Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

giao an toán PHÂN BIỆT các BUỔI TRONG NGÀY, XEM NGÀY TRÊN lốc LỊCH, GIỜ TRÊN ĐỒNG hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.07 KB, 9 trang )

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: PHÂN BIỆT CÁC BUỔI TRONG NGÀY, XEM NGÀY
TRÊN LỐC LỊCH, GIỜ TRÊN ĐỒNG HỒ.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết các ngày trong tuần và phân biệt được các buổi trong ngày. Xem
ngày trên lốc lịch, giờ trên đồng hồ. (MT 111)
- Biết sắp xếp các ngày trong tuần sao cho hợp lý.
- Kĩ năng chú ý,ghi nhớ , quan sát.
- Kĩ năng cho trẻ hoạt động theo nhóm.
II.Chuẩn bị:
- Một quyển lịch (Từ thứ hai đến chủ nhật)
- Đồng hồ treo tường.
- Giấy để trẻ làm lịch, hồ dán, bút…
*Tích hợp:
- Hát bài: “Tạm biệt búp bê”. Nhạc: “ Em yêu trường em
III. Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định
Cho trẻ hát bài: “Tạm biệt búp bê”
+ Trong bài hát ngày mai là bạn nhỏ vào lớp mấy?
+ Cho trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi trên nền nhạc: “Em yêu trường em”
2.Nội dung
2.1.Hoạt động 1: Ôn nhận biết các ngày trong tuần.
- Cô cho trẻ hát bài: “Cả tuần đều ngoan”
- Một tuần có mấy ngày? Đó là những ngày nào? Bắt đầu là thứ mấy? Tiếp đến là
ngày…? Thứ tự các ngày trong tuần?
- Một tuần con đi học vào những ngày nào? Nghỉ vào ngày nào?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi; “Hãy xếp nhanh”
- Cô chia trẻ thành 3 tổ, mỗi tổ sẽ sắp xếp thứ tự các ngày trong tuần, sao cho 3 tổ
khi dán vào tờ giấy lớn sẽ tạo thành một tuần lễ.
- Sau đó cô cho trẻ chơi xếp các ngày học trong tuần của bé. Dựa vào các hình ảnh
nói về các môn học. Chẳng hạn: Thứ hai học khám phá khoa học xã hội, thứ ba học


thể dục, thứ 4 học toán... .
2.2.Hoạt động 2: Nhận biết , phân biệt thứ tự các buổi trong ngày: Sáng, trưa,
chiều, tối và giờ trên đồng hồ
- Cô hỏi trẻ: Các con đi học ngày mấy buổi nào?
- Vậy các con có biết buổi sáng bắt đầu từ lúc mấy giờ không?
- Cô chỉ vào đồng hồ treo tường và chỉ cho trẻ khung giờ để phân biệt được buổi
sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối.


- Buổi trưa: Khoảng thời gian trước và sau khi mặt trời đứng bóng một tiếng đồng
hồ (Thời gian từ 11 giờ đến – 12 giờ)
- Buổi chiều: Khoảng thời gian từ 13 – 18 giờ chiều.
- Buổi tối: Là khi mặt trời đã lặn hẳn, bóng tối bao trùm mọi vật (Từ 19giờ đến –21
giờ)
- Ban đêm: (Từ 22 giờ đến –24 giờ)
- Buổi sáng: Thời gian từ lúc trời mới sáng đến trưa (Từ 1 giờ đến –10 giờ)
+ Cô khá quát: Một ngày có 24 giờ.
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về các hoạt động của mọi người vào các thời điểm:
Sáng, trưa, chiều, tối.
- Buổi sáng mọi người thường làm gì?
- Buổi trưa mọi người thường làm gì?
- Buổi chiều mọi người thường làm gì?
- Buổi tối mọi người thường làm gì?
2.3.Hoạt động 3: Củng cố
Trò chơi “Bé xếp cho đúng”
Trên đây là lịch sắp xếp thứ trong 1 tuần của một bạn nhỏ...
- Cô chia trẻ thành hai đội chơi. Một đội sắp xếp thứ tự các thứ trong tuần, một đội
xếp thứ tự các buổi trong ngày. Trong cùng một thời gian đội nào xếp đúng và
nhanh là đội thắng cuộc.
+ Trò chơi : “Đội nào giỏi nhất”

- Cô chia trẻ thành 3 nhóm chơi. Một đội sắp xếp các bức tranh theo thứ tự học
trong tuần. Một đội gắn các đồng hồ có số lượng vào các hành động tương ứng với
thời gian các buổi trong ngày. Một đội nối các ngày trong tuần và ghi số thứ tự.
Trong cùng một thời gian đội nào nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc.
3.Kết thúc: Nhận xét kết quả trò chơi, nhận xét hoạt động
-Hát “ Tạm biệt búp bê










×