CHƯƠNG IV SINH SẢN
A- SINH SẢN Ở THỰC VẬT
Em hãy cho biết:
thực vật có mấy hình
thức sinh sản?
Thực vật có hai hình thức sinh sản:
Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Bài: 41 - Tiết: 44
SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I.Khái niệm
Hãy quan sát sơ đồ sinh sản của thực vật dưới đây từ đó định nghĩa thế nào là sinh sản vô tính?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
- không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
- con cái sinh ra giống nhau và giống mẹ
Giải thích tại sao từ 1
phần của cơ quan sinh dưỡng
có thể sinh sản được cây con mang
đặc tính giống hệt cây mẹ?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
- không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
- con cái sinh ra giống nhau và giống mẹ
Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào: mỗi cây,
mỗi tế bào đều mang đặc điểm di truyền đặc trưng của
loài, do đó mỗi cơ thể phát sinh từ các tế bào tách rời
hoặc từ 1 phần cơ thể, qua quá trình nguyên phân,
vẫn giữ được đặc điểm di truyền của cơ thể mẹ.
II-Các hình thức sinh sản vô tính
1.Sinh sản bào tử
Sinh sản bào tử có ở loại thực vật nào?
Đặc điểm của hình thức
sinh sản này?
-Đối tượng:
+thực vật bào tử :dương xỉ, nấm ,rêu, tảo đơn bào
-Đặc điểm:
+ cơ thể mới được sinh ra từ bào tử
+ một cá thể mẹ có thể sinh ra rất nhiều cá thể con
giống nhau và mang đặc tính di truyền của cơ thể
mẹ
Quá trình sinh sản của
dương xỉ diễn ra như thế nào?
-Quá trình sinh sản ở cây dương xỉ còn có đặc điểm :có
sự xen kẽ sinh sản vô tính bằng bào tử và sinh sản hữu
tính:
+Ở giai đoạn sinh sản vô tính:
* Vào thời kì trưởng thành, túi bào tử (ở mặt dưới của
lá) vỡ tung giải phóng các bào tử đơn bội (n)
* Gặp đất ẩm các bào tử nguyên phân nhiều lần cho cơ
thể đơn bội (n)-thể giao tử
+Ở giai đoạn sinh sản hữu tính:
Trên thể giao tử hình thành tinh trùng và trứng, sau thụ
tinh thành hợp tử (2n) →Thể bào tử (2n)→ Cây dương
xỉ độc lập(2n)
2.Sinh sản sinh dưỡng
Quan sát hình 41.2 và các mẫu vật đã sưu tầm, cho biết :thế
nào là sinh sản sinh dưỡng?
-
Đối tượng:
+ Thực vật bậc cao
-
Đặc điểm:
+ Cơ thể mới được hình thành từ 1 bộ phận của cơ quan
sinh dưỡng: rễ, thân, lá
+ Mang đặc điểm di truyền hoàn toàn giống cây mẹ
III-Phương pháp nhân giống vô tính
A.Phương pháp truyền thống(Giâm, chiết, ghép)