Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
7.1. Khái niệm chung về ô nhiễm không khí
Chúng ta không được biết thành phần của không khí sạch. Nhân loại đã sống trên
hành tinh này hàng nghìn năm và gây ảnh hưởng đến thành phần của không khí khí quyển
thông qua những hoạt động của mình trước khi chúng ta có khả năng đo đạc thành phần của
nó một cách khả dĩ.
Không khí là một sự pha trộn phức tạp được tạo bởi nhiều hóa chất thành phần.
Những thành phần cơ bản của không khí là:
- Nitơ (N2) chiếm khỏang 78 %,
- Oxi (O2) khỏang 21% và hơi nước ( H
2
O). Trong không khí, Nitơ và Ôxy chiếm
khoảng 99%,
- Một phần trăm còn lại bao gồm những số lượng vết của những chất khí như:
Cacbonic (CO
2
), Metan (CH
4
), Hydro (H
2
), Argon (Ar) và Heli (He)…
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó
chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
7.2. Những chất gây ô nhiễm không khí
Về lý thuyết, không khí đã luôn bị ô nhiễm tới một mức độ nào đó. Hiện tượng tự
nhiên như núi lửa, bão, gió, sự phân hủy của thực vật và động vật, và thậm chí những chất
sol khí được phát thải từ đại dương làm "ô nhiễm" không khí.
Mặc dù vậy, những chất gây ô nhiễm mà chúng ta thường đề cập tới khi nói về sự ô
nhiễm không khí là những gì phát sinh như từ các hoạt động của con người. Một chất có
thể được xem là chất gây ô nhiễm không khí khi hàm lượng của nó đủ cao, gây tác động
đến môi trường. Những tác động này có thể là những tác động đến sức khỏe hoặc phúc lợi:
- Một chất gây ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, thực vật và
động vật.
- Chất gây ô nhiễm có thể cũng ảnh hưởng đến những vật chất không sống như sơn
phủ, kim loại và công trình.
Tác động tới môi trường được định nghĩa như một sự thay đổi có hại đo được - hay
có thể nhận biết được - kết quả của sự tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí.
Các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần ban đầu của không khí.
Những hoạt động của động cơ đốt trong, sự đốt cháy của các nhiên liệu hoá thạch và các
quá trình sản xuất của con người đã thay đổi thành phần cấu thành của không khí bằng việc
thải vào bầu khí quyển nhiều chất gây ô nhiễm. Theo ước tính có hàng trăm chất gây ô
nhiễm không khí.
Không khí xung quanh: là không khí không bị giới hạn bởi các công trình, mọi
ngườ đều trực tiếp hít thở và tiếp xúc với nó. Là bất kỳ phần vô hạn nào của khí quyển.
Không khí bên trong: là phần khí quyển bị giới hạn bởi các công trình, sự hít thở
và tiếp xúc với nó cũng giới hạn trong phạm vi một nhóm người.
Hai dạng cơ bản của các chất gây ô nhiễm không khí là dạng khí và dạng sol khí :
- Sol khí, là các hạt vật chất ở dạng rắn và lỏng có kích thước nhỏ như: bụi, khói,
cát, phấn hoa, sương mù, tro bay.
- Dạng khí bao gồm những chất như: khí oxyt cacbon (CO), Sunfua dioxit (SO
2
),
oxyt nitơ (NO
2
) và những hợp chất hữu cơ hay dễ bay hơi (VOCs) . . .
Những chất gây ô nhiễm có thể cũng được phân loại thành những chất gây ô nhiễm sơ
cấp hoặc chất gây ô nhiễm thứ cấp:
+ Một chất gây ô nhiễm sơ cấp, là chất ô nhiễm được phát thải vào trong khí
quyển trực tiếp từ nguồn thải chất gây ô nhiễm đó và giữ nguyên dạng hóa học của
nó trong khí quyển.
+ Chất gây ô nhiễm thứ cấp, được hình thành bởi những phản ứng trong khí quyển
của chất gây ô nhiễm sơ cấp ban đầu.
Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí:
+ Các loại oxit như: NO, NO
2
, SO
2
, CO, H
2
S và các loại khí halogen (clo, brom,
iôt).
+ Các hợp chất flo.
+ Các chất tổng hợp (ête, benzen).
+ Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử
cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
+ Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc,
cađimi...
+ Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...
+ Chất thải phóng xạ.
+ Nhiệt độ.
+ Tiếng ồn.
Phân loại chất gây ô nhiễm không khí:
Những chất gây ô nhiễm không khí còn được phân loại hơn nữa dưới góc độ tác hại
của chúng: Những chất gây ô nhiễm Tiêu chuẩn là những chất gây ô nhiễm vừa có tính
phổ biến vừa có hại đối với sức khoẻ và phúc lợi con người.
Những chất gây ô nhiễm không khí nguy hại là những chất gây ô nhiễm mà được
biết hay nghi ngờ gây ra ung thư, hay gây hại nghiêm trong cho sức khỏe như những hiệu
ứng tái sản xuất hay những khuyết tật bẩm sinh,
Trong TCVN 5938:2005 quy định hàm lượng tối đa cho phép của 36 chất trong danh
mục một số chất độc hại trong không khí.
Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937-2005)
Đơn vị tính:µg/m
3
Chất gây ô nhiễm Trung bình h Trung bình 8h Trung bình 8h T. bình năm
Diôxit lưu huỳnh (SO
2
) 350 - 125 50
Oxít các-bon (CO) 3000 1000 - -
Oxit nitơ (NO
2
) 200 - - 40
Ô zôn (O
3
) 180 120 80 -
Tổng bụi (TSP) 300 - 200 140
Bụi nhỏ ≤10µm (PM 10) - - 150 50
Chi (Pb) - - 1.5 0.5
7.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí
7.3.1. Nguồn tự nhiên
- Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua,
mêtan và những loại khí khác.
- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do
sấm chớp,
- Bão bụi: Gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió
thổi tung lên thành bụi.
- Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền
vào không khí.
- Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều
chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit,
các loại muối v.v...
Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
7.3.2. Nguồn gốc nhân tạo
- Hoạt động công nghiệp;
- Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và
- Hoạt động của các phương tiện giao thông;
- Hoạt động trong nông nghiệp;
- Hoạt động xây dựng;
- Từ nước thải, rác thải…
7.4. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí và sự tác động của chúng
Các loại axit như : NO, NO
2
, SO
2
, CO, H
2
S;
Các loại khí halogen ( Clo, Brom, Iôt)
Các hợp chất Flo
Các chất tổng hợp ( ête, benzen)
Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử
cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa..
Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc,
cadimi,...
Khí quang hoá như ozon, FAN, FB2N, NOx, anđehyt, etylen,...
Chất thải phóng xạ
Nhiệt
Tiếng ồn