Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập lớn Môn Luật hành chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.77 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Họ và tên:
MSSV :
Lớp
:
Nhóm :

A. Câu hỏi

Đoàn Minh Nhất
441925
N10.TL1

HÀ NỘI, 2020

BÀI 4
1


Sau 11 ngày áp dụng Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lực lượng CSGT thành
phố Hà Nội đã xử lý hơn 52. 671 trường hợp vi phạm, tạm giữ gần 2.000 phương
tiện và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2.374 trường hợp, tạm giữ 152 ô tô,
1.777 xe máy, 11.706 bộ giấy tờ xe.
Theo thống kê, hành vi vi phạm phổ biến: không đội mũ bảo hiểm 32.609 trường
hợp; 4.472 trường hợp dừng đỗ xe sai quy định; 4.711 trường hợp vượt đèn đỏ; 359
trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Nguồn (15:11 - 12/01/2020 Thanh Niên Online />


1. Phân tích các yếu tố cấu thành các hành vi vu phạm hành chính được
thống kê trên?
2. Phân tích thủ tục xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi
điều khiển xe ô tô?
3.Hãy đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các hành vi vi phạm được
thống kê ở trên, đặc biệt là hành vi vi pham vi phạm của lái xe vi phạm nồng
độ cồn?

2


B. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm hành chính
1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những biểu hiện ra bên
ngoài thế giới khách quan, bao gồm các hành vi trái pháp luật, hậu quả của hành
vi đó và những yếu tố như thời gian, địa điểm, cách thức, thủ đoạn, công cụ,
phương tiện vi phạm pháp luật,…
Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là hành vi
vi phạm hành chính. Nói cách khác, hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện là
hành vi xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước và đã bị pháp luật hành chính
ngăn cấm. Tức là các hành vi “không đội mũ bảo hiểm”, “dừng đỗ sai quy
định”, “vượt đèn đỏ” và “vi phạm nồng độ cồn” là các hành vi mà pháp luật
hành chính nhà nước ngăn cấm không cho thực hiện. Khi các hành vi này được
các chủ thể là tổ chức, cá nhân thực hiện thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hành
chính hoặc pháp luât khác có liên quan. Theo khoản 2 điều 30 Luật Giao thông
đường bộ 2008 thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô
tô bà bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách; theo
khoản 4 điều 18, điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều
khiển phương tiện không được dừng đỗ xe tại các vị trí như đường một chiều,

trên các đoạn đường cong và gần các đầu dốc bị che khuất, trên cầu, gầm cầu
vượt,…; theo điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao
thông phải chấp hành báo hiệu đường bộ; theo khoản 8 điều 8 nếu trong máu
hoặc hơi thơi có nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép thì đó là các hành vi bị
cấm. Và trong nghị định 100 do chính phủ ban hành cũng quy định mức xử phạt
3


và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ tùy theo mức độ hành vi và hậu quả gây ra. Ví dụ, phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe khi không
chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Các cá nhân, tổ chức đã tự
mình thực hiện hành vi, tự mình lụa chọn các xử sự trong các tình huống trên và
vi phạm pháp luật về quản lí hành chính nhà nước
Ngoài ra còn có các yếu tố như thời gian thực hiện hành vi vi phạm, là thời
điểm hoặc khoảng thời gian mà hành vi vi phạm được thực hiện. Và các hành vi
vi phạm kể trên sẽ được xử lý theo pháp luật hành chính nếu vi phạm và không
phân biệt thời gian trong các hành vi vi phạm như kể trên: vượt đèn đỏ, dừng đỗ
trái phép, vi phạm nồng độ cồn và không đội mũ bảo hiểm
Một trong những yếu tố quan trọng trong mặt khách quan của cấu thành
hành vi vi phạm hành chính thống kê ở trên là phải tham gia giao thông và công
cụ, phương tiện dùng để thực hiện là các phương tiện giao thông đường bộ.
Tức, khi một hành vi vi phạm nồng độ cồn được cấu thành thì phải là người
đang điều khiển xe máy, ô tô tham gia giao thông chứ không được là người
đang đi bộ và bị xử phạt về lỗi vi phạm nồng độ cồn khi đi bộ trên vỉa hè. Và
các hành vi vi phạm còn lại được thống kê ở trên cũng như thế. Phải đảm bảo
các yếu tố về đại điểm và công cụ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm.
2. Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ diễn biến tâm lí của chủ thể
khi vi phạm pháp luật bao gồm lỗi, động cơ và mục đích

Dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính là dấu hiệu
lỗi của chủ thể vi phạm. Nói cách khác, người thực hiện hành vi này phải trong
4


trạng thái có đầy đủ khả năng nhận thực và điều khiển hành vi của mình nhưng
đã vô tình, thiếu thận trọng mà không nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức được điều đó nhưng vẫn thực hiện
(lỗi cố ý). Khi thực hiện hành vi vượt đèn đỏ, dừng đỗ sai quy định, không đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ thì người có thẩm quyền xử
phạt phải cung cấp hoặc chỉ ra được chứng cứ chứng minh được hành vi vi
phạm của chủ thể có lỗi. Ví dụ, đối với hành vi vượt đèn đỏ thì khi bị xử phạt vi
phạm hành chính thì chủ thể có thẩm quyền (có thể là cán bộ công an) phải trực
tiếp nhìn thấy hoặc thông qua hình ảnh được trích xuất từ camera. Tuy nhiên,
đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn thì khi xư phạt phải chứng minh hành vi vi
phạm bằng các phương tiện kĩ thuật nghiệp vụ (máy đo nồng độ cồn) và các
thiết bị này phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định. Khi xác định hành vi vi phạm hành chính cần xác định lỗi –
hành vi trái pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
Ngoài dấu hiệu lỗi là bắt buộc trong mặt chủ quan của mọi vi phạm hành
chính, ở một số trường hợp cụ thể, pháp luật còn xác định dấu hiệu mục đích là
dấu hiệu bắt buộc. Đối với các trường hợp kể trên: không đội mũ bảo hiểm,
vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe trái phép thì sẽ áp dụng các biện pháp xử lý đối với các
chủ thể vi phạm. Tuy nhiên, nếu hành vi vi phạm với mục đích là đưa người đi
cấp cứu, cứu giúp người bị tai nạn,… thì sẽ không bị xử lí vì các hành vi nhằm
mục đích tốt, được pháp luật bảo vệ. Tránh được tình trạng sợ bị truy cứu trách
nhiệm khi thực hiện các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, Điều 11 Luật Xử lý vi
phạm hành chính 2012 cũng nêu rõ, các trường hợp vi phạm hành chính trong
tình thế cấp thiết; Do phòng vệ chính đáng; Do sự kiện bất ngờ; Do sự kiện bất
khả kháng. Tức là mục đích vi phạm trong các trường hợp trên được pháp luật

cho phép thực hiện hành vi vi phạm.
5


3. Chủ thể của vi phạm hành chính
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là các tổ chức, cá nhân có
năng lực trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là người không mắc các
bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định
Người tham gia giao thông, điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
thực hiện các hành vi vi phạm về dừng đỗ xe trái phép, không đội mũ bảo hiểm,
vượt đèn đỏ phải là chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính và đủ độ tuổi
quy định để được tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Đối
với hành vi dừng đỗ xe trái phép và vượt đèn đỏ thì thì người điều khiển
phương tiện phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật xử lí vi phạm
hành chính (đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 về tội cố ý, từ đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm về vi phạm hành chính của mình). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khi
cá nhân dưới 14 tuổi điều khiển phương tiện là xe đạp và tham gia giao thông
và thực hiện hành vi vượt đèn đỏ thì phải xử lí như thế nào? Đối với hành vi
không đội mũ bảo hiểm thì chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm vi phạm
hành chính vì không đội mũ bảo hiểm và chịu cả trách nhiệm nếu người ngồi
sau không đội mũ bảo hiểm. Vì khi người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm mà
người điều khiển không nhắc nhở hoặc người ngồi sau cố tình không đội thì
trách nhiệm thuộc về người điều khiển phương tiện, trong trường hợp đó, họ có
thể chọn cách xử sự khác như không chở người ngồi sau nếu không đội mũ bảo
hiểm. Cuối cùng, đối với chủ thể vi phạm nồng độ cồn, tức chủ thể này đã bị
hạn chế về khả năng nhận thức. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là họ tự tước bỏ

6



đi khả năng nhận thức của mình, hành vi của họ chấp nhận hậu quả pháp lí xảy
ra khi tham gia giao thông mà nòng độ cồn vượt ngưỡng cho phép.
4. Khác thể của vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hai đến
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Dấu hiệu khách thể để nhận biết về vi
phạm hành chính là hành vi vi phạm này đã xâm hại đến trật tự quản lí hành
chính nhà nước được pháp luật hành chính nhà nước bảo vệ. Cụ thể, các hành vi
vi phạm thống kê ở trên xâm phạm đến quy phạm pháp luật hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo khoản 2 điều 30 Luật Giao thông đường bộ
2008 thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô bà bánh,
xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách; theo khoản 4 điều
18, điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì người điều khiển phương
tiện không được dừng đỗ xe tại các vị trí như đường một chiều, trên các đoạn
đường cong và gần các đầu dốc bị che khuất, trên cầu, gầm cầu vượt,…; theo
điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người tham gia giao thông phải
chấp hành báo hiệu đường bộ; theo khoản 8 điều 8 nếu trong máu hoặc hơi thơi
có nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép thì đó là các hành vi bị cấm.
Câu 2: Thủ tục xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe
ô tô
Mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe
tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên
đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (điểm c
khoản 6 điều 5 nghị định 100). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ
sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

7



- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
(điểm c khoản 8 điều 5 nghị định 100). Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình
phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100
mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (điểm a khoản 10 điều 5 nghị
định 100); Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tước quyền
sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Bằng các biện pháp và phương tiện nghiệp vụ mới phát hiện được trong máu
hoặc hơi thở người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn và mức xử
phạt tiền đối với hành vi này là trên 250.000 đồng nên đây là hình thức xử phạt vi
phạm hành chính có lập biên bản (khoản 1 điều 57 Luật Xử lí vi phạm hành chính)
Thủ tục xử phạt
Thứ nhất, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, trong hành vi vi phạm nồng độ
cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì cảnh sát giao thông, người
đang thực hiện nhiệm vụ có quyền dừng phương tiện để kiểm tra khi có nghi ngờ.
Tức đã buộc chấm dứt hành vi (điều 55 Luật xử lí vi phạm hành chính).
Thứ hai, lập biên bản vi phạm hành chính về việc vi phạm nồng độ cồn khi
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (điều 58 Luật xử lí vi phạm hành
chính).
Thứ ba, xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính - vi phạm nồng
độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Xác định xem nồng độ
cồn trong máu hay trong hơi thở là có hay không có, có hay không vi phạm hành
chính; có gây ra thiệt hại hay hậu quả gì không, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ là gì.
Và các tính tiết trên được thể hiện bằng văn bản (điều 59 Luật xử lí vi phạm hành
chính).

Thứ tư, xác định mức nồng độ cồn có trong hơi thở hoặc trong máu để xác
định khung tiền phạt (điều 60 Luật xử lí vi phạm hành chính).
8


Thứ năm, nếu có hình thức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe thì cần phải
giải trình. Việc giải trình được thực hiện trực tiếp bằng lời nói hoặc văn bản.
Thứ sáu, Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách
nhiệm hình sự, khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính,
nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử
phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và
thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm (Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành
chính).
Thứ bảy, Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành
chính người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc đối với vụ
việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30
ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều
tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác
minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo
cáo thủ trưởng trực tiếp xin gia hạn, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Nếu
quá thời hạn người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn
quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Quyết định xử phạt có hiệu lực
kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có quy định ngày có hiệu lực khác
(Điều 67, 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
Thứ tám, Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt
vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết
định xử phạt cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên
quan khác (nếu có) để thi hành (Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
Thứ chín, Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành

quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi
phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời
hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó (Điều 86 Luật Xử lý
vi phạm hành chính).
Cuối cùng, trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì tiến hành cưỡng chế thi hành
quyết định xử phạt (Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
9


Câu 3: Các giải pháp nhằm giảm thiểu các hành vi vi phạm được thống kê ở
trên, đặc biệt là hành vi vi pham vi phạm của lái xe vi phạm nồng độ cồn
- Tuyên truyền pháp luật. Đây là biện pháp quan trọng và có tác dụng lâu dài
lâu và phải tiến hành dài lâu. Vì có hiểu luật mới biết tuân thủ pháp luật, ý
thức pháp luật càng cao thì vi phạm pháp luật càng giảm. Nhà làm luật phải
đảm bảo các yếu tố ngắn ngọn, mạch lạc, rõ ràng và dễ hiểu; tất cả mọi cá
nhân đều có khả năng hiểu được luật và nhân dân dễ dàng tiếp cận với pháp
luật;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, lập chốt kiểm tra an toàn giao thông. Cách
thức tổ chức giám sát, thực thi phải phù hợp. Phải công bằng trong việc xử
phạt vi phạm hành chính, loại bỏ tình trạng “mày có biết tao là ai không?”
Chính những điều bất chính trong xử lí vi phạm tạo nên thái độ coi thường
pháp luật của người tham gia giao thông;
- Lắp camera an ninh, tăng cường các biện pháp xử phạt “nguội”. Đây cũng là
biện pháp hữu hiệu để đảm bảo không bỏ lọt người vi phạm, tăng cường
thực thi pháp luật;
- Tăng mức hình phạt nếu hình phạt hiện tại không đủ răng đe, giáo dục. Pháp
luật phải có tính khả thi, nghiêm minh và công bằng. Tuy nhiên, tăng hình
phạt không phải biện pháp tốt, nếu không cẩn thận sẽ phản tác dụng thay vào
đó thì nên chú trọng vào tính khả thi, nghiêm minh và công bằng;

- Chúng ta vẫn chưa có quy định việc quản lý vi phạm và tái phạm, những
người vi phạm nộp phạt xong là như mới nên tác dụng răn đe và giáo dục
chưa cao, và hiện nay chưa cho phép xử phạt lũy tiến với việc tái phạm trong
khi đây là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt với những trường hợp nhờn
luật hoặc coi thường pháp luật;
- Đặc biệt, đối với vi phạm nồng độ cồn thì cầ kết hợp cả trong linh vực kinh
doanh rượu bia, dịch vụ đưa đón những người có nồng độ cồn trong máu
hoặc hơi thở. Các hàng quán cung cấp rượu bia thì nên được quy định chỉ
bán ra tối đa bao nhiêu đơn vị cho tối đa bao nhiêu người hoặc có thể là mỗi
người chỉ được dùng tối đa bao nhiêu đơn vị. Tăng cường các dịch đưa đón
hoặc các hàng quán bán kèm gói dịch vụ cho người đã uống rượu nhằm hạn
chế tính trạng đã uống rượu bia còn lái xe.
Không bán rượu cho những cá nhân điều khiển phương tiện đến hàng quán
và tiêu thụ rượu ngay tại chỗ.

10


Như vậy, để giảm thiểu các vi phạm thì cần phải kết hợp nhiều biện pháp khác
nhau. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn ở ý thức pháp luật, ý thưc pháp luật tốt
pháp luật sẽ được tuân thủ và pháp luật phải được thực thi nghiêm minh, công
bằng có như vậy mới tạo được niềm tin trong nhân dân, tác động tích cực đến ý
thức pháp luật.

11


C. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật xử lí vi phạm hành chính 2013
2. Nghị định 100/2019/NĐ-CP

3. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam trường Đại học Luật

12



×