Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây thạch đen tại xã trọng con, huyện thạch an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NÔNG THỊ HƯƠNG QUỲNH
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY
THẠCH ĐEN TẠI XÃ TRỌNG CON, HUYỆN THẠCH AN,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2015 – 2019



Thái nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NÔNG THỊ HƯƠNG QUỲNH
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY
THẠCH ĐEN TẠI XÃ TRỌNG CON, HUYỆN THẠCH AN,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa


: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2015 – 2019

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Tâm

Thái nguyên, năm 2019


i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài tốt nghiệp tôi
đã được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân. Nhân đây
tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Tâm đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
UBND xã Trọng Con đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập
và nghiên cứu tại cơ sở.
Bà con nhân dân trong các thôn được chọn làm địa bàn nghiên cứu, đã giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin nghiên cứu để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã chia sẻ giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân
còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi nhiều khiếm khuyết. Rất mong

nhận đực những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn
thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu
của tập thể và cá nhân đã giành cho tôi.
Thái nguyên, ngày

tháng

năm 2019

Sinh viên

Nông Thị Hương Quỳnh


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Diện tích các nhóm đất xã Trọng Con năm 2018 ............................ 26
Bảng 4.1 Diện tích, năng suất và sản lượng Thạch đen .................................. 31
giai đoạn 2016 - 2018 ...................................................................................... 31
Bảng 4.2: Một số thông tin chung về các hộ điều tra năm 2018 .................... 33
Bảng 4.3: Chi phí sản xuất 1 sào thạch đen của các hộ điều tra năm 2018 .... 35
Bảng 4.5: Lợi nhuận sản xuất cây thạch đen phân theo nhóm hộ điều tra năm
2018 ................................................................................................................. 36
Bảng 4.6. Chi phí sản xuất cây ngô của các hộ điều tra tính trên 1 sào năm
2018 ................................................................................................................. 37
Bảng 4.7: So sánh chi phí giữa thạch đen và ngô của các hộ điều tra trên 1 sào
năm 2018 ......................................................................................................... 38
Bảng 4.8: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế giữa cây thạch đen với cây ngô
tính trên 1 sào năm 2018 ................................................................................. 39



iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

BQ

Bình quân

BQC

Bình quân chung

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

ĐVT


Đơn vị tính

HQKT

Hiệu quả kinh tế

PTNT

Phát triển nông thôn

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

STT

Số thứ tự

UBND

Ủy ban nhân dân



iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu chung ........................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................... 3
1.5. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5
2.1.1. Hiệu quả kinh tế ...................................................................................... 5
2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về cây thạch đen ................................................ 10
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây thạch đen ................. 11
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ..................................................... 17
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19

3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
3.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ......................................................... 19
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 20


v
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 21
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 21
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của các hộ ................ 21
3.4.2. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất ................................................................. 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh
Cao Bằng ......................................................................................................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 27
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế xã Trọng Con... 30
4.2. Thực trạng sản xuất cây Thạch đen xã Trọng Con .................................. 31
4.2.2. Tình hình tiêu thụ cây thạch đen trên địa bàn xã Trọng Con, huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng ................................................................................ 32
4.2.3. Hiệu quả sản xuất cây thạch đen trên địa bàn xã Trọng Con, huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng ................................................................................ 33
4.3. Giải pháp phát triển cây thạch đen trên địa bàn xã Trọng Con ............... 43
4.3.1. Phương hướng phát triển cây thạch đen cho xã Trọng Con ................. 43
4.3.2. Định hướng phát triển cây thạch đen của xã Trọng Con ...................... 44
4.3.3. Một số giải pháp phát triển trồng thạch đen ......................................... 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 51
1. Kết luận ....................................................................................................... 51
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập cùng với những chuyển biến tích cực của nền
kinh tế Việt Nam thì ngành nông nghiêp luôn luôn được coi là ngành quan
trọng hàng đầu. Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư và quan tâm nhiều hơn đến
nông nghiệp. Song nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức lơn
như khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực, gặp nhiều rủi ro, bất
lợi do thời tiết, thị trường, thể chế chính sách…Những rủi ro bất lợi này
thường tác động đến người dân. Xét một cách toàn diện người dân luôn là
người chịu thiệt thòi và luôn gặp khó khăn nhất trong cuộc sống.
Xã Trọng Con có tổng diện tích tự nhiên là 7.691,20ha, trong đó đất
sản xuất nông nghiệp 7.390,06ha, đất lâm nghiệp 6.937,58ha , đất chưa sử
dụng 189,44ha. Dân số 2131 người, gồm nhiều dân tộc anh em cùng chung
sống với 481 hộ dân. Số hộ dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là
chính, cây trồng chủ yếu là các loại cây lương thực như lúa, ngô, quýt…theo
hướng tự cung tự cấp, các loại cây trồng khác chưa được chú trọng phát triển,
các sản phẩm mang tính hàng hóa không đáng kể và còn manh múm, nhỏ lẻ.
Cho đến nay xã chưa có sự đầu tư thích ứng, để tạo những tiềm năng sẵn có ở
địa phương trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn mới.
Xã Trọng Con có điều kiện phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng
trong đó có cây thạch đen. Trong thời gian qua thạch đen đã được trồng ở
nhiều nơi trên địa bàn, việc trồng thạch đen đã đem lại một nguồn thu nhập
đáng kể cho một số hộ dân. Tuy nhiên việc phát triển cây thạch còn mang tính
tự phát, chưa chú trọng việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong việc thâm
canh loại cây trồng này nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao.



2
Đối với người dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu là từ
cây trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất của mình. Trọng
Con với đơn vị hành chính là 10 thôn, hầu hết nông dân sống dựa vào nông
nghiệp là chủ yếu. Trọng Con là một trong những xã trồng nhiều thạch đen
của huyện Thạch An. Trong những năm trước đây, thạch đen chủ yếu được
trồng tại nương rẫy để phơi khô tích trữ dần để làm thạch ăn quanh năm, chưa
trở thành hàng hóa. Cây thạch trồng ở đây dài, tỉ lệ lá cao. Thạch đen chỉ trở
thành hàng hóa khi nhiều thương gia đến thu gom với số lượng lớn, xuất khẩu
sang Trung Quốc. Chính vì vậy, diện tích trồng thạch đen được tăng lên hằng năm.
Tuy nhiên người trồng thạch đen vẫn đang gặp nhiều khó khăn do điều
kiện khí hậu khắc nghiệt, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường
không ổn định và chưa biết áp dụng khoa học - kỹ thuật nên hiệu quả sản suất
còn chưa cao. Phần lớn các hộ gia đình không dám đẩy mạnh sản xuất trồng
thạch trên quy mô lớn hơn nên năng suất thấp dẫn đến đời sống có nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó, việc xem xét tình hình sản xuất thạch đen tại
địa phương và đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế cây trồng rất quan trọng.
Đó là những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu
quả sản xuất cây thạch đen có hiệu quả hơn. Đó là lý do em chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây thạch đen tại xã Trọng
Con – Huyện Thạch An – Tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá được thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế của
việc sản xuất cây thạch đen tại xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng, đề tài có thể đề xuất được các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển cây
thạch đen tại địa phương theo hướng ổn định, hiệu quả và bề vững.



3

1.3. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Trọng Con, huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng liên quan đến trồng trọt nói chung và sản xuất cây
thạch đen nói riêng.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất thạch đen tại địa bàn xã Trọng Con.
- Đánh giá được hiệu quả sản xuất cây thạch đen tại địa bàn xã Trọng Con.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế phát triển sản
xuất thạch đen trong những năm tới.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra kết luận và những bài học kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và quen dần với công việc thực tế.
Bước đầu đã biết vận dụng kiến thức vào lĩnh vực nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần và việc đánh giá
xác thực hiệu quả kinh tế của việc trồng cây thạch đen. Qua đó giúp người
dân có cơ sở để có thể tiếp tục mở rộng sản xuất cây thạch đen và đưa ra giải
pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây thạch đen trên địa bàn xã.
Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo tại xã Trọng Con nói riêng và nông sản
hàng hóa trên địa bàn huyện Thạch An nói chung.
1.5. Những đóng góp mới của đề tài
Góp phần đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế cây thạch đen nói chung
và hiệu quả kinh tế tại xã Trọng Con nói riêng. Góp phần xây dựng nền kinh
tế nông nghiệp liên tục phát triển.



4
Đưa được thực trạng khó khăn mà người nông dân đang mắc phải để
các ban, các cấp có thẩm quyền đề xuất phương hướng khắc phục và hỗ trợ
nông dân vượt qua khó khăn.
Cho thấy sự yếu kém của các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và mức độ
áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất cụ thể của địa phương.
Đề tài giúp chỉ ra một số các giải pháp mang tính chất khả thi để tăng
hiệu quả năng suất của cây thạch đen. Nâng cao chất lượng cuộc sống của bà
con nông dân.
Góp phần vào công cuộc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Thúc đẩy việc
nghiên cứu ra các giống mới cho năng suất và sản lượng cao hơn.
Hỗ trợ đội ngũ cán bộ khuyến nông định ra các phương hướng phát
triển sản xuất trong thời gian tới và đưa vào sản xuất vào cơ chế ổn định.


5

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Hiệu quả kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau, một số khái
niệm kinh tế được đưa ra như sau:
- Hiệu quả kinh tế là là một phạm trù phản ánh mặt chất, mặt lượng của
các hoạt động kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan
của nền sản xuất xã hội cho nhu cầu cuộc sống tăng, nhu cầu công tác quản

lý, tổ chức.
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù xã hội với những đặc trưng phức tạp
nên đánh giá hiệu quả kinh tế là một vấn đề hết sức khó khăn và mang tính
chất phức tạp. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là một lượng dự trữ
tài nguyên nhất định, tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa nhiều nhất, hay nói
cách khác là một mức sản xuất nhất định cần phải làm như thế nào để có chi
phí tài nguyên lao động thấp nhất. Điều đó cho ta thấy hiệu quả kinh tế liên
quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó
không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản
xuất là đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần văn hóa cho xã hội. Hiệu quả kinh
tế phản ánh thực chất các nhu cầu của xã hội. Vì thế việc nghiên cứu xem xét
hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà thông qua đó tìm ra
các giải pháp phát triển sản xuất. Như vậy phạm trù hiệu quả kinh tế đóng vai
trò quan trọng trong việc đánh giá sản xuất và phân tích kinh tế nhằm tìm ra
những lợi pháp có lợi nhất [9].


6

2.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất của HQKT xuất phát từ các yêu
cầu cuả sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. HQKT là một
phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định và
so sánh hiệu quả kinh tế và vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính
tương đối. Hiệu quả là chi tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại
với từng loại nông hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là vùng
kinh tế tự cung tự cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi
đi vào hoạch toán kinh tế trong điều kiện lấy công làm lãi thì người nông dân

chú ý tới thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất hang hóa, trong
điều kiện thuê lao động thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, đó là vấn đề hiệu quả .
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó HQKT có liên quan
trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quy trình sản xuất sẽ
gặp phải những khó khăn nhất định.
Đối với các yếu tố đầu vào: Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy
trình sản xuất không đồng nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá
trị đào thải và các chi phí sửa chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ
chi phí để xác định các chi tiêu hiệu quả có tính chất tương đối. Do sự biến
động không ngừng của cả thị trường nên việc xác định chi phí cố định là
không chính xác mà chỉ có tính tương đối. Một số yếu tố đầu vào và rất khó
lượng hóa như: Thông tin, tuyên truyền, cơ sở hạ tầng nên không thể tính toán
được một cách chính xác.
Đối với yếu tố đầu ra: Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể
lượng hóa được một cách cụ thể nhưng cũng có những yếu tố không thể lượng
hóa được như: Bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả
năng tạo việc làm. Hiệu quả kinh tế với tư cách là một phạm trù kinh tế khách


7
quan, nó lại là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản
xuất xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy,
nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá còn
thông qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt hơn. Vậy bản chất
của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế xã
hội nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mọi thành viên trong xã hội.
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất và tiết kiệm lao động
xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế gắn
liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng

suất lao động và tiết kiệm thời gian làm việc [9].
2.1.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng nguồn
nhân lực, vật lực để đạt được kết quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả
kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế.
Nâng cao chất lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn
lực có sẵn trong một hoạt động kinh tế, đây là đòi hỏi khách quan của một nền
sản xuất xã hội, do nhu cầu đời sống vật chất ngày càng cao. Sau đây là một
số quan điểm về hiệu quả kinh tế :
- Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ
tăng trưởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả
cao khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là
không lãng phí. Một nền kinh tế có hiệu quả có nghĩa là không lãng phí.
- Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy
luật kinh tế cơ bản chủa nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng đại diện cho
mức sống của nhân dân, là chi tiêu phản ánh hiệu qảu của nền sản xuất xã hội.
- Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chi tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.


8
- Quan điểm thứ tư: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa
chung là mối quan hệ tỉ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử
dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
Tóm lại, từ kết quả trên chúng tôi thấy rằng: Hiệu quả kinh tế là thể
hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi
kết quả đạt được chỉ bằng với chi phí bỏ ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng
tiết kiệm nguồn lực để đạt được một kết quả nhất định là hiệu quả kinh tế
cũng khác nhau những vẫn phải dựa trên nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt

được với chi phí nguồn lực bỏ ra.
2.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng tiến bộ kĩ
thuật tiến bộ và sản xuất điều đó có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên,
kết quả của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà
đồng thời tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con
người. Những kết quả đạt được đó là: Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần,
giải quyết vấn đề việc làm, góp phần ổn định chính trị xã hội , trật tự an ninh,
xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và
văn hóa cho người dân tức là đã đạt được hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh
tế - xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác
không có được. Cũng có thể có một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho
một cá nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh
hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần
phân loại chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thành phân biệt thành ba phạm trù:
hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này
khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.


9
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết qủa đạt
được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế,nhiều nhà kinh tế thường nhấn mạnh
quan hệ so sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh tuyệt đối và
chưa xem đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đói và
đại lượng tuyệt đối.
Nếu như HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh tế
đạt được và lượng chi phí bỏ ra thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh

giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra.
HQKT, xã hội thể hiện mối quan hệ tương quan giữa các kết quả đạt
được tổng hợp trong lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được
các kết quả đó. Để làm rõ phạm trù HQKT có thể phân loại chúng theo các
tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu
quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia
hiệu quả kinh tế thành nhiều phần:
- HQKT theo ngành là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật
chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mai, dịch vụ,…Trong từng ngành
lớn có lúc phải phân bổ HQKT cho từng ngành hẹp hơn.
- HQKT theo vùng lãnh thổ là xét riêng cho từng vùng, từng địa phương.
- HQKT sản xuất vật chất và dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào
sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại: Hiệu quả sử
dụng vốn; Hiệu quả sử dụng lao động; Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị;
Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng; Hiệu quả sử dụng các biện pháp kĩ
thuật và quản lý[10].


10
2.1.4. Một số vấn đề cơ bản về cây thạch đen
2.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng cây thạch đen
Thạch đen được lòng rất nhiều người vào mùa nắng nóng và lại tốt cho
sức khỏe nhất là với phụ nữ và các em nhỏ. Ngoài ra, thạch đen giúp giảm
huyết áp, hỗ trợ trong điều trị đái tháo đường, mát gan, trị cảm mạo do nắng
nóng, đau cơ, viêm khớp…
Thạch đen không chỉ là thứ giải khát thông thường mà còn là một tân
dược. Theo Đông y, lá thạch đen có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt,
giúp các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng… nên thường

được sử dụng để nấu và chế biến thành món thạch giải nhiệt trong những
ngày hè oi bức, nóng nực.
Hiện nay, ở nhiều nước châu Á người ta cho rằng, bột thân lá cây thạch
đen có tác dụng lợi tiểu, nên họ đã dùng cây thạch đen thành loại bột được
đóng gói sẵn. Bột lá cây thạch đen được bán dạng bột uống liền trong các cửa
hàng thực phẩm chức năng và trong các siêu thị.
Còn ở Việt Nam trong thời gian gần đây, bột cây thạch đen và thạch đã
được nghiên cứu chế thành thạch đen tươi đóng hộp và bột thạch đen. Với thạch
đen đóng hộp, khi dùng có thể thêm đá, nước dừa hoặc sữa tươi tùy thích.
2.1.4.2. Vai trò của cây thạch đen trong đời sống
Qua phân tích cho thấy, thạch đen có tổng hàm lượng Polyphenol, hàm
lượng tannin và pectin chiếm trên 50%. Tanin và pheolic là nhóm chất quyết
định cho chất lượng thạch. Tanin có tính chất vitamin P và tăng đáng kể tính
dãn nở của mạch máu, tannin thạch còn có tác dụng như chống oxy hóa, bảo
vệ vitamin C, giảm cholesterol trong máu.
Trong lá và cây thạch đen có các chất như nước, hydratcacbon, protein,
polyphenol tổng. Qua phân tích cho thấy thành phần hóa học trong lá thạch
đen tốt hơn trong thân cây thạch.


11
Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy thạch đen không chỉ giải khát
thông thường mà còn là một dược liệu. Lá có vị ngọt, tính mát, có tác dụng
giải nhiệt, giúp hạ huyết áp, trị cảm mọ, đau khớp [9].
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây thạch đen
2.1.5.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
* Đất đai, địa hình
Đất là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây
trồng, là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do vậy năng suất cây
trồng cao hay thấp phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng có trong đất.

Thạch đen là một loại cây ưa đất dốc nhẹ, đất ven suối ẩm thuộc loại
đất thịt pha cát màu xám hoặc xám vàng có tầng sâu dày, không lẫn đá, có thể
trồng trên rẫy hoặc dưới ruộng. Thường được trồng trên dất nương rẫy trồng
ngô hoặc lúa đã bị bỏ hóa 2-3 năm. Trồng gần nhà có điều kiện chăm sóc tốt,
cây phát triển mạnh, năng suất gấp đôi so với trồng ở đồi. Không trồng thạch
đen trên đất thịt nặng hay đất do đá vôi phong hóa.
*Khí hậu
Trong sản xuất nông nghiệp nói chung, khí hậu là yếu tố có vai trò quan
trọng và tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, được thể hiện
qua đại lượng năng suất và chất lượng của sản phẩm.
Những điều kiện khí hậu thời tiết được xác định cho cây trồng là ánh
sáng, nhiệt độ và nước. Đó là những yếu tố không thể thiếu và thay thế được
đối với sự sống nói chung và sinh trưởng nói riêng.
- Nhiệt độ: Thạch đen ưa mát và hơi lạnh, nhiệt độ thích hợp cho sự
phát triển từ 20 – 28°c.
- Ánh sáng: cây thạch đen là cây ưa sáng, vì vậy không nên trồng dưới
bóng râm hay trồng xen với cây trồng khác hay trồng quá dày.
- Nước: cây thạch đen luôn yêu cầu đảm bảo đủ ấm cho ruộng, cây
không thích hợp với điều kiện ngập úng hay khô hạn.


12
- Độ ẩm: Không khí tốt nhất cho cây thạch đen sinh trưởng và phát
triển tốt vào khoảng 70 – 80% [9].
2.1.5.2. Nhóm nhân tố về kỹ thuật
* Giống:
Giống là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới
năng suất và chất lượng cây trồng. Thạch đen chi được nhân giống bằng vô
tính, nguồn gốc chủ yếu bằng gốc thân của vụ trước.
* Thời vụ trồng:

Trong thực tế, người dân thường trồng thạch từ tháng 12 đến tháng 3
hàng năm (đối với thạch ruộng). Việc xác định chính xác thời vụ trồng thích
hợp có ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn. Điều này liên quan mật thiết tới
kế hoạch sử dụng đất và luân canh trên mỗi vùng đất canh tác, như trồng xen
ngô, lạc, đỗ…giữa các vụ của thạch. Như vậy sẽ tăng hiệu quả kinh tế và hiệu
suất sử dụng đất.
Thời vụ trồng thạch đen có thể từ tháng 12 đến tháng 3, nhưng thích
thích hợp nhất nên trồng cây thạch đen vào khỏng từ tháng 1 đên tháng 2
hàng năm. Vào thời gian này nguyên liệu sẽ có hàm lượng chất tan cao.
* Làm đất:
- Chọn đất: có tầng đất dày, không lẫn đá, gần nguồn nước tưới, có độ
thoát nước tốt ( không úng lầy).
Đất trước khi trồng phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại:
Đối với đất nương rẫy, đất đồi sau khi cày bừa kỹ, sạch cỏ dại thì tiến
hành bổ hốc theo đường đồng mức (đường hình vành nón).
Đối với đất bằng, đất ruộng thì tiến hành làm rãnh thoát nước xung
quanh khu đất, lên luống ruộng 1 – 1,5m, cao 15 – 20cm, rãnh rộng 20 –
25cm. Bổ rãnh ngang luống có kích thước rộng 5 – 7cm, sâu 7 – 10cm hoặc
bổ hốc trồng có kích thước dài 15cm, rộng 5 – 10cm, sâu 7 – 10cm.
* Lượng giống:


13
Lượng giống cho 1ha ( 10.000 m²): 1.400 – 1.500 kg giống, tương ứng
khoảng 50.000-55.000 dành thạch giống.
* Mật độ và khoảng cách trồng
- Mật độ trồng: 1ha trồng được 12.000 – 15.000 hốc. Mỗi hốc trồng 3 –
5 dảnh thạch
- Khoảng cách: hàng cách hàng 50 x 50cm, hốc cách hốc 20 x 20 cm
* Cách trồng:

- Tất cả các loại phân dung để bón lót được trộn đều với nhau cho vào
hốc và sau đó lấp lên một lớp đất mỏng 1 – 2 cm, lấy 3 – 5 dảnh thạch cấy
vào hốc. Nén chặt đất xug quanh để giữ ấm, tạo điều kiện cho cây con mọc,
tái sinh tốt.
- Sau khi trồng xong tưới nước giữ ấm cho cây, nếu gặp điều kiện khô
hạn thì tưới nước 1 lần/ngày, tưới nước liên tục từ 2 – 3 tuần.
* Bón phân:
- Lượng phân bón:
Phân chuồng: 6 – 8 tấn/ha
Phâm đạm Urê: 75kg/ha
Phân Supe lân: 200kg/ha
Phân Kali: 100kg/ha
Hoặc phân NPK: 350 – 400 kg/ha
-Cách bón phân
Bón lót: Ngay sau khi đào hốc trồng bón lót toàn bộ phân chuồng +
phân lân và phân Kali (nếu dùng NPK thì bón lót toàn bộ).
Bón thúc lần 1: sau bón lót khoảng 30 ngày, bón 1/3 lượng phân đạm Urê.
Bón thúc lần 2: sau lần bón thúc lần 1 khoảng 30 ngày, bón 1/3 lượng
phân đạm Urê.
Bón thúc lần 3: sau bón thúc lần 2 khoảng 30 ngày, bón 1/3 lượng phân
đạm còn lại.


14
* Chăm sóc:
Thạch đen là cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Mỗi vụ nên làm cỏ 2 – 3 lần
kết hợp với bón phân để đạt được hiệu quả cao nhất.
* Phòng trừ sâu bệnh:
Tùy theo từng loại sâu bệnh mà ta sử dụng các loại thuốc khác nhau
- Sâu ăn lá: thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ còn

thưa làm cỏ kết hợp bắt sâu ăn lá. Khi sâu ở mật độ cao thì dùng các loại
thuốc sau để diệt trừ: Padan 95SP, Ofatox 400 EC, Trebon 10EC… pha thuốc
đúng nồng độ, phun đều trên mặt lá.
- Sâu cuốn lá: thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ
còn thấp thì kết hợp lúc làm cỏ dùng tay bắt diệt sâu. Khi sâu ở mật độ cao
dùng các loại thuốc trừ sâu để diệt trừ như: Padan 95 SP, Sherpa 25EC,
Trebon 10EC… pha đúng liều lượng và phun đều trên mặt lá.
- Bệnh thối rễ: bón phân cân đối, luân canh hợp lý với cây lúa nước. Sử
dụng các loại thuốc sau để diệt trừ bệnh như: Copper Zinc, Validan 5DD,
Topan 70WP…
- Bệnh sương mai: phun ngừa hay phun sớm khi bệnh chớm phát bằng
các loại như: Zinancol, Copper zinc…ở nồng độ 0,2%.
- Bệnh phấn trắng: dùng các loại thuốc có lưu huỳnh như Anvil 5SC,
Zineb 80%.
* Thu hoạch:
Nếu được chăm sóc và bón phân tốt, một năm có thể thu 2 lần (vào
tháng 6 và tháng 10 – 11). Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn sẽ có
năng suất cao nhất. cần cắt sát gốc thu về rải đều phơi nắng nhẹ 1 ngày sau đó
đánh đống lại 1 – 2 ngày mới đem ra phơi tiếp khoảng 2 – 3 ngày là khô sau
đó bó lại. Nếu ruộng không bón phân và chăm sóc tốt để phát triển tự nhiên
thì chỉ thu được 1 vụ. Thường 10kg lá thạch tươi thì thu lại được 1kg thạch khô.


15

* Bảo quản:
Thạch phải được phơi kỹ để tránh ẩm mốc, sau phơi khô bó chặt lại bảo
quản ở nơi khô ráo, kê cao cách mặt đất khoảng 20 – 30 cm hoặc có thể bảo
quản trong túi nilon để tránh ẩm mốc.
* Chế biến:

Chế biến thạch cần phải rửa thật kỹ lá thạch khô hết đất cát ( có thể xay
thành bột) thêm nấu nước kỹ, lọc lấy nước bỏ bã, thêm ít bột sắn dây hay bột
gạo vào, nấu cho sôi lại khi nào dung dịch đặc quánh để nguội được thạch đặc
nhưng mềm, màu đen gọi là lương phấn, để cho mau đông và dòn có khi
người ta nấu còn cho thêm ít nước tro (tro rơm rạ), bắc ra đổ vào chậu, để
nguội là có thể ăn được.
Khi chế biến thường theo công thức: 0,3kg cành, lá thạch khô + 2 bò
bột gạo tẻ sẽ nấu được 6 – 7kg thạch ăn. Dùng ít bột hòa thì thạch sẽ đen và
ngon hơn[9].
2.1.5.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
* Thị trường tiêu thụ
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng chính
xác ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất, kinh doanh cái
gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Có như vậy, cơ sở sản xuất, kinh
doanh mới có thể thu được kết quả và HQKT cao. Như vậy, trước khi quyết
định, nhà sản xuất phải nghiên cứu kỹ thị trường và nắm vững dung lượng thị
trường, nhu cầu thị trường và môi trường kinh doanh sẽ tham gia.
Trong nông nghiệp, do yêu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm là đòi
hỏi tất yếu để lựa chọn cơ cấu cây trồng để đạt được HQKT cao nhất.
Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế, nhu cầu về
sản phẩm có những đòi hỏi khác nhau. Khi thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu
về vật chất và tinh thần cũng thay đổi theo hướng vừa tăng về số lượng, chất
lượng và giá cả lúc này có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là thị trường xuất


16
khẩu thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm lại càng khắt khe và nghiêm ngặt,
tuy vậy nếu ta đáp ứng được các quy định, yêu cầu đó thì kết quả và HQKT
thu được sẽ rất cao.
Sản xuất cây thạch đen có ưu thế hơn một số loại cây trồng khác, bởi nó

dễ trồng, dễ chăm sóc, đầu tư ít mà HQKT lại cao. Nhu cầu về cây thạch đen
tương đối lớn, chủ yếu được bán sang Trung Quốc và một số tỉnh ở phía Nam.
* Giá cả
Trong kinh tế thị trường giá luôn thay đổi đã ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả và HQKT sản xuất cây thạch đen. Tác động của thị trường đến sản xuất
kinh doanh trước hết là thị trường đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) chưa ổn định đối
với các loại sản phẩm thạch vì sản xuất ở nước ta chưa đáp ứng tốt nhu cầu thị
trường đầu ra.
* Vốn
Vốn là yếu tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất
nông nghiệp. Trồng cây thạch đen không cần lượng vốn đầu tư ban đầu lớn
như những cây trồng khác. Nhưng vốn giúp cho các hộ sản xuất cây thạch đen
có điều kiện thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Lao động
Lao động là yếu tố quyết định đối với mỗi quá trình sản xuất. Trong
quá trình sản xuất thì người lao động đóng vai trò rất quan trọng, không có lao
động thì không có quá trình sản xuất. trong quá trình sản xuất nông nghiêp,
lao động mang tính đặc thù riêng do yếu tố tự nhiên, lao động thủ công và
trình độ thấp… Do đó lao động mang những đặc điểm như lao động cần cù,
chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất chủ yếu dựa
vào kinh nghiệm, khả năng tiếp nhận khoa học kỹ thuật còn thấp.
Nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng nhất để phát triển theo
chiều rộng (mở rộng diện tích, khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh
tăng vụ…)


17
* Chủ trương, chính sách của nhà nước và địa phương
Chủ trương, chính sách của nhà nước và địa phương có vai trò thúc đẩy
việc sản xuất nói chung và vùng sản xuất thạch đen nói riêng.

Các cán bộ khuyến nông huyện, xã đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng
và chăm sóc cây thạch đen cho người dân nhờ đó giúp nâng cao năng suất và
hiệu quả kinh tế [9].
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam cây thạch đen xuất hiện khá sớm nhưng chỉ là mọc tự
nhiên để phục vụ cho nhu cầu làm nước giải khát và thuốc chữa bệnh cho
người dân mãi cho tới năm 2003 mới được trồng ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Kạn… Ở miền Nam thì được trồng tại Bảo Lộc – Lâm Đồng, Đồng Tháp,
Châu Đốc - An Giang, Bình Minh – Vĩnh Long…
Một số hoạt động nhằm phát triển và nhân rộng loài cây thạch đen tại
một số tỉnh có diện tích lớn.
* Tại Na Rì – Bắc Kạn:
Từ năm 2008, cây thạch đen được người dân xã Vũ Loan, huyện Na Rì
đưa vào trồng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Năm 2014, trên địa bàn
xã có trên 30ha thạch và sẽ tiếp tục được mở rộng cho những năm tiếp theo.
Cây thạch đen đã góp phần vào xóa đói giảm nghèo bền vững cho nhiều hộ
dân xã Vũ Loan.
Với mục tiêu đưa cây thạch đen thành sản phẩm hàng hóa có chất
lượng cao, tiến tới xây dựng thương hiệu sản xuất lâu dài, ban triển khai dự án
3PAD, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh đã phối hợp với Hội phụ nữ xã Vũ Loan
triển khai thực hiện 2 mô hình trồng thử nghiệm cây thạch đen tại 2 thôn là
Bản Đâng và Khuổi Vạc, mỗi mô hình có quy mô 1ha với 20 hộ tham gia.
Các hộ tham gia mô hình được dự án hỗ trợ về giống, phân bón ngoài ra còn
được dự án tập huấn kỹ thuật về gieo trồng đúng khung thời vụ, cách chăm


18
sóc, cắt tỉa, thu hoạch đúng độ tuổi, phơi khô đủ nắng, bảo quản nơi khô ráo
để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
* Tại Tràng Định – Lạng Sơn:

Tràng Định là huyện có diện tích cây thạch đen lớn nhất tỉnh Lạng Sơn,
với khoảng 1.100ha (trong đó, diện tích trồng dưới ruộng là 600ha, trên
nương là 500ha), sản lượng hàng năm khoảng 3.500 tấn.
* Tại Thạch An – Cao Bằng
Thạch đen là một trong những loại cây mũi nhọn được huyện Thạch An
xác định trong phát triển kinh tế của huyện, có hiệu quả kinh tế cao, góp phần
xóa đói, giảm nghèo cho nông dân. Với lợi thế là vùng có khí hậu đất đai phù
hợp với cây thạch đen Thạch An đã xây dựng quy hoạch vùng trồng thạch tại
14 xã. Những năm gần đây, huyện chỉ đạo các xã tập trung mở rộng diện tích
trồng thạch đen theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2017, toàn huyện trồng
được 280 ha thạch đen, năng suất đạt 58 tạ/ha, sản lượng đạt 1.624 tấn. Trong
9 tháng đầu năm 2018 toàn huyện trồng được 195 ha thạch đen, năng suất ước
đạt 58 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 1.131 tấn.


×