Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Ngôn ngữ báo chí chuẩn mực NNBC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.96 KB, 31 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH
-------------  -------------

BÀI TẬP NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI: Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí và vấn đề vi
phạm chuẩn mực ngôn ngữ báo chí hiện nay
Sinh Viên : Nguyễn Đình Phong
Mã SV : 1856040037

THÀNH PHỐ HÀ NỘI, 2019


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH
-------------  -------------

BÀI TẬP NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI: Chuẩn mực ngôn ngữ báo chí và vấn đề vi
phạm chuẩn mực ngôn ngữ báo chí hiện nay
I.

Lời Mở Đầu

1.

Lí do chọn đề tài


Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí là
phương tiện thông tin đại chúng nhanh nhất, hiệu quả


nhất, có nhiều công chúng nhất. Báo chí tác động mạnh
mẽ đến mọi mặt của đời sống, là động lực quan trọng cho
sự phát triển của xã hội. Vai trò động lực này không chỉ
nhắm tới khía cạnh đời sống xã hội, mà việc sử dụng từ
ngữ trên báo chí còn ít nhiều chi phối tới vốn từ và cách
sử dụng từ ngữ ở nhiều độc giả. Hiện nay, nhiều người
vẫn đặt ra câu hỏi: Liệu từ ngữ dùng trên báo chí đã là
chuẩn? Và chuẩn hay không chuẩn từ vựng ảnh hưởng ra
sao đến khả năng truyền đạt tư tưởng và gìn giữ sự trong
sáng của tiếng Việt ở người làm báo?
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề sử dụng
ngôn ngữ còn tồn tại trên báo chí hiện nay. Đối tượng cụ
thể chính là những bài báo chứa từ ngữ chưa hợp chuẩn,
chưa được cộng đồng sử dụng tiếng Việt ngày nay thống
nhất, chấp thuận
2.

Nhiệm vụ
Về mặt lý thuyết – Tiểu luận này nhằm làm rõ các vấn đề
từ vựng còn tồn tại và chưa được thống nhất trên báo chí.
Do đó, tiểu luận cần bám sát vào lý thuyết chuẩn ngôn
ngữ đồng thời đặt ra cho mình nhiệm vụ bổ sung, đóng
góp vào lý luận xây dựng chuẩn ngôn ngữ. – về mặt thực
tiễn khảo sát các lỗi và hiện tượng còn chưa thống nhất về
cách sử dụng từ ngữ trên một số trang báo chí để chỉ ra tại
3.


sao một số bài báo còn gây khó hiểu , khó chịu cho độc

giả. Từ đó bước đầu đưa ra các giải pháp thực tiễn để
khắc phục tình trạng trên.
4. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề chuẩn mực ngôn ngữ nói chung và chuẩn mực
ngôn ngữ báo chí nói riêng đã trở thành đối tượng nghiên
cứu của nhiều người. Về mặt lý luận: - Có các công trình
nghiên cứu về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn từ vựng khái
quát như: - Công trình nghiên cứu về chuẩn ngôn từ và lỗi
sai trên báo chí như: Áp dụng lý thuyết vào các nghiên
cứu khoa học cụ thể, được biết tới công trình: Song, coi
các vấn đề từ vựng trên báo chí như đối tượng trung tâm
thì chưa biết tới tác phẩm, công trình nào. Vì thế, bài tiểu
luận này, trên cơ sở những công trình đã được công bố và
quan điểm chủ quan, tôi sẽ đi vào làm nổi bật các lỗi sai
về ngôn ngữ trên báo
5. Phạm vi tư liệu và phạm vi đề tài
Phạm vi đề tài : Khảo sát các lỗi sai, các hiện tượng chưa
thống nhất về từ, ngôn ngữ trên báo.
Phạm vi tư liệu: Tất cả các trang báo có thể phát hiện thấy
lỗi sai
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản sử dụng là : Phương
pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp miêu
tả - Phương pháp so sánh Phương pháp thống kê được sử
dụng để thu thập tư liệu. Phương pháp phân tích sử dụng
để phân tích tư liêu, xếp tư liệu vào những loại cụ thể. Sau


đó sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra những điểm
khác biệt và mối tương quan giữa các kiểu lỗi đã tìm được


Nội Dung Mở Đầu
Vậy chuẩn ngôn ngữ , chuẩn từ vựng là gì là gì. Chuẩn
ngôn ngữ có nhiều cách hiểu về chuẩn ngôn ngữ. Tuy
nhiên những quan điểm này hầu như không có sự mâu
thuẫn: Theo GS Nguyễn Văn Khang thì “ngôn ngữ chuẩn
mực có thể hiểu là biến thể ngôn ngữ đã qua chỉnh lí, đáp
ứng được nhu cầu giao tiếp đa dạng và phức tạp của cộng
đồng nói năng để thực hiện hiện đại hoá”. GS Vũ Quang
Hào cho rằng: “Chuẩn mực ngôn ngữ được xem xét trên
hai phương diện: Chuẩn mực mang tính quy ước xã hội
tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng. Mặt khác
chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại
của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử”. Như vậy
chuẩn ngôn ngữ phải đảm bảo tính đúng và thích hợp.
Chuẩn ngôn ngữ có hai điểm quan trọng : - chuẩn ngôn
ngữ mang tính quy ước xã hội và được xã hội đó cùng
chấp nhận sử dụng. – chuẩn ngôn ngữ không mang tính
ổn định. Nó biến đổi phù hợp với quy luật phát triển nội
tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử. Vì rất có
thể “lỗi của ngày hôm qua trở thành chuẩn ngày hôm nay,
lỗi hôm nay có thể sẽ là chuẩn ngày mai” (claude
haugege). Ngôn ngữ chuẩn phải thể hiện được các chức


năng sau: - Chức năng thống nhất - Chức năng uy tín Chức năng tham dự - Chức năng khung tham chiếu Một
trong những khái niệm có liên quan đến chuẩn ngôn ngữ
là chuẩn hoá ngôn ngữ. Chuẩn hoá là việc xác định và
thực hiện các chuẩn mực ngôn ngữ vào các điều kiện cụ
thể trong xử lí ngôn ngữ. Chuẩn hoá ngôn ngữ là chuẩn

hoá ngôn ngữ văn học. Nói chung chuẩn mực ngôn ngữ
văn học chủ yếu là ngôn ngữ viết. Chuẩn hoá ngôn ngữc
của một quốc gia nói chung là nhằm: - Loại bỏ trở ngại
giao tiếp mà do hàng loạt các lí do đã tạo ra các biến thể,
gây khó khăn cho giao tiếp. - Thúc đẩy sự phát triển lành
mạnh của ngôn ngữ quốc gia dân tộc - Thực hiện quá độ
từ chuẩn cũ sang chuẩn mới Chuẩn hoá ngôn ngữ đã đựơc
xác định là triển khai theo hướng xã hội hoá và phát triển
theo hướng dân chủ hoá
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn trân trọng và
giữ gìn tiếng Việt. Người khẳng định: “Tiếng nói là thứ
của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc.
Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ
biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng,
lại đi mượn của nước ngoài, đó chẳng phải là đầu óc quen
ỷ lại hay sao?”. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu tấm
gương trong việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc cả lúc nói
và lúc viết. Bảo vệ và phát triển tiếng Việt theo quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước hết phải dựa vào bản
thân tiếng Việt “để phát triển nó là chính, vay mượn là
phụ” và chống cả hai khuynh hướng cực đoan không tiếp


nhận hoặc tiếp nhận ồ ạt. Trong việc giữ gìn tiếng Việt,
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định vai trò quan trọng
của đội ngũ văn nghệ sĩ, các nhà báo, những người làm
công tác truyền thông vì chính họ là những người sử dụng
tiếng Việt thường xuyên để truyền tải thông tin, tư tưởng,
tình cảm của dân tộc.
Thứ nhất, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện quan trọng

trong các hoạt động giao tiếp của con người và xã hội mà
đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ còn được ví như một thứ
“căn cước” của nền văn hóa. Cần phải nhận thức rõ điều
này để cùng nhau xây dựng một nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó việc sử dụng
tiếng Việt phải có ý thức rõ ràng, hướng tới sự trong sáng,
chuẩn mực. Để cho tiếng Việt đạt được sự chuẩn mực,
trong sáng thì những người làm báo, làm công tác truyền
thông, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, nhà quản lý có
vai trò quan trọng, gương mẫu đi đầu trong việc lan tỏa
tình yêu tiếng Việt, tạo cảm hứng và truyền bá để mỗi khi
nói, khi viết đều ý thức được trách nhiệm nói đúng, viết
đúng, nói hay, viết hay, góp phần làm cho tiếng ta thêm
giàu có.
Thứ hai, trên phương diện quản lý Nhà nước, cần phải có
những quy định chặt chẽ về ngôn ngữ, nhất là khi tiếng
Việt đã được hiến định là ngôn ngữ quốc gia. Nhìn ra thế
giới, chúng ta thấy có nhiều quốc gia đã có luật hoặc các
văn bản pháp quy về ngôn ngữ. Ở nước ta, một đất nước
có nhiều sắc tộc và ngôn ngữ, việc có các quy định pháp


lý về ngôn ngữ, chuẩn hóa ngôn ngữ là cần thiết. Đấy
cũng là cách để chúng ta khẳng định, trân trọng, bảo vệ,
phát huy ngôn ngữ dân tộc trong quá trình đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ
như hiện nay. Các cơ quan Nhà nước cần tăng cường quản
lý, thực hiện tốt những quy định đã có của pháp luật trong
lĩnh vực báo chí, ngôn ngữ.
Thứ ba, cuộc sống càng phát triển năng động thì tốc độ

gia tăng vốn từ vựng mới ngày càng cao. Đó là xu thế tất
yếu. Sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt đã đáp ứng kịp
thời nhu cầu giao tiếp, giao thương, nghiên cứu khoa học,
quản lý xã hội trong công cuộc đổi mới, mở cửa và hội
nhập. Theo thời gian, những từ ngữ mới đúng đắn, được
chấp nhận sẽ tồn tại, gia nhập vào vốn ngôn ngữ chung,
làm phong phú thêm tiếng Việt; những từ ngữ không phù
hợp sẽ nhanh chóng bị đào thải, lãng quên. Nhưng quá
trình này diễn ra chậm hơn nhiều so với cuộc sống. Vì
vậy, rất cần các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, giới
báo chí và truyền thông, hệ thống giáo dục đào tạo, các
chuyên gia, nhà quản lý phải hành động mạnh mẽ thông
qua các nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về đời sống ngôn
ngữ để kịp thời có những phản biện, góp ý nhằm chấn
chỉnh những lệch lạc trong sử dụng ngôn ngữ, điều chỉnh
hành vi ngôn ngữ. Trong một thế giới mà sự tuỳ thuộc lẫn
nhau giữa truyền thông và văn hóa ngày càng lớn, truyền
thông xã hội bùng nổ, ngôn ngữ bị tác động mạnh mẽ. Sẽ
có nhiều từ mới du nhập vào đời sống ngôn ngữ. Đấy


cũng là điều tất yếu. Cần tránh hai khuynh hướng cực
đoan là thận trọng quá mức hoặc dễ dãi quá mức. Cả hai
khuynh hướng này có thể sẽ dẫn tới việc làm biến dạng
dần tiếng mẹ đẻ, ảnh hưởng đến lối sống và bản sắc văn
hóa dân tộc.
Thứ tư, truyền thông và báo chí là một lĩnh vực tác động
mạnh mẽ tới xã hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, tôi
nghĩ rằng, các nhà báo cần rèn luyện, trau dồi kiến thức;
tìm tòi, tích lũy vốn từ vựng trên nhiều lĩnh vực ngành

nghề; học hỏi cách diễn đạt nhuần nhị mà sâu sắc trong
vốn văn hóa dân gian, trong đời sống, trong hoạt động báo
chí. Đấy cũng là một trong những yêu cầu về tính chuyên
nghiệp của báo chí. Mỗi sản phẩm của các nhà báo phải là
kết tinh của quá trình lao động miệt mài, sáng tạo qua
từng con chữ với một tình yêu quê hương, đất nước thiết
tha; một trách nhiệm xã hội cao cả. Với sự thông minh,
nhạy bén, công chúng chính là người vừa sáng tạo, đón
nhận, vừa là người thẩm định việc sử dụng tiếng Việt trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Điểm 9 trong Quy
định đạo đức nghề nghiệp báo chí của Hội Nhà báo Việt
Nam nhấn mạnh: Nhà báo phải giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bảo đảm sự trong sáng của
tiếng Việt, đồng thời tôn trọng các nền văn hóa khác. Rất
mong các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo các cấp và các
nhà báo thực hiện cho được điều này. Báo chí vừa là nơi
thực hành ngôn ngữ, vừa giữ vai trò tiên phong trong định
hướng sử dụng ngôn ngữ; báo chí cùng với văn học và


giáo dục góp phần làm giàu có, phong phú, nâng cao ngôn
ngữ quốc gia. Đồng thời, các cơ quan báo chí, các nhà
báo, các nhà khoa học phải tích cực, chủ động, đấu tranh
phê phán những hành vi sử dụng tiếng Việt không đúng,
lệch lạc, yếu kém, làm hỏng tiếng Việt.

Khái niệm
1. Từ là gì?
Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 300 định nghĩa về
từ. Tuy nhiên để chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản

thì có thể hiểu là “là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn
ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để
xây dựng nên câu”. (Quan niệm của các tác giả Mai Ngọc
Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến)
Quan niệm về từ, cách phân loại các kiểu từ hiện nay
chưa có sự thống nhất. Vì vậy cũng gây ảnh hưởng lớn
đến việc chuẩn hoá từ vựng. ở đây có liên quan đến vấn
đề chuẩn ngôn ngữ
II.

2.

Ngôn Ngữ Báo chí

Ngôn ngữ báo chí là cách viết của người làm báo, với
cách viết ngắn gọn, súc tích thể hiện những thông tin mà
người làm báo muốn truyền tải đến người đọc, trong đó
ngôn ngữ báo chí chính là công cụ truyền thông điệp


chính và cơ bản nhất, như vậy có thể thấy ngôn ngữ báo
chí là một phần của phát của sự phát triển ngôn ngư
Trong lĩnh vực báo chí ngôn ngữ báo chí có vai trò và
chức năng vô cùng quan trọng trong việc truyền tải thông
tin, là phương tiện để chạm đến trái tim người đọc, nó
quyết định đến việc tác phẩm của bạn, dòng thông tin của
bạn đưa cho người đọc hay – dở của một bài báo. Hiện
nay có rất nhiều hình thức để truyền tải thông tin chúng ta
có báo in sử dụng chữ viết , ngôn ngữ để truyền tải thông
tin, để đưa thông tin cho động giá và tác động trực tiếp

đến tác giả. Báo chí phản ánh hiện thực thông tin. Báo chí
phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập các sự kiện,
không có sự kiện thì không có tin tức báo chí đươc đưa ra
cho người đọc hàng ngày, do đó nét đặc trưng nhất của
ngôn ngữ báo chí là tính sự kiện
Chuẩn ngôn ngữ
Có nhiều cách hiểu về chuẩn ngôn ngữ. Tuy nhiên những
quan điểm này hầu như không có sự mâu thuẫn:
Theo GS Nguyễn Văn Khang thì “ngôn ngữ chuẩn mực
có thể hiểu là biến thể ngôn ngữ đã qua chỉnh lí, đáp ứng
được nhu cầu giao tiếp đa dạng và phức tạp của cộng
dồng nói năng để thực hiện hiện đại hoá”.
GS Vũ Quang Hào cho rằng: “Chuẩn mực ngôn ngữ được
xem xét trên hai phương diện : Chuẩn mực mang tính quy
ước xã hội tức là phải được xã hội chấp nhận và sử dụng.
2.1


Mặt khác chuẩn mực phải phù hợp với quy luật phát triển
nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử”
Như vậy chuẩn ngôn ngữ phải đảm bảo tính đúng và thích
hợp. Chuẩn ngôn ngữ có hai điểm quan trọng :
- Chuẩn ngôn ngữ mang tính quy ước xã hội và được
xã hội đó cùng chấp nhận sử dụng.
- Chuẩn ngôn ngữ không mang tính ổn định
- Chuẩn ngôn ngữ cần phải thể hiện được các chức
năng sau: Thống nhất, uy tín, than dự, khung tham
chiếu
Một trong những khái niệm có liên quan đến chuẩn
ngôn ngữ là chuẩn hoá ngôn ngữ. Chuẩn hoá là việc xác

định và thực hiện các chuẩn mực ngôn ngữ vào các điều
kiện cụ thể trong xử lí ngôn ngữ. Chuẩn hoá ngôn ngữ
nói chung là việc chuẩn mực ngôn ngữ văn học chủ yếu
là ngôn ngữ viết
Chuẩn hoá ngôn ngữ đã được xác định là triển khai theo
hướng xã hội hoá và phát triển theo hướng dân chủ hoá
Những cái không đúng, không phù hợp gọi là lệch
chuẩn hoặc lỗi
Chuẩn mực Ngôn Ngữ Báo Chí
Trong lĩnh vực ngôn ngữ báo chí, chuẩn mực được hiểu là
cái được công nhận là đúng và phổ biến trong việc sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ
Chuẩn mực ngôn ngữ là toàn bộ các phương tiện ngôn
ngữ và các quy tắc sử dụng ngôn ngữ được mội người
2.2


thừa nhận và được coi là đúng, là khuôn mẫu, quy ước
trong một xã hội và trong một thời đại nhất định
Ngôn ngữ báo chí trước hết và chủ yếu là lĩnh vực của
ngôn ngữ thế nên chuẩn mực ngôn ngữ báo chí là chuẩn
mực ngôn ngữ được nhà báo sử dụng để chuyền tải thông
tin trong các tác phẩm báo chí. Chuẩn mực báo chí yêu
cầu phải chuẩn, đúng, phù hợp và được công chúng thừa
nhận. Những biểu hiện chính thường dựa vào trên chữ
viết, từ ngữ và ngữ pháp.
3.

Phân Tích


3.1. Chuẩn chính tả
Điều đầu tiên của chuẩn mực ngôn ngữ nói chung và
chuẩn mực ngôn ngữ nói riêng thì phải chuẩn chính tả.
Sau hơn 60 năm trở thành chữ viết chính thức thì cho đến
nay chữ Quốc ngữ vẫn còn chưa được thật sử dụng thống
nhất trong cộng đồng sử dụng tiếng Việt.
Vd: Ở thành phố Nha Trang, có một trường trung học với
bảng tên gọi ở cổng trường là “Lý Tự Trọng” Nhưng sau
quyết định 240/QĐ ngày 5/3/1984 của Bộ giáo dục về
“chính tả” thi trong sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo
dục ấn hành, giáo viên và học sinh có thể viết là “Lí Tự
Trọng” . Ở trường hợp này, sự tương phản như thế giữa
tên gọi trường và tên sử dụng trong sách giáo khoa có gây
cho học sinh tác dụng tiêu cực không? Điều này chắc


chắn là có. Sự tiêu cực ở đây trước hết là học sinh sẽ “
hàng ngày được làm quen với một thực tế bất nhất giữa
cách dùng trong sách giáo khoa và thực tế”
Vd2 : Các chữ “bánh trưng” và “bánh giày” có trên phông
chữ chính thức của hội liên hoan nghệ thuật ở Lễ hội đền
Hùng ngày 14/4/2010. Theo bình chú của báo
Vnexpress.net thì “Học sinh tiểu học cũng có thể phát
hiện ra lỗi chính tả này”. Nhưng đây là một chữ được ghi
trên phông của một hội liên hoan nghệ thuật chính thức do
“người lớn” ăn lương để làm liệu người làm có nghĩ rằng
đó là họ đã làm “sai chính tả” tiếng Việt hay không? Và
điều quan trọng là có bao nhiêu người trong hàng vạn
người đi hội đền Hùng “đọc” được những chữ này và sau
đó có xem báo cáo để biết rằng đó là một lỗi sai chính tả

không?
Trong một bài báo đã viết đăng trên Hồn Việt, sau khi
than phiền về những “lộn xộn” hiện nay của chính tả tiếng
Việt ở trường hợp về cách dùng “chữ i và chữ y” , tác giả
Nguyễn Quảng Tuân cho rằng “Nếu quyết định chuẩn hoá
chính tả tiếng Việt của Bộ Giáo dục hợp lý thì tất cả mọi
người, nhất là báo chí và các hệ thống truyền tin trong cả
nước áp dụng theo từ lâu rồi. Nhưng đến nay đã mấy chục
năm trôi qua mà sự áp dụng ấy chỉ gây ra sự bất nhất
trong cách viết chính tả tiếng Việt nên chúng tôi xin đề
nghị với Bộ Giáo dục xem xét lại quyết định số 240 QĐ


để chính tả tiếng Việt được sớm thống nhất” (Báo điện tử
Hồn Việt, ngày 18/6/2010)
Vào thời điểm hiện nay, để góp phần tiến tới chuẩn hoá
chính tả tiếng Việt khả dĩ cho cộng đồng sử dụng ngôn
ngữ chấp nhận, có lẽ chúng ta phải tiếp tục làm sáng tỏ
một số khái niệm và những nội dung liên quan đến việc
chuẩn chính tả tiếng Việt.
Chuẩn chính tả tiếng Việt cũng là một yêu cầu cấp bách
của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, để gìn giữ
bản sắc văn hoá Việt trong xu thế hội nhập quốc tế, để
chúng ta không bị “hoà lẫn” vào những cộng đồng khác.
Phải để ý những quy tắc riêng của tiếng Việt. Viết hoa cú
pháp, viết hoa tu từ, tên riêng, các địa danh. Viết hoa tên
riêng nước ngoài, giữ nguyên dạng ( David Beckham,
chuyển tự Moskva và phiên âm Mát – xcơ – va )
Chuẩn từ ngữ
4.1. Dùng từ ngữ phải đúng âm thanh và hình thức

4.

Vd: Ở trong từ người chiến sĩ ấy ngâm thơ rất hay giọng
đầy cảm khoái.
Trong tiếng Việt không có từ cảm khoái, trường hợp này
do người viết lẫn lộn về âm thanh và hình thức cấu tạo từ.
Tiếng Việt chỉ có từ cảm khái với nghĩa là có cảm xúc và
bùi ngùi thương tiếc


Vd2 : Nó có thái độ bàng quang trước thời cuộc.
Trong tiếng Việt, từ bàng quang có nghĩa là một bộ phận
trong bộ phận sinh dục. Việc sử dụng từ ngữ này trong
câu trên là sai và trường hợp trên là do người viết lẫn lộn
giữa bàng quang và bàng quan. Bàng quan có nghĩa là
đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi là không dính líu đến mình.
4.2. Dùng từ phải đúng ý nghĩa
Mỗi từ khi được dùng phải biểu đạt chính xác nội dung
cần thể hiện, tức là nghĩa của nó phải thích hợp nhất với
điều định nói. Nếu người nói hay người viết không đáp
ứng được yêu cầu này phat ngôn của họ sẽ trở nên khó
hiểu hoặc bị sai.
Nhìn chung, hiện tượng này thường gặp ở những trường
hợp sau đây:
+ Do người viết không nắm được nghĩa của từ, nhất là các
từ Hán Việt, các thuật ngữ khoa học.
+ Do người viết nhầm lẫn các từ gần âm gần nghĩa với
nhau.



+ Do ngưòi viết muốn sáng tạo từ mới nhưng lại không có
dấu hiệu hình thức để đánh dấu, khiến ngưòi đọc dễ hiểu
sai vấn đề.
Vd:
Trong số các nguyên nhân được đề cập đến có vấn đề môi
trường sống bị xuống cấp và các loại thức ăn chế biến
ngày càng được sử dụng các loại hoá chất, mà người ta
chưa biết tác hại của chúng thế nào, đến đâu.
“Xuống cấp” có nghĩa là ở vào tình trạng chất lượng sút
kém hẳn so với trước. Thường dùng cho các cơ sở hạ
tầng: nhà cửa, trường, lớp... chứ với “môi trường sống”
không dùng từ “xuống cấp”. Đặt trong trường hợp câu
này không phù hợp lắm, mà ở ví dụ này ý tác giả muốn
nói tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm bẩn tới mức độ
gây độc hại. Vì vậy nên dùng từ “ô nhiễm ” thay cho từ
“xuống cấp”.
Vd 2:


Tuy nhiên sau nhiều tháng bị cày xới, đường Thạch Bàn
giờ đây đã bị xuống cấp.
Do không có dấu hiệu hình thức giúp ta hiểu từ cày xới
theo một nghĩa khác nên câu này dễ gây ra hiểu lầm cho
người tiếp nhận thông tin. Điều mà tác giả bài báo muốn
nói ở đây là: do có quá nhiều ô tô với trọng tải nặng đi
qua nên đường mới bị hỏng chứ không phải theo cách
hiểu của đa số mọi người là do đường bị cày lên thật
4.3. Dùng từ ngữ phải hợp phong cách
Dùng từ hợp phong cách nghĩa là dùng từ phải hợp với
văn cảnh, hoàn cảnh. Hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức

đòi hỏi ngôn ngữ được sử dụng trong đó phải trang trọng,
nghiêm túc, hoàn chỉnh, có tính gọt giũa. Còn hoàn cảnh
giao tiếp không theo nghi thức ( còn gọi là hoàn cảnh giao
tiếp thân mật, không mang tính chính thức xã hội ) cho
phép dùng ngôn từ tự do, thoải mái ( thậm chí tuỳ tiện ).
Nếu người nói và người viết không nắm vững điều này thì
dễ dàng mắc lỗi phong cách.
So với các kiểu lỗi khác, kiểu lỗi này nghiêm trọng hơn ở
chỗ là nó ít nhất cũng phá vỡ tính thống nhất trong giọng
điệu chung của toàn văn bản. Đấy là còn chưa kể đến
những nỗi băn khoăn khó tránh khỏi của người đọc, người
nghe về tầm vóc văn hoá của chủ thể phát ngôn.
Vd: Cô gái da bánh mật với tấm bikini hai mảnh xinh quá
là xinh nhoẻn miệng cười…


Nếu đây là một hoàn cảnh giao tiếp thân mật, gần gũi,
trong một phạm vi hẹp thì việc dùng từ ngữ Xinh quá là
xinh được chấp nhận. Nhưng câu văn trên là của một nhà
báo nên cần phải thay bằng từ : Rất xinh
Vd2 : Ông giám đốc công ty thương mại bia Hà Nội cho
biết : Mỗi ngày nhà máy bia Hà Nội sản xuất ra 25 nghìn
lít bia hơi, trong khi mỗi ngày lượng bia hơi tiêu thụ của
thành phố là … 100 nghìn lít, vì thế người ta có pha phách
các loại bia hơi khác vào bia hơi Hà Nội để bán là điều
không thể kiểm soát được.
Câu trên không chỉ phạm lỗi lặp từ mà có cả lỗi phong
cách. Đó là sự nhầm lẫn giữa phong cách sinh hoạt tự
nhiên và phong cách báo chí. Trong báo chí không nên sử
dụng những từ ngữ như kiểu văn nói trừ một số trường

hợp đặc biệt. Sửa “Pha phách” thành “pha”. Cả hai từ đều
có nghĩa là trộn vào nhau theo một tỉ lệ nhất định nhưng
“pha phách” rõ ràng mang tính khẩu ngữ hơn.
Vd3: Ban tổ chức dỡ tấm nilon phủ ngoài và xẻo chả
“xẻo” với nghĩa là cắt gọn ra thành miếng, một phần nhỏ.
Tuy nhiên dùng “xẻo” trong phong cách viết thì không
hay lắm. Thay “xẻo” bằng. “cắt”
4.4. Tránh việc dùng từ ngữ qúa lời


Trong đời sống, bằng lời ăn tiếng nói, con ngươi ta trao
đổi thông tin, các sự việc bằng cách truyền đạt khác nhau.
Nhưng câu chuyện sẽ dễ hiểu hoặc mường tượng hơn khi
sử dụng các biện pháp tu từ trong đó. Một trong số đó là
biện pháp nói quá. Nhưng cách sử dụng biện pháp nói quá
cần phải sử dụng một cách hợp lí nhất là với báo chí để
tránh gây hiểu lầm, hiểu sai làm độc giả suy nghĩ sang là
tác giả đang nói khoác.
4.5. Tránh dùng từ sáo rỗng
Là hiện tượng thường xuyên gặp trên báo chí. Đó là hiện
tượng kết hợp một hoặc nhiều yếu tố của từ này với một
hoặc nhiều yếu tố của từ khác để tạo thành từ mới mang
nét nghĩa của cả hai từ. Mục đích của người viết muốn tạo
ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hoặc đôi khi tác giả
muốn làm cho câu văn ngắn gọn.
Tuy nhiên có trường hợp từ mới đó không phù hợp với cái
chuẩn và không được cộng đồng chấp nhận vì nó có thể
làm cho người đọc hiểu sai nghĩa, thì đó gọi là lỗi ngôn
ngữ. Nhưng cũng có trường hợp từ mới lại tạo ra được
hiệu quả đích thực của nó và được cả cộng đồng chấp



nhận. Và lúc đó người ta không thể quy nó vào lỗi ngôn
ngữ.
Ở đây chúng tôi tạm gọi là hiện tượng chứ không gọi là
lỗi sáng tạo từ.
Vd: Khom lưng nhưng không thấp đầu, không gập gối,
khách khiêm kính cúi chào hoa và thư hoạ rồi về nơi an
toạ.
“khiêm kính” là kết quả của việc kết hợp “khiêm nhường”
và “kính trọng”. Về mặt nghĩa nó mang nghĩa của hai từ
này. Hiện tượng này không sai nhưng lại không phổ biến
lắm, khi nghe người ta vẫn cảm thấy hơi “lạ tai”.
Vd 2: Chủ bước vào, tiến tới phía khách cúi đầu chào một
cách khiêm cung, khách cũng đứng lên cúi chào đáp lễ
“khiêm cung” được tạo nên từ hai từ “khiêm nhường” và
“cung kính”. Đay là hình thức rút gọn từ chúng ta không
thấy xuất hiện nhiều trong các văn bản và trong giao tiếp
hàng ngày.


4.6. Tránh dùng từ ngữa thừa và lặp từ
Lặp từ nghĩa là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc
trong những câu liền kề nhau. Có một số trường hợp,
người ta sử dụng phép lặp từ như một phương tiện ngôn
ngữ phục vụ cho một mục đích nhất định. Chẳng hạn:
+ Lặp từ để liên kết các câu trong văn bản:
Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ
nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh
để bảo vệ con người. Tre-anh hùng lao động. Tre - anh

hùng chiến đấu.
(Thép Mới)
+ Lặp từ để diễn đat thật chính xác ý kiến:
Nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ các bản tuyên bố của
Chính phủ ta và của chính phủ nước Cộng hoà dân chủ
Nhân dân Lào.
+ Việc lặp lại các thuật ngữ khoa học trong văn bản khoa
học hay lặp lại các từ ngữ cần thiết trong văn bản hành


chính- công vụ để tránh gây mơ hồ về nghĩa cũng thuộc
trường hợp này.
Ngoài những trường hợp nói trên, việc lặp đi lặp lại một
từ trong câu hay trong những câu liền kề nhau khiến cho
câu văn, đoạn văn trở nên nặng nề. Nó chứng tỏ sự nghèo
nàn về vốn từ của người viết, và được coi là một loại lỗi
dùng từ.
Vd :
Mỗi khi nước sông lọt vào, rau rút chết hàng loạt; lá
vàng, thối phao, thân nhũn, rễ có màu đen, và dài, ngọn
teo lại, không trắng, và lá không mở ra được.
Câu văn trên có hai từ nối “ và” trong một câu là quá lủng
củng. Vì vậy cách sửa là bỏ hai từ “ và” thay bằng dấu
phẩy.
Vd 2:
Khu quản lí giao thông 1 cho biết: trong tổng số gần
1000 tuyến đường đô thị tại TPHCM, có 30% số tuyến
đường cần trung tu( sửa chữa vừa) nhưng đã quá hạn,
40% số tuyến đường đã quá hạn đại tu(sửa chữa lớn) và



30% số tuyến đường còn lại đã đến hạn duy tu( sửa chữa
nhỏ)
, ở đây nên bỏ ba cụm từ trong dấu ngoặc kép: sửa chữa
vừa, sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ; hoặc dùng những lối
diễn đạt khác để không làm câu văn trở nên rườm rà như
trên.
Vd 3:
Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Dương đã gọi điện “cầu
cứu” chính quyền địa phương đến giải quyết nhưng
không hiểu sao không thấy cán bộ phường Thanh Nhàn
đến giải quyết.
Lỗi lặp từ giải quyết.
Ở câu văn trên chúng ta nên bỏ từ giải quyết thứ 2
4.7. Dùng từ ngữ phải đúng quan hệ kết hợp về ngữ pháp
và nghĩa
Không phải bất cứ từ nào cũng kết hợp được với nhau để
tạo thành câu đúng. Các từ, khi được dùng ở phạm vi câu
cũng như phạm vi toàn văn bản luôn nằm trong mối quan
hệ chặt chẽ với nhau về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Nói cách


khác, mỗi từ phải thích ứng với các từ khác đứng trước nó
và đứng sau nó. Nếu người viết không đáp ứng được yêu
cầu này anh ta có thể tạo ra những sự mâu thuẫn, phi
logích giữa các thành tố ngôn ngữ cấu thành câu hay văn
bản. Hơn nữa, các đơn vị trên câu không phải là phép
cộng gộp của các từ mà giữa chúng có sự liên kết chặt
chẽ. Sự liên kết này do bản thân nghĩa trong các từ tạo
nên.

Vd:
Thưa ông, tại sao ông Nguyễn Văn Lâm và đoàn công tác
được nhận thêm phong bì khi mà họ đã được lo chi phí
toàn bộ ăn ở.
Ở đây từ “toàn bộ” có tư cách là một tiền tố đứng trước
động từ “ chi phí” để bổ nghĩa cho nó. Như vậy người viết
đã thay đổi trật tự thông thường nên gây ra lỗi. Chúng tôi
sửa là: Thưa ông, tại sao ông Nguyễn Văn Lâm và đoàn
công tác được nhận thêm phong bì khi mà họ đã được lo
toàn bộ chi phí ăn ở
Vd 2: ..., bà lúc nào dường như


×