Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

ứng dụng tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong điều trị chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.27 KB, 33 trang )

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN TW HUẾ

TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC
KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHCN CẤP TỈNH

Tên đề tài

ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TỦY XƯƠNG TỰ THÂN
TRONG ĐIỀU TRỊ CHẬM LIỀN XƯƠNG, KHỚP
GIẢ VÀ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài
(ký tên)

BSCKII. Phạm Đăng Nhật

Cơ quan chủ trì đề tài
(Thủ trưởng ký tên và đóng dấu)

PGS.TS.BS Phạm Như Hiệp


Huế, 10/2016
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC TỦY XƯƠNG TỰ THÂN TRONG ĐIỀU TRỊ
CHẬM LIỀN XƯƠNG, KHỚP GIẢ VÀ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG


Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Trung ương Huế
Chủ nhiệm đề tài: BSCKII. Phạm Đăng Nhật
Thư ký đề tài: TS.BS. Lê Thừa Trung Hậu
Thời gian thực hiện: 24 tháng
Kinh phí đầu tư: 911.171.000
Tổ chức phối hợp nghiên cứu:
- Trung tâm Huyết học Truyền máu Miền Trung, BVTW Huế
Cá nhân phối hợp nghiên cứu:
TT Họ và tên
Đơn vị công tác
1
BSCKII. Phạm Đăng Nhật
T.T CTCH-PTTH, BVTW Huế
2
TS.BS. Lê Thừa Trung Hậu
T.T CTCH-PTTH, BVTW Huế
3
PGS.TS.BS. Nguyễn Duy Thăng
T.T HH-TM, BVTW Huế
4
PGS.TS.BS. Nguyễn Văn Hỷ
T.T CTCH-PTTH, BVTW Huế
5
ThS.BS. Nguyễn Ngọc Khiêm
T.T CTCH-PTTH, BVTW Huế
6
BSCKII. Phan Thị Thuỳ Hoa
T.T HH-TM, BVTW Huế
BSCKII. Nguyễn Khoa Thanh Phong T.T CTCH-PTTH, BVTW Huế
7

8
ThS.BS. Lê Quý Ngọc Bảo
T.T CTCH-PTTH, BVTW Huế
9
ThS.BS. Nguyễn Phan Huy
T.T CTCH-PTTH, BVTW Huế
10 ThS.CN. Lê Phước Quang
T.T HH-TM, BVTW Huế


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ...........................................4
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................4
TỔNG QUAN...............................................................................................4
1.1. QUÁ TRÌNH LIỀN XƯƠNG ............................................................ 4
1.1.1. Liền xương sinh lý ...................................................................... 4
1.1.2. Liền xương sau ghép xương tự thân ........................................... 4
1.1.3. Khớp giả và chậm liền xương ..................................................... 4
1.2. LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ CHẬM LIỀN XƯƠNG, KHỚP GIẢ VÀ
KHUYẾT HỔNG XƯƠNG DÀI.............................................................. 4
1.2.1. Điều trị phẫu thuật ...................................................................... 4
1.2.2. Các phương pháp khác: .............................................................. 4
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHẬM LIỀN XƯƠNG, KHỚP
GIẢ VÀ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG ....................................................... 4
1.3.1. Điều trị bảo tồn ........................................................................... 4
1.3.2. Điều trị chậm liền xương, khớp giả khuyết hổng xương bằng
ghép xương: .......................................................................................... 4
1.3.3. Phương tiện kết hợp xương thường sử dụng trong điều trị khớp
giả ......................................................................................................... 4

1.3.4. Phương pháp kết hợp xương phối hợp với ghép xương ............. 4
1.4. MÁU TUỶ XƯƠNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CHẬM
LIỀN XƯƠNG, KHỚP GIẢ VÀ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG ................ 4
1.4.1. Cấu trúc, chức năng và thành phần tế bào của máu tuỷ xương .. 4
1.4.2. Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị chậm liền xương, khớp giả
và khuyết hổng xương .......................................................................... 4
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........6
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 6
2.1.1. Nhóm bệnh nhân bơm tế bào gốc qua da trong điều trị chậm liền
xương và khớp giả ................................................................................ 6
2.1.2. Nhóm bệnh nhân ghép tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị chậm
liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương ........................................ 6


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 7
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu.................................. 7
2.2.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................. 7
2.2.3. Quy trình kỹ thuật ....................................................................... 8
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................12
3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .. 12
3.1.1. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương qua da dưới
hướng dẫn của màng hình tăng sáng................................................... 12
3.1.2. Nhóm ghép tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị chậm liền
xương, khớp giả và khuyết hổng xương ............................................. 14
3.2. KẾT QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC TUỶ XƯƠNG CÔ ĐẶC ........... 16
3.2.1. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương qua da dưới
hướng dẫn của màng hình tăng sáng................................................... 16
3.2.2. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị
chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương............................. 18
3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TẾ BÀO GỐC Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM

................................................................................................................ 20
3.3.1. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương qua da trong điều
trị chậm liền xương và khớp giả ......................................................... 20
3.3.2. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị
chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương............................. 21
Chương 4: BÀN LUẬN .............................................................................23
4.1. NHÓM ĐIỀU TRỊ GHÉP TẾ BÀO GỐC TUỶ XƯƠNG QUA DA
TRONG ĐIỀU TRỊ CHẬM LIỀN XƯƠNG VÀ KHỚP GIẢ ............... 23
4.2. NHÓM ĐIỀU TRỊ GHÉP TẾ BÀO GỐC TUỶ XƯƠNG TỰ THÂN
TRONG ĐIỀU TRỊ CHẬM LIỀN XƯƠNG, KHỚP GIẢ VÀ KHUYẾT
HỔNG XƯƠNG ..................................................................................... 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................27
KẾT LUẬN ................................................................................................27
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................29


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương gãy các chi cho đến bây giờ vẫn là cấp cứu hàng đầu tại
Việt nam, đặc biệt là các nguyên nhân do tai nạn giao thông. Theo số liệu
thống kê của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, năm 2014 cả nước có
36.376 vụ tai nạn giao thông làm bị thương 38.060 người. Các chấn thương
do tai nạn giao thông thường là phức tạp và đến muộn. Khoảng 10% trong
số đó có các biến chứng như chậm liền xương, khớp giả, hay viêm xương.
Việc điều trị các bệnh lý trên rất phức tạp, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng
trầm trọng đến khả năng phục hồi và quay trở lại sinh hoạt như ban đầu của
bệnh nhân.
Điều trị các trường hợp chậm liền xương hay khớp giả vẫn còn một
thách thức lớn đối với ngành phẫu thuật Chấn thương Chỉnh hình và Tạo
hình trong việc bảo tồn đoạn chi. Các trường hợp trên không thể liền xương
tự nhiên và cần phải can thiệp phẫu thuật. Hai đầu xương gãy phải được kết

hợp xương vững chắc để đảm bảo sự liền xương. Ghép xương tự thân được
xem là quy tắc vàng cho điều trị các ổ khuyết xương ở các bệnh lý trên. Tuy
nhiên vẫn còn tỷ lệ không liền xương sau ghép xương hay đòi hỏi phải ghép
xương bổ sung nhiều lần, thậm chí phải ghép xương vi phẫu, đặc biệt đối
với các trường hợp khớp giả hoặc mất đoạn xương rộng. Ngoài ra, việc lấy
xương ghép tự thân, thường là từ xương cánh chậu có thể gây ra các biến
chứng như: nhiễm trùng, tụ máu vết mổ, đau tại vị trí lấy xương
Do vậy, thử nghiệm các phương pháp khác giúp tăng hiệu quả liền
xương vẫn đang được nghiên cứu. Nghiên cứu phối hợp sử dụng tế bào gốc
điều trị chậm liền xương hay khớp giả là một trong những phương pháp
đang được tập trung nhiên cứu mạnh mẽ trong ngành chấn thương chỉnh
hình - tạo hình trên thế giới trong những năm gần đây. Những nghiên cứu
này mở ra khả năng mới trong việc điều trị những bệnh lý trên.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy tế bào gốc trung mô có khả năng
tạo ra các tế bào mô của cơ thể. Tế bào gốc trung mô là tế bào mô đệm
không tạo máu có chứa khả năng biệt hoá đa dòng và có thể kích thích sự
1


tăng trưởng của xương, sụn xương, mô mỡ, gân và cơ [55]. Sử dụng tế bào
gốc trung mô từ tủy xương để sửa chữa các mô bị thương tổn là một quá
trình phức tạp và nhiều giai đoạn, bao gồm các quá trình di chuyển, làm tổ
và biệt hóa. Một khi có một tín hiệu cụ thể phát đi từ mô bị thương tổn, các
tế bào gốc trung mô được kích thích để rời tổ của chúng và lưu thông (di
chuyển). Tiếp theo là quá trình bắt giữ các tế bào gốc trung mô lưu thông
trong các mạch máu của mô và đi xuyên qua lớp nội mạc (làm tổ). Cuối
cùng, các tế bào gốc trung mô tăng sinh và biệt hóa thành các tế bào trưởng
thành [50].
Ngoài ra, cơ chế liền xương sau gãy xương được hiểu qua tam giác
gồm 3 yếu tố sau:

• Tế bào tạo xương (Osteogenesis)
• Kích tạo xương (Osteoinduction)
• Kích dẫn xương (Osteoconduction)
Trong ghép xương cổ điển, xương xốp tự thân có đầy đủ 3 khả năng
này nên được xem là phương pháp lý tưởng để điều trị các bệnh lý chậm
liền xương, khớp giả hay mất đoạn xương. Các công trình nghiên cứu trước
đã chứng minh các tế bào gốc trung mô tủy xương đều có khả năng tạo tế
bào xương và khả năng sinh trưởng biệt hóa. Nên khi tế bào trung mô gốc
tủy xương được tiêm vào ổ gãy chậm liền xương hay khớp giả đều giúp liền
xương ổ gãy. Và tế bào gốc trung mô tủy xương được cấy ghép vào các
khung sườn, có khả năng cho phép phát triển tế bào xương như xương ghép
thay thế, đều giúp tạo xương mới trong điều trị khuyết hổng xương.
Từ những hiểu biết về cơ chế liền xương sau gãy xương, các tiến bộ
trong nghiên cứu tế bào gốc và đặc biệt qua các công trình nghiên cứu thực
nghiệm trên lâm sàng của các tác giả trước, cho phép chúng tôi đối chiếu
với những điều kiện và kỹ thuật hiện có tại Bệnh viện Trung ương Huế để
tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật. Chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ: “Liệu pháp tế bào gốc kết hợp kết hợp với
màng xương trong điều trị khuyết hổng xương trên thỏ” để đánh giá hiệu
quả sử dụng tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị khuyết hổng xương. Kết
2


quả công trình nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành
quốc tế.
Từ thành công của công trình nghiên cứu thực nhiệm trên thỏ này,
chúng tôi đã mạnh dạng đề xuất Hội đồng khoa học bệnh viện để thông qua
đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng trên lâm sàng nhằm đánh giá kết quả
bước đầu “ứng dụng tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong điều trị chậm
liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương” với mục tiêu:

1. Xác định đặc điểm chung của bệnh lý chậm liền xương, khớp giả và
khuyết hổng xương.
2. Đánh giá kết quả điều trị ghép tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong điều
trị chậm, liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương.
3. Phân tích chất lượng của khối tế bào gốc tuỷ xương tự thân được ghép.

3


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. QUÁ TRÌNH LIỀN XƯƠNG
1.1.1. Liền xương sinh lý
1.1.2. Liền xương sau ghép xương tự thân
1.1.3. Khớp giả và chậm liền xương
1.1.3.1 Quá trình hình thành khớp giả.
1.2. LỊCH SỬ ĐIỀU TRỊ CHẬM LIỀN XƯƠNG, KHỚP GIẢ VÀ
KHUYẾT HỔNG XƯƠNG DÀI
1.2.1. Điều trị phẫu thuật
1.2.2. Các phương pháp khác:
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHẬM LIỀN XƯƠNG, KHỚP
GIẢ VÀ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG
1.3.1. Điều trị bảo tồn
1.3.2. Điều trị chậm liền xương, khớp giả khuyết hổng xương bằng
ghép xương:
1.3.3. Phương tiện kết hợp xương thường sử dụng trong điều trị khớp
giả
1.3.4. Phương pháp kết hợp xương phối hợp với ghép xương
1.4. MÁU TUỶ XƯƠNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ CHẬM

LIỀN XƯƠNG, KHỚP GIẢ VÀ KHUYẾT HỔNG XƯƠNG
1.4.1. Cấu trúc, chức năng và thành phần tế bào của máu tuỷ xương
- Tế bào gốc tạo máu:
- Tế bào gốc trung mô:
1.4.2. Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị chậm liền xương, khớp giả và
khuyết hổng xương
1.4.2.1. Quốc tế
1.4.2.2. Trong nước
1.4.2.3. Điều trị can thiệp tối thiểu bằng bơm tế bào gốc qua da
4


trong trường hợp chậm liền xương và khớp giả
1.4.2.4. Điều trị ghép tế bào gốc tuỷ xương tự thân trong các trường
hợp chậm liền xương, khớp giả hay khuyết hổng xương

5


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
48 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 48, được chẩn đoán chậm liền xương,
khớp giả khuyết hổng xương điều trị tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình
– Phẫu thuật, Bệnh viện Trung ương Huế từ năm 2014 đến năm 2015.
Nghiên cứu này đã được Hội đồng khoa học Bệnh viện thông qua.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Dựa trên khám lâm sàng và chụp X-quang [52], [90]. Tất cả gãy
xương đều nằm ngoài mặt khớp và được phân độ theo bảng phân độ của
Müller AO. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm như

công thức máu, tốc độ lắng máu và CRP để loại trừ các trường hợp nhiễm
trùng.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch: glucocorticosteroids,
chemotherapy hoặc colchicines [16], [50], [61].
+ Đang mang thai hay cho con bú, đang bị các bệnh suy giảm miễn
dịch như HIV, viêm gan, nghiện rượu hay thuốc lá [56].
+ Các trường hợp có nhiễm trùng toàn thân.
2.1.1. Nhóm bệnh nhân bơm tế bào gốc qua da trong điều trị chậm liền
xương và khớp giả
Có tất cả 12 bệnh nhân (8 nam, 4 nữ) tuổi từ 18 đến 48 với tuổi trung
bình là 28 tuổi. Chậm liền xương và khớp giả xuất hiện ở xương đùi 4 bệnh
nhân, xương chày 5 bệnh nhan, xương cánh tay 2 bệnh nhân và xương trụ 1
bênh nhân. 3 trường hợp ổ gãy được cố định bằng đinh nội tuỷ có chốt ở
xương đùi và chày, 3 trường hợp cố định bằng khung cố định ngoài ở
xương chày, còn lại các trường hợp cố định bằng nẹp vít.
2.1.2. Nhóm bệnh nhân ghép tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị chậm
liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương
36 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. 12 bệnh nhân sau khi được cắt
lọc và cố định vững chắc ổ gãy đã được ghép xương xốp tự thân đơn thuần
6


nằm trong nhóm chứng, 12 bệnh nhân nhóm 2 đã được ghép xương xốp tự
thân kết hợp với tế bào gốc tuỷ xương tự thân, và 12 bệnh nhân nhóm 3 đã
được ghép xương xốp đồng loại kết hợp với tế bào gốc tuỷ xương tự thân.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu
2.2.2. Quy trình nghiên cứu


Sơ đồ 3: Quy trình nghiên cứu

7


2.2.3. Quy trình kỹ thuật
2.2.3.1. Tách chiếc và cô đặc tế bào gốc
Bệnh nhân được gây mê toàn thân. Tư thế nằm sấp trên bàn mổ. Bờ
sau xương cánh chậu được sát trùng bằng Betadine. Việc lấy máu tuỷ
xương được thực hiện bởi bác sĩ huyết học lâm sàng nhiều kinh nghiệm. Sử
dụng kim chọc hút Jamshidi để hút từ 2 bên bờ sau xương cánh chậu
khoảng 350 ml máu tuỷ xương theo nhiều hướng khác nhau.
Quá trình tách chiết tế bào gốc ở tuỷ xương được thực hiện tại phòng
sản xuất chế phẩm của Trung tâm Huyết học và Truyền máu miền Trung
theo phương pháp ly tâm phân lớp tỷ trọng phân lập tế bào [35], [43].
Tế bào gốc tuỷ xương tiếp tục được cô đặc bằng máy quay ly tâm
SorvallTM centrifuge (Thermo Scientific, MA, USA) tốc độ 3,670 rpm trong
7 phút.
Sau cùng, khoảng 10 ml tế bào gốc tuỷ xương cô đặc được đưa vào
xy lanh để bơm trở lại vào ổ gãy xương [57].
2.2.3.2. Ghép tế bào gốc tuỷ xương cô đặc qua da dưới hướng dẫn màng
hình tăng sáng
- Kỹ thuật ghép bằng cách bơm tế bào gốc vào ổ gãy chậm liền hay
khớp giả như theo kỹ thuật của Hernigou và cộng sự mô tả [52].
- Bệnh nhân được cho nằm ngửa trên bàn mổ, vùng ổ gãy xương
được sát trùng và trãi khăn vô trùng che phủ.
- 3 Trocars (15 G Barker-Bier Luer Lock, Unimed SA, Lausanne,
Switzerland) được sử dụng để đưa đầu trocar vào ổ gãy chậm liền xương
hay khớp trả theo 3 hướng khác nhau dưới sự định vị bằng màng hình tăng
sáng (Philips Medical Systems NL B.V., Best, The Netherlands) (Hình 1).

- Tế bào gốc tuỷ xương cô đặc được bơm từ từ vào ổ gãy với tốc độ
20 ml / phút. Sau khi tiêm xong, nòng trocar được đậy lại và lưu troacar
trong vòng 3 phút, sau đó từ từ rút trocar ra [53].
- Bệnh nhân được yêu cầu nằm yên không di chuyển trong vòng 1
giờ.

8


2.2.3.3. Phẫu thuật cố định lại ổ gãy xương và ghép tế bào gốc tuỷ xương
cô đặc
- Phẫu thuật được thực hiện tại phòng mổ trong điều kiện vô trùng.
Bệnh nhân được cho nằm ngửa trên bàn mổ, vùng ổ gãy xương được sát
trùng và trãi khăn vô trùng che phủ.
- Sau khi lấy bỏ toàn bộ tổ chức xơ không có máu nuôi dưỡng và bóc
tách màng xương, 2 đầu xương gãy được cố định vững chắc lại bằng các
phương tiện cố định ổ gãy xương thích hợp như nẹp khoá, định nội tuỷ có
chốt, hay cố định ngoài. Đồng thời lòng tuỷ xương được mở thông 2 đầu ổ
gãy xương và gặm bỏ xương chết 2 đầu ổ gãy cho đến vị trí chảy máu.
- Trong nhóm chứng, đoạn khuyết hổng xương được ghép bằng
xương xốp tự thân được lấy từ xương cánh chậu của bệnh nhân.
- Đối với 2 nhóm còn lại, đoạn xương khuyết sẽ được ghép với các
xương xốp tự thân hay đông khô đồng loại đã hoà lẫn với tế bào gốc tuỷ
xương tự thân sau khi được cô đặc.
- Mỗi bênh nhân nhân chỉ được ghép một trong 3 phương pháp trên.
- Tất cả các bệnh nhân sẽ không dùng thuốc giảm đau nhóm NSAID.
2.2.3.4. Đánh giá quá trình liền xương
- Các bệnh nhân được theo dõi cùng một protocol trong thời sau phẫu
thuật. bệnh được tái khám vào tháng thứ 1, 3, 6, 9, và 12 tháng sau phẫu
thuật, bệnh có thể được tiếp tục theo dõi cho đến khi liền xương.

- Bệnh được hướng dẫn tập vật lý trị liệu để hạn chế cứng khớp và
teo cơ. Chân gãy không được tỳ đi lại trong 1 tháng đầu. Sau khi can xương
bắt đầu xuất hiện sau 1 tháng, bệnh nhân được hướng dẫn đi tỳ chân dần
dần. Sau 3 tháng nếu bệnh nhân không còn đau tại ổ gãy, can xương trên xquang liền tốt, bệnh có thể đi tỳ chân bình thường.
- Đánh giá sự liền xương dựa trên thang điểm của Lane và Sandhu
trên hình ảnh x-quang, dựa trên đánh giá can xương mới tạo thành, đánh giá
sự liên tục của vỏ xương và đánh giá sự liền xương. Tổng điểm tối đa liền
xương là 12 điểm. Ba bác sĩ đọc kết quả một cách ngẫu nhiên (Bảng 1).

9


Bảng 1: Đánh giá sự liền xương dựa trên thang điểm của Lane và Sandhu
trên hình ảnh x-quang
Các đánh giá
Ghi nhận trên X-quang
Điểm
Không có can xương
0
Can xương mới tạo thành < 25 %
1
1. Đánh giá
Can xương mới từ 25-50 %
2
can xương mới
Can xương mới từ 50-75 %
3
Can xương mới > 75 %
4
0

2. Đánh giá sự Không thấy gì
liên tục của vỏ Liên tục bên trong lòng tuỷ xương
2
xương
Liên tục tại vỏ xương
4
Không liền xương
0
3. Đánh giá sự
Liền xương không hoàn toàn
2
liền xương
Liền xương hoàn toàn
4
Tổng số
12
2.2.3.5. Phân tích tế bào gốc thu được
Mẫu tế bào gốc của bệnh nhân (1 ml) được giữ lại phòng thí nghiệm
để tiếp tục phân tích.
- Đếm số lượng bạch cầu đơn nhân bằng máy đếm tế bào máu tự
động Sysmex XS 800i (Nhật Bản).
- Đếm tế bào CD34 bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang (hóa
chất của Becton, Dickinson and Company, New Jersey, United States).
- Đánh giá tỷ lệ tế bào sống bằng nhuộm xanh Trypan (Trypan Blue).
- Nuôi cấy tạo cụm CFU-F (fibroblast colony-forming units) trong
trong môi trường MesenCultTM MSC Basal và MesenCultTM Stimulatory
Supplements (Stemcell Technologies Inc., Vancouver, Canada).
- Cuối cùng, mẫu tế bào gốc được kiểm tra sự vô trùng trên máy BD
BACTEC™ 9050 Blood Culture System (Becton, Dickinson and Company,
New Jersey, United States).


10


2.2.3.6. Phân tích thống kê
- Thông tin dữ liệu từng bệnh nhân được thu thập và lưu giữ theo
bảng mẫu chung.
- Thống kê được sử dụng phần mềm xử lý Statistical Product and
Service Solutions (SPSS) version 15.0 (SPSS Inc. USA) sau khi làm sạch
và nhập số liệu.
- Kết quả được trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn hoặc
phân nhóm và trình bày theo tỷ lệ phần trăm. Mann - Whitney U test để so
sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm.

11


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu trên 48 bệnh nhân được chẩn đoán chậm liền xương,
khớp giả và khuyết hổng xương tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình –
Phẫu thuật Tạo hình. Các bệnh nhân được cho làm các xét nghiệm tiền
phẫu, lên lịch hội chẩn phẫu thuật.
Trong đó có 12 bệnh nhân được điều trị ghép xương xốp tự thân
theo và 36 bệnh nhân được điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương tự thân
cô đặc bao gồm: 12 bệnh nhân được điều trị bằng bơm ghép tế bào gốc tuỷ
xương da dưới hướng dẫn của màng hình tăng sáng, 12 bệnh nhân được
điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương kết hợp với xương xốp tự thân; và
12 bệnh nhân được điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương kết hợp với
xương xốp đồng loại. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương qua da dưới
hướng dẫn của màng hình tăng sáng
Nhóm 12 bệnh nhân được chẩn đoán chậm liền xương, khớp giả và
khuyết hổng xương. Ổ gãy xương đã được kết hợp xương vững chắc trước
đó nên không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật để cố định lại xương gãy.
Và diện khuyết hổng xương giữa hai đầu ổ gãy xương dưới 1 cm.

12


Bảng 2: Dữ liệu lâm sàng trước phẫu thuật ghép tế bào gốc tuỷ xương của
bệnh nhân
Thời
gian từ
khi bị
thương
tổn
(tháng)
7
6

Bệnh
nhân

Vị trí gãy xương

Phân độ
gãy
xương

(Müller
AO)

F.48
M.40

Xương cánh tay
Xương chày

13-A3
42-A3

F.29

Xương cánh tay

12-A2

Nẹp vít
Cố
định
ngoài
Nẹp vít

M.25

Xương trụ

22-A1


Nẹp vít

6

Lấy vít chốt ở ổ
gãy
Không

F.27

Xương chày

42-A2

6

Tháo và bó bột

M.21

Xương chày

42-C1

11

Lấy vít chốt xa

M.18


Xương đùi

32-B2

7

Lấy vít chốt xa

M.20
M.20
M.32

Xương đùi
Xương chày
Xương chày

32-C3
42-B2
42-C3

6
6
7

Không
Không
Tháo và bó bột

F.43


Xương đùi

32-B2

7

Lấy vít chốt xa

M.20

Xương đùi

32-B2

Cố
định
ngoài
Đinh
nội
tuỷ có chốt
Đinh
nội
tuỷ có chốt
Nẹp vít
Nẹp vít
Cố
định
ngoài
Đinh
nội

tuỷ có chốt
Nẹp vít

8

Không

Điều trị ban
đầu

8

Can thiệp về
xương

Không
Tháo và bó bột

Nhận xét:
- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 25,92 và tuổi bệnh nhân từ 18 đến
48 tuổi.
- Tỷ lệ nam / nữ là: 2/1
- Chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương xuất hiện ở các
xương dài:
• Xương cánh tay: 2 bệnh nhân
• Xương trụ: 1 bệnh nhân
13


• Xương đùi: 4 bệnh nhân

• Xương chày: 4 bệnh nhân
- Xương gãy đã được kết hợp xương vững chắc sau gãy xương, trong
đó phương tiện cố định ổ gãy là:
• Cố định ngoài: 3 bệnh nhân
• Nẹp vít: 6 bệnh nhân
• Đinh nội tuỷ có chốt: 3 bệnh nhân
- Thời gian trung bình từ khi tổn thương gãy xương lần đầu đến bơm tế
bào gốc là 6,4 tháng (6 - 11 tháng).
3.1.2. Nhóm ghép tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị chậm liền xương,
khớp giả và khuyết hổng xương
Bảng 3: Đặc điểm bệnh nhân ở 3 nhóm nghiên cứu
Ghép xương Ghép tế bào
Đặc điểm
tự thân đơn gốc + xương
thuần
tự thân
(n = 12)
(n = 12)
Tuổi trung bình
38,2 ± 19
36,08 ±
15,55
Nam (%)
8 (66.7)
9 (75)
Nữ (%)
4 (33,3)
3 (25)
Thời gian đến khi điều trị
6,8 ± 2,95

9,55 ± 3,17
(tháng)
Khuyết hổng xương trung 1,79 ± 0,78
2,04 ± 1,37
bình (cm)
Nhiễm trùng trước đó (%)
1
1

Ghép tế bào
gốc +xương
đồng loại
(n = 12)
33,25 ±
10,67
6 (50)
6 (50)
10,42 ± 5,23
1,83 ± 0,65
2

Nhận xét:
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm lâm sàng và
ổ gãy xương khi so sánh giữa nhóm ghép xương tự thân đơn thuần với 2
nhóm ghép xương có kết hợp tế bào gốc tuỷ xương (Bảng 1)
14


Bảng 4: Vị trí gãy xương và phương pháp cố định ổ gãy xương của 3 nhóm
bệnh nhân

Ghép
Ghép tế
Ghép tế
Cố định ổ gãy xương và các vị trí
xương tự bào gốc +
bào gốc
gãy xương
thân đơn xương tự
+xương
thuần
thân
đồng loại
Cố định ổ gãy trước đó (%)
1
Kết hợp xương nẹp vít
5
6
7
2
Đinh nội tuỷ có chốt
3
4
3
3
Cố định ngoài
1
2
2
4
Bó bột tăng cường

3
0
0
Vị trí khớp giả (%)
1
Xương trụ
2
1
0
2
Xương cánh tay
2
3
1
3
Xương đùi
2
4
5
4
Xương chày
6
4
6
3.1.2.1. Trên nhóm ghép xương tự thân đơn thuần:
- Tuổi trung bình là 38,2 ± 19
- Tỷ lệ nam và nữ là 66,7 % và 33,3 %
- Thời gian từ khi được phẫu thuật đến khi điều trị ghép xương là 6,8
± 2,95
- Phương pháp cố định xương:

• Kết hợp xương nẹp vít: 5 bệnh nhân
• Đinh nội tuỷ có chốt: 3 bệnh nhân
• 1 bệnh nhân vẫn giữ lại cố định ngoài
• 3 bệnh nhân không cần can thiệp cố định lại ổ gãy và bó bột tăng
cường

15


3.1.2.2. Nhóm ghép xương tự thân kết hợp với ghép tế bào gốc tuỷ
xương:
- Tuổi trung bình là 36,1 ± 15,6
- Tỷ lệ nam và nữ là 75 % và 25 %
- Thời gian từ đến khi điều trị là 9,55 ± 1,37
- Phương pháp cố định xương:
• Kết hợp xương nẹp vít: 6 bệnh nhân
• Kết hợp xương định nội tuỷ có chốt: 4 bệnh nhân
• 2 bệnh nhân vẫn giữ lại cố định ngoài
3.1.2.3. Nhóm ghép xương xốp đồng loại kết hợp với ghép tế bào gốc tuỷ
xương:
- Tuổi trung bình là 33,3 ± 10,7
- Tỷ lệ nam và nữ là 50 % và 50 %
- Thời gian từ đến khi điều trị là 10,42 ± 5,23
- Phương pháp cố định xương:
• Kết hợp xương nẹp khoá: 7 bệnh nhân
• Đinh nội tuỷ có chốt: 3 bệnh nhân
• Khung cố định ngoài: 2 bệnh nhân
3.2. KẾT QUẢ GHÉP TẾ BÀO GỐC TUỶ XƯƠNG CÔ ĐẶC
3.2.1. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương qua da dưới
hướng dẫn của màng hình tăng sáng

- Không có trường hợp nào gặp biến chứng trong quá trình bơm tế
bào gốc
- Thời gian theo dõi bệnh nhân trung bình là 13,4 tháng (6 - 32 tháng)
- Tất cả 12 bệnh nhân đều liền xương sau khi bơm tế bào gốc qua da
- Thời gian trung bình liền xương trên lâm sàng từ khi phẫu thuật
ghép tế bào gốc tuỷ xương là 3,3 tháng (2 - 4 tháng)
- Dấu hiệu liền xương trên lâm sàng là 5,2 tháng (2 - 7 tháng), và dấu
liệu liền xương trên X-quang là 11,8 tháng (11 - 15 tháng).
16


Bảng 5: Kết quả điều trị bơm tế bào gốc tuỷ xương tự thân qua da.

Bệnh
nhân

Vị trí gãy xương

Xương mới
tạo thành
(tháng)
4
3
3
2

Liền xương
lâm sàng
(tháng)
6

5
3
3

Liền xương
trên x-quang
(tháng)
11
12
12
11

F.48
M.40
F.29
M.25

Xương cánh tay
Xương chày
Xương cánh tay
Xương trụ

F.27

Xương chày

4

7


15

M.21
M.18
M.20
M.20

Xương chày
Xương đùi
Xương đùi
Xương chày

2
4
4
4

2
6
7
7

12
14
15
15

M.32
F.43
M.20


Xương chày
Xương đùi
Xương đùi

3
2
3

6
3
5

12
11
12

Sau khi được làm cô đặc, lượng tế bào gốc tuỷ xương được đưa vào
cơ thể có tỷ lệ 1.75 ± 0.85 (%) tế bào CD34+, nồng độ trung bình là 2.53 ±
0.75 (x106) CD34+ tế bào/ml, số lượng trung bình là 21.14 ± 5.41 (x106)
CD34+ tế bào, và tỷ lệ tế bào sống đưa vào là 98.10 ± 1.29 (%).
Nuôi cấy tế bào tạo cụm Colony-forming unit (CFU) và fibroblast
colony-forming units (CFU-F) đều cho kết quả dương tính. Không phát
hiện vi khuẩn trong tất cả các mẫu tế bào đưa bào cơ thể bệnh nhân.

17


3.2.2. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị
chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương

3.2.2.1. Nhóm điều trị bằng ghép xương xốp tự thân đơn thuần:
- Không có biến chứng xảy ra trong nhóm này
- Xuất hiện chậm liền xương sau ghép xương trên 1 bệnh nhân và bắt
đầu liền xương từ tháng thứ 10
- Có 1 bệnh nhân bị khớp giả sau 2 năm theo dõi cần phải kết hợp
xương lại và ghép xương xốp tự thân
- Tỷ lệ liền xương là 91,2 %
- Thời gian trung bình liền xương trên lâm sàng từ khi phẫu thuật
ghép xương xốp tự thân là 6 ± 1,18 tháng.
3.2.2.2. Nhóm điều trị bằng tế bào gốc tuỷ xương kết hợp với xương xốp
tự thân:
- 1 bệnh nhân khớp giả xương đùi xuất hiện chậm liền xương sau
phẫu thuật, bệnh nhân có dấu hiệu liền xương từ tháng thứ 9
- 1 bệnh nhân bị không liền xương sau 2 năm theo dõi cần phải kết
hợp xương lại, tỷ lệ liền xương là 91,2 %
- Thời gian trung bình liền xương trên lâm sàng từ khi phẫu thuật
ghép tế bào gốc tuỷ xương là 3,82 ± 1,08 tháng.
3.2.2.3. Nhóm điều trị bằng tế bào gốc tuỷ xương kết hợp với xương xốp
đồng loại:
- 2 trường hợp biến chứng nhiễm trùng sau mổ đã được dùng kháng
sinh trong 6 tuần theo kháng sinh đồ
- 2 bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt lọc, trong đó 1 bệnh nhân cần
làm vạt tại chổ xoay che phủ (2 x 2 cm). Nhiễm trùng hết sau 2 tháng điều
trị tích cực
- Nhóm có 1 trường hợp thất bại do gãy đinh nội tuỷ sau 12 tháng,
bệnh nhân được kết hợp xương lại. Tỷ lệ liền xương trung bình của nhóm là
91.2 %
- Thời gian trung bình liền xương trên lâm sàng từ khi phẫu thuật
ghép tế bào gốc tuỷ xương là 4,5 ± 1,98 tháng. Tuy nhiên có 2 bệnh nhân
18



liền xương chậm, 1 bệnh nhân liền xương trên x-quang sau 6 tháng, bệnh
nhân cần phải lấy vít chốt xa của đinh nội tuỷ và liền xương sau 12 tháng.
Bệnh nhân thứ 2 có can xương sau 8 tháng.

Bảng 6: Thang điểm liền xương của Lane và Sandhu theo thời gian trên 3
nhóm ghép xương.
Ghép
Ghép tế
Ghép tế
Thời gian liền xương sau
xương tự bào gốc kết bào gốc kết
TT
ghép tế bào gốc tủy
thân đơn
hợp xương hợp xương
xương cô đặc
thuần
tự thân
đồng loại
1 Thời gian liền xương trên 6,00±1,18 3,82 ± 1,08
4,5 ± 1,98
lâm sàng (tháng)
2 Thang điểm liền xương 1,00±0,00
2,73±0,65
2±1,22
trên X-quang tháng thứ 3
3 Thang điểm liền xương 3,36±0,67
6,36±1,12

5,11±2,37
trên X-quang tháng thứ 6
4 Thang điểm liền xương 7,09±1,87
9,09±1,22
7±2,72
trên X-quang tháng thứ 9
5 Thang điểm liền xương 10,45±1,75 11,12±1,17
10,8±2,71
trên X-quang tháng thứ 12
6 Thang điểm liền xương 11,82±0,6 11,18±1,17 11,25±2,05
trên X-quang tháng thứ 18
7 Thang điểm liền xương
12±0,00
12±0,00
12±0,00
trên X-quang tháng thứ 24
Nhận xét:
- Tỷ lệ liền xương ở cả 3 nhóm là như nhau, nhưng có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về khoảng thời gian liền xương trung bình sau sau phẫu
thuật khi so sánh giữa nhóm ghép xương tự thân đơn thuần và nhóm ghép
xương tự thân có kết hợp ghép tế bào gốc tuỷ xương (p = 0.038) và giữa
19


nhóm ghép xương tự thân đơn thuần với nhóm ghép xương đồng loại có kết
hợp tế bào gốc tuỷ xương (p=0,047).
- So sánh theo thang điểm của Lane và Sandhu:
• Giữa nhóm ghép xương tự thân và nhóm ghép xương tự thân có
kết hợp tế bào gốc tuỷ xương có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
về thời gian tạo can xương trên x-quang sớm hơn ở các tháng thứ

3, thứ 6 và thứ 9
• Giữa nhóm ghép xương tự thân và nhóm ghép xương đồng loại có
kết hợp tế bào gốc tuỷ xương có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê
về thời gian tạo can xương trên x-quang sớm hơn ở các tháng thứ
3 và thứ 6.
3.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TẾ BÀO GỐC Ở PHÒNG THÍ NGHIỆM
3.3.1. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương qua da trong điều
trị chậm liền xương và khớp giả
Máu tuỷ xương cánh chậu sau khi tách chiếc và cô đặc, lượng tế bào
gốc tuỷ xương thu được như sau:
- Tỷ lệ tế bào gốc tuỷ xương được đưa vào cơ thể có tỷ lệ 1.75 ± 0.85
(%) tế bào CD34+, nồng độ trung bình là 2.53 ± 0.75 (x106) CD34+ tế
bào/ml
- Tổng số tế bào CD34+ trung bình là 21.14 ± 5.41 (x106) tế bào
- Tỷ lệ tế bào sống đưa vào là 98.10 ± 1.29 (%)
- Nuôi cấy tế bào tạo cụm Colony-forming unit (CFU) và fibroblast
colony-forming units (CFU-F) đều cho kết quả dương tính
- Không phát hiện vi khuẩn trong tất cả các mẫu tế bào đưa bào cơ
thể bệnh nhân.

20


Bảng 7: Tỷ lệ và số lượng tế bào CD34+ trong tế bào gốc tuỷ xương sau cô
đặc ở nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương qua da trong điều trị
chậm liền xương và khớp giả

Tế bào CD34+
+


Tỷ lệ tế bào CD34 (%)
Tỷ lệ tế bào sống CD34+
(%) ghép vào
CD34+ cells / ml (x106)
Tổng số tế bào CD34+
ghép vào (x106)

X ± SD

Thấp nhất

Cao nhất

1,12

3,92

(n=24)
1,75 ± 0,85

96,00

99,00

98,10 ± 1,29

1,62

3,70


2,53 ± 0,75

13,70

29,01

21,14 ± 5,41

X : số trung bình ; SD: độ lệch chuẩn
3.3.2. Nhóm điều trị bằng ghép tế bào gốc tuỷ xương trong điều trị
chậm liền xương, khớp giả và khuyết hổng xương
Máu tuỷ xương cánh chậu sau khi tách chiếc và cô đặc, lượng tế bào
gốc tuỷ xương thu được như sau:
- Tỷ lệ tế bào gốc tuỷ xương được đưa vào cơ thể có tỷ lệ 1,46 ± 0,74
(%) tế bào CD34+, nồng độ trung bình là 2,43 ± 1,03 (x106) CD34+ tế
bào/ml
- Tổng số tế bào CD34+trung bình là 21,57 ± 8,10 (x106)
- Tỷ lệ tế bào sống đưa vào là 98,28 ± 0,89 (%)
- Nuôi cấy tế bào tạo cụm Colony-forming unit (CFU) và fibroblast
colony-forming units (CFU-F) đều cho kết quả dương tính
- Không phát hiện vi khuẩn trong tất cả các mẫu tế bào đưa bào cơ
thể bệnh nhân (Bảng 3).

21


×