Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ 1991 - NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.44 KB, 45 trang )

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ LÝ THUYẾT
ĐỊA CHÍNH TRỊ
1.1 Khái niệm địa chính trị.
Chính trị là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội và
vì thế, địa chính trị cũng có thể coi là lĩnh vực thiết yếu của đường lối phát triển
quốc gia và đường lối quan hệ quốc tế. Nó là một trong những lĩnh vực có vai trò
chỉ đạo và chi phối mọi lĩnh vực khác. Trong lịch sử thế giới, sự ảnh hưởng của các
lý thuyết địa chính trị đến đường lối đối nội và đối ngoại của một quốc gia là rất
quan trọng. Vì thế, vấn đề địa chính trị có một ý nghĩa cần thiết về mặt lý luận và
thực tiễn không thể phủ nhận.
Đây là một ngành khoa học xã hội mới xuất hiện, vì thế, quan niệm về nó
vẫn chưa thể thống nhất trong cách hiểu. Có người cho rằng khi mới ra đời vào đầu
thế kỷ 20, địa chính trị là một đứa con lai giữa khoa học địa lý với một ngành khoa
học chính trị chưa rõ ràng. Khi nói đến địa chính trị là người ta nghĩ đến việc phải
nghiên cứu quốc gia trong sự vận động của nó bằng cách nghiên cứu nó trong mối
liên quan đến địa lý học. Còn ngày nay, thực chất người ta dùng khái niệm địa
chính trị để chỉ tất cả những gì có quan hệ ít nhiều đến công việc đối ngoại1.
Như vậy có thể nói, câu hỏi “Địa chính trị là gì?” vẫn còn là một câu hỏi khó
có thể nhận được câu trả lời nhất quán.

1ZI, “La géopolitique, c’est quoi?”, , fe1vrier 20, 2009.


Có thể tham khảo một số định nghĩa của giới khoa học để hiểu rõ nội hàm
của khái niệm này:
Từ điển bách khoa Le Petit Larousse illustré của Pháp (năm 2000) đã định
nghĩa “Địa chính trị nghiên cứu các mối quan hệ giữa các dữ liệu địa lý với nền
chính trị của các quốc gia” (tr.473). Như vậy cuốn từ điển này coi địa chính trị là
một lĩnh vực khoa học nằm giữa địa lý với chính trị, hay cũng có thể nói nó bao


hàm cả địa lý lẫn chính trị. Và đặc biệt, cuốn từ điển này không có mục từ “địa lý
học chính trị”.
Từ điển bách khoa Britannica (2004 CD-ROM) định nghĩa địa chính trị là
“sự phân tích những ảnh hưởng của địa lý đến các mối quan hệ quyền lực trong
chính trị quốc tế. Trong việc hoạch định chính sách quốc gia, các nhà lý thuyết địa
chính trị đã tìm cách chứng minh tầm quan trọng của những điều đáng chú ý như
việc xác lập được đường biên giới quốc gia, quyền tiếp cận các đường biển quan
trọng và quyền kiểm soát những khu vực đất liền có tầm quan trọng”.
Đó là những định nghĩa có tính kinh điển. Các định nghĩa khác cũng xoay
quanh các yếu tố tương tự. Chúng ta hãy xét theo quá trình thiết lập định nghĩa địa
chính trị đã diễn ra trong lịch sử.
Chẳng hạn như Rudolf Kjellén (1864-1922), người đầu tiên đưa ra thuật ngữ
“địa chính trị” vào năm 1900, đã định nghĩa về ngành khoa học này như sau: “Địa
chính trị là lý thuyết về quốc gia với tư cách là một cơ thể địa lý hoặc một hiện
tượng trong không gian, tức là với tư cách đất đai, lãnh thổ, khu vực hoặc đặc biệt
nhất là một đất nước”, hay “nghiên cứu các chiến lược của các cơ thể chính trị
trong không gian”2. Trong định nghĩa này, Kjellén chú trọng đến hai yếu tố chủ
chốt của địa chính trị: quyền lực và không gian (lãnh thổ, đất đai).
2 Leonhardt van Efferink, “The Definition of Geopolitics”,
January, 2009.


Tướng Đức Karl Haushofer (1869-1946) thì bổ sung thêm các tiến trình
chính trị cho định nghĩa về chính trị: “Địa chính trị là một ngành khoa học quốc gia
mới nghiên cứu về nhà nước,… một học thuyết về quyết định luận không gian của
các tiến trình chính trị, dựa trên cơ sở rộng rãi của địa lý học, đặc biệt là địa lý học
chính trị”3. Như vậy thì theo Haushofer, địa lý chính trị được hình thành trên cơ sở
của địa lý học nói chung và của địa lý học chính trị nói riêng. Và như thế tức là
Haushofer coi địa chính trị là một bộ phận của địa lý học chính trị chứ không phải
ngược lại như có người đã hiểu.

Đến thời hiện đại, nhiều nhà khoa học đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau
về địa chính trị. Chẳng hạn, năm 1964, tác giả người Anh Saul Bernard Cohen đã
định nghĩa địa chính trị là khoa học nghiên cứu về “mối quan hệ giữa quyền lực
chính trị quốc tế với khung cảnh địa lý”4.
Năm 1988, Oyvind Osterud đã định nghĩa địa chính trị là : “Nói một cách
tóm tắt, theo truyền thống thì địa chính trị được dùng để chỉ các mối liên hệ và
quan hệ nhân quả giữa quyền lực chính trị với không gian địa lý; nói một cách cụ
thể, nó thường được coi là một khối tư duy có nhiệm vụ thử nghiệm những yêu cầu
chiến lược đặc thù dựa trên tầm quan trọng tương đối của sức mạnh trên đất liền và
sức mạnh trên biển trong lịch sử thế giới… Truyền thống địa chính trị có một số
quan ngại thường xuyên, ví dụ những nhân tố tương quan sức mạnh trong nền
chính trị thế giới, như việc xác định các khu vực chủ chốt của quốc tế, và các mối
quan hệ giữa khả năng hải quân và khả năng trên bộ”5.

3 Leonhardt van Efferink, tài liệu đã dẫn.
4 Saul B. Cohen, Geography and Politics in a Divided World, London, Methuen, 1964, p.24; trích theo: Colin S. Gray:
“The Continued Primacy of Geography”, Orbis, Spring 1996, Vol. 40, No.2, p.247.
5 Oyvind Psterid, “Sử dụng và lạm dụng địa chính trị” Jurnal of Peace Research, No.2, 1988, p.191.


Năm 1993, trong cuốn sách Plitical Geography (Địa lý học chính trị,
Longman, xuất bản lần 3) tác giả Peter J. Taylor viết rằng sự phục hồi của địa
chính trị đã được định hình theo 3 cách:
1) “Địa chính trị trở thành một thuật ngữ thông dụng để mô tả sự cạnh tranh toàn
cầu trong nền chính trị thế giới”.
2) “…Hình thức thứ hai… là mộ hình thức hàn lâm, một địa chính trị mới mang
tính phê phán hơn. Các nghiên cứu lịch sử mang tính phê phán đối với địa chính trị
trong quá khứ đã trở thành một thành tố cần thiết của ngành ‘địa chính trị của nhà
địa lý học’ ”.
3) “… Hình thức thứ ba (…) liên quan đến phong trào vận động hành lang mang

tính tân bảo thủ, có thiên hướng quân sự, cung cấp các luận cứ địa chính trị cho
“lối nói khoa trương của phong trào này về chiến tranh lạnh”. Những công trình
nghiên cứu như thế đang nói đến “những thúc bách về địa chính trị” và chúng coi
địa lý học là “nhân tố thường trực mà mọi tư tưởng chiến lược cần phải xoay
quanh”6.
Taylor còn tuyên bố rằng những công trình phân tích địa chính trị luôn có
khuynh hướng quốc gia. Ông nói: “Trong trường hợp của địa chính trị, người ta
luôn dễ dàng nhận ra quốc tịch của tác giả dựa vào công trình nghiên cứu của anh
ta”. Và ông cũng gắn địa chính trị với lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế: “Nhìn
chung, địa chính trị là một bộ phận của chủ nghĩa hiện thực truyền thống trong lĩnh
vực nghiên cứu quan hệ quốc tế”.
Năm 1999, trong công trình Introduction à l’ analyse géopolitique (Nhập
môn phân tích địa chính trị), nhà nghiên cứu người Pháp Aymeric Chauprade đã

6 Leonhardt van Efferink, tài liệu đã dẫn


phát triển một phương pháp luận địa chính trị chặt chẽ. Ông định nghĩa địa chính
trị như sau:
“Khoa học địa chính trị là việc nghiên cứu nội hàm của các thực tế địa chính
trị và sự vận động của chúng thông qua việc nghiên cứu diện mạo, hình thức và
những vị trí địa chính trị”. Và ông xác định rõ thêm: “… Nói quốc gia là trung tâm
và con bài của các tham vọng địa chính trị không có nghĩa quốc gia là các tác nhân
thế giới duy nhất; khác với lĩnh vực quan hệ quốc tế, (…) khoa học địa chính trị
chấp nhận cả các tác nhân khác và thực tế địa chính trị khác nữa”7.
Như vậy, khác với các nhà địa chính trị cổ điển, Chauprade phân biệt rõ ràng
giữa địa chính trị với quan hệ quốc tế.
Năm 2003, giáo sư người Mỹ, Micheal T. Klare, chuyên gia về các vấn đề an
ninh thế giới, lại nhìn nhận địa chính trị từ góc độ tài nguyên. Ông quan niệm địa
chính trị là “sự tranh giành giữa các đại cường quốc và giữa những đại cường quốc

có tham vọng đối với việc kiểm soát lãnh thổ, kiểm soát các nguồn tài nguyên và
những vị trí địa lý quan trọng như hải cảng, kênh đào, hệ thống sông ngòi, ốc đảo,
cùng các nguồn của cải và nguồn ảnh hưởng khác”; ông cho rằng sự tranh giành
này chính là động lực của nền chính trị thế giới và đặc biệt là của xung đột thế giới
trong nhiều thế kỷ qua8.
Giống như Cohen, cuốn từ điển bách khoa Pháp Le dictionnaire historique et
géopolitique du 20 siècle (Từ điển lịch sử và địa chính trị thế kỷ 20), do Serge
Cordellier chủ biên cũng tập trung chú ý đến quyền lực chính trị và không gian:
“Việc nghiên cứu địa chính trị nhằm chủ yếu vào việc làm sáng tỏ những mối quan
hệ tương tác giữa những hình thể không gian với những gì thuộc về chính trị”. Vì
thế theo đó, việc phân tích địa chính trị “cần phải đưa ra được những yếu tố khách
7 Leonhardt van Efferink, tài liệu đã dẫn.
8 Michael Klare, “The New Geopolitics”, Monthly Review, Volume 55, No.3, July – August 2003.


quan của cuộc tranh luận dân chủ về những ván bài lớn của thế giới có khả năng
ảnh hưởng đến các quốc gia và đến các phương thức quản lý lãnh thổ của họ”9.
Là người đóng góp chủ yếu cho sự phục hồi địa chính trị của Pháp kể từ
những năm 1970, Yves Lacoste đã tuyên bố trong cuốn sách mới đây của mình –
Geopolitique, la longue histoire (Địa chính trị, một lịch sử lâu dài, Larousse, 2006)
– như sau: “Thuật ngữ địa chính trị là cái mà ngày nay người ta đã sử dụng cho
nhiều việc khác nhau, thực tế được dùng để chỉ tất cả những gì liên quan đến sự
cạnh tranh quyền lực hoặc ảnh hưởng đối với những vùng lãnh thổ và dân chúng
sống trên đó: đó là sự cạnh tranh giữa đủ loại thế lực chính trị chứ không phải chỉ
là giữa các quốc gia, mà còn giữa các phong trào chính trị hoặc các nhóm vũ trang
ít nhiều bất hợp pháp – đó là sự cạnh tranh để giành quyền kiểm soát hoặc thống trị
đối với các vùng lãnh thổ có quy mô lớn hoặc nhỏ”. Trong định nghĩa này, Lacoste
nhấn mạnh tầm quan trọng của quy mô của cả quyền lực lẫn không gian10.
Năm 2008, trong công trình India and Geopolititcs (Ấn Độ và địa chính trị),
nhà nghiên cứu Praker Bandimutt đã định nghĩa “Địa chính trị là một phương pháp

phân tích chính trị, được thông dụng ở Trung Âu trong nửa đầu thế kỷ 20, nhấn
mạnh vai trò của địa lý trong các mối quan hệ quốc tế” 11. Như vậy, cho đến gần hết
thập kỷ đầu của thế kỷ 21, không ít nhà lý luận địa chính trị vẫn coi địa chính trị là
một khoa học liên quan đến lĩnh vực quan hệ quốc tế.
Tóm lại, mặc dù vẫn còn nhiều định nghĩa khác nhau về địa chính trị, nhưng
nhìn chung, khi nói đến địa chính trị là người ta nói đến vai trò của địa lý đối với
chính trị của một quốc gia, đặc biệt là đối với chính sách đối ngoại, đúng như câu

9 Leonhardt van Efferink, tài liệu đã dẫn.
10 Leonhardt van Efferink, tài liệu đã dẫn
11 Praker Bandimutt, India and Geopolitics, 16/8/2008.


nói của Napoleon Bonaparte đã phản ánh: “Chính trị của một quốc gia nằm ở trong
địa lý của nó”12.
1.2 Một số thuyết địa chính trị.
Địa chính trị là một bộ môn khoa học liên quan mật thiết đến vận mệnh và
sự phát triển của một quốc gia. Chính vì thế mà rất thông thường, địa chính trị luôn
được gắn liền với các học thuyết về an ninh và phát triển quốc gia. Trên thế giới,
hầu hết các học thuyết về an ninh và phát triển quốc gia đều không thể bỏ qua lĩnh
vực địa chính trị. Việc dựa vào địa chính trị để xây dựng các học thuyết an ninh và
phát triển đất nước cũng không chỉ căn cứ vào các luận điểm lý thuyết, mà nó còn
phải dựa vào cả kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu thực địa. Chính vì thế mà
trong nhiều trường hợp người đề xướng các học thuyết an ninh và phát triển quốc
gia thường là các tướng lĩnh hoặc các nhà quân sự. Họ là những người có kiến thức
lý luận cả về địa chính trị và có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực quốc phòng
và chiến tranh. Alfred Mahan, thiếu tướng hải quân Hoa kỳ là trường hợp như thế.
-

Lý thuyết sức mạnh biển của Alfred Thayer Mahan.


Người đầu tiên phải kể đến đó là Alfred Thayer Mahan (1840 – 1914), một
lý thuyết gia người Mỹ. Ông được coi là cha đẻ của địa chính trị học. Năm 1890,
Alfred Mahan đã cho xuất bản cuốn sách “Ảnh hưởng của sức mạnh biển đối với
lịch sử, giai đoạn 1660-1783”, trong đó ông đề cao vai trò sức mạnh biển của một
quốc gia trong chiến lược phát triển và thực chất là bành trướng của đất nước. Xét
theo góc độ cụ thể của chiến lược phát triển quốc gia, đây có thể coi là một quan
điểm địa chiến lược. Quan điểm đề cao tầm quan trọng của sức mạnh trên biển của
Mahan đã ảnh hưởng đến chiến lược phòng vệ và bành trướng của Hoa kỳ, Đức,
Pháp và Nhật Bản.
12 Trích theo Virginie Mamadouh, “Geopolitics in the 2000s”, www.exploringgeopolitics.org , September 2009


Trong cuốn sách nói trên, Mahan đã đặt mục tiêu là khảo sát lại lịch sử đại
cương của châu Âu và châu Mỹ với việc đề cập đặc biệt tới tác động của sức mạnh
trên biển đến tiến trình lịch sử này. Theo ông, các nhà sử học chung đã không hiểu
rõ các điều kiện của biển, bởi vì họ đã không có một mối quan tâm cũng như kiến
thức đặc biệt dành cho biển và vì thế, họ bỏ qua sự ảnh hưởng mang tính quyết
định sâu sắc của sức mạnh biển đến những vấn đề lớn. Chúng ta có thể dễ dàng nói
rằng nhìn chung, việc sử dụng và kiểm soát được biển đã và đang là một nhân tố
quan trọng trong lịch sử thế giới.
Đối với công trình của Mahan, thời bấy giờ chưa có một công trình nào khác
đánh giá được tác động của sức mạnh trên biển đến tiến trình lịch sử và sự phồn
vinh của một quốc gia. Vì thế các công trình lịch sử khác, trong khi bàn đến chiến
tranh, chính trị, các điều kiện xã hội và kinh tế của các nước, mới chỉ đụng chạm
đến các vấn đề biển một cách tiện thể, tình cờ à nói chung là thiếu thiện cảm, cho
nên công trình của Mahan có mục đích là đặt các mối quan tâm về biển lên hàng
đầu, tuy nhiên vẫn không cắt đứt nó khỏi bối cảnh của lịch sử đại cương, cho thấy
những mối quan tâm đó đã làm biến đổi lịch sử đại cương như thế nào và bị lịch sử
đại cương biến đối ra sao.

Giai đoạn quan tâm của công trình này được bắt đầu từ năm 1660, khi mà kỷ
nguyên tàu buồm mới bắt đầu xuất hiện với những đặc điểm riêng biệt của nó, cho
đến năm 1783, năm kết thúc cuộc cách mạng Mỹ. Mặc dù sợi chỉ xuyên suốt của
lịch sử đại cương mà dựa vào đó, các sự kiện biển kế tiếp được móc nối vào chỉ là
một sợi chỉ mỏng manh một cách cố ý, nhưng tác giả cũng đã rất cố gắng để trình
bày mô tả đại cương rõ ràng và chính xác. Viết công trình này với tư cách là một sĩ
quan hải quân đầy thiện cảm với nghề của mình, tác giả không ngại ngần tự do lái
đến các vấn đề chính sách, chiến lược của hải quân.


Mahan cho rằng, mặc dù biển cả có những mối hiểm nguy, song, giao thông
và buôn bán bằng đường biển vẫn dễ dàng và rẻ hơn so với đường bộ. Đó là vì
đường biển có một phạm vi rộng, không phải xây dựng như trên bộ và trên hết,
phương tiện có thể tự do đi lại trên các hướng. Tuy nhiên, trong điều kiện của thời
Mahan, tức cuối thế kỷ XIX, thương mại trong nước chỉ là một bộ phận của nền
thương mại của một nước có biên giới trông ra biển. Mọi sự giao thương với bên
ngoài đều được tiến hành thông qua các hải cảng của đất nước và mỗi quốc gia đều
muốn việc buôn bán của mình được tiến hành bằng những con tàu của đất nước
mình. Như vậy, các quốc gia sống bằng xuất khẩu hàng hoá thì phải kiểm soát
biển, phải giành lấy và giữ được quyền kiểm soát biển, nhất là kiểm soát các tuyến
giao thông biển huyết mạch liên quan tới lợi ích và ngoại thương của quốc gia
mình – sức mạnh biển là nhân tố chính làm cho đất nước giàu mạnh. Muốn thế,
phải có lực lượng hải quân và đội thương thuyền mạnh cùng một mạng lưới các
căn cứ địa trên biển. Và thế là quá trình thực dân hóa và thành lập các thuộc địa đã
diễn ra để đảm bảo cho các đế quốc có được một nền giao thương trên biển vững
mạnh.
Tóm lại, theo Mahan, các yếu tố sức mạnh biển mà một quốc gia cần phải có
gồm: a. Vị trí địa lý; b. cấu tạo tự nhiên, kể cả các sản phẩm tự nhiên và khí hậu; c.
Quy mô lãnh thổ; d. Dân số; e. Tính cách dân tộc; f. Tính cách chính quyền, kể cả
các tổ chức quốc gia của nó.

Tướng Mahan rất quan tâm đến sức mạnh biển và đến sự làm chủ trên biển
của một quốc gia. Theo ông, một quốc gia có sức mạnh biển thì sẽ trở thành một
cường quốc hùng mạnh và sức mạnh biển của một quốc gia chủ yếu được quy giản
thành sức mạnh hải quân, tức là vào khía cạnh quân sự của quyền làm chủ trên
biển.


Ông cho rằng trong chiến tranh, việc kiểm soát được việc buôn bán bằng
đường biển có tính chất quyết định giúp cho một bên tham chiến giành quyền chế
ngự. Nếu một bên tham chiến có khả năng chặn được đường biển của đối phương
thì nền kinh tế của đối phương sẽ không tránh khỏi sự đổ. Nhưng muốn làm chủ
được trên biển thì theo ông, không thể dựa vào đội tàu thương mại mà phải dựa
vào tàu chiến mới có thể thực hiện được.
Mục tiêu của Mahan là hạm đội tàu chiến phải có khả năng tiêu diệt được
lực lượng chủ yếu của kẻ thù bằng một trận đánh quyết định duy nhất. Sau đó, việc
củng cố cuộc phong tỏa chống lại các tàu buôn và săn tìm các tàu nhẹ còn lại của
địch là việc hết sức nhẹ nhàng. Bởi vì đối với tàu hạng nặng bị đánh chìm thì kẻ
thù khó có thể tái thiết lại được. Hơn nữa mục tiêu của kẻ yếu là trì hoãn một trận
đánh quyết định; nếu hạm đội của họ có đủ sức mạnh tạo thành một mối đe dọa thì
kẻ thù sẽ không dám liều mạng đưa lực lượng đến gần những con đường buôn bán
trên biển. Đó chính là chiến lược kìm giữ hải quân ở trong cảng, được gọi là “hạm
đội án binh”, dùng để đe dọa chứ không phải để hành động.
Quan điểm của Mahan được định hình bởi các cuộc chiến tranh hải quân thế
kỷ 18 giữa Anh và Pháp, khi mà hải quan của nước Anh có khả năng đánh thắng
nước Pháp và từ đó có thể ngăn chặn hiệu quả cuộc xâm chiếm và phong tỏa.
Đối với chúng ta hiện nay, việc nhấn mạnh việc kiểm soát buôn bán bằng
đường biển là một việc rất bình thường, nhưng ở thế kỷ 19, khái niệm đó đã trở
thành chủ chốt, đặc biệt là trong một quốc gia hoàn toàn bị ám ảnh bởi sự bành
trướng sang miền đất phía tây của lục địa châu Âu. Mặt khác, khi nhấn mạnh đến
sức mạnh biển với tư cách là điều quyết định sự thăng tiến của nước Anh, Mahan

đã bỏ qua vai trò của ngoại giao và của quân đội đã được tài liệu dẫn chứng đầy
đủ; lý thuyết của Mahan đã không giải thích được sự thành công của đế quốc lục
địa, như nước Đức của Bismarck.


Dù sao, khái niệm sức mạnh biển còn có ý nghĩa vượt ra ngoài phạm vi của
khái niệm ưu thế hải quâ; vì thế mà trong thời bình, các quốc gia cần gia tăng sản
xuất và khả năng vận tải bằng tàu thủy, tìm cách giành được miền sở hữu ở hải
ngoại – hoặc là thuộc địa hoặc là giành được đặc quyền tiếp cận nguồn tài nguyên
và thị trường nước ngoài.
Với đóng góp quan trọng của mình cho lý thuyết và thực hành địa chính trị,
Mahan đã được nhà sử học quân sự hiện đại người Anh – Huân tước John Keegan
coi là “nhà chiến lược Hoa kỳ có vị trí quan trọng nhất ở thế kỷ 19”. Tổng thống F.
Roosevelt ca ngợi Mahan là một trong những nhân vật vĩ đại nhất, có ảnh hưởng
nhất trong đời sống nước Mỹ.
-

Lý thuyết địa chính trị “miền đất trái tim” của Mackinder.

Một lý thuyết khác có phần trái ngược với thuyết sức mạnh trên biển của
Mahan, đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cả thế giới đó là “học thuyết về miền đất
trái tim” (Heartlands Theory) hay còn gọi là “vùng trung tâm”, “vùng trụ cột” của
nhà địa lý học người Anh – Sir Halford Mackinder (1861 – 1947). Theo Mackinder
miền đất trái tim đó là trung tâm của lục địa Á – Âu.
Theo Francis P. Sempa, luật sư, phó chưởng lý bang Pennsylvania (Hoa kỳ),
thì việc nghiên cứu quan hệ quốc tế không thể thực hiện được nếu không hiểu thấu
địa lý. Theo ông, trong lịch sử thế giới, nhân tố địa lý đóng một vai trò cơ bản nhất,
vì, không giống các nhân tố khác, nó là yếu tố cố định nhất. Dân số có thể tăng
hoặc giảm, nguồn lực thiên nhiên có thể cạn kiệt, các hệ thống chính trị có thể thay
đổi, đế quốc và qu6o1c gia có thể thăng trầm, công nghệ có thể suy thoái hoặc tiến

bộ, nhưng vị trí của các châu lục, hải đảo, biển và đại dương hầu như không thay
đổi trong lịch sử loài người. Vì thế, các cường quốc có thể gặp nguy nếu bỏ qua
việc nghiên cứu địa lý.


Trên cơ sở đó, Sempa cho rằng từ trước đến nay chưa có ai nêu rõ mối quan
hệ quan trọng giữa địa lý với lịch sử thế giới bằng nhà địa lý học vĩ đại người Anh
– Huân tước Halford John Mackinder (1860-1947). Theo tác giả W. H. Parker, từ
bé Mackinder đã tỏ ra “rất tò mò về các hiện tượng tự nhiên, … yêu thích lịch sử
du hành và thám hiểm, quan tâm đến các vấn đề quốc tế và đam mê vẽ bản đồ” 13.
Tốt nghiệp đại học Oxford, Mackinder làm giảng viên đại học và tham gia Hội Địa
lý Hoàng gia (1886). Ngay năm sau (1887), Mackinder viết bài báo đầu tiên “Về
phạm vi và phương pháp của địa lý học”, trong đó ông trình bày quan điểm cho
rằng, khoa địa lý học chính trị “hợp lý” là khoa học được xây dựng trên địa lý học
tự nhiên, rằng “Bất cứ đâu, những vấn đề chính trị cũng sẽ phụ thuộc vào kết quả
của việc tìm hiểu tự nhiên”, rằng chức năng của địa lý học chính trị là “tìm ra mối
tương tác giữa con người và môi trường”. Môi trường ở đây, theo Mackinder, bao
gồm hình thể của mặt đất, điều kiện của thời tiết và khí hậu cùng với sự có mặt và
vắng bóng của tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1902, Mackinder viết cuốn sách quan trọng đầu tiên: Nước Anh và các
vùng biển của Anh. Mặc dù ông tuyên bố là chỉ quan tâm trước hết đến việc giới
thiệu một bức tranh về các đặc điểm và điều kiện tự nhiên của nước Anh, nhưng
nhiều chương sách của ông đã cho thấy những hiểu biết sâu sắc của ông về vấn đề
toàn cầu, mà còn báo trước cho các công trình địa chính trị của ông sau này.
Trong cuốn sách trên, Mackinder mô tả nước Anh là “thuộc châu Âu nhưng
không nằm trong châu Âu” và ưu thế của nước Anh trê thế giới là dựa vào “quyền
làm chủ trên biển”, vì theo Mackinder, nước Anh có một sự thống nhất về đại
dương. Tuy nhiên, ông cũng cho thấy là đã xuất hiện sự cân bằng thế lực mới bao
gồm 5 quốc gia lớn trên thế giới là Anh, Pháp, Đức, Nga và Mỹ. Và ông cũng gợi ý
rằng, vị trí ưu thế cường quốc thế giới của nước Anh đang gặp nguy hiểm do có

13 Trích theo Francis P. Sempa, “Mackinder’s World”,
/>

“các sự kiện thường xuyên của địa lý tự nhiên” dưới hình thức “sự có mặt của các
cường quốc rộng lớn, dựa trên nguồn lực của một nửa châu lục” tức là Nga và Mỹ.
Mối đe dọa dành cho ưu thế của nước Anh và cho trật tự của thế giới đã trở
thành chủ đề bài tiểu luận táo bạo của Mackinder năm 1904, “Trục địa lý của lịch
sử”. Mục đích công khai của Mackinder khi viết bài báo này là xác lập “một mối
tương quan giữa những điều khái quát rộng lớn về địa lý với những điều khái quát
rộng lớn về lịch sử”, để cung cấp một công thức có khả năng biểu hiện được một
số khía cạnh của mối quan hệ nhân quả địa lý trong lịch sử thế giới. Với mục đích
đó, Mackinder đã đưa ra một học thuyết nổi tiếng trong lĩnh vực địa chính trị, đó là
“học thuyết về miền đất trái tim” (Heartland Theory) với nghĩa là miền đất trung
tâm. Miền đất trái tim đó chính là trung tâm của lục địa Á – Âu.
Mackinder mô tả châu Âu và châu Á như là một lục địa lớn và ông gọi đó là
hòn đảo thế giới. Ông lưu ý rằng, từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 16, lần lượt các tộc người
du mục từ Trung Á tỏa ra đi chinh phục các quốc gia và dân tộc ở vùng vành đai
ngoại vi. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 15, “các thủy thủ vĩ đại của thế hệ Columbus”
đã sử dụng sức mạnh biển để bao vây Trung Á. Tác động chính trị rộng lớn của sự
trỗi dậy của các cường quốc biển là nó làm đảo ngược mối quan hệ Á – Âu. Ông
cho thấy “Nếu như vào thời trung đại, châu Âu bị bao vây giữa một sa mạc rộng
lớn ở phía Nam, một đại dương ở phía Tây, một vùng nước đóng băng – rừng rậm
ở phía Bắc và Đông Bắc; luôn bị đe dọa bởi các tộc người kỵ mã ở phía Đông và
Đông – Nam, thì giờ đây nó nổi lên mạnh mẽ, mở rộng diện tích mặt biển và vùng
đất duyên hải lên gấp hơn 30 lần, bao trùm ảnh hưởng lên cường quốc đất liền Á –
Âu mà từ trước đến giờ vẫn đe dọa chính sự tồn tại của nó”14. Tuy nhiên,
Mackinder còn lưu ý một điều thường ít được quan tâm là, trong khi châu Âu bành
trướng ra khu vực hải ngoại phía Tây thì nước Nga nằm ở khu vực Đông Âu và
14 Francis P. Sempa, “Mackinder’s World”, nguồn đã dẫn.



Trung Á đã bành trướng xuống phía Nam và phía Đông, chiếm giữ một vùng
không gian rộng lớn dồi dào nguồn tài nguyên và nhân lực, từ đó tăng cường sức
cơ động và tầm chiến lược của một cường quốc đất liền.
Ông lập luận, Trung Á là pháo đài quyền lực trong nền chính trị toàn cầu.
Pháo đài ấy trở thành bất khả xâm phạm trước sức tấn công của các cường quốc
biển bởi nó được bảo vệ bởi hai vành đai: vành đai bên trong là các nước Đông Âu
và vành đai ngoài là các không gian châu Á – châu Phi – châu Mỹ. Theo ông: Ai
cai trị được Đông Âu thì sẽ khống chế được miền đất trái tim; Ai cai trị được miền
đất trái tim thì sẽ khống chế được hòn đảo thế giới (tức lục địa Á – Âu); Ai cai trị
được hòn đảo thế giới thì sẽ không chế được cả thế giới. Như vậy, quan điểm của
Mackinder là Đông Âu có vai trò chìa khóa để mở đường cho làm chủ toàn thế
giới. Xung quanh miền đất trái tim đó thì ông cũng nói lên vai trò của các khu vực
vành đai trong và vành đai ngoài.
Học thuyết của Mackinder đã có ảnh hưởng rất mạnh đến hai cuộc chiến
tranh thế giới cũng như thời kỳ chiến tranh lạnh và kéo dài cho đến ngày nay.
Người được cho là có sự kết hợp giữa lý thuyết sức mạnh trên biển của
Mahan và thuyết “vùng trung tâm” của Mackinder là Nicholas John Spykman. Ông
được xem là học trò và nhà phê bình của hai nhà địa chiến lược này. Ông nổi tiếng
với học thuyết “vùng rìa” (Rimlands). Theo Spykman “vùng rìa” là vùng đệm giữa
sức mạnh vùng trung tâm và sức mạnh đại dương. Ông viết: "Vùng đất rìa thuộc
khu vực Á-Âu phải được xem như là một khu vực trung gian nằm giữa vùng đất
trung tâm và các vùng biển ngoại vi. Vùng đất này có thể được ví như một vùng
đệm xung đột rộng lớn giữa cường quốc biển và cường quốc đất liền”. Spykman đã
chỉ ra: "Ai thống trị vùng đất rìa, người đó thống trị lục địa Á-Âu; Ai thống trị lục
địa Á-Âu, người đó nắm giữ vận mệnh cả thế giới trong tay."


Ít lâu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Mackinder cho xuất bản
cuốn sách Các lý tưởng dân chủ và hiện thực: Nghiên cứu chính trị học tái thiết

(1919), công trình quan trọng nhất về chính trị quốc tế, được viết bởi một nhà địa
lý học. Ở đây Mackinder đã phát triển quan điểm bài viết về “trục” thế giới của
ông từ 1904, và rút ra những bài học mới từ thế chiến thứ nhất.
Theo Mackinder, vị trí địa lý tối ưu là vị trí kết hợp được tính chất hải đảo
với các nguồn lực lớn và đó chính là vị trí của “hòn đảo thế giới”. Các nhà chiến
lược, theo ông, “cần phải chấm dứt việc nghĩ về châu Âu tách rời với châu Á và
châu Phi. Châu Âu đã trở thành hoặc nói một cách khác, là một khối thống nhất,
một khối địa lý rộng lớn nhất trên địa cầu” 15. Đặc điểm địa lý có ý nghĩa về mặt
chiến lược của hòn đảo thế giới là miền đất trái tim, được Mackinder mô tả như là
“một mảnh đất liền lớn ở phía bắc và trung tâm lục địa … trải dài từ bờ biển băng
giá và bằng phẳng của vùng Sibiri đến những bờ biển nhệt đới dốc đứng của xứ
Baluchistan và xứ Ba Tư”16.
Học thuyết của Mackinder đã có ảnh hưởng rất lớn đến các cường quốc
trong hai cuộc chiến tranh thế giới cũng như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và kéo
dài đến tận ngày nay. Người ta cho rằng lý thuyết của ông luôn đứng vị trí hàng
đầu trong tư tưởng quân sự của phương Tây. Các nhà chiến lược quân sự phương
Tây cuối thế kỷ 20 vẫn tiếp tục nhìn thế giới bằng con mắt của Mackinder từ đầu
thế kỷ. Trong cuốn sách Kế hoạch trò chơi (Game Plan) 1986 và Bàn cờ Lớn (The
Grand Chessboard) 1997, Zbigniew Brzezinski đã trình bày cái nhìn toàn cầu gần
như hoàn toàn dựa trên các khái niệm của Mackinder. Trong công trình Nghề ngoại
giao (Diplomacy) 1994, Henry Kissinger đã kết luận bằng lời cảnh báo rằng:
“Nước Nga, bất kể do ai lãnh đạo, đang ngồi dang chân vững chãi trên vùng lãnh
15 Francis P. Sempa, “Mackinder’s World”, nguồn đã dẫn.
16 Francis P. Sempa, “Mackinder’s World”, nguồn đã dẫn.


thổ mà Halford Mackinder đã gọi là miền đất trái tim địa chính trị” 17. Tư tưởng của
Mackinder đã ngấm sâu vào tư duy của giới sử học phương Tây, chẳng hạn như
nhà sử học người Đức Treitschke cũng tuyên bố: Châu Âu luôn là trung tâm của
thế giới và chúng ta có thể dự đoán rằng trong tương lai nó sẽ vẫn như thế.

-

Lý thuyết địa chính trị về “không gian sinh tồn”.

Lý thuyết địa chính trị đã nhận được một sự đóng góp quan trọng của khoa
học địa lý. Rất nhiều nhà địa lý học đã đưa ra được những lý thuyết liên quan chặt
chẽ đến chính trị và an ninh quốc gia. Đó là trường hợp của nhà địa lý người Đức
Friedrich Ratzel (1844-1904), người đã có ảnh hưởng mạnh trong giới địa chính trị
ở nửa cuối thế kỷ 19.
Là người chịu ảnh hưởng của nhà sinh vật học Darwin và nhà động vật học
Ersnt Heinrich Haekel, Ratzel đã xuất bản nhiều bài viết và tạo nền tảng cho ngành
địa lý học nhân văn. Năm 1897, ông xuất bản công trình Địa lý học chính trị, trong
đó sử dụng nhiều khái niệm sau này góp phần hình thành quan điểm của ông về
Không gian sinh tồn (Lebensraum) và học thuyết Darwin xã hội. Các bài viết của
Ratzel trùng hợp với sự phát triển của xã hội công nghiệp Đức sau cuộc chiến tranh
Pháp – Phổ cùng với cuộc tìm kím thị trường để làm cho nước Đức cạnh tranh
được với Anh. Các bài viết của ông đã được đón nhận như là một sự biện minh
đáng hoan nghênh cho chủ nghĩa bành trướng của Đế quốc Đức.
Ngoài ra, Ratzel cũng chịu ảnh hưởng của Mahan. Theo tinh thần của
Mahan, ông đã viết về khát vọng phát triển của hải quân Đức với sự đồng tình cho
rằng sức mạnh biển có khả năng tự nuôi sống, bởi vì theo ông, không giống sức
mạnh trên bộ, lợi nhuận của buôn bán trên biển cũng đủ để trả chi phí cho đội
thương thuyền và hải quân.
17 Francis P. Sempa, “Mackinder’s World”, nguồn đã dẫn.


Đóng góp chủ chốt của Ratzel cho lý thuyết địa chính trị Đức là sự mở rộng
quan niệm mang tính sinh lý học về địa lý, tức là ông cho rằng không có quan niệm
tĩnh về đường biên giới. Quan niệm này được thể hiện trong bài tiểu luận viết năm
1901 tập trung bàn về Không gian sinh tồn và mang tên tiếng Đức là Lebensraum.

Ông cho rằng quốc gia là một cơ thể hữu cơ đang phát triển, vì thế biên giới của nó
mang tính động chứ không phải tĩnh và sự mở rộng bờ cõi của một quốc gia sẽ thể
hiện sức khỏe của quốc gia đó. Với quan niệm như vậy, ông đã đặt nền móng cho
một xu hướng lý thuyết địa chính trị mang tính bành trướng đặc thù của người
Đức, sau đó được gọi bằng tiếng Đức là Geopolitik.
Đến năm 1900, trong cuốn sách Nhập môn địa lý Thụy Điển, nhà khoa học
chính trị người Thụy Điển Rudolf Kjellen (1864-1922) lần đầu tiên đã đưa ra thuật
ngữ địa chính trị. Là học trò của Ratzel, Kjellen cũng quan niệm quốc gia là một cơ
thể sinh học, và ông nhấn mạnh đến yếu tố không gian và chính sách tự túc tự cấp
của một quốc gia.
Năm 1916, Kjellen xuất bản cuốn sách Quốc gia như là một dạng sinh vật
sống. Đây nói chung được coi là cuốn sách quan trọng nhất của ông liên quan đến
địa chính trị. Trong cuốn sách này ông đã phác thảo ra năm khái niệm chủ chốt mà
sau này định hình cho lý thuyết địa chính trị của nước Đức.
Theo Kjellen, một quốc gia phải có ba đặc trưng cơ bản : Topopolitik,
Physiopolitik và Morphopolitik (chính trị địa hình, chính trị tự nhiên, chính trị hình
thái). Hai đặc trưng đầu tiên liên quan mật thiết đến vị trí và không gian lãnh thổ,
tức là đến yếu tố địa lý tự nhiên và con người, còn đặc trưng thứ ba liên quan đến
dạng thức của một quốc gia.
Kể từ Kjellen, thuật ngữ địa chính trị được dùng phổ biến trên thế giới. Địa
chính trị cũng bắt đầu được quan tâm đặc biệt vì nó có thể được dùng để biện họ
cho tư tưởng của các nước đế quốc thời bấy giờ. Lý thuyết của Kjellen được xây


dựng trên mô hình về quốc gia hữu cơ của Ratzel bằng cách thêm vào mô hình này
chiều cạnh của tính năng đạo đức và trí tuệ hoặc bằng cách đưa thêm vào khía cạnh
về chất lượng dân cư và chất lượng dân tộc mà khối tập hợp của nó làm thành cơ
thể sống của một quốc gia. Kjellen quan tâm đến tiến trình liên quan đến việc
chuyển biến của một lãnh thổ từ một khu vực tự nhiên đến một khu vực văn hóa –
chính trị. Ông coi quá trình này là một sự trao đổi giữa đất nước, người dân và

chính quyền. Quá trình con người chiếm đóng một khu vực như vậy đã làm cho nó
có tính kế tục, tính đoàn kết, tính tương tác, tính trung thành và tính dân tộc, tức là
tạo ra một dân tộc với cái mà ông gọi là một “bản năng địa chính trị”18.
Kjellen cho rằng một quốc gia muốn trở thành một cường quốc thế giới cần
hội tụ đủ 3 yêu cầu sau:
Thứ nhất, quốc gia đó cần phải có một “không gian rộng rãi”, tức là nó phải
tồn tại trong một khu vực đất liền cận kề rộng lớn; Thứ hai, nó phải có một “sự cố
kết nội tại” để trở thành quốc gia mạnh. Ông đã nói nước Anh sẽ không bao giờ trở
thành cường quốc tế giới được bởi vì nó thiếu cả hai điều kiện trên: nó không có có
không gian rộng và nội bộ nó có cả người lý khai xứ Ailen lẫn xứ Wales; Thứ ba,
Kjellen cho rằng các quốc gia lớn cần phải “tự do di chuyển”. Theo tinh thần này,
nước Nga có không gian rộng và sự cố kết bên trong, nhưng ông cho rằng nó sẽ
không bao giờ trở thành cường quốc thế giới vì nó không có con đường tiếp cận
đến các cảng biển ấm. Ông cũng cho rằng người Đức có quyền phát triển một cách
tự nhiên vì họ có “ý chí tâm lý”.
Một điều đáng lưu ý là, Kjellen đặt việc nghiên cứu địa lý với quốc gia lên
đầu và nghiên cứu chính quyền của quốc gia cuối cùng. Ông cho rằng sức mạnh
của các đế quốc biển sẽ phải chịu dưới quyền chỉ huy của cường quốc đất liền và
các đế quốc đất liền sẽ kiểm soát biển. Ông tiên đóa sự xuất hiện của một số ít
18 Nayyar Shamsi, Encyclopaedia of Political Geography, />

quốc gia khổng lồ trên thế giới với mong muốn nước đức sẽ thành cường quốc lớn
ở châu Âu, châu Phi và châu Á.
Ảnh hưởng của Kjellen tỏ ra có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và
phát triển tư tưởng địa chính trị của nước Đức. Cái quan niệm về không gian sinh
tồn của Ratzel cộng với quan niệm động vật hóa quốc gia của Kjellen đã xuất hiện
như là một cơ sở thuyết khoa học, có khả năng biện minh cho mọi hành động bành
trướng lãnh thổ của một quốc gia. Với tư cách giống như loài động vật, việc một
quốc gia bành trướng lãnh thổ, theo học thuyết Kjellen, là hoàn toàn tự nhiên. Ở
đây, Kjellen đã kế thừa lý thuyết về không gian sinh tồn của Ratzel và du nhập

thêm học thuyết Darwin về xã hội để xây dựng học thuyết địa chính trị sinh học
của mình. Đó cũng là tinh thần của tư tưởng địa chính trị Đức.
Ngoài những thuyết về địa chính trị cơ bản như trên, thì ngày nay nhiều
quốc gia còn quan tâm đến xu hướng địa chính trị tài nguyên, địa chính trị biển
đảo. Nhiều quốc gia đã dựa vào tài nguyên để làm “con bài” trong chiến lược ngoại
giao và làm vũ khí để gây sức ép giữa các quốc gia.
CHƯƠNG II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN TƯ
TƯỞNG ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM.
2.1 Vị trí địa lý Việt Nam.
Về vị trí địa lí tự nhiên, Việt Nam nằm ở rìa phía Đông, kéo dài suốt sườn
Đông và sườn Nam của bán đảo Đông Dương; chiếm phần lớn diện tích của bán
đảo và ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á (Vũ Tự Lập, 2009). Việt Nam
vừa gắn liền với lục địa Á - Âu vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình
Dương. Việt Nam gồm hai bộ phận lãnh thổ trên đất liền và vùng biển, thềm lục
địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. Trên đất liền, Việt Nam có hệ


tọa độ địa lí: Vĩ độ 23º23' Bắc - 8º34' Bắc, kinh độ 102º09' Đông - 109º24' Đông. Ở
ngoài khơi, các đảo kéo dài dến vĩ độ 6º50' Bắc, và từ 101º Đông đến 117º20' Đông.
Nhà nghiên cứu Lê Đức An (2012) đã chỉ ra rằng vị trí địa lí của Việt Nam
có 5 đặc điểm mà những đặc điểm này chi phối toàn bộ các lợi ích và thách thức
đối với sự hình thành vị thế của Việt Nam, cụ thể:
-

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, thuộc địa ô nhiệt đới gió

mùa Đông Nam Á;
-

Việt Nam nằm trong các đai sinh khoáng Tây Thái Bình Dương và Địa


Trung Hải, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các vòng cung núi lửa và động đất,
cũng là nơi chuyển tiếp của thế giới sinh vật với nhiều khu hệ khác nhau;
-

Việt Nam có phần đất liền nằm ở phía Đông bán đảo Trung Ấn, thuộc góc

Đông Nam của lục địa Á - Âu; có phần biển gồm hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ
Dương;
-

Việt Nam nằm sát Trung Quốc, là một quốc gia cực lớn, đang phát triển kinh

tế mạnh mẽ và có quan hệ văn hóa - lịch sử rất lâu đời;
-

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, đồng thời ở trung tâm khu

vực của các quốc gia phát triển năng động và mới nổi, gồm có Đông Á, Nam Á và
châu Úc.
Trong đó, 2 đặc điểm đầu tiên có thể là điểm chung của nhiều quốc gia trong
khu vực; nhưng 3 đặc điểm sau mang tính đặc thù cho Việt Nam, có thể khái quát
ngắn gọn thành 3 đặc điểm: vừa mang tính lục địa vừa mang tính biển, tiếp giáp
với Trung Quốc và nằm gần các trung tâm phát triển lớn.
Về mặt tự nhiên, Việt Nam là quốc gia có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên,
phân hóa Bắc - Nam, Đông - Tây, cao - thấp; nhưng cũng có một số đặc điểm


chung thể hiện tính thống nhất của môi trường địa lí tự nhiên. Với vị trí nằm giữa

nhiều hệ thống tự nhiên, Việt Nam có tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng từ
sinh vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Là quốc gia giáp biển, Việt Nam chịu ảnh
hưởng sâu sắc của biển; đồng thời ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, Việt
Nam vừa mang tính lục địa, vừa mang tính biển.
Việt Nam cũng nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, có sự giao
thoa với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên có nhiều tài nguyên khoáng sản
đa dạng. Tuy nhiên, vị trí tự nhiên này cũng đem lại không ít khó khăn: Việt Nam
nằm trong vùng có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán. Trong bối cảnh biến đổi
khí hậu, tác động tiêu cực của những hiện tượng thiên nhiên bất thường này ngày
càng trầm trọng và gây ra thiệt hại lớn cho con người, ảnh hưởng đến sự phát triển
của quốc gia.
2.2 Vị trí địa lý tác động đến tư tưởng địa chính trị của Việt Nam.
Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, việc dựa vào địa thế, địa hình của đất
nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn được ông cha ta quan tâm, chú ý. Những
chuyện lập kinh đô, dời đô nhằm tạo thế phát triển cho đất nước, việc lập phòng
tuyến bảo vệ Tổ quốc đều có tính đến các yếu tố thiên thời địa lợi. Với việc kinh
thành Thăng Long – kinh thành Huế, luôn được thiết kế xoay mặt về hướng Nam,
chúng ta có thể thấy tư tưởng địa chính trị cổ điển của Việt Nam là hướng đất nước
trông ra biển. Nhiều tướng lĩnh đã có những công trình đúc kết kinh nghiệm về
cách dụng binh, ví như Trần Quốc Tuấn với Binh thư yếu lược có thể coi là một
trong những nhà địa chiến lược cổ điển quan trọng của Việt Nam. Có thể nói, trong
lịch sử, ông cha ta đã biết khai thác các lợi thế địa chính trị để phát triển đất nước.
Đây chính là tiền đề cho tư duy địa chính trị hiện đại của nước ta sau này.
Ngày nay, khi nói đến những lợi thế địa chính trị của nước ta, có người còn
dùng khái niệm “tài nguyên địa chính trị” của Việt Nam. Trong tinh thần này,


người ta hay nói đến vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á với tư cách là
đầu mối trung chuyển giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Việt Nam nằm
ngay cạnh biển Đông - một "cầu nối" thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ

hàng hải thế giới. Trong 39 tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới
thì có 29 tuyến đi qua địa phận biển Đông. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế
giới thì khu vực biển Đông có 1 tuyến đi qua và 5 tuyến có liên quan. Chiếm ¼
lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển của thế giới.
Đối với VN, dọc theo 3.260km bờ biển Đông có nhiều khu vực xây dựng
cảng biển, trong đó, một số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và
một số điểm ở khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát
Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung
Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải… Ngoài ra, cùng với sự hình
thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với
các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) cho phép vùng
biển và ven biển VN có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền đất
nước một cách nhanh chóng và thuận lợi. Hàng hóa xuất và nhập khẩu của VN sẽ
không cần phải quá cảnh qua những nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của
vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuất
khẩu sang những nước khác có tiềm năng quá cảnh và tạm thời lưu kho trên lãnh
thổ VN, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Tuy nhiên, như tác giả Vũ Hồng Lâm giải phân tích, “tài nguyên địa chính
trị” này của Việt Nam không hoàn toàn tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quá
trình nỗ lực phát triển đất nước. Đồng thời cũng không chỉ có mỗi Việt Nam mới
có thứ tài nguyên đó. Có nghãi là trong khi tài nguyên địa chính trị có thể tạo điều
kiện cho đất nước phát triển, nhưng xét trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay
trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu, nếu sự phát triển đất nước không đủ cạnh


tranh trên trường quốc tế, thì tài nguyên địa chính trị đó sẽ bị giảm giá trị và bị các
nước khác vượt qua. Ví dụ như vị trí trung chuyển của nước ta khó mà cạnh tranh
nổi với vị thế của Hồng Kông và Singapore19.
Đó là một thực tế phù hợp với bản chất và đặc trưng của lĩnh vực địa chính
trị. Bởi vì, địa chính trị không phải là một tài sản cố định, mà là kết quả của sự

tương tác giữa không gian địa lý với quyền lực chính trị, đồng thời nó còn là kết
quả của mối tương tác giữa các mối quan hệ quốc tế trong không gian địa lý giữa
các quốc gia. Vì thế, tài nguyên địa chính trị không phải là vĩnh viễn bất biến, mà
có thể biến đổi và cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác.
Nhận thức được tầm quan trọng của địa chính trị, Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn coi đó là một trong những động lực cho công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước. Tư tưởng địa chính trị của Đảng và Nhà nước ta hiện nay dựa trên
cơ sở tư tưởng địa chính trị của các bậc cha anh đó là hướng đất nước trông ra
biển. Qua các kỳ Đại hội, Đảng đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công cuộc
phát triển các vùng biên giới và hải đảo, coi đó là một phần của chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Những bước đi đầu tiên phải kể đến Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 22/9/1997
về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010, Đại hội IX của Đảng đã đặt
ra những định hướng phát triển kinh tế, trong đó chú trọng đến các khu vực biển và
hải đảo. Đảng chỉ rõ: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát
huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ
bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh nuôi
trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí … tiến
mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển,
19 Vũ Hồng Lâm, “Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 26-11-2005.


khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển
cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển
khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”20.
Đại hội X năm 2006, trong Báo cáo Chính trị, Đảng lại nhắc lại nhiệm vụ
Phát triển kinh tế biển là “Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển
toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về
biển trong khu vực, gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế” 21.

Tuy nhiên, đây chưa phải là những lý thuyết địa chính trị thực sự, mà chỉ là những
định hướng mang tính chất địa chiến lược ở tầm vĩ mô.
Tiếp tục tư tưởng này, đến 9 tháng 2 năm 2007, Hội nghị trung ương lần 4
khóa X của Đảng đã ra nghị quyết quan trọng đầu tiên về chiến lược biển, đó là
Nghị quyết 09-NQ/TW về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Trong nghị
quyết này Đảng đã nhận định đúng rằng: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là Thế kỷ
của đại dương”. Các quốc gia có biển đều quan tâm đến biển và coi trọng việc xây
dựng chiến lược biển, Đảng đã sử dụng thuật ngữ “địa chính trị” theo nghĩa tích
cực: “Khu vực Biển Đông, trong vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa
chính trị rất quan trọng. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã chứng minh
rõ vị trí, vai trò đó”22. Cũng theo nghị quyết, đây là chiến lược biển toàn diện đầu
tiên do yêu cầu của tình hình mới của đất nước là “phát triển kinh tế phải gắn liền
với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia đối với biển đảo và vùng trời Tổ
quốc, (…) nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của biển đối với sự nghiệp xây
20 Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 2001-2010, trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 2001, tr.181-182.
21 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh dân tộc,
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển.
22 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X Về chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020, trong Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung
ương khóa X (lưu hành nội bộ), Nxb Chính trị quốc gia, H, 2007, tr.70.


dựng và bảo vệ Tổ Quốc”23. Trong nghị quyết này, với quan điểm chỉ đạo và mục
tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về
biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia
trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
làm cho đất nước giàu mạnh”24. Như vậy là Đảng đã đưa ra những định hướng
chiến lược, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện thành công chiến lược quan
trọng này.

Có thể nói, đây là một chuyển biến quan trọng trong nhận thức về biển, phù
hợp với quan điểm về biển hiện nay trên thế giới. Việc Đảng ra nghị quyết về chiến
lược biển là một tiến bộ rất lớn trong vấn đề nhận thức về biển. Trên cơ sở này các
nhà khoa học, các nhà chuyên môn sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu để vạch ra các chiến
lược và chính sách cụ thể, chỉ ra các nhiệm vụ địa chiến lược và địa chính trị liên
quan đến biển để đảm bảo cho đất nước thực hiện được hai mục tiêu chiến lược:
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó cũng chính là những cơ sở lý luận để chúng ta
phát triển lĩnh vực nghiên cứu địa chính trị.
CHƯƠNG III. ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA
VIỆT NAM TỪ 1991 – NAY.

3.1 Yếu tố Việt Nam trong khu vực địa chính trị Châu Á – Thái Bình
Dương.
Có thể nói, Việt Nam có một vị trí địa chiến lược cực kỳ quan trọng, nằm
ngay vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là cầu nối quan trọng giữa Nam Á
– Đông Nam Á với Đông Bắc Á, chính vì thế Việt Nam đóng một vai trò rất quan
23 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X…, bài đã dẫn,
tr.71
24 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X…, bài đã dẫn,
tr.76


×