Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TREO SAU TRÊN XE HYUNDAI SONATA V6 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


ĐỒ ÁN MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TREO SAU TRÊN XE
HYUNDAI SONATA V6 2009

Sinh viên thực hiện:

Cao Lê Anh Kiệt

MSSV:

17001087

Lớp:

ĐH CNKT OTO 2017

Khóa:

42

Giảng viên hướng dẫn:

Ths Nguyễn Công Khải

Vĩnh Long, năm 2020



TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


ĐỒ ÁN MÔN HỌC CHUYÊN NGÀNH

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TREO SAU TRÊN XE
HYUNDAI SONATA V6 2009

Sinh viên thực hiện:

Cao Lê Anh Kiệt

MSSV:

17001087

Lớp:

ĐH CNKT OTO 2017

Khóa:

42

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Công Khải

Vĩnh Long, năm 2020



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
- Ý thức thực hiện:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………....
………………………………………………………………………………………
- Nội dung thực hiện:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Hình thức trình bày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Tổng hợp kết quả:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
 Tổ chức báo cáo trước hội đồng
 Tổ chức chấm điểm thuyết minh

Vĩnh Long, tháng 4, năm 2020
Giảng viên hướng dẫn

Ths Nguyễn Công Khải


LỜI CẢM ƠN

Đồ án môn học nằm trong chương trình đào tạo kỹ sư của ngành Công nghệ Kỹ thuật

Ô tô, khoa Cơ khí Động lực, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. Để đồ án của
em đạt được kết quả tốt đẹp, em đã được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các cá nhân và cơ
quan trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn quý Thầy khoa Cơ khí Động lực đã quan tâm,
dạy dỗ, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình em học tại trường. Nhờ những kiến thức mà
quý Thầy truyền đạt cho em trong suốt quá trình học tập, đến nay em đã hoàn thành đồ án
được giao.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy NGUYỄN CÔNG KHẢI,
giảng viên khoa Cơ khí Động lực đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh
khỏi những sai sót nhất định, kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy để em có
điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình và phục vụ tốt hơn vào công việc thực tế
sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ....................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................................. 2
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa .......................................................................................................................... 3
PHẦN 2: NỘI DUNG ......................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG TREO ........................................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về hệ thống treo ................................................................................. 4

1.2. Chức năng ...................................................................................................................... 4
1.3. Yêu cầu .......................................................................................................................... 5
1.4. Phân loại hệ thống treo .................................................................................................. 5
1.4.1. Hệ thống treo phụ thuộc ............................................................................................. 6
1.4.2. Hệ thống treo độc lập ................................................................................................. 7
1.5. Giới thiệu xe Hyundai Sonata V6 2009 ........................................................................ 8
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TREO SAU TRÊN XE HYUNDAI SONATA V6 2009…12
2.1. Tổng quát hệ thống treo sau trên xe Hyundai Sonata V6 2009 ................................... 12
2.1.1. Đặc điểm hệ thống treo sau trên xe Hyundai Sonata V6 2009 ................................ 12
2.1.2. Dầu bôi trơn .............................................................................................................. 13
2.1.3. Dụng cụ chuyên dùng ............................................................................................... 13
2.1.4. Khắc phục lỗi……………….………………………….……………………..........16
2.1.5. Các bước kiểm tra và sữa chữa................................................................................. 17
2.1.6. Nhìn chung ............................................................................................................... 19


2.2. Hệ thống treo sau trên xe Hyundai Sonata V6 2009 ................................................... 20
2.2.1. Hệ thống treo sau ...................................................................................................... 20
2.2.2. Giảm chấn ...........................................................................................................22
2.2.3. Trục xoắn và lắp ráp thanh bên ................................................................................ 25
2.3. Trục bánh xe sau .......................................................................................................... 27
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ................................................................................................ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO…… .………………………………………………………...31


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hệ thống treo trên xe ô tô ..................................................................................... 4
Hình 1.2: Hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập................................................ 5
Hình 1.3: Hệ thống treo phụ thuộc ....................................................................................... 6
Hình 1.4: Hệ thống treo độc lập ........................................................................................... 7

Hình 1.5: Mẫu Sonata nguyên bản chỉ được bán ở một số thị trường 1986-1988 ............... 8
Hình 1.6: Sonata thế hệ thứ 2 đầu tiên lăn bánh trên đất Mỹ 1989-1994 ............................. 9
Hình 1.7: Sonata hế hệ thứ 3 cải tiến trở nên nhanh hơn 1995-1998 ................................... 9
Hình 1.8: Sonata thế hệ thứ 4 1999-2005 ........................................................................... 10
Hình 1.9: Sonata thế hệ thứ 5 2009 .................................................................................... 10
Hình 1.10: Đồng hồ taplo và khoang động cơ của Sonata v6 2009 ................................... 11
Hình 1.11: Nội thất xe Sonata V6 2009.............................................................................. 11
Hình 2.1: Vam tháo lò xo khí nén ...................................................................................... 13
Hình 2.2: Dụng cụ tháo gỡ ống lót thanh xoắn .................................................................. 14
Hình 2.3: Dụng cụ tháo gỡ ống lót thanh xoắn .................................................................. 14
Hình 2.4: Dụng cụ tháo lắp hệ thống treo mặt trước bằng vật liệu cách điện .................... 14
Hình 2.5: Dụng cụ tách khung ống lót ............................................................................... 15
Hình 2.6: Dụng cụ hạ thanh ống lót.................................................................................... 15
Hình 2.7: Dụng cụ tách ống lót .......................................................................................... 15
Hình 2.8: Thanh trượt ......................................................................................................... 15
Hình 2.9: Dụng cụ đặt ổ trục .............................................................................................. 16
Hình 2.10: Xà ngang ........................................................................................................... 16
Hình 2.11: Kiểm tra độ rơ của vòng bi ......................................................................... 17
Hình 2.12: Xoay trục ( trống phanh ) ............................................................................ 18
Hình 2.13: Kiểm tra độ lệt .................................................................................................. 19


Hình 2.14: Hệ thống treo sau .............................................................................................. 19
Hình 2.15: Các bộ phận của hệ thống treo sau trên xe Sonata ........................................... 20
Hình 2.16: Giảm chấn......................................................................................................... 22
Hình 2.17: Các bộ phận giảm chấn .................................................................................... 23
Hình 2.18: Thanh xoắn và thanh bên ................................................................................. 25
Hình 2.19: Các bộ phận của trục bánh sau ......................................................................... 27



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Hấp thụ va chạm ................................................................................................ 12
Bảng 2.2: Thông số bảo dưỡng tiêu chuẩn ......................................................................... 12
Bảng 2.3: Độ siếc chặc momen xoắn ................................................................................. 13
Bảng 2.4: Dầu bôi trơn ....................................................................................................... 13
Bảng 2.5 Khắc phục lỗi ...................................................................................................... 17


1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ 21, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước sang
một tầm cao mới. Rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh sáng chế xuất hiện
có tính ứng dụng cao.
Là một quốc gia có nên kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có những cải cách
mở cửa mới để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc tiếp nhận và áp dụng những thành tựu
khoa học nhằm cải tạo và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, với mục
đích đưa nước ta từ một nước nông nghiệp có nền kinh tế kém phát triển thành một nước
công nghiệp hiện đại.
Trải qua rất nhiều năm phấn đấu và phát triển, hiện nay nước ta đã là một thành viên
của khối kinh tế quốc tế WTO. Với việc tiếp cận với các quốc gia có nền kinh tế phát triển
chúng ta có thể giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học
tiên tiến để phát triển để phát triển hơn nữa nền kinh tế trong nước, bước những bước đi
vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong các ngành công nghiệp mới đang được nhà nước chú trọng phát triển thì ngành
công nghiệp ô tô là một trong những ngành có tiềm năng và được đầu tư phát triển mạnh
mẽ. Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển
mãnh mẽ, nhu cầu của con người ngày càng được năng cao. Để đảm bảo độ an toàn, độ tin
cậy cho người vận hành và chuyển động của xe, rất nhiều hãng sản xuất như: HYUNDAI,
FORD, TOYOTA, KIA MOTORS, MESCEDES... đã có nhiều cải tiến về mẫu mã, kiểu

dáng công nghệ cũng như chất lượng phục vụ của xe nhằm đảm bảo nhu cầu và an toàn cho
người sử dụng.
Do vậy, đòi hỏi người kỹ thuật viên phải có trình độ hiểu biết học hỏi, sáng tạo để
bắt nhịp với khoa học kỹ thuật tiên tiến để có thể chẩn đoán hư hỏng và đề ra phương pháp
sửa chữa tối ưu.
Vì vậy em chọn để tài “Nghiên cứu hệ thống treo sau trên xe Hyundai Sonata V6
2009” để làm đề tài.


2
1.2. Mục tiêu của đề tài
Giới thiệu chung về hệ thống treo trên ô tô giúp người đọc có thể hình dung một
cách khái quát về hệ thống.
Nghiên cứu các chi tiết, bộ phận, cấu tạo trong hệ thống treo.
Kiểm tra đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống treo sau, trục bánh xe sau
trên xe Hyundai Sonata V6 2009.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Là phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu tài liệu để
đánh giá và đưa ra những kết luận chính xác. Chủ yếu được sử dụng để đánh giá các mối
quan hệ thông qua các số liệu thu được.
+ Bước 1: Đọc tài liệu kỹ thuật và quan sát bố trí cụ thể trên xe.
+ Bước 2: Lập phương án kết nối, kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng.
+ Bước 3: Từ kết quả kiểm tra, chẩn đoán lập phương án bảo dưỡng, sửa chữa,
khắc phục hư hỏng của hệ thống.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản,
tài liệu đã có sẵn và bằng các thao tác tác tư duy logic.
- Mục đích: Để rút ra các kết luận cần thiết.
- Các bước thực nghiệm:

+ Bước 1: Thu thập tìm kiếm các tài liệu viết về hệ thống treo sau trên xe
Hyundai Sonata V6 2009.
+ Bước 2: Sắp xếp các tài liệu thực hành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng
bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định.
+ Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về hệ thống treo sau trên
xe Hyundai Sonata V6 2009. Phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học.
+ Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hóa lại những kiến thức
tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc.


3
1.4. Ý nghĩa
Đề tài giúp cho những sinh viên năm cuối củng cố lại kiến thức để chuẩn bị đáp ứng
được phần nào nhu cầu của công việc. Đề tài đồ án “ Hệ thống treo sau trên xe Hyundai
Sonata V6 2009 ” giúp cho em hiểu rõ hơn nữa và bổ trợ thêm kiến thức mới về hệ thống
này.
- Giúp người đọc có khả năng phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại cơ cấu
treo.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống treo.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống treo đúng yêu cầu
kỹ thuật.
- Tạo tiền đề nguồn tài liệu tham khảo cho các bạn học sinh, sinh viên các khóa có
thêm tài liệu nghiên cứu và tham khảo.


4

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG TREO
1.1. Giới thiệu chung về hệ thống treo

Hệ thống treo trên xe là một bộ phận quan trọng trong thiết kế cơ học của xe. Nó
đóng vai trò chủ chốt trong việc đảm bảo chuyển động của toàn bộ kết cấu xe, quyết định
đến cảm giác lái và sự thoải mái của người ngồi trên xe.
Ngoài việc hỗ trợ trọng lượng của xe, hệ thống treo sau giữ trục sau và bánh xe ở vị
trí phù hợp theo thân xe. Hệ thống treo sau độc lập cho phép mỗi bánh xe phía sau để di
chuyển lên xuống riêng biệt.

Hình 1.1: Hệ thống treo trên xe ô tô

1.1. Chức năng
- Hệ thống treo là hệ thống liên kết giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ xe. Mối liên
kết treo của xe là mối liên kết đàn hồi có chức năng:
+ Nâng đỡ trọng lượng xe.
+ Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động theo phương thẳng đứng đối
với khung xe hoặc vỏ xe để giảm các chấn động khi xe chạy trên đường không bằng phẳng
và giữ cho xe dao động êm dịu.
+ Truyền lực moment giữa bánh xe và khung xe.
- Hệ thống treo gồm các bộ phận chính và các chức năng riêng biệt:


5
+ Bộ phận dẫn hướng: Xác định động học và tính chất dịch chuyển của các bánh
xe dẫn hướng so với khung, vỏ ô tô. Đồng thời để truyền các lực kéo, phanh, lực bên và các
moment phản lực của chúng lên khung xe hoặc vỏ xe.

+ Bộ phận đàn hồi: Nhận và truyền lên khung các lực thẳng đứng của đường,
giảm tải trọng động cơ khi xe chạy trên đường không bằng phẳng, đảm bảo tính êm dịu của
ô tô.
+ Bộ phận giảm chấn: Cùng với ma sát bên trong của hệ thống treo, bộ phận
giảm chấn hấp thụ những năng lượng của thân xe (vỏ xe) và bánh xe trên cơ sở biến cơ

năng thành nhiệt năng.
1.2. Yêu cầu
- Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe
như chạy trên đường tốt hay chạy trên đường có nhiều loại địa hình khác nhau.
- Bánh xe có khả năng dịch chuyển trong 1 không gian giới hạn.
- Không gây ảnh hưởng đến quan hệ động lực học và động học của bánh xe.
- Không gây tải trọng lớn tại các mối liên kết với vỏ.
- Có độ bền cao.
- Đảm bảo tính điều khiển và ổn định chuyển động của xe ở tốc độ cao.
- Dập tắt nhanh các dao động của thùng xe và vỏ xe.
- Giảm độ nghiêng của thùng xe khi quay vòng.
1.3. Phân loại hệ thống treo
- Theo kết cấu hệ thống treo được phân thành hai nhóm: Hệ thống treo phụ thuộc và
hệ thống treo độc lập

Hình 1.2: Hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập


6
1.4.1. Hệ thống treo phụ thuộc
Ở hệ thống treo phụ thuộc có bánh xe đặt trên dầm cầu liền, bộ phận giảm chấn và
đàn hồi đặt giữa thùng xe và dầm cầu.
Do dầm cầu liền nên dịch chuyển của một bánh xe theo phương thẳng đứng sẽ ảnh
hưởng đến bánh xe bên kia.

Hình 1.3: Hệ thống treo phụ thuộc
Cấu tạo hệ thống treo phụ thuộc khá đơn giản, cả hai bánh xe được đỡ bằng một hộp
cầu xe hoặc dầm cầu nối liền 2 bánh này lại, các chi tiết hệ thống treo sẽ nối dầm cầu với
thân xe.
- Ưu điểm:

+ Cấu tạo hệ thống khá đơn giản, ít chi tiết vì thế dễ bảo trì bảo dưỡng.
+ Hệ thống treo phụ thuộc có độ cứng vững để chịu được tải nặng thích hợp cho
các dòng xe bán tải như xe bán tải colorado.
+ Khi xe vào đường vòng cua thì thân xe ít bị nghiêng tạo cho xe sự ổn định
chắc chắn.
+ Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng nhờ
thế lốp xe ít bị bào mòn.
+ Về cơ bản hệ thống treo phụ thuộc thích hợp cho các dòng xe tải chở hàng
nặng hoặc có thể lắp cho trục bánh sau ở các dòng xe phổ thông, xe con.


7
- Nhược điểm:
+ Phần khối lượng không được treo lớn và hệ thống treo phụ thuộc có đặc
thù cứng nhắc không có độ linh hoạt cho mỗi bánh nên độ êm của xe kém.
+ Giữa bánh xe phải và trái mỗi khi chuyển động có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau
thông qua dầm cầu xe nên dễ bị ảnh hưởng dao động và rung lắc lẫn nhau.
1.4.2. Hệ thống treo độc lập
Ở hệ thống treo độc lập từng bánh xe gắn độc lập với khung vỏ thông qua các đòn,
bộ phận đàn hồi và giảm chấn.
Các bánh xe dịch chuyển tương đối với khung vỏ một cách độc lập.

Hình 1.4: Hệ thống treo độc lập
- Ưu điểm:
+ Khối lượng không được treo nhỏ nên xe chạy êm hơn.
+ Các lò xo không liên quan đến việc định vị bánh xe, vì thế có thể sử dụng các
lò xo mềm.
+ Vì không có trục nối giữa các bánh xe bên phải và bên trái nên sàn xe và động
cơ có thể hạ thấp xuống. Điều này có nghĩa là trọng tâm của xe sẽ thấp hơn.
- Nhược điểm:

+ Cấu tạo khá phức tạp.
+ Khoảng cách và định vị của bánh xe bị thay đổi cùng với chuyển động lên
xuống của bánh xe.


8
+ Nhiều kiểu xe có trang bị thanh ổn định để giảm hiện tượng xoay đứng khi xe
quay vòng và tăng độ êm của xe.
 Dựa vào bộ phận đàn hồi hệ thống treo được chia thành các loại: Treo nhíp lá,
treo lò xo trụ, treo thanh xoắn, treo khí nén và treo thủy khí.
 Theo khả năng thay đổi đặc tính làm việc chia thành 2 loại:
+ Hệ thống treo tự động điều chỉnh.
+ Hệ thống treo không điều chỉnh.
1.4. Giới thiệu xe Hyundai Sonata V6 2009
 Giai đoạn thình thành:
Ra mắt vào năm 1986, Hyundai Sonata ban đầu thậm chí còn không phải là một
chiếc Hyundai chính hiệu. Chiếc sedan này có linh kiện đến từ các nhà sản xuất khác nhau,
trong đó có Mitsubishi. Từ những ngày tháng ban đầu đầy khó khăn ấy, Hyundai đã liên
tục cải tiến Sonata. Cho đến nay, Sonata đã trở thành thương hiệu xe ô tô lâu đời nhất của
Hyundai.
Sonata của ngày hôm nay là đối thủ thực sự mạnh và đáng gờm trong phân khúc
sedan cỡ vừa. Từ lúc không được bán tại thị trường Hoa Kỳ vào những năm 1980, đến khi
xây dựng nhà máy đầu tiên ở Alabama và cuối cùng đã đạt đến mức doanh số 200.000 chiếc
được bán ra hàng năm ở Mỹ, Hyundai Sonata thực sự đã tiến những bước rất dài.
Tiền thân của Hyundai Sonata là chiếc Hyundai Stellar dành cho thị trường Hàn
Quốc. Khi đó, Sonata có động cơ 4 xi lanh của Mitsubishi và sử dụng nền tảng dẫn động
cầu sau và động cơ đặt trước của Ford Cortina. Mẫu xe này chưa bao giờ được bán ở Mỹ.

Hình 1.5: Mẫu Sonata nguyên bản chỉ được bán ở một số thị trường 1986-1988



9
Sau khi thăm dò thị trường Mỹ với chiếc Excel dẫn động cầu trước, Hyundai bắt đầu
cảm thấy "bạo gan" hơn. Và thế là Sonata thế hệ thứ 2 đã tới đất Mỹ với mức giá khá rẻ.
Chiếc xe này một lần nữa sử dụng động cơ V6 4 xi lanh đến từ Mitsubishi.
Tăng tốc từ 0 lên 100km/h (động cơ V6 3 lít 142 mã lực): 9,9 giây.

Hình 1.6: Sonata thế hệ thứ 2 đầu tiên lăn bánh trên đất Mỹ 1989-1994
Mẫu Sonata thế hệ thứ 3 được cải tiến nhẹ so với thế hệ trước, với chiều dài cơ sở
tăng thêm 5,8 cm để có thể cạnh tranh với các đối thủ đến từ Nhật Bản. Tuy nhiên mẫu
Sonata này vẫn nhỏ hơn đáng kể so với những mẫu sedan cỡ vừa ở Mỹ tại cùng thời điểm.
Tuy vẫn có những góc cạnh hơi thô và chưa được tinh tế cho lắm thì Sonata cũng đã nỗ lực
rất nhiều để có thể leo lên vị trí thứ 3 sau Honda Accord và Dodge Intrepid trong bài đánh
giá so sánh 6 mẫu sedan của Car and Drive vào tháng 9 năm 1994. Sonata đã cho thấy khả
năng tăng tốc từ 0 lên 100km/h nhanh nhất trong số những xe tham gia bài đánh giá. Điều
này chứng tỏ rằng Hyundai đã luôn học hỏi để cải tiến những chiếc xe của mình để chúng
trở nên nhanh hơn.
Tăng tốc từ 0 lên 100km/h (động cơ V6 3 lít 142 mã lực): 9,3 giây.

Hình 1.7: Sonata hế hệ thứ 3 cải tiến trở nên nhanh hơn 1995-1998


10
Hyundai đã nỗ lực hết mình để cải tiến mẫu Sonata thế hệ thứ 4 bằng cách trang bị
động cơ V6 và thu hút người mua bằng một điều khoản bảo hành gây “chấn động”: bảo
hành hệ dẫn động 10 năm hoặc 100.000 dặm. Sonata đồng thời cũng có thiết kế phong cách
và khác biệt so với người anh của mình, hướng đến sự mạnh mẽ và cá nhân hóa hơn. Cuối
cùng thì Sonata cũng có khả năng cạnh tranh với những thương hiệu hàng đầu trong phân
khúc sedan cỡ vừa, mặc dù động cơ V6 vẫn chỉ có hiệu năng của một động cơ 4 xi lanh
thằng hàng, mãi cho đến khi trở nên “cơ bắp hơn” sau cuộc đại trùng tu năm 2020. Đây

cũng là mẫu Sonata đầu tiên đạt doanh số 100.000 xe một năm.
Tăng tốc từ 0 lên 100km/h (động cơ V6 2,5 lít 170 mã lực): 9,5 giây.

Hình 1.8: Sonata thế hệ thứ 4 1999-2005
Mẫu Sonata thế hệ thứ 5 được sản xuất từ một nhà máy tương đối mới ở Mỹ vào
năm 2006. Nhà sản xuất đã cải tiến động cơ V6, mang lại một cảm giác lái và nội thất tinh
tế hơn rất nhiều so với mẫu cũ. Điều này đã đưa Sonata trở thành một đối thủ thực thụ trong
phân khúc sedan cỡ vừa.
Tăng tốc từ 0 lên 100km/h (động cơ V6 3,3 lít 235 mã lực): 7,0 giây.

Hình 1.9: Sonata thế hệ thứ 5 2009


11
 Giới thiệu xe:
Hyundai Sonata V6 là một chiếc ô tô 4 cửa kiểu saloon (sedan) với đông cơ đặt phía
trước cung cấp năng lượng cho bánh trước. Sức manh được sản xuất bởi động cơ hút
khí tự nhiên, dung tích 3,3 lít. Bộ phận này có thiết bị van trục cam kép trên cao, bố trí
6 xi lanh và 4 van trên mỗi xi lanh. Nó có công suất 235 bhp ( 238 PS/ 175 kW) tại
6000 vòng/ phút và mo-men xoắn cực đại 307 N/m ( 226 lb. ft/ 31,3 kgm) tại 3500
vòng/ phút. Đông cơ cung cấp năng lượng cho các bánh xe của hộp số tự động 5 cấp.

Hình 1.10: Đồng hồ taplo và khoang động cơ của Sonata v6 2009

Hình 1.11: Nội thất xe Sonata V6 2009


12
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TREO SAU TRÊN XE HYUNDAI SONATA V6 2009
2.1. Tổng quát hệ thống treo sau trên xe Hyundai Sonata V6 2009

2.1.1. Đặc điểm hệ thống treo sau trên xe Hyundai Sonata V6 2009
a. Thông số và loại
Hệ thống treo sau có 3 liên kết, trục xoắn với loại lò xo cuộn GL ( ALL, GLS
ALL )
 Cuộn lò xo
Dây dia. x O.D. x chiều dài độc lập mm (in.) xác định màu lò xo cuộn.
11.5 x 118.7 x 366 (0.45 x 4.67 x 14.4) (màu hồng) x 2
 Hấp thụ va chạm
Loại

Thủy lực

Kiểu tác động kép

Chiều dài tối đa mm (in.)

534

(21.02)

Chiều dài tối thiểu mm (in.)

359

(14.13)

Chiều dài hành trình mm (in.)

175


(6.89)

Bả ng 2.1: Hấp thụ va chạm
 Chú ý
GL, GLS : Mức độ cạnh vát
b. Thông số bảo dưỡng tiêu chuẩn
Giá trị tiêu chuẩn
Toe-in mm (in.)

0 ± 3 mm(0 ± 0.12 in)
00 ± 30’

Camber
Độ cong giữa các góc khác nhau tối đa

30’

trái sau và phải sau
Giới hạn
Khe hở giới hạn ổ trục bánh xe mm (in.)

0.76 (0.03)

Bả ng 2.2: Thông số bảo dưỡng tiêu chuẩn


13
c. Độ siếc chặc momen xoắn
Chi tiết


Nm

Khóa đai ốc ổ trục bánh xe

Kg.cm

20→0→5 200→0→50

Bulong lắp đặt cụm phanh

Ib.ft
14→0→35

49-59

500-600

36-43

Khung hấp thụ sự va chạm

Đai ốc

25-34

250-350

18-25

Khug hấp thụ sự va chạm dưới


Đai ốc

78-98

800-1000

58-72

Lắp rắp đai ốc thanh bên dưới

78-98

800-1000

58-72

Lắp rắp đai ốc tay đòn kéo

98-118

1000-1200

72-87

Ống lót trên để thanh piston

20-25

200-250


14-18

Bả ng 2.3: Độ siếc chặc momen xoắn
2.1.2. Dầu bôi trơn
Chi tiết

Dầu bôi trơn đề xuất

Vòng bi bánh xe, bịch kín Mở bôi trơn đa dụng SAE

Số lượng
Theo yêu cầu

cạnh mép dầu, bên trong J310a, NLGI
bề mặt của trục bánh xe và Mức độ #2
năp trục bánh xe
Bả ng 2.4: Dầu bôi trơn
2.1.3. Dụng cụ chuyên dùng
 Vam tháo lò xo khí nén 09546-11000
Tháo gỡ lò xo khí nén.

Hình 2.1: Vam tháo lò xo khí nén


14
 Dụng cụ tháo gỡ ống lót thanh xoắn 09552-33000
Tháo lắp ống lót thanh xoắn (sử dụng với 09552-33100, 09624-31000)

Hình 2.2: Dụng cụ tháo gỡ ống lót thanh xoắn

 Dụng cụ tháo gỡ ống lót thanh xoắn 09552-33100
Tháo lắp ống lót thanh xoắn (sử dụng với 09552-33100,09624-31000)

Hình 2.3: Dụng cụ tháo gỡ ống lót thanh xoắn
 Dụng cụ tháo lắp hệ thống treo mặt trước bằng vật liệu cách điện 09624-31000
Tháo lắp ống lót thanh xoắn ( sử dụng với 09552-33000,0952-33100)

Hình 2.4: Dụng cụ tháo lắp hệ thống treo mặt trước bằng vật liệu cách điện


15
 Dụng cụ tách khung ống lót theo cài đặt cơ sở 09216-21100
Tháo lắp ống lót thanh bên ( sử dụng với 09545-21400, 09556-33100)

Hình 2.5: Dụng cụ tách khung ống lót
 Dụng cụ hạ thanh ống lót 09545-21400
Tháo lắp thanh bên ( sử dụng với 09545-21400,09556-31000)

Hình 2.6: Dụng cụ hạ thanh ống lót
 Dụng cụ tách ống lót 09556-3100
Tháo lắp thanh bên với ống lót ( sử dụng với 09216-21100, 09545-21400)

Hình 2.7: Dụng cụ tách ống lót
 Thanh trượt 09517-21400
Tháo ổ trục bánh xe sau ở rãnh phía ngoài.

Hình 2.8: Thanh trượt


16



Dụng cụ đặt ổ trục 09527-33000
Lắp đặt mặt trong trục bánh xe phía sau(sử dụng 09500-21000)

Hình 2.9: Dụng cụ đặt ổ trục


Xà ngang 09500-21000
Tháo lắp đệm và ổ trục.

Hình 2.10: Xà ngang
2.1.4. Khắc phục lỗi
Biểu hiện
Âm thanh bất thường

Kiểm soát xe kém

Nguyên nhân hư hỏng

Biện pháp khắc phục

Bộ phận lắp đặt lỏng lẻo

Kiểm tra

Vòng bi bánh xe bị hỏng

Thay thế


hoặc mòn

Thay thế các bộ phận bị hư

Bộ giảm xóc bị lỗi

hỏng

Lốp xe bị lỗi

Thay thế

Áp suất lốp quá lớn

Điều chỉnh áp suất

Giảm xóc bị lỗi

Thay thế

Bánh xe hỏng Lò xo bị

Xiết chặc mô men xoắn qui

cuộn hoặc đứt Lốp bị lỗi

định

Ống lót bị mòn


Thay thế
Thay thế
Thay thế


×