---
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
VŨ THỊ THU TRANG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “CÂN
BẰNG HÓA HỌC” VÀ “CƠ SỞ CỦA ĐỘNG HÓA
HỌC”, HỌC PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG 2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa học vô cơ
Hà Nội, 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA HỌC
VŨ THỊ THU TRANG
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “CÂN
BẰNG HÓA HỌC” VÀ “CƠ SỞ CỦA ĐỘNG HÓA
HỌC”, HỌC PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG 2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hóa học vô cơ
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. NGUYỄN THỊ THU LAN
Hà Nội, 2019
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Thị Thu Lan người trực tiếp hướng dẫn, luôn tận tình giúp đỡ và góp ý để em hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Hóa học và trong
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong tổ Vô cơ - Đại cương, đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với kiến thức và kinh nghiệm thực tế
của bản thân còn hạn chế. Do vậy, khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu xót,
em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy, cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên
Vũ Thị Thu Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BT:
Bài tập
BTHH:
Bài tập hóa học
GV:
Giảng viên
PƯ:
Phản ứng
SV:
Sinh viên
TH:
Trường hợp
TNKQ:
Trắc nghiệm khách quan
TNTL:
Trắc nghiệm tự luận
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................2
6. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................2
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3
8. Đóng góp mới của đề tài: ........................................................................................3
9. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................................3
NỘI DUNG .................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................4
1.1. Khái niệm về bài tập hóa học...............................................................................4
1.2. Vai trò của bài tập hóa học...................................................................................4
1.2.1. Làm cho sinh viên hiểu sâu và khắc sâu kiến thức đã học................................4
1.2.2. Cung cấp thêm những kiến thức mới và mở rộng sự hiểu biết mà không
làm nặng nề khối lượng kiến thức của sinh viên.........................................................5
1.2.3. Hệ thống hóa các kiến thức đã học...................................................................5
1.2.4. Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo về hóa học ..................................5
1.2.5. Phát triển kĩ năng: So sánh, quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp,
loại suy, khái quát hóa,…............................................................................................5
1.2.6. Giáo dục tư tưởng đạo đức ...............................................................................6
1.2.7. Giáo dục kĩ năng tổng hợp................................................................................6
1.3. Phân loại bài tập hóa học .....................................................................................6
1.3.1. Phân loại dựa vào nội dung của bài tập ...........................................................6
1.3.2. Dựa vào nội dung toán học của bài tập............................................................6
1.3.3. Phân loại dựa vào hoạt động của SV khi giải bài tập ......................................6
1.3.4. Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài
tập................................................................................................................................7
1.3.5. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra ..............................................................7
1.3.6. Dựa vào mục đích sử dụng................................................................................7
1.3.7. Dựa vào mức độ nhận thức và tư duy ...............................................................7
1.4. Vận dụng kiến thức để giải bài tập hóa học .........................................................7
1.5. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay...............................................8
1.6. Cơ sở phân loại bài tập hóa học căn cứ vào mức độ nhận thức và tư duy
...............8
1.7. Các dạng bài tập hóa học chương “Cân bằng hóa học” và “Cơ sở của động
hóa học” của Hóa học đại cương 2 ...........................................................................10
1.7.1. Dạng 1: Bài tập về các khái niệm cơ bản về cân bằng hóa học .....................10
1.7.2. Dạng 2: Bài tập về cân bằng hóa học. Hằng số cân bằng .............................11
1.7.3. Dạng 3: Bài tập về các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
Nguyên lí Le Chatelier ..............................................................................................11
1.7.4. Dạng 1: Bài tập về một số khái niệm cơ bản về cơ sở của động hóa học ......12
1.7.5. Dạng 2: Bài tập về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.....................13
1.7.6. Dạng 3: Bài tập về phương trình động học của các loại phản ứng ...............13
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “CÂN BẰNG
HÓA HỌC” VÀ “CƠ SỞ CỦA ĐỘNG HÓA HỌC” BẬC ĐẠI HỌC....................14
A. CHƯƠNG “CÂN BẰNG HÓA HỌC” ................................................................14
2.1. Dạng 1: Bài tập về các khái niệm cơ bản về cân bằng hóa học .........................14
2.1.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .............................................................................14
2.1.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ...........................................................................15
2.1.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .............................................................................17
2.2. Dạng 2: Bài tập về cân bằng hóa học. Hằng số cân bằng ..................................17
2.2.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .............................................................................17
2.2.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ...........................................................................18
2.2.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .............................................................................19
2.2.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ......................................................................23
2.3. Dạng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Nguyên lí Le
Chatelier ....................................................................................................................26
2.3.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .............................................................................26
2.3.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ...........................................................................27
2.3.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .............................................................................31
2.3.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ......................................................................35
B. CHƯƠNG “CƠ SỞ CỦA ĐỘNG HÓA HỌC” ...................................................40
2.4. Dạng 1: Bài tập về một số khái niệm cơ bản của động hóa học ........................40
2.4.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .............................................................................40
2.4.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ...........................................................................41
2.4.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .............................................................................43
2.4.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ......................................................................44
2.5. Dạng 2: Bài tập về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.........................46
2.5.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .............................................................................46
2.5.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ...........................................................................47
2.5.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .............................................................................48
2.5.4. Bài tập ở mức vận dụng cao: ..........................................................................52
2.6. Dạng 3: Bài tập về phương trình động học của các loại phản ứng ....................54
2.6.1. Bài tập ở mức độ nhận biết .............................................................................54
2.6.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu ...........................................................................55
2.6.3. Bài tập ở mức độ vận dụng .............................................................................57
2.6.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao ......................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................67
PHỤ LỤC......................................................................................................................
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
Đất nước ta ngày càng đổi mới và phát triển. Vì vậy, nền giáo dục và đào tạo
nước nhà đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Chăm lo giáo dục nước nhà luôn là một vấn đề được quan
tâm chú trọng. Ngành giáo dục phải luôn đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp
dạy và học. Một trong những định hướng của công cuộc đổi mới phương pháp dạy
học hiện nay là chuyển đổi từ cách dạy “Thầy truyền thụ, trò tiếp thu” sang việc
thầy tổ chức các hoạt động dạy học, trò dành lấy kiến thức, tự xây dựng kiến thức
cho mình, bồi dưỡng năng lực tự học, tích cực, sáng tạo trong học tập, trong đời
sống hàng ngày…
Bộ môn Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, có
nhiều khả năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho sinh viên. Đặc
biệt, nó còn cung cấp những tri thức khoa học về các chất, sự biến đổi các chất, mối
liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Việc vận dụng
những kiến thức lý thuyết vào cuộc sống, việc giải các bài tập có nội dung gắn với
thực tiễn sẽ làm phát triển ở sinh viên tính tích cực, tự lập, óc sáng kiến và say mê
học tập.
Chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực được xây dựng
trên cơ sở chuẩn năng lực của môn học. Trong đó, năng lực chủ yếu hình thành qua
hoạt động học của người học. Hệ thống bài tập xây dựng theo định hướng phát triển
năng lực là công cụ để người học luyện tập, hình thành năng lực và là công cụ để
giáo viên kiểm tra, đánh giá năng lực của người học. Để việc dạy học đạt kết quả
tốt, người thầy với tư cách là người hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo quá trình dạy học
phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp sinh viên chiếm lĩnh tri thức.
Sử dụng bài tập hóa học là một trong những phương pháp dạy học quan trọng, có
tác dụng to lớn trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển năng lực học tập cho
sinh viên, giúp sinh viên củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học, vận dụng kiến
thức để giải đáp những vấn đề liên quan đến đời sống.
Để đạt được mục tiêu giáo dục, việc lựa chọn loại hình kiểm tra - đánh giá
phù hợp là khâu rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học. Trước đây,
loại trắc nghiệm tự luận (TNTL) được sử dụng rất phổ biến và quen thuộc nhưng
trong quá trình đổi mới giáo dục, chúng ta đã đưa trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
2
vào quá trình dạy học. Mỗi loại TNTL hay TNKQ đều có ưu, nhược điểm riêng.
Tuy vậy, với những môn học có mức độ tư duy cao và khả năng vận dụng kiến thức
tổng hợp thì việc chuẩn bị dạng câu hỏi TNKQ là dường như chưa đầy đủ, chưa có
sự sáng tạo, nhạy bén và sự phát triển tư duy khoa học cao. Do vậy, trong trường
hợp này cần duy trì và phát triển hệ thống câu hỏi và bài tập tự luận để xử lý thông
tin và lĩnh hội kiến thức môn học.
Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn xây dựng được hệ thống BTHH
có chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc Đại học, phù hợp
với việc đổi mới phương pháp dạy học, em đã mạnh dạn chọn đề tài: Xây dựng hệ
thống bài tập chương “Cân bằng hóa học” và “Cơ sở của động hóa học”, học
phần Hóa học đại cương 2, vận dụng theo hướng dạy học tích cực nhằm phát triển
năng lực nhận thức và tư duy, độc lập, sáng tạo cho sinh viên.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống BT chương “Cân bằng hóa học” và “Cơ sở của động hóa
học” của Hóa học đại cương 2 bậc đại học theo định hướng phát triển năng lực.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Hóa học đại cương 2 bậc đại học.
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập chương “Cân bằng hóa học” và
“Cơ sở của động hóa học” của Hóa học đại cương 2 theo định hướng phát triển năng
lực.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về BTHH.
- Tuyển chọn và xây dựng hệ thống BTHH chương “Cân bằng hóa học” và
“Cơ sở của động hóa học” của Hóa học đại cương 2, bậc đại học theo định hướng
phát triển năng lực.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung kiến thức chương “Cân bằng hóa học” và “Cơ sở của động hóa
học” của học phần Hóa học đại cương 2, trong khung chương trình đào tạo cử nhân
sư phạm Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng được hệ thống BTHH chương “Cân bằng hóa học” và “Cơ sở
của động hóa học” của học phần Hóa học đại cương 2, trong khung chương trình
3
đào tạo cử nhân Sư phạm Hóa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo định
hướng phát triển năng lực có chất lượng tốt sẽ hỗ trợ đánh giá năng lực SV, giúp SV
ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp thu thập tài liệu, thu thập
các thông tin; Phân tích lý thuyết; Tổng hợp các tài liệu lý luận liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát và điều tra.
8. Đóng góp mới của đề tài:
- Tổng quan một cách hệ thống các cơ sở lí luận có liên quan đến BTHH.
- Xây dựng hệ thống BT chương “Cân bằng hóa học” và “Cơ sở của động
hóa học” được sắp xếp theo bốn mức độ nhận thức và tư duy.
- Các câu hỏi và BT cung cấp cho SV kiến thức, giúp SV làm quen với việc
tự lực tìm tòi và mở rộng tri thức.
9. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo khóa luận
gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập chương “Cân bằng hóa học” và “Cơ sở
của động hóa học”, học phần Hóa học đại cương 2
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về bài tập hóa học
Trong quá trình học tập các thuật ngữ như “bài tập”, “bài tâp hóa học”
không mấy xa lạ đối với SV ngành Sư phạm Hóa học nói riêng. “Bài tập” được
định nghĩa là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học, còn “bài
tập hóa học” có thể hiểu là bài ra liên quan đến kiến thức của bộ môn cụ thể, lĩnh
vực riêng biệt ở đây là môn Hóa Học [10].
BTHH là một dạng bài làm bao gồm những bài toán hay những câu hỏi hay
đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành SV nắm
được một tri thức hay kĩ năng nhất định. Để trả lời câu hỏi SV phải tiến hành môt
hoạt động tái hiện thông qua hoạt động như SV cần nhớ lại nội dung của các định
luật, quy tắc, khái niệm,… Còn bài toán là những bài làm mà khi hoàn thành chúng
SV phải tiến hành một hoạt động sáng tạo gồm nhiều thao tác và nhiều bước.
Khi hoàn thành BTHH, SV không chỉ vận dụng kiến thức cũ giải quyết tình
huống mà còn tìm kiếm được thêm kiến thức mới hay vận dụng kiến thức cũ trong
những tình huống mới.
Lý luận dạy học coi BTHH là một phương pháp dạy học cụ thể, được sử
dụng trong mọi khâu của quá trình dạy học: Nghiên cứu tài liệu mới, củng cố, vận
dụng, khái quát hóa - hệ thống hóa và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
của SV. BTHH là biện pháp hết sức quan trọng nâng cao chất lượng dạy - học, góp
phần thực hiện mục tiêu đào tạo. Nó cung cấp cho SV kiến thức, con đường giành
lấy kiến thức và niềm vui sướng khi chiếm lĩnh được kiến thức đó [9].
1.2. Vai trò của bài tập hóa học [8]
BTHH giúp SV củng cố, hoàn thiện hệ thống kiến thức và giúp cho giảng
viên (GV) có thể đánh giá khả năng nhận thức của SV ở mức độ nào và có biện
pháp điều chỉnh lượng kiến thức, phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Dưới đây
là một số vai trò của BTHH như sau:
1.2.1. Làm cho sinh viên hiểu sâu và khắc sâu kiến thức đã học
Ở bậc đại học, lượng kiến thức cung cấp cho SV rất lớn, SV có thể học thuộc
được các khái niệm, định luật nhưng để hiểu hết cái mà SV đã học thuộc lòng là
điều khó khăn. Vì vậy, BTHH giúp SV vận dụng được các kiến thức đã học và biến
5
các kiến thức SV được tiếp thu trong bài giảng của GV thành kiến thức của chính
mình. Các kiến thức được vận dùng làm cho SV nhớ lâu, hiểu sâu hơn.
1.2.2. Cung cấp thêm những kiến thức mới và mở rộng sự hiểu biết mà không
làm nặng nề khối lượng kiến thức của sinh viên
Hóa học là bộ môn bao gồm rất nhiều khái niệm, định luật, quy tắc,... dễ
khiến SV cảm thấy khó nhớ, khó hiểu. Vì thế, trong quá trình dạy học cần có những
bài tập gắn lí thuyết với cuộc sống làm cho SV cảm thấy hứng thú tiếp thu kiến thức
mới và yêu thích bộ môn Hóa học, không làm nặng nề kiến thức cho SV, đưa hóa
học đến gần với cuộc sống…
1.2.3. Hệ thống hóa các kiến thức đã học
Trong các giờ ôn tập, việc hệ thống lại kiến thức đã học là điều cần thiết
nhưng nếu chỉ bắt SV nhắc lại kiến thức cũ thì sẽ gây nhàm chán. Thực tế cho thấy
SV thích giải bài tập hơn. Một số bài tập yêu cầu SV phải vận dụng kiến thức của
nhiều nội dung, nhiều chương hay kiến thức liên môn. Qua việc giải bài tập, SV tìm
thấy mối liên hệ giữa chúng từ đó hệ thống hóa kiến thức đã học.
1.2.4. Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo về hóa học
Các kĩ năng, kĩ xảo như cân bằng phương trình hóa học, tính toán theo công
thức hóa học và phương trình hóa học… Nếu là các bài thực nghiệm rèn luyện kĩ
năng thực hành, góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho SV.
Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy (là các
kĩ năng quan sát hiện tượng hóa học, phân tích một hiện tương phức tạp thành
những bộ phận thành phần, xác lập mối liên hệ giữa định lượng và định tính của các
hiện tượng, đoán trước hệ quả lí thuyết và áp dụng kiến thức của mình).
1.2.5. Phát triển kĩ năng: So sánh, quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, loại
suy, khái quát hóa,…
Khi giải một bài tập rèn luyện cho SV các thao tác như phân tích, tổng hợp,
loại suy... SV phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để giải
quyết bài tập trong tình huống mới, biết đề xuất đánh giá theo ý kiến của bản thân,
đề ra nhiều giải pháp khác nhau khi phải giải quyết một tình huống rồi đưa ra cách
giải quyết nhanh nhất, ngắn gọn nhất… giúp SV phát huy khả năng sáng tạo, trí
thông minh của bản thân.
6
1.2.6. Giáo dục tư tưởng đạo đức
Qua các bài tâp về lịch sử, giúp SV có nhận thức về quá trình phát sinh
những tư tưởng về quan điểm khoa học tiến bộ, những phát minh to lớn, có giá trị
của các nhà khoa học tiến bộ trên thế giới.
Khi giải BTHH rèn luyện cho SV tính cẩn thận, đòi hỏi chính xác cao, tính
kiên nhẫn, tính trung thực trong lao động. Ngoài ra rèn luyện cho SV phẩm chất độc
lập suy nghĩ, tính kiên trì, dũng cảm, khắc phục khó khăn, yêu thích bộ môn hóa
học nói riêng, các bộ môn nói chung và niềm say mê nghiên cứu khoa học.
1.2.7. Giáo dục kĩ năng tổng hợp
Những vấn đề về kĩ thuật của nền sản xuất được yêu cầu biến thành nội dung
của các BTHH lôi cuốn SV nhận thức về các vấn đề của kĩ thuật.
BTHH cung cấp cho SV những số liệu lí thú của kĩ thuật, về chế tạo vật liệu
mới, về năng suất lao động, về sản lượng ngành sản xuất đạt được, giúp cho SV hòa
nhập với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thời đại ngày nay và cải thiện cuộc
sống ngày càng tốt đẹp hơn.
1.3. Phân loại bài tập hóa học
Dựa vào các tiêu chí khác nhau có thể phân loại BTHH như sau [8]:
1.3.1. Phân loại dựa vào nội dung của bài tập
- Bài tập định tính
- Bài tập định lượng
- Bài tập thực nghiệm
- Bài tập tổng hợp
1.3.2. Dựa vào nội dung toán học của bài tập
- Bài tập định tính (không có tính toán)
- Bài tập định lượng (có tính toán)
1.3.3. Phân loại dựa vào hoạt động của SV khi giải bài tập
- Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm): Củng cố lí thuyết đã học.
- Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm): Vừa củng cố lí thuyết vừa
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành.
7
1.3.4. Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập
- Bài tập dạng cơ bản: Chỉ cần thiết lập mối quan hê giữa cái đã cho và cái
cần tìm bằng một vài kiến thức đơn giản.
- Bài tập phức tạp: Cần thiết lập một chuỗi logic giữa cái đã cho và cái cần
tìm thông qua một loạt các thao tác.
1.3.5. Dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra
- Bài tập trắc nghiệm. Bao gồm 4 loại:
+ Câu trắc nghiệm “đúng sai”.
+ Câu trắc nghiệm có nhiều câu hỏi để lựa chọn.
+ Câu trắc nghiệm ghép đôi.”
+ Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn.
- Bài tập tự luận.
1.3.6. Dựa vào mục đích sử dụng
- Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ.
- Bài tập dùng để củng cố kiến thức.
- Bài tập dùng để ôn tập, ôn luyện, tổng kết…
1.3.7. Dựa vào mức độ nhận thức và tư duy
- Bài tập mức độ nhận biết
- Bài tập mức độ thông hiểu
- Bài tập mức độ vận dụng thấp
- Bài tập mức độ vận dụng cao.
1.4. Vận dụng kiến thức để giải bài tập hóa học [8]
SV cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải
quyết các vấn đề mà bài tập đưa ra. Các kiến thức này đã được học ở các chương,
các bài, đòi hỏi khả năng nhận thức và tư duy của SV.
Năng lực vận dụng kiến thức bao gồm phát hiện vấn đề, đề xuất phương
hướng giải quyết vấn đề, dự đoán hiện tượng, kiểm tra, đưa ra kết luận, đưa ra giải
pháp…
8
Vận dụng kiến thức để giải BTHH là giai đoạn kiểm tra quá trình giảng dạy
cũng như khả năng tổng hợp của SV. Vận dụng BTHH giúp phát triển tư duy và
hình thành kĩ năng, kĩ xảo…
1.5. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học hiện nay
BTHH vừa là mục tiêu, là mục đích, là nội dung, vừa là phương pháp học tập
hữu hiệu do vậy cần được chú trọng trong các bài học. Nó không chỉ cung cấp kiến
thức cho SV, niềm say mê môn học, mà còn giúp cho SV tự giành lấy kiến thức, là
bước đệm cho quá trình nghiên cứu khoa học, hình thành và phát triển có hiệu quả
trong hoạt động nhận thức của SV.
Bằng hệ thống BTHH sẽ thúc đẩy sự hiểu biết của SV, sự vận dụng những
hiểu biết vào thực tiễn, sẽ là yếu tố cơ bản của quá trình phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Xu hướng của BTHH hiện nay chú trọng đến đặc thù và tính thực tiễn của
môn học:
- Loại bỏ những bài tập có nội dung hóa học nghèo nàn mà lại đòi hỏi sử
dụng những thuật toán phức tạp để giải.
- Loại bỏ những bài tập có nội dung lắt léo, giả định phức tạp, rắc rối, xa rời
hoặc phi thực tiễn hóa học.
- Bài tập có nội dung kiến thức hóa học phải gắn liền với đời sống, xã hội.
- Tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm.
- BTHH phải đa dạng, phải có nội dung hóa học thiết thực.
- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng bài tập mới rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức
khỏe con người.
- Xây dựng bài tập rèn cho SV năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề…
- Xây dựng và tăng cường sử dụng các bài tập thực nghiệm định lượng.
1.6. Cơ sở phân loại bài tập hóa học căn cứ vào mức độ nhận thức và tư duy
* Bốn trình độ nắm vững kiến thức kĩ năng:
- Bậc một là trình độ tìm hiểu hay ghi nhớ sự kiện, SV nhận biết xác định,
phân biệt những kiến thức cần tìm.
- Bậc hai là trình độ tái hiện tức là tái hiện lại thông báo theo trí nhớ.
9
- Bậc ba là trình độ vận dụng tức là vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong
các tình huống quen thuộc.
- Bậc bốn là trình độ biến hóa tức là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn
trong những đối tượng quen thuộc đã bị biến đổi hoặc chưa quen biết.
* Bốn cấp độ của năng lực tư duy:
- Tư duy cụ thể là suy luận từ thực thể cụ thể này đến thực thể cụ thể khác.
- Tư duy logic là suy luận theo một chuỗi có logic khoa học có phê phán có
nhận xét có sự diễn đạt các quá trình giải quyết vấn đề theo một logic chặt chẽ.
- Tư duy hệ thống là suy luận một cách có hệ thống có cách nhìn bao quát
hơn khái quát hơn.
- Tư duy trừu tượng là biết suy luận vấn đề một cách sáng tạo ra ngoài khuôn
khổ định sẵn.
Với bộ môn hóa học đặc thù là môn khoa học tự nhiên gắn lí thuyết với thực
nghiệm nên quá trình nhận thức của SV thể hiện qua việc quan sát, mô tả, giải thích
các hiện tượng, các quá trình biến đổi của chất. Tư duy hóa học hiểu là các kĩ năng
quan sát hiện tượng hóa học, xác lập mối liên hệ giữa định tính và định lượng, đoán
trước hệ quả lí thuyết và áp dụng kiến thức của mình.
* Phân loại BTHH dựa vào mức độ nhận thức và tư duy nhấn mạnh SV cần
đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một chương trình môn học
theo thang đo năng lực nhận thức của Bloom gồm 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu,
vận dụng và vận dụng cao) như sau:
Dạng bài
1. Nhận biết
2. Thông
hiểu
Năng lực nhận thức
Năng lực tư duy
BTHH ở mức độ này chỉ yêu cầu khả
năng nhớ lại kiến thức một cách máy móc
Thao tác tư duy cụ thể,
(trả lời câu hỏi là gì? Là thế nào?)
kĩ năng bắt chước theo
Nhận biết được thông qua các hoạt động:
mẫu.
nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra các khái niệm,
nội dung, vấn đề đã học theo yêu cầu.
BTHH ở mức độ này yêu cầu khả năng
hiểu thấu kiến thức, giải thích và diễn đạt
nội dung kiến thức (trả lời câu hỏi vì sao?
Như thế là thế nào? Có nghĩa là gì?)
10
Thao tác tư duy logic:
suy luận theo một
chuỗi có tổng hợp tuần
tự, có khoa học, có phê
phán, có nhận xét.
3. Vận dụng
4. Vận dụng
cao
BTHH ở mức độ này yêu cầu khả năng
sử dụng thông tin và biến đổi kiến thức từ
dạng này sang dạng khác, vận dụng kiến
thức trong tình huống mới, trong đời sống
và trong thực tiễn.
BTHH ở mức độ này yêu cầu sử dụng
các kiến thức đã có, vận dụng vào tình
huống mới với cách giải quyết mới, linh
hoạt, độc đáo, hữu hiệu. SV tự mình tái
hiện kiến thức một cách đầy đủ, nhanh
chóng, chính xác.
Phối hợp các thao tác
tư duy ở mức độ hệ
thống một cách nhuần
nhuyễn.
(tư duy hệ thống)
Tư duy sáng tạo.
(tư duy trừu tượng)
Trong quá trình dạy học, tùy vào mục đích dạy học, tính phức tạp hay quy
mô của từng loại bài, người dạy sử dụng hệ thống BTHH theo 4 mức độ sao cho
phù hợp để phát triển và nâng cao năng lực tư duy cho SV một cách hiệu quả nhất.
1.7. Các dạng bài tập hóa học chương “Cân bằng hóa học” và “Cơ sở của động
hóa học” của Hóa học đại cương 2
*Chương “Cân bằng hóa học”
1.7.1. Dạng 1: Bài tập về các khái niệm cơ bản về cân bằng hóa học
1.7.1.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
- Nêu khái niệm về cân bằng hóa học? Đặc điểm của cân bằng hóa học.
- Trình bày trạng thái cân bằng của một phản ứng thuận nghịch.
1.7.1.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Phân biệt phản ứng một chiều, phản ứng hai chiều.
- Vai trò của chất xúc tác với phản ứng hóa học.
1.7.1.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Giải các bài tập định tính và định lượng liên quan đến cân bằng hóa học.
1.7.1.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao
- Giải thích ý nghĩa của cân bằng hóa học trong đời sống.
- Giải các bài tập có kiến thức tổng hợp và kiến thức gắn với thực tiễn đời sống.
11
1.7.2. Dạng 2: Bài tập về cân bằng hóa học. Hằng số cân bằng
1.7.2.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
- Nêu được biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng thuận nghịch.
- Viết được biểu thức hằng số cân bằng Kp, Kc. Kx và mối liên hệ giữa chúng.
- Kể tên một số phương pháp xác định hằng số cân bằng.
1.7.2.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Thiết lập được mối quan hệ của Kp, Kc. Kx.
- Viết biểu thức tính hằng số cân bằng cho các phản ứng cụ thể.
1.7.2.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Giải các bài tập định tính và định lượng về chuyển dịch cân bằng.
- Giải các bài tập xác định hằng số cân bằng.
1.7.2.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao
- Xác định thành phần của hỗn hợp lúc cân bằng.
- Mối liên hệ giữa biến thiên entanpi tự do và hằng số cân bằng của 1 phản
ứng ở trạng thái cân bằng.
- Áp dụng để giải các bài tập tổng hợp, bài tập thực tiễn, bài tập nhiều kiến
thức liên quan…
1.7.3. Dạng 3: Bài tập về các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học. Nguyên lí
Le Chatelier
1.7.3.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
- Nêu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, áp suất đến cân bằng hóa học.
- Phát biểu nội dung nguyên lí Le Chatelier.
- Trình bày hệ thức đẳng áp Van‟t - Hoff.
1.7.3.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến một cân bằng hóa học cụ thể.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ, hệ thức đẳng áp Van‟t - Hoff.
- Giải thích các chuyển dịch cân bằng theo nguyên lí Le Chatelier.
12
1.7.3.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Dự đoán chiều diễn biến của phản ứng.
- Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng trên để định hướng chiều phản ứng.
- Giải các bài tâp liên quan đến chuyển dịch cân bằng, tính nhiệt độ phản
o
ứng, tính ΔH .
1.7.3.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao
- Áp dụng để giải các bài tập tổng hợp, bài tập thực tiễn, bài tập nhiều kiến
thức liên quan…
- Kiểm chứng kết quả tìm được ở thực nghiệm có phù hợp với lí thuyết về
nguyên lí chuyển dịch cân bằng hay không?
*Chương “Cơ sở của động hóa học”
1.7.4. Dạng 1: Bài tập về một số khái niệm cơ bản về cơ sở của động hóa học
1.7.4.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
- Trình bày khái niệm phản ứng đồng thể và phản ứng dị thể.
- Nêu khái niệm về tốc độ phản ứng.
- Nêu biểu thức về tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.
- Trình bày khái niệm bậc riêng phần, bậc toàn phần của phản ứng.
1.7.4.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Phân biệt được phản ứng đồng thể, phản ứng dị thể.
- Phân biệt các loại tốc độ phản ứng, biểu thức và thứ nguyên của tốc độ
phản ứng.
- Viết biểu thức tính tốc độ phản ứng.
1.7.4.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Lấy ví dụ về phản ứng đồng thể, phản ứng dị thể.
- Tính tốc độ của phản ứng vào BTHH cụ thể.
1.7.4.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao
- Áp dụng để giải các bài tập tổng hợp, bài tập thực tiễn, bài tập nhiều kiến
thức liên quan…
13
1.7.5. Dạng 2: Bài tập về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
1.7.5.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
- Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
1.7.5.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Hiểu về ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Định luật tác dụng
khối lượng.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Quy tắc Van‟t - Hoff.
Phương trình Arrehenius.
- Hiểu về ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng.
1.7.5.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Vận dụng các định luật, quy tắc, phương trình phản ứng để giải các BTHH
cụ thể về tốc độ phản ứng, tính hằng số tốc độ, tính hệ số nhiệt động.
1.7.5.4. Bài tập ở mức độ vận dụng cao
- Áp dụng để giải các bài tập tổng hợp, bài tập thực tiễn, bài tập nhiều kiến
thức liên quan,…
1.7.6. Dạng 3: Bài tập về phương trình động học của các loại phản ứng
1.7.6.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
- Nêu phương trình động học của các phản ứng bậc 0, bậc 1, bậc 2.
1.7.6.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
- Phân biệt các phương trình động học của các phản ứng bậc 0, bậc 1, bậc 2.
- Viết phương trình động học của mỗi phản ứng cụ thể.
1.7.6.3. Bài tập ở mức độ vận dụng
- Xác định bậc phản ứng từ các dữ liệu đã biết.
- Giải các bài tập tìm bậc phản ứng, xác định hằng số tốc độ.
1.7.6.4. Bài tập ở mức độ vân dụng cao
- Áp dụng để giải các bài tập tổng hợp, bài tập thực tiễn, bài tập nhiều kiến
thức liên quan …
14
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “CÂN BẰNG HÓA HỌC”
VÀ “CƠ SỞ CỦA ĐỘNG HÓA HỌC” BẬC ĐẠI HỌC
A. CHƯƠNG “CÂN BẰNG HÓA HỌC”
2.1. Dạng 1: Bài tập về các khái niệm cơ bản về cân bằng hóa học
2.1.1. Bài tập ở mức độ nhận biết
2.1.1.1. Bài tập có lời giải
Câu 1. Chỉ ra ý kiến sai khi nói về cân bằng hóa học:
A. Là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ của phản ứng thuận
bằng tốc độ phản ứng nghịch.
B. Cân bằng hóa học là cân bằng tĩnh.
C. Là trạng thái chỉ có ở phản ứng thuận nghịch.
D. Cả A và C đều đúng.
15
Đáp án: B
Câu 2. Chọn đáp án đúng?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
C. Chỉ có phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở 2 vế của PTHH phải bằng
nhau.
Đáp án: C
Câu 3. Khi hệ ở trạng thái cân bằng thì
A. chất tham gia chuyển hóa hết thành sản phẩm.
B. hàm lượng các chất sản phẩm bằng 0.
C. vận tốc của phản ứng thuận khác vận tốc phản ứng nghịch.
D. hàm lượng các chất phản ứng cũng như hàm lượng các chất sản phẩm tồn
tại không đổi.
Đáp án: D
16
Câu 4. Phát biểu nào không đúng về phản ứng thuận nghịch:
A. Phản ứng đã đạt cân bằng thì không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài như thay đổi nhiệt độ, áp suất.
B. Diễn ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng một điều kiện.
C. Khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch thì phản ứng đạt
trạng thái cân bằng.
D. Khi đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ của các chất trong phản ứng
không thay đổi.
Đáp án: D
2.1.1.2. Bài tập tự giải
Câu 5. Một cân bằng hóa học đạt được khi
A. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
B. nhiệt độ phản ứng không đổi.
C. nồng độ chất phản ứng là nồng độ sản phẩm.
D. không có phản ứng xảy ra nữa do có thêm tác động của yếu tố bên ngoài
như nhiệt độ, nồng độ, áp suất.
2.1.2. Bài tập ở mức độ thông hiểu
2.1.2.1. Bài tập có lời giải
Câu 6. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là
A. Sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do
tác động của các yếu tố bên ngoài lên cân bằng.
B. Đang chưa cân bằng sang trạng thái cân bằng.
C. Đang cân bằng sang trạng thái mất cân bằng.
D. Từ trạng thái cân bằng phản ứng chuyển sang xảy ra hoàn toàn theo một
chiều.
Đáp án: C
Câu 7. Chất xúc tác V2O5 có vai trò gì trong phản ứng:
2SO2 + O2
2SO3