Tải bản đầy đủ (.doc) (203 trang)

thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm hiv của người lao động tự do di biến động và một số yếu tố liên quan tại hà nội năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 203 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI

THU THY
THựC TRạNG TIếP CậN DịCH Vụ Dự PHòNG
LÂY NHIễM HIV CủA NGƯờI LAO ĐộNG Tự DO DI
BIếN ĐộNG
Và MộT Số YếU Tố LIÊN QUAN TạI Hà NộI NĂM
2012
Chuyờn ngnh: Y t cụng cng
Mó s: 60.72.76
LUN VN THC S Y T CễNG CNG
NGI HNG DN KHOA HC
PGS.TS. Trn Nh Nguyờn
H NI 2012
1
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cám ơn: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà
Nội, Phòng Đào tạo Sau Đại học và Phòng Giáo trình và Phòng đọc Thư
viện đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại
trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Trường Đại học Y
Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y
tế Công cộng, các thầy cô trong Bộ môn Sức khỏe Nghề Nghiệp đã tận tình
giúp đỡ em trong thời gian học tại trường cũng như trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cám ơn
PGS.TS. Trần Như Nguyên - người thầy hướng dẫn đã dành nhiều thời gian
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn của mình.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thành viên nhóm nghiên


cứu gồm của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, Cục
Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để em
được tham gia nghiên cứu này và sử dụng một phần kết quả nghiên cứu làm
luận văn tốt nghiệp cao học của em.
Mình luôn cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của bạn bè trong
quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Đặc biệt, con cám ơn gia đình đã luôn dành cho con sự yêu thương và
những điều kiện tốt nhất để con yên tâm học tập và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp cao học.
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi : - Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Y Hà Nội
- Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, năm học 2011 – 2012
Em xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của em, toàn
bộ số liệu được thu thập và xử lý một cách khách quan, trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ một tài liệu nào khác.
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2012
Học viên cao học
Đỗ Thu Thủy
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AIDS ( Acquired Immune Deficiency Syndrome)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
BCS Bao cao su
BKT Bơm kim tiêm
CBYT Cán bộ y tế
CSSK Chăm sóc sức khỏe

DVBCS Dịch vụ cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS
DVBKT Dịch vụ cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim
tiêm sạch
DVTVXNTN Dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện
DVTTTĐHV Dịch vụ cung cấp thông tin, giáo dục, truyền
thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS
HIV (Human Immuno-deficiency Virut)
Vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người
NCMT Nghiện chích ma túy
LĐTDBĐ Lao động tự do di biến động
QHTD Quan hệ tình dục
TCMT Tiêm chích ma túy
UNAIDS (United Nations Programme on AIDS)
Chương trình Phối hợp phòng, chống AIDS của
Liên hiệp quốc
WHO (World Health Oganization)
Tổ chức Y tế thế giới
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong suốt chặng đường 30 năm đương đầu với dịch HIV/AIDS trên thế
giới, “người di biến động” nói chung và người “lao động tự do di biến động”
nói riêng luôn được Chương trình Phối hợp phòng, chống AIDS của Liên hiệp
quốc (UNAIDS) cũng như Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS của các
quốc gia xác định là một trong những những nhóm người dễ bị tổn thương
nhất đối với dịch bệnh này.
Các nghiên cứu ở nhiều thời điểm, khu vực khác nhau trên thế giới đến
nay dường như đều cho thấy nhiều người trong nhóm dân di cư và di biến
động phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn những người sống
định cư, và khi đã xảy ra nhiễm HIV thì nhìn chung họ sẽ gặp phải nhiều khó

khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế xã hội so với người dân sở tại
[9]. Do vậy, việc nắm bắt được nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự phòng
HIV/AIDS và trên sở đó tạo điều kiện cho họ tiếp cận hoặc chủ động “mang
đến” cho họ các dịch vụ dự phòng HIV/AIDS, đặc biệt là ở “nơi đến” của họ
là việc làm cần thiết, góp phần quan trọng vào việc làm giảm nguy cơ lây
nhiễm HIV/AIDS cho những người này.
Tương tự như vậy, ở Việt Nam người di biến động cũng là “mắt xích”
quan trọng trong việc làm lây lan HIV, đã có nhiều nghiên cứu, dự án, mô
hình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người này cả ở “nơi đi” và
“nơi đến” của họ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có tại Việt Nam thường chỉ
tập trung vào lượng giá kiến thức, thái độ, hành vi của người di biến động,
trong đó lại chủ yếu tập trung vào những người di biến động có nghề nghiệp
ổn định (như lái xe đường dài, thủy thủ, công nhân xây dựng, công nhân trong
các khu công nghiệp…)[3], mà còn ít quan tâm đến nhu cầu đa dạng của họ
liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là của nhóm người lao động
5
tự do di biến động có đặc trưng đa dạng về loại hình việc làm (như đồng nát,
xe ôm, cửu vạn, bán hàng rong…). Từ đó, các can thiệp cũng thường tập
trung vào thông tin, giáo dục, truyền thông, cung cấp BCS mà chưa có nhiều
các can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV đa dạng, phù hơp với nhóm người di
biến động [29]. Mặt khác, những nhà cung cấp dịch vụ cũng chỉ cung cấp
những dịch vụ hiện có, chưa tính đến các dịch vụ mà họ (những người di biến
động) cần, cũng như việc họ có khả năng tiếp cận được các dịch vụ đang cung
cấp hay không.
Ở Hà Nội, tình hình cũng như vậy. Đến nay ở Hà Nội chưa thấy có một
nghiên cứu chuyên biệt nào nhằm lượng giá nhu cầu và khả năng tiếp cận các
dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS của “người di biến động”, đặc biệt là của
“người LĐTDDBĐ” trên địa bàn thành phố, trong khi Hà Nội vừa là một
trong những địa phương có nhiều người nhiễm HIV nhất, vừa là địa phương
có nhiều người LĐTDDBĐ nhất cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh. Để

cung cấp những bằng chứng về thực trạng tiếp cận dịch vụ cận các dịch vụ dự
phòng lây nhiễm HIV, cũng như một số yếu tố liên quan đến khả năng này
của LĐTDDBĐ trên địa bàn Hà Nội, thông qua đó góp phần giúp cho các cơ
quan phòng, chống HIV/AIDS ở Hà Nội xây dựng các chương trình, dự án
can thiệp thích hợp để cung cấp được các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS
mà LĐTDDBĐ cần, đồng thời khắc vụ các rào cản để các dịch vụ này đến
được với họ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tiếp cận dịch vụ dự
phòng lây nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động và một số yếu
tố liên quan tại Hà Nội năm 2012” này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV của người
lao động tự do di biến động tại Hà Nội năm 2012.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tiếp cận dịch vụ dự phòng lây
nhiễm HIV của người lao động tự do di biến động tại Hà Nội năm 2012.
6
Các yếu tố liên quan đến tiếp cận
Dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS của LĐTDDBĐ
Tiếp cận dịch vụ dự
phòng lây nhiễm HIV
của LĐTDDBĐ thấp
Thiếu dịch
vụ/dịch vụ
chưa với
tới/không
có dịch vụ
phù hợp
Môi trường
xã hội
Không biết lợi ich của dịch
vụ; Không biết dịch vụ ở đâu
- Không có tài liệu

truyền thông;
- Không có quảng
bá dịch vụ
- Chủ quan không tìm
kiếm thông tin và dịch
vụ
Đặc điểm
cá nhân
Đặc điểm công
việc
Thói quen tự
khám chữa bệnh
- Mức độ
di biến
động cao;
-Thời gian
làm việc
dài
- Tuổi
- Giới
- Học vấn
- Chính
sách chưa
đầy đủ
- Thực thi
chính sách
còn hạn
chế;
- Thiếu
nguồn lực

để thực
hiên
- Thiếu
hiểu biết
- Sợ tốn
tiền
- Thiếu
nguồn lực
thiết lập
/mở rộng
dịch vụ
-Thiếu kiến
thức
- Tự cho
rằng mình
không có
nguy cơ
nhiêm bệnh
Thiếu phương
tiện đi lại
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những vấn đề chung
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
- Người di biến động:
+ Người di biến động là những người thường xuyên sống xa gia đình,
thay đổi chỗ ở và nơi làm việc [6].
+ Người di biến động là những người di chuyển từ nơi này đến nơi khác
một cách tạm thời theo thời vụ, hoặc lâu dài vĩnh viễn, do tự nguyện hoặc bị

ép buộc. Người di chuyển với thời gian ngắn không có quy định trong khung
pháp lý, hoặc không vì lý do kinh tế vẫn được xem là di biến động [6].
- Lao động tự do:
+ Hiện nay chúng tôi chưa tìm thấy một định nghĩa khoa học hay thực
tiễn chính thức nào về “lao động tự do”. Tuy nhiên, qua các tài liệu hướng
dẫn, các báo cáo chuyên môn, một số tác giả đã đề cập đến khái niệm này. Ví
dụ như: Lao động tự do được coi là “ lao động phi kết cấu, tức là không nằm
trong cơ cấu nền kinh tế”[21]. Hay: “Lao động tự do là những đối tượng lao
động nằm ngoài hệ thống chính thức, không được kiểm soát bởi thuế hay
những quy định về lao động” [19].
+ Khái niệm “Lao động tự do” sử dụng trong đề tài này được hiểu là
những đối tượng lao động nằm ngoài hệ thống chính thức, không được kiểm
soát bởi các quy định về lao động, về thuế và không có người sử dụng lao
động ổn định.
Ngày nay, nhiều lao động có tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cao
nhưng vẫn làm các công việc tự do. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều lao động
8
khác làm công việc tự do giản đơn, không ổn định như lái xe ôm, đạp xích lô,
bán hàng rong, cửu vạn, thu mua đồ cũ
Trong phạm vị đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu trên nhóm “lao
động tự do” nhưng không có nghề nghiệp ổn định.
- Lao động tự do di biến động:
Khái niệm “Lao động tự do di biến động” (LĐTDDBĐ) được đề cập
trong đề tài này là những lao động không có nghề nghiệp ổn định, làm những
công việc giản đơn; di cư sống xa gia đình với mục đích lao động; thường
xuyên hoặc tạm thời thay đổi nơi cư trú và nơi làm việc; không có hộ khẩu
thường trú tại nơi làm việc, thuộc diện KT3 (đăng ký tạm trú- người di cư ở
một mình hoặc ở cùng người thân, không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội
song được đăng ký tạm trú dài hạn từ 6 đến 12 tháng, với khả năng được gia
hạn tiếp) hoặc KT4 (người di cư sống tạm trú ở các nhà trọ không có hộ khẩu

thường trú tại Hà Nội, đăng ký tạm trú từ 1 đến 3 tháng hoặc không đăng ký).
- Các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS: Bao gồm các dịch vụ dự phòng lây
nhiễm HIV/AIDS và dịch vụ về chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
- Dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: Bao gồm cung cấp thông tin, giáo
dục truyền thông thay đổi hành vi; can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm
HIV (cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS; cung cấp và hướng dẫn sử dụng
bơm kim tiêm sạch; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế Methadone, tiếp cận cộng đồng); tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện…
- Dịch vụ về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS: Bao gồm điều trị,
chăm sóc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chăm sóc người nhiễm
HIV/AIDS tại nhà và tại cộng đồng; chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại
bệnh viện khi ốm đau; điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội; điều trị bằng
thuốc kháng vi rút (ARV); hướng dẫn tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch vụ xã
hội có liên quan…
9
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào các dịch vụ về
dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm:
- Dịch vụ về thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng,
chống HIV/AIDS;
- Dịch vụ về can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV (cung
cấp và hướng dẫn sử dụng BCS; cung cấp và hướng dẫn sử dụng
BKT sạch;)
- Dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện;
1.1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS
1.1.2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới
Đã hơn 30 năm, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan trên toàn
thế giới. Theo Báo cáo Cập nhật dịch HIV/AIDS toàn cầu (do UNAIDS và
WHO tổng hợp từ hơn 180 quốc gia, vùng lãnh thổ và công bố ngày
23/11/2011) thì trong năm 2010 toàn thế giới có khoảng 2,7 triệu mới nhiễm
HIV (dao động từ 2,4 đến 2,9 triệu), đưa số người nhiễm HIV/AIDS đang

sống trên trên hành tinh này đến cuối năm 2010 là 34 triệu (dao động từ 31,6
triệu đến 35,2 triệu). Cũng trong năm 2010, thế giới ghi nhận khoảng 1,8 triệu
người bị chết do các bệnh liên quan đến AIDS (dao động từ 1,6 triệu đến 1,9
triệu). 60% số người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống trên thế giới hiện nay
là dân các nước khu vực cận Sahara của châu Phi [49].
Trước đó, trong Tuyên bố Chính trị về Phòng, chống HIV/AIDS với
tiêu đề “Tăng cường mạnh mẽ nỗ lực của chúng ta để xóa bỏ HIV/AIDS”
(được thông qua tại Hội nghị Cấp cao của Liên hợp quốc về phòng, chống
HIV/AIDS, từ ngày 08-10/6/2011 tại New York, Mỹ) Liên hợp quốc nhận
định, dịch HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục lây lan, tiếp tục tạo ra tình trạng khẩn
cấp trên phạm vi toàn cầu và vẫn là một trong những thách thức ghê gớm nhất
đối với sự tiến bộ, phát triển và ổn định xã hội trên toàn thế giới. Với hơn
10
7.000 người nhiễm mới HIV mỗi ngày (xảy ra chủ yếu ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình), với hơn 30 triệu người đã chết do AIDS, với hơn 34
triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống; với hơn 16 triệu trẻ em dưới 15
tuổi mồ côi do AIDS và mới chỉ có khoảng gần ½ số người đã nhiễm HIV
biết được tình trạng nhiễm vi rút này của mình dịch HIV/AIDS vẫn đang là
một thảm họa chưa từng có của loài người, gây ra nỗi thống khổ to lớn cho
các quốc gia, các cộng đồng và các gia đình trên khắp hành tinh này. Do vậy,
phòng, chống HIV/AIDS đã, đang và tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, thường
xuyên, đồng thời là lương tâm và trách nhiệm của mỗi chúng tôi đối với sự
tồn tại và phát triển của nhân loại[15 ].
1.1.2.2. Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam
Kể từ khi trường hợp nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên vào tháng
12/1990 đến nay dịch HIV ở Việt Nam cũng vẫn tiếp tục lây lan cả về số
lượng người mắc và địa dư. Theo số liệu của Bộ Y tế, đến ngày 31/12/2011 cả
nước có 197.335 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 48.720 bệnh nhân
AIDS và từ đầu vụ dịch (năm 1990) đến nay đã có 52.325 người tử vong do
HIV/AIDS. Cũng tính đến thời điểm cuối năm 2011, đã có hơn 77% số

xã/phường, hơn 98% số huyện/quận và 100% số tỉnh/thành phố ở nước ta đã
có người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo. Điều đáng lưu ý trong tình hình
dịch HIV/AIDS ở hiện nay ở Việt Nam đó là nhiễm HIV qua đường quan hệ
tình dục có xu hướng tăng và điều này có thể dẫn đến sự gia tăng nhiễm HIV
trong các nhóm người di biến động. Phân tích số người nhiễm HIV được báo
cáo năm 2011 của Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho thấy: so sánh với cùng
kỳ năm 2010 thì tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền qua đường đường tình dục tăng
khoảng 9,5%, đặc biệt ở khu vực phía nam sự lây truyền HIV qua quan hệ
tình dục chiếm tỷ lệ khá cao (24%), tập trung ở một số tỉnh như Kiên Giang,
An Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp[ 5].
11
Sự lây truyền HIV qua quan hệ tình dục tăng đã góp phần quan trọng
vào việc làm gia tăng số phụ nữ nhiễm HIV. Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế,
nữ giới hiện chiếm 31% tổng số người nhiễm HIV, tăng từ mức 15% vào đầu
những năm 2000, do đó tỷ trọng người nhiễm HIV là nữ giới ngày càng
nhiều. Một điều đáng lưu ý nữa là, số người nhiễm HIV được báo cáo trong
năm 2011 vẫn tập trung trong nhóm 20-39 tuổi, trong đó nhóm 20-29 tuổi
chiếm 38% (giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2010), nhóm 30-39 tuổi
chiếm 43% (tăng gần 2% so với năm 2010). Còn lại các nhóm tuổi khác
chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 16%) và có sự chênh lệch rất nhỏ so với cùng kỳ
năm 2010 [5].
Phân tích số người nhiễm HIV được báo cáo năm 2011 cho thấy nhóm
nghiện chích ma túy (NCMT) vẫn chiếm chủ yếu với tỷ lệ 43,1% (cao hơn
gần 5% so với cùng kỳ năm 2010), tiếp đến là nhóm đối tượng tình dục khác
giới chiếm 21% (tăng khoảng 8% so với cùng kỳ 2010). Các nhóm đối tượng
còn lại có sự thay đổi không đáng kể. Điều này rất đáng lưu ý khi nghiên cứu
về nhu cầu và khả năng tiếp cận dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm người
di biến động [ 5].
1.1.2.3. Tình hình HIV/AIDS trong nhóm di biến động
Trên thế giới: Nhóm di biến động từ lâu đã được coi là mắt xích

quan trọng trong việc làm lây lan HIV về mặt địa lý. Theo nghiên cứu
của Vũ Quốc Bảo (2003), các nhóm có sự di chuyển thường xuyên
như: lái xe đường dài, thợ xây dựng, thương nhân… đã trở thành tiêu
điểm của những nỗ lực dự phòng HIV trên thế giới. Lý do chính là bối
cảnh xã hội liên quan tới tính chất công việc đã làm tăng khả năng lôi
cuốn họ vào những hành vi có nguy cơ cao và đặt họ vào tình trạng dễ
bị nhiễm HIV. Đồng thời, họ sẽ trở thành “nguồn lây di động” vô tình
hoặc cố ý cho người khác ở những nơi họ đến trong quá trình làm việc
12
cũng như khi trở về nơi bản xứ [50].
Ở Việt Nam: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là nơi
hiện tượng di cư và di biến động diễn ra rất sôi động. Những người di
cư và di biến động đã và đang góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế,
giao lưu văn hoá và giáo dục của cả khu vực [33].Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực, những người di biến động rất dễ bị tổn thương
với HIV/AIDS. Cũng theo các nghiên cứu, vấn đề di dân ngày càng
trở nên phức tạp, làm tăng nguy cơ lây truyền HIV giữa các địa
phương trong nước cũng như qua biên giới giữa các nước.
Bên cạnh các nhóm đối tượng khác như người bán dâm, người tiêm
chích ma túy, hiện nay lao động di cư cũng được xem là một trong những nhóm
có nguy cơ cao trong lây nhiễm HIV/AIDS. Phần lớn người di cư, đặc biệt là
phụ nữ, thường đang ở độ tuổi sinh sản và rất dễ bị tổn thương trước các nguy cơ
đối với sức khoẻ sinh sản, bao gồm cả nguy cơ lây nhiễm HIV [1] .
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có thống kê và báo cáo riêng
về tình hình HIV/AIDS trong nhóm di biến động trên phạm vi cả nước. Tuy
nhiên, chỉ qua báo cáo của một số tỉnh hay của một số nghiên cứu có liên
quan cũng cho thấy tình hình này khá báo động:
Theo báo cáo năm 2010 của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh
Thái Bình, hàng năm Thái Bình có hàng trăm nghìn người lao động đi ra tỉnh
ngoài để kiếm việc làm, trong tổng số 3.608 ca nhiễm HIV/AIDS của Thái Bình

thì có đến trên 70% là người có tiền sử lao động xa nhà. Đây là một trong những
đặc thù riêng về hình thái lây nhiễm HIV/AIDS của Thái Bình [30].
Xã Chính Lý, huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam có dân số là 11.090 người
và 2780 hộ dân. Nghề chính là nông nghiệp. Khi hết thời vụ người dân di làm
thuê khắp nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn (khoảng 2000-2500 người). Sự
tác động của nhóm dân di biến động và ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội làm
13
cho tình hình dịch HIV/AIDS ngày một gia tăng. Theo số liệu giám sát của
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Hà Nam, tính đến này 15/10 /2008
tích lũy các trường hợp nhiễm HIV của xã Chính Lý là 84, lũy tích bệnh nhân
AIDS là 47, lũy tích tử vong do AIDS là 23. Riêng trong 2 năm (2006-2007
đã phát hiện mới 47 người nhiễm HIV trên địa bàn xã. Đây là con số hết sức
báo động tại 1 xã thuần nông [27].
Xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện có khoảng 60%
thanh niên đi làm ăn xa, còn lại làm nghề tự do trên thành phố. Tính đến cuối
tháng 6/2009, toàn Xã có 238 người nhiễm HIV/AIDS, trên tổng số hơn một
vạn dân. Trong số này đã 71 người tử vong do AIDS [22].
1.2. Khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong
nhóm di biến động.
1.2.1. Trên thế giới
Tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay, khi vẫn chưa có thuốc đặc
hiệu và vắc xin phòng ngừa HIV/AIDS, thì dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS hiện
nay vẫn được coi là vấn đề then chốt được đặt lên hàng đầu. Tùy theo đặc
điểm, tình hình dịch HIV/AIDS, quan điểm và điều kiện điều kiện thực tế của
mỗi nước mà việc triển khai các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại
mỗi nước khác nhau. Tuy nhiên dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tập
trung vào một số chương trình: TTTĐHV; tiếp cận cộng đồng, chương trình
bơm kim tiêm, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế.
Dù ở bất kỳ quốc gia nào, di biến động dân cư là một yếu tố có tiềm

năng đáng kể trong mối liên hệ với mức độ lây nhiễm của HIV, đặc biệt là
qua các quan hệ tình dục không an toàn là một thực tế phổ biến. Sự tổn
thương đối với HIV gia tăng khi có những rào cản trong việc thực hiện các
hành vi an toàn. Mối liên hệ giữa di biến động dân cư và lây nhiễm các bệnh
14
dịch, trong đó có HIV đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới xem xét. Người
di biến động thường có những hành vi nguy cơ cao. Do xa nhà thường xuyên
và trong thời gian dài nên đời sống tình dục với vợ hay bạn gái bị gián đoạn.
Sự gián đoạn này, gắn với môi trường sống cách biệt với xã hội bên ngoài, sẽ
có thể dẫn đến hành vi quan hệ tình dục với người bán dâm nhằm giảm đi sự
cô đơn và căng thẳng trong công việc khi xa nhà cũng như để đáp ứng được
nhu cầu tình dục. Cuộc sống xa nhà không chịu sự ràng buộc của các quan
niệm xã hội liên quan đến hành vi tình dục và sự trung thực có thể khiến
người di biến động có lối sống ẩn danh và dễ dàng tìm đến với người bán dâm
tại nơi đến…[8] Từ đó, nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây
nhiễm HIV để chủ động phòng tránh của người di biến động được các nghiên
cứu đánh giá là rất lớn, trong khi khả năng tiếp cận của họ với các dịch vụ này
lại không cao, thậm chí không ít trường hợp còn không tiếp cận được. Nhu
cầu này được thể hiện qua các đặc điểm xã hội, kinh tế, đời sống cũng như
kiến thức, thái độ, hành vi của người lao động (tại các doanh nghiệp và di
biến động) liên quan đến HIV/AIDS.
Mỗi năm Trung Quốc có 100-120 triệu người lao động di cư [11]. Một
nửa trong số này có đăng ký, nửa còn lại tạm trú ở những vùng kinh tế phát
triển nhất. Trong số này, nhóm dân cư trôi nổi – hay còn gọi là di cư không
đăng ký tại Trung Quốc - là đối tượng khó tiếp cận tới hoạt động y tế dự
phòng nhất. Quả thật, dân cư “trôi nổi” thường nằm ngoài khả năng thụ
hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh. Theo Thomas (1998), 61% người Trung
Quốc di chuyển trong nước là nam giới, trong số này 40% trong ở độ tuổi trẻ
20-24[34]. Một nghiên cứu khác về lao động di cư đến Bắc Kinh và Thượng
Hải cho thấy 47% những người đi tìm việc có quan hệ tình dục ngoài hôn

nhân khi xa nhà. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của nhóm làm dịch vụ ở các
nhà hàng (16%) và nhóm buôn bán rong (14%). Nhóm đang tìm việc có tỷ lệ
bán máu và sử dụng ma túy cao hơn (tương ứng với 12% và 9%). Dân di cư ở
15
Trung Quốc cũng có hành vi tình dục nguy cơ cao và sử dụng đồ uống có cồn.
Một khảo sát cắt ngang trong 2.153 người di cư trẻ từ nông thôn ra thành thị ở
Bắc Kinh và Nam Khê năm 2002 cho thấy một phần ba số người được phỏng
vấn trả lời có say rượu ít nhất một lần trong tháng trước đó. Những người say
rượu có tỷ lệ cao hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân, có nhiều bạn tình,
mua dâm, và thậm chí còn bán dâm so với những người không say rượu [16].
Một nghiên cứu tương tự ở Hồng Kông năm 2001 trong 2.010 lao động nữ di
cư cho thấy kiến thức chung về HIV/AIDS và các con đường lây nhiễm còn
chưa đầy đủ. Khoảng 54% những người được hỏi cho rằng phụ nữ có nguy cơ
tổn thương với HIV lớn hơn, 9% số phụ nữ đã bị cưỡng bức tình dục hiểu
rằng họ có nguy cơ lây nhiễm HIV, 70% số người được hỏi cho biết đã từng
bị bị phân biệt đối xử (70%) [4].
Tại Campuchia, nghiên cứu của Nshgaya K (2002) dựa trên phỏng vấn sâu
20 lao động nữ ở một doanh nghiệp may chưa lập gia đình cho thấy số này có
quan hệ tình dục với nhiều bạn tình qua môi giới hoặc làm quen trực tiếp. Nghiên
cứu chỉ ra rằng địa vị kinh tế-xã hội thấp (học vấn thấp, tiền công lao động thấp)
cũng như trách nhiệm hỗ trợ cho gia đình là những nhân tố quyết định dẫn đến
hành vi bán dâm. Nghiên cứu này còn cho thấy phụ nữ bán dâm tại các tụ điểm
mại dâm bị bạo hành, phải uống rượu và sử dụng ma tuý (cả dotự nguyện hoặc
không tự nguyện), và tất cả đều chịu mức trả công rẻ mạt. Trong xã hội
Campuchia, người phụ nữ luôn phải phục tùng cha mẹ và người chồng nên bạn
tình của họ trở thành ‘người yêu’ chứ không còn là ‘khách hàng’ (người mua
dâm). Điều này dẫn đến việc không dùng BCS[ 20].
Tại Thái Lan, một nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi (KAB) thực hiện
năm 2000 trong nhóm 725 lao động nhà máy từ Miến Điện sang làm việc tại tỉnh
Tak cho thấy họ không hiểu biết nhiều về HIV. Chỉ có 41% đối tượng trả lời

phỏng vấn là nữ biết BCS dùng để tránh thai không có tác dụng phòng, chống lây
nhiễm HIV. Chỉ khoảng 15% nữ giới thuộc nhóm đối tượng này đã từng nhìn thấy
16
BCS. Quả thật, tỷ lệ sử dụng BCS trong nhóm này đặc biệt thấp với chỉ 12% nam
giới và 1,4% nữ giới cho biết đã từng dùng phương tiện này [17].
Dọc theo biên giới Thái Lan và Lào, kết quả thu được từ một nghiên
cứu về tính dễ tổn thương và di biến động đã cho thấy mối quan hệ giữa di
biến động với tính dễ tổn thương với HIV không chỉ giới hạn trong các hành
vi cưỡng bức hay bóc lột thông thường [43]. Trong một số năm gần đây, mặc
dù nhóm cư dân di cư qua biên giới đã nhận được sự quan tâm của chương
trình phòng, chống HIV nhưng mức độ di biến động lớn và lạm dụng xã hội
không nên là tiêu chí duy nhất để tìm hiểu về tính dễ tổn thương với HIV tại
khu vực đường biên. Nguy cơ lây nhiễm HIV ở những “điểm nóng” là hậu
quả của những nhân tố thúc đẩy di cư, của việc đi lại làm ăn và các hoạt động
tình dục ở khu vực này.
1.2.2. Ở Việt Nam
Cũng giống như các nước trên thế giới, trong Chiến lược quốc gia
phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 thì Dự phòng lây
nhiễm HIV là Đề án quan trọng nhất của Chiến lược, với hai thành tố cơ bản
gồm thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi và can thiệp giảm tác
hại dự phòng lây nhiễm HIV. Việc phê duyệt chiến lược quốc gia đã phản ánh
rõ nét sự vào cuộc mãnh mẽ của cả hệ thống chính trị, được thể hiện toàn diện
trên mọi phương diện với sự đầu tư ngày càng lớn của Nhà nước cho công cuộc
phòng, chống đại dịch HIV/AIDS. Dự phòng lây nhiễm HIV sẽ được triển khai
mạnh mẽ hơn theo hướng đa dạng hóa các biện pháp dự phòng sớm cho các
đối tượng khác nhau trong cộng đồng dân cư, mở rộng độ bao phủ, nâng cao
chất lượng các hoạt động can thiệp giảm tác hại bằng việc cung cấp các gói
dịch vụ dự phòng toàn diện cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, cũng
như việc hoạch định một cách cụ thể và khoa học các giải pháp triển khai tổng
thể và dài hạn. Các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS hiện đang triển

17
khai tại Việt Nam bao gồm TTTĐHV; tiếp cận cộng đồng, chương trình bơm
kim tiêm, bao cao su, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế Methadone; tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện. Trong khuôn khổ đề
tài này vấn đề về điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
Methadone sẽ không được chúng tôi đề cập đến.
Nhận định chung về việc tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS tại Việt Nam trong thời gian qua, theo Báo cáo của Ủy ban quốc
gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm (2010) Đánh
giá về Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm
nhìn 2020, trong thời gian qua, mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc mở rộng
các dịch vụ dự phòng, song vẫn cần duy trì các nỗ lực này để đảm bảo độ bao
phủ đầy đủ các dịch vụ cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Việc dự
phòng lây truyền HIV qua đường tình dục trong nhóm nam tình dục đồng
giới, dự phòng lây lan sang những bạn tình chính của những người nhiễm
HIV, những người tiêm chích ma túy và những phụ nữ tiêm chích ma túy vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bao phủ của chương trình để đảm bảo hiệu
quả dự phòng lây nhiễm HIV. Ngoài ra, việc tiếp cận được các dịch vụ dự
phòng lây nhiễm HIV/AIDS ngoài cộng đồng xã hội vẫn còn hạn chế[ 35 ].
Báo cáo của Nguyễn Trương Nam (2010) về kết quả nghiên cứu khảo
sát ban đầu Dự án phòng, chống HIV sau xây dựng đường cao tốc
PhnomPenh – Thành phố Hồ Chí Minh - Hành lang kinh tế phía Nam với
tổng số 1.105 người Việt đã được phỏng vấn, trong đó bao gồm 381 người
đang sống trong cộng đồng dân cư tại 5 xã can thiệp, 361 công nhân nhà máy
tại khu công nghiệp Trảng Bàng, 189 tài xế xe ôm tại thị trấn Bavet
(Campuchia) và Mộc Bài (Tây Ninh, Việt Nam), và với 174 casino rolling
staff (những người phục vụ trong các sòng bạc) tại thị trấn Bavet. Bàn luận về
nguy cơ lây nhiễm HIV, các phát hiện chỉ ra hầu hết đối tượng trả lời phỏng
18
vấn không thấy bản thân mình có nguy cơ. Chỉ có một phần tài xế xe ôm,

18% công nhân nhà máy và 10% rolling staff tự nhận thấy rằng mình có nguy
cơ lây nhiễm HIV, tuy nhiên hơn một nửa trong số họ vẫn từng đến các địa
điểm giải trí và 17% cho biết họ có các triệu chứng bệnh lây truyền qua
đường tình dục. Điều này cho thấy nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây
nhiễm HIV của họ là rất lớn, đặc biệt là các dịch vụ thông tin, giáo dục truyền
thông thay đổi hành vi, cung cấp và hướng dẫn sử dụng BCS[18].
Trong khi đó khả năng tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV
của họ là rất thấp. Nghiên cứu trên cho thấy: chỉ có 45% số người tham gia
nghiên cứu được tiếp cận các thông tin/giáo dục về HIV/AIDS trong 3 tháng
qua và 55% số còn lại không được nghe hay nhìn thấy các thông tin về dự
phòng lây nhiễm HIV. Nhóm tài xế xe ôm là nhóm được tiếp cận thông tin
giáo dục về HIV nhiều nhất (nhưng cũng chỉ ở mức 54.5%), tiếp theo là nhóm
cộng đồng dân cư (51.4%), và công nhân nhà máy (41.3%). Nhóm Casino
rolling staff là nhóm có tỷ lệ tiếp cận với các thông tin và giáo dục HIV thấp
nhất (27%)[18].
Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận với dịch vụ lây nhiễm HIV của các
nhóm đối tượng nghiên cứu cũng còn ở mức độ thấp. Nghiên cứu này cũng
cho thấy, có tới 75% không nhận được BCS từ bất kỳ nguồn nào. Chỉ có
khoảng 14% mua BCS tại các hiệu thuốc, có 5,6% nhận BCS từ trạm y tế xã,
2,5% nhận được từ bệnh viện huyện và trung tâm y tế dự phòng,và 3% nhận
được từ bạn bè. Và về xét nghiệm HIV thì chỉ có 15% nam giới và 11% nữ
giới đã từng làm xét nghiệm HIV. Trong đó tỷ lệ nhóm tài xế xe ôm là 16%
và nhóm rolling staff là 16% cao hơn so với nhóm cộng đồng dân cư (11%)
và công nhân nhà máy (13%). Chỉ 21% (8 trong số 37 nam giới và 1 trong 3
nữ giới) có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình trong 6 tháng qua đã từng đi
làm xét nghiệm HIV [18].
19
Nghiên cứu của Cao Đình Thắng (2008) về can thiệp phòng, chống
HIV/AIDS trong nhóm di biến động tại xã Chính Lý, huyện Lý Nhân Hà
Nam, với 440 đối tượng là người thường xuyên đi làm ăn xa cho thấy kiến

thức về phòng, chống HIV/AIDS không cao 86,5% biết đúng về nguyên nhân
gây bệnh do mẹ truyền sang con 64,4%, qua đường quan hệ tình dục không sử
dụng BCS 64,4%. Hơn 90% không tiếp cận thông tin về HIV/AIDS ở “nơi
đến” là do công việc. Do đi làm xa nhà thường đẩy người dân di biến động
vào tình cảnh dễ phát sinh hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS. Mức độ
di chuyển cao của người dân di biến động cũng là nhân tố khiến họ không tiếp
nhận được các nguồn thông tin về HIV/AIDS ở cả nơi đi và nơi đến [27]. Như
vậy, những người dân di biến động ở đây có nhu cầu được tiếp cận thông tin,
hướng dẫn và cung cấp các phương tiện giúp họ có quan hệ tình dục và tiêm
chích an toàn (BCS, BKT).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thiềng và Cộng sự (2007) kiến thức về
HIV/AIDS của người di cư sử dụng kết quả điều tra di cư Việt Nam (2004) do
Tổng cục Thống kê tiến hành tại 11 tỉnh thành phố, đại diện cho 5 khu vực
cho thấy: Biết tên bệnh và nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS của người di cư
tương đối cao, nhưng những kiến thức về cách phòng tránh HIV/AIDS chỉ đạt
loại trung bình khá, chỉ có khoảng 50% người di cư đạt điểm từ khá trở lên. Ở
mọi độ tuổi, mọi vùng, người di cư đều thường có hiểu biết thấp hơn người
không di cư. Tây Nguyên là vùng có hiểu biết về vấn đề này kém nhất. Còn ở
thành phố Hồ Chí Minh; khu công nghiệp Đông Nam Bộ và Hà Nội hiểu biết
của người di cư về vấn đề này có khá hơn nhưng vẫn ở mức “chưa cao”. Điều
này cho thấy nhu cầu lớn về tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về
HIV/AIDS không chỉ ở các vùng sâu,vùng xa mà ngay cả ở các thành phố
lớn. Hiểu biết về HIV/AIDS trong cộng đồng người di cư cũng có sự phân
biệt khá rõ rệt. Những đối tượng thuộc diện chưa đăng kí hộ khẩu, KT3 và
20
KT4 thường có hiểu biết thấp hơn đối tượng khác. Người di cư mới đến có
hiểu biết kém hơn người di cư trên 5 năm. Hiểu biết kém nhất về vấn đề này
là người di cư từ 1- 4 năm. Có lẽ là họ đã ít quan hệ và chưa thực sự hoà đồng
với nơi đến. Vì vậy, việc tiếp cận các dịch vụ truyền thông của họ gặp khó
khăn. Nguồn thông tin để người di cư có kiến thức về bệnh nhiễm trùng lây

truyền qua đường tình dục (STI) và HIV/AIDS chủ yếu là phương tiện truyền
thông đại chúng (Truyền hình, đài và báo, tạp chí, trong đó, chủ yếu là Truyền
hình). Truyền thông trực tiếp, cao nhất là qua bạn bè, người thân: 50%, qua
cán bộ y tế chưa đến 20% [28].
Các nghiên cứu cũng cho thấy, tuy có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự
phòng lây nhiễm HIV(nêu trên) nhưng những người di biến động lại thường
khó tiếp cận được các dịch vụ này. Ví dụ như khả năng tiếp cận DVTTTĐHV
của người di biến động chỉ ở mức trung bình, trong đó Nhóm tài xế xe ôm là
nhóm được tiếp cận thông tin giáo dục về HIV nhiều nhất (cũng chỉ 54.5%),
Nhóm Casino rolling staff là nhóm có tỷ lệ tiếp cận với các thông tin và giáo
dục HIV thấp nhất (27%) [18]. Khả năng tiếp cận DVBCS thấp (có tới 75%
không nhận được BCS từ bất kỳ nguồn nào [12]). Khả năng tiếp cận DVBKT
rất thấp (Tất cả những người TCMT đều đã từng dùng chung hoặc dùng lại
bơm kim tiêm bẩn mà không qua bất kỳ công đoạn làm sạch nào[10]. Khả
năng tiếp cận rất thấp đối với DVTVXNTN (21%) [18].
Như vậy, những người di cư thường có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ về
HIV/AIDS. Có thể tóm tắt nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm
HIV của người di biến động ở Việt Nam như sau:
- Dịch vụ truyền thông thay đổi hành vi:
+ Mục đích tiếp cận: nhằm nhận được kiến thức đủ và đúng; thay đổi
hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn;
21
+ Bằng chứng về nhu cầu: thiếu kiến thức hoặc kiến thức thiếu chính
xác; có hành vi nguy cơ cao (mua dâm hoặc bán dâm, tiêm chích ma túy,
quan hệ tình dục bất chợt…)
- Dịch vụ cung cấp và khuyến khích sử dụng bao cao su:
+ Mục đích tiếp cận: thực hiên tình dục an toàn
+ Bằng chứng về nhu cầu: có quan hệ tình dục không an toàn; tỷ lệ
dùng BCS thấp, không có sẵn BCS;
- Dịch vụ cung cấp và khuyến khích sử dụng bơm kim tiêm sạch:

+ Mục đích tiếp cận: thực hiện hành vi tiêm chích ma túy an toàn
+ Bằng chứng về nhu cầu: có tiêm chích ma túy; còn dùng chung BKT;
không biết hoặc không mua được BKT
- Dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện:
+ Mục đích tiếp cận: nhận biết hành vi nguy cơ; thực hiện giảm nguy cơ.
+ Bằng chứng về nhu cầu: rất ít tiếp cận dịch vụ này; thiếu thông tin về
DVTVXNTN HIV và STIs miễn phí.
1.3. Một số yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây
nhiễm HIV/AIDS của người di biến động
1.3.1. Trên thế giới
Tình trạng di dân đang gia tăng ngày càng nhanh. Những năm
đầu thế kỷ 21, cứ 35 người trên thế giới lại có một người là dân di cư [14].
Cho dù người dân di chuyển vì lý do gì thì khi ra đi, họ cũng bị
xa rời mạng lưới an sinh xã hội ở “đầu đi”. Người dân di cư và di biến động
thường đến địa phương mới (đầu đến) mà không có gia đình đi theo, luôn
sống trong tình trạng bị o ép về nhiều mặt, phải đương đầu với nỗi cô đơn,
nhưng lại hoàn toàn tự chủ về thời gian và tiền bạc kiếm được, vì vậy họ cũng
dễ bị sa vào các hành vi nguy cơ làm lây nhiễm HIV, cho nên họ rất cần được
tiếp cận các dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS. Tuy nhiên, nhìn chung, như đã
22
trình bày ở trên, họ lại thường khó tiếp cận với các dịch vụ này, bởi có nhiều
yếu tố tác động khác nhau.
23
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc thiếu các dịch vụ xã hội thân thiện,
đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dành cho người di cư là một
trong những yếu tố làm tăng tính dễ tổn thương của nhóm dân cư này. Bên
cạnh đó, những khó khăn và rào cản trong giao tiếp (văn hóa, ngôn ngữ )
cũng đã cản trở họ tiếp cận các thông tin về sức khoẻ, dịch vụ và hàng hoá
(chẳng hạn như BCS, bơm kim tiêm), cả trong quá trình di chuyển cũng như
tại điểm đến.

1.3.2. Ở Việt Nam
Hiện có rất ít nghiên cứu về mối liên quan giữa di biến động dân cư
và dịch HIV/AIDS đề cập rõ ràng đến các yếu tố ảnh hưởng tới mối liên quan
này.
Theo Đặng Nguyên Anh (2007) chia các yếu tố khiến người di
cư, đặc biệt là lao động tự do dễ bị tổn thương với HIV và do đó có nhu cầu
cao về tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS thành các nhóm sau:
- Tính dễ bị tổn thương do di cư không an toàn: nạn nhân của
bóc lột tình dục và phân biệt đối xử, cô đơn, xa gia đình và người thân, có thu
nhập tiền mặt cao hơn trong khi sức ép bạn bè và có môi trường tạo hành vi
nguy cơ… khiến người di cư gặp nhiều rủi ro hơn các nhóm dân cư khác
- Cơ hội phòng bệnh hạn chế: vị thế nhập cư yếu kém, rào cản
ngôn ngữ và văn hóa, điều kiện sinh sống và việc làm không ổn định, hạn chế
về khả năng tiếp cận các nguồn thông tin y tế phù hợp với nhận thức cũng
như khả năng chi trả hạn chế
- Khó tiếp cận dịch vụ xã hội và y tế vốn ưu tiên cho dân địa
phương
- Thiếu hệ thống hỗ trợ xã hội
- HIV/AIDS có thể là động lực di cư: người nhiễm HIV/AIDS có
thể phải rời cộng đồng vì bị kỳ thị và phân biệt đối xử, vì thiếu dịch vụ điều
24
trị hoặc không được điều trị, không tin tưởng vào tính bảo mật kết quả xét
nghiệm HIV[1].
Như vậy, các yếu tố như : vị thế nhập cư yếu kém, rào cản ngôn ngữ và
văn hóa, điều kiện sinh sống và việc làm không ổn định, hạn chế về khả năng
tiếp cận các nguồn thông tin y tế phù hợp với nhận thức cũng như khả năng
chi trả hạn chế; hay dịch vụ y tế vốn ưu tiên cho dân địa phương… cũng được
coi là yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV
cho nhóm người di biến động ở nước ta.
Thời gian gần đây, công tác giáo dục dự phòng lây nhiễm HIV cho

người lao động di biến động tại các khu đô thị, thành phố lớn đã bắt đầu được
quan tâm nhiều hơn, thông qua hoạt động của các tuyên truyền viên sức khỏe
tại nơi làm việc. Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ tiếp cận được một lượng
thiểu số người lao động và chủ yếu là những lao động làm việc trong các
doanh nghiệp. Mặt khác, các hoạt động truyền thông như vậy cũng mới chỉ
dừng lại ở mức phổ biến thông tin chứ chưa thật sự làm thay đổi hành vi của
nhóm đối tượng này. Các chuyên gia cũng nhận thấy rằng những cố gắng dự
phòng lây nhiễm HIV tập trung vào nhóm dân nhập cư là một thách thức đáng
kể vì khó có thể xác định được nơi cư trú của họ. Trong khi, những thông điệp
dự phòng được tuyên truyền một cách chung chung thường không được họ
quan tâm, hưởng ứng. Cách tiếp cận cung cấp thông tin trực tiếp tại nơi làm
việc mà các cơ quan chức năng vẫn thực hiện hiện nay chỉ hướng được tới
những lao động sản xuất ổn định, làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Còn
đối với lao động di cư tự do thì khi họ chuyển đi một nơi khác, chương trình
giáo dục tại nơi làm việc không còn tác động đối với họ nữa [2].
Việc thiếu các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV hoặc độ bao phủ của
các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận các dịch vụ này của người di biến động. Báo cáo công tác phòng,

×