Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 119 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn với đề tài “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về
vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên
cứu trong Luận văn hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Vũ Văn Nhiên

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân tác giả đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và làm luận văn cao học.
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Uân, người đã
tận tình hướng dẫn và động viên tác giả trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã quan tâm, góp ý và nhận xét cho
bản luận văn của tác giả. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo đã giảng
dạy cho tôi trong suốt thời gian qua.
Xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc, tiếp tục sự nghiệp
đào tạo cho các thế hệ học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành công hơn nữa trên con


đường học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Vũ Văn Nhiên

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ ........................ 4
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách 4
1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với giao thông vận tải ......................... 4
1.1.2 Khái niệm và các loại hình vận tải hành khách bằng xe ô tô ...................... 6
1.1.3 Nội dung quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng xe ô tô ........ 8
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với vận tải khách
bằng xe ô tô......................................................................................................... 27
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vận tải hành khách bằng xe ô
tô trên địa bàn tỉnh .............................................................................................. 30
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô ................ 32
1.2.1 Kinh nghiệm một số địa phương ............................................................... 32
1.2.2 Những bài học rút ra cho Lạng Sơn về công tác quản lý hoạt động kinh
doanh vận tải hành khách bằng ô tô ................................................................... 34
1.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài .................................................... 35

Kết luận Chương 1 ............................................................................................................. 37
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LẠNG SƠN ............................................................................................... 38
2.1 Khái quát chung về đặc điểm kinh tế xã hội............................................................... 38
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ...................................................................... 38
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.......................................................................... 40
2.1.3 Đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông......................................................... 41
2.2 Thực trạng hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 45
2.2.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ......................................... 45
2.2.2 Nhu cầu vận chuyển hành khách ............................................................... 48
iii


2.2.3 Tình hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn ............................ 57
2.3 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ................................................................ 59
2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước làm công tác quản lý vận tải hành
khách bằng ô tô tại tỉnh Lạng Sơn ...................................................................... 59
2.3.2 Các văn bản quy định và hướng dẫn của địa phương về quản lý vận tải
hành khách bằng ô tô .......................................................................................... 64
2.3.3 Công tác quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông ............................ 66
2.3.4 Đầu tư cho lĩnh vực vận tải hành khách bằng ô tô .................................... 69
2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ....................................................... 71
2.4 Kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước đối với vận tải
hành khách bằng ô tô ......................................................................................................... 72
2.4.1 Kết quả đạt được ....................................................................................... 72
2.4.2 Hạn chế, bất cập ........................................................................................ 72
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế, bất cập ................................................................... 73
Kết luận Chương 2 ............................................................................................................. 75

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG
SƠN ............................................................................................................................... 76
3.1 Quan điểm và định hướng phát triển và thực hiện quản lý Nhà nước về giao thông
vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................... 76
3.1.1 Quan điểm phát triển ................................................................................. 76
3.1.2 Định hướng phát triển giao thông vận tải của Lạng Sơn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 ...................................................................................... 78
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về vận tải
hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn....................................................... 79
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện chính sách thể chế về vận tải hành khách .......... 79
3.2.2 Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển vận tải hành khách bằng ô tô85
3.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch về vận tải hành khách................................... 88
3.2.4 Giải pháp về thanh tra, kiểm tra ................................................................ 90

iv


3.2.5 Giải pháp về tổ chức bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý vận tải hành
khách bằng xe ô tô .............................................................................................. 93
Kết luận Chương 3 ............................................................................................................. 96
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 99

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ mô phỏng quan hệ quản lý .................................................................... 4
Hình 1.2. Cơ cấu bộ máy QLNN về VTHK .................................................................. 10

Hình 1.3. Các loại hình đơn vị kinh doanh VTHK bằng xe ô tô................................... 11
Hình 2.2. Các cơ quan quản lý Nhà nước về VTHK bằng ô tô tại tỉnh Lạng Sơn ........ 60
Hình 2.3. Mô hình tổ chức của Sở GTVT tỉnh Lạng Sơn ............................................. 61
Hình 2.4. Sơ đồ Tổ chức và quản lý bến xe khách........................................................ 69
Hình 2.5. Nguồn vốn đầu tư cho giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2008-2016
....................................................................................................................................... 69

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại bến xe ............................................................................ 105
Bảng 2.1: Tổng hợp số tuyến vận tải khách trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ....................107
Bảng 2.2: Nhu cầu đi lại, phương tiện vận tải khách tuyến liên tỉnh ............................49
Bảng 2.3: Tổng hợp phương tiện vận tải khách hợp đồng qua các năm .......................53
Bảng 2.4: Tổng hợp nhu cầu đi lại, khả năng đáp ứng vận tải bằng taxi ......................54
Bảng 2.5: Tổng hợp số lượng phương tiện qua các năm ...............................................59
Bảng 2.6: Hiện trạng hoạt động của bến xe tỉnh Lạng Sơn ...........................................68
Bảng 2.7: Tình trạng công tác thanh tra, kiểm tra .........................................................71

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ATGT


An toàn giao thông

BOT

Xây dựng-kinh doanh-chuyển giao

BT

Xây dựng-chuyển giao

BTXM

Bê tông xi măng

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNTT

Công nghệ thông tin

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiệp


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

GTĐB

Giao thông đường bộ

GTVT

Giao thông vận tải

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KCHT

Kết cấu hạ tầng

KD


Kinh doanh

KDVT

Kinh doanh vận tải

KT-XH

Kinh tế- Xã hội

QLNN

Quản lý Nhà nước

TTĐK

Trung tâm đăng kiểm

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

VTHK

Vận tải hành khách


viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông vận tải giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, bởi nó
đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu của nhân dân và vận chuyển hàng hóa, vận chuyển
khách trong quá trình lưu thông. Vì thế, giao thông vận tải là ngành cần ưu tiên đầu tư
phát triển đi trước một bước nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công ngiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Vận tải bằng xe ô tô là phương thức vận tải phổ biến hiện nay, có mặt ở mọi nơi, từ
thành phố đến nông thôn. Do tính cơ động cao cho nên vận tải bằng xe ô tô đã phát
huy vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng và ngày
càng tăng lên của xã hội. Thực hiện sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp năm 2014
và Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trên thị trường vận tải hành khách bằng xe ô
tô, các thành phần kinh tế với quy mô và trình độ công nghệ sản xuất khác nhau đều có
thể tham gia cung ứng dịch vụ (sản phẩm) vận tải, trở thành loại hình vận tải có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất trong những năm vừa qua. Các doanh nghiệp kinh doanh vận
tải hành khách đã đầu tư nhiều phương tiện mới, chất lượng tốt thay thế cho các
phương tiện cũ, thường xuyên hư hỏng, hết niên hạn sử dụng và từng bước nâng cao
chất lượng dịch vụ vận tải, phục vụ khách, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của
nhân dân, được dư luận xã hội hoan nghênh, đồng tình ủng hộ trong thời gian vừa qua.
Lạng Sơn là tỉnh nằm ở biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, có đường biên
giới giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa với chiều dài 231.74 km, phía bắc tiếp
giáp với tỉnh Cao Bằng, phía nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp khu tự trị
dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía
tây và tây nam giáp tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên. Địa hình phần lớn là rừng núi, có các
tuyến đường giao thông trọng yếu của quốc gia đi qua như quốc lộ 1 nối cửa khẩu
quốc tế Hữu Nghị, đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội- Lạng Sơn nối liền với ga cửa

khẩu quốc tế Đồng Đăng, đây là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của
vùng, của cả nước. Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong
lĩnh vực vận tải đường bộ, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã không ngừng
1


đầu tư đổi mới phương tiện; tổ chức khai thác nhiều tuyến vận tải đến các vùng miền
trong cả nước đặc biệt với các tỉnh miền Bắc, miền Nam, Tây Nguyên,...
Tuy nhiên, ở Lạng Sơn cũng như trên phạm vi cả nước, sự phát triển quá “nhanh” của
vận tải hành khách bằng xe ô tô, cùng với mặt trái của cơ chế thị trường đã để lại nhiều
hệ lụy như: chạy quá tốc độ cho phép, lấn làn đường, vượt ẩu để tranh dành khách,
dừng đỗ, chạy vòng vo đón trả khách không đúng nơi quy định... dẫn đến ATGT
không được kiểm soát; vi phạm các quy định về vận tải như chèn ép khách, chở quá
tải, quá số người quy định, sang nhượng khách, xe dù, bến cóc làm ảnh hưởng đến môi
trường kinh doanh vận tải khách không lành mạnh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và
dư luận bất bình trong xã hội. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác
quản lý nhà nước về vận tải và trật tự ATGT của các cấp còn nhiều thiếu sót, hạn chế
các cơ quan chức năng và cấp chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý trong
lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, theo hợp đồng, vận tải
hành khách bằng xe taxi... chưa tổ chức thực hiện, làm đúng và đầy đủ chức năng quản
lý nhà nước theo các quy định của pháp luật hiện hành; các lực lượng kiểm tra, kiểm
soát chưa phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, đồng bộ thường xuyên và xử lý chưa
nghiêm đối với hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được
chú trọng đôi khi còn mang tính hình thức...
Từ những tính cấp thiết trên tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng sơn” có tính thời sự,
cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải
hành khách bằng ô tô trên địa bàn nghiên cứu nhằm đảm bảo trật tự vận tải hành

khách, an toàn giao thông, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của xã hội trong thời gian tới
góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách
2


bằng ô tô và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Về thời gian: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách
bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh. Luận văn nghiên cứu, thu thập, khảo sát các số liệu sơ
cấp và thứ cấp từ 2011 đến 2016, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2017-2022.
4 Mục đích và phương pháp nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vận tải hành khách bằng ô tô và
công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên
địa bàn cấp tỉnh.
Khảo sát đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải và công tác quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn, từ đó rút ra kết quả đạt được cần phát huy và những hạn chế và nguyên nhân của
những mặt hạn chế cần đề xuất giải pháp khắc phục.
Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Lạng sơn giai đoạn
đến năm 2022.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong nghiên cứu gồm: phương pháp thu thập

nghiên cứu tài liệu, phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp chuyên gia thông qua
việc tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, các báo cáo của Sở Giao thông vận tải tỉnh
Lạng Sơn, các đơn vị trực thuộc ngành có liên quan. Các phương pháp tổng hợp, phân
tích, so sánh sẽ là những phương pháp được sử dụng trong phân tích thực trạng.

3


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh vận tải hành
khách
1.1.1 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với giao thông vận tải
- Khái niệm quản lý
Ngày nay, thuật ngữ “Quản lý - Management” được sử dụng phổ biến nhưng chưa có
một định nghĩa thống nhất. Có người cho quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo hoàn
thành công việc thông qua sự nỗ lực của người khác, cũng có người cho quản lý là một
hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân và nhằm đạt được
mục đích của nhóm.. .Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách
là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Có thể mô phỏng quan hệ chủ thể quản lý - đối tượng quản lý và mục tiêu quản lý như
Hình 1.1:

Hình 1.1. Sơ đồ mô phỏng quan hệ quản lý
- Khái niệm quản lý Nhà nước
Đời sống xã hội là sự tổng hòa của nhiều yếu tố và quá trình vận động phát triển. Mỗi
yếu tố và quá trình lại bị chi phối bởi những quy luật vận động nhất định, làm nên sự
đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức của đời sống xã hội. Muốn có một xã
hội phát triển ổn định, bền vững, cần nhiều chủ thể tham gia quản lý các đối tượng

khác nhau như: Các tổ chức chính trị, pháp lý, các tổ chức đoàn thể nhân dân, các
nghiệp đoàn và tổ chức kinh tế... trong đó Nhà nước giữ vai trò quản lý vĩ mô. Quản lý
4


Nhà nước xuất hiện sau khi các Nhà nước ra đời và là dạng thức quản lý đặc biệt quản lý toàn thể xã hội. Mỗi Nhà nước luôn gắn với một thiết chế xã hội nhất định
theo phạm vi không gian và thời gian, do vậy đặc tính quản lý Nhà nước sẽ thay đổi
tùy theo bản chất của chế độ chính trị và trình độ phát triển nền kinh tế - xã hội mỗi
quốc gia trong từng thời kỳ.
Vậy có thể hiểu quản lý Nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền
lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy
trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
- Khái niệm quản lý nhà nước về giao thông vận tải
Giao thông vận tải là một nhu cầu tiêu dùng của đời sống con người, với một sản phẩm
hàng hóa được xem như là một mục tiêu trung tâm, là kết quả cuối cùng của mọi quá
trình sản xuất vật chất diễn ra trên quy mô toàn ngành giao thông vận tải là tấn km và
hành khách km. Tất cả những gì liên quan đến các quá trình sản xuất để làm ra sản
phẩm đó, cũng như liên quan tới sự tiêu dùng của toàn xã hội đối với sản phẩm đó,
chính là đối tượng quản lý của ngành Giao thông vận tải.
Vì vậy, đối với lĩnh vực giao thông vận tải nói chung và hoạt động VTHK bằng ô tô
nói riêng, hoạt động quản lý Nhà nước có thể hiểu là sự tác động của bộ máy quản lý
nhà nước vào các quá trình, các quan hệ kinh tế - xã hội trong hoạt động giao thông
vận tải từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đến khai thác phương tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng lưới đến tổ chức,
quản lý, khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hướng ý chí và hành động của
các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của giao thông vận tải, kết hợp hài hòa
lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích của Nhà nước.
Hay nói cách khác quản lý nhà nước về giao thông vận tải là toàn bộ hoạt động quản lý
của các cơ quan chấp hành và điều hành của bộ máy Nhà nước để tác động vào các

quá trình, các quan hệ liên quan giao thông vận tải nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

5


1.1.2 Khái niệm và các loại hình vận tải hành khách bằng xe ô tô
- Khái niệm
Vận tải là quá trình di chuyển hay thay đổi vị trí của hàng hóa, hành khách trong
không gian, theo thời gian cụ thể nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.
Vận tải hành khách bằng xe ô tô là một loại hình vận tải chuyên chở con người từ địa
điểm này đến địa điểm khác bằng xe ô tô.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Thay
đổi về số lượng là sự gia tăng về nhu cầu đi lại của người dân. Thay đổi về chất lượng
là yêu cầu đảm bảo về mặt an toàn, tiện nghi và sự thỏa mái, nhanh chóng. Tính xã hội
của VTHK rất cao vì sự thay đổi giá cước, thời gian vận tải sẽ tác động trực tiếp đến
người tiêu dùng (hành khách). Chi phí chuyến đi của hành khách thể hiện ở hai mặt:
thời gian chuyến đi và giá vé phải trả.
- Các loại hình vận tải hành khách
Theo phương thức vận tải
- Vận tải đường bộ
- Vận tải đường sắt
- Vận tải đường thủy
- Vận tải hàng không
- Vận tải đô thị. Bao gồm tàu điện ngầm (metro), tàu điện bánh sắt (tramway), xe điện
bánh hơi (trolleybus), ô tô buýt (bus), tàu điện một ray (monoray), đường sắt nhẹ
(LRT), taxi,...
- Vận tải đặc biệt. Ví dụ như vận tải bằng băng chuyền, cáp treo.
Theo phương thức quản lý
- Vận tải cá nhân: Là hình thức tự phục vụ, tự thỏa mãn nhu cầu đi lại của cá nhân và
người thân nhưng không thu tiền.


6


- Vận tải hành khách công cộng: Là hình thức vận tải phục vụ mọi đối tượng hành
khách đi lại và có thu tiền, tức là tìm kiếm lợi nhuận qua việc phục vụ các đối tượng
đó. VTHK công cộng gồm hai loại: Loại có sức chở lớn như tầu điện ngầm, xe bus.
Loại có sức chứa nhỏ như xe máy ôm, xe taxi,.
- Vận tải hành khách công vụ: Phương tiện đưa đón công nhân, cán bộ, học sinh.
Theo địa giới hành chính
- Vận tải trong thành phố
- Vận tải liên tỉnh
- Vận tải quốc tế
- Các loại hình vận tải hành khách bằng ô tô
- Vận tải hành khách theo tuyến cố định: VTHK theo tuyến cố định có xác định bến đi,
bến đến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp do doanh nghiệp, HTX đăng ký
và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận. VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định bao
gồm liên tỉnh, nội tỉnh, và liên vận quốc tế.
- Vận tải hành khách bằng xe buýt: VTHK bằng xe buýt có các điểm dừng, đón trả
khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị, phạm vi tỉnh
hoặc trong phạm vi giữa 2 tỉnh liền kế; Nếu điểm đầu, điểm cuối nằm tại các đô thị đặc
biệt thì không quá 3 tỉnh liền kế; Cự ly tuyến xe buýt không quá 60 (sáu mươi) km.
- Vận tải hành khách bằng xe taxi: VTHK bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo
yêu cầu của hành khách; cước vận chuyển được tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào
km xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
- Vận tải hành khách theo hợp đồng: VTHK theo hợp đồng có lộ trình và thời gian
theo yêu cầu của khách đi xe, có hợp đồng vận tải bằng văn bản.
- Vận tải khách du lịch: Vận chuyển khách du lịch là vận tải khách theo tuyến, chương
trình và địa điểm du lịch, có hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ
hành, chương trình du lịch và danh sách khách đi xe.


7


1.1.3 Nội dung quản lý Nhà nước đối với vận tải hành khách bằng xe ô tô
1.1.3.1 Nội dung quản lý phân theo cấp quản lý
Cấp Trung ương
- Hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, quy hoạch phát triển giao thông vận tải
toàn quốc.
- Nhà nước quản lý hoạt động GTVT thông quan việc ban hành các quyết định quản lý
kinh tế, xây dựng các định mức, quy trình, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát thực
hiện các quyết định ấy.
Cấp tỉnh
Sở Giao thông vận tải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về GTVT đường bộ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm
tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GTVT. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, Sở
GTVT có nhiệm vụ:
Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ nhằm phát triển bền vững giao thông vận tải,
bao gồm các chính sách sử dụng đất đai, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng mạng
lưới giao thông vận tải công cộng, đồng thời khuyến khích khu vực tư nhân tham gia
đầu tư vào lĩnh vực này.
Quản lý đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch: Việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các
tuyến giao thông, các công trình phục vụ vận tải trên địa bàn Tỉnh phải phù hợp với
quy hoạch được duyệt; căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, cần xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung
hạn để đầu tư phát triển các công trình theo đúng lộ trình, mục tiêu đặt ra và định kỳ
hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch.
Quản lý hạ tầng Giao thông vận tải: Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo trì và bảo
đảm giao thông thông suốt đối với các tuyến quốc lộ được uỷ thác quản lý, các tuyến

đường tỉnh. Phối hợp, tham gia quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng
8


theo đúng quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải với các địa phương và đúng
quy định về quản lý đầu tư xây dựng.
Quản lý vận tải
- Quản lý luồng tuyến: Tổ chức thực hiện quản lý VTHK theo tuyến cố định, hợp
đồng, vận tải khách du lịch, vận tải taxi và VTHK công cộng bằng xe buýt theo quy
định của pháp luật; cấp phép vận tải quốc tế cho phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT. Phối hợp với lực lượng
chức năng tổ chức kiểm tra giám sát lưu động trên các tuyến đường bộ để ngăn chặn
tình trạng phương tiện bắt khách dọc đường, xe chạy ẩu, chở quá khổ, quá tải, ... để
đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
- Quản lý bến, bãi
Thực hiện nghiêm túc quy định bắt buộc đối với phương tiện phải vào bến để đón, trả
khách hoặc tổ chức đón, trả khách tại một số điểm quy định; bố trí mặt bằng xây dựng
của bến xe phải đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải đảm bảo văn
minh, lịch sự.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra tình trạng hoạt động của các bến xe, các điểm đón
khách dọc đường; xây nhà chờ xe buýt để đảm bảo tính an toàn, tiện nghi cho hành
khách.
- Quản lý phương tiện: Tất cả các phương tiện tham gia giao thông phải được đăng
kiểm, kiểm tra chất lượng định kỳ, nghiêm cấm và xử phạt nặng đối với các loại
phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, các phương
tiện quá niên hạn.
- Quản lý các DN, HTX KDVT: Định kỳ hàng năm Sở GTVT giao Thanh tra Giao
thông vận tải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị KDVT để kịp thời
ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô
tô.


9


Chính phủ
Bộ GTVT

Các Ban ngành
UBND tỉnh
Sở GTVT
Các Bến xe

Các DN, HTX VT

Hình 1.2. Cơ cấu bộ máy QLNN về VTHK
1.1.3.2 Các quy định của Nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Thực hiện quy định của Luật GTĐB năm 2014 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, Luật
thuế năm 2013 số 32/2013/QH13, Luật Doanh nghiệp năm 2014 số 68/2014/QH13,
Pháp lệnh Phí và Lệ phí số: 38/2001/PL-UBTVQH10... Chính phủ, các Bộ, Cơ quan
ngang Bộ thuộc Chính phủ đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định
trong lĩnh vực VTHK bằng ô tô, bao gồm các quy định chủ yếu sau:
Quy định về doanh nghiệp
Theo quy định của Luật GTVT năm 2014, Nghi định số 86/2014/NĐ-CP ngày
10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
(gọi tắt là Nghị định 86/2014/NĐ-CP), đơn vị KD VTHK bằng ô tô phải có đủ điều
kiện sau đây:
- Đăng ký kinh doanh VTHK bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình
thức kinh doanh
- Lái xe và nhân viên phục vụ phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh

doanh. Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù
hợp với phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật.
- Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của DN, HTX phải đáp ứng
đầy đủ các điều kiện: Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình
10


độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác; tham gia quản lý vận tải tại các DN, HTX
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên.
- Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh
doanh.
- Doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi
phải đăng ký và niêm yết chất lương dịch vụ. Nội dung đăng ký chất lượng dịch vụ
theo quy định của Bộ GTVT.
- Kinh doanh VTHK theo tuyến cố định: Có bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT;
- Kinh doanh VTHK bằng xe buýt: Xe buýt phải có màu sơn đặc trưng đăng ký với cơ
quan quản lý tuyến.
- Kinh doanh VTHK bằng taxi: Xe taxi có gắn đồng hồ tính tiền theo km lăn bánh và
thời gian chờ đợi, đăng ký màu sơn số, điện thoại giao dịch, logo và chất lượng dịch
vụ với cơ quan quản lý; có bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT; có trung tâm điều
hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.
- Kinh doanh VTHK bằng xe hợp đồng và xe du lịch: Phải có số lượng xe theo quy
định. Riêng kinh doanh VTHK bằng xe du lịch còn phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về du lịch và xe có niên hạn sử dụng không quá 15 năm.
Các đơn vị KD VTHK bằng xe ô tô

Các DN lập theo
Luật DN 2014

Các HTX thành lập

theo Luật HTX 2012

KD VTHK: Tuyến cố định; xe hợp
đồng; xe du lịch; xe taxi; xe buýt,
xe cho thuê

Các hộ KD thành lập
theo Nghị định số
43/2010/NĐ-CP

KD VTHK: xe hợp đồng; xe
du lịch, xe cho thuê

Hình 1.3. Các loại hình đơn vị kinh doanh VTHK bằng xe ô tô

11


Quy định về ô tô
Theo các quy định hiện hành về quản lý phương tiện đối với xe ô tô như sau: Tất cả xe
ô tô VTHK phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Về niên hạn
sử dụng: đối với xe ô tô chở người có niên hạn sử dụng không quá 20 năm; đối với xe
chuyển đổi công năng từ các loại phương tiện khác thành xe ô tô chở người thực hiện
trước ngày 01/01/2002, có niên hạn không quá 17 năm; xe KD vận tải taxi có niên hạn
sử dụng không quá 08 năm tại đô thị loại đặc biệt, không quá 12 tại các địa phương
khác; đối với xe ô tô chở người từ 10 hành khách trở lên KD vận tải theo tuyến cố định
cự ly lớn hơn 300km có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; còn đối với xe KD vận
tải khách du lịch có niên hạn không quá 15 năm.
Đối với Chủng loại phương tiện. Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy
định: Xe kinh doanh VTHK bằng taxi có sức chứa không quá 9 chỗ ngồi (kể cả người

lái); Xe kinh doanh VTHK theo tuyến cố định có trọng tải được phép chở từ 10 hành
khách trở lên; Xe kinh doanh vận tải bằng xe buýt phải có sức chứa từ 17 hành khách trở
lên.
Đối với điều kiện tham gia giao thông: Xe ô tô vận tải hành khách phải được kiểm tra
và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường theo quy định tại Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của
Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Thiết bị giám sát hành trình: Xe ô tô kinh doanh VTHK theo tuyến cố định, xe buýt,
theo hợp đồng và du lịch phải lắp thiết bị giám sát hành trình đã được Bộ GTVT cấp
Giấy chứng nhận hợp chuẩn.
Quy định về người lái xe và nhân viên phục vụ
Theo Luật GTĐB 2008 quy định: Người lái xe chở người trên 30 chỗ ngồi có tuổi tối
đa không quá 50 đối với nữ và 55 đối với nam; Người lái xe ô tô chở người từ 10 đến
30 chỗ ngồi phải đủ 24 tuổi và có GPLX hạng D, người lái xe ô tô chở người trên 30
chỗ ngồi phải đủ 27 tuổi và có GPLX hạng E; Người có nhu cầu đào tạo nâng hạng
12


GPLX lên hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở
lên.
Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định: Nhân viên phục vụ trên xe vận tải phải
được tập huấn về nghiệp vụ vận tải theo quy định của Bộ GTVT.
Thông tư 58/201/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định về
đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (gọi tắt Thông tư 58/2015/TTBGTVT);
Quy định về khai thác vận tải
Quy định về khai thác VTHK theo tuyến cố định
- Xe vận tải hành khách theo tuyến cố định đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu
“XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát
hành;

- Cơ quan quản lý tuyến: Sở GTVT địa phương (đối với tuyến nội tỉnh) và Sở GTVT
hai đầu tuyến (đối với tuyến liên tỉnh);
- Tiêu chí thiết lập tuyến VTHK: Có hệ thống đường bộ được công bố khai thác trên
toàn bộ hành trình; có bến xe nơi đi, nơi đến được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa
vào khai thác. Đối với tuyến có cự ly trên 300 km phải có bến xe đủ tiêu chuẩn tối
thiểu loại 4 theo quy định của Bộ GTVT; có DN, HTX đăng ký tham gia khai thác;
- Đăng ký khai thác tuyến: Chỉ những DN, HTX có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô theo tuyến cố định mới được đăng ký khai thác tuyến;
- DN, HTX KD VTHK theo tuyến cố định từ 300 Km trở lên phải có số lượng phương
tiện tối thiểu: Từ 20 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc
Trung ương); từ 10 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại),
riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ thì có số lượng
xe từ 05 xe trở lên.
Quy định về khai thác VTHK bằng xe buýt

13


- Xe buýt đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu do Tổng
cục Đường bộ Việt Nam phát hành;
- Quy định về điềm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt: Điểm đầu và điểm
cuối của tuyến xe buýt phải đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo
ATGT; có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến, số hiệu tuyến, hành trình, tần suất
chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại của cơ quan quản lý
tuyến; có nhà chờ hành khách; mẫu nhà chờ đuợc Sở GTVT quy định thống nhất;
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy hoạch mạng lưới tuyến;
- Quản lý và khai thác tuyến VTHK bằng xe buýt: Sở GTVT tải công bố mở tuyến tại
địa phương theo quy hoạch mạng lưới tuyến của UBND cấp tỉnh phê duyệt; công bố
biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến (không dưới 12 giờ trong một ngày);
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành giá vé VTHK bằng xe buýt;

hành khách được mang theo hành lý xách tay nặng không quá 10 (mười) kg và kích
thước không quá (30x40x60) cm;
- DN, HTX KD VTHK bằng xe buýt phải có số lượng phương tiện tối thiểu: Từ 20 xe
trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương); từ 10 xe
trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại), riêng đơn vị có trụ sở
đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ thì có số lượng xe từ 05 xe trở lên.
Quy định về khai thác VTHK bằng taxi
- Xe taxi đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu “XE TAXI” theo mẫu do Tổng cục
Đường bộ Việt Nam phát hành;
- Trước khi đưa xe vào khai thác, DN, HTX phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần
số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm và các xe;
- Xe taxi có hộp đèn với chữ “TAXI” gắn trên nóc xe, từ 18 giờ đến 6 giờ hộp đèn phải
được bật sáng khi trên xe không có khách và tắt khi trên xe có khách;
- Xe taxi được đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ; các điểm đón trả
khách phải đảm bảo ATGT và được báo hiệu bằng biển báo, vạch sơn kẻ đường theo
quy định;
14


- UBND cấp tỉnh tổ chức và quản lý điểm đỗ xe taxi công cộng;
- DN, HTX KD VTHK bằng xe taxi phải có số xe tối thiểu là 10 xe, riêng đối với đô
thị loại đặc biệt phải có số xe tối thiểu là 50 xe.
Quy định về VTHK bằng xe ô tô theo hợp đồng
- Xe ô tô đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu do
Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát hành;
- Xe ô tô KD VTHK theo hợp đồng phải có danh sách hành khách theo mẫu quy định;
- Hợp đồng vận chuyển khách phải có các nội dung cơ bản sau: thời gian thực hiện
hợp đồng, địa chỉ nơi đi, nơi đến, hành trình, số lượng hành khách.
- Vận tải hành khách theo hợp đồng không được đón khách dọc đường ngoài số lượng
khách đã đăng ký, không được bán vé cho hành khách đi xe.

- Đơn vị KD VTHK theo hợp đồng vận chuyển hành khách trên cự ly từ 300 Km trở
lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu: Từ 10 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở
đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương); từ 05 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở
đặt tại các địa phương còn lại), riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy
định của Chính phủ thì có số lượng xe từ 03 xe trở lên.
Quy định về VTHK bằng xe ô tô du lịch
- Xe ô tô thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp của DN vận tải;
- Xe ô tô đủ điều kiện được Sở GTVT cấp phù hiệu “XE VẬN TẢI KHÁCH DU
LỊCH” theo mẫu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam phát hành;
- Hợp đồng vận chuyển khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành ít nhất phải có các nội
dung sau: thời gian thực hiện hợp đồng, địa chỉ nơi đi, nơi đến, hành trình chạy xe,
danh sách hành khách và chương trình du lịch;
- Vận tải hành khách du lịch không được đón khách dọc đường ngoài số lượng khách
đã đăng ký, không được bán vé cho hành khách đi xe.

15


- Đơn vị KD VT khách du lịch vận chuyển hành khách trên cự ly từ 300 Km trở lên
phải có số lượng phương tiện tối thiểu: Từ 10 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt
tại các thành phố trực thuộc Trung ương); từ 05 xe trở lên (đối với đơn vị có trụ sở đặt
tại các địa phương còn lại), riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định
của Chính phủ thì có số lượng xe từ 03 xe trở lên.
Quy định về tài chính
Quy định liên quan đến doanh nghiệp
- Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá
trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ- CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy
định lĩnh vực KD VTHK bằng ô tô chịu thuế suất VAT là 10%;
- Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 31/12/2013 Hướng dẫn thi hành Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Quyết định số 62/2009/QĐ-TTg ngày 20/4/2009 (được sửa đổi bổ sung bằng Quyết
định 55/2012/QĐ-TTg ngày 19/12/2012) của Thủ tướng Chính phủ quy định miễn tiền
thuê đất đối với các trạm bão dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe, nhà điều hành, điểm bán vé
của các doanh nghiệp kinh doanh VTHK công cộng.
Quy định liên quan đến quá trình vận hành, khai thác xe ô tô
- Theo quy định tại Thông tư 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 của Bộ Tài chính
Hướng dẫn về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; 1 xe ô tô
VTHK phải đóng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự mỗi năm từ 1.404.000 đồng
đến 4.700.000 đồng tuỳ theo tải trọng xe, riêng xe ô tô KD vận tải taxi phí bảo hiểm
bằng 150% so với xe ô tô cùng loại, xe ô tô buýt phí bảo hiểm 1.825.000 đồng;
- Xe ô tô VTHK, phải đóng phí bảo trì đường bộ được quy định tại Nghị định số
18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ và Nghị định
số 56/2014/NĐ-CP ngày 30/5/2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 18/2012/NĐ-CP.
16


- Trong khi dừng đón, trả khách tại các bến xe ô tô khách, các điểm dừng, đỗ được đầu
tư xây dựng các xe ô tô vận tải khách phải đóng các loại phí (giá) dịch vụ xe ra vào
bến, bãi đỗ xe theo quy định của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
được quy định tại Thông tư số 129/2010/TT-BTC-BGTVT ngày 27/8/2010 của liên Bộ
Tài chính - Giao thông vận tải.
Quy định liên quan đến hành khách
- Đối với VTHK theo tuyến cố định, VTHK theo hợp đồng, du lịch, và taxi, giá vé, giá
cước, giá hợp đồng vận chuyển doanh nghiệp tự quyết định dựa trên quy luật giá trị và
cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên trước khi thực hiện giá mới doanh nghiệp phải
đăng ký với Sở GTVT, Sở Tài chính và Cục thuế địa phương; niêm yết công khai theo
quy định tại Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC- BGTVT ngày 15/10/2014
của liên Bộ GTVT – Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng

xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ và Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày
01/12/2010 của Bộ Tài chính.
- Đối với giá cước VTHK bằng xe buýt, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quyết định giá cước.
Quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ
Luật GTĐB năm 2008 quy định: Kết cấu hạ tầng GTĐB gồm công trình đường bộ,
bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục
vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
Sở Giao thông vận tải xếp loại bến xe ô tô khách và công bố đưa bến xe vào hoạt
động;
Bến xe ô tô khách có trách nhiệm thực hiện biểu đồ chạy xe do cơ quan quản lý tuyến
ban hành và các quy định khác về quản lý hoạt động VTHK bằng ô tô theo tuyến cố
định;
Thu giá dịch vụ phục vụ xe ra, vào bến theo đúng quy định.
Bến xe phải xây dựng theo quy chuẩn tương ứng với từng loại bến xe (theo QCVN 45:
2012/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe).
17


×