Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH của điều DƯỠNG về LIỆU PHÁP OXY BẰNG GỌNG mũi đối với BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT và một số yếu tố LIÊN QUAN tại BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.42 KB, 45 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ MINH QUYẾT

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG
VỀ LIỆU PHÁP OXY BẰNG GỌNG MŨI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN SAU
PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI
HỌC Y HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2019


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ MINH QUYẾT

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG


VỀ LIỆU PHÁP OXY BẰNG GỌNG MŨI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN SAU
PHẪU THUẬT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI
HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành: Điều Dưỡng
Mã số:
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. Nguyễn Hữu Tú

HÀ NỘI – 2019


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COPD: Đợt tiến triển cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
FiO2: Nồng độ oxy khí thở vào
PaCO2: Áp lực riêng phần CO2 trong máu động mạch
PaO2: Áp lực riêng phần oxy trong máu động mạch
SaO2: Độ bão hòa oxy máu động mạch
SpO2: Độ bão hòa oxy máu ngoại vi
SSI: Nhiễm trùng tại chỗ phẫu thuật
BTS: Hội lồng ngực Anh
WHO: Tổ chức Y tế Thế giới
PACU: Đơn vị chăm sóc sau phẫu thuật


4


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................9
1. Oxy và vai trò của oxy……………………………………………………............9
2. Sinh lý hô hấp và tầm quan trọng của việc cung cấp oxy đầy đủ trong cơ thể…..9
3. Sinh lý bệnh về oxy……………………………………………………………….9
3.1. Hạ oxy máu (hypoxemia)………………………………………………………..
3.2. Hạ oxy mô (hypoxia)…………………………………………………………10
3.3. Tăng oxy máu quá mức (hyperoxemia)………………………………………….
3.4. Tăng CO2 máu (hypercapnia)……………………………………………………
3.5. Các kiểu suy hô hấp……………………………………………………………...
4. Thiếu oxy sau phẫu thuật…………………………………………………………..
5. Liệu pháp oxy……………………………………………………………………...
5.1. Định nghĩa và vai trò của liệu pháp oxy…………………………………………
5.2. Thực trạng sử dụng liệu pháp oxy……………………………………..................
5.3. Chỉ định…………………………………………………………………………..
5.4. Chống chỉ định…………………………………………………………………...
5.5. Nguy cơ và tai biến khi sử dụng liệu pháp oxy………………………………….
5.6. Các loại hệ thống oxy…………………………………………………………….
5.6.1. Hệ thống oxy dòng thấp……………………………………………..................
5.6.2. Hệ thống oxy dòng cao………………………………………………………...
5.7. Giới thiệu về oxy gọng mũi……………………………………………………...
5.8. Độ ẩm…………………………………………………………………………….
5.9. Thái độ về sử dụng liệu pháp oxy……………………………………..................
5.10. Đánh giá oxy……………………………………………………………………
5.11. Chăm sóc bệnh nhân bằng liệu pháp oxy……………………………………….
5.12. Giảm liều và ngưng oxy………………………………………………………...
5.13. Giới thiệu quy trình thở oxy bằng gọng mũi của Bộ Y tế
6. Các nghiên cứu trong nước và thế giới.....................................................................



5

6.1. Nghiên cứu ở Việt Nam.........................................................................................
6.2. Nghiên cứu trên thế giới.......................................................................................
CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………....
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………..
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………….
2.3.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu………………………………………………..
2.5. Công cụ thu thập dữ liệu…………………………………………………………
2.6. Các biến số trong nghiên cứu và cách tính điểm………………………………...
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………..
2.8. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………
CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................
3.1. Đặc điểm chung………………………………………………………………….
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………….
3.1.2. Sự tham gia các khóa học hay các lớp đào tạo về liệu pháp oxy……………..
3.2. Phần kiến thức và thái độ của điều dưỡng viên về liệu pháp oxy gọng mũi đối
với bệnh nhân sau phẫu thuật…………………………………………………………
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành liệu pháp oxy bằng gọng mũi cho bệnh
nhân sau phẫu thuật…………………………………………………………………...
3.3.1. Yếu tố cá nhân và thực hành liệu pháp oxy bằng gọng mũi đối với bệnh nhân
sau phẫu thuật…………………………………………………………………………
3.3.2. Mối liên quan kiến thức và thực hành liệu pháp oxy gọng mũi với bệnh nhân
sau phẫu thuật…………………………………………………………………………
3.4. Một số yếu tố liên quan đến điểm kiến thức về liệu pháp oxy bằng gọng mũi
cho bệnh nhân sau phẫu thuật………………………………………………………...
DỰ KIẾN - BÀN LUẬN..............................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................


6

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2. Cách tính điểm cho phần thái độ của thanh công cụ………………………
Bảng 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu……………………………...
Bảng 3.1.2. Sự tham gia các khóa học hay các lớp đào tạo về liệu pháp oxy………...
Bảng 3.2.1. Điểm kiến thức và thái độ của điều dưỡng về liệu pháp oxy……………
Bảng 3.2.2. Mức độ kiến thức của điều dưỡng về liệu pháp oxy sau phẫu thuật…….
Bảng 3.2.3. Mức độ thái độ của điều dưỡng về liệu pháp oxy sau phẫu thuật…….
Bảng 3.3.1. Mối liên quan giữa yếu tố các nhân và thực hành liệu pháp oxy bằng
gọng mũi đối với bệnh nhân sau phẫu thuật………………………………………….
Bảng 3.3.2. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành liệu pháp oxy bằng gọng
mũi với bệnh nhân sau phẫu thuật…………………………………………………
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa yếu tố các nhân và điểm kiến thức liệu pháp oxy bằng
gọng mũi đối với bệnh nhân sau phẫu thuật…………………………………


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến chứng sau phẫu thuật liên quan đến đường hô hấp là nguyên nhân gây
tử vong thường gặp nhất. Tỷ lệ biến chứng hô hấp sau mổ dao động từ 2 - 40% tùy
thuộc vào từng nghiên cứu, từng tiêu chuẩn chẩn đoán [1]. Các biến chứng hô hấp
dù ở dạng nào đều gây ra giảm oxy máu động mạch. Thời gian nằm viện lâu hơn, tỷ
lệ tàn tật và tử vong tăng lên kéo theo chi phí liên quan đến biến chứng hô hấp là
rất lớn. Đơn vị chăm sóc sau gây mê (PACU) có tầm quan trọng rất lớn trong việc
phòng ngừa và quản lý các biến chứng sau phẫu thuật, trong đó hạ oxy máu là 1

trong những biến chứng cần được quan tâm. Theo 1 nghiên cứu gần đây của khoa
Gây mê hồi sức, Đại học Y khoa, Đại học Lagos, Nigeria báo cáo rằng tỷ lệ hạ oxy
máu sau phẫu thuật chiếm 30 - 60% [2].
Việc bổ sung oxy trong PACU là một phương pháp an toàn, đơn giản và
hiệu quả để đảm bảo đủ oxy ở hầu hết các bệnh nhân hồi phục sau khi gây mê. Các
chuyên gia tư vấn và thành viên của hiệp hội bác sĩ gây mê Hoa Kỳ khuyên nên sử
dụng oxy bổ sung trong phòng hồi sức cho bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu oxy [3] .
Hội thảo của WHO gần đây nhất đưa ra khuyến cáo rằng bệnh nhân trưởng thành
được gây mê toàn thân bằng đặt nội khí quản trong phẫu thuật nên được cung cấp
oxy 80% và cung cấp oxy ngay từ 2 đến 6 giờ trong giai đoạn hậu phẫu, để giảm
nguy cơ mắc bệnh SSI ( nhiễm trùng sau phẫu thuật) [4].
Liệu pháp oxy là phương pháp điều trị thường được sử dụng cho bệnh nhân
trưởng thành trong môi trường Y tế và ngoài cộng đồng. Do đó điều quan trọng là
các nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng chăm sóc nói riêng cần phải có kiến
thức về sinh lý và sinh lý bệnh liên quan, cùng với việc sử dụng các thiết bị oxy an
toàn và hiệu quả, theo dõi bệnh nhân và kê đơn oxy [5]. Bên cạnh những mặt có lợi
của liệu pháp oxy thì cũng tồn tại nhiều rủi ro trong liệu pháp oxy như ngộ độc oxy,
khô niêm mạc mũi, tổn thương võng mạc ở trẻ sơ sinh hay viêm phổi, thậm chí tử
vong.
Theo hiểu biết tốt nhất của tôi trên thế giới đã có một vài nghiên cứu đánh
giá về kiến thức, thái độ, thực hành trong đó có 1 nghiên cứu được thực hiện vào


8

năm 2015, tại Addis Ababa, Ethiopia, cho thấy khoảng cách rõ ràng trong kiến thức,
thái độ, thực hành của điều dưỡng và đề cập đến một số yếu tố liên quan như là:
thiếu hướng dẫn về liệu pháp oxy, đào tạo không đầy đủ, khối lượng công việc nặng
nề và các thiết bị cung cấp oxy không đủ [6], còn hiện tại không có nghiên cứu nào
được thực hiện ở Việt Nam để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của các điều

dưỡng về liệu pháp oxy đối với bệnh nhân sau phẫu thuật. Vì vậy, cùng với việc dựa
trên quyết định 1904 của Bộ Y tế về hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên nghành
hồi sức tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng Ngoại Khoa về
liệu pháp thở oxy bằng gọng mũi đối với bệnh nhân sau phẫu thuật tại Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về
liệu pháp thở oxy bằng gọng mũi đối với bệnh nhân sau phẫu thuật.


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Oxy và vai trò của oxy
Oxy được Joseph Priestley phát hiện vào năm 1774, được sử dụng trong lâm
sàng và để điều trị thiếu oxy máu mang lại lợi ích đáng kể trong hơn một thế kỷ[7]
Trong cơ thể con người, oxy chiếm tới 65% khối lượng cơ thể, nó đóng vai
trò rất thiết yếu, mọi tế bào trong cơ thể con người đều cần oxy để tồn tại vì nó cho
phép đốt cháy thức ăn và giải phóng năng lượng.
2. Sinh lý hô hấp và tầm quan trọng của việc cung cấp oxy đầy đủ trong cơ thể
Hô hấp là một quá trình sinh lý liên quan đến trao đổi khí trong phổi, máu và
tế bào [8]. Hô hấp gồm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn liên quan đến sự khuếch tán khí
đơn giản. Khuếch tán là một quá trình thụ động, theo đó oxy và carbon dioxide di
chuyển tự do từ nồng độ cao đến nồng độ thấp giữa máu và không khí trong phổi.
Sự khuếch tán cũng xảy ra thông qua các tế bào hai lớp lipid, cho phép trao đổi khí
giữa máu và tế bào [9].
Ba giai đoạn chính của hô hấp là:
- Thông khí phổi hoặc thở: là sự trao đổi khí giữa khí quyển và phế nang của
phổi.
- Hô hấp bên ngoài: sự trao đổi khí qua màng giữa phế nang và mao mạch phổi.

- Hô hấp bên trong: trao đổi khí giữa các mao mạch hệ thống và tế bào cơ thể.
3. Sinh lý bệnh về oxy
3.1. Hạ oxy máu (hypoxemia)
Khi có quá ít oxy trong máu có thể dẫn đến thiếu oxy tế bào[9]. Trong thời
gian thiếu oxy kéo dài, các quá trình chuyển hóa hiếu khí và tạo ATP bị gián đoạn.
Sự tích tụ axit lactic sau đó xảy ra, làm giảm pH tế bào (nhiễm toan chuyển hóa) và
điều này có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc nội bào. Thiếu oxy kéo dài dẫn
đến rối loạn chức năng tế bào và nội tạng và cuối cùng là chết tế bào và suy nội
tạng[10].


10

Theo cập nhật khuyến cáo của BTS 2017 về liệu pháp oxy của tác giả Đỗ Thị
Tường Oanh thì hạ oxy máu là tình trạng giảm PaO2 dưới mức bình thường và
trong thực hành lâm sàng, hạ oxy máu còn được đo bởi SaO2[11]. Ngưỡng chính
xác của hạ oxy máu vẫn còn bàn cãi nhưng nhiều tác giả đồng thuận rằng PaO2 <
60mmHg và/ hoặc SaO2 < 90% được xem là hạ oxy máu. Đối với bệnh nhân hạ oxy
máu mạn tính, giảm SpO2 > 3% so với mức ổn định trước đây gọi là hạ oxy máu
cấp.
3.2. Hạ oxy mô (hypoxia)
Là tình trạng cung cấp oxy không đủ đáp ứng cho nhu cầu oxy tại vị trí nhất
định trong cơ thể. Có 4 nguyên nhân hạ oxy mô:
- Hạ oxy máu dẫn đến hạ oxy mô
- Thiếu máu (giảm Hb)
- Giảm lưu lượng máu (toàn thể hoặc cục bộ)
- Giảm sử dụng oxy tại mô (do ngộ độc…)
3.3. Tăng oxy máu quá mức (hyperoxemia)
Là tình trạng đối nghịch với hạ oxy máu khi lượng oxy trong máu cao hơn
mức bình thường, biểu hiện bởi PaO2 > 120mmHg, tuy nhiên chỉ số SaO2 không

thể hiện được tình trạng này vì không thể vượt quá 100%.
3.4. Tăng CO2 máu (hypercapnia)
Là tình trạng PaCO2 tăng cao hơn mức bình thường (> 45mmHg). Tăng CO2 máu
cấp tính liên quan đến suy hô hấp týp II và thường dẫn đến toan hô hấp. Tăng CO2
mạn tính với pH #7,4 thường gặp ở bệnh nhân COPD hoặc có bệnh lý phổi mạn
tính.
Có 4 nguyên nhân gây tăng CO2 máu:
- Tăng nồng độ CO2 trong khí thở vào (ngộ độc khí CO)
- Tăng sản xuất CO2
- Kém thông khí hoặc thông khí không hiệu quả: giảm thông khí phế nang, tăng
khoảng chết sinh lý do bất xứng V/Q trong COPD, các bệnh lý thành ngực, bệnh
cơ – thần kinh và ức chế TKTW.


11

- Tăng khoảng chết ngoài.
3.5. Hai kiểu suy hô hấp:
- Suy hô hấp týp I (hypoxemic): PaO2 <60 mmHg (# SaO2 < 90%), PaCO2 bình
thường hoặc thấp.
- Suy hô hấp týp II (hypercapnic): PaCO2 > 45mmHg, PaO2 hoặc SaO2 thấp hoặc
bình thường.
4. Thiếu oxy sau phẫu thuật
Là do kiểm soát thông khí không đầy đủ hoặc do sự thông khí đường thở do
hậu quả của thuốc gây mê và / hoặc thuốc ức chế thần kinh cơ và tỷ lệ thông khí /
tưới máu không đủ gây ra chủ yếu là do vùng chọn lọc ở vùng phụ thuộc phổi [1213]. Các nguyên nhân khác bao gồm cung lượng tim thấp, thiếu máu, run rẩy do
nhiệt, đau và kích động [14]. Hầu hết tình trạng thiếu oxy máu xảy ra trong 15 phút
sau khi chuyển đến PACU của bệnh nhân.
5. Liệu pháp oxy
5.1. Định nghĩa và vai trò của liệu pháp oxy

Liệu pháp oxy là sử dụng bổ sung oxy để cung cấp cho bệnh nhân nồng độ
oxy lớn hơn không khí xung quanh (21%) [15]. Mục đích là làm tăng chênh lệch
áp suất và hỗ trợ sự khuếch tán khí qua màng giữa phế nang trong phổi và mao
mạch phổi, và sau đó qua máu đến tất cả các tế bào. Nó được sử dụng để điều trị
hoặc ngăn ngừa ngừa tình trạng thiếu oxy tế bào do thiếu oxy (PaO 2 thấp) và do đó
ngăn ngừa thiệt hại không thể phục hồi đối với các cơ quan quan trọng.
5.2. Thực trạng sử dụng liệu pháp oxy
Oxy được sử dụng nhiều nhất trong cấp cứu nhưng thường được chỉ định
theo cảm tính. Sai sầm thường gặp là chỉ định oxy trị liệu rộng rãi quá mức cần thiết
ngay cả khi oxy máu ở mức bình thường. Theo một thống kê ở Anh, có đến 34%
bệnh nhân sử dụng oxy lúc vận chuyển trên xe cấp cứu, 5-17% bệnh nhân nhập viện
được nhận oxy ở bất kỳ thời điểm nào. Sai lầm thứ hai là nhận biết không đầy đủ về
mối nguy cơ của tăng oxy máu quá mức, đặc biệt trong các trường hợp suy hô hấp
có tăng CO2 máu. Cần phải thay đổi những quan niệm không đúng về oxy trị liệu:


12

- Oxy không dùng điều trị khó thở, oxy chỉ giúp cải thiện tình trạng hạ oxy máu.
- Oxy không điều chỉnh các nguyên nhân gây hạ oxy máu.
Trong thực hành lâm sàng, oxy chưa được xem như là một loại thuốc và chỉ
định oxy trị liệu trong hồ sơ bệnh án thường được cho không đúng cách, không đầy
đủ và thiếu theo dõi.
5.3. Chỉ định[16].
Người bệnh có chỉ định thở oxy bao gồm:
- Giảm oxy hóa máu mức độ nhẹ/ trung bình PaO2< 60mmHg, SaO2< 90% (thở
oxy phòng).
- Tăng công hô hấp.
- Tăng công cơ tim.
- Tăng áp động mạch phổi.

5.4. Chống chỉ định.
Không có chống chỉ định tuyệt đối. Chống chỉ định tương đối:
- Hẹp hoặc tắc mũi do chất nhầy.
- Polype trong mũi.
5.5. Tai biến và các nguy cơ của liệu pháp oxy.
- Ngộ độc oxy: Liên quan nồng độ, thời gian thở oxy.
- Giảm thông khí do oxy: Ví dụ Bệnh nhân COPD.
- Xẹp phổi: Thở oxy nồng độ cao.
- Bệnh lý võng mạc: ở trẻ sơ sinh non tháng.
- Bội nhiễm vi khuẩn: từ dụng cụ làm ẩm/khí dung.
5.6. Các loại hệ thống oxy
5.6.1. Hệ thống cung cấp oxy dòng thấp
- Thở oxy gọng mũi
- Mặt nạ đơn giản
- Mặt nạ hít lại một phần
- Mặt nạ không hít lại
5.6.2. Hệ thống cung cấp oxy dòng cao


13

Mặt nạ Venturi
5.6.3. Các dụng cụ khác
- Mặt nạ mở khí quản
- Ống chữ T
5.7. Giới thiệu về oxy gọng mũi
Oxy gọng mũi là dụng cụ tương đối đơn giản, được gài ở môi trên của.
Người bệnh có hai chấu hơi cong được đặt vào hai lỗ mũi (hình 1).
- Lưu lượng oxy từ 1-6 lít/phút.
- FiO2 sẽ thay đổi phụ thuộc vào tần số thở và Vt của Người bệnh. FiO2 được tính

gần đúng bằng quy tắc số 4. Coi nồng độ oxy khí trời là 20% cứ cho người bệnh
thở thêm 1l/phút thì FiO2 tăng thêm 4%.
- FiO2 đạt được 24% - 44%.

Hình 1: hình ảnh oxy gọng mũi
*Ưu và nhược điểm của ống thông mũi
*Ưu điểm:
- Có thể được sử dụng cho bệnh nhân suy hô hấp loại 1 (giảm oxy máu) và loại
( hypercapnic) cần oxy bổ sung nồng độ thấp.
- Ngăn chặn tái sinh bất kỳ carbon dioxide thở ra (CO2).
- Hiệu quả trong việc cung cấp nồng độ oxy thấp (khoảng 24 -35%).
- Thoải mái, cho phép ăn và uống.
- Dễ kiếm, có thể sử dụng tại nhà.
- An toàn, đơn giản, chi phí thấp.


14

*Nhược điểm
- Không thích hợp với bệnh nhân tắc nghẽn mũi, ví dụ như polyp, phù niêm mạc.
- Gây kích thích da, mũi, tổn thương vành tai và lỗ mũi.
- Chỉ thích hợp cho tốc độ dòng chảy thấp (lý tưởng < 4 L).
- Có thể gây đau đầu hoặc khô niêm mạc nếu chảy > 4 L.
- FiO2 dễ thay đổi.
- Bệnh nhân thở miệng không hiệu quả.
- Ống thông mũi kém chính xác hơn một hệ thống hiệu suất cố định về tỷ lệ oxy
mà bệnh nhân nhận được.
Nguồn: [17]
→ Chú ý: Một số yếu tố như sơn móng tay tối màu, run rẩy, thiếu máu, đa hồng cầu
và tứ chi lạnh có thể ảnh hưởng đến chỉ số bão hòa oxy thông qua oxy hóa xung

[18].
5.8. Độ ẩm
Theo một nghiên cứu Chỉ cần làm ẩm oxy khi thở oxy lưu lượng cao và kéo
dài > 24g hoặc những bệnh nhân than phiền cảm giác khô ở đường hô hấp trên.
Không cần phải tạo độ ẩm cho việc cung cấp tốc độ oxy lưu lượng thấp từ 4 L/ phút
trở xuống hoặc khi chỉ cần sử dụng oxy trong thời gian ngắn hoặc khi sử dụng ống
thông mũi [17].
Một số bệnh nhân có thể chịu đựng oxy ở lưu lượng cao hơn mà không có
tác dụng không đáng có. Do đó, đây là một phần quan trọng trong đánh giá điều
dưỡng để thường xuyên xem xét nhu cầu về độ ẩm của bệnh nhân [19].
5.9. Thái độ về sử dụng liệu pháp oxy
Liệu pháp oxy được coi là một loại thuốc và nên được kê đơn trong tất cả các
tình huống ngoại trừ khẩn cấp ở cả cơ sở chăm sóc. Tuy nhiên, quyết định bắt đầu
điều trị oxy phải dựa trên chẩn đoán phân biệt và phạm vi bão hòa đích của bệnh
nhân [17].
Đánh giá bệnh nhân


15

Ngoài các đánh giá có hệ thống về bệnh nhân sử dụng các nguyên tắc như
phương pháp ABCDE[20], nên áp dụng các chỉ số lâm sàng chính để bắt đầu, theo
dõi và điều chỉnh liệu pháp oxy.
- Màu sắc của bệnh nhân, ví dụ đánh giá các dấu hiệu tím tái.
- Thay đổi nhịp hô hấp, ví dụ như thở nhanh.
- Tăng cường hoạt động của hơi thở, ví dụ như sử dụng các cơ phụ.
- Thay đổi oxy máu động mạch (PaO2).
- Thay đổi độ bão hòa oxy (SaO2) đo bằng khí máu động mạch hoặc SpO2, được
đo thông qua xung oxy.
Nguồn: [18]

5.11. Chăm sóc bệnh nhân bằng liệu pháp oxy
- Tất cả các thiết bị trị liệu oxy chỉ sử dụng cho một bệnh nhân.
- Nên giúp bệnh nhân thư giãn và thực hành các bài tập thở.
- Ống thông mũi được đặt trên tai và được bảo đảm dưới cằm.
- Oxy phải được quy định trong một phạm vi mục tiêu tỷ lệ phần trăm, có thể là
94% đến 98% để cho phép chuẩn độ oxy để đảm bảo đủ độ bão hòa oxy và nhu
cầu liên tục cho oxy bổ sung [17].
- Tư thế bệnh nhân: cần được chăm sóc ở tư thế phù hợp nhất.
- Kiểm tra xem ống có được kết nối với đồng hồ đo.
- Duy trì tốc độ dòng chảy chính xác để cung cấp nồng độ thích hợp, tùy thuộc vào
độ bão hòa oxy của bệnh nhân, chỉ định và thiết bị được sử dụng.
- Đánh giá và ghi lại nhịp hô hấp. Nhịp hô hấp tăng thường là tiền thân của bệnh
nhân xấu đi.
- Quan sát các dấu hiệu suy hô hấp, ví dụ tăng nhịp hô hấp, thở khò khè, thở hổn
hển và sử dụng các cơ phụ.
- Quan sát màu sắc của bệnh nhân, nhìn vào móng tay và môi để phát hiện tình
trạng xấu đi hoặc cải thiện chứng tím tái.
- Tất cả bệnh nhân nên được kiểm tra độ bão hòa oxy ít nhất 5 phút sau khi giới
thiệu oxy bổ sung [17].


16

- Ghi lại nhịp tim: nhịp tim nhanh có thể xảy ra khi bị suy hô hấp.
- Thường xuyên kiểm tra dây oxy để lấy nước tích tụ do máy tạo độ ẩm.
- Vệ sinh răng miệng và uống đủ chất lỏng.
5.12. Giảm liều và ngưng oxy[11]
Cần giảm liều oxy khi bệnh nhân có lâm sàng ổn định và SpO2 nằm trên
mức mục tiêu hoặc giới hạn trên của mục tiêu trong khoảng 4 - 8 giờ. Thông thường
nên giảm xuống lưu lượng 2lít/phút qua canuyl mũi trước khi ngưng oxy. Những

bệnh nhân có nguy cơ tăng thông khí máu nên giảm xuống lưu lượng 1lít/phút (hoặc
0,5L/ph) trước khi ngưng oxy.
Sau khi ngưng oxy khoảng 5 – 20 phút, nên đo lại SpO2, nếu vẫn trong giới
hạn mong muốn sẽ được tiếp tục đo lại sau 1 giờ và ngưng oxy nếu bệnh nhân vẫn
ổn định. Người bệnh vẫn cần được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn sau đó bao gồm
SpO2.
Nếu SpO2 giảm dưới mức mục tiêu sau khi ngưng oxy, cần dùng lại oxy với
liều thấp nhất có thể duy trì SpO2 mục tiêu và theo dõi trong 5 phút, nếu vẫn ổn
định thì tiếp tục liều này và tiếp tục xem xét ngưng oxy những ngày sau đó.
5.13. Giới thiệu quy trình thở oxy bằng gọng mũi của Bộ Y tế
A. Chuẩn bị
 Người thực hiện thủ thuật : Điều dưỡng.
 Phương tiện
- Oxy gọng kính
- Bình làm ẩm nối với hệ thống oxy trung tâm
 Người bệnh
- Người bệnh được giải thích các lợi ích, nguy cơ của thủ thuật. Động viên
người bệnh hợp tác thở.
- Đảm bảo đường thở thông thoáng
 Hồ sơ bệnh án
B. Các bước tiến hành
- Bật oxy nguồn xem có hoạt động không.


17

- Kiểm tra bình làm ẩm đủ nước
- Điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp với từng người bệnh (đảm bảo oxy hóa
máu), thường đặt 1 - 6 lít/phút
- Nối hệ thống dây oxy gọng kính vào người bệnh.

C. Theo dõi
 Đánh giá đáp ứng của người bệnh sau thở oxy về lâm sàng và khí máu
- Lâm sàng: đánh giá về hô hấp, tim mạch, thần kinh.
- Khí máu: các chỉ số PaO2, SaO2, Pa C02…..
 Đánh giá sự dung nạp của người bệnh với dụng cụ thở oxy.
 Ghi chép hồ sơ thủ thuật
6. Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước
6.1. Nghiên cứu trong nước: Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào đánh giá kiến
thức, thái độ, thực hành của điều dưỡng về liệu pháp oxy bằng gọng mũi đối với
bệnh nhân sau phẫu thuật ở Việt Nam.
6.2. Nghiên cứu trên thế giới
1. Kiến thức, thực hành và rào cản của y tá ảnh hưởng đến an toàn Quản lý
trị liệu oxy của Mona Mohamed Mayhob một Giảng viên - Khoa Điều dưỡng - Đại
học Anh tại Ai Cập được đăng trên tạp chí khoa học điều dưỡng và sức khỏe IOSR
(IOSR-JNHS). Nghiên cứu này kết luận có tới 76% mẫu nghiên cứu có mức độ hiểu
biết không đạt yêu cầu, chỉ có 18 % có mức độ thực hành phù và họ kết luận rằng
có một số rào cản ảnh hưởng đến việc thực hiện liệu pháp oxy an toàn như không
có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào cho liệu pháp oxy, thiết bị thở oxy không hoạt động
tốt và không có chỉ định rõ ràng cho việc thực hiện liệu pháp thử oxy. Có một mối
quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tuổi của điều dưỡng và trình độ, cũng như giữa
trình độ và mức độ thực hành của họ liên quan đến việc điều trị bằng oxy.
2. Đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của y tá về liệu pháp oxy tại
các khoa cấp cứu của một liên bang và ba khu vực các bệnh viện ở Addis, Ababa,
Ethiopia, tháng 6 năm 2015 Addis 2015. Nghiên cứu này chỉ ra rằng kiến thức tốt
trong số các điều dưỡng là 36,2%, thái độ tốt được tìm thấy là 53,3%, đánh giá thực


18

hành kém là 56,6%. Cuối cùng nghiên cứu đưa ra kết luận các yếu tố liên quan là

việc thiếu đào tạo và hướng dẫn liệu pháp oxy là nguyên nhân dẫn đến những thách
thức đối với việc thực hiện liệu pháp oxy.
3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về liệu pháp oxy tại các khoa cấp
cứu ở Riyadh năm 2017 của Amairah Fahad Aloushan 1, Faisal Abdullah Almoaiqel
1, Raid Naysh Alghamdi 1, Fatmah Ismail Alnahari 1, Abdulaziz Fahad Aldosari 1,
Đức quốc xã 2, Nawfal Abdullah Aljerian 3, Đại học Y khoa, Đại học Khoa học Y tế
King Saud Bin Abdulaziz, Riyadh, Ả Rập Saudi. Nghiên cứu này chứng minh rằng
có một khoảng cách rõ ràng về kiến thức, thái độ, thực hành của các điều dưỡng.
Các yếu tố liên quan bao gồm thiếu chương trình đào tạo, không có hướng dẫn về
liệu pháp oxy quốc gia và khối lượng công việc quá mức. Họ đưa ra khuyến nghị
các chương trình giáo dục về sử dụng nghề nghiệp của OT thông qua các hội nghị,
hội thảo, nghiên cứu và bài giảng là cần thiết để nâng cao nhận thức của nhân viên y
tế về liệu pháp oxy. Ngoài ra, những người tham gia cần được biết về các hướng
dẫn cập nhật gần đây về liệu pháp oxy.


19

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả các điều dưỡng làm việc tại Khoa gây mê hồi sức, khoa ngoại A, ngoại
B, khoa Ung bướu, khoa tai mũi họng, răng hàm mặt, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ
của bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Các điều dưỡng nghỉ dài ngày: nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ phép, đi học tập
trung, điều dưỡng hành chính không làm chuyên môn.
- Những người từ chối nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03/ 2019 đến tháng 04/ 2019
- Thời gian viết đề cương nghiên cứu từ tháng 03/2019 đến tháng 06/2019
- Thời gian thu thập số liệu được tiến hành từ tháng 08 đến tháng 09/2019
- Thời gian xử lý số liệu và báo cáo từ tháng 10/2019 đến tháng 04/2020
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu
Khoa gây mê hồi sức, khoa ngoại A, ngoại B, khoa Ung bướu, khoa tai mũi
họng, răng hàm mặt, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu
*Chọn đối tượng nghiên cứu:
Thông qua qua danh sách tổng hợp số điều dưỡng viên làm việc tại các khoa
có chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật của bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
* Cỡ mẫu


20

Cỡ mẫu được áp dụng theo công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu tỷ lệ p = 60%.
Trong đó:
n = Cỡ mẫu nghiên cứu;
α: ngưỡng tin cậy; α = 0,05 =>= 1,96
p = 0,6 là tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức, thái độ và thực hành tốt về liệu pháp oxy
bằng gọng mũi đối với bệnh nhân sau phâu thuật.
d= 0.1 % sai số cho phép
Thay số vào công thức ta có n = 92 người.
2.4. Công cụ và quá trình thu thập số liệu
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu

* Qúa trình xây dựng bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi nghiên cứu được thiết kế dựa trên bộ công cụ khảo sát kiến thức,
thái độ của các điều dưỡng về liệu pháp oxy đã được xây dựng và phát triển và hoàn
thiện vào tháng 2 năm 2019 [23], bộ công cụ này dựa trên những bộ công cụ đã
được sử dụng với những nghiên cứu trước đó [24],[6], cùng với việc bổ sung một số
câu hỏi để phù hợp với tình hình sử dụng liệu pháp oxy sau phẫu thuật ở Việt Nam.
Bộ câu hỏi gồm 2 phần:
a. Thông tin chung của đối tượng
 Tuổi
 Giới tính
 Trình độ học vấn
 Kinh nghiệm làm việc
 Sự tham gia các khóa học, đào tạo về liệu pháp oxy
b. Các nội dung liên quan đến liệu pháp oxy
 Kiến thức về liệu pháp oxy bằng gọng mũi đối với bệnh nhân sau
phẫu thuật.
 Thái độ về liệu pháp oxy bằng gọng mũi đối với bệnh nhân sau
phẫu thuật.


21

* Qúa trình xây dựng phiếu quan sát thực hành
Xây dựng phiếu quan sát và thực hành cho người bệnh thở oxy bằng gọng
mũi dựa trên “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức - Cấp cứu và
Chống độc” của Bộ Y Tế năm 2014 [16].
Gửi dự thảo các mẫu phiếu xin góp ý của phòng điều dưỡng bệnh viện Đại
học Y Hà Nội.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
 Phỏng vấn kiến thức, thái độ về liệu pháp oxy bằng gọng mũi đối với bệnh

nhân sau phẫu thuật.
Dựa trên bộ câu hỏi đánh giá kiến thức, thái độ đã được thiết kế sẵn (phụ lục
1, 2). Điều tra viên: chính là nghiên cứu viên, tự thu thập số liệu.
Nghiên cứu viên sẽ xin phép trưởng khoa và điều dưỡng trưởng để gặp các
điều dưỡng vào giờ họp giao ban đầu giờ. Nghiên cứu viên sẽ giải thích về mục
đích nghiên cứu và xin phép gặp những người đồng ý tham gia nghiên cứu tại
phòng giao ban sau khi kết thúc buổi làm việc. Mỗi điều dưỡng sẽ được phát 1 bộ
câu hỏi và hoàn thành dưới sự giám sát của nghiên cứu viên để hướng dẫn cách điền
phiếu nghiên cứu, hỗ trợ giải đáp thắc mắc và đảm bảo không có sự sao chép giữa
các điều dưỡng.
Đối tượng nghiên cứu không ghi hay ký tên vào phiếu điều tra (phát vấn
khuyết danh). Khi điều dưỡng hoàn thành phiếu, nghiên cứu viên kiểm tra cẩn thận,
nếu chưa đầy đủ thông tin thì yêu cầu điều dưỡng hoàn thiện. Tập hợp phiếu, làm
sạch chuẩn bị nhập liệu.
 Quan sát, đánh giá thực hành về liệu pháp oxy bằng gọng mũi đối với bệnh
nhân sau phẫu thuật.
Dựa vào danh sách điều dưỡng viên do khoa lập lên, bao gồm họ tên điều
dưỡng viên, thời gian và lịch phân công công việc của các điều dưỡng viên, điều tra
viên tiến hành quan sát và đánh giá thực hành. Việc quan sát không được thông báo
và đối tượng không biết mình được quan sát.


22

Sử dụng bảng kiểm quan sát (phụ lục 3) để đánh giá thực hành cho người
bệnh thở oxy bằng gọng mũi của điều dưỡng viên, điền vào bảng kiểm đầy đủ các
thông tin. Mỗi bảng kiểm được sử dụng để quan sát 1 lần thực hành cho người bệnh
thở oxy bằng gọng mũi của điều dưỡng viên.
Mỗi điều dưỡng viên được quan sát 1 lần ở những thời điểm khác nhau
nhưng trong khung giờ hành chính.

Tiến hành thu thập đủ số lần thực hành thở oxy bằng gọng mũi tại các khoa
theo kế hoạch.
2.5. Các biến số nghiên cứu và chỉ số nghiên cứu
Mục
tiêu

Nhóm
Biến số
biến số
Thông tin - Giới tính
chung
- Tuổi
-Trình
môn

độ

- Biến nhị phân
- Biến định
lượng
chuyên - Biến danh
mục

- Năm kinh nghiệm

Mục
tiêu 1

Kiến thức


thái
độ, thực
hành liệu
pháp oxy
bằng
gọng mũi
đối với
bệnh
nhân sau
phẫu
thuật của

Loại biến

- Biến
lượng

định

Chỉ số/ phân
loại/ định nghĩa
- Nam/ nữ
- Tuổi dương
lịch
- Cao học/ đại
học/ cao đẳng/
trung cấp
- Tính từ khi đi
làm trong
nghành Y đến

nay
- Có/ không

- Sự tìm hiểu về - Biến nhị phân
liệu pháp oxy qua
các khóa đào tạo,
qua sách tham khảo,
báo, tạp chí hoặc
internet
- Kiến thức về dấu - Biến thứ hạng - Kiến thức tốt/
hiệu nhận biết hạ
trung bình/ kém
oxy máu.
- Kiến thức về chỉ
định liệu pháp
- Kiến thức về
chống chỉ định liệu
pháp oxy
- Kiến thức về ghi
chép hồ sơ bệnh án
khi thực hiện liệu
pháp oxy


23

điều
dưỡng

Mục

tiêu 2

Một
số
yếu
tố
liên quan
đến kiến
thức, thái
độ thực
hiện liệu
pháp oxy
bằng
gọng mũi
đối với
bệnh
nhân sau
phẫu
thuật

- kiến thức về độ ẩm
trong thực hiện liệu
pháp oxy
- Kiến thức về cai và
ngừng oxy
Thái độ về liệu pháp - Biến nhị phân - Đạt/ không đạt
oxy bằng gọng mũi
đối với bệnh nhân
sau phẫu thuật của
điều dưỡng

Thực hành về liệu - Biến nhị phân - Đạt/ không đạt
pháp oxy bằng gọng
mũi đối với bệnh
nhân sau phẫu thuật
của điều dưỡng
- Kiến thức về thực - Biến liên tục
hiện liệu pháp oxy
bằng gọng mũi đối
với bệnh nhân sau
phẫu thuật
- Thái độ về thực
hiện liệu pháp oxy - Biến liên tục
bằng gọng mũi đối
với bệnh nhân sau
phẫu thuật
- Thực hành thực
hiện liệu pháp oxy
bằng gọng mũi đối - Biến liên tục
với bệnh nhân sau
phẫu thuật
- Giới tính
- Tuổi
- Kinh nghiệm làm
việc
- Trình độ chuyên
môn
- Sự tìm hiểu về liệu
pháp oxy bằng gọng
mũi đối với bệnh
nhân sau phẫu thuật


- Tổng điểm về
kiến thức

- Tổng điểm về
thái độ

- Tổng điểm
thực hành


24

qua các kháo đào tạo
và tài liệu tham khảo
- Số lượng bệnh
nhân

2.7. Phương pháp phân tích số liệu
 Quản lý số liệu:
Sau khi thu thập số liệu, các phiếu điều tra được kiểm tra lại để bảo đảm tính đầy đủ
của các thông tin. Sau đó phiếu được làm sạch và mã hóa, nhập và xử lý và phân
tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.
 Phân tích số liệu: Kết quả phân tích được chia làm hai phần:
Phân tích mô tả những bảng, biểu hiện tần số của các biến số nghiên cứu. Các câu
hỏi tự điền sẽ được chỉnh sửa và mã hóa cho các mục để nhập máy tính và tất cả
các câu hỏi sẽ được kiểm tra lại bởi nghiên cứu viên. Thống kê mô tả sẽ được sử
dụng để tính toán độ tin cậy tần số, độ lệch chuẩn và 95% cho mỗi phân loại ở các
phần của bộ câu hỏi.
Nghiên cứu sử dụng các test thống kê T- test, ANOVA, test χ để kiểm tra mối

liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng với kiến thức, thái độ về liệu pháp oxy
bằng gọng mũi đối với bệnh nhân sau phẫu thuật.
2.6. Cách tính và cho điểm kiến thức, thái độ.
Để khảo sát kiến thức và thái độ về liệu pháp oxy bằng gọng mũi đối với
bệnh nhân sau phẫu thuật, bộ công cụ từ các nghiên cứu trước đó đã được sửa đổi
để phù hợp với tình hình thực hiện liệu pháp oxy bằng gọng mũi đối với bệnh nhân
sau phẫu thuật tại Việt Nam. Bộ công cụ là bảng câu hỏi gồm 7 câu nhận định về
thái độ và 22 câu hỏi nhận định về kiến thức.
 Cách tính điểm kiến thức


25

Có 22 câu hỏi tương ứng với điểm tối đa là 22 điểm. Hệ thống tính điểm để
đánh giá kiến thức được thực hiện như sau: câu trả lời đúng được ghi 1 và số 0
không chính xác. Tổng số điểm của các mục của người tham gia được tổng hợp và
tổng số chia cho số lượng mục. Trình độ kiến thức của các điều dưỡng được coi là
đạt yêu cầu nếu điểm phần trăm là 75% trở lên, 60% đến ˂ 75% là trung bình và
dưới 60% là không đạt yêu cầu.
 Cách tính điểm thái độ
Có 7 câu hỏi nhận định về thái độ của điều dưỡng về liệu pháp oxy bằng
gọng mũi đối với bệnh nhân SPT được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm: Với
mỗi nhận định có đáp án là “đúng” trong bộ công cụ gốc điểm sẽ được cho như sau:
5= Hoàn toàn đồng ý, 4= Đồng ý. 3= Phân vân, 2= Không đồng ý, 1= Hoàn toàn
không đồng ý; Với mỗi nhận định có đáp án là “ Sai” trong bộ công cụ gốc điểm sẽ
được cho như sau: 5= Hoàn toàn không đồng ý, 4= Không đồng ý, 3= Phân vân, 2=
Đồng ý, 1= Hoàn toàn đồng ý.
Bảng 2.2: Cách tính điểm cho phần thái độ của thanh công cụ
Câu hỏi


Điểm theo thang đo likert
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
Điểm thái độ tối đa là 35

2, 3, 4, 5, 6
1
2
3
4
5
điểm, điều dưỡng được

1, 7
5
4
3
2
1
cho là có thái độ tốt khi

điểm thái độ ≥ 80% hay nói cách khác điểm thái độ đạt từ 28 điểm trở lên.
 Cách cho điểm thực hành
Với mỗi bước thực hiện đúng cho 1 điểm, không thực hiện cho 0 điểm. Điểm
số được tổng hợp và tổng chia cho số lượng mục. Mức độ thực hành của các điều
dưỡng được coi là đầy đủ nếu điểm phần trăm là 75% trở lên, 60% đến ˂ 75%,
trung bình và dưới 60% không đầy đủ.

2.8. Đạo đức trong nghiên cứu


×