Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu áp dụng hệ thống thoát nước bền vững cho khu công nghiệp Đồng Văn - tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

PHẠM THANH HUYỀN
NGUYỄN TUẤN LINH

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẢO SPIRULINA PLATENSIS XỬ LÝ NƯỚC
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG
THẢI CHĂN NUÔI LỢN SAU KHI QUA BỂ BIOGAS Ở XÃ HÀ NINH –
CHO
KHU -CÔNG
NGHIỆP
ĐỒNG VĂN – TỈNH HÀ NAM
HUYỆN HÀ
TRUNG
TỈNH THANH
HÓA

LUẬN
LUẬNVĂN
VĂNTHẠC
THẠCSĨ


HÀ NỘI, NĂM 2017




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN TUẤN LINH

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG CHO
KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG VĂN – TỈNH HÀ NAM

CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.52.03.20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ THUẬN AN

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là

: Nguyễn Tuấn Linh

Mã số học viên

: 1581520320005

Lớp


: 23KTMT11

Chuyên ngành

: Kỹ thuật Môi trường

Mã số

: 60520320

Khóa học

: K23 (2015 - 2017)

Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Đỗ Thuận An với đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu áp dụng hệ thống thoát nước bền
vững cho Khu công nghiệp Đồng Văn – tỉnh Hà Nam”
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể
hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
theo quy định.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Linh

i



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường
Đại học Thủy Lợi nói chung và các thầy cô giáo trong bộ môn Kỹ thuật môi trường
nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý
báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo TS. Đỗ Thuận An đã tận tình giúp đỡ,
trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em và tạo những điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình
làm đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với Thầy em không ngừng tiếp thu
thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên
cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá
trình học tập và công tác sau này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT ............................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của Đề tài ...........................................................................................1

2. Mục tiêu của Đề tài ....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................3
1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Nam ...........................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................3
1.1.2. Khí hậu ..................................................................................................................4
1.1.3. Điều kiện thủy văn.................................................................................................8
1.1.4. Mưa và các đặc tính cơ bản .................................................................................10
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam ................................................................12
1.3. Giới thiệu về Khu công nghiệp Đồng Văn II – tỉnh Hà Nam ...........................16
CHƯƠNG 2 – HIỆN TRẠNG KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC GIẢI PHÁP
THOÁT NƯỚC BỀN VỮNG .....................................................................................24
2.1. Hiện trạng chất lượng nước tại tỉnh Hà Nam ....................................................24
2.1.1. Hiện trạng nước mặt ............................................................................................24
2.1.2. Hiện trạng nước ngầm .........................................................................................29
2.2. Hiện trạng hệ thống thoát nước tại KCN Đồng Văn.........................................29
2.2.1. Hiện trạng thoát nước thải ...................................................................................29
2.2.2. Hiện trạng thoát nước mưa ..................................................................................30
2.3. Các giải pháp thoát nước mưa ............................................................................34
2.3.1. Hệ thống thoát nước mưa truyền thống ...............................................................34
2.3.2. Các giải pháp thoát nước bền vững và khả năng áp dụng ...................................38
iii


2.3.3. Phương pháp tính toán ........................................................................................ 45
CHƯƠNG 3 – ĐỀ XUẤT, TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC BỀN
VỮNG CHO KCN ĐỒNG VĂN II ............................................................................ 53
3.1. Đề xuất hệ thống thoát nước bền vững và tính toán hiệu quả thoát nước...... 53
3.1.1. Vỉa hè thấm ......................................................................................................... 53

3.1.2. Xây dựng các công trình thu nước mưa .............................................................. 55
3.1.3. Xây dựng mái nhà xanh....................................................................................... 57
3.2. Đánh giá hiệu quả thoát nước bền vững với hệ thống thoát nước truyền thống
....................................................................................................................................... 59
3.2.1. Đánh giá hệ thống thoát nước truyền thống ........................................................ 59
3.2.2. Đánh giá hệ thống thoát nước bền vững ............................................................. 59
3.2.3. Đánh giá hiệu quả ................................................................................................ 60
3.3. Khái toán kinh tế và cơ chế chính sách khuyến khích áp dụng ....................... 61
3.3.1. Chi phí thay đổi vật liệu vỉa hè ........................................................................... 62
3.3.2. Chi phí xây dựng, lắp đặt công trình thu nước mưa............................................ 64
3.3.3. Chi phí xây dựng mái nhà xanh .......................................................................... 65
3.4. Lập quy trình vận hành và bảo dưỡng cho hệ thống ........................................ 67
3.4.1. Quy trình vận hành và bảo dưỡng vỉa hè thấm ................................................... 67
3.4.2. Quy trình vận hành và bảo dưỡng công trình thu nước mưa .............................. 68
3.4.3. Quy trình vận hành và bảo dưỡng mái nhà xanh ................................................ 69
3.5. Đánh giá tiềm năng nhân rộng của hệ thống ..................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 71
1. Kết luận .................................................................................................................... 71
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 73

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Lượng mưa trong các tháng và năm (đơn vị mm) [3].....................................5
Bảng 1. 2 Độ ẩm trong các tháng và năm (đơn vị %)[3].................................................6
Bảng 1. 3 Nhiệt độ trong các tháng và năm (đơn vị 0C) [3] ............................................6
Bảng 1. 4 Giờ nắng trong các tháng và năm (đơn vị : giờ) [3] .......................................7
Bảng 1. 5 Dân số của Hà Nam, giai đoạn 2011÷2014 [3] .............................................14

Bảng 1. 6 Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đồng Văn II [5] ..........................18
Bảng 2. 1. Chất lượng nước thải sau xử lý trại trạm xử lý tập trung của KCN.............30
Bảng 2. 2 Tổng hợp khối lượng xây dựng hệ thống thoát nước [4] ..............................32
Bảng 2. 3 Cơ cấu sử dụng đất tại Khu công nghiệp Đồng Văn II [4] ...........................33
Bảng 2. 4 Một số giải pháp thoát nước bền vững..........................................................42
Bảng 3. 1 Thống kê khối lượng thi công vỉa hè thấm ...................................................54
Bảng 3. 2 Dự trù vật tư xây dựng mái nhà xanh ...........................................................58
Bảng 3. 3 Lưu lượng thoát nước tuyến cống phục vụ với hệ thống thoát nước bền vững
.......................................................................................................................................59
Bảng 3. 4 Lưu lượng thoát nước tuyến cống phục vụ với hệ thống thoát nước bền vững
.......................................................................................................................................60
Bảng 3. 5 Dự toán chi phí xây dựng vỉa hè thấm ..........................................................63
Bảng 3. 6 Dự toán chi phí xây dựng, lắp đặt công trình thu nước mưa ........................64
Bảng 3. 7 Dự toán chi phí xây dựng mái nhà xanh .......................................................65
Bảng 3. 8 Quy trình vận hành bảo dưỡng vỉa hè ...........................................................67
Bảng 3. 9 Quy trình vận hành bảo dưỡng bể chứa nước mưa .......................................68
Bảng 3. 10 Quy trình vận hành bảo dưỡng mái nhà xanh .............................................69

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam ..................................................................... 3
Hình 1. 2 Bản đồ quy hoạch và sơ đồ vị trí địa lý khu công nghiệp Đồng Văn II ....... 17
Hình 1. 3 Phân bố lượng mưa theo thời gian ................................................................ 11
Hình 2. 1 Nồng độ NH4+-N trong nước sông Duy Tiên [1] ......................................... 25
Hình 2. 2 Nồng độ P-PO 4 3- trong nước sông Duy Tiên [1] .......................................... 26
Hình 2. 3 Nồng độ COD trong nước sông Duy Tiên [1] .............................................. 27
Hình 2. 4 Nồng độ BOD 5 trong nước sông Duy Tiên [1] ............................................. 28
Hình 2. 5 Sơ đồ hệ thống thu gom thoát nước thải ....................................................... 30

Hình 2. 6 Hố ga thu nước mưa ...................................................................................... 31
Hình 2. 7 Sơ đồ hệ thống thu gom và thoát nước mưa ................................................. 32
Hình 2. 8 Kênh Y 48 – Nơi tiếp nhận nước mưa .......................................................... 34
Hình 2. 10 Minh họa khả năng tính thấm nước............................................................. 36
Hình 2. 11 Một số hình ảnh tại khu đô thị Ecopark ...................................................... 40
Hình 2. 12 Nhà trẻ do KTS Võ Trọng Nghĩa thiết kế ................................................... 41
Hình 2. 13 Hồ điều tiết chống ngập tại Sài Gòn ........................................................... 42
Hình 2. 14 Sơ đồ thu nước mưa từ mái nhà để tái sử dụng [9] ..................................... 46
Hình 2. 15 Vỉa hè khu công nghiệp ............................................................................... 47
Hình 2. 16 Một số hình ảnh minh họa các vật liệu có thể áp dụng làm vỉa hè thấm .... 49
Hình 2. 17 Hình ảnh minh họa mái nhà xanh ............................................................... 51
Hình 3. 1 Hình ảnh minh họa gạch bê tông block ......................................................... 54
Hình 3. 2 Chi tiết các lớp cấu thành mái nhà xanh. ...................................................... 57

vi


CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

GHCP

Giới hạn cho phép

KCN

Khu công nghiệp


MT

Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

SUDS

Hệ thống thoát nước bền vững

SX

Sản xuất

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

vii




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Mưa là một mắt xích của vòng tuần hoàn của nước. Mưa mang lại cho con người
nguồn nước ngọt và sạch theo vòng tuần hoàn tự nhiên. Ở các đô thị, việc bê tông hóa
tối đa mặt bằng xây dựng đã dồn nước mưa chảy nhanh vào các hệ thống cống rãnh rỗi
đổ ra sông, ra biển. Nước mưa không những là nguồn bổ sung cho dự trữ nước mặt và
nước ngầm đã thiếu hụt sau sử dụng theo chu kì mưa mà còn giữ cân bằng áp suất địa
tĩnh chống sụt lún vùng đô thị.
Theo khảo sát chất lượng nước ngầm tại 12 tỉnh, thành phố tại Việt Nam thuộc dự án
tăng cường năng lực bảo vệ nguồn nước ngầm Việt Nam cho thấy Hà Nam là một
trong những tỉnh ô nhiễm Asen nặng nhất vùng đồng bằng sông Hồng 52% giếng
khoan được khảo sát có hàm lượng Asen vượt tiêu chuẩn quy định của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) là 0,01mg/L. Bốn con sông lớn chảy qua, sông Hồng, sông Nhuệ,
sông Đáy, sông Châu Giang đoạn chảy qua Hà Nam đều có dấu hiệu ô nhiễm. Đặc biệt
là sông Nhuệ - Đáy là nơi tiếp nhận nước thải của vùng Hà Nội chảy về. Do đó, tiếp
tục khai thác nước ngầm mà không có biện pháp bổ cập thì sẽ gây sụt lún, suy thoái
nguồn nước ngầm.
Mặt khác, việc xây dựng Khu công nghiệp Đồng Văn đã tiến hành bê tông hóa phần
lớn diện tích đất tự nhiên để xây dựng nhà máy xí nghiệp. Việc xây dựng này đã ảnh
hưởng tới quá trình tiêu thoát nước mưa tự nhiên của lưu vực. Do đó, cần phải có các
biện pháp làm giảm ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn tới lưu vực tiếp nhận.
Hệ thống thoát nước mưa bền vững (SUDS - Sustainable Urban Drainage System) vận
dụng triệt để các nguyên lý và chức năng của hê sinh thái tự nhiên nhằm xây dựng hệ
thống thoát nước với một nguyên lý hoàn toàn khác với các nguyên lý thoát nước mưa
truyền thống lâu nay. Đó là thay vì thoát thật nhanh nước mưa ra khỏi đô thị bằng các
hệ thống kênh thẳng, sâu hoặc hệ thống cống ngầm thì SUDS làm chậm lại các quá
trình nêu trên và đưa nước mưa phục vụ cộng đồng với những giải pháp kỹ thuật mà

trong đó sử dụng triệt để các khả năng lưu giữ và làm sạch của hệ sinh thái tự nhiên
vào việc cải thiện chất lượng nước, bổ cập nguồn nước ngầm cộng với việc làm hài
1


hoà cảnh quan thiên nhiên bảo vệ các nhóm loài sinh vật qua việc giữ gìn và tạo nơi cư
trú cho chúng; trong đó, xử lý ô nhiễm do nguồn thải phân tán và chống ngập là những
vấn đề chủ yếu và cấp bách.
Xuất phát từ thực tế đó, em lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu áp dụng hệ thống
thoát nước bền vững cho Khu công nghiệp Đồng Văn – tỉnh Hà Nam”. Việc nghiên
cứu áp dụng thành công hệ thống thoát nước bền vững sẽ góp phần làm giảm lưu
lượng nước mưa cho hệ thống thoát nước, giảm chi phí cải tạo, bảo dưỡng hệ thống,
cải tạo cảnh quan Khu công nghiệp, tái sử dụng nước mưa vào mục đích tưới cây, rửa
đường,…
2. Mục tiêu của Đề tài
- Nghiên cứu đề xuất, tính toán các giải pháp kỹ thuật hệ thống thoát nước bền vững
cho Khu công nghiệp Đồng Văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khu công nghiệp Đồng Văn – tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: hiện trạng chất lượng môi trường nước xung quanh Khu công
nghiệp trong vòng 05 năm gần đây.
- Nghiên cứu đề xuất, tính toán thiết kế hệ thống thoát nước mưa bền vững và đưa vào
áp dụng tại KCN Đồng Văn II.
4. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: Thu thập các thông tin hiện trạng môi
trường, hệ thống thoát nước, các số liệu về thông tin kinh tế xã hội tại khu vực.
(2) Phương pháp khảo sát điều tra thực địa: Đến địa điểm nghiên cứu, khảo sát, đánh
giá hiện trạng hệ thống thoát nước và kết cấu hạ tầng khu vực.
(3) Các phương pháp tính toán, đánh giá: Tính toán khả năng thoát nước dựa trên hệ số
thấm của các vật liệu khác nhau, tính toán kinh tế.

(4) Phương pháp thiết kế: Thiết kế các hạng mục, công trình để thu giữ nước mưa,
thay đổi hệ số thấm,…

2


CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Nam
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Nam là một trong những tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, có
tọa độ địa lý 20o21’- 21045 vĩ độ Bắc, 105o45’-106010 kinh độ Đông. Hà Nam được
bao quanh bởi T.P Hà Nội ở phía Bắc và Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình ở phía Tây, tỉnh Nam
Định ở phía Nam, tỉnh Thái Bình ở phía Tây và tỉnh Hưng Yên ở phía Tây Bắc. Hà
Nam có 1 thành phố và 5 huyện, bao gồm thành phố Phủ Lý, các huyện Duy Tiên, Lý
Nhân, Bình Lục Thanh Liêm và Kim Bảng.

Hình 1. 1 Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam

Hà Nam án ngữ những tuyến giao thông đường bộ, đường sắt huyết mạch nối thủ đô
Hà Nội với các tỉnh phía Nam như QL1A, đường cao tốc phía Đông, đường sắt Bắc
3


Nam; các trục đường ngang nối các tỉnh nằm ở phía Tây và các tỉnh nằm ở phía Đông
của tỉnh, bao gồm QL21, QL21B, QL38 và TL971.
Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực phát triển và với lợi thế giao thông thuận lợi, Hà
Nam có những tiền đề rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao thương.
- Đặc điểm địa hình:
Trên địa bàn tỉnh có ba dạng địa hình: Địa hình núi đá vôi, địa hình đồi thấp và địa
hình đồng bằng.

Địa hình núi đá vôi: độ cao tuyệt đối lớn nhất +419m, mức địa hình cơ sở địa phương
khoảng +10m đến +14m. Đây là một bộ phận của dải đá vôi tập trung tại hai huyện
Kim Bảng và Thanh Liêm. Địa hình phân cắt mạnh, nhiều sườn dốc đứng, nhiều đỉnh
nhọn cao hiểm trở.
Địa hình đồi thấp: gồm các dải đồi bát úp nằm xen kẽ hoặc ven rìa địa hình núi đá vôi,
một số khu vực tạo thành một dải (dải thôn Non - xã Thanh Lưu, Chanh Thượng - xã
Liêm Sơn) hoặc tạo thành các chỏm độc lập ở các xã Thanh Bình, Thanh Lưu, Đọi
Sơn. Điểm chung của dạng địa hình đồi thấp là đỉnh tròn, sườn thoải (độ dốc sườn 10 15o), đa số là các đồi trọc hoặc trồng cây lương thực, cây công nghiệp như cây chè).
Nhiều chỗ do quá trình xói lở đá gốc rắn chắc lộ ngay trên bề mặt.
Địa hình đồng bằng: chiếm diện tích rộng lớn ở các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Lý
Nhân,thành phố Phủ Lý và một phần thuộc các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm. Địa
hình đồng bằng trong tỉnh tương đối bằng phẳng. Cụ thể bề mặt đồng bằng huyện Duy
Tiên, Kim Bảng cao độ trung bình +3m đến +4m, Lý Nhân là +2m đến +3m và phía
Đông huyện Thanh Liêm, Bình Lục là +1m đến +2m; nơi thấp nhất là cánh đồng An
Lão, Bình Lục là +1m.
1.1.2. Khí hậu
Hà Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều thuộc tiểu
khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió
mùa Đông Nam, đặc điểm nổi bật nhất là sự tương phản giữa mùa Đông và mùa Hè.

4


* Lượng mưa
Lượng mưa trung bình từ năm 2012 đến năm 2016 biến động khá lớn, thấp nhất vào
năm 2015 là 1.260 mm cao nhất vào năm 2016 là 1.917,9 mm. Lượng mưa trung bình
trong những năm gần đây khoảng 1.732 mm/năm, chia ra hai mùa rõ rệt mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm,
tập trung các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Lượng mưa trung bình đo được ở trạm khí tượng thuỷ văn Hà Nam được thể hiện

trong bảng sau:
Bảng 1. 1 Lượng mưa trong các tháng và năm (đơn vị mm) [3]
Năm
TT

Tháng

2012

2013

2014

2015

2016

1

Tháng 1

39,9

30

5,8

44

165


2

Tháng 2

29,5

35

37,5

79

5.6

3

Tháng 3

24,3

38

74

93

47.7

4


Tháng 4

60,9

42

268,8

27

165.4

5

Tháng 5

200,5

296

145

98

333.1

6

Tháng 6


126,3

136

228,6

140

146.2

7

Tháng 7

253,7

274

414,2

61

387.6

8

Tháng 8

251


397

292,5

146

401.3

9

Tháng 9

382,9

378

172

274

162.6

10

Tháng 10

145,6

136


151,8

43

93.4

11

Tháng 11

182,9

60

63,1

193

18.2

12

Tháng 12

71,5

17

36,5


48

0.8

1.769

1.839

1.890

1.246

1.917,9

Cả năm
* Độ ẩm

Nhìn chung độ ẩm không khí trung bình hàng năm khu vực Hà Nam tương đối lớn, dao
động từ 81,5 – 84%. Diễn biến độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa nên trong 1 năm thường
có 2 thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một thời kỳ độ ẩm thấp.
5


Bảng 1. 2 Độ ẩm trong các tháng và năm (đơn vị %)[3]
Năm
TT

Tháng


1

2012

2013

2014

2015

2016

Tháng 1

90

86

92

83

88

2

Tháng 2

88


89

91

87

74

3

Tháng 3

86

86

92

92

88

4

Tháng 4

84

86


91

83

89

5

Tháng 5

85

81

81

80

84

6

Tháng 6

78

76

82


76

78

7

Tháng 7

81

87

84

77

80

8

Tháng 8

83

84

85

81


84

9

Tháng 9

84

86

83

87

82

10

Tháng 10

82

77

77

79

79


11

Tháng 11

85

80

84

84

79

12

Tháng 12

82

74

73

83

76

82


84

83

83,01

81.8

Trung bình
* Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình các năm gần đây chênh lệch nhau tương đối lớn, dao động trong
khoảng 23,04 -25,020C, các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7, 8, 9, tháng có
nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm thường là tháng 1,2,12.

Bảng 1. 3 Nhiệt độ trong các tháng và năm (đơn vị 0C) [3]
Năm
TT

Tháng

2012

2013

2014

2015

2016


1

Tháng 1

14,4

15,3

17,1

17,6

17.1

2

Tháng 2

16

19,8

16,9

18,9

16.4

3


Tháng 3

19,8

23,3

19,6

21,6

19.7

6


Năm
TT

Tháng

2012

2013

2014

2015

2016


4

Tháng 4

25,6

24,5

25

24,6

24.8

5

Tháng 5

28,5

28,5

28,7

30

28.1

6


Tháng 6

30,2

29,6

29,9

30,9

30.8

7

Tháng 7

29,7

28,5

29,3

29,6

30.3

8

Tháng 8


28,9

28,4

28,5

29,6

29.3

9

Tháng 9

27,2

26,5

28,6

28,1

28.6

10

Tháng 10

26,1


25,1

26,5

26,4

27.2

11

Tháng 11

23,2

22,2

22,7

24,4

22.7

12

Tháng 12

18,9

15,4


17,1

18,5

20.6

24,04

24

24,1

25,02

24.6

Trung bình
* Nắng và bức xạ :

Tổng số giờ nắng trong năm tại Hà Nam thấp nhất năm 2013 là 1004,8 giờ và cao nhất
trong năm 2015 là 1.482 giờ nắng, mùa hè chiếm khoảng 82% số giờ nắng cả năm, các
tháng có giờ nắng cao là tháng 5, 6, 7, 8, 9,11.
Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng,
ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm. Tầng bức xạ
trung bình hàng ngày ở Hà Nam là 100-120 kcal/cm2. Các tháng có bức xạ cao nhất là
các tháng mùa hè (tháng 6,8 và tháng 9) và thấp nhất là các tháng mùa Đông.
Bảng 1. 4 Giờ nắng trong các tháng và năm (đơn vị : giờ) [3]
Năm
TT


Tháng

2012

2013

2014

2015

2016

1

Tháng 1

1,9

12,0

136,7

108

34

2

Tháng 2


17,9

35,3

33

29

100

3

Tháng 3

20,5

62,3

10,5

28

22

4

Tháng 4

105


76,4

15,1

130

58

7


Năm
TT

Tháng

2012

2013

2014

2015

2016

5

Tháng 5


167,2

163,3

196,8

228

151

6

Tháng 6

110,8

177,4

140,8

214

220

7

Tháng 7

168,2


120,1

143,6

132

182

8

Tháng 8

168,5

155,8

107,6

192

141

9

Tháng 9

129,4

90,8


159,8

123

116

10

Tháng 10

113,1

134,8

150,3

147

150

11

Tháng 11

105,6

52,2

84,8


97

105

12

Tháng 12

45,7

161,4

89,7

54

108

1153,8

1004,8

1262,7

1.482

1.387

Cả năm

1.1.3. Điều kiện thủy văn

Chảy qua tỉnh Hà Nam là các sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu và các
sông do con người đào đắp như sông Nhuệ, sông Sắt, sông Nông Giang, v.v…
* Hệ thống các sông chính:
Sông Hồng chảy dọc ranh giới phía Đông, Đông Bắc tỉnh Hà Nam với chiều dài
khoảng 38,6 km, rộng trung bình từ 500 - 600 m, đáy sông sâu từ (-6,0 m) đến (-8,0 m)
cá biệt tới (-15 m). Hàm lượng phù sa, bùn cát lắng đọng ở lòng sông rất lớn nhưng
luôn được di chuyển bồi hoàn do hoạt động vận chuyển bồi lắng không ngừng của
dòng chảy.
Sông Đáy đoạn chảy qua địa phận Hà Nam với chiều dài khoảng 47,6 km, có chiều
rộng khoảng 150 - 250 m, chảy qua thành phố Phủ Lý và các huyện Kim Bảng, Thanh
Liêm; đáy sâu trung bình từ (-3,0 m) đến (-5,0 m), cá biệt có đoạn sâu tới (-9,0 m). Tại
Phủ Lý lưu lượng nước Sông Đáy vào mùa khô khoảng 105 m3/s và mùa mưa khoảng
400 m3/s.

8


Sông Nhuệ là sông đào dẫn nước sông Hồng từ xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm,
thành phố Hà Nội và đi vào Hà Nam với chiều dài đoạn qua Hà Nam là 16 km gặp
sông Đáy và sông Châu ngay tại Phủ Lý. Sông Nhuệ là trục tưới tiêu chính của hệ
thống thuỷ lợi thành phố Hà Nội có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ đóng mở cống
Liên Mạc. Là sông tiêu thuỷ lợi, thoát của Hà Nội qua một số khu vực làng nghề Hà
Nội, vì thế nguồn nước của sông bị ô nhiễm đặc biệt vào mùa khô. Vào mùa nước kiệt,
chiều sâu nước ở một số đoạn chỉ còn - 0,6m đến - 0,8m.
Sông Châu bắt nguồn từ Tắc Giang, Duy Tiên nhận hợp lưu của sông Nông Giang đến
An Mông chia thành hai nhánh, một nhánh làm ranh giới giữa huyện Lý Nhân và Bình
Lục nhánh này chảy ra trạm bơm tưới tiêu Hữu Bị rồi ra sông Hồng và một nhánh làm
ranh giới giữa huyện Duy Tiên và Bình Lục nhánh này ra sông Đáy tại thành phố Phủ

Lý. Sông Châu có chiều dài khoảng 58,6 km. Mực nước trung bình năm là + 2,18 m;
Mực nước cao nhất (lũ lịch sử ngày 22/8/1971) là + 4,00 m.
* Hệ thống sông nhỏ và các ao hồ, kênh mương:
Ngoài hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Nhuệ-Đáy, Hà Nam còn có mạng lưới
các sông nhỏ tương đối lớn trên địa bàn tỉnh:
- Sông Nông Giang ở phía bắc huyện Duy Tiên (ranh giới với huyện Phú Xuyên của
Hà Nội) dài chừng 12,5 km;
- Sông Biên Hoà nằm trên lãnh thổ huyện Bình Lục và huyện Thanh Liêm dài khoảng
15,5 km.
- Sông Duy Tiên là một nhánh của sông Nhuệ - Đáy. Sông Duy Tiên đi qua địa phận
huyện từ Bạch Thượng qua đập Phúc ra sông Châu Giang và nối với sông Đáy tại Phủ
Lý dài 28 km, đồng thời là ranh giới tự nhiên với huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Lý
Nhân. Trên sông có cống điều tiết Điệp Sơn làm nhiệm vụ tưới tiêu cho các vùng đất
trong huyện.
- Sông Ninh (Ninh Giang): Sông Ninh khởi nguồn từ bờ hữu sông Châu, tại địa phận
thôn Thanh Trực, xã An Ninh, huyện Bình Lục. Sông Ninh có chiều dài 29,5 km. Sông

9


đi ra khỏi huyện Bình Lục ở địa phận thôn Lan, xã An Lão đi vào huyện Ý Yên, tỉnh
Nam Định.
- Sông Sắt: Là một chi lưu của Sông Châu khởi nguồn ở bờ hữu gần cầu An Bài, xã
Đồng Du, huyện Bình Lục. Sông Sắt dài 9,75 km, đổ nước vào sông Ninh ở cửa sông
gần thôn Giải Động, xã An Đổ đối diện bên kia sông là xã Trung Lương.
Những sông này tạo nên mạng lưới dòng chảy phong phú góp phần tiêu nước và cấp
nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân.
1.1.4. Mưa và các đặc tính cơ bản
Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại
dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây

trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi
trở lại bề mặt Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo
các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.
Lượng mưa tại một khu vực nào đó được đo bằng các máy đo lượng mưa đặt tại một
số điểm ngẫu nhiên, khu vực xa nơi đặt máy đo có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của
phép đo. Lượng mưa là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trên một bề mặt
phẳng, không bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp và có thể được tính bằng mm
(milimét). Độ chính xác của các máy đo có thể đạt tới 0,25 mm.
Tổng lượng mưa trung bình năm ở Việt Nam rơi vào khoảng 700 - 5000mm, lượng
mưa trung bình phổ biến nằm trong khoảng 1400 - 2400mm, nhiều nơi có lượng mưa
trung bình năm nằm ngoài phạm vi phổ biến, như các khu vực có lượng mưa nhiều là
Sa Pa, Bắc Quang, Kỳ Anh, Nam Đông, Trà My, Ba Tơ, Bảo Lộc, và các khu vực có
lượng mưa ít là Ninh Thuận, Bình Thuận, v.v. Nói chung phân bố theo không gian của
lượng mưa năm khá phức tạp và liên quan nhiều đến chế độ hoàn lưu và điều kiện địa
hình, trong đó vai trò của các hệ thống núi lớn đặc biệt quan trọng. Biến động của
lượng mưa năm cũng rất khác nhau.
* Sự phân bố lượng mưa theo thời gian:
10


Theo thời gian tại Việt Nam, trong một năm lượng mưa phân bố không đồng đều giữa
các tháng (xem hình 2.2). Từ tháng 1 đến tháng 3 trên cả nước lượng mưa đều dưới 80
mm/tháng, chủ yếu là các trậm mưa phùn ở Miền Bắc và mưa rải rác ở Miền Nam.
Sang tháng 4 lượng mưa tăng lên và đạt xấp xỉ 100 mm/tháng, riêng khu vực Tây Bắc
lượng mưa phổ biến đã vượt 100 mm/tháng. Tháng 5 lượng mưa phổ biến trên cả nước
vượt 100mm, trừ một vài nơi ở phía Nam của Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Hình 1.3 Phân bố lượng mưa theo thời gian
Đến tháng 6 hàng năm lượng mưa phổ biến nằm trong khoảng từ 200 - 400mm ở Tây
Bắc, 150 - 300mm ở Việt Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, và từ 100 - 200mm ở

Bắc Trung Bộ. Tháng 7 là đỉnh điểm của các trậm Bão và áp thấp nhiệt đới tại Việt
Nam, lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 200 - 500mm ở Bắc
Bộ, 50 - 150mm ở Trung Bộ, 200 - 400mm ở Tây Nguyên, Nam Bộ. Tháng 8 lượng
mưa phổ biến trong khoảng từ 200 - 400mm ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ; từ 150 200mm ở Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. Tháng 9 lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam
Bộ giảm đi chút ít so với tháng 8, ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ phổ biến trong
khoảng từ 400 - 500mm. Tháng 10 ở Tây Bắc lượng mưa phổ biến ở mức dưới
100mm, ở Việt Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ
là 100 - 200mm, ở Bắc Trung Bộ và phía Bắc của Nam Trung Bộ là 300 - 700mm.
Tháng 11 lượng mưa phổ biến 30 - 70mm ở Bắc Bộ, Tây Nguyên; 100 - 200mm ở Bắc
11


Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tháng 12 lượng mưa phổ biến 10 - 30mm ở
Tây Bắc, 20 - 50mm ở Việt Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, 30 - 70mm ở phía Bắc
Bắc Trung Bộ, 70 - 300mm ở phía Nam của Nam Trung Bộ, 10 - 30mm ở Tây Nguyên
và 20 - 50mm ở Nam Bộ.
Số ngày mưa trung bình năm ở Việt Nam vào khoảng 60 – 220 ngày. Mùa mưa được
hiểu là thời gian trong năm có lượng mưa trung bình trên 100mm với xác suất xảy ra
trên 50%. Mùa mưa ở khu vực Tây Bắc và Đông Bắc bắt đầu vào khoảng tháng 4,
tháng 5 và kết thúc vào khoảng tháng 9, tháng 10. Ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ bắt
đầu vào khoảng tháng 4, tháng 5 và kết thúc vào khoảng tháng 10, tháng 11. Ở khu
vực Bắc Trung Bộ mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, tháng 6 và kết thúc vào tháng 11,
tháng 12. Khu vực phía bắc của Nam Trung Bộ mùa mưa bắt đầu vào tháng 8, tháng 9,
kết thúc vào tháng 12; khu vực phía nam của Nam Trung Bộ mùa mưa bắt đầu vào
tháng 4, tháng 5, kết thúc vào tháng 11; ở Tây Nguyên mùa mưa bắt đầu vào tháng 4,
tháng 5, kết thúc vào tháng 10, tháng 11; ở Nam Bộ mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, kết
thúc vào tháng 11.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam
Theo báo cáo số 12/BC-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ngày 08/02/2017 tình hình
thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016 tăng trưởng kinh tế của tỉnh như

sau:
- Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá so với 2010) ước đạt 24.730,8 tỷ đồng, tăng 11,62%
so với năm 2015, vượt kế hoạch.
- GDP bình quân đầu người ước đạt 48,3 triệu đồng, tăng 13,9% so với năm 2015,
bằng 100% kế hoạch năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2015 ước đạt: nông, lâm nghiệp, thủy sản 11,7%, công nghiệpxây dựng 59,7%, dịch vụ 28,6%.
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 7.551,6 tỷ đồng, tăng 4% so với
năm 2015.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp ước đạt 48.930,5 tỷ đồng, tăng 16,4% so với năm 2015.
12


- Thu cân đối ngân sách Nhà nước ước đạt 4.692,87 tỷ bằng 136,8% dự toán Trung
ương giao, 111,7% dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 35,5% so với năm 2015.
- Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.250 triệu USD, bằng 100% kế hoạch năm, tăng
21,1% so với năm 2015.
- Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 16.500 tỷ đồng, bằng 100% kế
hoạch năm, tăng 14,9% so với năm 2015.
- Vốn đầu tư toàn xã hội đạt 23.500 tỷ đồng,tăng 39,3% so với năm 2015, bằng
100,6% kế hoạch năm.
- Giải quyết việc làm mới ước đạt 18.339 lao động, bằng 115% kế hoạch năm; trong
đó xuất khẩu 1.015 lao động.
- Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm còn 4,24%, giảm 1,57% so với năm 2015, vượt kế
hoạch.
- Giảm tỷ lệ sinh dân số 0,13%o, đạt kế hoạch.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đến cuối năm còn 12,4%, vượt kế hoạch.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch và nước hợp vệ sinh theo tiêu chí
mới đạt 92%, đạt kế hoạch.
- Tỷ lệ rác thải đô thị được thu gom đạt 100%, nông thôn 90% vượt kế hoạch.
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 23.500 tỷ đồng tăng 39,3% so với năm

2015.
Hà Nam có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhưng có mật độ dân số khá cao. Diện tích đất
tự nhiên 86.193 km2, dân số là 799.381người (năm 2014); mật độ dân số trung bình
trên toàn tỉnh là 927 người/km2, cao gấp 3,38 lần so với mật độ trung bình trong cả
nước và phân bố không đều. [1]
Tại thành phố Phủ Lý, mật độ là 1.576 người/km2; tại các huyện đồng bằng gồm Lý
Nhân là 1.054 người/km2, huyện Bình Lục là 927 người/km2, huyện Duy Tiên là 967

13


người/km2; tại các huyện vùng đồi núi gồm huyện Kim Bảng là 675 người/km2 và
huyện Thanh Liêm là 693 người/km2.

Bảng 1. 5 Dân số của Hà Nam, giai đoạn 2011÷2014 [3]
Năm

Tổng số dân (người)

Mật độ (người/km2)

2012

792.198

921

2013

795.980


923

2014

799.381

927

2015

802.705

931

2016

803.720

932

Tình phát triển công nghiệp
Trong giai đoạn 2011÷2015, nền kinh tế cả nước nói chung và của Hà Nam nói riêng
trải qua những thăng trầm do hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu cuối
năm 2008, đầu năm 2009. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp của Hà Nam vẫn duy trì
và tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành theo tinh thần
Nghị quyết số 08/NQ-TW về đẩy mạnh phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Mặc dù tốc độ phát triển chưa xứng với tiềm năng, nhưng
có những dấu ấn mang tính đột phá trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và phát
triển doanh nghiệp tư nhân.

Theo Niên giám thống kê Hà Nam, 2015, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh
2010, tăng từ 20.411,7 tỷ VNĐ lên 40.682,1 tỷ VNĐ, tốc độ tăng bình quân
13,51%/năm. Vốn đầu tư tăng, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,98 triệu USD
lên 144,7 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 117,49%/năm. Số doanh nghiệp ngoài Nhà
nước tăng từ 1.680 đơn vị lên 1.765 đơn vị, tốc độ tăng bình quân 1,69%/năm. Đặc
biệt, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 38 đơn vị lên 59 đơn vị, tốc
độ tăng bình quân 18,42%/ năm. Theo Nghị quyết số 20/2014/NQ-HĐND ngày 02
tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về nhiệm vụ phát triển kinh
tế-xã hội 2015, năm 2014 công nghiệp của Hà Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng
khá, dịch vụ duy trì được mức tăng trưởng khá, phấn đấu năm 2015 tăng 22,7%, đạt
mức tăng trưởng bình quân 5 năm 2011÷2015 đạt 21,3%. Dưới đây là những tóm lược
14


về hoạt động của các lĩnh vực mũi nhọn thuộc ngành công nghiệp Hà Nam giai đoạn
2011÷2015, có khả năng tạo ra các sức ép lên môi trường.
- Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng
Hà Nam có tổng trữ lượng đa vôi khoảng 7,4 tỷ m3, trong đó đá vôi ciment chiếm
khoảng 4,1 tỷ m3. Đá vôi tập trung chủ yếu ở các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng. Đất
sét tổng trữ lượng gần 400 triệu tấn, trong đó đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng
khoảng 331 triệu tấn, đất sét làm gạch ngói khoảng 62 triệu tấn. Tính đến cuối năm
2013, Hà Nam có khoảng 140 tổ chức, cá nhân tham gia khai thác và chế biến khoáng
sản. Trong số 208 mỏ, 160 mỏ đang có hoạt động khai thác và chế biến, bao gồm: đá
vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi xi măng, mỏ sét xi măng và các mỏ sét
gạch ngói, cát đất san lấp; 48 mỏ đang làm thủ tục để cấp giấy phép theo quy mô công
nghiệp.
Sản lượng của sản xuất vật liệu xây dựng, bao gồm gạch, đá xây dựng, sản phẩm từ bê
tông, vật liệu lợp…đặc biệt là xi măng đều tăng. Toàn bộ nhà máy si măng lò đứng
đều cấm hoạt động. Sản xuất xi măng được đầu tư công nghệ tiên tiến, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường ngay từ nguồn. Trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013, sản lượng gạch

tăng 388.2717.000 lên 435.060.000 viên; ngói lợp tăng từ 1.600.000 viên lên
1.722.000 viện và tấm lợp phibroo xi măng giảm từ 3.755.000m2 xuống 1.722.000m2;
xi măng tăng từ 4.751.000 tấn lên 5.270.000 tấn. Năm 2014, 2015, sản xuất vật liệu
xây dựng vẫn tiếp tục tăng về số lượng doanh nghiệp sản xuất và công suất. Chỉ tính
riêng Công ty Xi măng Vissai Hà Nam, vào thời điểm giữa năm 2014, sản xuất xi
măng đã đạt công suất lên 6,2 triệu tấn/năm.
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
Trong giai đoạn 2011÷2015, công nghiệp chế biến chế tạo của Hà Nam có mức tăng
trưởng khá ấn tượng, trong bối cảnh nền kinh tế toàn quốc bị ảnh hưởng do hậu quả
của khủng khoảng kinh tế toàn cầu của những năm trước. Giá trị sản xuất theo giá so
sánh 2010, tăng từ 19.314,2VNĐ tỷ lên 26.837,8 tỷ VNĐ với mức tăng trung bình
12,98%/năm (Niên gián thống kê Hà Nam, 2014).

15


×