Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PTNT NGÀY HỘI ĐẾN TRƯỜNG CỦA BÉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.47 KB, 13 trang )

Thứ 2 ngày 09 tháng 09 năm 2019
PTNT: Ngày hội đến trường của bé
I Kết quả mong đợi :
-Trẻ biết ngày 5-9 là ngày khai giảng năm học mới, và biết ý nghĩa của ngày hội
đến trường của bé.Nhưng vì lũ lụt nên tổ chức vào ngày 9/9
-Trẻ ham thích đến trường ,đến lớp.
Tham gia tích cực và hứng thú vào hoạt động văn nghệ và các trò chơi .
-Biết kính trọng cô giáo và yêu thương bạn bè.
II.Chuẩn bị:
- Trang phục cô và trẻ
-Tranh ảnh về ngày khai giảng, ngày hội đến trường
- Sân khấu, nơ, cờ
- Tranh tuyên truyền về ngày hội đến trường.
- Các tiết mục văn nghệ, băng nhạc …
III.Tiến trình hoạt động:
Cô đón trẻ ân cần, dịu dàng, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi và ngồi vào vị
trí lớp mình theo quy định .
* Nhạc bài “ Ngày đầu tiên đi học” nổi lên.
Cô và một trẻ múa trên nền nhạc đi ra , kết thúc đoạn nhạc, cô gửi lời chào đến tất
cả các con! Các con nhìn xem trường mình hôm nay có điều gì đặc biệt?
- Các con có biết hôm nay là ngày gì không?
-Thế ngày hội đến trường của bé được tố chức vào ngày nào?
- Các con a! Ngày 5/9 là ngày khai giảng năm học mới đó!Chúng ta lại bắt đầu một
năm học mới, cô mong muốn rằng các con phải biết chăm ngoan, học giỏi, biết


vâng lời cô giáo, biết đoàn kết giúp đỡ các bạn trong học tập cũng như trong vui
chơi. Được như thế các con mới trở thành con ngoan, trò giỏi của Bác Hồ. Các con
nhớ chưa?
- Ngày đầu của năm học mới các con thấy như thế nào? Và để không khí ngày hội
sôi nổi vui tươi hơn cô mời các con cùng thưởng thức chương trình văn nghệ do


các cô giáo và các bạn trong đội văn nghệ thể hiên.
Cô lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ
1.Mở đầu chương trình là bài hát “Yêu nguời bao nhiêu ,yêu nghề bấy nhiêu ”
Sáng tác : Nguyễn văn quý : Do các cô giáo thể hiện
2. Vũ điệu “ Toca,Toca” do các cháu học sinh thể hiện
3. Múa dân gian đương đại “ Cò Lả” do các cô giáo trong đội văn nghệ biểu diễn
4. Múa “Mầm non hạnh phúc” do các cháu 5 tuổi thể hiện
5. Ca khúc “ Yêu sao những cô giáo dịu hiền”
Sáng tác : Trần Thu Giang : Do cô Kiều Luân thể hiện
6. Và cuối cùng là tiết mục múa “ Đường bé đến trường” Do các cô giáo và các
cháu trong đội VN thể hiện .
!HĐ2: Cô cho trẻ chơi trò chơi:
TC1: Kéo co
TC2: Chèo thuyền trên cạn
Cô nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ chơi an toàn
Kết thúc cô cùng trẻ hát múa bài “ Ngày vui của bé”.
Sau khi kêt thúc các chuong trình của trường thì cco cùng trẻ vào lớp và trò
chuyện cùng trẻ , giới thiệu tên của cô, hỏi tên trẻ, cho cac trẻ ngời chơi để làm
quen với nhau.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...


Thứ 3 ngày 10 tháng 9 năm 2019
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Thể dục: Đi kiễng gót
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết đi nhón trên phía đầu bàn chân, kiễng cao gót.

- Trẻ hiểu luật chơi, cách chơi, biết chơi trò chơi.
- Phát triển các tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai, và sức mạnh cơ bắp của chân, khả
năng giữ thăng bằng của cơ thể.
- Giáo dục trẻ yêu thích thể dục thể thao và tham gia tích cực vào hoạt động rèn
luyện cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
- Vạch chuẩn.
- Xắc xô, nhạc bài hát: “ Đoàn tàu nhỏ xíu’’
- Bóng, rổ đủ cho trẻ hoạt động.
3. Hoạt động của cô và trẻ.
- Muốn cơ thể khỏe mạnh các con còn phải làm gì?
+ Ngoài ăn uống đủ chất chúng mình còn phải làm gì nữa?
- Bây giờ cô cháu chúng mình cùng tập luyện để cơ thể khỏe mạnh nhé!
* Khởi động: Cô cho trẻ đi thành vòng tròn đi theo nhạc bài hát: “ Đoàn tàu nhỏ
xíu’’ kết hợp các tư thế: Tàu đi thường, tàu lên dốc, tàu xuống dốc, tàu đi nhanh, đi
chậm, tàu về ga. Sau đó chuyển về đội hình 3 hàng dọc.
* Trọng động: Bài tập phát triển chung:
- Cô cùng trẻ tập với các động tác:
- Động tác tay vai: Hai tay ra trước ngực, đưa lên cao, hạ xuống ( 3l x 4n).


- Động tác lưng bụng: Hai tay đưa lên cao, nghiêng sang hai bên ( 3l x 4n).
- Động tác chân : Dang tay đưa ra trước, khụy gối (4l x 4n).
- Động tác Bật: Bật chụm chân, tách chân (3l x 4n).
* Vận động cơ bản : Đi kiễng gót
- Cô cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.

- Cô hát kèm vận động minh họa
- Cô cho trẻ vận động minh họa cùng cô.
- Cô chú ý chỉnh sửa sai cho trẻ..

Giáo dục trẻ ngày tết trung thu là ngày tết vui ve của các cháu thiếu niên và nhi
đông.Vì thế các con phải ngoan ngoãn, vâng lời để được bố mẹ mua cho đồ chơi
đẹp nhé


- Trò chơi: “ Đoán tên bạn hát”
- Cô cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi.
- Cô nhắc lại tên luật chơi cách chơi cho trẻ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô củng cố bài học cho trẻ.
* Kết thúc: hát bài “ Đêm trung thu ” ra sân.


CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Cô cho trẻ thổi bong bóng xà phòng
TCVĐ: Chuyền bóng
CTYT
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ hứng thú trong khi chơi.
- Trẻ tập dự đoán điều gì sẽ xảy ra.
- Giáo dục trẻ: Trong khi chơi không được xô đẩy nhau.
2. Chuẩn bị
- Cốc, xà phòng, ống nhựa để thổi bong bóng.
- Bóng, chong chóng...
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Ổn định lớp, kiểm tra sức khỏe trẻ, dặn dò trẻ khi ra sân không được xô đẩy lẫn
nhau.
- Cô cho trẻ ra sân quây quần bên cô.
- Trên tay cô có cái gì đây.
- Những dụng cụ này dùng để làm gì?

- Cô có cốc gì đây? Lấy xà phòng cho vào nước. Các con dự đoán điều gì sẽ xảy ra
khi nước xà phòng tiếp xúc với ống nhựa?
- Cô thổi bong bóng xà phòng cho trẻ xem, các con có thể bắt được nó không?
Chơi và đuổi bắt nó.
- Cô cho trẻ thổi bong bóng và đuổi bắt.
- Cô bao quát trẻ chơi.
* TCVĐ: Chuyền bóng.


- Trên tay cô có gì ? với quả bóng này các con chơi được trò chơi gì?
- Mời trẻ biết lên làm thử. Mời trẻ nêu luât chơi, cách chơi nếu trẻ biết.
- Cô nêu lại luật chơi, cách chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Cô động viên khuyến khích trẻ tham gia tích cực.
- Cô giáo dục trẻ chăm tập luyện thể dục, ăn hết suất, ăn đủ chất, ăn mặc quần áo
phù hợp thời tiết.
* Chơi theo ý thích: Chơi với đồ chơi ngoài trời: Bóng, chong chóng…
- Cô bao quát trẻ chơi.


CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Góc chính:

Góc phân vai: Bé chơi nấu ăn

- Góc kết hợp: Góc xây dựng: Xây lớp học của bé
Góc học tập: Chơi với bộ luồn hạt
Góc nghệ thuật: Đọc thơ về ngày tết trung thu
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Tổ chức vui tết Trung Thu cho bé

1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ kể được một số hoạt động trong ngày tết trung thu như: Phá cỗ, múa lân, rước
đèn…
- Trẻ thích thú khi tham gia kể các hoạt động đó.
- Giáo duc trẻ không được xô đẩy nhau khi đi rước đèn.
2. Chuẩn bị
- Sân khẩu sạch sẽ có đồ dùng đồ chơi trang trí đúng với ý nghĩa ngày tết trung thu.
- Trang phục chị hằng, chú cuội.
- Mâm ngũ quả, bánh kẹo.
3. Hoạt động của cô và trẻ:
- Cô là người dẫn chương trình : Đóng vai “ chú Cuội và chị Hằng”
- Mở đầu chương trình cô giới thiệu cho trẻ bài hát “ Chiếc đèn ông sao”
- Gợi hỏi trẻ các con có biết bài hát nhắc đến ngày gì không ?
- Diễn ra vào ngày nào trong năm ?
- Các con có biết ngày trung thu diễn ra những hoạt động gì không ?
- Cô nói về sự tích ngày trung thu cho trẻ.


- Sau đó mời các tiết mục văn nghệ lên tham gia.
- Mở đầu là tiết mục múa chiếc đèn ông sao do các bạn nữ biểu diễn.
- Tiếp theo là tiết mục múa đêm trung thu của tốp nam nữ lớp 3 tuổi.
- Tiếp theo chương trình là tiết mục múa múa dưới trăng do các ban nữ lớp 3 tuổi biểu
diễn.
- Lần lượt mời các tiết mục văn nghệ múa hát về trung thu lên biểu diễn
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như kéo co, mèo đuổi chuột..
- Kết thúc chương trình cô và trẻ hát bài rước đèn dưới trăng cho trẻ cùng phá cỗ
trung thu.
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………....................................


Thứ 2 ngày 14 tháng 10 năm 2019
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh , ngày 20/10
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết mình lớn lên được là nhờ ăn uống và thường xuyên tập luyện thể dục.
- Trẻ biết được những người chăm sóc mình.
- Trẻ biết được ngày 20/10 là ngày liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Trẻ biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ, biết thể hiện tình cảm của mình dành cho bà, mẹ
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh và chủ đề.
- Hình ảnh minh hoa các loại thực phẩm giúp bé mau lớn.
- Lô tô về các loại thực phẩm.
3. Cách tiến hành:
- Cô ngồi quây quần trò chuyện cùng trẻ:
- Các con có biết sắp đến ngày lễ gì không nào?
- Ngày 20/10 là ngày lễ của ai?
- Ngày 20/10 là ngày liên hiệp phụ nữ, là ngày dành cho các bà, mẹ, cô giáo và tất
cả cac bạn gái nữa đấy.
- Hôm nay cô có một món quà tặng cho lớp chúng mình đấy !
- Mời trẻ lên khám phá món quà của cô.
- Cô có món quà gì đây? Có những loại thực phẩm nào?
- Còn món quà gì đây nữa?
- Cô lần lượt cho trẻ mở quà và kể tên các loại thực phẩm đó.


- Ở nhà mẹ có cho chúng ta ăn những loại thực phẩm này không?
- Hằng ngày chúng ta cần phải ăn đủ chất dinh dưỡng.

- Ở nhà ai là người chăm sóc cho con?ở trường ai là người chăm sóc, dạy dỗ các
con?
- Đến trường nhờ ai mà các con luôn được ăn uống đủ chất?
- Khi mới sinh ra ai cũng rất bé nhưng nhờ sự chăm sóc của bố mẹ, ông bà nên cơ
thể chúng ta mới phát triển và khỏe mạnh.
- Nhìn xem cô có gì đây? Cô cho trẻ quan sát 4 nhóm thực phẩm.
- Cô chỉ vào tranh và hỏi trẻ đây là cái gì?
+ Lúa, ngô, khoai, sắn là thực phẩm giàu chất gì?
+ Thịt, trứng, cá, tôm giàu chất gì?
+ Lạc, đỗ, vừng giàu chất gì?
+ Rau, củ, quả giàu chất gì?
Cho trẻ lên chỉ các nhóm thực phẩm trong tranh.
* TC: Giơ nhanh, đọc đúng
- Cô nêu luật chơi cho trẻ thực hiện (2-3 lần)
Giáo dục trẻ: Để cơ thể chúng ta mỗi ngày khỏe mạnh, thông minh các con phải ăn
đầy đủ các chất và ăn hết khẩu phần ăn của mình, ngoài ra các con còn phải chăm
luyện tập thể dục, thể thao, giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ như thế cơ thể con mới phát
triển mạnh cân đối và khỏe mạnh.
* Kết thúc: Mời trẻ đứng dậy hát bài hát: Mẹ của em ở trường, sau đó cho trẻ về
góc nặn hoa quả.

CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: Quan sát bếp ăn của trường


1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết bếp ăn dùng để chế biến các món ăn phục vụ hằng ngày ở trường cho trẻ.
- Trẻ biết đặc điểm và những đồ dùng có trong phòng âm nhạc.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn tài sản chung.
2. Chuẩn bị:

- Khu vực phòng âm nhạc cho trẻ quan sát.
- Khăn chơi trò chơi.
- Bóng, chong chóng.
3. Cách tiến hành:
- Cô kiểm tra sức khỏe, dặn dò trẻ khi ra sân phải trật tự, không chen lấn xô đẩy
nhau.
- Cô cùng cả lớp đọc bài đồng giao “Đi cầu đi quán” dẫn trẻ đến nhà bếp.
- Cô hỏi trẻ:
+ Các con đang ở chổ nào đây?
+ Trong nhà bếp có những gì? Cô mời trẻ kể.
- Cô chỉ vào các dụng cụ trong nhà bếp và hỏi trẻ:
+ Cái gì đây? Và dùng để làm gì?
+ Còn cái gì đây nữa? và dùng để làm gì?
- Lần lượt cho trẻ quan sát một số đồ dùng khác như bếp ga, tủ đựng thức ăn…
+ Những đồ đó dùng để làm gì?
+ Để các loại đồ dùng được bền đẹp các con phải làm gì?
- Cô khen trẻ kết hợp giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn vệ sinh nhà bếp cũng như
vệ sinh mọi nơi nhất là lúc ăn uống phải sạch sẽ.


*TCVĐ :Về đúng nhà
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ.
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
Cho trẻ chơi ở các góc
1.Kết quả mong đợi:
- Trẻ ngoan, hiểu luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi.
2. Chuẩn bị:
Các loại đồ dùng ở các góc chơi.
3. Cách tiến hành:

- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”.
- Cô trò chuyện với trẻ về nghề nông và công việc của các bác nông dân, cô giới
thiệu các góc chơi.
Góc phân vai: Bán hàng
Góc xây dựng: Xây phòng ăn
Góc sách truyện: Xem tranh ảnh về chủ đề
Góc nghệ thuật: Nặn một số loại quả
- Cô hỏi trẻ thích chơi góc nào, cho trẻ chọn góc chơi, vai chơi.
- Cho trẻ đọc bài thơ “Bé ơi” và đi về góc chơi theo ý thích của mình.
- Cô đi đến từng góc quan sát và trò chuyện với trẻ về góc chơi.



×