Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân nam xơ gan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.74 KB, 4 trang )

nghiên cứu khoa học

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG Ở
BỆNH NHÂN NAM XƠ GAN
Nguyễn Hải Ghi*, Trần Việt Tú*, Dương Quang Huy*, Đặng Thanh Phong*
* Bệnh viện Quân y 103

TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát tình trạng rối loạn cương dương (RLCD) ở bệnh nhân nam xơ gan và mối
liên quan với mức độ xơ gan theo thang điểm Child – Pugh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang 91 bệnh nhân nam xơ gan điều trị
tại khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2015.
Kết quả: 91 bệnh nhân nam nghiên cứu có tuổi trung bình là 53,3 ± 10,1. Xơ gan Child-Pugh
Achiếm 11,0%, Child – Pugh B: 49,5%, Child-Pugh C: 39,5%. Tỷ lệ RLCD là 90,1% trong đó RLCD
nhẹ chiếm 22,0%, RLCD vừa chiếm 31,8% và RLCD nặng 36,3%. Tình trạng RLCD tăng theo mức
độ nặng của xơ gan theo thang điểm Child-Pugh.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

RLCD là một biểu hiện hay gặp trong hầu hết
các bệnh mạn tính. Đó là tình trạng người đàn ông
không thể đạt tới hay duy trì sự cương dương vật
đủ cứng để thỏa mãn cuộc giao hợp. Chỉ số quốc tế
về chức năng cương dương vật (The International
Index of Erectile Function - IIEF) được đề xuất
năm 1997 đã được nhiều nghiên cứu chứng minh
là một công cụ hữu ích trong chẩn đoán RLCD,
giúp cả bác sĩ và bệnh nhân trong lượng giá tình
trạng và mức độ RLCD. Xơ gan là một bệnh hay
gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Đó là hậu quả của


quá trình tổn thương gan mạn tính. Tình trạng suy
giảm nồng độ testosterone huyết tương, rối loạn
chuyển hóa, suy giảm thể lực, rối loạn tâm lý...
được cho là các nguyên nhân chính dẫn tới RLCD
ở bệnh nhân xơ gan. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu nhằm mực tiêu: “Đánh giá tình trạng RLCD và
mối liên quan của tình trạng RLCD với mức độ xơ
gan theo thang điểm Child – Pugh ở bệnh nhân
nam xơ gan”.

- Bệnh nhân xơ gancó đủ các hội chứng và
triệu chứng: hội chứng suy chức năng gan, hội
chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và thay đổi hình
thái gan.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Gồm 91 bệnh nhân xơ gan được điều trị tại
khoa Nội Tiêu hóa - Bệnh viện Quân y từ tháng 6
năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.

332

Tạp chí

- Không sử dụng các thuốc có ảnh hưởng tới
RLCD và nồng độ testosterone.
- Đang sống chung với vợ trong ít nhất 4 tuần
trước khi vào viện. Vợ là người khỏe mạnh.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân xơ gan có ung thư hóa.
- Bệnh nhân xơ gan đang có biến chứng nặng
như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan giai đoạn
3 - 4, hội chứng gan - thận…
- Bệnh nhân mắc bệnh lý tuyến yên, tuyến
giáp, tuyến sinh dục.
- Bệnh nhân đang dùng các thuốc testosterone,
glucocorticoid, sildenafil, aldacton...
- Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, tim
mạch bẩm sinh, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
suy thận cấp, suy thận mạn, hội chứng thận hư,
đái tháo đường, cường giáp…
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên
cứu.

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

2. Phương pháp nghiên cứu

Có10bệnhnhân (11,0%) xơgan Child – Pugh A. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự một số nghiên
cứu về RLCD của các tác giả trong và ngoài nước.

- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang
- Bệnh nhân được hỏi bệnh, khám lâm sàng,
làm xét nghiệm cận lâm sàng xác định các hôi

chứng suy gan, TALTMC và thay đổi hình thái gan.

Bảng 2.Tỷ lệ bệnh nhân nam xơ gan có RLCD

- Đánh giá RLCD theo bảng câu hỏi IIEF.
Bảng câu hỏi được phát cho bệnh nhân, người
nghiên cứu giải thích các khái niệm và hướng dẫn
bệnh nhân trả lời các câu hỏi. Sau khi bệnh nhân
hoàn thành các câu trả lời, bảng IIEF được thu
thập, tổng hợp và tính điểm.
RLCD nhẹ: IIEF từ 31-60 điểm
RLCD nặng: IIEF từ 6 - 20 điểm[5]
- Đánh giá mức độ xơ gan theo phân loại của
Child – Pugh năm 1973.
- Xử lý và phân tích số liệu: bằng phần mềm
thống kê y học SPSS 18.0 và Excel 2010.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1. Đặc điểm chung về đối tượng
nghiên cứu

Mức độ xơ gan
theo Child-Pugh

± SD hoặc n
(%)
53,3 ± 10,1
A

10 (11,0%)


B

45 (49,5%)

C

36 (39,5%)

Tỷ lệ (%)

Không RLCD

9

9,9

RLCD nhẹ

20

22,0

RLCD vừa

29

31,8

RLCD nặng


33

36,3

Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu
về tình trạng rối loạn cương dương ở bệnh nhân
mắc bệnh gan mạn tính. Các tác giả cho kết quả tỷ
lệ RLCD dao động từ50 – 93% [3],[1]. Nguyên nhân
dẫn tới RLCD ở bệnh nhân nam xơ gan còn chưa
rõ ràng. Sự suy giảm nồng độ testosterone huyết
tương có vai trò quan trọng. Một số nghiên cứu thấy
rằng có sự suy giảm trục dưới đồi – tuyến yên – tinh
hoàn ở bệnh nhân xơ gan hay sự tăng các gốc tự
do ở bệnh nhân xơ gan rượu là nguyên nhân chủ
yếu dẫn tới RLCD. Chức năng gan suy giảm được
cho là giữ vai trò quan trọng trong RLCD ở bệnh
nhân nam xơ gan. Điều này được Jame H. chỉ ra
khi nghiên cứu trên 173 bệnh nhân ghép gan thấy
rằng, sau ghép gan có 35,1% bệnh nhân tăng hứng
thú tình dục [2]. Giảm albumin máu ở bệnh nhân
nam xơ gan cùng với tình trạng ăn uống kém, suy
dinh dưỡng, thể trạng suy kiệt hay cổ trướng đều
góp phần thể dẫn tới RLCD ở bệnh nhân nam xơ
gan[4][8]. Bên cạnh đó, các yếu tố tâm lý như trầm
cảm, lo lắng về bệnh tật có thể góp phần làm trầm
trọng thêm tình trạng RLCD.

RLCD vừa: IIEF từ 21-30điểm

Tuổi


Số lượng

Tỷ lệ có RLCD ở bệnh nhân xơ gan là 90,1%.
Kết quả này tương tự một số tác giả trên thế giới
[1], [6], [7].

+Phân chia mứcđộ RLCD:

Chỉ tiêu

Tình trạng RLCD

91 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình là
53,3 ± 10,1. Xơ gan Child-Pugh B chiếm tỷ lệ cao
nhất (49,5%), xơgan Child-Pugh C chiếm39,5%.

Bảng 3. Liên quan giữa tổng điểm IIEF với mức độ xơ gan theo Child-Pugh
Mức độ xơ gan
(n = 91)

Tổng điểm IIEF
± SD

Thấp nhất

Cao nhất

p
pA - B > 0,05

pB - C< 0,05
pA – C < 0,05

A (n = 10)

34,8 ± 19,5

9

68

B (n = 45)

36,2 ± 19,1

7

74

C (n = 36)

19,5 ± 8,4

6

41

Tổng điểm IIEF ở bệnh nhân xơ gan Child-Pugh C thấp hơn bệnh nhân xơ gan Child – Pugh B và
bệnh nhân Child-Pugh A có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Không thấy có sự khác biệt về tổng điểm IIEF
ở bệnh nhân xơ gan Child-Pugh A với bệnh nhân xơ gan Child-Pugh B.

Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam

333


nghiên cứu khoa học

Biểu đồ 1. Tình trạng RLCD ở các giai đoạn xơ gan theo Child – Pugh
Có 50% bệnh nhân xơ gan Child-Pugh A và 8,9% bệnh nhân xơ gan Child-Pugh B không RLCD.
100% bệnh nhân xơ gan Child-Pugh C có RLCD, trong đó RLCD nặng chiếm 66,7%. Shaikh K. và CS
(2012) nghiên cứu của trên 589 bệnh nhân xơ gan cho kết quả: trong 144 bệnh nhân Child - Pugh A có
45,1% không RLCD, 54,9% có RLCD, trong đó RLCD nặng chiếm 20,1%. Ở nhóm bệnh nhân Child Pugh C, chỉ có 4,7% không RLCD và RLCD nặng chiếm 48,4% [7]. Như vậy, mức độ xơ gan càng nặng,
tình trạng nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa - nội tiết cũng tăng dẫn tới RLCD tăng.
Bảng 4. Phân bố tình trạng RLCD theo nguyên nhân xơ gan
Nguyên nhân xơ gan

Tình trạng RLCD


Không

Có lạm dụng rượu
(n=70)

63
(88,7%)

8

(11,3%)

Không lạm dụng rượu
(n=21)

21
(91,3%)

2
(8,7%)

p

> 0,05

OR=1,33
Nhóm bệnh nhân xơ gan có lạm dụng rượu
có tỷ lệ RLCD thấp hơn nhóm không lạm dụng
rượu song không có ý nghĩa thống kê, (p> 0,05).
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử
dụng rượu ở mức vừa phải có thể làm tăng ham
muốn và khả năng tình dục, tuy nhiên nếu lạm
dụng rượu quá mức sẽ dẫn hàng loạt rối loạn
trong đó có rối loạn cương dương. Rượu đã được
chứng minh làm tăng các chất oxy hóa – khử, độc
tố rượu gây tổn thương trực tiếp tinh hoàn, sử
dụng rượu lâu dài có thể dẫn tới hoại tử tế bào,

334


Tạp chí

teo tinh hoàn đặc biệt là các tế bào mầm tinh hoàn,
tổn thương trục dưới đồi –tuyến yên – tinh hoàn,
tuyến yên không đáp ứng một cách thích hợp với
sự suy giảm nồng độ testosterone [4]. Nguyên
nhân của tình trạng này là do rượu đã tác động
lên sự tương tác giữa hệ thần kinh trung ương
và hệ nội tiết, gây gián đoạn hoạt động của các
thụ thể LHRH dẫn tới giảm sản xuất LH. Khi nồng
độ testosterone giảm thì nồng độ LH không tăng
như ở người không sử dụng rượu. Bên cạnh đó,
rượu làm giảm khả năng kích thích tinh hoàn sản

Nội khoa Việt Nam Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX


nghiên cứu khoa học

xuất testosterone của LH do làm tăng tỷ lên LH có
khả năng sinh học thấp. Rượu còn làm suy yếu tế
bào protein - kinase C là một enzyme quan trọng
trong quá trình sản xuất LH. Ngoài ra, có thể rượu
còn gây ức chế con đường tổng hợp steroid tại
các bước 17-α-hydroxylase và 17, 20-desmolase.
Testosterone giảm dẫn tới giảm ham muốn tình
dục và RLCD.

IV. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ rối loạn cương dương ở bệnh nhân

nam xơ gan là 90,1%; trong đó tỷ lệ rối loạn cương
dương nhẹ, vừa và nặng lần lượt là 22,0%, 31,8%
và 33,6%.
- Tỷ lệ rối loạn cương dương tăng theo mức
độ nặng của mức độ xơ gan theo thang điểm
Child-Pugh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Kanza I., Beenish O., Khawaja T., et
al. (2012) «Quality of life in hepatitis C», J of
Pharmaceutical Sciences and Research, 4(11),
pp. 1982-1985.

5.Rosen R. C., Cappelleri JC., Gendrano N.
(1997) “The international index of erectile function
(IIEF): a multidimensional scale for assessment of
erectile dysfunction”,Urology, 49 (6), pp. 822-830.

2.Jame H., Jill R. (2006) “Sexual funtioning
in patients with end-stage liver disease before and
after transplatation”, Liver Transplantation, (12),
pp. 1473-1477.

6.Simsek I., Aslan G., Akarsu M., et al. (2005)
“Assessment of sexual functions in patients with
chronic liver disease”, International J of Impotence
Research,(17), pp. 343-345.

3.Ma B.O., Shim S.G., Jang H.J. (2015)
“Association of ericticle dysfunction with

depression in patients with chronic viral hepatitis”,
World J Gastroenterol, 21(18), pp. 5641-5646.

7.Shaikh K.M., Bashir A., Azizulla J., et
al.(2012) «Frequency and severity of erectile
dysfunction in Child Turcot Pugh classes of liver
cirrhosis», Rawal medical J, 37 (3), pp. 258-263.

4. Marie S. (2015) “Testosterone in advance
liver disease: Abnormalities and implication”, J of
Gastroenterology and Hepatology, (56), pp. 1345-1355.

8.Soren B.J., Christian G. (1985) “Sexual
dysfuntion in men with alcoholic liver cirrhosis: a
comparative study”, Liver,(5), pp. 94-100.

ABSTRACT
PREVALENCE OF ERECTILE DYSFUNCTINON IN MALE PATIENTS WITH CIRRHOSIS
Aims: to estimate the prevalence of erectile dysfunction (ED) in male patients with cirrhosis and
severity of ED in Child – Pugh classes of liver cirrhosis.
Patients and method: cross-sectional study 91 male patients in Digestive Department of 103
military hospital from6/2014 to 3/2015.
Resuls: age of 91 male patients was 53.3 ± 10,1. Patients with cirrhosis Child-Pugh Awas 11.0%,
Child-Pugh B: 49.5%, Child-Pugh C: 39.5%. The prevalence of ED in male patients was 90.1%. The
prevalence of mild ED: 22.0%, moderate ED: 31.8%;severe ED:36.3%. The severity of ED increased
with the degreeofcirrhosisaccording to Child – Pugh classification.

Tạp chí

Tài liệu Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc lần IX Nội khoa Việt Nam


335



×