Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

30 thang 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.77 KB, 5 trang )

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON
CHỦ ĐỀ: CHÀO MỪNG 44 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAMTHỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

Các bạn thân mến !
Hịa trong khơng khí sơi nổi chào mừng kỉ niệm ngày giải phóng hồn tồn
miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975.
Trong chương trình phát thanh hơm nay chúng mình hãy cùng ơn lại lịch sử của
ngày Giải phịng miền Nam 30/4/1975 các bạn nhé.
Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam
thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Hội nghị Bộ Chính trị (từ ngày 30 tháng 9 đến
ngày 7-10- 1914) và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng (từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-11975) đã bàn kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam.
Cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy của quân và dân ta ở miền Nam đã diễn ra gần
hai tháng mùa Xuân 1975 với ba chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch
Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn.
- Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 24-3-1975).
Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng mà cả ta và địch đều chú ý và
cố gắng nắm giữ.
Đầu tháng 3-1975, quân ta tiến công địch nhiều nơi ở Tây Nguyên, và ngày 4-31975 đánh nghi binh ở Plâycu, Kontum nhằm thu hút quân địch vào hướng đó. Ngày
10-3-1975, với lực lượng mạnh hơn địch, quân ta được lệnh tiến công thị xã Buôn Ma
Thuộc, đánh các cơ quan đầu não của địch. Sau hai ngày chiến đấu, ta tiêu diệt toàn bộ
quân địch ở đây và hoàn toàn làm chủ thị xã (ngày ll-3-1975).
Ngày 12-3-1975, quân địch tập trung lực lượng mở cuộc phản công nhằm chiếm
lại Buôn Ma Thuộc, song tất cả các cuộc phản công của chúng đều bị đánh tan.
Ngày 14 tháng 3, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút khỏi Plâycu, Kontum và toàn bộ
Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ, rồi tập trung lực lượng tái chiếm
Buôn Ma Thuộc. Ngày 16 tháng 3, quân ta được lệnh đánh chặn và truy kích địch trên
đường chúng rút khỏi Tây Nguyên. Đến ngày 24 tháng 3, toàn bộ quân địch rút chạy bị
quân ta tiêu diệt. Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc. Ta diệt toàn bộ qn đồn 2 trấn giữ
ở đây, giải phóng tồn bộ Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân. Chiến dịch Tây Nguyên
thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sang giai đoạn mới: từ cuộc
tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến


trường miền Nam.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (ngày 25-3 và 29-3-1975).
10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3, quân ta tiến vào Huế đến ngày hôm sau (ngày 26
tháng 3) thì giải phóng hồn tồn thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên. Trong cùng thời
gian, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kỳ (ngày 24 tháng 3), Quảng Ngãi (ngày
25 tháng 3), Chu Lai (ngày 26 tháng 3) tạo thêm một hướng uy hiếp Đà Nẵng từ
phía Nam.


Ngày 2 tháng 4 tại Tổng hành dinh, sau khi nghe báo cáo về Chiến dịch giải
phóng Đà Nẵng, Tổng hành dinh đã trực tiếp chỉ thị cho tướng Lê Trọng Tấn tổ chức
tiến cơng giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Ngày 28 tháng 4 chiến sĩ
ta trên các đảo, trên các tàu chiến đã nhận được điện khen: "Quân ủy Trung ương rất
phấn khởi được tin quân ta đã chiếm các đảo thuộc Trường Sa. Nhiệt liệt khen ngợi các
đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược".
Trong cùng thời gian với chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng từ
cuối tháng 3 đầu tháng 4-1975, nhân dân các tỉnh cịn lại ven biển miền Trung, phía
Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa
phương và của quân chủ lực, đã nổi dậy đánh địch giành quyền làm chủ.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 30-4-1975).
Sau một tháng tiến công và nổi dậy, quân dân ta đã giành toàn thắng trong hai
chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, giải phóng hơn nửa đất đai và nửa số dân
tồn miền Nam, chiếm giữ một khối lượng lớn vật chất, trang bị, phương tiện chiến
tranh. Các lực lượng vũ trang của ta đã trưởng thành nhanh chóng.
Trong khi đó, lực lượng mọi mặt của địch giảm sút nghiêm trọng, chúng phải lùi
về phòng thủ từ Phan Rang trở vào. Mỹ cũng đã hết sức giúp Ngụy kéo dài cơn hấp hối
bằng cách lập cầu hàng không viện trợ khẩn cấp cho chúng.
Về phía ta, như Nghị quyết của Bộ Chính Trị ngày 25-3-1975 đã nêu rõ: “Thời
cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hồn thành sớm quyết tâm giải phóng
miền Nam…Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải

phóng miền Nam trước mùa mưa” (trước tháng 5-1975). Chiến dịch giải phóng Sài Gịn
cũng được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ CHí Minh”.
Ngày 9 tháng 4, quân ta tiến cơng Xn Lộc, một căn cứ phịng thủ trọng yếu của
địch bảo vệ Sài Gịn từ phía đơng. Tại đây diễn ra những trận chiến ác liệt. Ngày 16
tháng 4, toàn bộ quân dịch ở Xuân Lộc tháo chạy.
Ngày 18 tháng 4, tổng thống Mỹ ra lệnh di tản hết người Mỹ khỏi Sài Gòn. Ngày
21 tháng 4, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức tổng thống.
17 ngày 26 tháng 4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Tất cả năm
cánh quân ta từ các hướng vượt qua tuyến phịng thủ vịng ngồi của địch tiến vào Sài
Gòn.
Ngày 28 tháng 4, các trận địa pháo của ta đồng loạt nã đạn vào sân bay Tân Sơn
Nhất, và chiều hơm đó phi cơng ta dùng năm máy bay chiến đấu phản lực A37 thu được
của địch mở đợt tập kích của địch vào khu vực chứa máy bay của chúng,
Đêm 28 rạng sáng 29 tháng 4, tất cả các cánh quân của ta được lệnh đồng loạt
tổng công kích vào trung tâm thành phố, đánh chiếm tất cả các cơ quan đầu não của
địch.
9 giờ 30 phút, ngày 30 tháng 4, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh vừa nhậm
chức hôm 28 tháng 4, kêu gọi "ngừng bắn để điều đình giao chính quyền" nhằm cứu
qn nguỵ khỏi sụp đổ.
10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4, xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh "Độc lập", bắt
toàn bộ chính quyền Sài Gịn, tổng thống Dưng Văn Minh tun bố đầu hàng, 11 giờ 30


phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc "dinh độc lập" báo hiệu sự tồn
thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Thừa thắng, sau giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn
lại ở Nam Bộ nhất tề đứng lên tiến cơng và nổi dậy theo phương thức "xã giải phóng
xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh". Đến ngày 2-5-1975, Nam Bộ và
miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng.
Các bạn ạ, lịch sử hào hùng của dân tộc ta thật đáng tự hào phải không? chúng ta

hôm nay được sống trong nền hịa bình, được hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc, được
cắp sách tới trường, không thể quên ơn các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc
lập, tự do của đất nước. Các anh đã góp một phần xương máu của mình để viết lên
trang sử vẻ vang của dân tộc. Chúng ta không thể quên được trận thắng lịch sử vĩ đại,
ngày đất nước ta hồn tồn thống nhất.
Vì vậy, chúng mình, những chủ nhân tương lai hãy cố gắng học tập và rèn luyện
thật tốt để khơng phụ lịng tin của cha mẹ, thầy cô, không phụ sự hy sinh của các anh
hùng đã ngã xuống vì nền hịa bình, độc lập ngày hơm nay các bạn nhé.
Chương trình phát thanh măng non đến đây là hết. Xin chào và hẹn gặp lại các
bạn trong các chương trình sau,


CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON TUẦN 1
THÁNG 5
Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày
Quốc tế Lao động 1/5. Vậy lịch sử của ngày 1/5 như thế nào?
Xin chào các bạn trong chương trình phát thanh măng non hơm nay măng non sẽ
cùng các bạn tìm hiểu về ngày quốc tế lao động 1/5 nhé!
Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau kỷ niệm ngày Quốc tế
Lao động 1/5. Vậy lịch sử của ngày 1/5 như thế nào?
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao
động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế
Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc
8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong
một số nơi của nước Anh, nước có nền cơng nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này
dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc
8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đơi với nó là sự nảy nở và phát triển
phong trào Cơng đồn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn
định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí

nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ.
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đồn Lao động
Mỹ thơng qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các
công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế
toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và
chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của cơng nhân mà không
kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ,
giới cơng nhân trên tồn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ
thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi cơng tại thành phố Chicago. Khoảng
40 nghìn người khơng đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với
biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực
hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày
càng đông người tham gia. Cũng trong ngày hơm đó, tại các trung tâm cơng nghiệp
khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn cơng
nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân
giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ.
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi
những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố bên cạnh, thuê bọn khiêu
khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra
dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh cơng đồn bị bắt...
Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ
lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, tồn diện trong quần chúng cơng nghiệp đến như


vậy".
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng
sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần
thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu
dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.

Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp
công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của cơng nhân và nhân
dân lao động tồn thế giới.
Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho
phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần
được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công
nhân Việt Nam đã lấy ngày l/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh
chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế
- xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao
động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm
1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đơng Dương, ngày
Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các
tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng
chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới:
thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc
mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương
sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước
trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp
công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đồn kết hữu
nghị với giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho
thắng lợi của hịa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Các bạn thân mến chương trình phát thanh măng non đến đây là hết rồi. Xin
chào và hẹn gặp lại các bạn trong các chương trình sau nhé.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×