Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue và hiệu quả mô hình giám sát chủ động vector truyền bệnh tại tỉnh Bình Phước.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

PHẠM HOÀNG XUÂN

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG
VECTOR TRUYỀN BỆNH TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Thái Bình - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

PHẠM HOÀNG XUÂN

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
DENGUE VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG
VECTOR TRUYỀN BỆNH TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ: 9720701



HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Trần Quốc Kham
2. PGS.TS. Ngô Thị Nhu

Thái Bình - 2020


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào
tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng cùng các thầy, cô giáo của Trường Đại học Y
Dược Thái Bình đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
khoá học.
Xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Trần Quốc Kham và PGS.TS. Ngô Thị Nhu,
những người Thầy/cô đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các Phòng Ban, Trung tâm của
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, các đơn vị liên quan và những
người dân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu, thực
hiện và hoàn thành đề tài của luận án này.
Xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên tôi chia sẻ kinh
nghiệm học tập, động viên, khuyến khích tôi trong học tập và công tác.

Thái Bình, tháng 01 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án nghiên cứu này là công trình do bản thân tôi trực
tiếp tiến hành. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn trung

thực theo kết quả điều tra và chưa từng được công bố tại các công trình khoa học
nào khác.
Tác giả luận án

Phạm Hoàng Xuân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ae. aegypti

Aedes aegypti

Ae. albopictus

Aedes albopictus

BI

Bretau Index - Chỉ số Bretau

DEN-1

Dengue typ 1

DEN-2

Dengue typ 2

DEN-3


Dengue typ 3

DEN-4

Dengue typ 4

DCCN

Dụng cụ chứa nước

DI

Density Index - Chỉ số vật chứa bọ gậy

ELISA

Enzyme Linked Immunobent assay
(Thử nghiệm miễn dịch gắn men)

HI

House Index - Chỉ số nhà có bọ gậy

HT

Huyết thanh

KN

Kháng nguyên


KT

Kháng thể

PCR

Polymerase định lượng trực tiếp

PCSXH

Phòng chống sốt xuất huyết

SD

Standard Deviation – Độ lệch chuẩn

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 

1.1.  Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết .............................................. 4 
1.1.1. Khái niệm sốt xuất huyết Dengue và lịch sử phát hiện bệnh .......... 4 
1.1.2. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết....................................................... 5 
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết trên thế giới .................................. 9 
1.1.4 Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam .................................. 13 
1.2.  Các nghiên cứu can thiệp phòng chống bệnh sốt xuất huyết ................ 21 
1.2.1. Một số phương pháp kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết21 
1.2.1.1. Biện pháp hóa học ...................................................................... 21 
1.2.1.2. Một số biện pháp sinh học .......................................................... 23 
1.2.2. Mô hình cộng đồng tham gia phòng chống sốt xuất huyết ........... 26 
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 34 
2.1. Địa điểm, đối tượng và thời gian nghiên cứu ........................................ 34 
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 34 
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 37 
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: .................................................................... 38 
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 38 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 38 
2.2.2. Tính cỡ mẫu và chọn mẫu ............................................................. 41 
2.2.3. Các biến số ..................................................................................... 45 
2.2.4. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: ........................................ 46 
2.2.5. Nội dung can thiệp:........................................................................ 50 
2.2.6. Biện pháp khắc phục sai lệch trong điều tra .................................. 52 
2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 53 
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ............................................................. 54 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 55 


3.1. Đặc điểm dịch tễ học SXHD tại Bình Phước giai đoạn 2008 - 2016 .... 55 
3.2. Hiệu quả mô hình tình nguyện viên giám sát véc tơ truyền bệnh SXH tại
cộng đồng .............................................................................................. 68 

3.2.1. Xây dựng đội ngũ giám sát vec tơ ................................................. 68 
3.2.2. Kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm........................................ 71 
3.2.3. Hiệu quả cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành của người dân sau
can thiệp ........................................................................................ 76 
3.2.3. Hiệu quả cải thiện chỉ số giám sát ................................................. 84 
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 89 
4.1. Đặc điểm dịch tễ Sốt xuất huyết Dengue tại Bình Phước giai đoạn
2008 - 2016 ........................................................................................... 90 
4.2. Xây dựng đội ngũ giám sát véc tơ truyền bệnh SXH tại tuyến y tế cơ
sở và hiệu quả can thiệp giai đoạn 2013-2016 .................................. 100 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 120 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 122 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Số ca mắc bệnh trung bình giai đoạn 2008-2016 của đối tượng
theo địa bàn nghiên cứu .............................................................. 58 

Bảng 3.2.

Tuổi mắc bệnh trung bình của đối tượng theo năm nghiên cứu . 60 

Bảng 3.3.

Chỉ số nhà có bọ gậy (HI-BG) Aedes aegypti phân bố theo tháng62 


Bảng 3.4.

Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes trong 100 nhà
điều tra (BI) phân bố theo tháng trong giai đoạn 2008-2016 ..... 63 

Bảng 3.5.

Tỷ lệ dụng cụ chứa nước có bọ gậy phân bố theo tháng giai đoạn
2008- 2016 .................................................................................. 64 

Bảng 3.6.

Chỉ số mật độ muỗi (DI) Aedesaegypti phân bố theo tháng ...... 65 

Bảng 3.7.

Chỉ số nhà có muỗi (HI-M) Aedes aegypti phân bố theo tháng . 66 

Bảng 3.8.

Tỷ lệ mẫu bệnh phẩm được phân lập virus sốt xuất huyết năm
2014 theo nhóm tuổi ................................................................... 67 

Bảng 3.9.

Kết quả phân lập virus sốt xuất huyết năm 2014 theo giới tính . 67 

Bảng 3.10. Kết quả đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống hoạt động ........... 69 
Bảng 3.11. Hoạt động của CTV huy động sự tham gia của cộng đồng ........ 70 
Bảng 3.12. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu ................. 76 

Bảng 3.13. So sánh hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh SXH ...................... 77 
Bảng 3.14. Kiến thức của đối tượng về những bệnh lây truyền do muỗi ..... 77 
Bảng 3.15. So sánh về nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết cho
đối tượng nghiên cứu .................................................................. 78 
Bảng 3.16. So sánh kiến thức về nhận biết bệnh SXHD và cách xử trí........ 79 
Bảng 3.17. So sánh kiến thức của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc bệnh
nhân sốt tại nhà ........................................................................... 80 
Bảng 3.18. Thái độ của đối tượng về tầm quan trọng của diệt bọ gậy và phun
hóa chất ....................................................................................... 80 
Bảng 3.19. Lý do đối tượng cho rằng diệt bọ gậy hiệu quả hơn ................... 81 


Bảng 3.20. Tỷ lệ đối tượng chấp nhận hay ủng hộ các hành động bảo vệ
nguồn nước phòng bọ gậy........................................................... 82 
Bảng 3.21. So sánh tỷ lệ đối tượng thường xuyên kiểm tra nơi có bọ gậy
sinh sống ..................................................................................... 83 
Bảng 3.22. Thực hành của đối tượng trong việc diệt bọ gậy và muỗi .......... 83 
Bảng 3.23. So sánh số mắc và tỷ lệ mắc SXH ở 2 nhóm xã ......................... 84 
Bảng 3.24. So sánh kết quả giám sát chỉ số nhà có bọ gậy ........................... 84 
Bảng 3.25. So sánh kết quả giám sát chỉ số DCCN có bọ gậy ..................... 85 
Bảng 3.26. So sánh kết quả giám sát chỉ số DCCN có bọ gậy trong 100 nhà
điều tra ........................................................................................ 86 
Bảng 3.27. So sánh kết quả giám sát chỉ số mật độ muỗi ............................. 87 
Bảng 3.28. So sánh kết quả giám sát chỉ số nhà có muỗi cái Aedes aegypti
trưởng thành ................................................................................ 88 


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Số trường hợp mắc/chết SXHD ở khu vực Tây Thái Bình
Dương, giai đoạn 1991 - 2011.................................................... 11 

Biểu đồ 1.2. Số trường hợp mắc và tử vong ở khu vực Đông Nam Á ......... 13 
Biểu đồ 1.3. Tình hình mắc và tử vong do sốt xuất huyết ở Việt Nam,
1980 - 2017 .............................................................................. 17 
Biểu đồ 1.4. Phân bố ca mắc SXHD theo vùng miền ................................... 18 
Biểu đồ 1.5. Tình hình mắc, chết SXHD khu vực phía Nam, 1996 - 2012 .. 19 
Biểu đồ 1.6. Phân bố số ca mắc SXHD theo tháng tại các tỉnh khu vực phía Nam
năm 2012 so với năm 2011 và đường cong chuẩn 2005 - 2010 ..... 20 
Biểu đồ 3.1. Số ca mắc/chết do sốt xuất huyết giai đoạn 2008-2016 ........... 55 
Biểu đồ 3.2. Số ca mắc SXH giai đoạn 2008 - 2015 theo các tháng trong năm 56 
Biểu đồ 3.3. Số ca mắc/chết do sốt xuất huyết trên 100.000 dân giai đoạn
2008-2016 ................................................................................. 57 
Biểu đồ 3.4. Số ca mắc bệnh trung bình/100.000 dân theo địa bàn .............. 59 
Biểu đồ 3.5. Số ca mắc sốt xuất huyết trung bình theo nhóm tuổi ............... 59 
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu mắc sốt xuất huyết theo 2 nhóm tuổi qua các năm ...... 61 
Biểu đồ 3.7. Diễn biến chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes
trong 100 nhà điều tra phân bố theo tháng ............................... 63 
Biểu đồ 3.8. Chỉ số mật độ muỗi (DI) Aedes aegypti phân bố theo tháng ... 65 
Biểu đồ 3.9. Chỉ số nhà có muỗi (HI-M) Aedesaegypti phân bố theo tháng 66 
Biểu đồ 3.10. Cơ cấu các type virus sốt xuất huyết Dengue .......................... 68 


DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1.

Đánh giá của cán bộ y tế về sự cần thiết thực hiện hoạt động
giám sát côn trùng tại tuyến y tế cơ sở ...................................... 71 

Hộp 3.2.

Đánh giá của cán bộ y tế về các khó khăn khi thực hiện hoạt

động giám sát côn trùng tại tuyến y tế cơ sở ............................. 72 

Hộp 3.3.

Đánh giá của cán bộ y tế về các lợi ích khi thực hiện hoạt động
giám sát côn trùng tại tuyến y tế cơ sở ...................................... 73 

Hộp 3.4.

Đánh giá hoạt động của tình nguyện viên khi thực hiện mô hình
giám sát côn trùng tại tuyến y tế cơ sở ...................................... 74 

Hộp 3.5.

Các đề xuất của cán bộ y tế khi thực hiện hoạt động giám sát côn
trùng tại tuyến y tế cơ sở ............................................................ 75 


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Muỗi Aedes aegypti .......................................................................... 5 
Hình 1.2. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti .................................................... 6 
Hình 1.3: Chu trình tái nhiễm SXH .................................................................. 8 


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiều thập kỷ qua, bệnh Sốt xuất huyết vẫn là một trong những bệnh
truyền nhiễm gây dịch xảy ra trên nhiều quốc gia và có xu hướng lan rộng ra
nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới

trong đó Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là hai nơi có tỷ lệ mắc bệnh
cao nhất [119],[121]. Nếu như năm 2003 chỉ có 8/10 quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á có lưu hành dịch sốt xuất huyết thì đến năm 2006, 100% số
quốc gia trong khu vực đã xuất hiện dịch. So với 50 năm trước, tỷ lệ mắc
bệnh đã tăng gấp 30 lần [118].
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang tìm kiếm những biện
pháp hữu hiệu nhằm khống chế bệnh sốt xuất huyết.Chiến lược toàn cầu về
phòng chống và kiểm soát sốt xuất huyết đã khuyến cáo các quốc gia thay vì
các đối phó khẩn cấp cần có những đánh giá nguy cơ chủ động để có chiến
lược cảnh báo, dự phòng sớm [118]. Qua kinh nghiệm triển khai thực hiện ở
một số quốc gia, đã cho thấy dùng hóa chất diệt muỗi chỉ có tính chất tạm
thời, trấn an cộng đồng hơn là phòng chống dịch. Mặt khác, sử dụng hóa chất
đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nhiều hơn [31]. Trong khi đó, biện pháp
tận gốc là phải giảm và triệt nguồn sinh sản của muỗi, điều này đồng nghĩa
với việc kiểm soát bọ gậy một cách có hiệu quả. Nhưng sau nhiều năm thực
hiện các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, bệnh dịch vẫn diễn biến
phức tạp, tỷ lệ bệnh luôn tiếp tục gia tăng hàng năm và không còn mang tính
chu kỳ 3, 4 năm như trước đây mà dịch hầu như xảy ra mang tính chất thường
xuyên hơn [102],[115]. Tại Việt Nam, vụ dịch sốt xuất huyết Dengue đầu tiên
xảy ra ở Việt Nam vào năm 1958 và đến nay, bệnh SXHD đã trở thành một
bệnh dịch lan truyền rộng rãi, là vấn đề y tế quan trọng vì tỉ lệ mắc và tử vong
cao nếu không phát hiện, xử trí đúng và phòng chống kịp thời
[26],[42],[50],[59]. Năm 1999, chương trình Quốc gia phòng chống bệnh


2

SXHD tại Việt Nam được hình thành và đi vào hoạt động với mục tiêu giảm
chết, giảm mắc, không để dịch xảy ra và xã hội hóa hoạt động phòng chống
sốt xuất huyết. Từ khi triển khai chương trình đến nay, thực trạng hoạt động

phòng chống sốt xuất huyết cho thấy số tử vong do sốt xuất huyết có chiều
hướng giảm nhưng số mắc không giảm nhiều, thậm chí có thời kỳ còn gia
tăng, bùng phát thành dịch lớn. Do đó, trong những năm gần đây phòng chống
sốt xuất huyết là vấn đề y tế được nước ta đặt lên hàng đầu.
Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam
Bộ, nơi có tỷ lệ lưu hành bệnh sốt xuất huyết khá cao [65],[66]. Mặc dù, Dự
án Quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết cũng đã được triển khai phủ khắp
các huyện. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết vẫn thường xuyên phát sinh hàng
năm, đôi khi phát sinh và lan rộng tại một số xã, phường. Sau nhiều năm triển
khai dự án, do nguồn ngân sách hạn chế, mạng lưới cộng tác chỉ triển khai
thực hiện khoảng 10% số xã, ưu tiên chọn lựa những xã có tỷ lệ mắc bệnh
cao, trình độ dân trí, kinh tế thấp, khó tiếp cận với các phương tiện truyền
thông đại chúng. Các xã còn lại sử dụng các y tế thôn ấp thực hiện việc tuyên
truyền giáo dục người dân phòng bệnh sốt xuất huyết lồng ghép vào các nội
dung hoạt động khác tại địa phương. Do vậy, hoạt động tuyên truyền cho
cộng đồng có kiến thức về sốt xuất huyết tương đối đầy đủ và toàn diện
nhưng thực hành về phòng chống sốt xuất huyết còn hạn chế do không đủ
nguồn lực có cộng tác viên cho tất cả các xã. Tuy nhiên, sau năm 2013, Dự
án Quốc gia về phòng chống sốt xuất huyết cũng không còn duy trì mô hình
cộng tác viên này nữa. Hoạt động phòng chống sốt xuất huyết được lồng
ghép chung trong các hoạt động của trạm y tế. Do đó, với giả thuyết xây
dựng một mạng lưới tình nguyện viên tại cộng đồng cùng với y tế cơ sở sẽ
giúp thay thế mô hình cộng tác viên để thực hiện hoạt động phòng chống sốt
xuất huyết tại cộng đồng có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:


3

“Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue và hiệu quả mô
hình giám sát chủ động vector truyền bệnh tại tỉnh Bình Phước” nhằm

mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình
Phước giai đoạn 2008 - 2016.
2. Đánh giá hiệu quả của mô hình tình nguyện viên giám sát véc tơ truyền
bệnh sốt xuất huyết tại cộng đồng giai đoạn 2013-2016.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết
1.1.1. Khái niệm sốt xuất huyết Dengue và lịch sử phát hiện bệnh
Sốt Dengue hay sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm virus
Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn.
Vào những năm 1778 - 1780, những vụ dịch SXHD đầu tiên được ghi
nhận xảy ra ở Châu Á, Châu Phi và Bắc Mỹ. Sự xuất hiện gần như đồng thời
của các vụ dịch trên ba lục địa khác nhau chứng tỏ rằng virus gây bệnh cũng
như vectơ truyền bệnh đã phân bố rộng rãi trên toàn thế giới từ hàng trăm
năm trước. Vào thời gian này SXHD chỉ được xem là một bệnh nhẹ. Đến sau
chiến tranh thế giới lần thứ II, một vụ đại dịch SXHD xuất hiện ở Đông Nam
Á và từ đó lan rộng trên toàn cầu.
Virus Dengue là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết Dengue
(SXHD). Lâm sàng của bệnh đã được biết từ những năm 1800, nhưng mãi
đến năm 1944 người ta mới tìm ra virus. Virus đầu tiên được Sabin A.B tìm
ra trong thế chiến thứ II trong những binh lính ở Calcutta, New Guinea và
Hawaii. Các virus được phân lập ở Ấn Độ, Hawaii và một chủng ở New
Guinea có kháng nguyên giống nhau được gọi là DEN-1. Ba chủng khác còn
lại ở New Guinea có kháng nguyên khác với chủng trên, được gọi là DEN-2.
Sau đó, 2 typ huyết thanh khác là DEN-3 và DEN-4 lần lượt được Hammon

W. MCD tìm ra từ bệnh nhân mắc SXHD ở Manila vào năm 1956. Cho tới
nay, đã có rất nhiều virus Dengue được tìm ra ở nhiều nơi trên thế giới, song
tất cả đều nằm trong 4 typ huyết thanh đã phân loại. Sự nhiễm với bất kì type
nào cũng không bảo vệ bệnh nhân khỏi sự nhiễm với 3 type còn lại. Nhưng
việc bị nhiễm liên tiếp với nhiều type là một trong những tiền đề cho hội
chứng sốc Dengue [90].


5

1..1.2. Dịch
h tễ học bệệnh sốt xu
uất huyết Dengue
D
SXH
HD là mộtt bệnh truyyền nhiễm
m cấp tínhh do viruss Dengue gây ra vàà
m
muỗi Aedess aegypti là
l trung giian truyềnn bệnh. Bệệnh thườngg có triệu chứng sốtt
caao, đột nggột kéo dàài trong vòng
v
2-7 ngày kèm
m theo đauu đầu, đauu cơ, đauu

ương khớpp và nổi ban.
b Bệnh diễn biếnn nặng có xuất
x
huyếết với nhiềều mức độộ
khhác nhau và

v có thể tiến
t triển đến
đ hội chhứng sốc Dengue,
D
tử
ử vong [4]].
1..1.2.1. Tácc nhân gâyy bệnh
Virus Dengue gây
g bệnh SXHD do
d côn trùùng truyềnn bệnh gọọi là viruss
A
Arbo thuộcc nhóm Flaviridae. Các
C giả thhuyết đã cho thấy tổ
ổ tiên của loại viruss
nàày đã xuấất hiện cácch đây khhoảng 1 nggàn năm trong
t
mộtt chu kỳ lây
l nhiễm
m
liên quan đến
đ động vật
v linh trư
ưởng khônng phải làà con ngườ
ời và muỗỗi. Còn sự

s
ngườ
ời xảy ra cách
c
đây khoảng

k
vàài trăm năăm với sự xuất hiệnn
lâây truyền sang
cảả 4 type 4 typ huyếtt thanh: I,, II, III, IV
V. Khi vàoo cơ thể, virus
v
nhânn lên trongg
tếế bào bạchh cầu đơn nhân để gây
g bệnh. Ở mỗi nướ
ớc hay khu
u vực có thể
t gặp cảả
4 typ, nhưnng trong mỗi
m vụ dịchh tùy theo có typ nổổi trội hơn.

Hình 1.1:
1 Muỗii Aedes aeegypti


6

Muỗi trưởn
ng thành

Cun
ng quăng

Trứng
g


Bọ gậy
g

Hìn
nh 1.2. Vòn
ng đời củaa muỗi Aeedes aegyp
pti
1..1.2.2. Ngguồn truyềền nhiễm
Nguồồn truyền nhiễm ch
hính là bệệnh nhân. Trong đóó nhóm người
n
mắcc
thhể nhẹ, ít được pháát hiện là nguồn
n
bệnnh quan trọng.
t
Cácc nhà nghiên cứu ở
M
Malaysia đã chứng minh
m
đượcc loài khỉ hoang
h
dại là nguồn truyền nhhiễm trongg
tự
ự nhiên, nhhưng chưaa có bằng chứng từ khỉ truyền
n cho ngườ
ời.
1..1.2.3. Đư
ường lây trruyền
- Bệnnh không lây truyềền trực tiếếp từ người sang người

n
mà qua muỗii
Aedes đốt người
n
bệnnh rồi truyyền virus sang ngư
ười lành qua
q vết đốốt. Ở Việtt
N
Nam có haii loài muỗỗi truyền bệnh
b
chínhh là:
+ Muuỗi Ae. aeegypti.
+ Muuỗi Ae. albbopictus.
Tronng đó quann trọng nhấất là Ae. aegypti.
a
Aedees aegypti là loại mu
uỗi vằn, có
c nhiều ở thành phhố, thị xã, khu đôngg
dâân cư, thícch trú đậuu trong nhhà, ưa đốt người, đốốt dai (đốt nhiều lầần đến khii


7

no), sau khi đốt thì đậu ở nơi tối, đốt chủ yếu ban ngày, đặc biệt lúc sáng sớm
và chiều tối (còn gọi là muỗi ngày), bay xa khoảng 400m, đậu cao từ 2m trở
xuống, thích đậu ở chỗ tối, mát, ở các giá thể sẫm màu. Sinh sản thuận lợi ở
những dụng cụ chứa nước gần nhà. Nhiệt độ thuận lợi cho trứng phát triển là
trên 26oC (11-18 ngày), ở nhiệt độ cao hơn: 32-35oC chỉ cần 4-7 ngày. Muỗi
cái đẻ trứng trong suốt đời sống của nó khoảng 6 - 7 lần, mỗi lần khoảng 60
- 100 trứng, tuy nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm muỗi có thể đẻ đến

13 lần. Muỗi Aedes aegypti nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trung bình
sống từ 20 - 40 ngày [81],[92],[106],[107].
1.1.2.4. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng
Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể mắc bệnh. Trẻ em dễ
bị nhiễm hơn với bệnh cảnh thường nhẹ so với người lớn. Sau khi khỏi bệnh
cơ thể sẽ có miễn dịch suốt đời với typ virus Dengue gây bệnh nhưng không
có miễn dịch đầy đủ với các typ virus Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ
hai do typ virus Dengue khác, có thể bệnh nhân sẽ bị bệnh nặng hơn và dễ
xuất hiện sốc Dengue.
1.1.2.5. Thời kỳ ủ bệnh và lây truyền:
Thời kỳ ủ bệnh từ 3-14 ngày. Thông thường từ 5-7 ngày. Bệnh nhân là
nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu đây là giai đoạn trong
máu có nhiều virus. Muỗi bị nhiễm virus từ 8-12 ngày sau khi hút máu và có
thể truyền bệnh suốt đời.
1.1.2.6. Điều kiện phát sinh dịch và phân vùng dịch tễ
Dịch SXHD trong những năm gần đây có xu hướng lan rộng ra nhiều
vùng khác trên thế giới. Đông Nam Á, Tây và Nam Thái Bình Dương là
những vùng có dịch lưu hành cao. Việt Nam là một trong những nước nằm
trong khu vực này.


8

Bệnh
h SXHD tuuy có nhiềều trường hợp nhẹ, nhưng cũũng có nhiều trườngg
hợ
ợp nặng như
n thể sốốc, thể não,… và tỷỷ lệ tử voong cao (từ
ừ 2-3 đếnn 10% tuỳỳ
thheo mỗi nư

ước).
Điềuu kiện phátt sinh dịchh
Cần 3 điều kiệện:
- Mậật độ muỗii Ae. aegyp
ypti cao (≥
≥ 1 con/nhàà và 50% nhà có muuỗi).
- Khhí hậu, thờ
ời tiết thícch hợp: M
Mùa mưa (nhiều ổ nước đọnng), nhiệtt
độộ > 25oC.
- Đặc điểm dânn cư: Mật
độộ dân cư cao, chưaa có miễn
dịịch hoặc mới tiếp xúc hạn
chhế với virrus Denguue; trẻ em
chhiếm tỉ lệ cao trongg tập thể.
Đ
Điều kiện sinh hoạtt vệ sinh
thhấp: nhà ở chật chội,
c
ẩm
thhấp, tối, thiếu nư
ước dùng

Hìn
nh 1.3: Ch
hu trình tá
ái nhiễm SXHD
S

(pphải dự trrữ nước), có nhiều

cốống rãnh ứ trệ, ao tùù…
Ở nư
ước ta, SX
XHD được chia thànhh 3 vùng:
- Vù
ùng 1: có bệnh quaanh năm, phát triểnn mạnh vàào mùa hèè thu, gặpp
chhủ yếu ở trẻ
t em (Đồồng bằng sông
s
Cửu Long, ven
n biển miềền Trung…
…).
- Vù
ùng 2: khôông có bệệnh vào nhhững thán
ng rét như
ưng phát thhành dịchh
vàào mùa mưa
m - nóngg, gặp cả ở trẻ em vàà người lớ
ớn (Bắc Trrung Bộ, đồng
đ
bằngg
B
Bắc Bộ…)..


9

- Vùng 3: bệnh tản phát ở vài tháng mưa - nóng, thường không thành
dịch (Tây Nguyên, miền núi phía Bắc…).
Về type gây bệnh, theo các nghiên cứu trong các giai đoạn và ở các khu

vực khác nhau, khi nhận xét về mặt huyết thanh học, virus học thì bệnh
SD/SXHD xuất hiện tại Việt Nam trong giai đoạn từ 1987 đến 2007 tại một số
tỉnh miền Bắc và miền Trung thì các typ virus Dengue thường chuyển dịch từ
virus Dengue typ 2 sang virus Dengue typ 1 rồi đến virus Dengue typ 3. Dự
báo trong giai đoạn tới, khi mặt bằng đáp ứng kháng thể của cộng đồng dân cư
đối với các typ virus Dengue 1 và 2 thì các vụ dịch có thể chuyển sang virus
Dengue typ 3, typ 4 nhưng virus Dengue typ 2 vẫn luôn có mặt và là nguyên
nhân chính gây nên dịch SD/SXHD ở Việt Nam [12],[18],[42],[47],[51].
Qua các báo cáo nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện
Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh, cho thấy tại khu vực miền Bắc thì chủ yếu
lưu hành các typ D1 và D2. Đối với các tỉnh phía Nam thì hầu như luôn xuất
hiện cùng lúc 4 typ virus D1, D2, D3, D4. Tuy nhiên, đối với các trường hợp
SXHD độ III, IV thì typ virus D1 và D2 vẫn chiếm ưu thế.
Trong năm 2011, qua giám sát tại các tỉnh phía nam, kết quả phân lập
typ virus cho thấy số mẫu dương tính với D1 chiếm tỷ lệ cao nhất (9,53%) kế
đến là D2 (6,46%); D3 (1,89%) và D4 là 4,91%.
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới đã ước tính hàng năm có khoảng 50-100 triệu
trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết và gần một nửa dân số thế giới sống ở
vùng lưu hành sốt xuất huyết. Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, hiện
tại có gần 75% dân số toàn cầu tiếp xúc với sốt xuất huyết [117]. Bệnh SXHD
hiện đã trở thành dịch và đang lưu hành ở trên 100 nước thuộc các khu vực có
khí hậu nhiệt đới và Á nhiệt đới, vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương,
Châu Mỹ, Châu Phi với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ dịch.


10

Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là hai khu vực chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất. SXHD đang là một trong những gánh nặng về sức khoẻ cộng đồng và là

mối quan tâm chủ yếu của lĩnh vực y tế công cộng trên toàn thế giới. Số ca mắc
SXHD liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Trong giai đoạn từ 1970 đến
1995 trên toàn cầu, số mắc SXHD đã tăng 4 lần, Số ca nhiễm SXHD hàng năm
ước tính khoảng 50 triệu người, 500.000 trường hợp SXHD phải nhập viện mỗi
năm trong đó 90% trường hợp dưới 15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới số ca mắc sốt xuất huyết Dengue được báo cáo
trong khoảng thời gian 55 năm qua đã tăng tới 2.427 lần. Giai đoạn ghi nhận
báo cáo đầu tiên 1955-1959 trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 908 ca, tuy
nhiên giai đoạn 1960-1969 có số ca mắc trung bình gấp hơn 15 lần so với giai
đoạn trước đó. Và số ca mắc tiếp tục tăng cao [114],[116],[120].
Trong các khu vực chịu gánh nặng về bệnh SXHD cho sức khoẻ cộng
đồng, vùng có mức độ ảnh hưởng nặng nề nhất là Đông Nam Châu Á và Tây
Thái Bình Dương. Trong đó phải kể đến các nước có tỷ lệ chết và mắc cao trong
những năm gần đây như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines,
Singapore, Lào, Campuchia [67],[81],[103]. Năm 1987, tại Thái Lan báo cáo có
175.000 ca mắc và 1.000 ca tử vong. Đến năm 1996, các nước Đông Nam Á
và khu vực Tây Thái Bình Dương đã báo cáo có 1.300.000 ca mắc và 3.500
ca tử vong vào năm 1998. Đến năm 2007, một vụ dịch lớn đã xảy ra tại
Singapore, Campuchia, Malaysia, Philippines và Việt Nam với hơn 133.000
trường hợp lâm sàng được báo cáo và 850 trường hợp tử vong. Tại Singapore,
năm 2004 là năm có số mắc SXHD cao nhất kể từ năm 1998, số mắc ghi nhận
lên tới 8.500 trường hợp mắc, cao gấp 2 lần số mắc năm 2003 và là số mắc cao
nhất trong 10 năm trở lại đây ở nước này. Malaysia cũng ghi nhận tới
33.203/58 trường hợp mắc/chết trong năm 2004, số mắc cao nhất kể từ năm
1999 tại nước này. Một số nước khác trong khu vực cũng ghi nhận có tỷ lệ
chết/mắc do SXHD cao là Philippines (0,7%), Srilanca (0,6%) [114],[120].


11


Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sốt xuất huyết ngày càng ảnh hưởng nghiêm
trọng đến vấn đề kinh tế, xã hội. Thứ nhất gánh nặng kinh tế xã hội do bệnh
SXHD bao gồm các chi phí trực tiếp cho bệnh nhân nằm viện, thiệt hại kinh tế
cho bệnh nhân và người nhà phải nghỉ việc để chăm sóc người ốm. Thứ hai là
thiệt hại do chi phí tốn kém diệt vectơ truyền bệnh trong các vụ dịch. Thứ 3 là
thiệt hại về du lịch. Các quốc gia khác có số mắc cao lần lượt thuộc về các
quốc gia tại Châu Mỹ La Tinh và Châu Á Thái Bình Dương
[115],[117],[120].
400

1.4

Số ca mắc (x1000)
1.2

Số ca mắc (x1000)

Tỷ suất tử vong (%)
300

1

250
0.8
200
0.6
150
0.4

100


Tỷ suất tử vong (%)

350

0.2

50

0

2011

2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002


2001

2000

1999

1998

1997

1996

1995

1994

1993

1992

1991

0

Năm

Biểu đồ 1.1. Số trường hợp mắc/chết SXHD ở khu vực Tây Thái Bình
Dương, giai đoạn 1991 - 2011 (Nguồn: WHO Western Pacific Regional Office)
Đến năm 2011, các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương đã xảy

ra 244.880 trường hợp mắc, trong đó 839 ca tử vong, tỷ lệ chết/mắc là 0,34%.
Tại Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Marshall, Singapore
và Việt Nam có hơn 1.000 trường hợp mắc vào năm 2011, số trường hợp mắc
cao hơn so với năm 2010. Bên cạnh đó, có sự biến đổi lớn giữa các quốc gia
trong khu vực về phân phối type huyết thanh. Tại Campuchia năm 2011 có
15.980 trường hợp mắc và 73 trường hợp tử vong với cao điểm dịch vào
tháng 7. Nhóm mắc bệnh là nam vị thành niên và người lớn chiếm tỷ lệ cao


12

hơn nữ. Có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh qua kết quả giám sát huyết
thanh và phân lập virus: 77% type DEN - 1; 19% type DEN - 2; 2% type
DEN - 3 và 2% type DEN - 4. Tại Lào có số mắc thấp hơn Campuchia với
3.905 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong với một đỉnh dịch xảy ra trong
tháng chín. Riêng Philippine năm 2011 đã có số ca mắc cao nhất trong khu
vực với 125.975 trường hợp mắc và 654 ca tử vong, cao điểm dịch xảy ra vào
tháng 8. Số trường hợp mắc ở nam thanh niên cao hơn nữ thanh niên. Không
có sự phân bố đầy đủ 4 type huyết thanh ở quốc gia này, chủ yếu là DEN - 1
(44%), DEN - 3 (43%) và DEN - 2 (13%) [67],[68],[120].
Tại khu vực Đông Nam Á, từ năm 2000 đến nay SXHD đã lan nhanh ra
toàn khu vực. Năm 2003, có 8 quốc gia trong khu vực có dịch SXHD là:
Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Maldives, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và
Timor - Leste. Tại Nepal đã xuất hiện trường hợp SXHD lần đầu tiên vào
tháng 11/2006. Riêng Hàn Quốc là nước duy nhất của khu vực Đông Nam Á
là không có SXHD. Các nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và xích
đạo như Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan và Timor - Leste xem dịch
SXHD là một vấn đề y tế công cộng lớn. Chi phí chi trả cho phòng chống,
điều trị bệnh là rất lớn [74],[86],[95].
2500


400000

Số ca mắc

300000

2000

Số tử vong

250000

1500

200000
1000

150000
100000

500

50000
0

0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Năm


Số tử vong

350000

Số mắc


13

Biểu đồ 1.2. Số trường hợp mắc và tử vong ở khu vực Đông Nam Á
(Nguồn: WHO Regional Office for South - East Asia, New Delhi)
Chu kỳ bùng phát dịch SXHD thường xuất hiện lặp lại 5 đến 6 năm
một lần. Mặc dù đã có những vụ dịch xuất hiện, nhưng vẫn còn một số lượng
lớn người cảm nhiễm luôn tồn tại trong quần thể, lý do là vì có tới 4 chủng
virus gây bệnh và vì số người cảm nhiễm mới luôn gia tăng trong quần thể,
thông qua số sinh mới và qua nhập cư từ nơi khác tới.
Công tác phòng chống dịch SXHD đã được thực hiện thông qua chiến
lược Phòng Chống Dengue giai đoạn 2008 - 2015 của WHO tại khu vực Đông
Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. Chiến lược này nhằm chuẩn bị đối
phó với các mối đe dọa ngày càng tăng của bệnh SXHD với nguy cơ lan rộng
đến các khu vực địa lý mới và gây tử vong cao trong giai đoạn đầu dịch. Theo
báo cáo của WHO, năm 2010 đã xảy ra số trường hợp mắc SXHD cao nhất ở
khu vực Đông Nam Á tính từ năm 2003 đến nay, số trường hợp mắc cao nhất
là 355.525 trường hợp và tử vong 1982 ca (biểu đồ 1.2). Sau năm 2010 thì xu
hướng dịch giảm, có thể do đây là năm chu kỳ dịch. Tuổi mắc SXHD có thay
đổi, gặp nhiều ở trẻ trên 15 tuổi, tuổi trung bình mắc SXHD là 31,59 đến 35,42.
Theo WHO, mục tiêu của Chiến lược phòng chống SXHD toàn cầu là
giảm bùng phát dịch trên thế giới. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ mắc xuống thấp
nhất dưới 50% và tỷ lệ tử vong dưới 25% (so với năm 2010) [117]. Để làm
được điều này thì hiệu quả huy động cộng đồng là một chỉ số đánh giá đã

được chứng minh từ nhiều nghiên cứu về sự thay đổi hành vi của người dân.
1.1.4 Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam
Gánh nặng bệnh truyền nhiễm luôn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe
cộng đồng ở tất cả các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh SXHD là một
bệnh truyền nhiễm đã và đang tái nổi, tuy con số tử vong do bệnh này là
không cao bằng các bệnh truyền nhiễm khác như HIV/AIDS... nhưng số mắc
bệnh xảy ra hàng năm là không nhỏ, khoản kinh phí hàng năm phải chi trả


×