Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững liên hệ với khu du lịch Bà Nà Hills

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.08 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
LIÊN HỆ VỚI KHU DU LỊCH BÀ NÀ HILLS

Họ và tên: Vương Tiến Dũng
Mã sinh viên: 11161057
Khoa: Quản trị khách sạn
Môn: Đề án chuyên ngành – Quản trị khách sạn

1


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SỞ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số thứ tự
Tên bảng, sơ đồ, biểu đồ
BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1
Số lượng cơ sở lưu trú và số phòng tại Đà Nẵng
Bảng 2.2
Số lượng hướng dẫn viên du lịch thành phố Đà Nẵng
Bảng 3.1
Doanh thu của Công ty Cổ phần Cáp treo Bà Nà
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Doanh thu du lịch tỉnh Đà Nẵng
Biểu đồ 3.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống của tỉnh Đà Nẵng
Biểu đồ 3.3 Lượt khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng
Biểu đồ 3.4 Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm


Biểu đồ 3.5 Lượt khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng

Trang
25
26
28
21
22
23
24
25

2


CHƯƠNG MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hàng nghìn năm tồn tại và phát triển thịnh vượng con người luôn luôn
mong muốn thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân mình, trong đó có những nhu cầu
thiết yếu và cơ bản như ăn uống, đi lại, mặc, ở, giải trí, vui chơi,…. Theo như lý
thuyết thang bậc nhu cầu của Maslow (Maslow’s Hierarchy of Needs) thì những nhu
cầu của con người được chia làm 5 bậc theo thứ tự là: nhu cầu sinh lý ( basic needs),
nhu cầu về an toàn (safety needs), nhu cầu về xã hội ( social needs), nhu cầu được
quý trọng (esteem needs) và cuối cùng là nhu cầu được thể hiện mình ( selfactualizing needs). Trong nửa đầu thế kỉ 21, dưới sự phát triển không ngừng và đáng
kinh ngạc của xã hội, kinh tế, công nghệ thì nhìn chung con người đã thoát hẳn ra
khỏi nhu cầu cơ bản nhất là nhu cầu sinh lý và tiến đến các nhu cầu bậc cao hơn như
là nhu cầu được quý trọng và nhu cầu được thể hiện mình. Và một trong những cách
rất hiệu quả để thỏa mãn những nhu cầu đó chính là đi du lịch. Hiện nay, ngành du
lịch luôn được coi là “ngành công nghiệp không khói” mang lại hiệu quả kinh tế đặc
biệt cao góp phần công nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đồng

thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa cũng như bảo vệ môi trường trong tình hình chất
lượng môi trường trên Trái Đất ngày càng xấu đi.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Theo số liệu từ
Tổng cục du lịch và Tổng cục thống kê sơ bộ năm 2018, tổng thu từ khách du lịch là
637 nghìn tỷ đồng ( tăng 17,7% so với năm 2017) chiếm 12,4% trong tổng thu nhập
3


quốc gia. Toàn ngành du lịch đã tạo ra hơn 6,3 triệu việc làm trong đó có cả việc làm
trực tiếp ( chiếm 11,2% và chiếm 5,2% tổng số việc làm) và việc làm gián tiếp.
Nhận thức được tiềm năng về mọi mặt của ngành du lịch, Đảng và Nhà nước đã đề
ra mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn,
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm
các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á” (Nghị quyết
số 08-NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn,
2017). Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã
được Bộ Văn hóa, Thể thao& Du lịch trình lên và được Thủ tướng chính phủ phê
duyệt đã xác định “ Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp,
có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có
chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh
tranh được với các nước trong khu vực”
Tuy nhiên, “ngành công nghiệp không khói” này vẫn đang gây ra rất nhiêu tiêu
cực ở nhiều mặt. Đó chính là các vấn đề ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh
thái, tệ nạn xã hội, phá hoại các di sản vật thể và phi vật thể,….đã được nhắc đến
trong rất nhiều bài nghiên cứu và phát biểu của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài
nước.
Khu du lịch Bà Nà Hills trải qua 10 năm phát triển (2009-2019) đã vươn tầm ra
thế giới trở thành “Top 10 thành phố hàng đầu thế giới về du lịch” (theo thứ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao& Du lịch) với Le Jardin d’Amour, Fantasy Park hay Cầu

Vàng đã góp phần rất lớn tạo nên những con số tăng trưởng du lịch rất ấn tượng
trong lĩnh vực du lịch ở Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Và để tiếp tục và giữ vững sự thành công và phát triển về mặt kinh tế- xã hội
của khu du lịch và khắc phục những vấn đề về môi trường trong hiện tại cũng như
hạn chế sự hủy hoại về môi trường và xã hội trong tương lai thì việc nghiên cứu phát
triển du lịch bền vững khu du lịch Bà Nà Hills là một trong những vấn đề cần thiết.
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch bền vững khu
du lịch Bà Nà Hills”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững
trên thế giới và Việt Nam vận dụng vào thực tế phát triển bền vững du lịch tại khu
du lịch Bà Nà Hills
4


- Phân tích thực trạng và tiềm năng khu du lịch Bà Nà Hills dựa trên quan điểm
phát triển du lịch bền vững.
- Trên cơ sở những lý luận về phát triển du lịch bền vững đã nghiên cứu, đề ra
các định hướng chiến lược phát triển kinh tế và xã hội của khu du lịch và kiến nghị
một số giải pháp, phương án phát triển cụ thể.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển du lịch bền vững của khu du lịch Bà Nà Hills
tỉnh Đà Nẵng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Tập trung vào việc tổng hợp các cơ sở lý luận từ các
nghiên cứu trước cho việc phát triển du lịch bền vững khu du lịch Bà Nà Hills. Phân
tích thực trạng và tiềm năng của phát triển du lịch bền vững của khu du lịch và đề
xuất một số phương án, giải pháp để thực hiện và duy trì sự bền vững trong phát
triển du lịch.
+ Phạm vi không gian: Trên toàn bộ không gian của khu du lịch Bà Nà Hills.

+ Thời gian nghiên cứu: Đề tài được
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi toàn cầu, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, chương
trình hành động để phát triển du lịch bền vững tiêu biểu như:
“Nghị sự 21 cho du lịch và ngành công nghiệp du lịch: Tiến tới sự phát triển
bền vững thân thiện với môi trường” được công bố năm 1995 do WTO và Hội đồng
Trái Đất ( Earth Council)
“Ngành du lịch và mục tiêu phát triển bền vững – Hướng tới năm 2030” được
công bố năm 2017 do Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc ( UNWTO) và
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP)
“Phát triển du lịch bền vững tại Amsterdam Oud-West” – Thea Noordeloos
(2018)
“Du lịch và phát triển bền vững; Du lịch bền vững: Theo góc nhìn của chính
quyền địa phương” - Cục Kinh tế và Xã hội New York (1999)
“Chiến lược phát triển bền vững trong du lịch nội địa và quốc tế” - Ene.S.G
và Madalina Baraitaru (2010)
Trong phạm vi nước Việt Nam, các công trình nghiên cứu cụ thể về phát triển
du lịch bền vững còn ít và hạn chế có thể kể đến:

5


“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của
PGS.TS Phạm Trung Lương
“Tổng quan du lịch” của TS. Trần Văn Thông
“Nghiên cứu vấn đề du lịch bền vững dưới góc độ cộng đồng tại Sa Pa” của
Tổng Cục Du Lịch và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới
“Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp” – Huỳnh Thị Trúc Giang (2012)
“Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận” – La Nữ Ánh Vân (2008)


6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG
1.1 Du lịch và du lịch bền vững
1.1.1 Du lịch
Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International
of Union Official Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn
luôn được bàn luận rất nhiều với các quan niệm khác nhau. Đầu tiên, du lịch được
hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình
trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngời, giải trí hay
chữa bệnh. Ngày nay, người ta cho rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển
của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và
xâm lược thì đều mang ý nghĩa du lịch.
Theo I.I.Pirogionic, 1985 thì “du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú
thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao
trình độ nhận thức – văn hóa thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên,
kinh tế và văn hóa.
Đối với ngành du lịch ngày nay, Tổ chức Liên Hợp Quốc về Du lịch đã công
bố nghiên cứu “ Understanding Tourism: Basic Glossary” được thực hiện từ năm
2005 đến 2007 bao gồm các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về du lịch trong đó du lịch
được định nghĩa là “ Du lịch là một hiện tượng xã hội, văn hóa, kinh tế mà bao gồm
hoạt động di chuyển của con người đến các quốc gia hoặc điểm đến ngoài khu vực
lưu trú thường xuyên của họ với mục đích cá nhân, kinh doanh hoặc học thuật.”
Ngành du lịch cũng có thể được coi là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp.
Trong những năm gần đây, du lịch ngày càng trở thành một hiện tượng kinh tế - xã
hội phổ biến, khi đời sống người dân dần được cải thiện, nhu cầu đi du lịch cũng
tăng lên, nó trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của

7


các tầng lớp dân cư trong xã hội. Du lịch chính là chiếc cầu nối góp phần thúc đẩy
nền kinh tế, là bộ mặt của một đất nước. Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp
dẫn và thu hút được khách du lịch là điều không hề đơn giản, bởi du lịch có mối
quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác, như: Y tế, thương mại, tài chính,
an ninh, hải quan, giao thông vận tải... Muốn phát triển du lịch một cách hiệu quả, ta
phải xem xét mối quan hệ giữa ngành Du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối
hợp nhịp nhàng các ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Do vậy, có thể
nói rằng “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó mang tính liên ngành, liên vùng
và phức tạp.”
1.1.2 Du lịch bền vững
Về khái niệm du lịch bền vững, hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn đang sử dụng
những thuật ngữ của các hội đồng, ủy ban quốc tế về du lịch như Hội đồng Du lịch
và Lữ hành quốc tế (1996): “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại
của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho
các thế hệ du lịch tương lai”.
Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Quốc tế (1987): “Du lịch bền vững là
một quá trình nhằm đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng của những thế hệ mai sau”.
“Du lịch bền vững là phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng những nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch
trong tương lai…”( Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, 2001)
Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: “Du lịch bền vững là sự phát triển
du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên du lịch đồng thời
giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi trường, kinh tế, văn hóaxã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách và điểm du lịch mà không làm
phương hại đến nhu cầu của tương lai”.
1.2 Phát triển du lịch bền vững

1.2.1 Khái niệm và mô hình phát triển bền vững
1.2.1.1 Khái niệm phát triển bền vững
Sự bền vững có thể được định nghĩa như là các phương thức giữ cho các quá
trình sản xuất (tự nhiên và nhân tạo) được vô hạn (hoặc dài nhất có thể) bằng cách
8


thay thế những nguồn tài nguyên sử dụng (mà gây hại tới môi trường) bằng những
tài nguyên có khả năng mang lại giá trị tương đương hoặc lớn hơn mà không làm
giảm hoặc đe dọa đến các hệ thống sinh học tự nhiên. Phát triển bền vững gắn kết
các mối quan tâm tới các hệ sinh thái thiên nhiên với các thách thức về xã hội, chính
trị, kinh tế của con người. Lĩnh vực “khoa học bền vững” là một tập hợp các nghiên
cứu về các khái niệm, ý tưởng về phát triển bền vững và khoa học môi trường.
“Khoa học bền vững” tập trung rất lớn vào trách nhiệm của các thế hệ hiện tại để
sản sinh, duy trì và cải thiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất để các
thế hệ tương lai được tiếp tục sử dụng.
Phát triển bền vững có nguồn gốc từ những ý tưởng về quản lý rừng bền vững
được phát triển ở châu Âu trong các thế kỉ 17 và 18. Với sự nhận thức ngày càng
tăng và mong muốn được ngăn chặn sự cạn kiệt tài nguyên gỗ ở Anh, John Evelyn
đưa ra lập luận rằng “trồng cây phải luôn được coi là nghĩa vụ quốc gia của mọi
người chủ đất để ngăn chặn việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên
quý giá” trong bài phát biểu nổi tiếng của ông năm 1662 ở Sylva. Năm 1713, Hans
Carl von Carlowitz – một nhà quản lý lâu năm trong lĩnh vực khai thác mỏ của công
ty Frederick Augustus I đã xuất bản cuốn sách “ Kinh tế Sylvicultura”, một công
trình nghiên cứu dày 400 trang về kinh tế rừng. Xây dựng dựa trên những ý tưởng
của Evelyn và bộ trưởng Pháp Jean-Baptiste Colbert, von Carlowitz đã phát triển
khái niệm quản lý rừng để đạt đến năng suất bền vững. Công trình của ông đã ảnh
hưởng rất lớn đến nhiều người khác, bao gồm Alexander von Humboldt và Georg
Ludwig Hartig, cuối cùng dẫn đến sự phát triển của một ngành khoa học về phát
triển rừng bền vững. Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến người đứng đầu đầu

tiên của Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ (US Forest Service), Gifford Pinchot đã tiếp cận
và sử dụng các phương pháp và tiêu chí quản lý rừng bằng cách ứng dụng những ý
tưởng sử dụng tài nguyên hợp lý và khôn ngoan hay như Aldo Leopold người mà có
sức ảnh hưởng rất lớn của những hoạt động, phong trào vì môi trường trong thập
niên 60 của thế kỉ trước được khơi mào và cổ động bởi cuốn sách “Silent Spring”
của Rachel Carson nói về những hiểm họa đối với môi trường được gây ra bởi việc
sử dụng thuốc trừ sâu DDT ở Mỹ.
Bằng cách tận dụng các công cụ kinh tế, những nhà nghiên cứu thế kỉ trước
đã đưa ra nhận định rằng những chính sách bảo vệ môi trường cũng mang lại những
cải tiến mới và trở thành lợi ích kinh tế. Năm 1920, Arthur Pigou đã chỉ ra rằng
9


những dịch vụ tự phát và miễn phí là những rào cản trong việc cân bằng thị trường.
Qua những ý tưởng và lý thuyết của ông trong bài nghiên cứu “Kinh tế phúc lợi xã
hội” ( The Economics of Welfare), Michael Porter và Claas van der Linde đã đưa ra
giải thuyết rằng sự ô nhiễm là dẫu hiệu của việc sử dụng nguồn tài nguyên không
hiệu quả. Vì vậy, những cơ hội “win-win” cho cả môi trường và kinh tế có thể được
thực hiện qua những cải tiến và quá trình sản xuất mà ngay trong đó đã giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ( Porter & van der Linde, 1999). Nhóm tác giả này đã cho rằng
những lợi thế cạnh tranh dựa vào những cải tiến và phát minh mới vì vậy “bằng việc
thắt chặt lại các quy định về môi trường cũng làm tăng khả năng cạnh tranh”
( Porter & van der Linde, 1995, trang 98). Kế thừa những nghiên cứu trên Rachel
Emas ở Đại học Quốc tế Florida đã đưa ra quan điểm “ Sự phụ thuộc lẫn nhau vốn
có giữa sự ổn định lâu dài của môi trường và nền kinh tế là nền tảng của lĩnh vực
phát triển bền vững” trong bài nghiên cứu “Khái niệm về phát triển bền vững: Định
nghĩa và Nguyên lí” năm 2015.
Năm 1987, Ủy ban Quốc tế về Môi trường và Phát triển xuất bản báo cáo
“Tương lai của chúng ta” mà ngày nay thường gọi là Brundtland. Bản báo cáo này
lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ “Phát triển bền vững” đó là “Phát triển

bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” một cái nhìn mới về
cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài. Bản báo cáo đã góp phần tích cực
vào việc phổ cập khái niệm phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu, là điểm khởi
đầu cho nhiều nghiên cứu tiếp theo nhằm làm sáng tỏ thêm thuật ngữ phát triển bền
vững.
Khái niệm về phát triển bền vững được tiếp tục khẳng định ở Hội nghị Rio de
Janero năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại hội nghị Johnannesburg diễn ra
vào năm 2002: “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, công bằng
xã hội và bảo vệ môi trường.”
1.2.1.2 Các mô hình phát triển bền vững
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu với nhiều mô hình miêu tả nội dung của
sự phát triển bền vững. Đối với công trình nghiên cứu của Jacobs và Sedler thì phát
triển bền vững là kết quả của sự tác động qua lại và phụ thuộc, tương quan lẫn nhau
của ba hệ thống cơ bản: kinh tế ( sản xuất và phân phối); xã hội ( sự tương tác của
10


con người trong xã hội) và tự nhiên ( các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên).
Trong mô hình này thì để đạt được sự lý tưởng là phát triển bền vững thì không có
bất kỳ một hệ thống nào trong ba hệ thống trên được ưu tiên hay coi nhẹ bởi vì bất
cứ sự chênh lệch nào cũng tạo ra sự mất cân bằng và có thể dẫn đến sự suy thoái hay
phá hủy một trong ba hệ thống.

Hệ thống xã hội

Hệ thống kinh tế

Hệ thống tự nhiên

Nguồn: Jacobs và Sadler (1990)
– Bền vững về hệ thống kinh tế: Một hệ thống bền vững về kinh tế phải có khả
năng liên tục tạo ra hàng hoá và dịch vụ đảm bảo chất lượng, với lượng có thể được
kiểm soát bởi chính phủ và nợ nước ngoài, tránh tối đa sự mất cân đối giữa các khu
vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
– Bền vững về hệ thống xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt
tới sự công bằng trong phân phối đầy đủ, chính xác các dịch vụ và phúc lợi xã hội
bao gồm giáo dục, y tế, trợ cấp, bình đẳng giới,quyền bầu cử,… của mọi công dân
– Bền vững về hệ thống tự nhiên: Một hệ thống bền vững về tự nhiên phải duy
trì nguồn tài nguyên thiên nhiên ổn định, tránh khai thác cạn kiệt các nguồn tài
nguyên hóa thạch hay hữu hạn. Tăng cường khai thác, sử dụng hệ thống nguồn lực
tái sinh hay thay thế.
Một mô hình phát triển bền vững khác như mô hình phát triển bền vững của
Ngân hàng thế giới. Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển kinh tế xã hội để
đạt được đồng thời tất cả các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế, công bằng trong
phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao), mục tiêu xã hội (công bằng
dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (báo đảm cân bằng
sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người)

11


Mục tiêu kinh tế

Phát triển
bền vững

Mục tiêu xã hội

Mục tiêu sinh thái

Nguồn:

Ngân hàng thế giới

1.2.2 Phát triển du lịch bền vững
Từ những năm 90 của thế kỉ trước với sự ra đời của các học thuyết phát triển
bền vững, các nhà khoa học đã bắt đầu đề cập đến sự phát triển bền vững của du
lịch. Họ đã nhận ra rằng không chỉ những ngành kinh tế sản xuất mới ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái và văn hóa bản địa mà chính du lịch cũng mang đến những tác
động xấu đến những điều này. Chính vì vậy, hàng loạt những nghiên cứu do Liên
Hợp Quốc và các tổ chức du lịch đã cùng nhau xây dựng những lý thuyết, định
nghĩa, quy tắc, tiêu chuẩn đầu tiên về phát triển du lịch bền vững
Theo Hội nghị ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường (hay Ủy ban
Brundtland) xác định năm 1987: “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt
động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích
hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng
đến khả năng hỗ trợ.”
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO): “Phát triển du lịch bền vững là việc
phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và
người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn
12


tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai”. Phát triển du lịch bền vững là đáp
ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách
đến các vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho
tương lai.
Cho đến nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực
liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động
khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu

đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi
vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được
sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác
bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.
Đây cũng là khái niệm mà người nghiên cứu sử dụng để làm căn cứ thực hiện
nghiên cứu.
1.2.3 Vai trò của phát triển du lịch bền vững
Du lịch là một trong những công nghệ tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước. Du
lịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt các Mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà Liên Hợp Quốc đã đề
ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới tính,
bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển.
Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quan
trọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc và của
Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ở các hội
nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới. Mục đích chính của phát triển bền vững
là để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xã hội và Kinh tế - được
phát triển một cách đồng đều và hài hòa.
Từ những công trình nghiên cứu và các công bố của các hội nghị có thể thấy rõ
vai trò của việc phát triển du lịch bền vững:

13


Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
xung quanh chúng ta. Vì bảo vệ môi trường xung quanh không chỉ đơn giản là bảo
vệ các loài động thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ sống trong môi trường đó mà
còn là giữ nguyên trạng thái cân bằng sinh thái đã có từ hàng triệu năm trước và loài

người hiện đại được hưởng lợi trực tiếp từ đó: Tránh bị nhiễm độc nguồn nước,
không khí và đất; tránh bị cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho
phát triển kinh tế hoặc phát triển du lịch.
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn chắc chắn giúp phát triển kinh tế một
cách bền vững. Khách du lịch đến tham quan các điểm du lịch thiên nhiên hoặc văn
hóa tại địa phương tạo nguồn thu không nhỏ đến người địa phương và nguồn thu
này một phần sẽ tiếp tục được sử dụng để duy tu, sửa chữa, nâng cấp các sản phẩm
du lịch nhân tạo và giữ gìn các giá trị văn hóa của địa phương. Phát triển du lịch bền
vững cũng giúp người làm du lịch, các cấp chính quyền địa phương và người dân
địa phương có công ăn việc làm ổn định và lâu dài.
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội, như
việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho người dân
trong vùng. Nói cách khác, du lịch bền vững giúp khai thác và sử dụng nguồn tài
nguyên con người một cách hợp lý, hướng người dân địa phương làm những công
việc chân chính, tuân theo pháp luật
Ba vai trò của phát triển du lịch bền vững ứng với 3 hệ thống cơ bản của thế
giới kể trên ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch bền vững
ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Để thực hiện các chính sách phát triển
du lịch bền vững một cách hiệu quả và hợp lý thì các nhà quản trị ở Việt Nam cần
phải thực hiện nghiêm chỉnh, toàn tâm toàn ý và phải có sự phối hợp giữa các ngành
và hệ thống pháp luật, hành chính tạo điều kiện.
1.2.4 Tiêu chuẩn đánh giá du lịch bền vững
Tiêu Chuẩn của Hội Đồng Du Lịch Bền Vững Toàn Cầu (Global Sustainable
Tourism Council) hợp tác với UNWTO được thiết lập nhằm cung cấp kiến thức
chung về ‘du lịch bền vững’, và là chuẩn mực tối thiểu mà các doanh nghiệp du lịch
cần phải đạt được. Các tiêu chuẩn được xây dựng theo bốn chủ đề chính: kế hoạch
14


cho bền vững hiệu quả, tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng, phát

triển di sản văn hóa, và giảm thiểu các tác động có hại tới môi trường. Các tiêu
chuẩn này được áp dụng cho toàn bộ ngành công nghiệp du lịch. Tiêu Chuẩn GSTC
đã được phát triển và sửa đổi đồng thời cố gắng tuân thủ theo Qui Chuẩn Thiết Lập
Bộ Tiêu Chuẩn của ISEAL Alliance, là tổ chức đưa ra những hướng dẫn về chuẩn
mực quốc tế cho việc thành lập các bộ tiêu chuẩn cho tất cả các ngành.
Thứ nhất, Quản lý bền vững hiệu quả
Hệ thống quản lý bền vững: Doanh nghiệp đã áp dụng một hệ thống quản trị
bền vững dài hạn và phù hợp với qui mô và thực lực, chú trọng các vấn đề về quản
lý môi trường, xã hội, văn hóa, kinh tế, chất lượng, nhân quyền, sức khỏe, an toàn,
rủi ro va khủng hỏang, và hướng tới liên tục cải tiến.
Tuân thủ pháp luật: Doanh nghiệp tuân thủ luật lệ địa phương, quốc gia và
quốc tế, bao gồm các điều khoản về sức khỏe, an toàn, lao động và môi trường ngoài những điều khoản khác.
Thông tin và báo cáo: Doanh nghiệp đưa thông tin về chính sách và họat động
bền vững của mình đến các bên liên quan, bao gồm cả khách hàng, đồng thời tìm
kiếm sự hỗ trợ của họ.
Gắn kết nhân viên: Nhân viên được kết nối với sự phát triển và thi hành hệ
thống quản lý bền vững đồng thời được đào tạo hướng dẫn định kỳ để đảm đương
vai trò và trách nhiệm của họ.
Phản hồi của khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng, bao gồm các khía cạnh
bền vững, phải được giám sát đánh giá để đưa ra được các hành động điều chỉnh phù
hợp.
Quảng cáo chính xác: Các tài liệu quảng cáo và thông tin tiếp thị phải chính
xác và trung thực với thực tế của sản phẩm và dịch vụ du lịch, kể cả các cam kết về
bền vững. Doanh nghiệp không hứa hẹn nhiều hơn những gì họ có thể thực hiện.
Công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng: Tất cả những việc lên kế họach, thiết kế,
xây dựng, cải tạo, họat động và phá hủy của các công trình xây dựng và cơ sở hạ
tầng
Quyền sở hữu tài sản, đất và nước: Việc mua lại của doanh nghiệp với các
quyền sở hữu đất, nước và tài sản được thực hiện hợp pháp, tuân thủ các quyền của
các cộng đồng địa phương và bản địa, bao gồm sự đồng thuận tự do và được thông

tin trước của họ, và không đòi hỏi họ phải tái định cư không tự nguyện.
15


Thông tin và diễn giải: Doanh nghiệp cung cấp thông tin và diễn giải về môi
trường xung quanh, văn hóa địa phương và di sản văn hóa, cũng như giải thích về
hành vi ứng xử phù hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các họat động văn hóa
và các di sản văn hóa.
Gắn kết với điểm đến du lịch: Doanh nghiệp tham gia vào việc lập kế họach và
quản trị du lịch bền vững tại điểm đến du lịch, nếu có cơ hội.
Thứ hai, Tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương và tối
thiểu hóa các tác động có hại
Hỗ trợ cộng đồng: Doanh nghiệp tích cực hỗ trợ các sáng kiến phát triển cơ sở
hạ tầng địa phương và cộng đồng. Chẳng hạn như giáo dục, đào tạo, y tế và vệ sinh,
và các dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Sử dụng lao động địa phương: Cư dân địa phương phải có các cơ hội bình đẳng
về việc làm và thăng tiến, bao gồm cả các vị trí quản lý.
Thu mua địa phương: Khi thu mua cũng như cung cấp hàng hóa và dịch vụ,
doanh nghiệp cần phải ưu tiên cho các nhà cung cấp địa phương/tham gia thương
mại bình đẳng khi họ có sẵn và đủ số lượng hàng hóa.
Cơ sở kinh doanh địa phương: Doanh nghiệp cần hỗ trợ các cơ sở kinh doanh
địa phương trong việc phát triển và bán các sản phẩm và dịch vụ bền vững dựa trên
đặc điểm tự nhiên, lịch sử và văn hóa khu vực.
Khai thác và lạm dụng: Doanh nghiệp thực hiện chính sách chống việc khai
thác hay lạm dụng thương mại, tình dục hay các hình thức khác, đặc biệt đối với trẻ
em, thiếu niên, phụ nữ, người dân tộc thiểu số hoặc các nhóm dễ bị tổn thương khác.
Cơ hội bình đẳng: Doanh nghiệp đưa ra các cơ hội việc làm, bao gồm cả cấp
quản lý, mà không có sự phân biệt về giới tính, chủng tộc, tôn giáo, sự tàn tật hay
các hình thức khác.
Việc làm tử tế: Luật lao động được tôn trọng, một môi trường làm việc an tòan

được đảm bảo và nhân viên được trả ít nhất một mức lương đủ sống. Nhân viên
được tạo đào tạo thường xuyên, có cơ hội được thăng tiến.
Dịch vụ cộng đồng: Họat động của doanh nghiệp không được ảnh hưởng sự
cung cấp các dịch vụ cơ bản chẳng hạn thức ăn, nước, năng lượng, chăm sóc sức
khỏe và vệ sinh, cho các cộng đồng lân cận.

16


Sinh kế dân địa phương: Các họat động của doanh nghiệp không được ảnh
hưởng xấu đến đời sống của người dân địa phương, bao gồm việc sử dụng tài
nguyên đất và nước, giao thông và nhà ở.
Thứ ba, Tối đa lợi ích cho di sản văn hóa và tối thiểu tác động có hại
Tương tác văn hóa: Doanh nghiệp tuân thủ các qui định quốc gia và quốc tế
cũng như các hướng dẫn đã được chấp thuận tại địa phương về quản lý và quảng bá
việc tham quan các cộng đồng thiểu số và các khu vực nhạy cảm về văn hóa hay lịch
sử, nhằm giảm thiểu các tác động có hại và tối đa các lợi ích cho địa phương cũng
như sự hài lòng của du khách
Bảo vệ di sản văn hóa: Doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ, bảo tồn và tôn
tạo các di tích, khu vực và truyền thống có giá trị lịch sử, khảo cổ, văn hóa và tinh
thần, đồng thời không cản trở sự tiếp cận của người dân địa phương.
Trình diễn văn hóa và di sản: Doanh nghiệp trân trọng và đưa các yếu tố văn
hóa địa phương cả truyền thống và hiện đại vào các họat động, thiết kế, trang trí, ẩm
thực hay cửa hang của họ với sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa
phương.
Đồ tạo tác: Các đồ tạo tác có tính lịch sử hay khảo cổ không được bày, bán và
trao đổi, trừ khi được luật quốc tế và địa phương cho phép.
Thứ tư, Tối đa lợi ích cho môi trường và tối thiểu tác động có hại
(1) Bảo tồn tài nguyên:
Mua hàng có lợi cho môi trường: Chính sách mua hàng ưu tiên các nhà cung

cấp và hàng hóa bền vững về môi trường, bao gồm tư liệu sản xuất, thực phẩm, thức
uống, vật liệu xây dựng và tiêu dùng.
Mua hàng hiệu quả: Doanh nghiệp quản lý cẩn thận việc thu mua các hàng hóa
tiêu dùng, bao gồm thực phẩm, để tránh lãng phí.
Bảo tồn năng lượng: Việc tiêu thụ năng lượng phải được kiểm sóat bằng phân
lọai và các bước cần thiết để giảm việc tiêu thụ nói chung. Doanh nghiệp phải nỗ lực
gia tăng việc sử dụng năng lượng tái tạo được.
Bảo tồn nước: Những rủi ro về nước phải được đánh giá, việc tiêu thụ nước
phải được kiểm sóat bằng phân lọai, và các bước cần thiết để giảm thiểu việc tiêu
thụ nói chung. Nguồn nước phải bền vững và không có tác hại xấu đến các dòng
chảy môi trường. Ở những khu vực có nguy cơ cao về nước, các mục tiêu dựa trên
toàn cảnh quản lý nước phải được xác định và theo đuổi.
17


(2) Giảm thiểu ô nhiễm
Xả thải khí nhà kính: Các nguồn xả thải khí nhà kính quan trọng trong doanh
nghiệp phải được xác định, tính tóan khi có thể và các qui trình được áp dụng để
tránh hoặc giảm thiểu việc phát thải. Sự đền bù cho các nguồn xả thải còn lại của
doanh nghiệp được khuyến khích.
Vận tải: Doanh nghiệp tìm kiếm biện pháp giảm thiểu các nhu cầu vận tải và
khuyến khích việc sử dụng các phương tiện thay thế sử dụng năng lượng hiệu quả và
sạch hơn tới khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp cũng như cho chính họat động của
họ.
Nước thải: Nước thải, bao gồm nước thải sinh họat, phải được xử lý hiệu quả
và chỉ được tái sử dụng hay xả một cách an tòan khi không có tác động xấu tới cư
dân địa phương và môi trường.
Chất thải rắn: Chất thải, bao gồm chất thải từ thực phẩm, phải được kiểm sóat
và phải có cơ chế hiện hành để giảm thải, và khi mà việc giảm thải không thể thực
hiện được thì phải chuyển sang tái sử dụng và tái sinh. Tất cả các chất thải phải

không được có tác hại tới cư dân địa phương và môi trường.
Chất độc hại: Việc sử dụng chất độc hại, bao gồm thuốc trừ sâu, sơn, chất khử
trùng cho hồ bơi và các hóa chất tẩy rửa, phải được giảm thiểu tối đa, và khi có thể
cần được thay thế bằng các sản phẩm hay qui trình không độc hại.
Giảm thiểu ô nhiễm: Doanh nghiệp thực thi các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
từ tiếng ồn, ánh sáng, dòng nước xả, xâm thực, hợp chất gây suy giảm tầng ozone,
và các chất làm ô nhiễm không khí, nước và đất.
(3) Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan
Bảo tồn đa dạng sinh học: Doanh nghiệp hỗ trợ và đóng góp cho bảo tồn đa
dạng sinh học, bao gồm qua việc quản lý phù hợp cơ sở du lịch của họ. Chú ý đặc
biệt tới các khu bảo tồn thiên nhiên và khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao. Giảm
thiểu hoặc di dời các tác động xấu tới hệ sinh thái tự nhiên, và đóng góp đền bù cho
công tác quản lý bảo tồn.
Các loài xâm hại: Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đưa
các loài xâm hại đến địa phương. Các loài bản địa phải được sử dụng cho cảnh quan
và bảo tồn – khi có thể, đặc biệt trong cảnh quan tự nhiên.

18


Tham quan các khu vực tự nhiên: Doanh nghiệp tuân thủ các hướng dẫn phù
hợp về quản lý và quảng bá việc tham quan các khu vực tự nhiên nhằm giảm thiểu
tác động xấu và gia tăng sự hài lòng của du khách.
Tương tác với động vật trong tự nhiên: Việc tương tác với động vật sống tự do
trong tự nhiên phải xét đến các tác động tích lũy, phải là không xâm hại và được
quản lý có trách nhiệm nhằm giảm thiểu tác động xấu đến các loài động vật này,
cũng như khả năng sinh tồn và tập tính của các loài này trong tự nhiên.
Quyền lợi cho động vật: Không bắt, nuôi giữ, cho sinh sản các loài động vật
hoang dã, trừ khi được thực hiện bởi nhân viên được ủy quyền và có các dụng cụ
thích hợp cho các hoạt động được quản lý phù hợp và tuân theo luật lệ quốc tế và sở

tại. Nơi ở, chăm sóc và chăn dắt tất cả động vật hoang dã và thuần hóa phải đạt các
tiêu chuẩn cao nhất về phúc lợi cho động vật.
Đánh bắt và trao đổi sinh vật hoang dã: Các loài sinh vật hoang dã không được
dùng để thu hái, tiêu thụ, trưng bày, bán hay trao đổi, trừ khi là một phần của một
họat động có quản lý nhằm đảm bảo việc sử dụng chúng là bền vững và tuân theo
luật quốc tế và sở tại.

19


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG KHU DU
LỊCH BÀ NÀ HILLS
2.1 Khái quát về du lịch thành phố Đà Nẵng
Khi nghiên cứu về đề tài phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Bà Nà
Hills thì người viết thấy rằng không nên chỉ nghiên cứu tìm hiểu về khu du lịch này
mà nên nhìn nhận, đánh giá Bà Nà Hills như là một mắt xích trong hệ thống của các
hệ thống lãnh thổ lớn hơn cụ thể trong bài nghiên cứu là Đà Nẵng. Thành phố Đà
Nẵng là một hệ thống có kết cấu đầy đủ gồm các mối quan hệ giữa các thành phần
tự nhiên, kinh tế xã hội, dân cư, môi trường… và khu du lịch Bà Nà Hills – một hệ
thống bao gồm các hoạt động kinh doanh du lịch và phát triển du lịch bền vưng - là
một bộ phận bên trong nó. Bất cứ một sự thay đổi nào của một mắt xích trong hệ
thống cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến các mắt xích khác và cả hệ thống và ngược
lại. Chính vì vậy, trong bài nghiên cứu tác giả đã đánh giá sự phát triển du lịch của
thành phố Đà Nẵng dựa trên ba khía cạnh trong mô hình phát triển du lịch bền vững
để từ đó có thể rút ra được những kết luận về sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến
sự phát triển du lịch bền vững của khu du lịch Bà Nà Hills.
2.1.1 Doanh thu du lịch
Theo Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về việc phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn được chính thủ tướng chính phủ phê duyệt thì mục tiêu đến năm
2020 ngành du lịch sẽ cơ bản thành ngành kinh tế mũi nhọn và doanh thu của du lịch

mang lại sẽ giúp thúc đẩy toàn bộ các ngành, lĩnh vực khác. Vì vậy, doanh thu của
ngành du lịch sẽ là thành phần quan trọng trong việc tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước qua đó phát triển bền vững của ngành du lịch và các ngành kinh tế nói
riêng. Tác động chủ yếu từ du lịch đến ngành kinh tế đó chính là doanh tu đến từ du
lịch. Tất cả các khoản tiền mà khách du lịch đã chi trả trong thời gian lưu trú tại địa

20


phương cho tất cả các hoạt động như là thực phẩm, lưu trú, vận chuyển,.. đều được
ghi nhận là doanh thu du lịch.

Biểu đồ 3.1 Doanh thu du lịch tỉnh Đà Nẵng
Nguồn: Sở du lịch thành phố Đà Nẵng
Qua biểu đồ thể hiện doanh thu đến từ các hoạt động du lịch của tỉnh Đà Nẵng ta có
thể thấy rằng doanh thu du lịch hàng năm có sự tăng trưởng đều đặn bắt đầu từ 12,7
nghìn tỷ năm 2015 đến 24 nghìn tỷ ở thời điểm kết thúc năm 2018 và nguồn doanh
thu luôn luôn ở ngưỡng tăng trưởng trên 20%. Ngoài ra, số liệu ước tính của Sở du
lịch thành phố Đà Nẵng cũng cho thấy rằng trong 9 tháng đầu năm 2019 doanh thu
đến từ du lịch đã đến mức 25 nghìn tỷ đồng với lượng khách du lịch là 7.2 triệu và
đó chính là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự tăng trưởng hơn so với năm trước ( 24
nghìn tỷ đồng doanh thu năm ngoái) tuy mới chỉ đạt được 92,4% kế hoạch đề ra.
Các số liệu trên cũng phần nào thể hiện sự ổn định và bền vững trong phát triển kinh
tế du lịch ở Đà Nẵng. Một chỉ số cũng rất quan trọng nữa là chỉ số tăng trưởng so
với kế hoạch đề ra luôn luôn đạt trên 100% qua 4 năm gần đây cho thấy rằng sự
chính xác trong các công tác dự báo và sự đúng đắn, hiệu quả của các chính sách, kế
hoạch được đề ra và chỉ đạo bởi Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và Sở du lịch
Đà Nẵng.

21



Biểu đồ 3.2 Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống của tỉnh Đà Nẵng
Nguồn: Cục thống kê thành phố Đà Nẵng
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống cho thấy đây chính là những doanh thu chính
đóng góp vào doanh thu chung của toàn ngành với tỷ trọng xấp xỉ 60% trong 2 năm
gần nhất. Đây cũng là lĩnh vực có mức tăng trưởng tốt và đều đặn. Đặc biệt trong 10
tháng đầu năm 2019 ngành du lịch đã chững kiến sự tăng vọt về doanh thu dịch vụ
ăn uống và điều này có thể là kết quả của những tour du lịch về ẩm thực Đà Nẵng
mới được rất nhiều khách nội địa đón nhận.
2.1.2 Khách du lịch
2.1.2.1 Khách du lịch quốc tế
Hai mục đích phổ biến nhất mà khách du lịch đến Đà Nẵng trong những năm
gần đây đó chính là đến các điểm đến du lịch, danh lam thắng cảnh và dự hội thảo
hội nghị. Đối với nhóm khách đi du lịch với mục đích thưởng ngoạn các danh lam
thắng cảnh, các chương trình văn hóa thì đây là thị trường nhóm khách mục tiêu mà
các nhà phát triển du lịch và hoạch định chính sách ở Đà Nẵng hướng tới. Bởi vì
khách du lịch quốc tế sẽ đóng góp một khoản thu ngoại tệ đáng kể cho ngân sách
nhà nước. Đồng thời, du lịch còn là ngành “xuất khẩu có hiệu quả cao nhất” ( Giáo
trình Kinh tế du lịch- Trường Đại học Kinh tế quốc dân) khi mang đến những khoản
thu từ những hàng hóa từ những ngành tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ, nông
sản,.. theo giá bán lẻ cao hơn so với giá xuất khẩu bởi vì khi bán qua xuất khẩu thì
những mặt hàng này sẽ phải bán theo giá bán buôn hơn nữa còn không phải chịu
hàng rào thuế mậu dịch quốc tế. Đối với khách tham dự hội nghị hội thảo, ngoài việc
cũng mang lại nguồn du lịch qua các cơ sở lưu trú thì loại khách du lịch này đặc biệt
là đối với các hội nghị cấp cao như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình
Dương APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng với sự tham dự của tổng thống Donald
Trump cùng hàng nghìn nhà báo từ các nước đã tạo ra những sự kiện truyền thông
lớn giúp quảng bá hình ảnh đất nước, thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa
của Việt Nam.

Biểu đồ 3.3 Lượt khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng
Nguồn: Sở du lịch thành phố Đà Nẵng

22


Biểu đồ trên cho thấy sự tăng trưởng tốt và ổn định trong khoảng thời gian từ năm
2015 đến năm 2019 với mức tăng luôn ở ngưỡng trên 30% so với năm trước đó và
đạt đỉnh ở mức 2,875 triệu lượt khách ở năm 2018. Riêng trong 9 tháng đầu năm
2019 đã có xấp xỉ 2,8 triệu lượt khách đến Đà Nẵng ( gần bằng tổng lượt khách của
cả năm trước) và điều này là một tín hiệu dự báo chắc chắn rằng năm 2019 sẽ tiếp
tục có sự tăng ổn định của những lượt khách chất lượng cao đến Đà Nẵng và sự bền
vững trong du lịch của riêng Đà Nẵng.

Biều đồ 3.4 Thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm
Nguồn: Sở du lịch thành phố Đà nẵng
Biểu đồ trên cho ta thấy các thành phần khách du lịch chủ yếu đến Đà Nẵng. Do các
chương trình quảng bá du lịch Việt Nam do các đài truyền hình Hàn Quốc như KBS
thực hiện nên thị trường khách Hàn Quốc đến Hàn Quốc bùng nổ và chiếm số lượng
nhiều nhất với 1.345 triệu lượt khách và tốc độ tăng trưởng cũng cao ấn tượng gần
50%. Tiếp đến là Trung Quốc- đất nước 2 tỷ dân giáp biên giới phía Bắc với Việt
Nam và Đà Nẵng cũng là nơi có nhiều khu phố người Hoa hay sòng bạc do chính
người Trung Quốc quản lý. Tiếp theo đó là Nhật Bản, Mỹ, Malaysia và Úc. Biểu đồ
này chỉ ra rằng thị trường khách Hàn Quốc là thị trường đặc biệt màu mỡ và đang
phát triển mạnh theo xu thế của những năm gần đây nên chúng ta phải tận dụng tốt
nhất có thể thời cơ và xu thế này để tăng doanh thu du lịch đồng thời tích cực quảng
bá hình ảnh du lịch để xây dựng du lịch bền vững.
2.1.2.2 Khách du lịch nội địa
Tuy khách du lịch nội địa ở Việt Nam có lượng chi tiền khi đi du lịch bình
quân thấp hơn khá nhiều so với khách du lịch quốc tế nhưng lại chiếm phần lớn tỷ

trọng khách du lịch đến Đà Nẵng ( xấp xỉ 60% tổng lượng khách du lịch). Đối với
đất nước trăm triệu dân có tình hình phát triển kinh tế nhanh chóng như Viêt Nam
23


thì nhu cầu đi du lịch ngày càng lớn và do đó xu hướng tiêu dùng trong du lịch của
khách nội địa cũng có nhiều sự thay đổi bởi vì những hình thức nghỉ dưỡng ở các
khách sạn hay khu nghỉ dưỡng có tỷ trọng lợi nhuận lớn là sự lựa chọn ưa thích thay
vì chỉ có tham quan, ngắm cảnh trong các chuyến đi ngắn ngày như trước đây.
Không chỉ vậy, các điểm đến du lịch lớn ở Việt Nam như Đà Nẵng hay Đà Lạt ngày
càng phát triển một cách nhanh chóng khiến khách trong nước chọn những điểm đến
này thay vì đi nước ngoài.
Biểu đồ 3.5 Lượt khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng
Nguồn: Sở du lịch thành phố Đà Nẵng
Qua biểu đồ về lượt khách du lịch ở trên ta có thể thấy rằng khách du lịch nội địa
đến Đà Nẵng luôn có một mức tăng trưởng ổn định qua các năm ( trên 10%) đạt
đỉnh ở năm 2018 với 4,875 triệu lượt khách du lịch nội địa. Riêng trong 9 tháng đầu
năm 2019 Đà Nẵng đã đón số lượt khách bằng cả năm 2017.
2.1.3 Cơ sở lưu trú
Bảng 3.1 Số lượng cơ sở lưu trú và số phòng tại Đà Nẵng
Số lượng cơ sở
lưu trú
Số phòng

2015
490

2016
572


2017
689

18,233
21,197
28,821
Nguồn: Sở du lịch thành phố Đà Nẵng

2018
785
35,615

Số lượng cơ sở lưu trú và cả số phòng nghỉ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đều có
sự tăng trưởng tích cực. Đối với số lượng cơ sở lưu trú thì đó là sự tăng trưởng đều
đặn với khoảng 100 cơ sở trên một năm. Đối với số phòng thì có một sự tăng mạnh
diễn ra vào năm 2017 với gần 8 nghìn cơ sở ( tăng 36%) so với năm 2016 và điều
này cũng lặp lại vào năm 2018. Tuy nhiên, doanh thu đến từ dịch vụ của năm 2017
và cả năm 2018 đều không cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc nào và điều này có thể
phản ánh rằng việc liên tiếp xây dựng các cơ sở lưu trú có phần ồ ạt và không tính
toán. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến các chính sách giá của các cơ sở kinh
doanh dịch vụ này và có tác động không tốt đến môi trường kinh doanh du lịch tại
thành phố Đà Nẵng.

24


2.1.4 Lao động du lịch
Theo nghiên cứu “Xác định những đóng góp của du lịch trong GRDP thành
phố Đà Nẵng” do T.S Trương Sĩ Quý ( trường Đại học kinh tế Đà Nẵng) cho đến hết
năm 2017 “ngành du lịch đã tạo ra 77.026 việc làm trực tiếp và 63.511 việc làm gián

tiếp cho thành phố này (tổng cộng khoảng 140.000 việc làm) chiếm tổng số trên
25% tổng số lao động có việc làm tại thành phố Đà Nẵng”. Đây là con số ấn tượng
trong ngành du lịch của cả nước Việt Nam nói chung.
Bảng 3.2 Số lượng hướng dẫn viên du lịch thành phố Đà Nẵng
2015

2016

2017

2018

Tổng số lượng hướng
dẫn viên du lịch
2,038
2,598
3,223
4,099
Hướng dẫn viên du lịch
quốc tế
1,195
1,551
1,200
2,885
Nguồn: Sở du lịch thành phố Đà Nẵng
Khi mà cả cầu du lịch và lượng khách du lịch ngày càng tăng cao tại Đà Nẵng thì
không khó hiểu khi số lượng hướng dẫn viên du lịch cũng có sự tăng trưởng về số
lượng đều đặn qua các năm. Tuy nhiên vẫn có những sự nhảy vọt về số lượng như số
lượng hướng dẫn viên du lịch quốc tế tại Đà Nẵng trong năm 2018 với mức tăng ấn
tượng 140%. Điều này phản ánh nhu cầu về hướng dẫn viên du lịch của khách du

lịch quốc tế ngày càng tăng và đã có sự bổ sung nhân lực du lịch cần thiết cho điều
đó trong năm 2018.
2.2 Khái quát về khu du lịch Bà Nà Hills
2.2.1 Vị trí địa lý và lịch sử hình thành
Khu du lịch Bà Nà nằm trên một khu vực núi thuộc về dãy núi Trường Sơn, xã
Hòa Ninh, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng (cách trung tâm thành phố 25km).
Toàn bộ khu du lịch Bà Nà Hills nằm trên đỉnh Núi Chúa nơi có độ cao so với mực
nước biển là 1489m. Được xây dựng và phát triển thành khu nghỉ dưỡng từ thế kỷ
trước bởi nhà toàn quyền người Pháp Paul Doumer và trải qua một thời gian rất dài
(từ 1945 đến 1997) Bà Nà đã phải hứng chịu sự tàn phá rất khốc liệt của chiến tranh.
Đến năm 1997, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đưa ra quyết định hồi sinh
Bà Nà, đưa Bà Nà trở thành khu du lịch sinh thái có quy mô và hệ thống lớn nổi
tiếng như trức đây. Nhưng năm 2007 mới chính thức đánh dấu bước đầu tiên của
việc thực sự hồi sinh khu du lịch này khi toàn bộ khu du lịch Bà Nà được trao toàn
bộ quyền cho tập đoàn Sun Group- một tập đoàn tư nhân của Việt Nam xây dựng và
quản lý và đến nay đã Bà Nà Hills đã trở thành một trong những khu du lịch biểu
25


×