Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Thực trạng nhiễm HIV và chuyển gửi điều trị ARV của khách hàng đến cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện tỉnh hải dương năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.45 KB, 84 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Cụm từ

AIDS

Accquired Imuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)

ADN

Acid deoxyribonucleic

ARN

Acid ribonucleic

BCS

Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

BT

Bạn tình

ĐTNC



Đối tượng nghiên cứu

ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay
(Xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết với enzyme)

HIV

Human Immunodeficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

MSM

Men Sex Men
(Nam quan hệ tình dục với nam)

OPC

Outpatient clinic
(Phòng khám ngoại trú)

PNBD

Phụ nữ bán dâm

QHTD

Quan hệ tình dục


STD

Sexually Transmitted Diseseas
(Bệnh lây truyền qua đường tình dục)

TCMT

Tiêm chích ma túy

UNAIDS

Joint United Nations Programme on HIV/AIDS
(Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS)

WHO

World Health Organization
(Tổ chức Y tế thế giới)

VCT

Voluntary Counselling and Testing
(Tư vấn và xét nghiệm tự nguyện)


MỤC LỤC


CÁC BẢNG



4

ĐẶT VẤN ĐỀ
HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm mức độ toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp không
chỉ tính mạng con người mà còn tương lai từng quốc gia, các dân tộc trên toàn thế
giới, tác động đến phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững
của từng quốc gia, cộng đồng dân tộc và từng gia đình.
Theo báo cáo của WHO (2016), đến đầu năm 2016, có 35 triệu người nhiễm
HIV; 1,5 triệu người chết do AIDS và 119 quốc gia đã báo cáo kết quả có khoảng 95
triệu người đã xét nghiệm HIV [1]. Khu vực nhiễm HIV cao nhất là Đông và Nam
Phi với số người nhiễm mới HIV chiếm khoảng 43% số nhiễm mới toàn cầu
(760.000 người), khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đứng thứ 2 với 13% số
nhiễm mới, tương đương 270.000 người. Đến cuối năm 2016 đa số những ca lây
nhiễm mới ở Châu Á đều diễn ra ở 10 quốc gia, đứng đầu là Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia, Pakistan, Việt Nam, Myanmar, Papua New Guinea, Philippines và Thái
Lan. Những quốc gia này là nơi xảy ra 95% những ca lây nhiễm HIV mới trong khu
vực năm 2016 [2].
HIV/AIDS qua các con đường: đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang
con. Theo báo cáo của Bộ Y tế trong những năm gần đây, tình trạng lây nhiễm
HIV/AIDS gặp chủ yếu qua đường tình dục (58,2%), đường máu (32%) [3].
Trong 6 tháng đầu năm 2016 cả nước phát hiện 3.684 người nhiễm mới HIV,
chuyển sang giai đoạn AIDS 2.366 người, số tử vong 862 người. Ngoài số tử vong
mới năm 2016, cả nước báo cáo bổ sung thêm 1.668 người tử vong từ những năm
trước và loại thêm khỏi danh sách 1.975 trường hợp do xác định được trùng tên
hoặc sử dụng tên người khác sau khi một số tỉnh rà soát lại số liệu tại tuyến xã
phường. Hiện cả nước báo cáo có 227.225 người đang nhiễm HIV, 85.753 người
giai đoạn AIDS và đã có 89.210 người nhiễm HIV đã tử vong [3].
Là một trong 5 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong những

năm vừa qua Hải Dương có sự phát triển mạnh về kinh tế, du lịch và dịch vụ, đồng
thời cũng là một trong những tỉnh có người nhiễm HIV cao. Tính đến tháng 11 năm


5

2017, số HIV mới phát hiện là 45 người, tử vong do AIDS là 03 người. Luỹ tích các
trường hợp nhiễm HIV là 4.713 người và 1.611 trường hợp đã tử vong do AIDS. Số
người nhiễm HIV/AIDS còn sống được tìm thấy và báo cáo trên địa bàn là 1.898
người. Đến nay 12 huyện, thành phố và 97% số xã, phường, thị trấn đều đã phát
hiện được người nhiễm HIV/AIDS [4].
Hải Dương là tỉnh triển khai toàn diện các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS
trên địa bàn toàn tỉnh. Tư vấn và xét nghiệm HIV sớm trên đối tượng có hành vi
nguy cơ cao là một trong những biện pháp can thiệp hiệu quả với chi phí thấp nhằm
phát hiện sớm những người nhiễm HIV/AIDS để truyền thông thay đổi hành vi làm
giảm nguy cơ lây nhiễm sang cộng đồng và giới thiệu chuyển tiếp đến các dịch vụ y
tế phù hợp: ARV, Methadone, STIs,… Cùng với việc tư vấn xét nghiệm HIV tại
cộng đồng, Hải Dương đã tiến hành tư vấn xét nghiệm HIV cho đối tượng có hành
vi nguy cơ cao tại các cơ sở y tế và chuyển gửi các đối tượng đến cơ sở y tế để tiếp
tục điều trị nhằm giúp các đối tượng tiếp cận các dịch vụ y tế khác. Tuy nhiên, ở
Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng chỉ có nghiên cứu về thực trạng nhiễm
HIV chứ chưa có nghiên cứu nào đề cập về thực trạng chuyển gửi các đối tượng
nhiễm HIV đến cơ sở điều trị. Chính vì vậy, để đánh giá kết quả hoạt động tư vấn,
xét nghiệm và chuyển gửi đối tượng nhiễm HIV tại thành phố Hải Dương, em tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng nhiễm HIV và chuyển gửi điều trị ARV của
khách hàng đến cơ sở tư vấn xét nghiệm tự nguyện tỉnh Hải Dương năm 2017”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.

Mô tả thực trạng nhiễm HIV của khách hàng tại Phòng tư vấn xét nghiệm

tự nguyện HIV tỉnh Hải Dương năm 2017 và một số yếu tố liên năm 2017.

2.

Mô tả thực trạng chuyển gửi đến các cơ sở điều trị của khách hàng có kết
quả HIV dương tính tại địa bàn nghiên cứu năm 2017.


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
1.1.1. Khái niệm
HIV là tên viết tắt của Human Immunodeficiency Virus (Virus gây suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người). Virus này tấn công và làm suy yếu hệ miễn dịch ở
người. Nếu không được điều trị, HIV có thể gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của
người bệnh đến mức cơ thể họ không còn khả năng tự bảo vệ.
1.1.2. Một số đặc điểm của virus HIV
− HIV có đặc điểm chung của họ Retroviridae, chúng có dạng hình cầu kích
thước khoảng 80 - 100mm. Genom là ARN một sợi và có enzyme sao chép ngược
(RT: Reverse Transcriptase).
− Có 5 nhóm lớn trong họ Retroviridae,1 trong số 5 nhóm đó có khả năng lây
nhiễm trùng chậm là Lentivirus. HIV – 1,HIV – 2 của Lentivirus có khả năng gây
bệnh AIDS ở người.
1.1.3. Cấu trúc của HIV
Virus hoàn chỉnh gồm 3 lớp:
Lớp vỏ ngoài (vỏ pepton): lớp này là 1 màng lipid kép,với 72 cấu trúc lồi trên
bề mặt,có bản chất là glycoprotein,với trọng lượng 120 và 41 kilodalton.
Vỏ trong (vỏ capsid): vỏ này gồm 2 lớp protein:
− Lớp ngoài hình cầu, cấu tạo bởi protein có trọng lượng phân tử 17

kilodalton.
− Lớp trong hình trụ, cấu tạo bởi các phân tử có trọng lượng phân tử là 24
kilodalton.
Lõi là những thành phần bên trong của vỏ capsid, bao gồm:
Hai phân tử ARN đơn, đó là bộ gen di truyền HIV (genom). Genom của HIV
chứa 3 gen cấu trúc [25]:
− Gen Gag (group specific antigen) là các gen mã hoá cho các kháng nguyên
đặc hiệu của capsid của virus.


7

− Gen Pol (polymerase) mã hoá cho các Enzym: reverse transcriptase
(RT:Enzym sao mã ngược); protease và endonuclease (còn gọi kháng nguyên
integrase).
− Gen EnV (envelop) mã hoá cho glycoprotein lớp vỏ pepton của HIV.
1.1.4. Vòng đời của HIV
Sau phơi nhiễm 5 – 7 ngày, những tế bào nhiễm HIV di chuyển đến cơ quan
lympho ngoại vi, tại đây virus sẽ nhân lên nhanh chóng. HIV chỉ có thể thực hiện được
chu trình nhân lên trong những tế bào cơ thể người có thụ thể CD4 trên bề mặt.
Quá trình nhân lên của HIV trải qua các giai đoạn sau:
− Giai đoạn gắn kết: Nhờ phân tử CD4 và các đồng thụ thể (CCR5 và
CXCR4) với đại thực bào T, virus được hòa màng envelop của HIV với màng tế bào
và xâm nhập vào tế bào chủ.
− Giai đoạn sao chép ngược: Nhờ RT, ADN bổ sung cho HIV được tạo thành
từ khuôn mẫu ảnh của nó, đầu tiên là phân tử lai ARN – ADN, sau đó ARN được
tách khỏi ADN nhờ ARN – ase và sợi ADN bổ sung mới được tổng hợp thành ADN
chuỗi kép.
− Giai đoạn nhân lên: Bằng cách ADN chuỗi kép chui vào nhân tế bào chủ và
tích hợp vào AND tế bào nhờ intergrase. ADN bổ sung của HIV sao mã thành ARN

genom, ARNm, các protein cần thiết của HIV.
− Giai đoạn nảy chồi: Từ các thành phần đã được tổng hợp, các hạt HIV mới
được lắp ráp ở bào tương tế bào, các hạt virus tiến gần màng sinh chất và đẩy màng
nẩy chồi.
− Giai đoạn trưởng thành, từ cách nảy chồi từ hạt virus được giải phóng khỏi
tế bào và tiếp tục lây nhiễm cho tế bào mới. Các tế bào giúp cho virus nhân lên thì
bị chết.
1.1.5. Động học của HIV
HIV nhân lên hàng ngày trong cơ thể người nhiễm. Song song với hàng chục
triệu virus nhân lên mỗi ngày thì tế bào lympho TCD4 hình thành mới nhiều hay ít.
Điều này được chứng minh bằng động học của kháng nguyên p24 trước sự biến đổi


8

của kháng thể chống kháng nguyên p24, kháng thể tăng thì kháng nguyên p24 giảm
và ngược lại hoặc thời gian nung bệnh của HIV – 2 dài hơn HIV – 1 hoặc tế bào
lympho TCD4 mới nhiều thì sự giảm đi của TCD4 sẽ chậm hơn.
Một ít trường hợp virus tích hợp trong tế bào lympho TCD4 không hoạt hóa
quá trình sao chép và dịch mã để tổng hợp ra các protein cần thiết của virus thì tạo
nên nhiễm trùng tiềm tàng.
HIV còn tồn tại trong cơ thể vĩnh viễn mặc dù thuốc kháng Retrovirus kéo dài.
HIV sẽ nhân lên và phục hồi sau khi ngừng thuốc.
1.1.6. Các yếu tố liên quan đến nhiễm HIV
Người ta phân lập được HIV từ máu, tinh dịch, dịch tiết từ âm đạo, nước bọt,
nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể. Nhìn chung sự lây nhiễm
HIV phụ thuộc vào:
− Số lượng HIV có trong máu và dịch thể của người nhiễm HIV;
− Đường vào của HIV, sự có mặt của STIs;
− Thời gian tiếp xúc;

− Sức đề kháng (hay miễn dịch) của cơ thể;
− Độc tính hay tính gây nhiễm của virus.
Mặc dù có sự phân bố rộng lớn của HIV trong cơ thể, nhiều nghiên cứu dịch tễ
học cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trò quan trọng
trong việc lây truyền HIV. Các phương thức lây truyền chính của HIV: lây truyền
qua đường tình dục; lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu; lây truyền mẹ con; lây truyền trong chăm sóc y tế [5].
1.1.6.1. Lây truyền qua đường tình dục
Đây là phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới
(98%). Sự lây truyền xảy ra qua quan hệ tình dục khác giới giữa nam và nữ: giao
hợp âm đạo - dương vật từ nam sang nữ và từ nữ sang nam, qua quan hệ tình dục
đồng giới nam theo đường giao hợp dương vật - hậu môn hay tình dục lưỡng giới.
Những vết xước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường trên bề mặt niêm mạc


9

âm đạo, hậu môn hay dương vật sẽ là đường vào của virus trong lúc giao hợp và từ
đó vào máu.
Nhiễm HIV có một mối quan hệ chặt chẽ với các bệnh lây truyền qua đường
tình dục đặc biệt là các bệnh viêm loét như hạ cam, giang mai, herpes simplex.
Những bệnh này làm tăng cảm nhiễm với HIV và tăng nguy cơ lây nhiễm HIV có
thể lên gấp 20 lần.
Phương thức tình dục miệng - bộ sinh dục có thể lây truyền HIV, hôn sâu và
mạnh có thể lây truyền HIV nếu ở miệng có vết loét.
1.1.6.2. Lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu
HIV có mặt trong máu toàn phần và các chế phẩm từ máu như khối hồng cầu,
tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể được truyền qua máu
hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Nguy cơ lây truyền HIV qua đường
truyền máu có tỷ lệ rất cao, trên 90%. Tuy nhiên, ngay cả khi xét nghiệm máu có kết
quả âm tính, khả năng lây nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra đó là khi người cho máu có

thể mới nhiễm HIV, đang ở trong “thời kỳ cửa sổ huyết thanh” nên chưa phát hiện
được HIV bằng các xét nghiệm thông thường.
HIV cũng có thể truyền qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm HIV
không tiệt trùng đúng cách, đặc biệt ở những người nghiện chích ma tuý, ngay cả
khi có một lượng máu nhỏ còn sót lại trong bơm kim tiêm.
1.1.6.3. Lây truyền mẹ - con
Nếu không can thiệp, lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể đạt tới tỷ lệ 25 40% đối với HIV-1, đối với HIV-2 là 1 - 4% tuỳ theo các nghiên cứu khác nhau. Theo
một chuyên khảo tỷ lệ lây truyền mẹ - con trong lúc mang thai 5 – 10%, vào lúc đẻ 10%
- 20% và khi cho con bú 5 - 20%. Nồng độ virus trong huyết tương mẹ, những tai biến,
biến chứng lúc đẻ là những yếu tố chính của nguy cơ lây truyền mẹ - con.
Sau ba mươi sáu năm, khi ca AIDS đầu tiên ở trẻ em lây truyền từ mẹ sang
con năm 1983. Nhờ sử dụng thuốc kháng retrovirus trong thai kỳ đã ngăn ngừa HIV
nhân lên, làm giảm lượng HIV trong cơ thể người mẹ. Có ít HIV trong cơ thể thai


10

phụ sẽ bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ và giảm nguy cơ truyền HIV sang con
trong khi mang thai và sinh nở [6].
1.1.6.4. Lây truyền trong chăm sóc y tế
Còn được gọi là tai nạn phơi nhiễm và mới đây được sử dụng là thuật ngữ
nhiễm trùng bệnh viện.
Phơi nhiễm với máu trong môi trường nghề nghiệp xảy ra với y tá là 0,03%,
với hộ lý và bác sĩ là 0,02%. Tai nạn chủ yếu là do mũi tiêm và các dụng cụ sắc nhọn.
Tuy nhiên số trường hợp có chuyển đổi huyết thanh (bị nhiễm) do tai nạn nghề nghiệp
hiện có khoảng 48/11.000 người bị phơi nhiễm, trong đó chủ yếu là y tá.
1.1.7. Các giai đoạn của quá trình nhiễm HIV
Có 3 giai đoạn như sau:
− Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính:
Thường thường người ta không biết mình nhiễm HIV lúc nào và cho tới khi

thông qua 1 xét nghiệm vì ốm đau hay vì 1 vài lí do gì đó mới biết. Có thể 1 vài
biểu hiện lâm sàng, song ít được chú ý vì nó giống cảm cúm.
− Giai đoạn HIV không triệu chứng:
Người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh bình thường, hệ miễn dịch vẫn có khả năng
chống lại virus giai đoạn này gọi là “thời kì ủ bệnh”, đây là khoảng thời gian từ khi
nhiễm HIV tới khi người nhiễm phát bệnh có virus, thời gian này ở người lớn trung
bình là 10 năm. Phần lớn người trong số họ chưa thấy bất kì triệu chứng nào và
nhiều người còn chưa biết mình bị nhiễm HIV và họ có thể làm lây nhiễm sang
người khác.
− Giai đoạn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng:
Sau thời kì ủ bệnh, người nhiễm HIV bắt đầu trở nên ốm yếu, virus làm suy
yếu hệ thống miễn dịch của họ tới mức họ mắc các bệnh nhiễm trùng mà ở người có
hệ miễn dịch bình thường có thể vượt qua được. Các bệnh nhiễm trùng này gọi là
nhiễm trùng cơ hội và một số bệnh ung thư là nguyên nhân khiến người nhiễm HIV
ốm đau.


11

Từ đó, những người hút thuốc bị nhiễm HIV có nguy cơ ung thư tương đối cao
hơn những người không hút thuốc bị nhiễm HIV. Các loại ung thư chính thường thấy ở
những người hút thuốc nhiễm HIV là ung thư phổi, thực quản, cổ tử cung, … [7].
Theo tác giả Priscila H. Goncalves của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, đa số các
bệnh ung thư liên quan đến HIV đồng nhiễm với virus gây ung thư; miễn dịch và
các yếu tố viêm,…(các virus gây ung thư phổ biến trong số bệnh nhân HIV bao
gồm virus Epstein-Barr, Kaposi sarcoma herpes virus hay còn gọi là nhân herpes
virus 8, và virus u nhú ở người). Yếu tố nguy cơ miễn dịch và viêm có liên quan
chặt chẽ với nồng độ virus HIV và suy giảm miễn dịch, góp phần trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự phát sinh ung thư ở một số bệnh ung thư liên quan đến HIV [8].
1.1.8. Phương hướng dự phòng nhiễm HIV

Cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa khỏi được cho các bệnh nhân nhiễm
HIV, vì vậy công tác dự phòng là biện pháp tốt nhất mà chúng ta có thể làm được để
ngăn chặn sự lây lan của loại virus này. Một trong các biện pháp tốt nhất để phòng
các bệnh truyền nhiễm là tiêm vacxin phòng HIV, hiện nay trên thế giới công việc
này mới đang ở trong giai đoạn thử nghiệm. Do đó cách tốt nhất là giáo dục cho
mọi người cách phòng HIV khi họ chưa bị nhiễm, hoặc không làm lây nhiễm sang
người khác bằng các biện pháp cụ thể sau:
− Phòng nhiễm HIV qua đường tình dục như:
+ Sống chung thủy một vợ một chồng:
+ Trong trường hợp quan hệ tình dục với người chưa rõ có bị nhiễm HIV
hay không thì cần phải thực hiện tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su.
+ Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV.
−Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu như:
+ Chỉ truyền máu khi thật cầnthiết và chỉ nhận máu đã xét nghiệm HIV.
+ Hạn chế tiêm chích nếu buộc phải tiêm thì sử dụng loại bơm kim tiêm sử
dụng một lần.
+ Các dụng cụ phẫu thuật phải được khử trùng bằng nhiệt hay bằng hóa
chất. Tránh tiếp xúc trực tiếp các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.


12

+ Đối với những người nghiện chích ma túy thì phải dùng bơm kim tiêm sạch.
− Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con như:
+ Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, nếu mang thai thì phải uống thuốc
dự phòng.
Hiện nay, điều trị ARV giúp cải thiện sức khỏe và sức khỏe của những người
sống với virus suy giảm miễn dịch ở người, và giảm nguy cơ lây truyền virus sang
bạn tình [9].
1.2. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên thế giới và khu vực Châu Á
Vào năm 2015 ước tính có khoảng 28.000 người Pháp nhiễm HIV vẫn chưa
được chẩn đoán, dẫn đến lây truyền HIV và nhiễm HIV giai đoạn cuối [2] .
Trong năm 2016, số người sống chung với HIV là 36,7 triệu người; số ca nhiễm
mới HIV và số người chết do AIDS tiếp tục giảm còn 1,8 và 1,0 triệu người. [10]
Tuy nhiên đến tháng 6 năm 2017, những người sống chung với HIV có điều trị
ARV là 20,9 triệu người và tăng từ 17,1 triệu người ở năm 2015 và 7,7 triệu người
vào năm 2010.[10]
Theo UNAIDS, số người nhiễm HIV trên thế giới vẫn tiếp tục tăng lên và
chưa có xu hướng giảm; khu vực Đông và Nam Phi chiếm số lượng người tử vong
cao nhất thế giới (420.000 người); sau đó là khu vực Châu Á và Thái Bình Dương
với 170.000 người [11]. Tuy nhiên, Tây và Trung Âu và Bắc Mỹ là các khu vực có
số lượng người sống chung với HIV cao nhất với 2,1 triệu người [11]. Ở khu vực
này, tính đến tháng 6 năm 2017, số người tham gia điều trị kháng virus HIV năm
2017 đã lên tới 1.7 triệu người [31]. HIV loại 2 ( HIV - 2 ) sự lan khắp nhiễm đang
gia tăng ở một số quốc gia châu Âu. Di trú gia tăng bắt nguồn từ quốc gia nơi HIV 2 là mang đặc trưng vùng miền đã tạo điều kiện thuận lợi lan truyền virus vào Châu
Âu và vùng khác [12]
Tại châu Ávà Thái Bình Dương ước tính có khoảng 5,1 triệu người đang sống
chung với HIV trong năm 2016. Ấn Độ có tỉ lệ tử vong do AIDS cao nhất châu Á.
Tại Trung Quốc, số người bị ảnh hưởng bởi HIV được ước tính khoảng từ 430.000


13

người đến 1,5 triệu người. Bangladesh mất khoảng 1.000 người trong năm 2016 do
AIDS. Đã có sự gia tăng nhẹ về số lượng các ca nhiễm mới cũng như số ca tử
vongdo căn bệnh này. Tuy nhiên, tổng thể Bangladesh vẫn là quốc gia có tỷ lệ
nhiễm HIV thấp [13].
Philippin và Lào có ít ca tử vong hơn vì căn bệnh này. Philippines đã có sự gia
tăng đáng kể về số lượng các ca nhiễm mới trong khi số liệu thống kê cho thấy Lào

không thay đổi nhiều trong vài năm qua [13].
Theo báo cáo tổng thể số ca tử vong do AIDS ở khu vực này đã giảm 39% so
với cùng kì năm ngoái [14].
Hình thái lây truyền HIV tại Châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người tiêm
chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng giới.
1.2.2. Tình hình dịch HIV ở Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2017 cả nước xét nghiệm
phát hiện 6.883 trường hợp nhiễm mới HIV, số bệnh nhân chuyển sang AIDS là
3.484, tử vong do AIDS 1.260 trường hợp [15]. Tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền
qua đường tình dục ngày càng gia tăng, lây truyền qua đường máu có xu hướng
giảm. Trong số người nhiễm HIV được phát hiện báo cáo trong năm 2017 cho thấy:
số người lây truyền qua đường tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất 58%; lây truyền qua
đường máu chiếm 32%; tỷ lệ từ mẹ sang con chiếm 2,6%; có 8% tỷ lệ người nhiễm
HIV không rõ đường lây truyền [15].
1.2.3. Tình hình dịch HIV ở Hải Dương
Hải Dương bắt đầu triển khai hoạt động chăm sóc, điều trị cho người nhiễm
HIV/AIDS từ năm 2006. Tính đến nay, toàn tỉnh có 5 phòng khám ngoại trú thực
hiện điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh và một số địa bàn lân
cận. Có gần 16 nghìn lượt người được tư vấn, tuyên truyền về HIV/AIDS và các
biện pháp dự phòng lây nhiễm, hơn 23 nghìn phụ nữ mang thai được tư vấn, xét
nghiệm HIV, hơn 800 người được điều trị bằng thuốc methadone và 64 bệnh nhân
bị viêm gan virus C đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng
thuốc ARV tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS và 4 bệnh viện đa khoa tuyến


14

huyện là 1.273 bệnh nhân, trong đó có 68 bệnh nhân trẻ em; trên 90% bệnh nhân điều trị
ARV đã được dự phòng nhiễm lao bằng INH, 205 người nhiễm HIV/AIDS mắc các
bệnh nhiễm trùng cơ hội vào điều trị nội trú. Trước tháng 7/2015, các phòng khám ngoại

trú tại tuyến huyện được triển khai tại các Trung tâm y tế huyện một chức năng. Từ tháng
7/2015 bệnh nhân từ các phòng khám ngoại trú tại tuyến huyện đã được bàn giao về cho
các bệnh viện đa khoa cùng huyện quản lý, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm
HIV/AIDS để đảm bảo chế độ BHYT cho bệnh nhân [16]
1.2.4. Mục tiêu 90-90-90 của Liên hợp quốc
Tại hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia tháng 7 năm 2014, Liên Hợp quốc đã
đưa ra các mục tiêu toàn cầu đến năm 2020, gồm: 90% số người nhiễm HIV/AIDS
biết được tình trạng HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được
điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở
mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hưởng ứng
chương trình 90-90-90 của Liên hợp quốc. Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS các
mục tiêu 90-90-90 là những dấu mốc quan trọng có tính chiến lược trong phòng,
chống HIV/AIDS nói chung cũng như để có thể kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm
2030, bởi vì:
- 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình: Nếu
một người nhiễm HIV mà không biết mình nhiễm thì họ sẽ không chủ động dự
phòng và do đó có thể vô tình làm lây nhiễm HIV cho người thân và cho người khác
trong cộng đồng. Người nhiễm HIV không biết tình trạng nhiễm HIV của mình
cũng sẽ không tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Về
phía cơ quan phòng, chống HIV/AIDS cũng như cung cấp dịch vụ, nếu chúng ta
không biết được ai là người nhiễm thì không thể tiếp cận và cung cấp được các dịch
vụ phòng chống HIV/AIDS cho họ. Không biết được số người nhiễm HIV thực tế
trong cộng đồng cũng sẽ gây khó khăn trong việc lập kế hoạch phòng, chống
HIV/AIDS.


15

- 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV: Việc điều trị sớm

bằng thuốc ARV sẽ giúp cho người nhiễm HIV tiếp tục kéo dài cuộc sống khỏe
mạnh, giảm các nhiễm trùng cơ hội và giảm nguy cơ tử vong do HIV/AIDS. Hơn
nữa, việc điều trị sớm bằng thuốc ARV và đúng sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm
HIV qua quan hệ tình dục và giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Do vậy điều trị
sớm ARV sẽ làm giảm nguy cơ lây lan HIV ra cộng đồng.
- 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp
để sống khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác: Việc kiểm
soát tải lượng vi rút HIV ở mức thấp dưới ngưỡng phát hiện là chỉ báo quan trọng
liên quan đến chất lượng và tuân thủ điều trị bằng thuốc kháng HIV. Khi một người
điều trị ARV kiểm soát được vi rút ở mức thấp không chỉ đảm bảo sức khỏe cho
chính người bệnh mà còn giảm nguy cơ lây lan HIV ra cộng đồng và tránh tạo ra
các chủng HIV kháng thuốc. Thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy: Với mục tiêu
90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình thì Việt Nam đã
đạt được khoảng 78%. Mục tiêu 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV thì còn
quá xa so với mục tiêu của Liên hợp quốc do chỉ khoảng 45% số người chẩn đoán
HIV được điều trị bằng thuốc ARV. Với mục tiêu 90% số người được điều trị ARV
kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp và ổn định thì hiện tại chúng ta chưa có
nguồn lực tổ chức xét nghiệm tải lượng vi rút một cách thường quy trong thời gian
qua nên chưa có số liệu chính xác. Có thể nói mục tiêu 90-90-90 là những mục tiêu
hết sức tham vọng và thách thức nhưng nó hết sức cụ thể. Thực hiện được những
mục tiêu này không chỉ là bảo vệ sức khỏe tính mạng của con người mà còn là sự
ổn định và phát triển của quốc gia. Trong bối cảnh dịch HIV mang tính toàn cầu và
tác động toàn cầu, nếu Việt Nam làm tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS nói
chung và thực hiện thắng lợi các mục tiêu 90-90-90 thì nó không chỉ có ý nghĩa
thiết thực đối với người dân Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế và điều quan
trọng đó là tiền đề để tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030 [17] [18].


16


1.3. Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1.3.1. Khái niệm
Tư vấn về HIV là quá trình trao đổi kiến thức, thông tin cần thiết về phòng
chống HIV/AIDS giữa tư vấn viên và người được tư vấn giúp họ tự quyết định,giải
quyết các vấn đề liên quan đến dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị người
nhiễm HIV.
Xét nghiệm HIV là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định
tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người.
Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện là hình thức kết hợp giữa tư vấn và xét
nghiệm HIV, trong đó đối tượng tư vấn (còn được gọi là khách hàng) hoàn toàn tự
nguyện sử dụng và toàn quyền lựa chọn dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV vô danh
hoặc tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện ghi tên.
1.3.2. Mục đích của tư vấn xét nghiệm
Mục đích của tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện nhằm hỗ trợ về mặt tâm lý xã
hội cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV:
− Giúp đối tượng tư vấn cân nhắc để quyết định xét nghiệm HIV, được thông
tin về các quyền mà họ được hưởng.
− Giúp đối tượng tư vấn tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế và xã hội.
− Giúp đối tượng tư vấn vượt qua sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng, tự quyết
và tự tin trong cuộc sống.
1.3.3. Lợi ích của tư vấn, xét nghiệm tự nguyện
Khách hàng tham gia sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức về HIV/AIDS, biện
pháp phòng tránh, cách thay đổi hành vi để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV...
Hơn nữa, hoạt động này còn giúp phát hiện sớm người nhiễm HIV trong cộng
đồng, từ đó có những hỗ trợ cần thiết để người nhiễm cải thiện sức khỏe, biết cách
phòng lây nhiễm HIV cho gia đình, người thân, bạn bè, giảm sự kỳ thị phân biệt,
đối xử góp phần hiệu quả trong hạn chế sự lây lan HIV ra cộng đồng và xã hội.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, nếu phát hiện HIV giai đoạn sớm, người
mẹ sẽ được tiếp cận dịch vụ điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, giúp



17

giảm tỷ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm HIV. Ngoài ra, người mẹ còn được chăm sóc đúng
cách khi sinh tại bệnh viện và thích hợp sau sinh, được tư vấn về tình dục an toàn để
tránh nhiễm thêm HIV...
1.3.4. Quy trình tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện
1.3.4.1. Tư vấn trước xét nghiệm
Bước 1. Giới thiệu và định hướng buổi tư vấn [19]:
− Giúp đối tượng tư vấn bớt lo lắng và tạo không khí thân mật cho buổi tư
vấn, trong đó cần nhấn mạnh tính bí mật và các lợi ích của dịch vụ;
− Trao đổi với đối tượng tư vấn các mục tiêu của buổi tư vấn và nhấn mạnh
trọng tâm của buổi tư vấn là trao đổi về nguy cơ nhiễm HIV;
− Giới thiệu cho đối tượng tư vấn biết về các thủ tục tiến hành tư vấn xét
nghiệm tự nguyện.
Bước 2. Đánh giá nguy cơ:
− Giúp cho đối tượng tư vấn xác định và hiểu được các yếu tố nguy cơ dẫn
đến lây nhiễm HIV;
− Xác định hành vi nguy cơ, hoàn cảnh dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV.
Bước 3. Tìm hiểu các biện pháp giảm nguy cơ:
− Phát hiện những khả năng, những khó khăn trong việc giảm nguy cơ nhiễm
HIV của đối tượng tư vấn;
− Xác định cùng với đối tượng tư vấn các phương án thực tiễn, phù hợp cho
việc giảm nguy cơ nhiễm HIV;
− Xây dựng kỹ năng, cải thiện kỹ năng giao tiếp, quan hệ tình dục an toàn,
tiêm chích an toàn giúp cho đối tượng tư vấn bảo vệ bản thân và những người khác
tránh lây nhiễm HIV.
Bước 4. Lập kế hoạch giảm nguy cơ:
Hỗ trợ đối tượng tư vấn xây dựng một kế hoạch thực tế, khả thi và phù hợp
nhằm giảm nguy cơ nhiễm HIV.

Bước 5. Xác định nguồn hỗ trợ giảm nguy cơ:


18

Giúp đối tượng tư vấn xác định các nguồn hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch
giảm nguy cơ.
Bước 6. Chuẩn bị xét nghiệm HIV:
− Tìm hiểu việc chuẩn bị xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;
− Liệt kê các lợi ích khi biết tình trạng huyết thanh;
− Xác định sự sẵn sàng làm xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;
− Nếu đối tượng tư vấn đồng ý xét nghiệm HIV, giải thích để họ lựa chọn hình
thức xét nghiệm HIV vô danh hoặc ghi tên:
+ Nếu chọn hình thức ghi tên thì kết quả xét nghiệm HIV phải được thông
báo và cung cấp cho đối tượng tư vấn bằng phiếu trả lời kết quả xét nghiệm theo
quy định.
+ Nếu chọn hình thức vô danh thì kết quả xét nghiệm HIV chỉ được thông
báo trực tiếp cho đối tượng tư vấn và giúp đối tượng tư vấn biết tình trạng HIV của
mình (không trả kết quả xét nghiệm bằng phiếu hoặc thông báo qua điện thoại).
Đưa phiếu hẹn:
− Bảo đảm đối tượng tư vấn biết thời gian nhận kết quả xét nghiệm;
− Hướng dẫn cho đối tượng tư vấn các cách liên lạc với tư vấn viên;
− Giới thiệu chuyển tiếp;
− Giới thiệu, hướng dẫn và khuyến khích đối tượng tư vấn đến những dịch vụ
chuyển tiếp thích hợp;
− Hoàn thành phiếu thu thập thông tin đối tượng tư vấn;
− Hướng dẫn đối tượng tư vấn sang phòng lấy máu.
1.3.4.2. Tư vấn sau xét nghiệm
Tư vấn cho người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính:
− Bước 1. Thông báo kết quả xét nghiệm dương tính:

+ Tư vấn sâu để đối tượng hiểu rõ về kết quả xét nghiệm;
+ Động viên họ và trao đổi về cách sống tích cực;
− Bước 2. Xác định nguồn hỗ trợ:


19

+ Xác định một người mà người được tư vấn có thể chia sẻ thông tin về kết
quả xét nghiệm và người sẽ hỗ trợ cho người được tư vấn về sống chung với
HIV/AIDS;
+ Xác định và giới thiệu cho người được tư vấn các dịch vụ chuyển tiếp cần thiết.
− Bước 3. Trao đổi về cách tiết lộ kết quả xét nghiệm và giới thiệu vợ, chồng,
người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm:
+ Giúp đối tượng tư vấn thông báo cho vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn
hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm về tình trạng nhiễm HIV của mình;
+ Đưa ra một phương án giới thiệu vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn hoặc
bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm tới dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
− Bước 4. Giải quyết các vấn đề liên quan đến giảm nguy cơ:
+ Hỗ trợ đối tượng tư vấn cách giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang vợ, chồng,
người chuẩn bị kết hôn, bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm và người khác.
Tư vấn cho đối tượng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính:
− Bước 1. Thông báo kết quả xét nghiệm âm tính:
+ Tư vấn sâu để đối tượng được tư vấn hiểu rõ về kết quả xét nghiệm và ý
nghĩa của giai đoạn cửa sổ;
+ Nhấn mạnh việc đối tượng tư vấn cần phải giải quyết các vấn đề liên quan
tới việc giảm nguy cơ để duy trì tình trạng không nhiễm HIV.
− Bước 2. Xem xét lại kế hoạch giảm nguy cơ:
+ Đánh giá nỗ lực của người được tư vấn trong việc thực hiện kế hoạch giảm
nguy cơ;
+ Xác định nguồn hỗ trợ và những trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch

giảm nguy cơ.
− Bước 3. Xây dựng lại kế hoạch giảm nguy cơ:
+ Xây dựng kế hoạch mới hoặc sửa đổi lại kế hoạch cũ dựa trên những khó
khăn, thách thức và thành công của người được tư vấn.


20

− Bước 4. Trao đổi về cách tiết lộ kết quả xét nghiệm và giới thiệu vợ, chồng,
người chuẩn bị kết hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm:
+ Khuyến khích đối tượng tư vấn trao đổi với vợ, chồng, người chuẩn bị kết
hôn hoặc bạn nghiện chích chung bơm kim tiêm về tình trạng HIV của mình và giới
thiệu họ tới dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện.
1.3.4.3. Tư vấn hỗ trợ tiếp tục
− Chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của người được tư vấn;
− Tư vấn hỗ trợ đối tượng tư vấn và giới thiệu các dịch vụ y tế và hỗ trợ tâm
lý khác nếu cần.
1.3.4.4. Nội dung tư vấn dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS cho một số đối
tượng cụ thể
1) Nội dung tư vấn cho người nghiện ma túy:
− Khả năng lây nhiễm HIV khi dùng chung dụng cụ tiêm chích và quan hệ
tình dục không an toàn;
− Các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm tích ma túy và quan
hệ tình dục;
− Các biện pháp cai nghiện, dự phòng tái nghiện và điều trị nghiện các chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
− Cung cấp thông tin và hướng dẫn các dịch vụ can thiệp giảm tác hại hiện có
trên địa bàn;
− Vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ làm thay đổi hành vi,
tìm kiếm việc làm phù hợp và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.

2) Nội dung tư vấn cho người có hành vi mua dâm, bán dâm:
− Nguy cơ lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
khi quan hệ tình dục không an toàn;
− Nguy cơ lây nhiễm HIV khi có sử dụng ma túy, đặc biệt trong trường hợp
sử dụng ma túy qua đường tiêm chích;


21

− Các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và tiêm
chích ma túy;
− Cung cấp thông tin và hướng dẫn tiếp cận các hoạt động giảm tác giải hiện
có trên địa bàn;
− Vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ làm thay đổi hành vi,
tìm kiếm việc làm và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.
3) Nội dung tư vấn cho nam có quan hệ tình dục với nam:
− Nguy cơ lây nhiễm HIV qua các hình thức quan hệ tình dục đồng giới nam;
− Các cách thức quan hệ tình dục an toàn và các biện pháp giảm nguy cơ lây
nhiễm HIV;
− Cung cấp thông tin và hướng dẫn tiếp cận các hoạt động dự phòng lây
nhiễm HIV cho nhóm nam có quan hệ tình dục với nam trên địa bàn.
4) Nội dung tư vấn cho người nhiễm HIV;
− Cách tiết lộ trình trạng nhiễm HIV cho vợ, chồng hoặc người chuẩn bị kết hôn;
− Nguy cơ nhiễm thêm HIV khi tiếp tục sử dụng chung bơm kim tiêm khi
tiêm chích hoặc quan hệ tình dục không an toàn và cách tự phòng tránh;
− Hướng dẫn các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV cho người thân trong
gia đình và cộng đồng;
− Hướng dẫn về lối sống tích cực cho người được tư vấn;
− Hướng dẫn người được tư vấn đến các cơ sở y tế và các cơ sở chăm sóc, hỗ
trợ, điều trị và chuyển tiếp, chuyển tuyến khi cần thiết;

− Cung cấp thông tin và hướng dẫn người được tư vấn tiếp cận các hoạt động
của các nhóm chăm sóc tại nhà hiện có tại địa phương;
5) Nội dung tư vấn cho người thân của người nhiễm HIV:
− Phương pháp chăm sóc hiệu quả, hợp lý cho người nhiễm HIV và người bị
bệnh AIDS;
− Hướng dẫn cách phòng lây nhiễm HIV trong gia đình, cách chăm sóc người
nhiễm HIV và xử lý một số bệnh lý thường gặp;


22

− Hướng dẫn cách nhận biết và phòng tránh suy sụp tinh thần trong quá trình
chăm sóc người bệnh, không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;
− Vai trò của các thành viên gia đình trong việc giúp đỡ làm thay đổi hành vi,
tìm kiếm việc làm và hòa nhập với gia đình, cộng đồng cho người nhiễm HIV;
− Cung cấp thông tin và hướng dẫn người nhiễm HIV tiếp cận các câu lạc bộ,
nhóm tự lực và các cơ sở cung cấp dịch vụ giảm tác hại trên địa bàn.
6) Nội dung tư vấn cho phụ nữ mang thai:
− Nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con;
− Lợi ích, sự cần thiết của việc làm xét nghiệm sớm HIV cho phụ nữ mang thai;
− Khả năng lây truyền HIV cho con và các biện pháp giảm nguy cơ lây truyền
HIV từ mẹ sang con;
− Các biện pháp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trong trường hợp
mẹ nhiễm HIV;
− Sự cần thiết phải tiếp cận sớm với các cơ sở y tế có dịch vụ dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, khi chuyển dạ đẻ, khi đẻ và
chăm sóc sau sinh;
− Giới thiệu các dịch vụ chăm sóc điều trị, hỗ trợ cho mẹ và trẻ sau sinh.
7) Nội dung tư vấn cho người bệnh mắc các nhiễm trùng lây truyền qua đường
tình dục:

− Khả năng lây nhiễm HIV đối với người bệnh mắc các nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục và khuyến khích bệnh nhân mắc các nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục xét nghiệm HIV;
− Các cách thức quan hệ tình dục an toàn và các biện pháp giảm nguy cơ lây
nhiễm HIV;
− Cung cấp thông tin và hướng dẫn tiếp cận sớm các dịch vụ khám và điều trị
các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục [20].


23

1.3.4.5. Phương pháp xét nghiệm
Hiện tại, Trung tâm có dùng 2 kỹ thuật để xét nghiệm HIV là test nhanh và
ELISA [21].
Test nhanh (gián tiếp):
− Giúp phát hiện kháng thể kháng HIV.
− Để khẳng định mẫu HIV dương tính: Mẫu huyết thanh được coi là dương
tính với HIV khi mẫu đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm
với nguyên lý và chuẩn bị kháng nguyên khác nhau.
− Có 3 loại sinh phẩm:
+ Kit Determine HIV ½: là xét nghiệm dựa trên nguyên lý miễn dịch sắc ký
để phát hiện kháng thể HIV 1/2
+ SD BIOLINE HIV ½ 3.0: là test thử kháng nguyên (định tính) các kháng
thể loại (IgG, IgM, IgA) đặc hiệu với HIV-1 và HIV-2 trong huyết thanh, huyết
tương và máu toàn phần.
+ VIKIA HIV ½: là kỹ thuật định tính dựa trên nguyên lý miễn dịch sắc ký
để phát hiện kháng thể kháng HIV-1 và HIV-2 trong mẫu huyết thanh, huyết tương
hoặc máu toàn phần.
Kỹ thuật ELISA:
− Là dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó

kháng thể được gắn với một enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp (thường là
nitrophenol phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất
có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể với
kháng nguyên và thông qua cường độ màu mà biết được nồng độ kháng nguyên hay
kháng thể cần phát hiện.
− Dùng sinh phẩm Murex HIV Ag/Ab Combination thế hệ thứ 4.


24

1.3.5. Điều kiện của phòng xét nghiệm sàng lọc HIV
1.3.5.1. Nhân sự:
Có ít nhất 01 nhân viên xét nghiệm đáp ứng một trong các điều kiện sau:
− Có chứng chỉ hành nghề thuộc phạm vu chuyên môn về xét nghiệm
− Được tập huấn vể kỹ thuật xét nghiệm HIV
1.3.5.2. Có trang thiết bị xét nghiệm và bảo quản sinh phẩm, mẫu bệnh phẩm
phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm HIV mà cơ sở đó thực hiện.
1.3.5.3. Cơ sở vật chất đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau:
− Khu vực thực hiện xét nghiệm sử dụng các vật liệu không thấm nước, chịu
được nhiệt và các loại hóa chất ăn mòn. Bảo đảm ánh sáng, thoáng, sạch, tránh bụi,
chống ẩm và có nước sạch;
− Bàn xét nghiệm dễ làm sạch bằng các chất tẩy rửa thông thường, được đặt ở
vị trí đủ ánh sáng và tránh luồng gió;
− Có chỗ rửa tay;
− Có phương tiện hoặc biện pháp xử lý chất thải trước khi chuyển vào nơi
chứa chất thải chung.
1.3.6. Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn phòng, chống
HIV/AIDS trong cơ sở y tế
− Điều kiện về nhân sự: có ít nhất 01 nhân viên tư vấn.
− Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

+ Bảo đảm kín đáo, thông thoáng và đủ ánh sáng. Trường hợp thực hiện tư
vấn theo hình thức tư vấn nhóm thì phải bảo đảm đủ chỗ ngồi tương ứng với số
người được tư vấn;
+ Có trang thiết bị tối thiểu cần thiết cho hoạt động tư vấn, gồm bàn làm
việc, ghế ngồi và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn.
1.4. Chuyển gửi bệnh nhân nhiễm HIV đến cơ sở điều trị
Theo quy định tại Thông tư số 06/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 04 năm 2012
của Bộ Y tế quy định về điều kiện thành lập và nội dung hoạt động đối với tổ chức


25

tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS thì trong khi tư vấn về xét nghiệm HIV, nhân
viên tư vấn cần tư vấn cho người được tư vấn tới các dịch vụ y tế phù hợp, như:
Dịch vụ can thiệp giảm tác hại cho người tiêm chích ma túy và gái bán dâm
− Dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm nam có quan hệ tình dục với nam
− Các cơ sở y tế và các cơ sở chăm sóc, hỗ trợ, điều trị và chuyển tiếp, chuyển
tuyến khi cần thiết cho người nhiễm HIV
− Dịch vụ chăm sóc điều trị, hỗ trợ cho mẹ và trẻ sau sinh cho phụ nữ mang
thai nhiễm HIV
− Dịch vụ khám và điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
cho người nhiễm STIs [20].
Theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BYT ngày 27/2/2015 của Bộ Y tế
về Hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế thì trong quá trình tư
vấn, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giới thiệu người được tư vấn đến các dịch vụ
chăm sóc, điều trị và dự phòng lây nhiễm HIV phù hợp với tình trạng thực tế của
người được tư vấn:
+ Dịch vụ y tế: chẩn đoán, điều trị và điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội,
điều trị bằng thuốc kháng HIV; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; chẩn đoán
và điều trị lao; các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục; điều trị nghiện các

chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; chăm sóc sức khỏe sinh sản;
+ Các dịch vụ can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV và hỗ trợ
xã hội khác [22].
Theo Quyết định 5418 của Bộ Y tế [23]:
− Chuyển người nhiễm HIV sau xét nghiệm đến các cơ sở y tế phù hợp để
chăm sóc, điều trị ARV và dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm điều trị nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế,…
− Các đối tượng nhiễm HIV được chuyển gửi có các yếu tố nguy cơ: tình dục
không an toàn, tiêm chích ma túy, tai nạn (giẫm phải bơm kim tiêm), tiếp xúc với
người nhiễm HIV…


×