Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
____________________________

NGUYỄN VĂN ĐỨC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SAU CẢI TẠO
NÂNG CẤP HỆ THỐNG TƯỚI TRẠM BƠM HỒNG VÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
____________________________

NGUYỄN VĂN ĐỨC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SAU CẢI TẠO
NÂNG CẤP HỆ THỐNG TƯỚI TRẠM BƠM HỒNG VÂN,


THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số

: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoan

Hà Nội - 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ với đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm
Hồng Vân, thành phố Hà Nội”.
Có được kết quả này, trước tiên, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến PGS. TS. Nguyễn Trọng Hoan, người thầy đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, các Cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy
trong thời gian tác giả học tập tại Trường Đại học Thuỷ lợi, các Thầy Cô giáo
trong Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thuỷ lợi nơi tác giả thực hiện Luận
văn đã nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tác giả hoàn thành được các
nội dung của đề tài.
Tác giả cũng xin dành cho gia đình cùng các đồng nghiệp đang công tác tại
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cục Thủy lợi Hà Nội, Công ty
trách nhiêm hữu hạn Một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ và
Phòng Kinh tế các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Trì đã chia sẻ khó khăn,
cung cấp tài liệu và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có đủ thông tin tài liệu trong

quá trình thực hiện đề tài.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn, trình
độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những sai xót. Tác giả xin trân
trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè và đồng
nghiệp./.
Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Văn Đức


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các
kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
(nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Đức


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TƯỚI VÀ PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ DỰ ÁN TƯỚI................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về hệ thống tưới ................................................................................. 1
1.1.1 Tổng quan về hệ thống tưới[] ......................................................................1
1.1.2 Nội dung quản lý khai thác CTTL ...............................................................2
1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác CTTL ..............2

1.2. Những hiệu quả mà hệ thống tưới mang lại ......................................................... 3
1.2.1 Cấp nước tưới phục vụ SXNN ....................................................................4
1.2.2 Góp phần phát triển du lịch sinh thái...........................................................4
1.2.3 Cấp nước phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ .....................................4
1.2.4 Cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân ............................................5
1.2.5 Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và phát triển chăn nuôi .........................5
1.2.6 Kết hợp phục vụ phát triển lâm nghiệp, giao thông ....................................6
1.2.7 Phòng chống hạn hán, bảo vệ môi trường ...................................................6
1.3. Phương pháp đánh giá HQKT của hệ thống tưới................................................. 6
1.3.1 Khái niệm về HQKT của hệ thống tưới.......................................................6
1.3.2 Nguyên tắc xác định HQKT của dự án tưới ................................................7
1.3.3 Hiệu quả kinh tế của hệ thống tưới trong giai đoạn quản lý vận hành ........7
1.3.4 Các phương pháp đánh giá HQKT của hệ thống tưới .................................8
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá HQKT và các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT của hệ
thống tưới ............................................................................................................ 12
1.4.1 Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo[] .........................................................12
1.4.2 Chỉ tiêu giá trị - giá trị sử dụng[] ...............................................................15
1.4.3 Nhóm các chỉ tiêu chi phí - lợi ích[] ..........................................................15
1.4.4 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng mặt của dự án thủy lợi ...........19
1.4.5 Lựa chọn phương pháp ..............................................................................21


1.4.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT của hệ thống tưới ..............................21
1.5. Kinh nghiệm quản lý, vận hành và khai thác hệ thống tưới .............................. 22
1.5.1 Kinh nghiệm quản lý khai thác CTTL ở nước ngoài.................................22
1.5.2 Kinh nghiệm quản lý khai thác CTTL ở trong nước .................................23
1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................ 26
Kết luận Chương 1 .................................................................................................... 29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ SAU CẢI TẠO NÂNG CẤP
HỆ THỐNG TƯỚI TRẠM BƠM HỒNG VÂN ................................................... 30

2.1. Giới thiệu khái quát về hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân .............................. 30
2.1.1 Vị trí địa lý và nhiệm vụ của hệ thống ......................................................30
2.1.2 Hiện trạng dân số và xã hội trong vùng dự án ...........................................31
2.1.3 Tình hình sử dụng đất trong vùng .............................................................31
2.1.4 Định hướng phát triển kinh tế xã hội trong vùng ......................................32
2.2. Quá trình thiết kế, xây dựng hệ thống thủy lợi Hồng Vân ................................. 33
2.2.1 Hiện trạng hệ thống trước khi cải tạo nâng cấp .........................................33
2.2.2 Quy mô thiết kế cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân ......35
2.2.3 Tiến độ thực hiện dự án đến thời điểm hiện nay .......................................39
2.3. Quá trình khai thác, vận hành ............................................................................ 40
2.3.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị quản lý ......................................................40
2.3.2 Công tác quản lý vận hành các hệ thống tưới của Công ty .......................44
2.3.3 Hiện trạng quản lý vận hành hệ thống những năm gần đây ......................44
2.4. Phân tích HQKT sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân ....... 48
2.4.1 Hiệu quả kinh tế của hệ thống theo nhiệm vụ thiết kế ..............................48
2.4.2 Phân tích HQKT của hệ thống theo thực tế khai thác ...............................55
2.4.3 So sánh HQKT của hệ thống theo nhiệm vụ thiết kế và thực tế khai thác 60
2.4.4 Đánh giá chung ..........................................................................................62
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến HQKT của dự án trong quản lý vận hành .......... 62
2.5.1 Những nhân tố tích cực..............................................................................62


2.5.2 Những nhân tố làm giảm HQKT của dự án...............................................63
2.5.2.1. Về quy hoạch hệ thống kênh mương, cơ cấu cây trồng ........................63
Kết luận Chương 2 .................................................................................................... 68
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HQKT
SAU CẢI TẠO NÂNG CẤP HỆ THỐNG TƯỚI TRẠM BƠM HỒNG VÂN .. 69
3.1. Khái quát về quy hoạch phát triển nông nghiệp và quy hoạch phát triển thủy lợi
thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ............................ 69
3.1.1 Quy hoạch phát triển nông nghiệp[] ..........................................................69

3.1.2 Quy hoạch phát triển thủy lợi[] .................................................................74
3.1.3 Hiện trạng phân cấp quản lý CTTL trên địa bàn thành phố Hà Nội .........75
3.1.4 Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội....77
3.1.5 Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hoàn thiện hệ thống tưới trạm
bơm Hồng Vân ...................................................................................................79
3.1.6 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Một thành viên ĐTPT thủy lợi
Sông Nhuệ[] ........................................................................................................79
3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................................. 80
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao HQKT hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân ........... 83
3.3.1 Giải pháp quy hoạch hoàn thiện hệ thống kênh mương ............................83
3.3.2 Giải pháp đầu tư xây dựng các hạng mục còn lại và toàn bộ hệ thống .....86
3.3.3 Giải pháp trong giai đoạn quản lý vận hành, khai thác hệ thống ..............90
Kết luận Chương 3 .................................................................................................. 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 106
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân...............................................30
Hình 2.2: Trạm bơm Hồng Vân trước khi cải tạo nâng cấp......................................33
Hình 2.3: Công trình đầu mối trạm bơm Hồng Vân sau khi cải tạo nâng cấp ..........36
Hình 2.4: Bản vẽ mặt cắt dọc nhà máy trạm bơm Hồng Vân ...................................37
Hình 2.5: Kênh Bắc – hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân .......................................38
Hình 2.6: Mô hình quản lý thủy lợi của thành phố Hà Nội ......................................45
Hình 2.7: Biểu đồ diễn biến mực nước sông Hồng tại Hà Nội trong mùa kiệt[] ......65
Hình 3.1: Giải pháp công nghệ tiết liệm nước tưới...................................................92
Hình 3.2: Kiên cố hóa kênh tưới nội đồng bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn ..............93
Hình 3.3: Hình thức tuyên truyền về công tác quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL .98



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Các loại diện tích đất khu vực nghiên cứu ...............................................31
Bảng 2.2: Thống kê các công trình trên kênh thay thế công trình cũ .......................39
Bảng 2.3: Thực trạng tổ chức và cơ cấu nhân lực của Công ty ................................41
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện dịch vụ tưới, tiêu năm 2014 - 2015 .............................43
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp trước khi có dự án .............50
Bảng 2.6: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp sau khi có dự án ................50
Bảng 2.7: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm từ SXNN (theo thiết kế) ................51
Bảng 2.8: Thu nhập thuần tuý nuôi trồng thuỷ sản trước khi có dự án ....................52
Bảng 2.9: Thu nhập thuần tuý từ nuôi trồng thuỷ sản sau khi có dự án ...................52
Bảng 2.10: Tổng hợp thu nhập thuần túy hàng năm của dự án theo thiết kế ............53
Bảng 2.11: Tổng hợp chi phí quản lý vận hành hàng năm (C QLVH ) .........................56
Bảng 2.12: Năng suất cây trồng bình quân sau khi dự án đưa vào khai thác ...........57
Bảng 2.13: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm hàng năm từ SXNN .....................57
Bảng 2.14: Thu nhập thuần tuý hàng năm từ nuôi trồng thuỷ sản ............................57
Bảng 2.15: Tổng thu nhập thuần túy thực tế hàng năm của dự án ............................58
Bảng 2.16: Tổng sản lượng lương thực quy thóc khi đưa dự án vào khai thác ........59
Bảng 2.17: So sánh các chỉ tiêu HQKT theo thiết kế và thực tế của hệ thống .........61


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTTL

Công trình thủy lợi

ĐTPT

Đầu tư phát triển


HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

PTNT

Phát triển nông thôn

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SCTX

Sửa chữa thường xuyên

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ


Tài sản cố định


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống CTTL, hệ thống tưới giữ vai trò quan trọng, làm nhiệm vụ dẫn
nước từ các công trình đầu mối phục vụ sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt, cải tạo
môi trường góp phần ổn định, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống dân sinh...
Nhận thấy vai trò quan trọng này nên Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các
địa phương đã tập trung các nguồn lực thực hiện đầu tư xây dựng CTTL giải quyết
tình trạng khô hạn, thiếu nước sinh hoạt cho người dân.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 ban
hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí trong đó tiêu chí thủy
lợi ở vị trí thứ ba: “Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh”.
HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND
ngày 21/4/2010 về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020,
tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới Thủ đô Hà Nội là
kinh tế phát triển toàn diện, bền vững; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại;
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Thành phố
phấn đấu đến năm 2015 có từ 40- 45% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm
2020 có thêm từ 40- 45% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và định hướng đến năm
2030, Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở tất cả 401 xã thuộc địa bàn”.
Trong đó việc đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp nhằm hoàn thiện hệ thống thủy lợi
là một trong những mục tiêu quan trọng.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày
25 tháng 5 năm 2010 phê duyệt Đề án Xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội
giai đoạn 2010-2020, định hướng 2030, trong đó chú trọng nội dung xây dựng hệ
thống thủy lợi, đề ra các giải pháp thực hiện, chính sách hỗ trợ nhằm đạt được mục

tiêu và các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có một số hệ thống tưới được đầu
tư xây dựng và khai thác hiệu quả như: hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân (huyện


Thường Tín; Phù Sa (thị xã Sơn Tây); hệ thống tưới trạm bơm Ấp Bắc (huyện Đông
Anh); Đan Hoài (Đan Phượng); Thanh Điềm (Mê Linh); Trung Hà (Ba Vì) và các
hệ thống tưới bằng trọng lực lấy nước từ các hồ chứa nước như hệ thống tưới các hồ
chứa: Suối Hai, Đồng Mô, Đồng Sương, Xuân Khanh, Quan Sơn…
Để thấy rõ hiệu quả tổng hợp của các dự án đầu tư xây dựng thủy lợi, khắc
phục tình trạng xuống cấp và nâng cao hiệu quả khai thác của các hệ thống tưới thì
việc phân tích HQKT của hệ thống đóng vai trò quan trọng, qua đó sẽ góp phần
giúp các nhà quản lý phát hiện được những tồn tại, những bất cập của công tác quản
lý hệ thống để có các giải pháp phù hợp trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng, cải tạo,
nâng cấp và quản lý vận hành, khai thác công trình nhằm đạt HQKT cao và hoàn
thành tốt các mục tiêu đã đề ra.
Vai trò quan trọng của các hệ thống tưới được thể hiện khá rõ ràng, nhưng
hiện nay vẫn chưa có một phương pháp luận thực sự hoàn thiện và cập nhật đầy đủ
các thông tin, dữ liệu để đánh giá HQKT của loại hình CTTL này, vì vậy việc lựa
chọn giải pháp công trình trong giai đoạn lập dự án đầu tư, thiết kế cải tạo nâng cấp
chưa được quan tâm đúng mức; khả năng thuyết phục đầu tư trong các giai đoạn
quy hoạch, lập dự án chưa cao, tính thuyết phục trong bước thiết kế chưa đảm bảo
và đặc biệt là việc chưa phát huy đầy đủ HQKT của hệ thống khi đưa vào khai thác.
Như vậy, việc phân tích HQKT hệ thống tưới trong giai đoạn đầu tư xây dựng
cũng như giai đoạn quản lý, khai thác sẽ là cơ sở quan trọng để có các giải pháp
nâng cao HQKT của hệ thống. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề
tài luận văn thạc sĩ với tên gọi: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sau cải tạo
nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân, thành phố Hà Nội” với mong muốn
đóng góp, chia sẻ những kết quả nghiên cứu và những vấn đề khoa học mà tác giả
quan tâm.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích phân tích HQKT sau cải tạo nâng cấp hệ
thống tưới trạm bơm Hồng Vân, thành phố Hà Nội qua đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao HQKT của hệ thống.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên của đề tài là HQKT sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm
bơm Hồng Vân, phân tích những tồn tại hạn chế, nhân tố ảnh hưởng tới HQKT
trong quá trình khai thác và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao HQKT của hệ thống.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Dựa trên cơ sở lý luận về HQKT dự án thủy lợi để phân tích
HQKT sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân qua đó đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống;
- Về không gian và thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu về
hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân thuộc địa bàn các huyện Thường Tín, Thanh Trì
và Phú Xuyên - thành phố Hà Nội. Trong đó huyện Thường Tín (26/29 xã, thị trấn);
một phần diện tích phía nam huyện Thanh Trì gồm 5 xã (Tả Thanh Oai, Vĩnh
Quỳnh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Liên Ninh) và phần diện tích phía Đông bắc huyện Phú
Xuyên gồm 3 xã, thị trấn (Văn Nhân; Nam Phong, thị trấn Phú Minh).
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo hoàn thành các nội dung và giải quyết các vấn đề nghiên cứu của
đề tài, tác giả đề xuất sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu;
- Phương pháp hệ thống hóa;
- Phương pháp khảo sát thực tế;
- Phương pháp phân tích, đánh giá HQKT;
- Phương pháp kế thừa và một số phương pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu ứng dụng cơ sở lý thuyết về phân tích HQKT dự án xây
dựng thủy lợi, áp dụng để phân tích HQKT sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm
bơm Hồng Vân. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác
hệ thống.


b. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ được sử dụng trong thực tiễn phân tích HQKT
các dự án cải tạo nâng cấp hệ thống tưới, các giải pháp đề xuất sẽ là những gợi ý
cho các các cơ quan tư vấn, những người làm công tác quản lý, khai thác, vận hành
hệ thống công trình nhằm mục đích nâng cao HQKT dự án.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những nội dung chính sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích HQKT, hình thức đầu tư xây dựng
và hiệu quả đạt được của hệ thống tưới; làm rõ khái niệm, nêu phương pháp xác
định và các chỉ tiêu đánh giá HQKT của hệ thống tưới, các nhân tố ảnh hưởng đến
HQKT của loại hệ thống tưới.
- Phân tích thực trạng HQKT của hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân. Qua kết
quả phân tích sẽ làm rõ những nhân tố cần phát huy; những tồn tại, hạn chế cần
khắc phục để đề xuất giải pháp phù hợp về mặt kinh tế - kỹ thuật trong các giai
đoạn từ quy hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế, thi công xây dựng đảm bảo phát huy
đầy đủ năng lực thiết kế và hiệu quả đầu tư dự án.
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp phân cấp quản lý, khai thác, vận hành
hệ thống công trình nhằm nâng cao HQKT của hệ thống.
7. Nội dung cơ bản của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, luận văn được bố cục gồm 3 chương,
nội dung chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về hệ thống tưới và phân tích HQKT dự án tưới.
- Chương 2: Phân tích HQKT sau cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm

Hồng Vân.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT sau cải tạo nâng
cấp hệ thống tưới trạm bơm Hồng Vân.


1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TƯỚI VÀ PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ DỰ ÁN TƯỚI
1.1. Tổng quan về hệ thống tưới
1.1.1 Tổng quan về hệ thống tưới[ 1]
Xét trên khía cạnh cung cấp nước tưới thì ở nước ta phần lớn các loại cây
trồng sống nhờ nước tưới từ hệ thống thủy lợi và nhờ nước mưa. Để dẫn nước từ
nguồn nước về đến mặt ruộng cung cấp nước cho SXNN và các yêu cầu dùng nước
khác đến các vị trí theo yêu cầu, cần phải có hệ thống CTTL. Nguồn nước của hệ
thống thủy lợi có thể là sông, suối, hồ chứa hoặc nước ngầm. Hệ thống thủy lợi nói
chung và hệ thống tưới nói riêng là tập hợp các thống công trình từ đầu mối đến mặt
ruộng, bảo đảm cung cấp nước cho cây trồng nhằm thỏa mãn yêu cầu nước cho cây
trồng phát triển tốt và có năng suất cao. Thực tế, hệ thống tưới thường là hệ thống
phải đáp ứng yêu cầu tổng hợp lợi dụng cho nhiều ngành khác nhau, không chỉ giải
quyết cấp nước cho nông nghiệp mà còn phải giải quyết cấp nước cho nhiều ngành
kinh tế quốc dân khác như cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, phát điện, chăn
nuôi, phát triển thuỷ sản, giao thông thuỷ, du lịch, cải tạo môi trường...
Hệ thống tưới bao gồm:
- Cụm công trình đầu mối tưới có thể là cống lấy nước, cống lấy nước kết hợp
với đập dâng, hồ chứa nước, trạm bơm tưới, trạm bơm tưới tiêu kết hợp...
- Hệ thống dẫn nước gồm hệ thống kênh mương hoặc đường ống cấp nước từ
công trình đầu mối cấp nước tới mặt ruộng.
- Các công trình trên hệ thống tưới gồm: các cống lấy nước đầu kênh, các công
trình vượt vật chướng ngại như: Cống luồn, xi phông, cầu máng, tuy-nel, cống điều
tiết, đập dâng, các công trình nối tiếp như dốc nước, bậc nước, đường tràn bên, cống

tháo nước cuối kênh, công trình lắng cát và hệ thống các công trình đo nước.
- Hệ thống điều tiết nước mặt ruộng như bờ vùng, bờ thửa, rãnh tưới, các công
trình tưới mặt ruộng.

[1] Phạm Ngọc Hải, Tống Đức Khang, Bùi Hiếu, Phạm Việt Hòa (2007) - Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ
thống thủy lợi tập I, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội


2
1.1.2 Nội dung quản lý khai thác CTTL
1.1.2.1 Khái niệm về quản lý khai thác CTTL
Quản lý khai thác CTTL là quản lý, vận hành hệ thống CTTL theo quy trình,
quy phạm, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất mục tiêu sử dụng CTTL cho phát triển
sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế, xã hội.
1.1.2.2 Nội dung quản lý khai thác CTTL
Theo Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác
CTTL, công tác quản lý, khai thác CTTL bao gồm ba nội dung chính sau:
(1) Quản lý nước: Điều hoà phân phối tưới, tiêu nước công bằng, hợp lý trong
hệ thống CTTL, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống
dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác.
(2) Quản lý công trình: Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự
cố trong hệ thống CTTL, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng,
sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công
trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận
hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài.
(3) Tổ chức và quản lý kinh tế: Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý,
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm
thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ CTTL, kinh doanh
tổng hợp đa mục tiêu theo qui định của pháp luật.

1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác CTTL
Thực tế hoạt động quản lý khai thác CTTL ở nước ta hiện nay đã xuất hiện
một số nhân tố chủ yếu sau ảnh hưởng đến công tác quản lý khai thác CTTL:
(1) Hoạt động của công tác quản lý khai thác CTTL đã được Nhà nước ta xác
định là hoạt động công ích, vừa mang tính kinh tế, đồng thời mang tính xã
hội; không vì mục tiêu lợi nhuận, do vậy các doanh nghiệp quản lý khai
thác CTTL tập trung vào mục tiêu ổn định xã hội nhiều hơn thông qua các
hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh của mình.


3
(2) Hệ thống CTTL được đầu tư qua nhiều thế hệ, bằng nhiều nguồn vốn, có
giá trị lớn, lại phân bố trên địa bàn rộng. Việc quản lý hệ thống CTTL hết
sức khó khăn, tốn nhân lực; nguồn kinh phí dành cho bảo trì, duy tu hệ
thống công trình đảm bảo phục vụ sản xuất là rất lớn. Trong khi đó, nguồn
thu chủ yếu từ thủy lợi phí, thiếu ổn định do diện tích tưới, tiêu luôn biến
động và nguồn kinh phí cấp bù khó bù đắp chi phí.
(3) Hoạt động quản lý khai thác CTTL tạo ra sản phẩm là loại hàng hóa có
tính đặc thù cao, khó định giá. Người cung cấp dịch vụ không thể lựa chọn
được khách hàng, với thị trường bó hẹp, gần như cố định với một nhóm
khách hàng.
(4) Công tác quản lý khai thác CTTL mang tính thời vụ, hệ thống CTTL trải
rộng nên việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý là bài toán hết sức khó
khăn cho các doanh nghiệp. Việc tổ chức sản xuất cũng phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, mùa vụ nên tính chủ động không cao. Kể từ khi Nhà nước
thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, hoạt động của các Tổ chức hợp
tác dùng nước cũng kém hiệu quả. Nền kinh tế phát triển, thu nhập của
người nông dân quá thấp so với mặt bằng chung nên sản xuất nông nghiệp
không còn hấp dẫn với người nông dân, nhiều hộ gia đình bỏ hoang ruộng
đất ra đô thị kiếm sống cũng là một thách thức rất lớn đối với các nhà

hoạch định chính sách quản lý khai thác CTTL.
Những yếu tố trên đã làm cho công tác quản lý khai thác CTTL không thực sự
hấp dẫn với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Cùng với
việc chậm đổi mới trong ban hành cơ chế, chính sách đặc thù của ngành đã làm hoạt
động quản lý khai thác CTTL cho đến nay vẫn nặng về kế hoạch hóa tập trung, đi
chậm so với sự vận hành chung trong nền kinh tế thị trường của đất nước.
1.2. Những hiệu quả mà hệ thống tưới mang lại
Hệ thống thuỷ lợi nói chung và hệ thống tưới nói riêng có vai trò quan trọng
trong việc ổn định sản xuất và an sinh xã hội. Tuy nó không mang lại lợi nhuận một
cách trực tiếp mà mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển ngành này
thì kéo theo nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế


4
phát triển và góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hiệu quả mà hệ thống tưới mang lại được thể hiện ở một số nội dung chính sau:
1.2.1 Cấp nước tưới phục vụ SXNN
Hệ thống tưới góp phần ổn định tăng năng suất sản lượng cây trồng, đặc biệt là
cây lúa nước. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê - Bộ Nông
nghiệp và PTNT, tính đến nay, trên phạm vi cả nước, các hệ thống thủy lợi đã đảm
bảo cung cấp nước tưới cho hơn 10,1 triệu héc-ta đất sản xuất nông nghiệp hàng
năm, trong đó diện tích lúa 7,835 triệu ha/năm, năng suất bình quân đạt 57,7 tạ/ha;
tổng sản lượng cây lương thực có hạt đạt xấp xỉ 50,5 triệu tấn; tổng giá trị từ SXNN
năm 2015 đạt trên 637,4 nghìn tỷ đồng, đưa Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đến
nay đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với tổng giá trị
xuất khẩu gạo trên 2,93 tỷ USD.
1.2.2 Góp phần phát triển du lịch sinh thái
Các hồ chứa nước đã được tận dụng để phát triển du lịch (hồ Núi Cốc, Cửa
Đạt, Kẻ Gỗ, Đồng Mô, Đại Lải...), một số sân golf, các khu nghỉ dưỡng... Một số
khu cụm công trình đầu mối như: đập dâng Liễn Sơn, Đập Đáy, Bái Thượng, Thạch

Nham, Tường kè sông Đáy ở thành phố Phủ Lý... được kết hợp thành điểm du lịch.
Các hệ thống tưới còn cấp nước cho các làng nghề du lịch hư làng nghề gốm sứ Bát
Tràng, làng nghề đúc đồng Ý Yên Nam Định, Đông Hồ ở Bắc Ninh …
1.2.3 Cấp nước phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ
Vùng Đồng bằng sông Hồng có nhiều tiềm năng, điều kiện phát triển công
nghiệp nên đã phát triển trở thành một trong những vùng công nghiệp lớn của đất
nước với các khu công nghiệp quy mô tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái
Bình, Nam Định, Hưng Yên… với các ngành sản xuất đa dạng và phong phú.
Các công CTTL đã trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp nước cho phát triển
công nghiệp, tiểu công nghiệp, các làng nghề như: kênh mương thuỷ lợi cung cấp
một phần nước sản xuất cho các xí nghiệp, cung cấp nước cho công nhân sinh hoạt
(trực tiếp hay gián tiếp làm tăng nước ngầm trong các giếng), phần lớn các làng
nghề ở nông thôn đều nhờ hệ thống thuỷ lợi cấp và thoát nước. Các làng nghề, khu


5
công nghiệp nhỏ tại các tỉnh Phú thọ, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái
Bình, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng...Cũng được hệ thống
thuỷ lợi cấp, thoát nước toàn bộ hoặc một phần (trực tiếp hay gián tiếp).
Nhiều công trình hồ chứa thuỷ lợi đã kết hợp cấp nước cho thuỷ điện như các
hồ: Cúa Đạt, Núi Cốc, Cấm Sơn, Khuôn Thần, Tà Keo, Yazun hạ,...
1.2.4 Cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân
Hiện nay với 67,7% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, các hệ thống tưới đều
tạo nguồn nước sinh hoạt cho dân cư bằng cách hoặc trực tiếp lấy nước từ các hồ
chứa, sông ngòi, kênh mương hoặc gián tiếp như nâng cao mực nước ngầm ở các
giếng đào, những nơi đảm bảo nguồn nước sinh hoạt là những nơi có kênh mương
thuỷ lợi đi qua. Hiện nay ở nông thôn đã có 84% số hộ gia đình đã được cấp nước
hợp vệ sinh.
Hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho các hộ nông dân đặc biệt tại các vùng
sâu, vùng xa thuộc miền đồi núi, ở đó chưa có được hệ thống cấp nước sạch công

nghiệp cho sinh hoạt thì các gia đình nông dân thường tận sử dụng nguồn nước từ
các hệ thống thủy lợi (hồ chứa nước, nước trên kênh mương) để cho sinh hoạt gia
đình (nấu ăn, giặt, tắm, vệ sinh, chăn nuôi, tưới vườn…).
1.2.5 Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản và phát triển chăn nuôi
Các hệ thống tưới đã phục vụ tích cực, cấp nước có hiệu quả, đảm bảo nguồn
nước cho nuôi trồng thủy sản nội địa và tạo điều kiện mở rộng diện tích nuôi trồng
thủy sản nước lợ lên lớn hơn 1.039.000 héc-ta.
Hầu hết mặt nước các hồ chứa thủy lợi đã được tận dụng kết hợp nuôi trồng
thủy sản. Kênh mương của các hệ thống thủy lợi còn là nguồn cung cấp nước cho
nhiều ao, hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản của dân cư, các kênh mương còn thực hiện
chuyển dẫn nước, hòa chộn nước mưa và nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản nước
mặn vùng ven biển.
Hệ thống tưới còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước cho ngành chăn nuôi
gia súc, gia cầm và thủy cầm cấp nước tưới cho các đồng cỏ chăn nuôi, cấp nước
cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm…


6
1.2.6 Kết hợp phục vụ phát triển lâm nghiệp, giao thông
Các CTTL tại các tỉnh Miền núi, Trung du phía Bắc, Tây nguyên, Nam bộ,
khu Bốn cũ còn cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cho việc trồng rừng nhất
là các hồ chứa ở trên vùng cao dùng làm nước tưới cho cây vườn ươm lâm nghiệp
và cung cấp nước bảo vệ rừng như để dập lửa khi xảy ra cháy rừng. Hệ thống thuỷ
lợi phục vụ phát triển rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Các bờ kênh mương, đập
chắn nước, cầu máng được tận dụng kết hợp giao thông đường bộ. Giao thông thủy
tận dụng kênh mương được phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.2.7 Phòng chống hạn hán, bảo vệ môi trường
Các hệ thống tưới tác động tích cực đến môi trường nước, điều tiết nước giữa
mùa lũ và mùa kiệt, làm tăng lượng dòng chảy kiệt. Bổ sung lượng nước ngầm từ
các kênh mương và nước mặt ngấm xuống làm tăng nước ngầm. Hệ thống tưới góp

phần cải tạo đất, làm cho đất có độ ẩm cần thiết để không bị bạc màu, cải tạo đất,
mở rộng diện tích canh tác. Các hồ chứa có tác động tích cực cải tạo điều kiện khí
hậu của một vùng. Làm tăng độ ẩm không khí, độ ẩm đất, tạo thảm phủ thực vật
chống xói mòn, rửa trôi đất đai, điều hòa nhiệt độ...
1.3. Phương pháp đánh giá HQKT của hệ thống tưới
1.3.1 Khái niệm về HQKT của hệ thống tưới
Hiệu quả là tỷ lệ giữa đầu vào và đầu ra. Hiệu quả cao có nghĩa là sản lượng
đầu ra lớn so với đầu vào và ngược lại. HQKT của hệ thống tưới là toàn bộ các mục
tiêu kinh tế đã được đề ra, được đặc trưng bằng hai loại chỉ tiêu là các chỉ tiêu định
tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được của dự án) và bằng các chỉ tiêu định
lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo
mục tiêu của dự án). Ngoài các lợi ích khó lượng hóa được như: lợi ích về môi
trường, xã hội,… Mục tiêu kinh tế của một dự án tưới là hiệu quả từ cấp nước cho
SXNN, cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi; công nghiệp; thủy sản; dịch vụ du lịch…
Đối với các dự án thủy lợi phục vụ SXNN, dân sinh kinh tế xã hội thuộc loại
đầu tư cơ sở hạ tầng (đầu tư công) khác với các dự án đầu tư mang tính kinh doanh
thuần túy nên việc phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư dự án tưới chủ yếu tập trung


7
phân tích đánh giá HQKT để đánh giá lợi ích mà dự án mang lại cho SXNN, dân
sinh và cải tạo môi trường trong lưu vực.
1.3.2 Nguyên tắc xác định HQKT của dự án tưới
- Phải xem xét, phân tích HQKT của hệ thống trong trường hợp có dự án và
không có dự án. Hiệu quả mà dự án mang lại là phần hiệu quả tăng thêm giữa
trường hợp có dự án so với khi không có dự án;
- Khi nghiên cứu, xác định HQKT của CTTL, ngoài việc đánh giá hiệu quả về
mặt kinh tế còn phải đánh giá hiệu quả về mặt bảo vệ môi trường và việc cải thiện
các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác;
- Khi phân tích tính toán hiệu quả vốn đầu tư, cần xét tới sự gián đoạn về mặt

thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn bỏ vốn và giai đoạn thu nhận kết quả.
- Khi quy hoạch, thiết kế công trình, nhất thiết phải xác định HQKT tương đối
và hiệu qủa kinh tế tuyệt đối.
- Không được xem xét HQKT theo giác độ lợi ích cục bộ và đơn thuần của
một công trình, mà phải xuất phát từ lợi ích tổng thể, toàn diện.
- Không đơn thuần xem xét HQKT là mức tăng sản lượng của một công trình
nào đó, điều quan trọng là mức tăng sản lượng tổng hợp của tất cả các công trình.
- Khi xây dựng công trình, vừa phải quan tâm đến lợi ích trước mắt, lại vừa
phải quan tâm đến lợi ích lâu dài. Không nên vì lợi ích trước mắt mà không tính đến
lợi ích lâu dài, hoặc hạn chế việc phát huy hiệu quả của dự án trong tương lai.
- Phải xem xét HQKT của dự án cả về mặt kinh tế và tài chính. Hay nói cách
khác phải đứng trên giác độ nền kinh tế quốc dân và nhà đầu tư để xem xét tính hiệu
quả của dự án. Dự án chỉ khả thi khi đạt hiệu quả cả về mặt kinh tế và tài chính.
- Do tiền tệ có giá trị theo thời gian, nên trong nghiên cứu HQKT phải xét tới
yếu tố thời gian của các dòng tiền chi phí và thu nhập của dự án.
1.3.3 Hiệu quả kinh tế của hệ thống tưới trong giai đoạn quản lý vận hành
Đối với các dự án đã đi vào quản lý khai thác, việc phân HQKT của dự án
luôn giữ vai trò quan trọng để rút ra các bài học, đánh giá những kết quả đạt được
và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao HQKT xã hội của dự án.


8
Hiệu quả kinh tế của CTTL là hiệu quả mang tính tổng hợp, vì CTTL thường
là công trình công ích phục vụ đa mục tiêu. Để đánh giá được HQKT mà CTTL
mang lại trong giai đoạn quản lý vận hành người ta thường sử dựng nhiều nhóm chỉ
tiêu, trong mỗi nhóm chỉ tiêu lại có nhiều chỉ tiêu. Các nhóm chỉ tiêu thường được
sử dụng trong đánh giá gồm có:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá từng mặt HQKT của dự án gồm: sự thay đổi diện
tích đất nông nghiệp; tăng năng suất cây trồng; sự thay đổi giá trị tổng sản lượng,
tình hình lao động, tỷ suất hàng hoá nông sản; tăng thêm việc làm cho người dân;

tăng thu nhập cho người hưởng lợi…các chỉ tiêu này được sử dụng khi cần phân
biệt tính vượt trội của một hoặc một số mặt hiệu quả nhà đầu tư cần quan tâm.
- Nhóm chỉ tiêu phân tích trình độ sử dụng đồng vốn gồm: Chỉ tiêu lượng vốn
đầu tư cho một đơn vị diện tích đất canh tác, lượng vốn đầu tư cho một đơn vị diện
tích đất gieo trồng, lượng vốn đầu tư cho một đơn vị giá trị sản lượng nông nghiệp
tăng thêm, hệ số hiệu quả vốn đầu tư…
- Nhóm chỉ tiêu thời gian hoàn vốn và bù vốn đầu tư chênh lệch. Nhóm chỉ
tiêu này nhằm đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư của dự án cho chủ đầu tư, thời
gian bù vốn đầu tư chênh lệch dùng trong so sánh lựa chon phương án (chỉ tiêu sử
dụng tương đương với chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng chi phí hoặc chi phí đơn vị tối
thiểu Z min ). Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn dùng trong việc đánh giá HQKT của một
phương án so với tiêu chuẩn kỳ vọng của chủ đầu tư về thời gian hoàn vốn;
- Nhóm chỉ tiêu phân tích lợi ích - chi phí là phương pháp mới, hiện đang
được sử dụng phổ biến. Một trong những ưu điểm vượt trội của phương pháp này so
với các phương pháp sử dụng các chỉ tiêu nêu trên là xét tới yếu tố thời gian của
dòng tiền dự án, một cách tiếp cận phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
1.3.4 Các phương pháp đánh giá HQKT của hệ thống tưới
Đánh giá HQKT bao gồm những hoạt động nhằm kiểm tra xem xét sau những
giai đoạn nhất định đã đề ra của dự án, hoặc chu kì quản lý, công trình có đạt được
những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hay không? các lợi ích thu được từ hệ thống tưới có
bù đắp được các khoản chi phí bỏ ra để thực hiện các mục tiêu đó không? mức độ


9
phù hợp của các mục tiêu đề ra như thế nào? từ đó có những giải pháp nhằm nâng
cao HQKT của hệ thống.
Để đánh giá HQKT của dự án thường phải kết hợp dùng nhiều phương pháp vì
không thể dùng một chỉ tiêu đơn độc hay một phương pháp để xác định, mà cần
phải dùng kết hợp các chỉ tiêu, các nhóm chỉ tiêu và các phương pháp khác nhau để
xác định HQKT. Vì mỗi chỉ tiêu, mỗi phương pháp chỉ phản ánh được một mặt

HQKT của dự án. Các phương pháp đánh giá HQKT của dự án bao gồm:
- Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo;
- Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng;
- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích.
1.3.4.1 Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo[ 2]
Trong so sánh, đánh giá, các phương án đầu tư có trường hợp phải xét tới
nhiều chỉ tiêu với các đơn vị đo khác nhau. Do vậy, nảy sinh nhu cầu so sánh các
phương án bằng một chỉ tiêu tổng hợp, tính gộp được tất cả các chỉ tiêu muốn so
sánh. Phương pháp này thường được áp dụng để so sánh lựa chọn các phương án
khi mà chúng có nhiều chỉ tiêu, mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu đều đáng kể.
* Ưu điểm:
- Việc so sánh lựa chọn đơn giản và thống nhất vì chỉ dùng một chỉ tiêu duy
nhất - Chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo;
- Có thể đưa nhiều chỉ tiêu vào so sánh, giúp cho việc so sánh có tính tổng hợp
và phản ánh được tất cả các mặt, các khía cạnh của các phương án;
- Có thể tính đến cả các chỉ tiêu khó thể lượng hóa và các chỉ tiêu chỉ có thể
diễn tả bằng lời, ví dụ như tính thẩm mỹ, khía cạnh tâm lý… bằng phương pháp cho
điểm của chuyên gia.
* Nhược điểm:
- Dễ mang tính chủ quan trong bước cho điểm mức độ quan trọng của các chỉ
tiêu vì phải lấy ý kiến chuyên gia;
- Dễ che lấp mất chỉ tiêu chủ yếu nếu đưa quá nhiều chỉ tiêu vào so sánh;

[2] Nguyễn Bá Uân (2013), bài giảng Quản lý dự án xây dựng nâng cao tr. 166


10
- Các chỉ tiêu đưa vào so sánh có thể bị trùng lặp ở một mức độ nhất định.
1.3.4.2 Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng [ 3]
- Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng so sánh các phương án trên cơ sở tính

toán giá trị hoặc chi phí cần thiết để có được một đơn vị giá trị sử dụng của sản
phẩm dự án.
- Phương pháp áp dụng cho các trường hợp:
+ So sánh các phương án đầu tư có giá trị sử dụng khác nhau;
+ Các dự án phục vụ lợi ích công cộng, không lấy mục tiêu lợi nhuận là chính;
+ Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
- Nội dung của phương pháp:
+ So sánh theo tiêu chuẩn giá trị chi phí G d nhỏ nhất để đạt được một đơn vị
giá trị sử dụng tổng hợp:

G
(1.1)
→ min
S
Hay tiêu chuẩn giá trị sử dụng tổng hợp S d lớn nhất đạt được tính trên một
Gd =

đồng chi phí:

Sd =

S
→ max
G

(1.2)

+ Giá trị sử dụng tổng hợp S j của phương án j có thể xác định bằng phương
pháp chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo:
m


Sj =

∑P W
ij

i

(1.3)

i=1

Pij =

Cij

(1.4)

n

∑C

ij

j=1

- Ưu điểm: Có những ưu điểm của chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khi tính chỉ tiêu
giá trị và của chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo.
- Nhược điểm:
+ Chịu sự biến động của giá cả, tỷ giá hối đoái, chịu sự tác động của quan hệ

cung cầu, chưa phản ánh bản chất ưu việt về kỹ thuật của phương án kỹ thuật;
[3] Nguyễn Bá Uân (2013), bài giảng Quản lý dự án xây dựng nâng cao tr. 183


11
+ Dễ mang tính chủ quan trong bước cho điểm mức quan trọng của các chỉ
tiêu và dễ bị che lấp mất chỉ tiêu chủ yếu nếu đưa quá nhiều chỉ tiêu vào so sánh…
- Các bước tính toán:
Bước 1:
+ Tính chỉ tiêu giá trị sử dụng tổng hợp không đơn vị đo;
+ Làm đồng hướng các chỉ tiêu giá trị sử dụng;
+ Làm mất đơn vị đo các chỉ tiêu giá trị sử dụng;
+ Xác định trọng số của các chỉ tiêu giá trị sử dụng.
Bước 2: Tính chỉ tiêu giá trị sử dụng tổng hợp (không đơn vị đo).
1.3.4.3 Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích (CBA)[ 4]
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích đang được áp dụng rộng rãi trên thế
giới, nó là cơ sở để các nhà đầu tư đưa ra những quyết định hợp lý về việc có thực
hiện hay không thực hiện dự án đầu tư và cũng là căn cứ để đánh giá HQKT của dự
án. Phương pháp CBA sử dụng ba chỉ tiêu sau để đo hiệu quả của dự án đó là:
- Chỉ tiêu 1: Giá trị tương đương
- Chỉ tiêu 2: Suất thu lợi;
- Chỉ tiêu 3: Tỷ suất lợi ích - chi phí (B/C).
- Ưu điểm:
+ Có tính đến sự biến động của chỉ tiêu thời gian;
+ Có tính toán cho cả vòng đời của dự án, giá trị tiền tệ theo thời gian;
+ Có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh các
chỉ tiêu: Doanh thu, chi phí và trị số của suất chiết khấu;
+ Có tính đến nhân tố rủi ro thông qua mức độ tăng trị số của suất chiết khấu;
+ Có thể so sánh các phương án có vốn đầu tư khác nhau với điều kiện lãi suất
đi vay và lãi suất cho vay bằng nhau như một cách gần đúng.

- Nhược điểm:
+ Chỉ tiêu NPV chỉ đảm bảo chính xác trong thị trường vốn hoàn hảo (một
điều kiện khó bảo đảm trong thực tế).

[4] Nguyễn Bá Uân – Ngô Thị Thanh Vân (2006), giáo trình Kinh tế thủy lợi tr. 164


×