Tải bản đầy đủ (.pdf) (586 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển kinh tế - xã hội đến sự thiếu hụt nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.88 MB, 586 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Đình Hoàng, tôi xin cam đoan đề tài luận văn của tôi là do tôi làm.
Những kết quả nghiên cứu là trung thực.Trong quá trình làm tôi có tham khảo các tài
liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Các tài liệu
trích dẫn rõ nguồn gốc và các tài liệu tham khảo được thống kê chi tiết. Những nội
dung và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực, nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả

Bùi Đình Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, được sự giảng dạy, giúp đỡ của các thầy
cô giáo trường Đại học Thủy Lợi và sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, đến nay luận văn
“Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển kinh tế - xã hội
đến sự thiếu hụt nước cấp hồ chứa Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội” đã hoàn
thành.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận
văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo, TS. Lê Văn
Chín, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận
văn.
Với thời gian và kiến thức có hạn, chắc chắn không tránh khỏi những sai sót và
khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, các
cán bộ khoa học và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016


Tác giả

Bùi Đình Hoàng

ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......................................2
2.1. Mục đích ...................................................................................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................3
3.1. Cách tiếp cận ............................................................................................................3
3.2. Phương pháp nghiên cứu: .........................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...........................................................................................4
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu .................................................................................4
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới ................................................................4
1.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam ...............................................................5
1.2. Các nghiên cứu về Biến đổi khí hậu .......................................................................11
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về BĐKH trên thế giới ............................................11
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam ..............................................11
1.2.3. Các kịch bản BĐKH ở Việt Nam ........................................................................12
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC CỦA HỒ CHỨA QUAN SƠN ...............17
2.1. Đặc điểm tự nhiên, hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi hồ chứa Quan Sơn,
huyện Mỹ Đức, Hà Nội. ................................................................................................17
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................17
2.1.2. Hiện trạng công trình thủy lợi hồ chứa Quan Sơn ..............................................20

2.2. Tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn ................................................................23
2.2.1. Nhiệt độ không khí ..............................................................................................23
2.2.2. Chế độ gió ............................................................................................................23
2.2.3. Độ ẩm không khí .................................................................................................24
2.2.4. Nắng.....................................................................................................................24
2.2.5. Bốc hơi.................................................................................................................24
2.2.6. Tính toán mưa tưới thiết kế .................................................................................24
2.2.7. Tính toán nguồn nước đến hồ Quan Sơn .............................................................30
2.3. Tính toán nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước trong hệ thống ..................42

iii


2.3.1. Tính toán nhu cầu nước cho cây trồng thời kỳ nền ............................................. 42
2.3.2. Tính toán nhu cầu nước cho sinh hoạt ................................................................ 55
2.3.3. Tính toán nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch ................................... 56
2.3.4. Tổng hợp nhu cầu dùng nước toàn hệ thống ....................................................... 58
2.4. Tính toán sơ bộ cân bằng nước của hồ chứa Quan Sơn trong điều kiện hiện tại. .. 59
2.5. Đánh giá, xác định sự thiếu hụt nước cấp của hồ chứa Quan Sơn ......................... 60
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN KHẢ
NĂNG CẤP NƯỚC CỦA HỒ CHỨA QUAN SƠN.................................................... 62
3.1. Tính toán nhu cầu nước theo các kịch bản BĐKH và chiến lược phát triển kinh tế
của vùng ........................................................................................................................ 62
3.1.1. Lựa chọn kịch bản BĐKH ................................................................................... 62
3.1.2. Tính toán yêu cầu dùng nước của toàn hệ thống trong tương lai ........................ 65
3.1.3. Tổng hợp nhu cầu dùng nước toàn hệ thống trong tương lai .............................. 69
3.2. Tính toán nguồn nước đến dưới ảnh hưởng của BĐKH và chiến lược phát triển
kinh tế của vùng ............................................................................................................ 71
3.2.1. Tính toán nguồn nước đến thời kỳ 2030 dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu . 71
3.2.2. Tính toán nguồn nước đến thời kỳ 2050 dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu . 71

3.3. Tính toán cân bằng nước theo các kịch bản BĐKH và phát triển kinh tế - xã hội. 72
3.3.1. Mục đích, ý nghĩa ................................................................................................ 72
3.3.3. Xác định dung tích chết của hồ chứa .................................................................. 73
3.3.4. Xác định dung tích hữu ích với yêu cầu cấp nước cố định ................................. 76
3.3.5.Tính toán cân bằng nước, xác định dung tích hữu ích V hi thời kỳ 2030 ............. 83
3.3.6. Tính toán cân bằng nước, xác định dung tích hữu ích Vhi thời kỳ 2050 ........... 85
3.3.7. So sánh sự tăng, giảm dung tích hữu ích tại các thời kỳ 2030, 2050 so với thời
kỳ nền. ........................................................................................................................... 86
3.4. Đánh giá và xác định lượng nước thiếu hụt của hồ chứa theo các kịch bản BĐKH
và PTKT ........................................................................................................................ 87
3.5. Đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình phù hợp nhằm giảm nhỏ sự
thiếu hụt nước cấp của hồ chứa Quan Sơn trong điều kiện BĐKH và phát triển kinh tế
- xã hội ........................................................................................................................... 87
3.5.1. Giải pháp công trình ............................................................................................ 87

iv


3.5.2 Giải pháp phi công trình .......................................................................................88
3.6. Áp dụng các giải pháp đã đề xuất vào tính toán .....................................................89
3.6.1. Đối với thời kỳ hiện tại ........................................................................................89
3.6.2. Đối với thời kỳ 2030............................................................................................90
3.6.3. Đối với thời kỳ 2050............................................................................................91
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .............................................................................................93
I. Kết luận ......................................................................................................................93
II. Kiến nghị ...................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................97
PHỤ LỤC ......................................................................................................................98
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TẦN SUẤT LÝ LUẬN ..................................98
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC CHO CÂY TRỒNG .....108

PHỤ LỤC 3: THÔNG SỐ HỒ CHỨA NƯỚC ..........................................................115

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Mức thay đổi kịch bản về nhiệt độ (oC) và lượng mưa năm (%) theo kịch
bản B2............................................................................................................................ 15
Bảng 1.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) ....................................................... 15
Bảng 1.3. Mức thay đổi lượng mưa năm (%)................................................................ 16
Bảng 2.1. Thông số kỹ thuật hồ Quan Sơn ................................................................... 21
Bảng 2.2: Thông số đập chính ....................................................................................... 21
Bảng 2.3: Thông số tràn xả lũ ....................................................................................... 21
Bảng 2.4. Thông số kỹ thuật các cống lấy nước ........................................................... 22
Bảng 2.5. Đặc trưng nhiệt độ không khí trạm Mỹ Đức. ............................................... 23
Bảng 2.6. Tốc độ gió trung bình, lớn nhất trạm khí tượng Mỹ Đức ............................. 24
Bảng 2.7. Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình, nhỏ nhất trạm Mỹ Đức................... 24
Bảng 2.8. Số giờ nắng trung bình ngày tại trạm Mỹ Đức ............................................. 24
Bảng 2.9. Bốc hơi trung bình tháng nhiều năm ............................................................ 24
Bảng 2.10. Kết quả tính toán các thông số thống kê X , C v ,C s thời kỳ nền .................. 27
Bảng 2.11. Bảng thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ trong thời
kỳ nền ............................................................................................................................ 28
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp mưa thiết kế theo tháng thời kỳ nền (1980 –1999) ứng với
tần suất P=85% .............................................................................................................. 29
Bảng 2.13. Kết quả tính toán các thông số thống kê X , C v ,C s thời kỳ hiện tại............ 30
Bảng 2.14. Bảng thống kê chọn mô hình mưa đại diện ứng với từng thời vụ trong thời
kỳ hiện tại ...................................................................................................................... 30
Bảng 2.15. Bảng tổng hợp mưa theo tháng thiết kế ứng với tần suất P=85% thời kỳ
hiện tại ........................................................................................................................... 30
Bảng 2.16.Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ chứa nước Quan Sơn

thời kỳ nền ..................................................................................................................... 36
Bảng 2.17: Phân phối dòng chảy đến hồ Quan Sơn thời kỳ nền.................................. 40
Bảng 2.18.Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ chứa nước Quan Sơn
thời kỳ hiện tại ............................................................................................................... 41
Bảng 2.19: Phân phối dòng chảy đến hồ Quan Sơn thời kỳ hiện tại ........................... 41
Bảng 2.20. Thời vụ cây trồng ........................................................................................ 50
vi


Bảng 2.21. Độ ẩm đất canh tác ......................................................................................50
Bảng 2.22. Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng của lúa ..........................................50
Bảng 2.23. Thời kỳ và hệ số cây trồng của cây trồng cạn .............................................51
Bảng 2.24. Chiều sâu bộ rễ của cây trồng cạn...............................................................51
Bảng 2.25. Chỉ tiêu cơ lý của đất ..................................................................................51
Bảng 2.26: Cơ cấu cây trồng thời kỳ nền ......................................................................52
Bảng 2.27: Cơ cấu cây trồng thời kỳ hiện tại ................................................................52
Bảng 2.28: Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ chiêm thời kỳ nền ......................................52
Bảng 2.29: Tổng hợp mức tưới cho lúa vụ mùa thời kỳ nền .........................................52
Bảng 2.30: Tổng hợp mức tưới cho ngô chiêm thời kỳ nền ..........................................53
Bảng 2.31: Tổng hợp mức tưới cho cây đậu tương mùa thời kỳ nền ............................53
Bảng 2.32: Tổng hợp mức tưới cho rau vụ đông ..........................................................53
Bảng 2.33: Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng ..........................................53
Bảng 2.34: Tổng hợp nhu cầu nước cho nông nghiệp thời kỳ nền ...............................54
Bảng 2.35: Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng ..........................................54
Bảng 2.36: Tổng hợp nhu cầu nước cho nông nghiệp thời kỳ hiện tại .........................55
Bảng 2.37. Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt ( 103m3) ....................................56
Bảng 2.38. Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt thời kỳ hiện tại ( 103m3) ...........56
Bảng 2.39. Bảng kết quả yêu cầu nước cho khách du lịch ...........................................57
Bảng 2.40. Bảng kết quả yêu cầu nước cho khách du lịch thời kỳ hiện tại ................58
Bảng 2.41. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại mặt ruộng của hệ thống thời

kỳ nền ............................................................................................................................58
Bảng 2.42. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ nền ......................................................................................................58
Bảng 2.43. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại mặt ruộng của hệ thống thời
kỳ hiện tại ......................................................................................................................59
Bảng 2.44. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ hiện tại ................................................................................................59
Bảng 2.45. Kết quả tính toán cân bằng nước sơ bộ trong thời kỳ hiện tại – hồ Quan
Sơn .................................................................................................................................60
Bảng 3.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình (°C) so với thời kỳ 1980-1999 ở các vùng khí

vii


hậu theo các kịch bản phát thải trung bình B2 .............................................................. 63
Bảng 3.2: Nhiệt độ trạm Mỹ Đức các năm trong tương lai theo kịch bản phát thải trung
bình (°C) ........................................................................................................................ 63
Bảng 3.3: Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 ở các vùng khí hậu
theo các kịch bản phát thải trung bình (B2) .................................................................. 64
Bảng 3.4: Lượng mưa trong tương lai theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ........... 64
Bảng 3.5: Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng thời kỳ 2030....................... 65
Bảng 3.6: Cơ cấu sử dụng đất thời kỳ 2030 ................................................................. 65
Bảng 3.7. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại mặt ruộng của hệ thống thời
kỳ 2030 .......................................................................................................................... 65
Bảng 3.8: Tổng hợp nhu cầu nước cho các loại cây trồng thời kỳ 2050....................... 66
Bảng 3.9: Cơ cấu sử dụng đất thời kỳ 2050 ................................................................. 66
Bảng 3.10. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại mặt ruộng của hệ thống thời
kỳ 2050 .......................................................................................................................... 66
Bảng 3.11: Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt thời kỳ 2030( 103m3)................ 68
Bảng 3.12: Bảng kết quả yêu cầu nước cho khách du lịch thời kỳ 2030( 103 m3)....... 68

Bảng 3.13: Bảng kết quả yêu cầu nước cho sinh hoạt thời kỳ 2050 (103 m3)............... 68
Bảng 3.14: Bảng kết quả yêu cầu nước cho ngành du lịch thời kỳ 2050 (103 m3) ...... 69
Bảng 3.15: Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước toàn hệ thống thời kỳ 2030 .... 69
Bảng 3.16. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ 2030 .................................................................................................... 70
Bảng 3.17: Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước toàn hệ thống thời kỳ 2050 .... 70
Bảng 3.18. Bảng kết quả tổng hợp yêu cầu dùng nước tại công trình đầu mối của toàn
hệ thống thời kỳ 2050 .................................................................................................... 70
Bảng 3.19. Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ chứa nước Quan Sơn
thời kỳ 2030 ................................................................................................................... 71
Bảng 3.20. Phân phối dòng chảy đến hồ Quan Sơn thời kỳ 2030 kịch bản phát thải
trung bình(B2). .............................................................................................................. 71
Bảng 3.21. Tổng hợp các thông số dòng chảy năm lưu vực hồ chứa nước Quan Sơn
thời kỳ 2050 ................................................................................................................... 72
Bảng 3.22. Phân phối dòng chảy đến hồ Quan Sơn thời kỳ 2050 kịch bản phát thải

viii


trung bình(B2). ..............................................................................................................72
Bảng 3.23. Quan hệ giữa cao trình và dung tích hồ, diện tích hồ .................................77
Bảng 3.24. Xác định dung tích hữu ích V hi khi chưa tính tổn thất ...............................78
Bảng 3.25. Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi .........................................................80
Bảng 3.26. Xác định dung tích hữu ích V hi khi tính đến tổn thất .................................81
Bảng 3.27. Xác định tổn thất do thấm và bốc hơi (lần 2)..............................................82
Bảng 3.28. Xác định dung tích hiệu dụng V hd khi tính đến tổn thất (lần 2) .................82
Bảng 3.29. Kết quả tính toán dung tích hữu ích của hồ chứa nước Quan Sơn khi tính
đến tổn thất thời kỳ 2030 dưới tác động của Biến đổi khí hậu......................................83
Bảng 3.30. Kết quả tính toán dung tích hữu ích V hi khi tính đến tổn thất thời kỳ 2030
dưới tác động của BĐKH và phát triển kinh tế xã hội ..................................................84

Bảng 3.31. Kết quả tính toán dung tích hữu ích của hồ chứa nước Quan Sơn khi tính
đến tổn thất thời kỳ 2050 dưới tác động của Biến đổi khí hậu......................................85
Bảng 3.32. Kết quả tính toán dung tích hữu ích V hi khi tính đến tổn thất thời kỳ 2050
dưới tác động của BĐKH và phát triển kinh tế xã hội ..................................................86
Bảng 3.33. Bảng so sánh dung tích hữu ích của hồ Quan Sơn thời kỳ 2030 và 2050 so
với thời kỳ nền dưới tác động của biến đổi khí hậu ......................................................86
Bảng 3.34. Bảng so sánh dung tích hữu ích của hồ Quan Sơn thời kỳ 2030 và 2050 so
với thời kỳ nền dưới tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội ..........86
Bảng 3.35. Xác định dung tích hiệu dụng V hd khi tính đến tổn thất thời kỳ hiện tại ....90
(trường hợp thay đổi cơ cấu cây trồng từ 10% lúa sang ngô) .......................................90
Bảng 3.36. Xác định dung tích hiệu dụng V hd khi tính đến tổn thất thời kỳ 2030........90
(trường hợp thay đổi cơ cấu cây trồng từ 21% lúa sang ngô) .......................................90
Bảng 3.37. Xác định dung tích hiệu dụng V hd khi tính đến tổn thất thời kỳ 2050........91
(trường hợp thay đổi cơ cấu cây trồng từ 40,1% lúa sang ngô) ....................................91

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Môi trường trước đây ...................................................................................... 4
Hình 1.2: Môi trường hiện tại ......................................................................................... 4
Hình 1.3. Mức thay đổi nhiệt độ (oC) tháng trong thế kỷ 21 ở khu vực Hà Nội theo
kịch bản trung bình [7] .................................................................................................. 15
Hình 1.4. Mức thay đổi lượng mưa (%) tháng trong thế kỷ 21 ở khu vực Hà Nội theo
kịch bản trung bình [7] .................................................................................................. 16
Hình 2.1: Vị trí hồ Quan Sơn, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội .......................... 17
Hình 2.2: Mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế thời kỳ nền ............................... 40
Hình 2.3: Mô hình phân phối dòng chảy năm thiết kế thời kỳ hiện tại ........................ 42
Hình 3.1. Các mực nước đặc trưng và thành phần dung tích hồ chứa .......................... 73
Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý điều tiết năm một lần, phương án trữ sớm ......................... 77

Hình 3.3: Biểu đồ đường quan hệ W~ Z ~ F................................................................. 78

x


DANH MỤC VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

SRES

Báo cáo về kịch bản phát thải

TNMT

Tài nguyên môi trường

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

WMO

Tổ chức khí tượng thế giới

xi



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
trong thế kỷ 21. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về BĐKH tác động đến
các lĩnh vực và đời sống của con người. Hiện tượng thực tế và kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng BĐKH tác động nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống và môi trường trên
phạm vi toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp dễ bị tổn thương nhất. Hiện tượng
hạn hán khốc liệt và trong thời gian dài đã dẫn đến tình trạng nghèo đói trên diện rộng.
Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, diễn biến của khí hậu theo chiều hướng cực đoan.
Cụ thể, lượng mưa tăng mạnh vào mùa lũ và giảm vào mùa kiệt cùng với nhiệt độ
trung bình năm đã tăng khoảng 0,5-0,7 oC; mực nước biển đã dâng khoảng 0,2m. Hiện
tượng El-Nino, La-Nina càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm
cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ
trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển có thể dâng 1,0m vào
năm 2100. Nếu mực nước biển dâng (NBD) 1,0m thì hàng năm sẽ có khoảng 40 nghìn
km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập.
Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu
cho mục tiêu xóa đói - giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và

sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương
và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh
lương thực, sức khỏe con người ở các vùng đồng bằng và dải ven biển. Nó làm tăng
các thiên tai lũ lụt và hạn hán ngày càng khốc liệt như hạn hán năm 2008 và lũ tháng
10 năm 2010 làm cho đời sống của người dân vô cùng khó khăn, sản xuất nông nghiệp
thiệt hại to lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Thành phố Hà Nội là một thành phố thuộc miền Bắc nước ta bị ảnh hưởng nhiều bởi
thời tiết khắc nhiệt và thiên tai. Vào mùa Hè thường bị hạn hán, dẫn đến tình trạng
thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa thường xuất hiện lũ
lớn kéo dài, gây ngập lụt nghiêm trọng. Hàng năm, bão, áp thấp nhiệt đới thường

1


xuyên uy hiếp các huyện thị gần sông và ngập úng vùng nội đồng, hạ du các hồ chứa
nước lớn gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh
tế - xã hội và đời sống dân sinh.
Trước những thực trạng và biến động thời tiết khó lường như vậy, vấn đề đặt ra là
chúng ta phải đánh giá được những ảnh hưởng của BĐKH, đồng thời phải có kế hoạch
dài hạn nhằm trước hết là phòng ngừa, giảm thiểu các thiên tai, lũ lụt sau đó là có biện
pháp ứng phó kịp thời trợ giúp ngành nông nghiệp khắc phục các ảnh hưởng của
BĐKH.
Hiện nay, có rất ít nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH tới hệ thống thuỷ lợi nói
chung và hệ thống tưới nói riêng, đặc biệt là nghiên cứu đồng thời ảnh hưởng của
BĐKH và PTKT đến sự thiếu hụt nước phục vụ sản xuất phát triển kinh tế của hạ du
hồ chứa.
Hồ chứa Quan Sơn thuộc huyện Mỹ Đức – TP Hà Nội được xây dựng từ năm 1960.
Những năm gần đây, trong quy hoạch phát triển đô thị của thành phố Hà Nội, dân số
tăng nhanh và sự phát triển nhanh chóng về cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Mỹ Đức
cùng với chiến lược phát triển kinh tế, công, nông nghiệp phía hạ du hồ Quan Sơn đã

đặt ra yêu cầu cấp nước rất lớn. Hơn nữa khi quy hoạch để xây dựng hồ trước đây
chưa đề cập đến ảnh hưởng của BĐKH và phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai,
do đó nhu cầu nước cho hạ lưu hồ Quan Sơn cho các giai đoạn sau này là vấn đề phức
tạp, cần được giải quyết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi thấy rằng việc nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng
của biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển kinh tế - xã hội đến sự thiếu hụt nước
cấp hồ chứa Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội” là hết sức cần thiết.
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích xác định mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nhu cầu
nước của hạ du hồ chứa Quan Sơn theo các kịch bản biến đổi khí hậu và phát triển
kinh tế; xác định mức độ ảnh hưởng của BĐKH và phát triển kinh tế đến sự thiếu hụt
nước, qua đó đề xuất giải pháp để hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng của BĐKH
2


đến việc sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác, nhằm nhằm đảo bảo
khả năng cấp nước của hồ chứa.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cách tiếp cận
- Theo quan điểm hệ thống.
- Theo quan điểm thực tiễn và tổng hợp đa mục tiêu.
- Theo quan điểm bền vững.
- Theo sự tham gia của người hưởng lợi.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, thu thập phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu. Phương pháp này
ứng dụng trong chương 1 và 2. Cụ thể, điều tra, thu thập và phân tích số liệu cơ bản về
khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng đất đai và cây trồng...

- Phương pháp kế thừa có chọn lọc. Phương pháp này kế thừa những một số nội dung,
phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu và công trình đã được công bố.
- Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thống kê xác xuất. Phương pháp này
ứng dụng trong tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn, phân tích kết quả tính toán.
- Phương pháp mô hình toán, thủy văn, thủy lực. Phương pháp này ứng dụng trong
nghiên cứu của chương 2 và 3 trong tính toán nhu cầu nước, cân bằng nước, điều tiết...

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu

Hình 1.2: Môi trường hiện tại

Hình 1.1: Môi trường trước đây

Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các trị số trung bình
nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió... Như
vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và nó thường có tính
chất ổn định, ít thay đổi.
Định nghĩa: “Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí
quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên
nhân tự nhiên và nhân tạo”.
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản
của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội
hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người (Theo công ước chung của LHQ về biến
đổi khí hậu).
1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới

Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xảy
ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ
băng hà. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, chúng ta có thể thấy đó
là do sự biến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay

4


của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi
trong thành phần khí quyển.
Trong khi những nguyên nhân đầu là những nguyên nhân hành tinh, thì nguyên nhân
cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà chúng ta gọi đó là sự làm nóng
bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính. Chính lượng khí CO 2 chứa nhiều trong khí
quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất.
Cùng với khí CO 2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như
NO x , CH 4 , CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc
sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), theo kịch bản phát thải B2 –Bộ
Tài nguyên Môi trường 2012 cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,4oC đến 5,8oC
từ 1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối với chất
lượng sống của con người.
Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Thời tiết khắc nghiệt, lượng mưa thay đổi: Cũng như những thay đổi khí hậu, thời tiết
cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán, mưa lớn và tuyết, bão và lũ lụt đang trở nên thường
xuyên hơn hoặc mạnh hơn. Phía nam và trung tâm châu Âu đã thấy sóng nhiệt thường
xuyên hơn, cháy rừng và hạn hán. Lượng mưa cũng thay đổi. Tại châu Âu, khu vực
Địa Trung Hải đang trở nên khô hơn, thậm chí còn dễ bị hạn hán và cháy rừng. Trong
khi đó ở Bắc Âu lượng mưa lại nhiều hơn và lũ lụt mùa đông xảy ra phổ biến. Biến đổi
khí hậu dự kiến sẽ gây ra những thay đổi đáng kể về chất lượng và nguồn dồi dào sẵn
có của tài nguyên nước.
1.1.2. Tình hình biến đổi khí hậu tại Việt Nam

1.1.2.1 Xu thế Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở
nước ta tăng khoảng 2 - 3oC, tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong
khi đó lượng mưa mùa khô lại giảm, mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến
1 m so với thời kỳ 1980 - 1999. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, khoảng 10 - 12%
dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP. Tác động của biến
đổi khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá

5


đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững
của đất nước.
Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên
tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng
về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính trong 10 năm gần
đây (2001 - 2010), các loại thiên tai như: Bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn
hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản,
đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm
khoảng 1,5% GDP/năm.
Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng mạnh đến nước ta trong vài thập kỷ gần
đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Dự đoán vào
cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nước ta tăng khoảng 3oC và sẽ tăng số đợt và số
ngày nắng nóng trong năm; mực nước biển sẽ dâng cao lên 1m.
Như vậy có thể thấy thách thức từ biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất lớn. Nếu
Việt Nam không có những giải pháp ứng phó phù hợp hiệu quả thì hậu quả sẽ rất lớn,
có thể là 8-10% GDP theo một số nghiên cứu gần đây.
1.1.2.2. Tác động tiềm tàng của Biến đổi khí hậu ở Việt Nam tới phát triển kinh tế-xã
hội
a. Tác động của nước biển dâng

Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo
gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng
năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa
khô. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói
trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và
nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây
rủi ro lớn đến các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến
cảng, các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cư ven biển. Hiện tượng nước biển dâng
dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước
ngầm, nước sinh hoạt cũng như nước và đất sản xuất nông - công nghiệp. Nếu nước

6


biển dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu
người) của nước ta.
b. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan
Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ
do Biến đổi khí hậu là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả
các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố,
lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất
và đời sống.
Thống kê của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy, trong 10 năm trở lại đây, thiên tai
làm chết và mất tích khoảng 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng
1,5% GDP mỗi năm. Chỉ trong năm 2013 cho đến thời điểm này, đã có hơn 10 cơn bão
xuất hiện trên biển Đông, trong đó có 5 cơn bão đổ bộ vào đất liền. Trong tháng
11/2013, thiên tai làm 54 người chết, mất tích và 93 người bị thương; hơn 600 ngôi
nhà bị sập, cuốn trôi; gần 260.000 ngôi nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái, v.v...
BĐKH sẽ gia tăng mạnh ở Bắc Trung Bộ với nhiều loại thiên tai khắc nghiệt hơn ảnh
hưởng tới nhiều lĩnh vực trong đời sống.

c. Tác động của sự nóng lên toàn cầu
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh
giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu
các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á
nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi ở
một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ
đông, vụ mùa thì kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác. Nhiệt
độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu,
cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển
sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với
nông nghiệp và an ninh lương thực.

7


Nhiệt độ và độ ẩm tăng cao làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể con người, nhất
là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền
nhiễm.
Sự gia tăng nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng, giao thông
vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại.
1.1.2.3. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam đối với tài nguyên nước
và các công trình thủy lợi.
(1).Tác động tới tài nguyên nước
Do tác động của biến đổi khí hậu, tài nguyên nước phải chịu thêm nguy cơ suy giảm do
hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp,
cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất thủy điện. Chế độ mưa thay đổi có
thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán vào mùa khô, tăng mâu thuẫn
trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các sông, tần suất

và cường độ các trận lũ, hạn hán.
Nhiệt độ tăng lên sẽ làm tan băng tuyết ở nhiều núi cao, dẫn đến tăng dòng chảy ở các
sông và gia tăng lũ lụt. Sau một thời gian khi băng trên núi tan hết. nguồn cung cấp
nước sẽ cạn, lũ lụt sẽ giảm và dòng chảy các sông sẽ giảm đi rất nhiều.
Những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài có thể ảnh hưởng đến xã hội với quy mô rộng
hơn nhiều so với lũ lụt.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến nguồn tài nguyên nước. Nguồn
nước mặt khan hiếm trong mùa khô gây hạn hán, và quá dư thừa trong mùa mưa gây lũ
lụt. Nguồn nước ngầm bị suy giảm do thiếu nguồn bổ sung.
Sự gia tăng nhanh chóng diện tích hoang mạc ở các vùng khô hạn, bán khô hạn, kể cả
một số vùng ẩm ướt do khí hậu và BĐKH. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi còn
nhiều vùng đồi núi trọc đang bị mưa lũ làm lở đất, xói mòn và suy thoái đến khô cằn
hoang mạc. Đây là những vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn cho việc sử dụng đất
của nước ta hiện nay.

8


Sự thay đổi về nguồn nước và chất lượng nước cũng là mối quan tâm lớn đối với các
nước mà ở đó, tài nguyên nước đã và đang bị thử thách.
Theo kịch bản B2, dự báo, đến năm 2050, khoảng 81.110ha thuộc các lưu vực sông
Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Bến Hải, Thạch Hãn, Ô Lâu, sông
Hương và các vùng phụ cận sẽ bị nước biển xâm mặn. Về mùa khô, dòng chảy trên
các nhánh sông, suối sẽ bị suy giảm từ 5% đến 17%; khoảng 3.000 hồ đập nhỏ sẽ có
khả năng điều tiết kém, ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất và sinh hoạt; tần suất các
cơn bão cũng nhiều hơn, nhiều vùng phải chuyển sang tiêu nước bằng động lực.
Biến đổi khí hậu sẽ làm cho dòng chảy sông ngòi thay đổi về lượng và sự phân bố theo
thời gian, vùng lãnh thổ.
(2). Dòng chảy năm
Tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy năm rất khác nhau giữa các vùng/ hệ

thống sông trên lãnh thổ Việt Nam. Theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình B2,
dòng chảy năm trên các sông ở Bắc Bộ, phần phía bắc của Bắc Trung Bộ có xu hướng
tăng phổ biến dưới 2% vào thời kỳ 2040 - 2059 và lên tới 2% đến 4% vào thời kỳ 2080
- 2099.
Trái lại, từ phần phía nam Bắc Trung Bộ đến phần phía bắc của Nam Trung Bộ và
Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai), dòng chảy năm lại có xu thê giảm.
(3). Dòng chảy mùa lũ
Dòng chảy mùa lũ của hầu hết các sông có xu thế tăng so với hiện nay, song với mức
độ khác nhau, phổ biến tăng từ 2% đến 4% vào thời kỳ 2040 - 2059 và từ 5% - 7% vào
thời kỳ 2080 - 2099.
(4). Dòng chảy mùa cạn
Biến đổi khí hậu có xu hướng làm suy giảm dòng chảy mùa cạn, so với hiện tại dòng
chảy mùa cạn phổ biến giảm từ 2% đến 9% vào thời kỳ 2040 - 2059 và từ 4% đến 12%
vào thời kỳ 2080 – 2099.

9


(5). Tác động đến nước ngầm
Giai đoạn sau năm 2020, mực nước ngầm có thể giảm đáng kể do chịu ảnh hưởng của
hoạt động khai thác và suy giảm lượng nước cung cấp cho dòng chảy ngầm trong mùa
khô. Mực nước tại các vùng không bị ảnh hưởng của thuỷ triều có xu hướng hạ thấp
hơn.
(6). Tác động tới công trình thủy lợi
Bão là nguyên nhân gây thiệt hại cho các hệ thống đê sông, đê biển, úng lụt ngày càng
nghiêm trọng và nước mặn tràn sâu vào đất liền.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước mùa khô diễn ra ngày càng phổ biến, việc khai thác, sử
dụng nước không phù hợp với khả năng và thiết kế thực tế của công trình.
Lũ quét, tố và lốc tàn phá nhà cửa, cây cối, công trình thuỷ lợi ngày càng khốc liệt.
Nước mặn ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền, đồng ruộng làm cho nhiều công trình

thuỷ lợi không còn hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến nhiều công trình tưới tiêu.
Mưa lớn kéo dài làm cho các hồ chứa, đập dâng, trạm bơm bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó
còn làm tăng sạt lở đất, xói mòn sẽ làm tăng lượng phù sa và làm lắng đọng lòng hồ,
giảm dung tích hữu ích của hồ chứa, giảm chất lượng nước của hồ.
Trữ lượng nước ngầm giảm, mức nước ngầm bị hạ thấp dần, khả năng khai thác của
các giếng nước ngầm cũng bị giảm sút không đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt và tưới
tiêu.
Ngoài ra, Biến đổi khí hậu cũng tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ
gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. Biến đổi khí hậu ảnh
hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh,
truyền dịch của gia súc, gia cầm. Biến đổi khí hậu gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất
nông nghiệp.
Biến đổi khí hậu cũng tác động tới lâm nghiệp, thuỷ sản, năng lượng, giao thông vận
tải, giao thông vận tải, sức khoẻ con người,văn hoá, thể thao, du lịch, thương mại và
dịch vụ.
10


1.2. Các nghiên cứu về Biến đổi khí hậu
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về BĐKH trên thế giới
- Báo cáo đánh giá lần thứ hai (1995), lần thứ ba (2001) và lần thứ tư (2007) của IPCC
(Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu)
- Báo cáo về kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam của nhóm nghiên cứu thuộc Đại
học Oxford, Vương quốc Anh.
- Sản phẩm của mô hình khí hậu toàn cầu (MRI-AGCM) với độ phân giải 20km của
Viện Nghiên cứu Khí tượng thuộc Cục Khí tượng Nhật Bản, trích dẫn một sản phẩm
của mô hình MRI-AGCM đối với nhiệt độ cho khu vực Việt Nam theo kịch bản phát
thải khí nhà kính ở mức trung bình.
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về BĐKH ở Việt Nam
- Kịch bản biến đổi khí hậu được xây dựng năm 1994 trong Báo cáo về khí hậu ở châu

Á do Ngân hàng phát triển châu Á tài trợ.
- Kịch bản biến đổi khí hậu trong Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước
khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (Viện KH KTTVMT 2003)
- Kịch bản biến đổi khí hậu được xây cho dự thảo Thông báo lần hai của Việt Nam cho
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (Viện KH KTTVMT 2007)
- Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (Bộ TNMT 2012)
Số liệu quan trắc mực nước biển tại các trạm của Việt Nam.
- Nghiên cứu tác động của BĐKH lên tài nguyên nước của Việt Nam của nhóm tác giả
Trần Thanh Xuân, Trần Thục, Hoàng Minh Tuyển 2010
- Dự án “Quản lý bền vững và tổng hợp tài nguyên nước lưu vực Sông Hồng - Thái
Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu (IMRR)” trên cơ sở hợp tác quốc tế của Trường
Đại học Bách khoa Milan (Pomili) và viện Quy hoạch Thủy lợi (IWRP) với sự trợ
giúp của Chính phủ hai nước Việt Nam và Italia. Dự án bắt đầu từ tháng 2 năm 2012.
- Xây dựng công cụ đánh giá nhanh tác động của BĐKH đến hiệu quả khai thác các hồ

11


chứa ở miền Trung Việt Nam của nhóm tác giả Hoàng Thanh Tùng, GS.TS Lê Kim
Truyền, TS. Dương Đức Tiến, Nguyễn Hoàng Sơn 2013
- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả khai thác giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai (lũ, hạn) và
đảm bảo an toàn hồ chứa nước khu vực Miền Trung trong điều kiện BĐKH của GS.TS
Lê Kim Truyền 2013.
- Báo cáo sơ bộ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến vùng hạ du và ven biển lưu
vực sông Hồng-sông Thái Bình (Viện Quy hoạch thủy lợi 2008)
- Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình (Viện Quy
hoạch Thủy lợi, 2007)
- Đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu đề xuất quy hoạch và giải pháp nâng cấp các hệ
thống thủy lợi vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng nhằm thích ứng với biến đổi khí
hậu do Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì thực hiện từ năm 2009

- Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2012 - 2020 và
định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng (Viện Quy
hoạch Thủy lợi, 2012)
- Quy hoạch thủy lợi Bắc Nam Hà (Viện Kỹ thuật tài nguyên nước, 2011)
1.2.3. Các kịch bản BĐKH ở Việt Nam
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam được xây dựng dựa trên sự
phân tích và tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước. Các tiêu chí để lựa chọn
phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam bao gồm:
(1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu.
(2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu.
(3) Tính kế thừa.
(4) Tính thời sự của kịch bản.
(5) Tính phù hợp của địa phương.
12


(6) Tính đầy đủ của các kịch bản.
(7) Khả năng chủ động, cập nhật.
Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ hợp
(MAGICC/SCEN GEN 5.3) và phương pháp chi tiết hóa thống kê đã được lựa chọn để
xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.
Ba kịch bản phát thải nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí
hậu cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung
bình (kịch bản B2), và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải
cao (kịch bản A2).
Các phương pháp và nguồn số liệu để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và được cập nhật đến
năm 2010. Thời kỳ 1980-1999 được chọn là thời kỳ làm cơ sở để so sánh sự thay đổi
của khí hậu và nước biển dâng.

a.Về nhiệt độ
Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm tăng từ 1,6
đến 2,20C trên phần lớn diện tích phía Bắc lãnh thổ và dưới 1,60C ở đại bộ phận diện
tích phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào).
Theo kịch bản phát thải trung bình: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng từ 2 ÷
30C trên phần lớn diện tích cả nước, Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2 ÷ 30C,
nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 ÷ 3,20C. Số ngày có nhiệt độ cao nhất trên
350C tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước. ở Bắc Trung Bộ nhiệt độ
mùa đông tăng nhanh hơn mùa hè rõ rệt.
Theo kịch bản phát thải cao: Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng
phổ biến từ 2,5 đến trên 3,70C trên hầu hết diện tích nước ta.
b.Về lượng mưa:
-Theo kịch bản phát thải thấp: Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm tăng phổ biến
khoảng trên 6%, riêng khu vực Tây Nguyên có mức tăng ít hơn, chỉ vào khoảng dưới
13


×