Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NỤ

PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ QUYÒN CñA CON
KHI CHA MÑ LY H¤N

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ NỤ

PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ QUYÒN CñA CON
KHI CHA MÑ LY H¤N
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ PHƢƠNG NGA

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Nụ


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN
CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN ................................................ 7
1.1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ...................................................................... 7

1.2.


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM ................................................................. 16

1.3.

KHÁI NIỆM, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÁP
LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN ............. 24

1.3.1. Khái niệm, phạm vi điều chỉnh của pháp luật bảo vệ quyền của
con khi cha mẹ ly hôn ........................................................................ 24
1.3.2.

Ý nghĩa của pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn ......... 31

1.4.

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA CON
KHI CHA MẸ LY HÔN TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ Ở
VIỆT NAM ......................................................................................... 35

1.4.1. Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn
trong cổ luật Việt Nam ....................................................................... 35
1.4.2. Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn trong
pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay........... 37
1.5.

PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA CON KHI
CHA MẸ LY HÔN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ...... 42

1.5.1. Pháp luật Cộng hòa Pháp về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi

cha mẹ ly hôn ..................................................................................... 42


1.5.2. Pháp luật Thái Lan về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha
mẹ ly hôn ............................................................................................ 44
1.5.3. Pháp luật một số quốc gia khác về bảo vệ quyền của con khi cha
mẹ ly hôn ............................................................................................ 47
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA
MẸ LY HÔN ..................................................................................... 50
2.1.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN .................. 50

2.1.1. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi xem xét quyền yêu cầu ly hôn .... 50
2.1.2. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi xem xét căn cứ ly hôn
theo pháp luật hiện hành..................................................................... 54
2.1.3. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi chia tài sản ly hôn ............... 59
2.1.4. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi xác định ngƣời nuôi con,
ngƣời cấp dƣỡng. ................................................................................ 64
2.1.5. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi
ly hôn .................................................................................................. 71
2.2.

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN
CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN ................................................. 75

2.2.1. Về công tác tổ chức thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 ..................... 76
2.2.2. Một số vấn đề thực tế khi xem xét quyền yêu cầu ly hôn .................. 80

2.2.3.

Một số vấn đề thực tế khi xem xét căn cứ ly hôn theo pháp luật .......... 83

2.2.4. Thực tiễn về việc lấy ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn .................... 88
2.2.5. Một số trƣờng hợp về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con
sau khi ly hôn ..................................................................................... 90
2.2.6. Một số vấn đề thực tế về cấp dƣỡng cho con khi bố mẹ ly hôn......... 93
2.2.7. Thực tiễn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản của con
khi cha mẹ ly hôn ............................................................................... 97


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN VÀ
LỢI ÍCH CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN ............................. 99
3.1.

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN
CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN ................................................. 99

3.1.1. Kiến nghị đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tính thống nhất,
minh bạch, hợp lý, lợi ích của con trong xây dựng, hƣớng dẫn áp
dụng các quy định pháp luật về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ
ly hôn .................................................................................................. 99
3.1.2. Một số kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của con khi giải
quyết ly hôn ...................................................................................... 102
3.2.

XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ
TÒA ÁN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA
CON KHI CHA MẸ LY HÔN........................................................... 110

3.3.

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA
CON KHI CHA MẸ LY HÔN ......................................................... 112

KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BL DS&TM:

Bộ luật dân sự và thƣơng mại

BLDS:

Bộ luật dân sự

BLTTDS:

Bộ luật tố tụng dân sự

CRC:

Công ƣớc về quyền trẻ em


CT:

Chỉ thị

GĐ&NCTN:

Gia đình và ngƣời chƣa thành niên

HĐTPTANDTC: Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao
HN&GĐ:

Hôn nhân và gia đình

NĐ:

Nghị định

NXB:

Nhà xuất bản

QĐ:

Quyết định

TAND:

Tòa án nhân dân

TTLT:


Thông tƣ liên tịch

UNICEF:

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

VKS:

Viện kiểm sát

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) là hiện tƣợng xã hội đƣợc nghiên cứu
dƣới nhiều góc độ khác nhau, bởi gia đình là tế bào quan trọng của xã hội, nó
không những phản ánh chế độ xã hội mà còn thể hiện sự tiến bộ, văn minh
của xã hội đó. Nên dù ở bất kỳ xã hội nào thì Nhà nƣớc cũng sẽ có những
quan tâm và điểu chỉnh bằng pháp luật đối với hôn nhân gia đình nói chung
và việc giải quyết việc ly hôn cũng nhƣ hậu quả của ly hôn nói riêng.
Trong HN&GĐ, nếu kết hôn là cơ sở nhằm xác lập quan hệ vợ chồng
trƣớc pháp luật, thì ngƣợc lại ly hôn là một sự kiện chấm dứt quan hệ hôn
nhân trƣớc pháp luật, do cả hai bên vợ chồng thuận tình và đƣợc Tòa án công
nhận bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc chỉ do một bên yêu
cầu, đƣợc Tòa án đƣa ra xét xử và phán quyết bằng một bản án cho ly hôn. Có
thể nói, ly hôn là sự lựa chọn của hai ngƣời, nhƣng hệ quả của nó có tác động

đến tâm sinh lý của những đứa trẻ; để lại gánh nặng cho xã hội nếu nhƣ con
cái của họ bị bỏ rơi, không đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục chu đáo;
chúng sẽ thiếu đi sự chăm sóc, tình cảm của ngƣời cha hoặc ngƣời mẹ, thậm
chí cả hai. Từ đó, sẽ ảnh hƣởng tới quá trình phát triển nhân cách, dễ sa ngã
vào những tệ nạn xã hội.... Hơn thế nữa, những đứa trẻ phải sống cùng mẹ kế
hay bố dƣợng thì vấn đề “con anh con tôi”, khả năng đƣợc đảm bảo về giáo
dục và khả năng an toàn cho bản thân thấp. Nhất là đối với trẻ em gái khi phải
sống cùng với bố dƣợng sẽ dễ tiềm ẩn những vấn đề không an toàn trong đời
sống hàng ngày khi luôn phải tiếp xúc và va chạm làm dễ nảy sinh những ý
đồ xấu khi họ không có chung máu mủ huyết thống. Dù nhiều hay ít, dù biểu
hiện bằng cách này hay cách khác thì những trẻ em này đều bị ảnh hƣởng bởi
hoàn cảnh gia đình của mình, vì điều mất mát lớn nhất từ sự ly hôn của cha
mẹ đối với con cái là chúng mất đi một nhân tố cơ bản để phát triển - đó là có
một gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ.
1


Vì vậy, việc xã hội quan tâm đó là làm thế nào để đảm bảo đƣợc quyền
lợi của những đứa con khi cha mẹ ly hôn. Cho nên việc bảo vệ quyền lợi con
luôn đƣợc các nhà làm luật quan tâm và cụ thể hóa thành luật nó đã đƣợc thể
hiện rõ trong các điều luật của chế định ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2014
với những nội dung tích cực cơ bản nhƣ quy định về nguyên tắc giao con cho
ai nuôi là vì quyền lợi mọi mặt của con; quy định về mức cấp dƣỡng, phƣơng
thức cấp dƣỡng nuôi con, quyền thăm nom con; quy định về việc thay đổi
ngƣời trực tiếp nuôi con khi quyền lợi mọi mặt của con không đƣợc đảm
bảo…. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại tòa án cho thấy
vẫn xảy ra nhiều trƣờng hợp vợ hoặc chồng có đủ điều kiện nhƣng không thi
hành án cấp dƣỡng hoặc cả hai không quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái
sau khi ly hôn, việc bảo vệ quyền lợi con trong các vụ án ly hôn liên quan đến
vấn đề tài sản còn nhiều vƣớng mắc và bất cập. Trƣớc thực trạng nhƣ vậy, bảo

vệ quyền lợi chính đáng của con khi cha mẹ ly hôn là việc hết sức quan trọng,
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Nhận thức đƣợc điều đó và mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về các
quy định pháp luật hiện hành, cũng nhƣ muốn đƣa ra những giải pháp, đề xuất
thực tế về vấn đề này, tôi đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền của con
khi cha mẹ ly hôn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn là một
trong những nội dung quan trọng của pháp luật HN&GĐ. Đề tài ly hôn là
mảng đề tài lớn đƣợc khá nhiều nhà khoa nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề
khác nhau xoay quanh nó. Tuy nhiên, hầu hết chỉ tập trung vào một số nội
dung riêng lẻ nhƣ: đảm bảo quyền cấp dƣỡng cho con khi ly hôn, chia tài sản
khi ly hôn,.. Mặt khác, những công trình nghiên cứu khoa học này đƣợc ra đời
khi luật HN&GĐ năm 2000 đang còn hiệu lực. Do đó, hiện nay, chƣa có

2


nhiều công trình nghiên cứu đề tài này theo các quy định của luật HN&GĐ
năm 2014 một cách đầy đủ và toàn diện. Một số công trình nghiên cứu ở
nhiều phạm vi và cấp độ khác nhau, đề cập trực tiếp hoặc có liên quan đến
một số nội dung của vấn đề nhƣ:
Về nhóm luận án, luận văn chuyên ngành luật và một số công trình
nhƣ: "Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn theo luật
Hôn nhân gia đình năm 2000", Luận văn Thạc sĩ của Ngô Thị Hậu, Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; "Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính
đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo luật Hôn nhân gia đình năm
2014", Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thế Long, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2016; “Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn (thực tiễn xét
xử tại các toà án thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế)” Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn

Thị Liên, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; “Nguyên tắc bảo vệ
quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn theo luật Hôn
nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” Luận văn Thạc sĩ của Lê Thu Trang,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012… Hầu nhƣ các tác giả mới chỉ đi
sâu vào nghiên cứu lý luận của vấn đề theo luật cũ luật HN&GĐ năm 2000.
Nhóm giáo trình, sách bình luận chuyên sâu: “Giáo trình Luật Hôn
nhân và Gia đình Việt Nam”, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội, 2008; “Bình luận một số án dân sự và Hôn nhân và gia
đình”, tác giả Tƣởng Duy Lƣợng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
“Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em”, tác giả Nguyễn
Hải Hữu; “Chuyên đề nghiên cứu: Pháp luật Malaysia và Singapore về dịch
vụ bảo vệ trẻ em”, tác giả Đặng Hoa Nam. Ngoài ra còn một số giáo trình và
bình luận khoa học Luật HN&GĐ khác nhƣng nhìn chung các công trình này
mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật
HN&GĐ mà chƣa đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật cũng nhƣ chƣa đƣa
ra các giải pháp cho những vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn.

3


„Nhóm các bài nghiên cứu đƣợc đăng báo, hay các tạp chí chính thống
nhƣ: Tạp chí khoa học Việt Nam và quốc tế, tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa
học pháp lý, tạp chí nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân‟... „Các bài
viết này tính pháp lý có liên quan còn dừng ở mức hạn chế, phần lớn thƣờng
chỉ mang tính thời sự về cuộc sống hàng ngày trong đời sống vợ chồng.‟
Chính vì những lý do đã nêu, đề tài “Pháp luật về bảo vệ quyền của con
khi cha mẹ ly hôn” đƣợc lựa chọn nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn
diện các quy định của luật HN&GĐ và thực tiễn vấn đề này trong xã hội.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Pháp luật về bảo vệ trẻ em không những đƣợc các nhà làm luật chú

trọng mà nó còn đƣợc nhiều nhà khoa học, thuộc nhiều lĩnh vực quan tâm
nghiên cứu. Trong khoa học luật nói chung và Luật HN&GĐ nói riêng, bảo
vệ quyền lợi trẻ em đƣợc nghiên cứu nhƣ một cơ sở pháp lý quan trọng tạo
khung sƣờn cho việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt
mọi chính sách về trẻ trong mọi lĩnh vực đời sống nhƣ: dân sự, hình sự, lao
động, quốc tịch, giáo dục, y tế….
Tính đến nay dù nhiều công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật
HN&GĐ và các vấn đề xung quanh nó nhƣng các công trình này thƣờng đi
sâu vào nghiên cứu lý luận của vấn đề theo luật cũ luật HN&GĐ năm 2000
khi Luật này còn hiệu lực. Hoặc các nghiên cứu tập trung vào một mảng cụ
thể của quan hệ này hoặc nghiên cứu dƣới góc độ hẹp về các vấn đề nhƣ căn
cứ ly hôn, tranh chấp về tài sản vợ chồng, giành quyền nuôi con khi ly hôn,
đảm bảo quyền cấp dƣỡng cho con khi ly hôn….. Chƣa có nhiều công trình
nào đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi con khi vợ chồng ly hôn theo Luật
HN&GĐ Việt Nam năm 2014 một cách đầy đủ và toàn diện các quy định của
luật HN&GĐ và thực tiễn vấn đề này trong xã hội. Do vậy, đề tài của luận
văn này mang nhiều tính mới của Luật HN&GĐ 2014, các nội dung nghiên

4


cứu không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc đó. Đề tài còn tập
trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ để thấy sự tiến bộ và sự
chú trọng hơn của nhà lập pháp đối với quyền của con khi bố mẹ ly hôn. Hơn
thế nữa, đề tài cũng có những so sánh đối với luật pháp các nƣớc trên thế giới.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận liên quan đến “Pháp luật về bảo vệ quyền của con khi
cha mẹ ly hôn” theo quy định của pháp luật hiện hành mà chủ yếu là luật
HN&GĐ năm 2014. Bên cạnh đó chỉ ra đƣợc những bất cập trong thực tiễn và

đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của
pháp luật trong thời gian tới cũng nhƣ nâng cao hiệu quả việc thực hiện, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái khi cha mẹ ly hôn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền và
lợi ích của con là trẻ em dƣới 18 tuổi khi cha mẹ ly hôn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghiên cứu những,vấn đề lý luận liên quan đến bảo vệ quyền và lợi
ích của con khi cha mẹ ly hôn theo pháp luật,Việt Nam hiện hành, trong đó
không bao gồm quan hệ hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài.,
+ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng việc bảo vệ quyền và lợi ích của con
khi cha mẹ ly hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, để đánh giá vấn đề một cách đúng đắn và
khoa học, tôi luôn sử dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam làm phƣơng pháp luận
trong quá trình nghiên cứu đề tài nhƣ: Phƣơng pháp duy vật biện chứng,
Phƣơng pháp duy vật lịch sử.

5


Bên cạnh đó, tôi đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác, trong
đó đặc biệt coi trọng các phƣơng pháp nhƣ:
- Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về bảo
vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn qua pháp luật các thời kỳ ở
Việt Nam;
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng khi phân tích các vấn
đề, tài liệu liên quan, khái quát những nội dung cơ bản,của từng vấn đề;A
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc thực hiện khi tìm hiểu điểm giống và khác

giữa một số pháp luật nƣớc ngoài với pháp luật Việt Nam, khi tìm hiểu quy
định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trƣớc đây tại Việt Nam.
Qua đó giúp thấy đƣợc sự kế thừa và phát triển của pháp luật HN&GĐ về vấn
đề bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn qua các thời kỳ.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục,tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của đề tài gồm ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về pháp luật bảo vệ quyền của con khi cha mẹ
ly hôn;
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ
quyền của con khi cha mẹ ly hôn;
Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện
pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn.

6


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN CỦA CON KHI
CHA MẸ LY HÔN
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Quyền trẻ em là”tất cả những gì trẻ em cần có để đƣợc sống”và lớn lên
một cách an toàn và lành mạnh.”Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không
chỉ là ngƣời”tiếp nhận một cách thụ động”những điều kiện tốt của”ngƣời lớn
mang lại,”mà các em cũng”là những thành viên tham”gia tích cực vào quá”trình
phát triển.”Trẻ em là đối tƣợng cần”đƣợc sự quan tâm,”chăm sóc, giáo dục đặc
biệt từ gia đình,”nhà trƣờng và cả xã hội.”Vì vậy, pháp luật quốc tế”cũng nhƣ
các quốc gia”thành viên đang ngày”càng hoàn thiện hơn để bảo vệ đầy”đủ
những quyền cơ:bản của trẻ em.”

Năm 1924, khi Tuyên bố Giơnevơ về”quyền trẻ em”đƣợc Hội Quốc liên
thông qua thì vấn đề bảo vệ “quyền trẻ em” mới chính thức:đƣợc đề cập.””
Trong Tuyên bố này, vấn đề quyền trẻ em đƣợc liệt kê cụ thể theo 5
nhóm quyền nhƣ:
(1) Trẻ em phải đƣợc phát triển một cách bình thƣờng cả về thể chất
và tinh thần; (2) Trẻ đói phải đƣợc cho ăn, trẻ ốm phải đƣợc chữa
trị, trẻ lạc hậu phải đƣợc giúp đỡ, trẻ phạm tội phải đƣợc giáo dục,
trẻ mồ côi và lang thang phải có nơi trú ẩn và phải đƣợc chăm sóc;
(3) Khi xảy ra tai họa, trẻ em là ngƣời đầu tiên đƣợc cứu trợ; (4)
Trong đời sống, trẻ em phải có quyền đƣợc kiếm sống và phải đƣợc
bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột; (5) Trẻ em phải đƣợc nuôi
dƣỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúng phải phục vụ cho
đồng bào mình [45].

7


Năm 1948, Liên Hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyền
con ngƣời, trong đó đã khẳng định “Mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng tất cả các
quyền và quyền tự do, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, nhƣ về chủng
tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, gốc gác dân tộc hoặc xã
hội, tài sản, nơi sinh hoặc bất cứ một thực trạng nào khác”. Trẻ em đƣợc thừa
nhận là chủ thể đƣợc thừa hƣởng đầy đủ các quyền con ngƣời, đƣợc bình
đẳng nhƣ các thành viên trong xã hội khác.
Năm 1959, Liên Hợp quốc ra Tuyên bố thứ hai về quyền trẻ em.
Tuyên bố năm 1959 kế thừa và phát triển nội dung của Tuyên bố Giơnevơ
năm 1924, khẳng định rằng: "Trẻ em, do chƣa trƣởng thành về tinh thần và
thể lực cần có sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý
thích hợp, trƣớc cũng nhƣ sau khi sinh”. Loài ngƣời có trách nhiệm trao cho
trẻ em những điều tốt đẹp nhất. Tuyên bố năm 1959 kêu gọi các bậc cha mẹ,

đàn ông và phụ nữ với tƣ cách là những cá nhân, kêu gọi các tổ chức tình
nguyện, giới cầm quyền địa phƣơng và chính phủ các nƣớc công nhận những
quyền của trẻ em và phấn đấu để thực hiện bằng luật pháp và những biện
pháp khác theo”10 nguyên tắc và những nguyên tắc này nhƣ là 10 nhóm
quyền cơ bản của trẻ em [47].
Năm”1989, bằng sự vận động tích cực của một số quốc gia, Liên Hợp
quốc đã thông qua Công ƣớc về quyền trẻ em (CRC).”Việt Nam đã phê chuẩn
Công ƣớc này.”Lần đầu tiên trong lịch sử loài ngƣời, một văn bản quốc tế đề
cập toàn diện về quyền trẻ em theo hƣớng tiến bộ, bình đẳng, toàn diện và
mang tính pháp lý cao, làm cơ sở cho việc thúc đẩy chăm”sóc và bảo vệ các
quyền trẻ em trên thực tế.”Rất nhiều các quyền trẻ em trên mọi các lĩnh vực
cơ bản của đời sống đã đƣợc CRC ghi nhận, bảo đảm cho trẻ em đƣợc chăm
sóc một cách có hiệu quả, đƣợc bảo vệ, đƣợc”phát triển toàn diện cả về thể
chất,‟trí tuệ,”tình cảm,”đạo đức”và xã hội.”CRC bao gồm 54 điều với các quy
định về nội dung các quyền”dân sự,”chính trị, kinh tế,”văn hóa.”

8


Không”chỉ đề cập đến trẻ em nói chung, CRC còn đề cập đến việc bảo
vệ quyền của những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”(gồm: trẻ em tàn tật,
lang thang cơ nhỡ, bị ảnh hƣởng của xung đột vũ trang...).”Đồng thời, CRC
xác định những biện pháp nhằm xóa bỏ những nguy cơ đang đe dọa nghiêm
trọng cuộc sống của nhiều trẻ em nhƣ bị lạm dụng tình dục,”bóc lột sức lao
động, ảnh hƣởng của chất ma túy và bị buộc phải tham gia vào các cuộc xung
đột vũ trang...”CRC đƣợc coi là văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diện
nhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay.”Để bổ sung cho CRC, Liên
Hợp quốc còn thông qua hai Nghị định thƣ bổ sung, đề cập đến việc cấm sử
dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang và cấm buôn bán trẻ em, mại
dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em”(Việt Nam đã phê chuẩn 2

Nghị định thƣ này). Đến nay, đã có hơn 80 văn kiện quốc tế liên quan đến
quyền trẻ em đƣợc ban hành để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em nhƣ: Hƣớng
dẫn của Liên Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở ngƣời chƣa thành niên,
gọi tắt là Hƣớng dẫn Riát (1990); Quy tắc của Liên Hợp quốc về Bảo
vệ”ngƣời chƣa thành niên bị tƣớc quyền tự do (1990); Tuyên bố thế giới về sự
sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em (1990). Tuyên bố về chống bóc lột
tình dục trẻ em vì mục đích thƣơng mại (1996); Chƣơng trình hành động
chống việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thƣơng mại”(1996); Công ƣớc
182 về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất và Khuyến nghị 190 về loại bỏ những hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất(1999); Nghị định thƣ về phòng ngừa, trấn áp và trừng
trị tội phạm buôn ngƣời, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ƣớc Lahay về bảo
vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nhận con nuôi quốc tế (1993);...”
Một”số quốc gia nhƣ Thụy Điển, Na Uy, Nga, Úc, Anh”Đức đặc biệt
quan tâm đến xây dựng khuôn khổ pháp lý thân thiện với trẻ em và xây dựng
hệ thống phúc lợi xã hội, mạng lƣới”công tác xã hội mang tính chuyên

9


nghiệp.”Thông thƣờng cứ”2.000 - 3.000‟dân có một cán”bộ xã hội chuyên
nghiệp”và 4 - 5 cộng tác viên và”cứ 30.000- 50.0000 dân”có một trung tâm
công tác xã hội.”Việc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh”đặc biệt đƣợc thực hiện chủ
yếu bởi các”trung tâm công tác xã hội và”các cơ quan quản lý nhà nƣớc”về trẻ
em và một phần”công việc sẽ đƣợc ủy quyền cho”các tổ chức phi chính phủ."
Các quốc gia châu Á (nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Philippine,...) tùy theo hoàn cảnh kinh tế và xã hội của mỗi quốc
gia mà việc bảo vệ trẻ em đƣợc thực hiện theo những mô hình khác nhau.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia này đều hƣớng tới việc xây”dựng “hệ thống
bảo”vệ trẻ em”; hình thành đội ngũ cán bộ xã hội và các cơ sở bảo trợ trẻ em,

xây dựng mô hình gia đình thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.”Malaysia
và Hồng Kông (Trung Quốc) đặc biệt quan tâm tới mô hình gia đình chăm sóc
thay thế, trung tâm công tác xã hội với trẻ em;”trung tâm trẻ em đƣờng phố,
trung tâm phục hồi trẻ em nghiện ma túy. Thái Lan và Philippine lại chú trọng
nhiều hơn vào các mô hình trợ giúp trẻ em và hỗ trợ gia đình có trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt [46].
Luật”Trẻ em và ngƣời trẻ tuổi của Singapore năm 1993 (Children and
Young Persons Act Chapter 38) có nội dung chủ yếu đề cập đến vấn đề bảo
vệ trẻ em quy định trẻ em là ngƣời dƣới 14 tuổi, với 9 nhóm đối tƣợng cần sự
bảo vệ đặc biệt, gồm: (i) trẻ không có bố mẹ hoặc ngƣời bảo hộ; (ii) trẻ em bị
bỏ rơi; (iii) cha, mẹ, ngƣời bảo hộ không phù hợp,”không có khả năng chăm
sóc, sao nhãng làm cho trẻ em rơi vào tình trạng có những mối quan hệ xấu,
đe doạ đến đạo đức hoặc không thể chế ngự đƣợc; (iv) trẻ đã bị hoặc có nguy
cơ cao bị đối xử tồi tệ; (v) trẻ em cần đƣợc khám, điều trị để bảo đảm sức
khoẻ hoặc sự phát triển nhƣng cha, mẹ hoặc ngƣời bảo hộ sao nhãng hoặc từ
chối làm những công việc đó; (vi) trẻ có hành vi và nhân cách gây nguy hiểm
cho bản thân ngƣời khác mà cha, mẹ, ngƣời bảo hộ không thể hoặc không

10


muốn hoặc thất bại trong việc hỗ trợ trẻ;”(vii) trẻ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng
bởi những mâu thuẫn dai dẳng giữa trẻ và cha, mẹ, ngƣời bảo hộ hoặc giữa
cha, mẹ hoặc ngƣời bảo hộ hoặc những mâu thuẫn, đổ vỡ trong gia đình dẫn
đến thƣơng tổn về tình cảm; (viii) trẻ sống trong môi trƣờng hoặc có liên
quan, bị ảnh hƣởng bởi ngƣời phạm tội hoặc những hành vi phạm tội; (ix) trẻ
sống lang thang không nơi ở, không nguồn sống, trẻ xin ăn, hát rong, bán xổ
số, bán hàng rong, đánh bạc, sử dụng các thuốc kích thích [18].
Luật Trẻ em”của Malaysia (Act 611 Child Act 2011)”không định nghĩa
trẻ em nhƣng lại quy định cụ thể”độ tuổi của trẻ em khi gửi đến các dịch vụ,

trung tâm, trƣờng học.”Ví dụ: “Trẻ em dƣới 10 tuổi thì không đƣợc đƣa vào
các trƣờng giáo dƣỡng; trẻ em dƣới 14 tuổi thì không đƣợc đƣa”vào trƣờng
cách ly hoặc giam giữ trẻ em vi phạm pháp luật”.”
Luật của Malaysia phân loại các nhóm trẻ em cần đƣợc bảo vệ theo các
nhóm mức độ gây tổn hại cho trẻ, gồm: (i) Nhóm có nguy cơ cần đƣợc chăm
sóc bảo vệ, gồm trẻ có nguy cơ bị tổn hại về thể chất, tinh thần, tình cảm; trẻ
bị sao nhãng, không đƣợc chăm sóc đầy đủ; trẻ không nơi nƣơng tựa; trẻ mâu
thuẫn với cha mẹ, ngƣời bảo hộ và gia đình; trẻ sống trong môi trƣờng phạm
tội, môi trƣờng mại dâm; trẻ xin ăn, hát rong, bán xổ số; (ii) Nhóm trẻ cần
đƣợc bảo vệ và phục hồi: trẻ tham gia vào các hoạt động tình dục; trẻ liên
quan hoặc sống trong các nhà chứa, trong đó có nhóm trẻ cần đƣợc bảo vệ
khẩn cấp là những trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ mang thai, sinh con hoang đã
đƣợc thông báo và xác nhận; (iii) Nhóm trẻ vƣợt quá tầm khống chế: trẻ có
các hành vi vƣợt quá tầm khống chế của cha mẹ, ngƣời bảo hộ; (iv) Nhóm trẻ
em bị buôn bán, bắt cóc.
Ngoài việc bảo vệ các”quyền cơ bản”của trẻ em, các nƣớc trên thế giới
đang nỗ lực hành động và cùng nhau tìm mọi cách‟hoàn thiện hệ thống tƣ
pháp”về bảo vệ quyền của trẻ em”tuân thủ theo đúng luật quốc tế”về quyền

11


con ngƣời. Các nƣớc đã và đang đƣa những nguyên tắc quốc tế vào các luật
và chính sách quốc gia. Trong các văn bản quốc tế và các chƣơng trình của
LHQ về vấn đề trẻ em sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và ngƣời
chƣa thành niên. Điều 1 Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em xác định rõ: "Trẻ
em có nghĩa là ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp luật pháp áp dụng với trẻ
em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn". Trong một số văn bản khác, khái
niệm trẻ em đƣợc gọi là ngƣời chƣa thành niên hoặc thanh, thiếu niên. Tuy
nhiên, trong quan hệ với pháp luật và thực thi pháp luật, trẻ em thƣờng đƣợc

gọi là ngƣời chƣa thành niên.
LHQ đã có những quy tắc về việc áp dụng pháp luật đối với ngƣời chƣa
thành niên, đƣợc Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 29/11/1985 nêu rõ:
"Ngƣời chƣa thành niên là trẻ em hay ngƣời ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống
pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phƣơng thức khác với việc
xét xử ngƣời lớn"
Quy tắc này”chỉ ra những mục đích”của việc áp dụng pháp luật”với
ngƣời chƣa thành niên và đảm bảo rằng”bất cứ sự xử lý nào đối với”ngƣời
chƣa thành niên phạm tội”phải luôn xem xét tới điều kiện hoàn cảnh của
ngƣời chƣa thành niên”và mức độ của tội phạm.”Liên quan đến”thủ tục xét
xử”quy tắc này cho rằng,”một trẻ em bị quy là phạm tội”đƣợc hƣởng quyền
xử lý đúng”theo luật định”và”quyền đƣợc hƣởng sự đối xử đặc biệt,”kể cả sự
cần thiết phải "tiến hành tố tụng trong một bầu không khí hiểu biết", tầm quan
trọng về sự”có mặt của cha mẹ,”tôn trọng những điều riêng tƣ”của các em
trong tố tụng”cũng nhƣ hồ sơ”và yêu cầu phải có những ngƣời đƣợc”đào tạo
chuyên sâu”tham gia tố tụng để giải quyết vụ án.”
Quy tắc của LHQ về”bảo vệ ngƣời chƣa thành niên”bị tƣớc quyền tự
do quy định”các nguyên tắc cụ thể áp dụng”đối với tất cả các hình thức”giam
giữ ở bất cứ”cơ sở giam giữ nào.”Tách riêng”những ngƣời chƣa thành niên”ra

12


khỏi ngƣời lớn”trong cùng các cơ sở giam giữ”và phân loại các em”là một
yêu cầu”cần thiết đƣợc nhắc đến”trong quy tắc này.”Đồng thời nhấn mạnh
việc”bảo vệ ngƣời chƣa thành niên”bị tƣớc quyền tự do”không chỉ xác định
các”quyền của họ”mà còn quy định cách đối xử”khi các em phạm tội.”Sự tôn
trọng”các quyền của ngƣời chƣa thành niên”cũng là một bộ phận khăng khít
của công tác quản lý,”giáo dục ngƣời phạm tội”là ngƣời chƣa thành niên.”Các
quy định”đặc biệt nhấn mạnh sự liên hệ”giữa ngƣời chƣa thành niên”với gia

đình,”tôn trọng nhân phẩm”của các em và quyền ngƣời chƣa thành niên”đƣợc
đối xử công bằng.”
Dựa trên”những quy định của luật pháp quốc tế”về ngƣời chƣa thành
niên,”các quốc gia trên thế giới”đã đƣa ra các quy định”về ngƣời chƣa thành
niên nói chung,”ngƣời chƣa thành niên”phạm tội nói riêng,”các chế tài”xử lý
ngƣời chƣa thành niên”phạm tội phù hợp với‟điều kiện kinh tế,”văn hoá,”xã
hội,”phong tục,”tập quán,”pháp luật của mỗi nƣớc.”Chẳng hạn nhƣ:
Ở Thái Lan, ngày 28/01/1952, Thái Lan đã thành lập”Toà án ngƣời
chƣa thành niên”trung ƣơng. Mục đích”của việc thành lập”Toà án này là dành
cho trẻ em”và những ngƣời chƣa thành niên”dƣới 18 tuổi một biện pháp”xử
lý đặc biệt”khi họ vi phạm pháp luật hình sự.”Tuy nhiên,”thẩm quyền của
Toà án ngƣời chƣa thành niên”còn đƣợc phép giải quyết”một số”trƣờng hợp
tranh chấp gia đình”liên quan tới hạnh phúc”và lợi ích của trẻ em”và ngƣời
chƣa thành niên.”
Theo Điều 72 BLHS Thái Lan,”thì một đứa trẻ”chƣa đến 7 tuổi”cũng
bị”áp dụng hình phạt”vì những tội”đã đƣợc pháp luật quy định.”Trẻ em từ 7
đến 14 tuổi”nếu phạm tội cũng bị xét xử”và có thể chịu hình phạt tù”nhƣng
Toà án sẽ quyết định”biện pháp xử lý đặc biệt”bằng cách đƣa vào một trƣờng
cải tạo”hoặc gửi trẻ em”đó cho một ngƣời hay”một cơ quan nào”mà Toà án
thấy có khả năng thích hợp”với việc cải tạo,”giáo dục trẻ em đó”(Điều 74

13


BLHS Thái Lan).”Ngƣời chƣa thành niên từ 14 đến 17 tuổi”có thể bị phạt”và
đƣợc hƣởng hình phạt đặc biệt.”Trong trƣờng hợp ở độ tuổi này,”trƣớc khi
xét xử,”tuyên án,”Toà án bao giờ cũng xem xét”kỹ hoàn cảnh,”nhân thân và
môi trƣờng”của ngƣời đó”(Điều 75 BLHS Thái Lan).”Ngƣời chƣa thành niên
bị bắt”phải đƣợc đƣa ngay”tới trại giam giữ”trong vòng 24 giờ”và trong vòng
30 ngày tạm giữ,”công tố viên phải hoàn thành thủ tục”và đƣa ra xét xử”tại

Toà án ngƣời chƣa thành niên”(Điều 50 và 51”Luật tổ chức Toà án”ngƣời
chƣa thành niên”và gia đình 1991).”Trong quá trình giam giữ”ngƣời chƣa
thành niên”vẫn đƣợc chăm sóc”và bảo vệ tốt.”Hội đồng xét xử”ngƣời chƣa
thành niên”phạm tội gồm”2 thẩm phán”chuyên nghiệp,”2 hội thẩm nhân dân
và”bắt buộc một trong hai hội thẩm”phải có 1 là nữ.”Phiên toà xét xử”ngƣời
chƣa thành niên”phải đƣợc xử kín,”trong đó phải có mặt”ngƣời bào chữa,”cha
mẹ hoặc ngƣời giám hộ.”Thủ tục tố tụng”của Toà án ngƣời chƣa thành niên
cũng đòi hỏi”phải có cán bộ”chuyên sâu hơn”nhƣ các nhà tâm lý,:y tế,”giám
sát,”công tác xã hội.”Mục đích tố tụng”với ngƣời chƣa thành niên”là tạo cho
họ một cơ hội”để sửa chữa,”thay đổi hành vi”và mong muốn sau cùng là”giúp
họ trở thành những công dân tốt”cho xã hội chứ không nhằm vào”mục đích
xử phạt”các em nhƣ xử phạt ngƣời lớn.”
Ở Nhật Bản,”có Luật ngƣời chƣa thành niên,”nhƣng phiên toà ngƣời
chƣa thành niên”của Toà án gia đình”giải quyết các vụ việc liên quan”đến
ngƣời dƣới 20 tuổi.”Mục đích của”Luật ngƣời chƣa thành niên”là không
trừng phạt”những ngƣời chƣa thành niên”phạm tội mà "giúp đỡ cho họ phát
triển tốt,”tiến hành những biện pháp”bảo vệ để thay đổi tính cách”của ngƣời
chƣa thành niên”phạm tội và tạo ra một”môi trƣờng giáo dục”để điều chỉnh
ngƣời”chƣa thành niên”đã chót mắc phải sai lầm".”Bộ luật tố tụng hình sự
của”Nhật Bản quy định”việc điều tra thuộc chức năng”của cảnh sát và cơ
quan công tố.”Nếu Toà án xét thấy”cần có biện pháp”chăm sóc,”bảo vệ thì
thẩm phán”ra quyết định đƣa”bị can,”bị cáo vào trại giam”chờ ngày xét xử.

14


Luật ngƣời chƣa thành niên”của Nhật Bản”cho phép ngƣời chƣa thành
niên”khi bị đƣa ra xét xử”tại Toà án gia đình”đƣợc có một hoặc hai ngƣời đại
diện.”Ngƣời đại diện”không phải là luật sƣ bào chữa”nhƣ trong phiên toà xét
xử”ngƣời đã thành niên.”Ngƣời đại diện này”không nhất thiết phải là”luật sƣ,

có thể”là giáo viên”hoặc”ngƣời làm công tác xã hội...”
Ở Hà Lan, từ những”yêu cầu thực tế”cùng với những biến đổi”của xã
hội,”các cơ quan chức năng”nghiên cứu để tìm ra”những chế tài thay thế”là
quan trọng”và cần thiết”cho ngƣời chƣa thành niên phạm tội.”Khi ngƣời chƣa
thành niên phạm tội,”ngƣời ta cân nhắc”và áp dụng các chế tài thay thế,”chỉ
đƣợc phép tiến hành”theo thủ tục tố tụng hình sự”khi không còn cơ hội”nào
để có thể áp dụng”chế tài thay thế.”Các chế tài thay thế áp dụng”đối với
ngƣời chƣa”thành niên không chỉ”thay thế hình phạt tù”mà còn thay thế cả
những”hình phạt truyền thống”đang tồn tại nhƣ”hình phạt tiền”hay án treo.
Có hai loại chế tài thay thế khác nhau đƣợc áp dụng với ngƣời chƣa thành
niên, đó là các dự án công tác (dịch vụ của cộng đồng đối với ngƣời chƣa
thành niên) và các dự án đào tạo.
Mục tiêu chung:của các chế tài thay thế là”tăng cƣờng hệ thống”giáo
dục”và hệ thống quản lý”xét xử ngƣời chƣa thành niên”mà hệ thống này sẽ
giúp”cho các em hạn chế”đƣợc tái phạm.”Một mặt các chế tài”thay thế hạn
chế đƣợc”việc áp dụng”những chế tài truyền thống.”Bởi lẽ,”việc bỏ tù hay
tống”giam không đem lại sự”thay đổi hành vi của”các em theo hƣớng tốt”nếu
không muốn nói là”có tác động ngƣợc lại”do sự tách biệt tạm thời môi trƣờng
tốt của gia đình,”nhà trƣờng và xã hội.”Mặt khác,”chế tài thay thế còn góp
một phần”tích cực vào hệ thống giáo dục”cải tạo đối với ngƣời chƣa thành
niên bởi”những nguyên tắc cụ thể”đã đƣợc chú trọng tới”trong quá trình giáo
dục cải tạo”của từng đối tƣợng vi phạm.”Chính bản thân các em,”về nguyên
tắc”phải chịu trách nhiệm cá nhân đối”với những hành vi của mình và cũng

15


chính các em phải thực”hiện những nhiệm vụ cụ thể đem”lại lợi ích không chỉ
cho riêng”mình mà còn mang lại lợi ích”cho ngƣời khác. Các thủ tục hình sự
chỉ đƣợc phép tiến hành áp dụng khi không còn cơ hội nào để có thể áp dụng

chế tài thay thế. Các chế tài thay thế có thể áp dụng thay thế cho tất cả các
loại tội phạm do ngƣời chƣa thành niên gây ra... và có thể áp dụng với bất cứ
đối tƣợng ngƣời chƣa thành niên nào vi phạm (từ vi phạm lần đầu hay tái
phạm cho đến tội phạm là nam hay nữ...).
Nhƣ vậy có thể thấy, ở mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế
- xã hội, lịch sử lập pháp, truyền thống và các yếu tố về tâm - sinh lý của con
ngƣời, cũng nhƣ về tình hình phạm tội và yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội
phạm ở ngƣời chƣa thành niên mà có những quy định về độ tuổi, mức độ chịu
trách nhiệm hình sự, thủ tục, cách thức xử lý hành vi phạm tội... của ngƣời
chƣa thành niên khác nhau. Song không thể phủ nhận một điều, đó là mục
đích xem xét, xử lý hành vi phạm tội của ngƣời chƣa thành niên nhằm tạo
điều kiện tốt nhất để các em sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành ngƣời có
đức, có tài giúp ích cho xã hội. Pháp luật của các nƣớc đều hƣớng tới bảo vệ
quyền con ngƣời của ngƣời chƣa thành niên từ mọi góc độ. “
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Trong những năm qua, ngoài đƣa ra chính sách phát triển kinh tế, Nhà
nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách, nội luật hóa những quy định trong các
công ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên để bảo vệ các quyền trẻ
em. Thể hiện qua sự đổi mới của các bản Hiến pháp; đến các bộ luật Hình sự,
Dân sự, Tố tụng Hình sự, Tố tụng Dân sự; các Luật Lao động, Giáo dục, Y tế,
và quan trọng nhất là sự ra đời của Luật trẻ em,… đến các văn bản dƣới luật đã
tạo nên một hệ thống pháp luật đầy đủ, vững chắc để bảo vệ trẻ em phù hợp với
các công ƣớc quốc tế và truyền thống văn hoá của dân tộc của Việt Nam.

16


Việt Nam đã phê chuẩn Công ƣớc của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em
vào ngày 20/02/1990, là nƣớc đầu tiên ở Châu Á và nƣớc thứ hai trên thế giới

phê chuẩn công ƣớc này.”
Quyền trẻ em đã đƣợc quy định ngay từ Hiến pháp năm 1946 và tiếp
theo trong tất cả các Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 đặc biệt năm
2013 có nhiều điểm mới.”Tại Hiến pháp năm 2013, quyền trẻ em đƣợc quy
định nhƣ sau: “Trẻ em đƣợc Nhà nƣớc, gia đình và xã hội bảo vệ,”chăm sóc
và giáo dục; đƣợc tham gia vào các vấn đề về trẻ em.”Nghiêm cấm xâm hại,
hành hạ, ngƣợc đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi
khác vi phạm quyền trẻ em”.”Dựa trên tinh thần của Hiến pháp năm
2013,”quyền trẻ em đã đƣợc thể chế hóa trong nhiều luật, mà tập trung là Luật
Trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014….”
Mặt khác,”pháp luật về trẻ em có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan
đến nhiều nhóm quan hệ xã hội, đến nhiều”ngành luật khác nhau.”Các ngành
luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam”đều bảo vệ quyền trẻ em theo một
đặc thù riêng của ngành luật mình.”
Trong”lĩnh vực Luật Hiến pháp, trẻ em cũng đƣợc xem nhƣ một”công
dân đặc biệt.”Và vấn đề bảo vệ quyền trẻ em đƣợc điều chỉnh dƣới góc độ là
phạm trù của quyền con ngƣời.”Do vậy, Luật Hiến pháp bảo vệ quyền trẻ em
bằng việc quy định các quyền cơ bản nhất của trẻ em, bao gồm quyền đƣợc
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Đồng thời,”Luật Hiến pháp cũng có các”quy định
trách nhiệm của Nhà nƣớc”và xã hội, gia đình”trong việc đảm bảo để các
quyền này đƣợc thực hiện trong đời sống.
Bộ Luật Hình sự có những quy định hình sự dành riêng đối”với‟ngƣời
chƣa thành niên”để bảo vệ”ngƣời chƣa thành niên”khi chúng là đối tƣợng bị
tội phạm xâm hại, hay cũng quy định trách nhiệm hình sự”nhƣng có hƣớng
giảm nhẹ đối với”ngƣời chƣa thành niên”khi chúng chính là ngƣời thực hiện

17


tội phạm. Đồng thời, cũng quy định các chế tài áp dụng riêng đối với ngƣời

chƣa thành niên phạm tội nhằm phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý của lứa
tuổi và bảo vệ khỏi sự vi phạm từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Ngƣời
chƣa thành niên thuộc nhóm đối tƣợng đặc biệt có các quyền cụ thể phải đƣợc
tôn trọng ở mọi giai đoạn trong quá trình tố tụng. Do các em chƣa trƣởng
thành, và dễ bị tổn thƣơng nên pháp luật nƣớc ta đã quy định hệ thống các
quyền riêng phù hợp với lứa tuổi chƣa trƣởng thành của ngƣời chƣa thành
niên; đồng thời đặt ra các yêu cầu đối với ngƣời tham gia giải quyết vụ án có
ngƣời chƣa thành niên phạm tội đều phải tôn trọng và tuân thủ các quy định
của pháp luật. Ngƣời chƣa thành niên có quyền đƣợc bảo vệ ở mọi giai đoạn
tố tụng nhằm đảm bảo cho các em đƣợc đối xử công bằng và các quyền của
các em đƣợc tôn trọng đầy đủ. Ngoài ra, Luật Tố tụng hình sự - ngành luật
hình thức quy định trình tự, thủ tục thực hiện các quy định của Luật Hình sự cũng bảo vệ quyền trẻ em theo tính chất đặc thù riêng của mình. Đó là trao
cho trẻ em các quyền tố tụng để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời
Luật Tố tụng hình sự quy định những điều luật cụ thể nhằm đảm bảo cho việc
điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đƣợc khái quát, toàn diện và đúng pháp
luật, tránh làm oan ngƣời vô tội [12].
Bộ Luật Dân sự coi trẻ em nhƣ một”thành viên”của quan hệ pháp luật
dân sự nhƣng có những quy định riêng”nhằm xác định địa vị pháp lý”của trẻ
em trong các lĩnh vực dân sự, bao gồm quyền và nghĩa vụ, những đảm bảo
pháp lý.”Bảo vệ:quyền trẻ em”đƣợc thể hiện ở nhiều quy định nhƣng nổi bật
là về giám hộ đối với”ngƣời chƣa thành niên,”về”năng lực chủ thể dân sự”của
ngƣời chƣa thành niên, về trách nhiệm”bồi thƣờng thiệt hại”của ngƣời chƣa
thành niên và do ngƣời chƣa thành niên gây ra,:về thừa kế.”
Luật Lao động coi”trẻ em là một đối tƣợng đặc biệt và có”quy định
riêng”đối với ngƣời lao động chƣa thành niên, nhằm đảm bảo trong quá trình

18



×