Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đề thi HSG văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.78 KB, 6 trang )

PHÒNG GD - ĐT CAM LỘ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: Ngữ Văn 8
Năm học: 2010 - 2011
Thời gian: 120 phút
Câu 1(2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn chỉ rõ cái hay của đoạn văn sau, trong đó có sử dụng
các kiểu câu đã học ở lớp 8.
“ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như
con nít. Lão hu hu khóc.”
( Lão Hạc – Nam Cao)
Câu 2: (2.0 điểm) Đọc phần trích:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Trích Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)
Nêu nguyên lý nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của
dân tộc Đại Việt được tác giả thể hiện qua đoạn trích trên.
Câu 3: (6.0 điểm)
Văn bản "Trong lòng mẹ" (Trích Những ngày thơ ấu, Ngữ Văn 8, tập I) của
nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện tình cảm đối với người mẹ rất mực kính yêu một
cách cảm động. Hãy nêu những cảm nhận của em về đoạn trích trên
PHÒNG GD - ĐT CAM LỘ


HƯỚNG DẪN
CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 8
Năm học: 2010 - 2011
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1 Yêu cầu học sinh chỉ ra được cái hay của đoạn văn :
* Về nghệ thuật:
- Từ ngữ trong đoạn văn có sự chọn lọc đặc sắc ( từ “ép”
được dùng rất đắt ), có sức gợi tả cao: sử dụng từ tượng
hình, tượng thanh
- Chọn miêu tả chi tiết tiêu biểu, cùng trường từ vựng:
Khuôn mặt, vết nhăn, nước mắt, đầu, miệng.
- So sánh: mếu như con nít
*Về nội dung:
- Đây là đoạn văn miêu tả ngoại hình (khuôn mặt già nua
khô héo) nhưng lại làm rõ được sự đau khổ, day dứt, dằn
vặt không kìm nén được lão Hạc khi phải bán cậu Vàng.
- Đoạn văn thể hiện rõ tình cảm, thái độ của nhà văn Nam
Cao đối với nhân vật lão Hạc: thấu hiểu, chia sẻ, đồng
cảm…Đó cũng chính là thái độ, tình cảm của nhà văn trước
nỗi khổ đau, bất hạnh của con người.
=> Tấm lòng và tài năng của nhà văn đã làm cho đoạn văn
miêu tả ngoại hình nhưng mang đầy tâm trạng.
2.0 điểm
1.0điểm
1.0 điểm
- Đạt được các yêu cầu trên.2.0đ
- Đảm bảo các yêu cầu về nội dung nhưng kỹ năng xây dựng đoạn văn còn hạn
chế. 1.5đ
- Nội dung đoạn văn sơ sài, chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng đoạn văn. 1 đ
Các mức điểm khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.

Câu 2 + Luận điểm 1: Nguyên lý nhân nghĩa (2 câu đầu)
Theo Nguyễn Trãi, cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là "yên dân,
trừ bạo". Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình,
1.0 điểm
hạnh phúc, muốn như vậy thì phải trừ diệt mọi thế lực tàn
bạo. Trong hoàn cảnh bấy giờ, dân chính là dân Đại Việt
đang bị xâm lược, thế lực tàn bạo chính là giặc Minh cướp
nước. Như vậy, với Nguyễn Trãi: nhân nghĩa gắn liền với
yêu nước chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước,
không chỉ là quan hệ giữa người với người (phạm trù Nho
giáo) mà còn là quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây
chính là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân
nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo.
+ Luận điểm 2: Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ
quyền của dân tộc Đại Việt (8 câu sau)
Nguyễn Trãi đưa ra 5 yếu tố căn bản để xác định độc lập
chủ quyền của dân tộc: nền văn hiến lâu đời, lãnh thổ,
phong tục tập quán, lịch sử, chế độ chủ quyền riêng.
(Đây cũng là điểm phát triển của Nguyễn Trãi trong "Bình
ngô đại cáo" so với Lý Thường Kiệt trong "Sông núi nước
Nam", chỉ có 2 yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền). Trong đó,
Nguyễn Trãi ý thức sâu sắc rằng "văn hiến, truyền thống
lịch sử" là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân
tộc. Đây chính là điều mà quân xâm lược phương Bắc đã
bao đời luôn tìm cách đồng hoá, phủ định, nhưng "văn hiến
nước Nam" là một thực tế, luôn tồn tại với sức mạnh của
chân lý khách quan, Đại Việt luôn có chủ quyền ngang
hàng với phương Bắc.
1.0 điểm
Chấm điểm: mỗi ý đúng cho 1.0 điểm. Giám khảo tuỳ theo mức dộ bài làm của

HS để cho điểm hợp lý
Câu 3 * Yêu cầu: Đề bài thuộc kiểu nghị luận văn học, nêu ý kiến
đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích tác
phẩm văn học. Học sinh cần biết kết hợp các kiểu văn bản
đã học (tự sự, miêu tả, biểu cảm...) và các phương thức biểu
đạt của văn nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận,
phân tích...), đặc biệt, cần đưa yếu tố biểu cảm vào trong
bài viết của mình.
Bài viết cần đảm bảo bố cục 3 phần với những nội dung cơ
bản sau:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyên Hồng, về tác
phẩm và nội dung đoạn trích "Trong lòng mẹ".
- Kết hợp nhận xét, đánh giá sơ lược về tình cảm của bé
Hồng đối với người mẹ; về tình mẫu tử thiêng liêng, diệu
kỳ.
* Thân bài: Đảm bảo các ý chính sau:
- "Trong lòng mẹ" là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào
của chính nhà văn - cậu bé Hồng.
- Hoàn cảnh của bé Hồng trong gia đình bất hạnh.
- Sự đối mặt của bé Hồng và người cô cay nghiệt.
- Diễn biến tâm trạng của bé Hồng với những ký ức tuổi
thơ.
+ Trước khi gặp mẹ
+ Hình ảnh người cô làm vết thương lòng bé Hồng đau nhói
và sự ghẻ lạnh, thành kiến với người đời.
+ Sự cay nghiệt của người cô khiến Hồng nhận ra mẹ là
người tốt nhất, đẹp nhất giúp em vượt qua những thành kiến
mà người cô cố ý gieo rắc cho em.
+ Từ nhận thức non nớt, bé Hồng vẫn kiên quyết bảo vệ mẹ
mình bất chấp thành kiến độc ác -> đó là một tâm hồn, một

tấm lòng đáng quý.
+ Niềm hạnh phúc được ở trong lòng mẹ (cuộc gặp gỡ cảm
động, hình ảnh người mẹ và tình thương yêu bé Hồng dành
cho mẹ, tình thương của người mẹ và sự cảm nhận của bé
Hồng...)
* Kết bài: - Khẳng định giá trị nội dung đoạn trích, giá trị
thiêng liêng của tình cảm gia đình và người mẹ.
- Có thể nêu những ý kiến khác (tình cảm của nhà văn, suy
ngẫm về thân phận con người...)
Chấm điểm:
- Điểm 5 - < 6 : Bài làm đạt được các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, từ ngữ có
chọn lọc, biết kết hợp các kiểu văn bản đã học (tự sự, miêu tả, biểu cảm...) và
các phương thức biểu đạt của văn nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận,
phân tích...), đặc biệt, cần đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài viết của mình.Bài
văn sinh động, hấp dẫn.. Tỏ ra có năng khiếu , chỉ có vài lỗi nhỏ về chính tả.
- Điểm 4 - < 5: Bài làm cơ bản đạt được các yêu cầu trên về nội dung. Diễn đạt
trôi chảy, từ ngữ có chọn lọc, sắp xếp sự việc hợp lý. Song còn một số ý chưa
sâu, có vài lỗi về diễn đạt và chính tả.
- Điểm 3 - < 4: Bài làm xác định đựơc các yêu cầu của đề, song chứng minh
chưa được thuyết phục. Nội dung trình bày còn sơ sài, kết hợp các phương thức
biểu đạt chưa linh hoạt. Sai chính tả và diễn đạt còn nhiều.
- Điểm 1 - < 3: Bài làm chưa tốt, xác định luận điểm chưa rõ, dẫn chứng chưa
thuyết phục, diễn đạt còn lủng củng, sắp xếp ý còn lộn xộn. Sai về diễn đạt,
chính tả ngữ pháp nhiều.
*Ý tưởng ra đề:
Kỳ thi HSG lớp 8 là một kỳ thi có ý nghĩa lựa chon đội tuyển cho kỳ thi
HSG văn hoá cấp tỉnh. Thực hiện điểm nhấn của sở và tinh thần dạy học theo
chuẩn kiến thức kỹ năng. Tôi lựa chọn và quyết định kiểm tra học sinh về các
mảng kiến thức sau:
Tiếng Việt: về các kiểu câu .

Văn bản: Các văn bản thuộc văn học Trung đại (Bình Ngô đại cáo), văn học
hiện đại (Lão Hạc, Trong lòng mẹ)
Tập làm văn: kiển tra kỹ năng thực hành tổng hợp đã học và rèn luyện về
viết đoạn văn, văn bản

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×