Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác nông nghiệp đến chất lượng nước trong hệ thống thủy nông Bắc Đuống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 80 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận
tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Kỹ thuật Tài nguyên
nước, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. Đặng Minh Hải đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, Sở Nông
nghiệp và PTNT Bắc Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, Cục Thống kê
Bắc Ninh, Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Đuống, … đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đã quan tâm
động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Mặc dù có nhiều nỗ lực, song do trình độ và thời gian có hạn nên luận văn không tránh
khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo
và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

i


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
BẢN CAM KẾT
Kính gửi:

- Ban Giám hiệu trường Đại học Thuỷ lợi
- Phòng Đào tạo ĐH và Sau ĐH trường Đại học Thuỷ lợi.


Tên tôi là: Nông Thị Trang
Học viên cao học lớp: 21Q11
Chuyên ngành: Kỹ thuật tài nguyên nước
Mã học viên: 138580212023
Theo Quyết định số 690/QĐ-ĐHTL của Hiệu trưởng trường Đại học Thuỷ Lợi về việc
giao đề tài luận văn và người hướng dẫn cho học viên cao học đợt 2 năm 2015. Ngày
22 tháng 05 năm 2014 tôi đã được nhận đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác
nông nghiệp đến chất lượng nước trong hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống - tỉnh Bắc
Ninh” dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đặng Minh Hải.
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai.
Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên
các tài liệu và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nông Thị Trang

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
BẢN CAM KẾT ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ viii
DANH MỤC TỪ VIfẾT TẮT THEO TIẾNG VIỆT ........................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài................................................................................................ 2

3. Cách tiếp cận : ........................................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 2
5. Kết quả dự kiến đạt được........................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 4
1.1.Tổng quan về nước thải của canh tác nông nghiệp .............................................. 4
1.2.Tổng quan về chất lượng nước tưới của các hệ thống thủy nông Việt Nam ........ 4
1.3.Tổng quan về hệ thống thủy lợi Bắc Đuống – tỉnh Bắc Ninh ............................. 8
1.3.1.Đặc điểm tự nhiên.............................................................................................. 8
1.3.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn ......................................................................... 10
1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 14
1.3.4. Tình hình sử dụng đất ..................................................................................... 15
1.4.Tổng quan về mô hình SWAT............................................................................ 19
1.4.1.Mô hình SWAT ................................................................................................. 19
1.4.2.Cơ sở chọn ứng dụng SWAT: .......................................................................... 20
1.5. Các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới ......................................................... 21
1.6. Các nghiên cứu đã thực hiện ở Việt Nam ........................................................ 22
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................ 19
2.1. Cơ sở dữ liệu...................................................................................................... 19
2.1.1. Mô hình độ cao số (DEM) .............................................................................. 23
2.1.2. Bản đồ sử dụng đất ......................................................................................... 23
iii


2.1.3. Bản đồ thổ nhưỡng ......................................................................................... 24
2.1.3. Thời tiết ......................................................................................................... 24
2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 24
2.2.1. Hệ thống thông tin địa lý (Georaphic information system – GIS) ................. 24
2.2.2.Mô hình SWAT ................................................................................................ 27
2.1. Chu trình ni tơ trong đất: ................................................................................... 31
2.3.1. Sự cố định đạm (Nitrogen fixation) ................................................................ 32

2.3.2. Quá trình Đồng hóa Nitơ ............................................................................... 33
2.3.3. Quá trình Amoni hóa ..................................................................................... 33
2.3.4. Quá trình Nitrat hóa ....................................................................................... 33
2.3.5. Quá trình khử Nitrat ....................................................................................... 34
2.3.6. Oxy hóa amoni kỵ khí ..................................................................................... 34
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................. 34
MÔ PHỎNG ẢNH HƯỞNG CỦA CANH TÁC NÔNG NGHIỆP ĐẾN CHẤT
LƯỢNG NƯỚC TRONG HỆ THỐNG THỦY NÔNG BẮC ĐUỐNG ............ 35
3.1. Tình hình ô nhiễm nước trong hệ thống thủy nông Bắc Đuống ....................... 35
3.2. Thiết lập mô hình .............................................................................................. 38
3.2.1. Dữ liệu thu thập .............................................................................................. 38
3.2.2. Tiến trình thực hiện mô hình SWAT ............................................................... 44
CHƯƠNG IV .......................................................................................................... 55
GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NƯỚC .................................................. 55
4.1. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước ..................................................... 55
4.1.1 Giải pháp về giống cây trồng và bón phân hiệu quả ..................................... 55
4.1.2 Giải pháp về công nghệ tưới ......................................................................... 57
4.1.3 Giải pháp nâng cao kỹ thuật canh tác cho người nông dân .......................... 57
4.2. Đánh giá hiệu quả của giải pháp giảm thiểu ..................................................... 58
4.2.1 Giải pháp về giống cây trồng và bón phân hiệu quả ..................................... 58
4.2.2 Giải pháp về công nghệ tưới ......................................................................... 60
4.2.3. So sánh chất lượng nước khi trồng hai vụ lúa và hai vụ lúa – một vụ ngô.... 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 68

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 : Vị trí địa lý hệ thống CTTL Bắc Đuống..............................................8

Hình 2: Sơ đồ biểu diễn quá trình luân chuyển Nitơ trong môi trường............32
Hình 3: Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu...................................................39
Hình 4: Bản đồ thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu.............................................40
Hình 5: Bản đồ sử dụng đất khu vực nghiên cứu.............................................42
Hình 6: Bản đồ phân chia lưu vực....................................................................47

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 : Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa..........................................................11
Bảng 1.2: Mực nước trung bình tháng, năm tại các trạm..............................................13
Bảng 1.3 : Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh.........................................................16
Bảng 3.1 : Tỷ lệ % các điểm ô nhiễm vượt tiêu chuẩn nước tưới...............................34
Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình tháng .......................................................................43
Bảng 3.3: Nhiệt độ không khí trung bình tháng............................................................43
Bảng 3.4: Tổng số giờ nắng trung bình tháng ..............................................................44
Bảng 3.5: Độ ẩm không khí trung bình tháng ..............................................................44
Bảng 3.6: Tốc độ gió trung bình tháng .........................................................................44
Bảng 3.7: Thời vụ và các công việc cần thực hiện........................................................48
Bảng 3.8: Kết quả quan trắc thực địa tại TB. Trịnh Xá qua các đợt quan trắc...........50
Bảng 3.9: Hàm lượng một số chỉ tiêu ô nhiễm tại TB. Trịnh Xá qua các đợt quan
trắc.................................................................................................................................50
Biểu đồ 3.1. Lượng nước mưa.......................................................................................51
Biểu đồ 3.2. Hàm lượng NH 3 tại cửa ra........................................................................52
Biểu đồ 3.3. Hàm lượng NO 3 tại cửa ra........................................................................53
Biểu đồ 3.4. Hàm lượng NO 2 - tại cửa ra.......................................................................53
Biểu đồ 3.5. Hàm lượng Phốt pho tại cửa ra................................................................54
Biểu đồ 4.1. Hàm lượng NO 3 - tại cửa ra khi sử dụng lượng phân bón khuyến

cáo.................................................................................................................................60
Biểu đồ 4.2. Hàm lượng NO 2 - tại cửa ra khi sử dụng lượng phân bón khuyến
cáo.................................................................................................................................61
Biểu đồ 4.3. Hàm lượng NH 3 tại cửa ra khi sử dụng lượng phân bón khuyến
cáo.................................................................................................................................61
Biểu đồ 4.4. Hàm lượng Phốt pho tại cửa ra khi sử dụng lượng phân bón khuyến
cáo.................................................................................................................................62

vi


Biểu đồ 4.5. Hàm lượng NO 3 - tại cửa ra khi sử dụng phương pháp tưới ướt – khô xen
kẽ...................................................................................................................................63
Biểu đồ 4.6. Hàm lượng NH 3 tại cửa ra khi sử dụng phương pháp tưới ướt – khô xen
kẽ...................................................................................................................................63
Biểu đồ 4.7. Hàm lượng NO 2 tại cửa ra khi sử dụng phương pháp tưới ướt – khô xen
kẽ...................................................................................................................................64
Biểu đồ 4.8. Hàm lượng Phốt pho tại cửa ra khi sử dụng phương pháp tưới ướt – khô
xen kẽ............................................................................................................................64
Biểu đồ 4.9. Hàm lượng NO 3 - tại cửa ra khi trồng hai vụ lúa.......................................65
Biểu đồ 4.10. Hàm lượng NH 3 tại cửa ra khi trồng hai vụ lúa......................................66
Biểu đồ 4.11. Hàm lượng NO 2 - tại cửa ra khi trồng hai vụ lúa.....................................66
Biểu đồ 4.12. Hàm lượng Phốt pho tại cửa ra khi trồng hai vụ lúa...............................67

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THEO TIẾNG ANH
ARS


: Agricultural Research Service

CREAMS

: Chemicals, Runoff, and Erosion from Agricultural Management
Systems

DEM

: Digital Elevation Model

DO

: Dissolved Oxygen

FAO

: Food and Agriculture Organization

GIS

: Geographic Information System

GLCC

: Global Land Cover Chacterization

GLEAMS


:Groundwater Loading Effects on Agricultural Management Systems

HRU

: Hydrostatic Release Unit

LULC

: landuse and landcover

MUSLE

: Modified Universal Soil Loss Equation

MWSWAT : Map Window Soil and Water Assessment Tool
NEXRAD

: Next-Generation Radar

SQL

: Structure Query Language

SRTM

: Shuttle Radar Topographic Mission

SWAT

: Soil and Water Assessment Tool


SWRRB

: Simulator for Water Resources in Rural Basins

TP

: Total Phospho

USDA

: United States Department of Agriculture

USGS

: United States Geological Survey

UTM

: The Universal Transverse Mercator

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT THEO TIẾNG VIỆT
QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

UBND


: Ủy Ban Nhân Dân

KCN

: Khu công nghiệp

HRU

: Đơn vị thủy văn

TNNM

: Tài nguyên nước mặt

TB

: Trạm bơm

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Bắc Ninh là một tỉnh nông nghiệp với 76,8% dân số làm nghề nông, diện tích đất
sản xuất nông nghiệp là 47.018 ha chiếm 57% diện tích đất tự nhiên. Nông nghiệp
đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của tỉnh. Tính đến năm 2005, giá trị sản xuất
nông nghiệp chiếm 42% tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh (nguồn: Kiểm kê đất đai
năm 2005 tỉnh Bắc Ninh). Vì vậy việc khai thác sử dụng nước mặt, đáp ứng nhu cầu

cấp nước phù hợp với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh là
một công tác quan trọng.
Toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp của tỉnh do hệ thống thủy nông Bắc Đuống
và Nam Đuống phụ trách. Chất lượng nước trong hệ thống thuỷ nông đóng một vai
trò quan cực kỳ trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, dưới tác
động của các hoạt động phát triển kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp và dân
sinh, chất lượng nước hiện tại của các hệ thống thuỷ nông đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Vấn đề trên đòi hỏi phải có những hiểu biểu sâu sắc hơn về cơ chế ảnh hưởng
của các yếu tố gây ô nhiễm đến chất lượng nước trong hệ thống thuỷ nông.
Hệ thống thủy nông Bắc Đuống bao gồm diện tích đất đai thuộc các huyện Từ Sơn,
Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, thành phố Bắc Ninh và 4 xã của huyện Đông Anh.
Diện tích tự nhiên toàn hệ thống 47.914,36 ha. Hệ thống có nhiệm vụ tưới cho
27.986,5 ha đất nông nghiệp, trong đó đất lúa màu là 25.487,5 ha. Đây là khu vực
có diện tích nông nghiệp lớn và là trọng điểm phát triển kinh tế lớn nhất của tỉnh.
Nguồn nước tưới chủ yếu của Hệ thống thủy nông Bắc Đuống được lấy từ sông
Đuống. Về tiêu: Hệ thống thủy nông Bắc Đuống chủ yếu tiêu ra sông Đuống và
Sông Cầu. Hàng năm, tổng lượng nước tiêu ra sông Cầu khoảng 155 tr m3/năm, tiêu
cho diện tích 21.296 ha. Tiêu ra sông Đuống cho 18.814 ha với tổng lượng nước
tiêu ước tính 110 tr m3/năm. Ngoài ra còn tiêu ra sông Ngũ Huyện Khê với diện tích
tiêu 4.704 ha, sông Đông Côi – Ngụ với diện tích 1.705 ha.
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc sử dụng phân bón và các loại thuốc trừ
sâu đã gây nên tình trạng ô nhiễm nước ngầm và đất. Ước tính trên địa bàn tỉnh có
khoảng một nửa lượng phân bón đưa vào đất được cây trồng sử dụng, nửa còn lại là
1


nguồn gây ô nhiễm môi trường. Hệ số sử dụng phân đạm khoảng 60%, 20 – 25% bị
rửa trôi ra sông suối. Vì vậy hàng năm lượng Photpho và NO 3 bị rửa trôi vào sông
ngòi là rất lớn. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật năm sau tăng hơn
năm trước khiến dư lượng thuốc trừ sâu thải vào sông cũng tăng. Do các nguyên

nhân trên dẫn đến hiện tượng ô nhiễm nước trong Hệ thống tăng lên. Vì vậy, cần
thiết phải có nghiên cứu để đánh giá mức độ và cơ chế ảnh hưởng của lượng nước
hồi quy đến chất lượng nước trong Hệ thống. Từ đó cung cấp các cơ sở khoa học để
đưa ra các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước, góp phần phát triển nông
nghiệp bền vững trong hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống tỉnh Bắc Ninh.
Xuất phát từ những điều trên, đề tài luận văn của em là “Nghiên cứu ảnh hưởng của
canh tác nông nghiệp đến chất lượng nước trong hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống tỉnh Bắc Ninh”.

2. Mục đích của đề tài
Làm sáng tỏ ảnh hưởng của canh tác nông nghiệp đến chất lượng nước trong hệ
thống Bắc Đuống;
Đề xuất biện pháp canh tác để giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước trong hệ thống
Bắc Đuống.
3. Cách tiếp cận
Tiếp cận thực tế: Thu thập các số liệu điều tra về canh tác nông nghiệp trong vùng.
Tiếp cận lý thuyết: Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước trong hệ thống thủy nông
theo thời gian và không gian. Sử dụng mô hình toán để mô phỏng lại.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu sẵn có về: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; Canh tác nông
nghiệp; Khí tượng thủy văn; Địa hình; Địa chất thủy văn; Chất lượng nước;
- Phương pháp phân tích so sánh;
- Phương pháp mô hình toán: Sử dụng mô hình ArcSWAT;
- Phương pháp thống kê.
5. Kết quả dự kiến đạt được
Làm sáng tỏ cơ chế ảnh hưởng của canh tác nông nghiệp đến chất lượng nước trong
hệ thống thủy nông Bắc Đuống tỉnh Bắc Ninh;
2


Sử dụng mô hình ArcSwat để đánh giá định lượng ảnh hưởng của canh tác nông

nghiệp đến chất lượng nước tưới trong hệ thống thủy nông Bắc Đuống;
Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước trong hệ thống thủy nông Bắc Đuống
tỉnh Bắc Ninh và sử dụng mô hình số để đánh giá hiệu quả của các giải pháp đề
xuất.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nước hồi quy của canh tác nông nghiệp
Nước ta là một nước nông nghiệp với trên 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có
hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu Long là những vùng trồng lúa được xếp loại tốt nhất thế giới. Tính đến hết năm
2011, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp đến 22% trong tỷ trọng GDP
quốc gia. Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm tỷ
trọng 72,1%, ngành chăn nuôi chiếm 26,5% và 1,4% còn lại là các ngành dịch vụ
nông nghiệp (Tổng cục Thống kê). Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng
thuốc Bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đang ảnh hưởng không nhỏ đến môi
trường. Theo kết quả nghiên cứu về hấp thụ phân bón trong hoạt động trồng trọt,
cây trồng hấp thụ trung bình khoảng 40 – 50% lượng phân bón. Trong đó, cây trồng
hấp thụ phân đạm khoảng 30 – 40 % , phân lân 40 – 45% ; 50 – 60% lượng phân
bón còn lại vẫn còn tồn lưu trong đất [1].
Dư lượng phân hóa học làm ô nhiễm nguồn nước, gây phú dưỡng hóa, gây tác hại
tới thủy sinh, nguồn lợi thủy sản và làm thoái hóa đất.
Hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường thông qua nhiều con đường khác
nhau như nước thải từ kho chứa thuốc khi có sự đổ vỡ, nước mưa chảy tràn qua các
kho chứa đã bị xuống cấp, lượng thuốc còn dư đọng lại trong chai bị quang xuống
ao hồ, sông hay lượng thuốc dư thừa trong quá trình sử dụng quá liều lượng ngấm
vào đất cũng như mạch nước ngầm...
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt

bao bì hóa chất bảo vệ thực vật bừa bãi sau sử dụng diễn ra khá phổ biến. Thói quen
rửa bình bơm và dụng cụ pha chế hóa chất không đúng nơi quy định pha chế hóa
chất không đúng nơi quy định gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm không
khí và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.
1.2. Tổng quan về chất lượng nước tưới của các hệ thống thủy nông Việt Nam

4


Các hệ thống thủy nông của nước ta đều được xây dựng từ lâu, trong thiết kế không
tính toán đến các vấn đề giảm thiểu ô nhiễm, đồng thời do ảnh hưởng của quá trình
phát triển dân sinh kinh tế quá nhanh như hiện nay nên vấn đề ô nhiễm chất lượng
nước trong các hệ thống thủy nông ngày càng trầm trọng mà chưa có biện pháp
khắc phục hiệu quả.
Hiện tượng ô nhiễm xảy ra ở hầu hết các hệ thống thủy nông trên phạm vi toàn
quốc. Tuy nhiên, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng đối với các hệ thống thủy nông lớn
và các hệ thống thủy nông có nhiệm vụ tiêu thoát cho các khu công nghiệp và khu
đô thị lớn như các hệ thống Bắc Hưng Hải, Bắc Đuống, Bắc Nam Hà, sông Nhuệ,
Đa Độ, An Kim Hải, Dầu Tiếng...
Nhận xét về cảm quan có thể thấy môi trường nước trong các hệ thống thủy nông
này đều bị suy giảm nghiêm trọng theo thời gian. Ở một số hệ thống chịu ảnh
hưởng đặc biệt lớn của quá trình gia tăng dân số và phát triển kinh tế như: hệ thống
thủy nông đảm nhận nhiệm vụ tiêu cho các làng nghề, khu công nghiệp, thành phố,
thị trấn thì vấn đề không còn là suy giảm chất lượng nước trong hệ thống mà thậm
chí còn là nguồn ẩn họa đối với phát triển bền vững nông nghiệp, thủy sản, dân
sinh.
Qua kết quả giám sát chất lượng từ năm 2004 đến năm 2011 nước do Viện Quy
hoạch Thủy lợi tiến hành cho thấy nguồn nước của sông Nhuệ bắt đầu bị ô nhiễm
nghiêm trọng từ Cầu Tó điểm nhận nước thải lớn nhất từ sông Tô Lịch. Hàm lượng
các chất gây ô nhiễm thể hiện qua nhu cầu ôxi sinh học BOD, nhu cầu ôxi hoá học

COD, hoặc các chất thuộc nhóm N như NH4+, NO2-, NO3- hay nhóm vi khuẩn
như: Coliform, Fecal. Coliform. Có rất nhiều các loại hình xả thải vào sông Nhuệ
như nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp và làng nghề...Tuy nhiên
một trong những nguồn gây ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng nước sông
Nhuệ là từ nước thải tập trung của thành phố Hà Nội và từ các làng nghề. Sau cống
Liên Mạc một đoạn ngắn chất lượng nước đã bị ô nhiễm đều vượt giới hạn A cho
phép của TCVN - 5942 về nước mặt.
Theo số liệu quan trắc chất lượng nước trong hệ thống Bắc Hưng Hải do Viện Khoa
học Thuỷ lợi Việt Nam thực hiện từ năm 2003 đến 2011, tại 40 điểm quan trắc
5


trong hệ thống hàm lượng các chất ô nhiễm đều lớn hơn so với mẫu nước tại cống
Xuân Quan ( nước nguồn vào hệ thống). Tại sông Cầu Bây, trạm bơm Bình Hàn và
trạm bơm An Vũ có hàm lượng các chất hữu cơ tính theo COD vượt tiêu chuẩn cấp
nước cho nông nghiệp. Đây là những vị trí bị ảnh hưởng rất lớn của chất thải đô thị,
khu công nghiệp và các làng nghề. Tại 25/40 vị trí quan trắc trong hệ thống đều
phát hiện thấy hàm lượng NO 2 – là sản phẩm của quá trình phân huỷ của các chất
hữu cơ chứa đạm vượt tiêu chuẩn nước dùng cho nông nghiệp.
Chất lượng nước hệ thống Bắc Đuống đang trong tình trạng bị suy thoái nghiêm
trọng, mức độ ô nhiễm tập trung tại nhiều vị trí trên sông Ngũ Huyện Khê và một số
vị trí trên hệ thống kênh mương. Chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê biến động
mạnh từ đầu nguồn cống Long Tửu đến cuối nguồn là trạm bơm Xuân Viên theo
chiều hướng suy giảm nhanh, trong đó suy giảm nghiêm trọng là các vị trí Phú Lâm,
Phúc Xuyên, Đặng Xá, Xuân Viên. Tác nhân gây ô nhiễm chính gây suy thoái chất
lượng nước hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống là do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội với tốc độ rất nhanh mà không chú trọng đến bảo vệ nguồn nước và môi
trường nói chung. Nước thải và chất thải rắn không được xử lý từ các làng nghề dọc
sông Ngũ Huyện Khê, các khu công nghiệp mới đang hình thành trong tỉnh Bắc
Ninh và nguồn nước thải sinh hoạt của khu dân cư... tất cả đều được tiêu thoát chính
qua hệ thống thuỷ nông Bắc Đuống làm cho hệ thống bị bồi lấp, thu hẹp và trở nên

quá tải. Nguồn nước mặt trong vùng hiện tại đang khan hiếm và cạn kiệt, một phần
do sử dụng quá mức cho sản xuất các ngành công nghiệp, mặt khác còn do bị san
lấp để lấy mặt bằng phát triển xây dựng...
Theo số liệu đo đạc, khảo sát năm 2007 do Trường Đại học Thuỷ lợi thực hiện, tại
hệ thống Bắc và Nam Nghệ An, tổng chất rắn lơ lửng đều cao hơn từ 4-5 lần giới
hạn A; cao hơn giới hạn B, 100 % số mẫu không đảm bảo tiêu chuẩn cho tưới và
các nhu cầu khác. Trong cả hai hệ thống, trị số coliforms và E.coli thay đổi không
theo quy luật, mà tăng đột biến ở những vị trí gần nơi tập trung dân cư, hoặc sau
cửa ra các kênh xả của các thị trấn. Trị số phân tích các mẫu đều có giá trị khá cao.
Thể hiện ô nhiễm vi sinh ở cả hai hệ thống tương đối cao. Các tác nhân chính gây ô
nhiễm nước trong hệ thống chủ yếu do: Các khu tập trung dân cư mới, chợ mới
6


hoặc cũ, các khu vực chế biến, sản xuất có tốc độ phát triển nhanh, hầu hết các khu
vực này đều không có điểm tập trung, xử lý rác thải, nên lượng rác thải này hoặc
trực tiếp hoặc gián tiếp đều đổ xuống kênh mương của hệ thống.
Mức độ ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống Đa Độ rất phức tạp, các nguồn gây ô
nhiễm chưa được kiểm soát chặt chẽ trước khi thải vào kênh, sông của hệ thống.
Hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ, khu vực làng nghề, khu vực dân cư tập trung, nghĩa
trang thành phố không có hệ thống xử lý nước thải mà đều cho thải trực tiếp vào
kênh sông.
Mức độ ô nhiễm nguồn nước trong hệ thống công trình Thuỷ lợi An Kim Hải rất
phức tạp, các nguồn gây ô nhiễm chưa được kiểm soát chặt chẽ trước khi thải vào
kênh, sông của hệ thống. Hầu hết các cơ sở sản xuất nhỏ, khu vực làng nghề, khu
vực dân cư tập trung không có hệ thống xử lý nước thải mà đều cho thải trực tiếp
vào kênh sông. Về cơ bản nguồn nước sông Rế vẫn đảm bảo cho yêu cầu nước cho
thuỷ lợi. Tuy nhiên, chỉ tiêu chất rắn lơ lửng trên sông Rế ở mức cao hơn với tiêu
chuẩn qui định song có thể khắc phục được. Ngoài ra còn một số chỉ tiêu như
BOD 5 (200c), pH, COD, DO, NO 2 -, Coliform cũng có trị số vượt tiêu chuẩn. Theo

số liệu khảo sát của Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam thực hiện năm 2007 cho
thấy mức độ ô nhiễm trong nước của hệ thống tăng dần về phía cuối kênh. Song
mức độ tăng có khác nhau theo từng khu vực, từng tháng khảo sát. Đoạn từ đầu mối
tưới đến cầu Hỗ tăng chậm, chất lượng nước nằm trong mức độ yêu cầu sử dụng
nông nghiệp. Đoạn từ cống Hà Liên đến cống Luồn, độ ô nhiễm tăng nhanh, do
không được tiêu thoát nên đoạn từ sau xi phông dẫn nước sang Hải An nước bị ô
nhiễm nặng hơn.
Chất lượng nước khu vực kênh tiêu trong hệ thống Dầu Tiếng đang có chiều hướng
giảm do thường xuyên bị ảnh hưởng của nước thải của các nhà máy sản xuất và chế
biến nông sản hay từ các cụm dân cư tập trung trong vùng. Theo số liệu khảo sát
của Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam thực hiện, vào thời đoạn mùa khô và giai
đoạn đầu mùa mưa nguồn nước trong hệ thống kênh tiêu trong hệ thống có giá trị
DO rất thấp, dao động trong khoảng 2,3 – 5,8 mgO 2 /l. Nguyên nhân do các kênh
này thường tiếp nhận nước thải từ các nhà máy, nước thải sinh hoạt từ các khu dân
7


cư có hàm lượng các chất hữu cơ rất cao, ở đây luôn xảy ra quá trình phân giải sinh
học kỵ khí các chất hữu cơ tạo ra mùi hôi rất đặc trung của H 2 S, CH 4 , CO 2 [2].
1.3. Tổng quan về hệ thống thủy lợi Bắc Đuống – tỉnh Bắc Ninh
1.3.1.Đặc điểm tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Hệ thống công trình thủy lợi Bắc Đuống nằm chủ yếu trong tỉnh Bắc Ninh, bao gồm
các huyện Từ Sơn, Yên Phong, TP. Bắc Ninh, Quế Võ và huyện Tiên Du và một
phần TP. Hà Nội (bao gồm Đông Anh và một phần nhỏ của huyện Gia Lâm). Hệ
thống thủy nông Bắc Đuống được giới hạn như sau: Phía Bắc giáp với tỉnh Bắc
Giang, Phía Nam giáp các huyện Thuận Thành, Gia Bình (Bắc Ninh) và Gia Lâm
(Hà Nội); Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương và Phía Tây giáp với thủ đô Hà Nội.

Hình 1 : Vị trí địa lý hệ thống CTTL Bắc Đuống

1.3.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng nghiên cứu tương đối đồng nhất, hướng dốc chủ yếu theo hướng từ
Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông thể hiện qua các dòng chảy mặt có hướng
chảy đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn,
các vùng đồng bằng thường có độ cao trung bình 3 – 7m, chênh lệch địa hình giữa
đồng bằng và vùng núi trung du thường từ 300 – 400m. Một số vùng còn có thấy có
8


những đồi thấp kiểu bát úp như các huyện Quế Võ, Tiên Du và thị xã Bắc Ninh (chỉ
chiếm khoảng 0,53% diện tích đất tự nhiên).
Do hệ thống đê điều và các đồi núi xen kẽ cao thấp đã phân cách các khu vực trong
vùng tạo thành các dạng địa hình phức tạp, các khu trũng ở huyện Yên Phong, Từ
Sơn, Tiên Du và Quế Võ rất hay bị úng ngập vào mùa mưa, khó tiêu thoát. Cũng có
một số diện tích thuộc chân ruộng cao khó dân nước tưới nên hay bị hạn (diện tích
này nhỏ).
Với dạng địa hình trên, vùng nghiên cứu có điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng
cây trồng, vật nuôi, luân canh nhiều cây trồng và canh tác nhiều vụ trong năm. Song
cũng có khó khăn là phải xây dựng các công trình tưới, tiêu cục bộ và đòi hỏi lựa
chọn cơ cấu cây trồng vật nuôi thích hợp với từng dạng địa hình mới phát huy đucợ
hết tiềm năng đất đai của vùng.
1.3.1.3. Đặc điểm địa chất, địa mạo
Đặc điểm địa chất của vùng nghiên cứu mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa
chất thuộc sụt trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của
cấu trúc mỏng. Tuy nhiên, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu
trúc địa chất của vùng có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều
vùng Đông Bắc. Toàn vùng có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến đệ tứ, song
nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là thành tạo chiếm
ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Triat phân bố trên hầu hết các dãy núi,
thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi

theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam. Ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề
dày cả chúng còn rất mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100m, trong
khi đó vùng phía Bắc (Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt từ 30 – 50m.
1.3.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng
Theo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và
thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 2000 thì trên địa bàn có các loại đất như sau :
- Đất cát ven sông ;
- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng ;
- Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Thái Bình;
9


- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng ;
- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Thái Bình;
- Đất phù sa glay của hệ thống sông Hồng ;
- Đất phù sa gley của hệ thống sông Thái Bình;
- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng ;
- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình;
- Đất phù sa úng nước ;
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ ;
- Đất xám bạc màu gley ;
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ ;
- Đất vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết ;
- Đất xói mòn trơ sỏi đá, núi đá ;
Trong đó, đất phù sa glay của hệ thống sông Hồng (Phg) chiếm diện tích chủ yếu
(11.148,95 ha) chiếm 13,55% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa gley của hệ thống
sông Thái Bình (Pg) chiếm diện tích lớn thứ hai (10.916,74ha), chiếm 13,27% diện
tích đất tự nhiên phân bố dọc hệ thống sông Cầu thuộc các huyện Yên Phong, Quế
Võ. Các loại đất này chủ yếu trồng hai vụ lúa.
1.3.2. Đặc điểm khí tượng, thủy văn

1.3.2.1. Đặc điểm khí tượng
Hệ thống thủy nông Bắc Đuống thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông
bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Đặc
trưng thời tiết là nóng ẩm và mưa nhiều.
Trong vùng chỉ có trạm Bắc Ninh là quan trắc đầy đủ các yếu tố khí tượng như
nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi và mưa. Trong vùng có 5 trạm đo mưa đó là Bắc
Ninh, Yên Phong, Từ Sơn, Tiên Sơn, Quế Võ. Hiện nay có hai trạm đã ngừng quan
trắc đó là trạm Từ Sơn và Tiên Sơn, còn lại các trạm đều có số liệu liên tục từ năm
1960 đến nay. Nhìn chung tài liệu từ năm 1960 trở lại đây đã được kiểm định, chỉnh
biên đảm bảo độ tin cậy đủ để đánh giá các đặc trưng yếu tố khí tượng và đo mưa.

10


Bảng 1.1 : Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa
T
T
1
2
3
4
5

Trạm

Vĩ độ
Bắc

Vĩ độ
Đông


Yếu tố quan trắc
T
0
( C)

U
(%)

V
(m/s)

E
(mm)

S
(giờ)

X
(mm)

Thời gian
quan trắc

Bắc Ninh
21011' 105005'
x
x
x
x

x
x
1960 -2014
Yên Phong 21012' 105057'
x
1960 -2014
0
0
Từ Sơn
21 07’ 105 58'
x
1960 -1981
0
0
Tiên Sơn
21 09' 106 01'
x
1960 -1990
0
0
Quế Võ
21 15' 106 15'
x
1959 -2014
Ghi chú : T nhiệt độ, U độ ẩm, V tốc độ gió, E bốc hơi, S số giờ nắng, X mưa.
* Nhiệt độ
Nhìn chung, trong vùng có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 –
27 0C. Tháng có nhiệt độ trung bình lớn nhất thường vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt
độ trung bình hai tháng này từ 28 – 33 0C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là
tháng 1, chỉ từ 16 – 200C. Biến động nhiệt độ trong vùng rất lớn, chênh lệch giữa

nhiệt độ cao nhất và thấp nhất thường trên 350C thậm trí lên tới 400C.
* Độ ẩm
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ không khí và lượng mưa. Vào
các tháng mùa mưa độ ẩm có thể đạt tới 80% đến 90%. Các tháng mùa khô độ ẩm
chỉ từ 70% đến 80%.
* Nắng
Số giờ nắng trung bình trong vùng khoảng từ 1400 đến 1700 giờ. Tháng nhiều nắng
nhất là tháng 7 đến tháng 9, trung bình số giờ nắng mỗi tháng từ 160 đến 200 giờ.
Tháng ít nắng nhất là tháng 2 và tháng 3, trung bình chỉ từ 40 đến 50 giờ mỗi tháng.
* Gió, bão

11


Hướng gió thịnh hành trong tỉnh vào mùa hè là gió Nam và Đông Nam, vào mùa
đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình của tỉnh
vào khoảng 1,5 – 2,5 m/s.
* Mưa
Mùa mưa của vùng thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô
bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Lượng mưa trong 6 tháng mùa
mưa chiếm 83% - 86% tổng lượng mưa năm còn lại 6 tháng mùa khô lượng mưa chỉ
từ 14% - 17% tổng lượng mưa năm.
Hai tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8, tổng lượng mưa hai tháng này
chiếm từ 35% - 38% tổng lượng mưa năm. Hai tháng ít mưa nhất là tháng 12 và
tháng 1, tổng lượng mưa hai tháng này chỉ chiếm 1,5 – 2,5% tổng mưa năm, thậm
chí có nhiều tháng không mưa gây ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng.
1.3.2.2. Mạng lưới sông ngòi
Hệ thống thủy nông Bắc Đuống có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới
sông cao, trung bình từ 1 – 1,2 km/km2 và gần như 4 mặt đều có sông là ranh giới
với các tỉnh, phía Bắc có sông Cầu là ranh giới với tỉnh Bắc Giang, phía Nam là

sông Đuống, phía Đông có sông Thái Bình là ranh giới với huyện Nam Sách tỉnh
Hải Dương, phía Tây Bắc có sông Cà Lồ là ranh giới với huyện Sóc Sơn thành phố
Hà Nội.
Có 5 sông chính chảy qua vùng đó là sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình, sông
Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê.
1.3.2.3. Đặc điểm thủy văn
Mạng lưới trạm thủy văn : trong vùng có hệ thống sông với mật độ khá cao nhưng
các trạm đo lưu lượng và mực nước chỉ được đặt trên các sông chính. Các sông nội
đồng chỉ quan trắc mực nước tại các trạm bơm tiêu vào thời điểm lũ, úng.
Tài liệu khí tượng, thủy văn ở các trạm cơ bản có chất lượng đáng tin cậy đo đạc
liên tục, hệ thống cao độ, mực nước đã được đưa về cao độ quốc gia.
Các đặc trưng thủy văn cơ bản
* Dòng chảy năm
Dòng chảy cũng được phân thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt :
12


- Mùa lũ ở đây dài 5 tháng ( từ tháng 6 đến tháng 10), mùa lũ bắt đầu chậm hơn
mùa mưa một tháng và kết thúc cùng với mùa mưa (các tháng mùa lũ là tháng có
lưu lượng dòng chảy bình quân năm với một tần suất xuất hiện ≥ 50%). Mùa lũ chỉ
kéo dài năm tháng nhưng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 70 – 80 % lượng nước
cả năm. Trên sông Đuống tại trạm Thượng Cát đặc biệt có sự thay đổi giữa giai
đoạn có hồ Hòa Bình (1988 – 2007) và chưa có hồ (1957 – 1987). Tổng lưu lượng
mùa lũ trung bình trong giai đoạn có hồ là 73%, giảm 6% so với giai đoạn chưa có
hồ Hòa Bình.
- Mùa kiệt kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, thành phần dòng chảy mùa kiệt
chỉ chiếm từ 20 – 30 % tổng lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy nhỏ nhất là
tháng 1, tháng 2 và tháng 4, lượng dòng chảy các tháng này chỉ chiếm khoảng 2 – 3
% lượng nước cả năm. Trên sông Đuống tại trạm Thượng Cát giai đoạn có hồ Hòa
Bình lưu lượng mùa kiệt được cải thiện đáng kể, lưu lượng mùa kiệt trung bình ở

giai đoạn này là 27% so với giai đoạn chưa có hồ Hòa Bình lưu lượng mùa kiệt
trung bình giai đoạn này là 21%.
Bảng 1.2: Mực nước trung bình tháng, năm tại các trạm
Tháng
Phúc Lộc
Phương (5907)
Đáp Cầu (5907)
Thượng Cát
(57-87)

V

VI

VII VIII

II

III

IV

82

74

75

101 154 259 387


417

332 226 156 104

197

74

64

65

86

134 233 359

390

310 210 145

96

181

336 307 281 303 380 589 764

837

752 606 498 393


504

755

594 507 407 331

467

387

335 217 149

97

176

359

239 180 131

95

173

341

271 186 131

87


158

Thượng Cát
315 303 311 329 398 563 794
(88-07)
Phả Lại
71 59 52 73 120 226 325
(56-87)
Phả Lại
82 75 83 94 134 226 380
(88-07)
Cát Khê (6167 57 55 71 111 201 316
07)
* Dòng chảy lũ
13

IX

X

XI

XII Năm

I


Mùa lũ trong năm bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, tổng lượng dòng chảy lũ trong
sông chiếm từ 70 – 80% tổng lượng dòng chảy năm. Lũ lớn nhất thường xảy ra vào
các tháng 7, 8 và 9 trong năm. Lũ các sông suối trong tỉnh cũng như lũ ở các sông

của tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ, lũ có dạng mập, nhiều đỉnh, tập trung trong
2 tháng là tháng 7, tháng 8 và kéo dài nhiều ngày. Lũ do sự phối hợp nhiều hình thế
thời tiết gây ra mưa lớn thường là lũ chính vụ. Độ dốc mặt nước mùa lũ trên sông
Đuống trung bình 0,10/ 00 , vì vậy việc tiêu nước trong nội đồng ra sông Đuống rất
khó khăn.
* Dòng chảy kiệt
Mùa kiệt kéo dài 7 tháng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, thành phần dòng chảy
mùa kiệt chỉ chiếm từ 20 – 30% lượng nước cả năm. Tháng có dòng chảy nhỏ nhất
là tháng 2, tháng 3, tháng 4, lượng dòng chảy các tháng này chỉ chiếm khoảng 2 – 3
% lượng nước cả năm. Đặc biệt trên sông Đuống tại trạm Thượng Cát giai đoạn có
hồ Hòa Bình (1988 – 2007) lưu lượng dòng chảy tháng kiệt nhất tăng rõ rệt so với
thời kỳ chưa có hồ (1957 – 1987), lưu lượng trung bình tháng mùa kiệt khi có hồ
tăng gấp đôi (317 m3/s) so với lưu lượng trung bình tháng mùa kiệt trước khi có hồ
(139 m3/s).
Để tăng lượng dòng chảy trong mùa kiệt cần xây dựng các công trình thủy lợi để
điều tiết dòng chảy và tích cực trồng, bảo vệ rừng để tăng lượng trữ nước của bề
mặt lưu vực [2].
1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.3.3.1. Dân cư và phân bố dân cư
Dựa theo số liệu năm 2015 tỉnh Bắc Ninh có tổng dân số là 1.154.660 người, mật độ
dân số thuộc loại khá cao trong khu vực đồng bằng sông Hồng (1.403 người/km2),
dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn với 824.441 người (chiếm 69,38%). Dân cư
phân bố tập trung chủ yếu ở nông thôn, tuy nhiên phân bố này đang thay đổi nhanh
cùng tốc độ đô thị hóa của khu vực nông thôn có làng nghề. Ngoài ra, sự phát triển
sản xuất nhiều làng nghề đã thu hút lực lượng lao động đông đúc từ nhiều nơi khác
đến nên mật độ dân cư trong khu vực này thực tế còn cao hơn rất nhiều.

14



Lực lượng lao động khá dồi dào, có tới 661.656 lao động. Trong đó khu vực sản
xuất nông nghiệp thu hút 22,5 % tổng số lao động, khu vực công nghiệp – xây dựng
47,4 %, còn lại là các ngành khác.
Trình độ văn hóa chung và trình độ lao động ngày càng được nâng lên do sự quan
tâm phát triển củng cố hệ thống giáo dục của địa phương và do nhu cầu sản xuất.
1.3.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2015 ước tăng 8,7% (giá so sánh 2010)
so với năm 2014 ; trong đó, khu vực dịch vụ tăng 5,1%, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 0,7%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển, năng suất lúa cả năm ước
đạt 61,8 tạ/ha, tăng 1,4 tạ so với năm 2014. Khôi phục và phát triển chăn nuôi, tổng
đàn tăng khá, thực hiện thí điểm mô hình trang trại chăn nuôi bò sữa. Nuôi trồng
thủy sản duy trì ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (giá
so sánh 2010) ước đạt 8.457,6 tỷ đồng, tăng 1,28% so với năm 2014.
Khu vực công nghiệp – xây dựng : GTSX (giá so sánh 2010) cả năm ước đạt
610.994 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2014. Hoạt động thương mại – dịch vụ :
năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước trên 39 nghìn tỷ đồng, tăng 14,8% so với
năm 2014.
Những năm qua Nông nghiệp phát triển khá ổn định, an ninh lương thực được đảm
bảo. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đang dịch chuyển tích cực theo hướng giảm tỷ
trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi – thủy sản. Năm 2010, sản
xuất trồng trọt chiếm 48,7%, chăn nuôi - thủy sản 44,5%, lâm nghiệp và dịch vụ
6,8% đến năm 2015 : trồng trọt chiếm 43,6%, chăn nuôi - thủy sản 48%, lâm
nghiệp và dịch vụ 8,4%.
1.3.4. Tình hình sử dụng đất
Đất nông nghiệp chiếm phần lớn đất tự nhiên toàn tỉnh Bắc Ninh (63,8%), đất lâm
nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ (0,74%). Đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ tương đối
lớn, đất sông suối mặt nước chuyên dùng 5,65% chiếm tỷ lệ tương đối lớn so với
vùng đồng bằng.


15


×