Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tai lieu y khoa PH c44 viêm hô hấp trên final khotailieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.97 KB, 11 trang )

Chương 44: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Người dịch: DS. Nguyễn Văn Chiến, tốt nghiệp tại Đại Học Dược HN
Người hiệu đính: Ths.DS. Võ Thị Hà, ĐH Y Dược Huế
Nguồn: Pharmacotherapy Handbook 8th edition (2012), Barbara G.Wells et al, Section 8,
Chapter 41, page 1816.
Tài liệu được dịch nhằm mục đích tổng hợp cho dự án viết sách "Dược điều trị" do Nhịp cầu
Dược lâm sàng tổ chức. Tài liệu dịch CHƯA xin phép bản quyền từ tác giả, nhà xuất bản Mỹ
nên tài liệu nên được sử dụng với mục đích cá nhân. Không chia sẽ công cộng dưới mọi hình
thức.
1. Viêm tai giữa
Định nghĩa
- Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm ở khu vực tai giữa. Viêm tai giữa cấp bao gồm các triệu
chứng viêm khởi phát nhanh ở tai giữa thể hiện trên lâm sàng bằng một hay nhiều dấu hiệu sau:
đau tai (được xác định bằng cách kéo tai ở một số trẻ sơ sinh), mất thính giác, sốt và dễ cáu gắt.
Viêm tai giữa có tràn dịch (sự tích tụ dịch ở tai giữa) khác với viêm tai giữa cấp ở chỗ là không
có các dấu hiệu của nhiễm trùng cấp.
- Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các yếu tố nguy cơ làm vi khuẩn kháng
amoxicillin trong viêm tai giữa bao gồm trẻ được chăm sóc tại một trung tâm chăm sóc trẻ em,
sử dụng đơn thuốc kháng sinh gần đây (trong vòng 30 ngày trước) và trẻ em dưới 2 tuổi.
Bệnh học
- Khoảng 40% đến 75% các trường hợp viêm tai giữa có nguyên nhân là virus. Trong các trường
hợp do vi khuẩn, S. pneumoniae là nguyên nhân phổ biến (chiếm 20 – 50%). Các chủng không
điển hình Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis lần lượt chiếm từ 15% đến 30% và
từ 3% đến 20% các trường hợp.
- Viêm tai giữa cấp do vi khuẩn thường theo sau một đợt nhiễm virus đường hô hấp trên gây suy
giảm chức năng vòi nhĩ và phù nề niêm mạc vùng tai giữa.
- Từ 1% đến 50% các chủng S. pneumoniae phân lập không nhạy cảm với penicillin, và có đến
một nửa số đó kháng penicillin liều cao. Một nửa các chủng H. influenzae và 100% các chủng M.
catarrhalis phân lập từ đường hô hấp trên sản sinh ra các enzym β-lactamase.

Trang 1/11




Dấu hiệu lâm sàng
- Tính dễ cáu gắt và kéo hoặc gãi tai thường là các dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ trẻ bị viêm tai giữa
cấp.
- Để chẩn đoán viêm tai giữa cấp cần có 3 tiêu chí sau: các triệu chứng cấp khởi phát, sự tràn
dịch vùng tai giữa và tai giữa viêm nhiễm. Xác định sự tràn dịch vùng tai giữa bằng các dấu
hiệu: màng nhỉ lồi lên, màng nhĩ mất khả năng đàn hồi hoặc bị hạn chế, mức độ khí-dịch sau
màng nhỉ và chứng chảy nước tai (bảng 44-1).
- Các triệu chứng viêm tai giữa cấp sẽ hết sau hơn 1 tuần. Đau và sốt sẽ hết sau 2-3 ngày, với hầu
hết trẻ không còn có triệu chứng sau 7 ngày. Sự tràn dịch lâu khỏi hơn, 90% sẽ hết sau 3 tháng.
Bảng 44-1: Triệu chứng lâm sàng của viêm tai giữa cấp do vi khuẩn
Thông tin chung
Các triệu chứng khởi phát cấp tính của viêm tai giữa bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi hoặc
ho (nhiễm lạnh)
Triệu chứng
Đau, có thể đau nặng (>75% trường hợp)
Trẻ có thể dễ cáu gắt, giật hoặc gãi tai, khó ngủ.
Sốt thường xảy ra ở trẻ nhỏ (có ở <25% trường hợp)
Kiểm tra cho thấy màng nhĩ dày lên, lồi ra và mất màu sắc
Kiểm tra độ linh động của màng nhĩ cho thấy màng nhĩ bất động; 50% trường hợp bất động cả
hai bên.
Dịch đọng lại ở tai giữa (<3% trường hợp) thường gợi ý nguyên nhân từ vi khuẩn
Xét nghiệm
Chủng Gram, nuôi cấy và độ nhạy cảm của dịch lấy từ tai giữa
Điều trị
- Mục tiêu điều trị là giảm đau, hạn chế sử dụng kháng sinh và ngăn ngừa biến chứng. Viêm tai
giữa cấp trước tiên cần phân biệt với viêm tai giữa có tràn dịch và viêm tai giữa mạn tính.
- Cần cân nhắc dự phòng viêm tai giữa cấp bằng vaccin. Vaccin PCV7 làm giảm từ 6% đến 7%
trường hợp xảy ra viêm tai giữa cấp trong giai đoạn sơ sinh. Vaccin này không có hiệu quả trên

trẻ lớn hơn có tiền sử viêm tai giữa cấp.
- Quản lý triệu chứng đau bằng thuốc giảm đau. Sử dụng Paracetamol hoặc một thuốc giảm đau
chống viêm không steroid như ibuprofen sớm để giảm đau. Không nên sử dụng thuốc kháng
histamin hoặc thuốc thông mũi do hiệu quả rất hạn chế.
- Cần quan sát trong một thời gian ngắn để cân nhắc xem có nên sử dụng phác đồ kháng sinh
ngay lập tức trên bệnh nhân không trong trường hợp bệnh nặng hoặc điển hình.
- Phác đồ kháng sinh được sử dụng để điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên, đa số trẻ em chỉ cần điều
trị các triệu chứng đơn độc.
- Cần cân nhắc lùi lại ngày sử dụng kháng sinh (2-3 ngày) ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi nếu các
triệu chứng bệnh không trầm trọng và chẩn đoán không chắc chắn, ở trẻ em trên 2 tuổi mà chẩn
Trang 2/11


đoán không chắc chắn. Lùi lại ngày sử dụng kháng sinh để làm giảm tác dụng phụ và làm giảm
tính kháng kháng sinh của vi khuẩn.
- Kháng sinh amoxicillin liều cao (80-90 mg/kg/ngày) là một lựa chọn để điều trị viêm tai giữa
cấp. Trong trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc đã biết có sinh ra b-lactamase, cần sử dụng kết hợp
với clavulanate (90 mg/kg/ngày amoxicillin + 6,4 mg/kg/ngày clavulanate chia làm 2 lần). Các
khuyến cáo về điều trị viêm tai giữa cấp đề cập trong bảng 44-2.
- Nếu thất bại điều trị với amoxicillin, sử dụng thuốc chống lại sự bài tiết b-lactamase của H.
influenzae và M. catarrhalis cũng như sự kháng thuốc của S. pneumoniae như amoxicillin +
clavulanate liều cao (khuyến cáo) hoặc cefuroxime, cefdinir, cefpodoxime, cefprozil hoặc
ceftriaxone tiêm bắp.
- Thời gian điều trị là 5 ngày
- Phẫu thuật chèn ống T là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa tái phát. Cần đánh giá lại bệnh
nhân sau 3 ngày, hầu hết các trẻ các triệu chứng sẽ biến mất sau 7 ngày.
Bảng 44-2: Các khuyến cáo sử dụng kháng sinh trong viêm tai giữa cấp
Chẩn đoán ban đầu
Thất bại điều trị sau 48-72 giờ
Nhẹ

Nặng
Nhẹ
Nặng
Amoxicillin –
Amoxicillin –
Ceftriaxone
Lựa chọn đầu Amoxicillin liều
cao 80-90
calvulanate liều calvulanate liều
(1-3 ngày)
tay
mg/kg/ngày chia
cao, 90
cao, 90
làm 2 lần
mg/kg/ngày
mg/kg/ngày
amoxicillin +
amoxicillin + 6,4
6,4 mg/kg/ngày mg/kg/ngày
clavulanate chia clavulanate chia
làm 2 lần
làm 2 lần
Ceftriaxone
Ceftriaxone
Clindamycin
Không dị ứng Cefdinir,
cefuroxime,
(1-3 ngày)
(1-3 ngày)

loại 1
cefpodoxime
Azithromycin,
Clindamycin
Clindamycin
Dị ứng loại 1
clarithromycin
Chú thích:
Nặng: Sốt cao trên 39 độ và/hoặc đau tai nặng
Amoxicillin – clavulanate với tỉ lệ 90:6,4 hoặc 14:1 có mặt ở Mỹ, tỉ lệ 7:1 có mặt ở Canada
(Liều đầu tiên dùng 4,5 mg/kg amoxicillin, liều thứ hai dùng 4,5 mg/kg amoxicillin + 6,4
mg/kg clavulanate)
Dự phòng tái nhiễm khuẩn bằng kháng sinh
- Viêm tai giữa tái phát là bệnh xảy ra ít nhất 3 đợt trong 6 tháng hoặc ít nhất 4 đợt trong 1 năm.
Cần quan tâm đến việc tái nhiễm khuẩn vì trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ cao mất thính giác và rối
loạn về ngôn ngữ và khả năng nghe. Dữ liệu từ các nghiên cứu thông thường không ủng hộ việc
dự phòng.

Trang 3/11


2. Viêm họng
-

-

-

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm cấp ở vùng họng miệng hoặc mũi hầu mà xảy ra từ 1%
đến 2% trong tất cả lượt thăm bệnh nhân ngoại trú. Mặc dù nguyên nhân chủ yếu là do virus

nhưng nguyên nhân do vi khuẩn chính là Liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Group A βhemolytic Streptococcus - GABHS) hoặc S. pyogenes.
Virus (như rhinovirus, coronavirus và adenovirus) là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm họng
cấp. Nguyên nhân do vi khuẩn rất ít khả năng xảy ra. Trong các trường hợp do vi khuẩn gây
ra, GABHS là nguyên nhân chính (chiếm 15-30% các trường hợp nhi khoa và 5-15% các
trường hợp ở người lớn).
Các biến chứng như sốt thấp khớp, viêm cầu thận và phản ứng viêm khớp có thể xảy ra nếu
nguyên nhân gây viêm họng là GABHS.

Triệu chứng lâm sàng
-

Triệu chứng phổ biến của viêm họng là đau họng. Các triệu chứng của viêm họng do liên cầu
khuẩn nhóm A thể hiện trong bảng 44-3. Các tiêu chí thường dùng để chẩn đoán viêm họng
do GABHS trong bảng 44-4.
Bảng 44-3: Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A
Thông tin chung
Đau họng đột ngột nhưng thường tự khỏi
Sốt và các triệu chứng hết trong 3-5 ngày
Các triệu chứng lâm sàng tương tự như các nguyên nhân do virus và các vi khuẩn không phải
liên cầu khuẩn
Triệu chứng
Đau họng
Đau khi nuốt
Sốt
Đau đầu, nôn, buồn nôn và đau bụng (đặc biệt ở trẻ em)
Viêm/ban đỏ amidan và hầu họng kèm/không kèm theo chất rò rỉ
Hạch lympho sưng, mềm
Lưỡi gà sưng đỏ, có các đốm xuất huyết trên mô mềm, ban sẩn trên da
Các triệu chứng nặng không gợi ý là do liên cầu khuẩn nhóm A như ho, tiêu chảy, viêm màng
kết, sổ mũi.

Các dấu hiệu nghi ngờ nguyên nhân do virus
Viêm màng kết, sổ mũi, ho và tiêu chảy
Xét nghiệm
Nuôi cấy đờm
Xét nghiệm kháng thể nhanh

Trang 4/11


Bảng 44-4: Tiêu chí đánh giá nguy cơ viêm họng do liên cầu khuẩn beta tan huyết
nhóm A
Tiêu chí
Điểm
o
o
Sốt trên 38 C (101 F)
1
Không ho
1
Hạch cổ phía trước sưng, mềm
1
Sưng amidan hoặc có chất rò rỉ
1
Tuổi
3-14 tuổi
1
15-44 tuổi
0
Trên 45 tuổi
-1

Chú thích:
Điểm
Nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn
≤0
1% - 2,5%
1
5% - 10%
2
11% - 17%
3
28% - 35%
≥4
51% - 53%
- Hướng dẫn điều trị từ Hội bệnh truyền nhiễm Mỹ, viện hàn lâm nhi khoa Mỹ và Hiệp hội tim
mạch Mỹ khuyến cáo làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm A trên tất cả bệnh nhân có dấu
hiệu. Chỉ những trường hợp cho kết quả dương tính nên dùng kháng sinh. Bạn đọc nên tìm
đọc thêm trong Chương 117 sách Pharmacotherapy: A pathophysiologic Approach để tìm
them thông tin về xét nghiệm GABHS.
Điều trị
-

-

-

-

Mục tiêu điều trị: cải thiện triệu chứng lâm sàng, giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc, tránh
lây lan, ngăn ngừa biến chứng sốt thấp khớp cấp và các biến chứng có mủ như áp xe quanh
amidan, viêm hạch bạch huyết cổ và viêm xương chũn.

Sử dụng kháng sinh chỉ nên dùng trên bệnh nhân có những dấu hiệu lâm sàng và đặc điểm
dịch tễ học viêm họng do GABHS, đặc biệt khi kết quả xét nghiệm GABHS dương tính. Sử
dụng Penicillin để điều trị viêm họng do GABHS (Bảng 44-5). Bảng 44-6 thể hiện liều lượng
điều trị khi tái nhiễm khuẩn. Bảng 44-7 thể hiện mức độ bằng chứng trong chẩn đoán viêm
họng do liên cầu khuẩn nhóm A.
Bởi vì triệu chứng đau là lý do chính khiến bệnh nhân đi khám bác sỹ, các thuốc giảm đau
như paracetamol và các NSAID được khuyến cáo mạnh để giảm đau trên bệnh nhân. Tuy
nhiên, paracetamol là lựa chọn tốt hơn do các NSAID có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn
mô mềm lan tỏa hoặc hội chứng shock nhiễm độc.
Trên bệnh nhân dị ứng với penicillin, thay thế bằng một thuốc nhóm macrolid như
erythromycin hoặc thuốc cephalosporin thế hệ 1 như cephalexin (nếu phản ứng dị ứng không

Trang 5/11


phải qua trung gian IgE). Macrolid mới như azithromycin và clarithromycin có hiệu quả
tương đương với erythromycin và ít gây ra tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa.
- Nếu bệnh nhân không uống được, tiêm bắp benzathin penicillin có thể được dùng, mặc dù
gây đau khi tiêm và thuốc này không có sẵn ở Canada.
- Thời gian sử dụng phác đồ kháng sinh điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A là 10
ngày để loại bỏ tối đa vi khuẩn.
Bảng 44-5: Hướng dẫn về liều dùng các kháng sinh sử dụng trong viêm họng
Thuốc
Liều người lớn
Liều trẻ nhỏ
Thời gian Mức độ
điều trị
bằng
chứng
Các kháng sinh ưu

tiên
Penicillin V
250mg x 3-4 lần/ngày 50mg/kg/ngày chia ra 10 ngày
IB
hoặc 500mg x 2
3 lần/ngày
lần/ngày
Penicillin
12 triệu đơn vị tiêm
0,6 triệu đơn vị cho
1 liều duy IB
benzathine
bắp
cân nặng ≤27kg
nhất
(50.000 đơn vị/kg)
Penicillin G
12 triệu đơn vị
1 liều duy
procaine +
(benzathine 0,9 triệu
nhất
Penicillin G
đơn vị, procaine 0,3
benzathine
triệu đơn vị)
Kháng sinh kết hợp
Amoxicillin
500mg x 3 lần/ngày
40-50mg/kg/ngày chia 10 ngày

IB
ra 3 lần/ngày
Amoxicillin giải
775mg/ngày
775mg/ngàyb
10 ngày
IIaB
phóng kéo dài
Cephalexina
250-500mg đường
25-50mg/kg/ngày chia 10 ngày
IB
uống 4 lần/ngày
làm 4 lần/ngày
Clindamycina
20mg/kg/ngày chia ra
10 ngày
IIaB
làm 3 lần (tối đa
1,8g/ngày)
a
Azithromycin
12mg/kg/ngày dùng 1
5 ngày
IIaB
lần (tối đa 500mg)
Clarythromycina
15mg/kg/ngày chia
10 ngày
IIaB

làm 2 lần (tối đa
250mg x 2 lần/ngày)
Erythromycina
Có sẵn trong công
Có sẵn trong công
10 ngày
IIaB
thức chế phẩm
thức chế phẩm
Chú thích:
a
Kháng sinh thay thế khi bệnh nhân dị ứng với penicillin
b
Chỉ dùng ở trẻ từ 2 tuổi trở lên
Trang 6/11


Mức độ khuyến cáo
Loại I: Khi các bằng chứng và/hoặc sự đồng thuận chỉ ra phương pháp điều trị là có lợi, hữu
ích và hiệu quả
Loại II: Khi các bằng chứng mâu thuẫn nhau và/hoặc các ý kiến không thống nhất cho thấy
phương pháp điều trị là có lợi, hữu ích và hiệu quả
Loại IIa: Mức độ bằng chứng/ý kiến ủng hộ sự hữu ích/ hiệu quả
Loại IIb: Sự hữu ích/hiệu quả ít được khẳng định từ các bằng chứng/ý Loại III: Các bằng
chứng/sự đồng thuận chỉ ra phương pháp điều trị là không hữu ích/hiệu quả và trong một số
trường hợp còn có hại
Mức độ bằng chứng
Loại A: Các dữ liệu lấy từ số lượng lớn thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên hoặc phân tích meta
Loại B: Dữ liệu lấy từ một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên hoặc các nghiên cứu không ngẫu
nhiên

Loại C: Các dữ liệu lấy từ các báo cáo ca lâm sàng, sự đồng thuận của chuyên gia
Bảng 44-6: Các kháng sinh và liều dùng sử dụng cho các đợt viêm họng tái phát
Thuốc
Liều người lớn
Liều trẻ em
Clindamycin
600mg/ngày đường uống
20mg/kg/ngày đường uống
chia làm 2-4 lần
chia làm 3 lần/ngày (tối đa
1,8g/ngày)
Amoxicillin-clavulanate
500mg x 2 lần/ngày đường
40mg/kg/ngày chia làm 3 lần
uống
đường uống
Penicillin benzathine
1,2 triệu đơn vị tiêm bắp 1
0,6 triệu đơn vị nếu cân nặng
lần
≤ 27kg (50.000 đơn vị/kg)
Penicillin benzathine và
Như trên
Như trên
rifampin
Rifampin 20mg/kg/ngày
Liều rifampin như người lớn
đường uống chia làm 2 lần
trong 4 ngày cuối sử dụng
penicillin (tối đa

600mg/ngày)
Bảng 44-7: Nguyên lý chẩn đoán và điều trị dựa trên bằng chứng đối với liên cầu
khuẩn nhóm A
Các khuyến cáo
Mức độ
Việc sử dụng xét nghiệm chẩn đoán có chọn lọc chỉ trên những bệnh nhân có
đặc điểm lâm sàng gợi ý nhiễm liên cầu nhóm A sẽ làm tăng tỷ lệ xét nghiệm
A-II
dương tính cũng như kết quả là dương tính thật sự, không phải dương tính giả
Chẩn đoán lâm sàng không thể chắc chắn ngay cả bởi những chuyên gia lâm
A-II
sàng có kinh nghiệm nhất; cần phải yêu cầu xác định vi khuẩn
Tiêu chuẩn chẩn đoán về nuôi cấy dịch đờm họng có độ nhạy từ 90% đến 95%
A-II
nếu được làm đúng cách
Chẩn đoán và điều trị nhanh có thể làm giảm sự lây lan, cho phép bệnh nhân
A-II
có thể trở lại làm việc, học tập sớm hơn và làm giảm các đợt cấp hoành hành
Trang 7/11


của bệnh.
Phần lớn các xét nghiệm tìm kháng nguyên nhanh có độ chính xác > 95%
(giảm thiểu các đơn thuốc cho người không bệnh) và có độ nhạy từ 80% đến
A-II
90% khi so sánh với nuôi cấy tự nhiên
Sử dụng kháng sinh ban đầu sớm sẽ làm giảm được các triệu chứng bệnh
nhanh hơn. Việc trì hoãn sử dụng kháng sinh (nếu chờ kết quả nuôi cấy) có thể
A-I
an toàn trong vòng 9 ngày kể từ ngày các triệu chứng khởi phát và vẫn ngăn

ngừa được biến chứng chính như sốt thấp khớp.
Chú thích:
Xếp loại
Độ mạnh khuyến cáo: Từ A-E
Bằng chứng ủng hộ: A-tốt, B-trung bình, C-kém
Bằng chứng phản đối: D-trung bình, E-tốt
Chất lượng bằng chứng: Từ I-III
Loại I: Có ít nhất một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
Loại II: Có ít nhất một thử nghiệm lâm sàng có thiết kế nghiên cứu tốt, không ngẫu nhiên
hoặc một nghiên cứu hồi cứu hoặc một nghiên cứu phân tích case có đối chứng hoặc từ các
báo cáo liên tục trong một thời gian rộng hoặc từ kết quả rất tệ từ một thử nghiệm không có
đối chứng.
Loại III: Ý kiến của chuyên gia
Đánh giá kết quả điều trị
- Hầu hết bệnh nhân tự khỏi; tuy nhiên, sử dụng phác đồ kháng sinh sớm trong các trường hợp
nhiễm GABHS sẽ đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh. Các triệu chứng thông thường sẽ khỏi
trong vòng 3-4 ngày ngay cả khi không điều trị. Thường là không cần thiết làm xét nghiệm
theo dõi trên những trường hợp bị bệnh đầu tiên (index cases) hoặc những cá nhân không có
triệu chứng khi tiếp xúc với những bệnh nhân này.
3. Viêm xoang
-

-

Viêm xoang (sinusitis) là tình trạng viêm và/hoặc nhiễm khuẩn vùng niêm mạc xoang cạnh
mũi. Thuật ngữ viêm mũi xoang (rhinosinusitis) cũng được một số chuyên gia sử dụng vì
viêm xoang điển hình cũng ảnh hưởng bởi vùng niêm mạc mũi. Virus là nguyên nhân chính
gây bệnh. Việc phân biệt nguyên nhân do virus hay vi khuẩn rất quan trọng để có những
quyết định điều trị đúng đắn.
Viêm xoang cấp do vi khuẩn thường cũng gây ra do cùng nhóm vi khuẩn gây ra viêm tai

giữa: S. pneumonia và H. influenza. Các tác nhân này chiếm đến 70% các trường hợp do vi
khuẩn gây ra cả ở trẻ em và người lớn.

Trang 8/11


Triệu chứng lâm sàng
-

Triệu chứng lâm sàng điển hình của viêm xoang do vi khuẩn được thể hiện trong bảng 44-8.
Bảng 44-8: Các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán viêm xoang do vi khuẩn
Dấu hiệu chung
Tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên không đặc hiệu kéo dài từ 7 đến 14 ngày
Triệu chứng
Cấp tính
Người lớn:
Sổ mũi, nghẹt mũi
Đau hàm răng, đau vùng mặt, xoang lan tỏa (đặc biệt là một bên), và tình trạng trầm
trọng hơn sau đợt cải thiện ban đầu
Các triệu chứng nặng hoặc dai dẳng (kéo dài trên 7 ngày) có khả năng là do vi khuẩn và
cần được điều trị bằng kháng sinh
Trẻ em:
Sổ mũi và ho kéo dài từ 10 đến 14 ngày hoặc các triệu chứng nặng như sốt cao 39oC
hoặc sưng/đau vùng mặt là những dấu hiệu cần phải sử dụng kháng sinh.
Mạn tính
Các triệu chứng tương tự như viêm xoang cấp nhưng không điển hình
Chảy nước mũi với tình trạng trầm trọng
Có thể bị ho khan mạn tính, viêm thanh quản và đau đầu
Nhiễm khuẩn mạn tính hoặc tái phát 3 đến 4 lần trong một năm và các thuốc thông mũi,
xông hơi không có hiệu quả.

Các xét nghiệm
Nhuộm chủng Gram, nuôi cấy, độ nhạy cảm với kháng sinh của dịch chảy ra hoặc dịch thở ra
nếu chọc xoang được tiến hành

Điều trị
- Mục tiêu điều trị viêm xoang cấp: làm giảm triệu chứng. duy trì trạng thái thông thoáng các
xoang, hốc, hạn chế việc sử dụng kháng sinh, điều trị nhiễm khuẩn với phác đồ kháng sinh
thích hợp, giảm tối thiểu thời gian bị bệnh, ngăn ngừa biến chứng, ngăn ngừa diễn biến bệnh
chuyển sang mạn tính.
- Các thuốc thông mũi dạng phun sương như phenylephrine và oxymetazoline có tác dụng
làm giảm tình trạng viêm bằng cách gây co mạch thường được sử dụng. Tuy nhiên, không
nên sử dụng thuốc quá 3 ngày để tránh tình trạng gây nghẹt mũi bật lại trầm trọng hơn. Có
thể sử dụng thêm thuốc thông mũi đường uống khi các hốc, xoang mũi thông thoáng. Rửa
mũi bằng nước muối sinh lý và xông bằng hơi nước đường khí dung làm tăng độ ẩm vùng
niêm mạc. Thuốc long đờm (như guaifenesin) có thể sử dụng để làm giảm tính nhớt các chất
bài tiết trong mũi. Không nên sử dụng các thuốc kháng histamine do tác dụng kháng
cholinergic như làm khô niêm mạc, rối loạn độ thanh thải các chất bài tiết của niêm mạc.
- Liệu pháp kháng sinh làm giảm và loại trừ triệu chứng tốt hơn so với giả dược tuy nhiên hiệu
quả không cao.
Trang 9/11


Amoxicillin là lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm xoang do vi khuẩn vì tính hiệu quả - chi
phí vượt trội trong trường hợp cấp thông thường, và việc sử dụng các tác nhân phổ rộng mới
hơn ban đầu là không phù hợp. Tiếp cận điều trị viêm xoang cấp do vi khuẩn thể hiện trong
bảng 44-9. Liều lượng thể hiện trong bảng 44-10.
- Khuyến cáo sử dụng phác đồ kháng sinh từ 10 đến 14 ngày, hoặc ít nhất 7 ngày sau khi đã
kiểm soát tốt các triệu chứng.
Bảng 44-9: Các khuyến cáo việc sử dụng kháng sinh điều trị viêm xoang cấp do vi khuẩn
Thất bại điều trị hoặc

Nghi ngờ nguyên
phác đồ kháng sinh
nhân là S.
Thông thường
trước đó đã dung 4 đến pneumoniae kháng
6 tuần
penicillin
Amoxicillin
Amoxicillin – clavulante Amoxicillin (liều
(liều cao) hoặc
cao) hoặc
Lựa chọn đầu
cephalosporin
clindamycin
Fluoroquinolone đường
Fluoroquinolone
Lựa chọn thay hô hấp
đường hô hấp
thế
Cephalosporin
Cephalosporin
Clindamycin hoặc
Không phải dị
Fluoroquinolone
ứng type 1
đường hô hấp
Clarithromycin,
Fluoroquinolone đường
Clindamycin hoặc
azithromycin,

hô hấp
Fluoroquinolone
trimethoprim,
đường hô hấp
sulfamethoxazole,
Dị ứng type 1
doxycycline, hoặc một
fluoroquinolone đường
hô hấp
-

Bảng 44-10: Khuyến cáo về liều các kháng sinh sử dụng trong viêm xoang cấp do vi khuẩn
Thuốc
Liều trên người lớn
Liều trên trẻ em
Amoxicillin
Liều thấp: 500mgx3 lần/ngày
Liều thấp: 45mg/kg/ngày chia ra 3 lần/ngày
Liều cao: 2gx 2 lần/ngày
Liều cao: 90mg/kg/ngày chia ra 2 lần/ngày
Amoxicillin –
Liều thấp: 500/125 mg x 3
Liều thấp: 45mg/kg/ngày amoxicillin và
clavulanate
lần/ngày
3,2mg/kg/ngày clavulanate chia ra 3
Liều cao: 2g/125 mg x 2
lần/ngày
lần/ngày
Liều cao: 90mg/kg/ngày amoxicillin và

6,4mg/kg/ngày clavulanate chia ra 2
lần/ngày
Cefuroxime
250 – 500 mg x 2 lần/ngày
15mg/kg/ngày chia ra 2 lần/ngày
Cefador
250 – 500 mg x 3 lần/ngày
20mg/kg/ngày chia ra 3 lần/ngày
Cefexime
200 – 400 mg x 2 lần/ngày
8mg/kg/ngày dung 1 lần hoặc chia ra 2
lần/ngày
Cefdinir
600 mg dùng 1 lần hoặc chia ra 14mg/kg/ngày dùng 1 lần hoặc chia ra 2
Trang 10/11


Cefpodoxime
Cefprozil
Doxycyclin
Trimethoprime

sulfamethoxaz
ole
Clindamycin
Clarithromycin
Azithromycin

2 lần/ngày
200 mg x 2 lần/ngày

250 – 500 mg x 2 lần/ngày
100 mg sau mỗi 12 tiếng
160/800 mg sau mỗi 12 tiếng

lần/ngày
10mg/kg/ngày chia ra 2 lần/ngày (không
quá 400mg/ngày)
15-30mg/kg/ngày chia ra 2 lần/ngày
6-8mg/kg/ngày trimethoprime, 3040mg/kg/ngày sulfamethoxazole chia ra 2
lần/ngày

150 – 450 mg sau mỗi 6 tiếng
30-40mg/kg/ngày chia ra 3 lần/ngày
250 – 500 mg x 2 lần/ngày
15mg/kg/ngày chia ra 2 lần/ngày
Ngày đầu: 500mg
Ngày đầu: 10mg/kg/ngày
Ngày 2-5: 250mg
Ngày 2-5: 5mg/kg/ngày
Levofloxacin
500mg/ngày
Xem chương 117, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, tác giả Christopher Frei, Bradi Frei
và George Zhanel để biết thêm chi tiết về vấn đề này.

Trang 11/11



×