu, đến
khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Bộ Công An
198.
+ Nhóm nghiên cứu: 81 BN được chẩn đoán
ĐTĐ týp 2 (lần đầu hoặc đã điều trị bằng thuốc
uống hạ glucose máu) đang điều trị tại Khoa Tim Mạch, Khớp Nội tiết - Bệnh viện Quân Y 103, Học
viện Quân Y.

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2014 - 6/2015.
Loại trừ các BN đang có các bệnh mạn tính
không phải biến chứng của đái tháo đường týp 2,
các bệnh lý ảnh hưởng đến nồng độ IGF-1.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên
cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, có so sánh giữa
nhóm nghiên cứu và nhóm chứng.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

Những chỉ tiêu chung cho cả hai nhóm:
- Khám xét lâm sàng, đo chiều cao, cân nặng.
- Định lượng nồng độ IGF-1 huyết tương.

Bảng 1. Đánh giá chỉ số BMI theo Phụ lục 1
của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái
tháo đường týp 2 - Bộ Y tế[1]
Phân loại

Định lượng nồng độ IGF-1 huyết tương
- Phương pháp xét nghiệm: Trong nghiên
cứu của chúng tôi sử dụng phương pháp ELISA
trực tiếp. Phiên giải kết quả trên máy miễn dịch
Architech I 2000, được tiến hành tại Labo công
nghệ cao của Học viện Quân Y. Đơn vị tính ng/mL.
- Đánh giá nồng độ IGF-1 huyết tương của

nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng ( , SD).
+ Nồng độ IGF-1 được coi là tăng khi ≥

+ 2SD.

+ Nồng độ IGF-1 được coi là giảm khi ≤

- 2SD.

Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
Tính chỉ số BMI:

Gầy

BMI
< 18,5

Bình thường

18,5-22,9

Thừa cân

23-25

Béo phì

> 25

Tính số đo vòng bụng theo Hướng dẫn chẩn

đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 - Bộ Y
tế: VB đối với nam giới bình thường < 90 cm và nữ
giới < 80 cm [1].
2.3. Xử lý số liệu
Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng chương
trình SPSS 16.0, Epi-Info 6.0, Epi Calc.

BMI = Cân nặng (kg)/[chiều cao (m)]2
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2. Đặc điểm về tuổi, giới
Nhóm ĐTĐ
(n = 81)

Nhóm chứng
(n = 45)

40-49, n (%)

13(16,05)

3(6,67)

Chỉ tiêu

Tuổi
(năm)

Giới


50-59, n (%)

26(32,10)

22(48,88)

60-69, n (%)

35(43,21)

20 (44,44)

≥ 70, n (%)

7(8,64)

0 (0,00)

Trung bình
Nam, n (%)

59,21±8,32

57,36±4,29

48(59,26)

34(75,56)


Nữ, n (%)

33(40,74)

11(24,44)

p

> 0,05

> 0,05
> 0,05

Nhận xét: Không có sự khác biệt vềtỉ lệ độ tuổi và giới giữa nhóm ĐTĐ và nhóm chứng, p > 0,05.
Bảng 3. Đặc điểm về một số chỉ số nhân trắc
Nhóm ĐTĐ
(n=81)

Nhóm chứng
(n=45)

p

Chiều cao (cm)

1,60±0,06

1,62±0,06

> 0,05


Cân nặng (kg)

60,17±9,40

63,78±5,28

< 0,05

BT; n (%)

40(49,38)

21(46,67)

> 0,05

Thừa cân, béo phì; n (%)

41(50,62)

24(53,33)

> 0,05

23,35±2,97

22,91±0,99

> 0,05


Chỉ tiêu

BMI

Trung bình

Nhận xét: Nhóm nghiên cứu và nhóm chứng có tính tương đồng về các chỉ số nhân trắc cơ bản.
Trong đó, nhóm thừa cân, béo phì chiếm tỉ lệ cao ở cả 2 nhóm.
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

283


nghiên cứu khoa học

Bảng 4. Số đo vòng bụng ở nhóm nghiên cứu
Chỉ tiêu
Nam, ≤ 90; n (%)
Nam, > 90; n (%)
Số đo VB
(cm)
Nữ, ≤ 80; n (%)
Nữ, > 80; n (%)
Số đo VB trung bình (cm)

Nhóm ĐTĐ (n = 81)
4(4,94)

44 (54,32)
21(25,92)
12(14,82)
85,20 ± 8,27

Nhóm chứng (n = 45)
1(2,22)
33(73,33)
10(22,22)
1 (2,22)
85,62 ± 3,38

p
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05

Nhận xét: Chỉ số VB trung bình và VB phân theo từng giới khác biệt không có ý nghĩa thống kê so
với nhóm chứng.
2. Nồng độ IGF-1 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Bảng 5. Nồng độ IGF-1 huyết tươngở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chỉ tiêu
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình

Nồng độ IGF-1 huyết
tương (ng/mL)


Nhóm chứng

Nhóm ĐTĐ týp 2

31,48
134,26
64,75 ± 24,05

10,00
110,70
44,46 ± 28,60

+ 2SD

112,85

- 2SD

16,65

p

< 0,05

Nhận xét: Nồng độ IGF-1 huyết tương ở nhóm nghiên cứu giảm hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Bảng 6. Đánh giá nồng độ IGF-1 huyết tương
Chỉ tiêu
BT, n (%)1

Nồng độ IGF-1 huyết
Tăng, n (%)2
tương (ng/mL)
Giảm, n (%)3
p

Nhóm chứng
Nhóm ĐTĐ týp 2
42 (93,33)
69 (85,19)
3 (6,67)
0 (0,00)
0 (0,00)
12 (14,81)
p1> 0,05; p2> 0,05; p3< 0,05

Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu, tỉ lệ BN có nồng độ IGF-1 huyết thanh giảm chiếm tỉ lệ 14,81 %
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.
3. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ IGF-1 huyết tương với một số đặc điểm ở bệnh nhân đái
tháo đường týp 2

Biểu đồ 1. Tương quan giữa nồng độ IGF-1 huyết tương với tuổi
Nhận xét: Nồng độ IGF-1 huyết tương và tuổi có mối tương quan nghịch khá chặt (r = - 0,587; p < 0,05).

284

Tạp chí

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX



nghiên cứu khoa học

Bảng 7. Liên quan giữa nồng độ IGF-1 với giới
n

Nồng độ IGF-1
(ng/mL)

Nam

48

49,97 ± 28,07

Nữ

33

40,62 ± 41,48

Chỉ tiêu
Giới

p
> 0,05

Nhận xét: Nồng độ IGF-1 huyết tương khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nam giới và nữ giới.
Bảng 8. Liên quan giữa nồng độ IGF-1 huyết tương với chỉ số BMI và VB
Nồng độ IGF-1

(ng/mL)

Chỉ tiêu
BMI

Bình thường

42,53 ± 35,11

Thừa cân

47,41 ± 34,23

Nam
Số đo VB
(cm)

Nữ

Chung

BT

47,25 ± 24,12

Tăng

44,46 ± 27,30

BT


47,76 ± 49,36

Tăng

28,11 ± 17,62

BT

47,34 ± 37,11

Tăng

32,97 ± 21,90

p
> 0,05

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Nhận xét: Nồng độ IGF-1 huyết tương khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm BMI và
số đo vòng bụng.
IV. BÀN LUẬN
IGF-1 (hay còn được gọi là somatomedin C)
lần đầu được biết đến vào cuối những năm thập
niên 50, khi các nhà khoa học tiến hành nghiên

cứu tác dụng của GH trên chuột bị phẫu thuật cắt
bỏ tuyến yên. Cho đến những năm thập niên 70,
tác dụng đầy đủ của IGF-1 mới được tìm hiểu cặn
kẽ [2].
IGF-1 là hormone đóng vai trò mediator chính
của hormone tăng trưởng (growth hormone - GH)
và cũng là mediator của đáp ứng tăng trưởng
không phụ thuộc GH của các tế bào và mô. IGF-1
là một peptide nhỏ tuần hoàn trong huyết tương
ở dạng gắn kết cao với protein. Có 2 nơi chính
tổng hợp hormone này: Gan sản xuất 75% tổng
lượng IGF-1 và Autocrine/paracrine IGF-1 được
tổng hợp tại chỗ.
Nồng độ IGF-1 trong máu chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố, bao gồm tuổi, nồng độ GH, chế
độ dinh dưỡng, hormone T4,...[5].
Từ lâu, người ta đã nhận thấy cấu trúc của

IGF-1 tương tự với insulin. Sự giảm nồng độ IGF1 đã được nghiên cứu và cho rằng có liên quan
đến bệnh ĐTĐ[9].
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra ảnh hưởng
quan trọng của IGF-1 làm tăng cường chuyển
hóa glucose. IGF-1 làm tăng quá trình thu nhận
glucose của mô ngoại vi và giảm lượng glucose tự
do do gan giải phóng. Trong điều kiện tăng glucose
máu mạn tính, quá trình này bị rối loạn dẫn đến ức
chế ngược quá trình tiết IGF-1 từ các mô cơ quan,
làm nồng độ IGF-1 huyết tương giảm. Đồng thời
sự giảm sút của IGF-1 trong huyết tương là yếu tố
tiên lượng sớm nguy cở ĐTĐ ở những đối tượng

trẻ tuổi.
Ở BN ĐTĐ týp 2 được điều trị bằng IGF-1
đường tiêm, người ta nhận thấy tăng tính nhậy
cảm của insulin trong máu với thụ thể lên gấp 3-4
lần [3].
Năm 2002, Sandu M.S. và các cộng sự
nghiên cứu về nồng độ IGF-1 huyết tương và ảnh
hưởng của nó đến tình trạng dung nạp glucose
Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

285


nghiên cứu khoa học

máu đã nhận thấy sự giảm nồng độ IGF-1 có liên
quan chặt chẽ đến sự rối loạn dung nạp glucose
máu ở 615 BN có tuổi từ 45 - 65 [10].
Năm 2008, Swapnil N., Rajpathak S.N. và cs
khi nghiên cứu nồng độ IGF-1, đáp ứng viêm, và
nồng độ glucose máu ở 922 BN trên 65 tuổi, cũng
nhận thấy nồng độ IGF-1 giảm có ý nghĩa ở nhóm
trên 65 tuổi [11].
Tuy nhiên, nghiên cứu về nồng độ IGF-1
huyết tương ở BN ĐTĐ týp 2 ở Việt Nam hiện nay
chưa có báo cáo khoa học nào được công bố.
Qua nghiên cứu trên 126 đối tượng, chúng
tôi nhận thấy:

- Tuổi trung bình của nhóm BN ĐTĐ týp 2 là
59,21 ± 8,32 (năm). Trong đó, các đối tượng đều
từ 40 tuổi trở lên, tập trung chủ yếu vào 2 nhóm
đối tượng tuổi chính là từ 50 - 59 tuổi, và 60 - 69
tuổi. Ở nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ
BN nam xu hướng cao hơn nữ.
- Nhóm thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ cao
ở cả 2 nhóm nghiên cứu, lần lượt là 50,62% và
53,33% tương ứng cho nhóm nghiên cứu và nhóm
chứng. Không có trường hợp nào thiếu cân, suy
dinh dưỡng.
Tỉ lệ béo bụng chiếm đa số, có 56 trường hợp
chiếm tỉ lệ 69,14% (trong đó, nữ có 12 trường hợp
chiếm 14,82%; nam có 44 trường hợp chiếm là
54,32%). VB trung bình cho cả nhóm là 85,20 ±
8,27 (cm).
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
phương pháp ELISA trực tiếp để định lượng nồng
độ IGF-1 huyết tương. Nồng độ IGF-1 huyết tương
trung bình của nhóm nghiên cứu là 44,46 ± 28,60
ng/mL.
Nhóm nghiên cứu có tỉ lệ nồng độ IGF-1 huyết
tương giảm hơn so với - 2SD là 14,81%, không
có trường hợp nào cao hơn + 2SD. Điều này
góp phần thể hiện, ngoài các yếu tố ảnh hưởng
đến nồng độ IGF-1 huyết tương chung ở cả 2
nhóm thì ĐTĐ týp 2 cũng ảnh hưởng đến nồng
độ IGF-1.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhận
định của các tác giả: Martha S.và cs (2008) nhận

thấy có mối liên quan nghịch giữa nồng độ IGF-1
huyết tương và tình trạng tăng glucose máu, p <

286

Tạp chí

0,001 [8].TeppalS.và cs (2010) cho rằng nồng độ
IGF-1 huyết tương có sự giảm sút đáng kể, liên
quan chặt với ĐTĐ [12].Nghiên cứu của Jehle và
cs (1998), trên 25 BN ĐTĐ týp 2 thời gian trung
bình phát hiện ĐTĐ là 16 ± 3,5 (năm) nhận thấy
nồng độ IGF-1 huyết tương trung bình thấp hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng không mắc
ĐTĐ [7].
- Nồng độ IGF-1 huyết tương giảm rõ rệt khi
tuổi tăng dần. Có mối tương quan nghịch mức độ
khá chặt giữa nồng độ IGF-1 huyết tương với tuổi:
r = - 0,587; p < 0,05.
- Tỉ lệ phân bố giới tính trong nhóm nghiên
cứu là: nam/nữ = 48/33. Chúng tôi nhận thấy nồng
độ IGF-1 huyết tương ở đối tượng nữ giới đái tháo
đường týp 2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê
so với nhóm nam giới (p > 0,05). Điều này phù hợp
với nghiên cứu của các tác giả: Zarghami N. và cs
(2009) trên 38 BN ĐTĐ týp 2, tỉ lệ phân bố nam/
nữ là 20/18, nồng độ IGF-1 ở nam giới là 217±85
ng/mL và ở nữ giới là 267±115 ng/mL, khác biệt
không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05[14]. Ting Jia
cũng nhận thấy khác biệt không có ý nghĩa thống

kê nồng độ IGF-1 giữa nam và nữ [13].
- Nồng độ IGF-1 huyết tương giữa các nhóm
thừa cân béo phì và nhóm BMI bình thường khác
biệt có không ý nghĩa thống kê.
V. KẾT LUẬN
- Nồng độ IGF-1 huyết tương ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2: là 44,46±28,60 (ng/mL)
thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng
(64,75 ± 24,05 ng/mL). Nhóm đái tháo đường týp
2 có tỉ lệ nồng độ IGF-1 huyết tương giảm cao hơn
có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng.
- Mối liên quan nồng độ IGF-1 huyết tương
với một số đặc điểm ở bệnh nhân đái tháo
đường týp 2
+ Tuổi: nồng độ IGF-1 huyết tương có tương
quan nghịch mức độ chặt với tuổi.
+ Nồng độ IGF-1 huyết tương có xu hướng
giảm tương ứng với sự tăng của chỉ số BMI,vòng
bụng và nữ giới so với nam giới nhưng sự khác
biệt chưa có ý nghĩa thống kê.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2011),Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị bệnh đái tháo đường týp 2.


subjects with different degree of glucose tolurance”,
Int J Diabetes Dev Ctries,28(2), pp. 54-59.

2. Abba J.K. (2013), Handbook of biologically
active peptides 2nd edition, chapter 222, Academic
Press, USA.

9. Rajpathak S.N.et al.(2009), “The role
of insulin-like growth factor-I and its binding
proteins in glucose homeostasis and type 2
diabetes”,Diabete Metab Res Rev,25, pp. 3-12.

3. Clemon D.(2006),“Involments of IGF-1
in the control of glucose homeostatis”,Curr Opin
Pharmacol, 6, pp. 620.
4. Conti E. et al. (2001), “Markedly reduced
IGF-1 in the acute phase of myocardial infarction”,
Journal of the American collegue of cardiology,
38(1), pp. 26-32.
5. David R. Clemmon(2013), “Physiology of
Insulin-like growth factor I”,Wolters Kluwer Health,
10, pp. 1-10.
6. IDF(2013),“Diabetes atlas”,ISBN 2 93022985-3.
7. Jehle P.M., Jehle D.R. (1998), “Serum levels
of insulin-like growth factor system components
and relationship to bone metabolism in type 1
and type 2 diabetes mellitus patients”, Journal of
Endocrinology,159(2), pp. 297-306.
8. Martha S. et al. (2008), “Study of insulin
resistance in relation to serum IGF-1 level in


10. Sandu M.S., Heald A.H. et al. (2002),
“Circulating concentrations of insulin-like growth
factor-I and development of glucose intolerance: a
prospective observational study”, Lancet,359, pp.
1740-1745
11. Swapnil N., Rajpathak S.N.et al.(2008),
“Insulin-like growth factor-(IGF)-axis, inflammation,
and glucose intolerance among older adults”,
ScienceDirect: Growth Hormone & IGF Research,
18, pp. 166-173.
12. Teppal S.et al.(2010), “Association
between serum IGF-1 and diabetes among U.S.
adults”, Diabetes care, 33, pp. 2257-2259.
13. Ting Jia et al.(2013), “IGF-1 and survival
in ESRD”, Clin J Am Soc Nephrol, 9,pp. 1-8.
14. Zarghami N. et al. (2009), “Relationship
between IGF-1 and Leptin in type 2 Diabetic
patients”, Int J Endocrinol Metab,1, p. 26-34.

ABSTRACT
STUDY OF IGF-1 SERUM CONCENTRATION IN PATIENTS WITH DIABETES MELLITUS TYPE 2
Objective: to study the serum IGF-1 concentration and its association with some characteristics
in patients with DM 2.
Method: 126 people divided into 2 groups: control group and research group and were examined,
taken serum IGF-1 concentration.
Results: The level of serum IGF-1 concentration of the research group was 44.46 ± 28.60 (ng/
mL). It correlates significantly to age and does not relate to gender, BMI and
Keywords: IGF-1 serum concentration, DM 2.


Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

287



×