Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Mô hình tổ chức quản lý chất lượng khảo sát địa hình công trình hồ chứa nước_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 134 trang )

BẢN CAM KẾT
Tôi là Nguyễn Trung Kiên, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào trước đây.
Tác giả

Nguyễn Trung Kiên

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Mô hình tổ chức quản lý chất lượng khảo sát địa hình công trình hồ chứa
nước Cửa Đạt và những bài học kinh nghiệm” được hoàn thành tại trường Đại học
Thủy Lợi.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Văn Hùng tận tình hướng dẫn
tác giả hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các giảng viên Khoa công
trình - Trường đại học Thủy Lợi, các đồng nghiệp trong và ngoài ngành đã cung cấp
các tài liệu phục vụ cho luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến lãnh đạo Tổng công ty tư vấn xây dựng
thuỷ lợi Việt Nam - CTCP (HEC), lãnh đạo Công ty tư vấn 11, lãnh đạo Công ty tư
vấn 14, các cán bộ thư viện Tổng công ty tư vấn xây dựng thuỷ lợi Việt Nam - CTCP,
các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ vũ động
viên tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế nên trong quá
trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả rất mong nhận được những nhận xét và đóng góp của các nhà chuyên môn.

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2016
Tác giả



Nguyễn Trung Kiên

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
TRONG XÂY DỰNG............................................................................................... 4
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 4
1.2 Tổng quan về công tác khảo sát địa hình công trình trong ngành xây dựng
trên thế giới và ở việt nam........................................................................................... 5
1.2.1 Công tác khảo sát địa hình công trình trong ngànhxây dựng trên thế giới ........ 5
1.2.2 Công tác khảo sát địa hình trong ngành xây dựng ở Việt Nam ......................... 8
1.3 Thực trạng công tác tổ chức, quản lý khảo sát địa hình các công trình thủy
lợi ở việt nam ............................................................................................................ 13
1.3.1 Mục đích yêu cầu ............................................................................................. 13
1.3.2 Nội dung và khối lượng khảo sát ..................................................................... 15
1.4 Một số sai sót trong công tác khảo sát địa hình ảnh hưởng tới chất lượng,
tiến độ và kinh phí đầu tư xây dựng công trình. ....................................................... 21
1.4.1 Dự án chống lũ cho Đồng bằng sông Cửu Long .............................................. 21
1.4.2 Dự án hồ chứa nước Cửa Đạt ........................................................................... 21
1.5 Chất lượng công tác khảo sát địa hình và các nhân tố ảnh hưởng ................... 22
1.5.1 Quan niệm về chất lượng khảo sát địa hình ..................................................... 22
1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng khảo sát địa hình ............................... 23
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ KHẢO SÁT ĐỊA
HÌNH PHỤC VỤ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. .............................. 29
2.1 Các bước khảo sát và thiết kê địa hình.............................................................. 29

2.1.1 Mục đích khảo sát ............................................................................................ 29
2.1.2 Phạm vi khảo sát địa hình ............................................................................... 29
2.1.3 Phương pháp khảo sát ..................................................................................... 29
2.2 Hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về khảo sát địa hình ................................... 31
2.3 Quản lý nhà nước về khảo sát địa hình............................................................. 33
2.4 Định mức dự toán liên quan đến công tác khảo sát .......................................... 33
2.4.1 Nội dung định mức dự toán khảo sát xây dựng ............................................... 34

iii


2.4.2 Kết cấu định mức dự toán khảo sát xây dựng .................................................. 34
2.4.3 Hướng dẫn áp dụng định mức.......................................................................... 35
2.5 Thực trạng mô hình tổ chức, quản lý khảo sát địa hình của Tổng công ty tư
vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP. ................................................................ 35
2.5.1 Mô hình tổ chức, quản lý do Tổng công ty quản lý kỹ thuật ........................... 35
2.5.2 Mô hình tổ chức sản xuất của công ty được ủy nhiệm quản lý kỹ thuật (Công
ty tư vấn địa kỹ thuật – Hec 14 ................................................................................. 45
2.5.3 Các nội dung chính trong công tác thực hiện khảo sát địa hình ..................... 57
2.6 Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm và sự phù hợp của mô hình với những
quy định về nội dung khảo sát trong luật xây dựng .................................................. 70
2.6.1 Ưu điểm ........................................................................................................... 70
2.6.2 Nhược điểm...................................................................................................... 70
2.6.3 Sự phù hợp của mô hình với những nội dung khảo sát trong luật xây dựng ... 71
2.7 Đề xuất mô hình tổ chức, quản lý mới ............................................................... 74
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 77
CHƯƠNG 3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH CÔNG
TRÌNH CỬA ĐẠT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .............................................................. 78
3.1 Tổng quan về công trình hồ chứa nước Cửa Đạt ................................................ 78

3.1.1 Giới thiệu chung............................................................................................... 78
3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án .......................................................................... 78
3.1.3 Quy mô công trình ........................................................................................... 78
3.2 Các yêu cầu khảo sát địa hình của công trình hồ chứa nước Cửa Đạt ............. 85
3.2.1 Tài liệu địa hình ............................................................................................... 85
3.2.2 Yêu cầu khảo sát địa hình ............................................................................... 86
3.3

Mô hình tổ chức, quản lý công tác khảo sát địa hình công trình Hồ chứa

nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa của nhà thầu tư vấn HEC........................................ 94
3.3.1 Mô hình tổ chức quản lý cũ ............................................................................. 94
3.3.2 Mô hình tổ chức, quản lý đề xuất ..... ……………………………….………..96
3.3.3 Tổ chức thực hiện ............................................................................................ 99
3.3.4 Tiến độ thực hiện ............................................................................................. 99
iv


3.3.5 Biện pháp kỹ thuật thực hiện ......................................................................... 100
3.3.6 Khối lượng công việc đã thực hiện ................................................................ 102
3.3.7 Kiểm tra nghiệm thu, lập hồ sơ ...................................................................... 109
3.3.8 Kết quả đạt được ............................................................................................ 110
3.4 Phân tích ưu nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục trong công tác tổ
chức, quản lý khảo sát địa hình đối với công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh
Thanh Hóa ............................................................................................................... 111
3.4.1 Ưu điểm .......................................................................................................... 111
3.4.2 Nhược điểm .................................................................................................... 112
3.4.3 Một số giải pháp khắc phục những hạn chế của mô hình .............................. 112
3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng trong công tác tổ chức, quản lý khảo
sát địa hình công trình thủy lợi................................................................................ 113

3.5.1 Giải pháp về kỹ thuật. .................................................................................... 113
3.5.2 Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý .......................................................... 119
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 123
1. Kết luận ............................................................................................................... 123
2. Những tồn tại và hạn chế .................................................................................... 124
3. Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 126

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát các giai đoạn KSĐH công trình theo trình tự thiết kế ........... 7
Hình 2. 1 Mô hình tổ chức, quản lý của tổng công ty tư TVXDTLVN – CTCP .......... 36
Hình 2. 2 Sơ đồ quy trình khảo sát địa hình do Tổng công ty quản lý kỹ thuật .......... 42
Hình 2. 3 Mô hình tổ chức, quản lý của Công ty được ủy nhiệm quản lý kỹ thuật
(Công ty tư vấn Địa kỹ thuật)........................................................................................ 46
Hình 2. 4 Sơ đồ quy trình khảo sát địa hình của Công ty được ủy nhiệm quản lý kỹ thuật .. 55
Hình 2. 5 Mô hình tổ chức, quản lý đề xuất mới của Tổng công ty ............................ 74
Hình 2. 6 Mô hình tổ, quản lý xuất đề xuất mới của Công ty thành viên (Công ty TVĐKT 76
Hình 3. 1 Mô hình tổ chức, quản lý khảo sát địa hình của Tổng công ty TVXDTLVN
– CTCP dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt - tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn DAĐT) ................... 95
Hình 3.2 Mô hình tổ chức, quản lý khảo sát địa hình của Tổng công ty TCXDTLVN
– CTCP dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt - tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn TKKT) ............... 97
Hình 3.3 Sơ đồ quy trình khảo sát địa hình của Tổng công ty TCXDTLVN – CTCP dự
án Hồ chứa nước Cửa Đạt - tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn TKKT) .................................. 98

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các thông số kỹ thuật chủ yếu ....................................................................... 81

Bảng 3.2 Khối lượng yêu cầu khảo sát địa hình (đợt 1) ............................................... 88
Bảng 3.3 Khối lượng các công việc đã thực hiện ....................................................... 102

vi


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Báo cáo đầu tư:
Dự án đầu tư:
Thiết kế kỹ thuật:
Thiết kế bản vẽ thi công:
Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam - CTCP:
Tư vấn địa kỹ thuật:
Khảo sát địa hình:
Tổng giám đốc:
Phó tổng giám đốc:
Giám đốc:
Phó giám đốc:
Thuyết minh địa hình:
Chủ nhiệm điạ hình:
Chủ nhiệm dự án:
Khảo sát thiết kế:
Khảo sát địa hình:
Người lao động:
Khảo sát và xây dựng:
Kinh doanh - Tổng hợp:

vii

BCĐT

DAĐT
TKKT
TKBVTC
TVXDTLVN - CTCP
TVĐKT
KSĐH
TGĐ
P.TGĐ

P.GĐ
TMĐH
CNĐH
CNDA
KSTK
KSĐH
NLĐ
KS&XD
KD-TH



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế trong nước ngày càng có nhiều
công trình thủy lợi được đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trong đó, công
trình hồ chứa nước Cửa Đạt được xếp vào hạng công trình trọng điểm quốc gia,
công trình được xây dựng trên thượng nguồn sông Chu – cách đập Bái Thượng
khoảng 17km với dung tích 1,5 tỉ mét khối nước, tạo nguồn nước tưới ổn định cho
86 862 ha đất canh tác, cấp nước công nghiệp và sinh hoạt cho 7 huyện miền Thanh
Hóa, kết hợp phát điện với công suất 97MW bổ sung nguồn cung cấp cho lưới điện

quốc gia trung bình khoảng 430 triệu kWh mỗi năm. Đồng thời công trình còn có
nhiệm vụ bổ sung nước mùa kiệt cho hạ lưu sông Mã để đẩy mặn, cải tạo môi
trường sinh thái, cắt giảm lũ cho vùng hạ du với tần suất P= 0,6%.
Do vậy, công trình hồ chứa nước Cửa Đạt yêu cầu cao về chất lượng, tiến độ thi
công nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Một trong những yếu tố có ảnh
hưởng tích cực tới những yêu cầu đó là chất lượng công tác khảo sát đặc biệt là
khảo sát địa hình. Đặc trưng riêng của công trình hồ chứa nước Cửa Đạt thường là
các công trình dạng tuyến trải dài như: Hệ thống kênh, tuy nen, nhà máy thủy điện
… hoặc phân bố trên diện rộng như: Hồ chứa và thường được xây dựng trên những
khu vực có đặc điểm địa hình phức tạp nên công tác khảo sát địa hình có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với công tác thiết kế. Trong những năm gần đây nhờ việc
ứng dụng rộng rãi nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong công tác khảo sát
nên các thiết bị đo vẽ thô sơ, cổ truyền, tính toán thủ công đã dần được thay thế
bằng những thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến có độ chính xác cao, các phần
mềm tính toán tiện ích giúp cho việc đo vẽ địa hình, địa vật được nhanh chóng và
chính xác, nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trong thực tế những năm vừa
qua những sự cố gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng, tiến độ và hiệu quả xây
dựng công trình như: Sai quy trình, quy phạm dẫn đến đo sai cao độ, sai mốc khống
chế, xác định không đầy đủ các điểm yên ngựa (đối với công trình hồ chứa) … dẫn
đến việc lựa chọn sai tuyến, sai phạm vi giải phóng mặt bằng, vùng ảnh hưởng phải
1


thực hiện di dân tái định cư, xác định không đầy đủ được quy mô công trình, gây ra
sự chậm trễ phải chỉnh sửa, bổ sung trong thiết kế, chậm tiến độ thi công, tăng chi
phí xây dựng công trình ảnh hưởng lớn tới đời sống, an ninh, kinh tế của người dân.
Trong đó nguyên nhân chủ quan do yếu tố con người và nguyên nhân khách quan
do máy móc, thiết bị, đặc biệt là công tác tổ chức, quản lý khảo sát thiếu khoa học,
không đáp ứng được yêu cầu chất lượng công trình.
Đề tài “Mô hình tổ chức quản lý chất lượng khảo sát địa hình công trình hồ

chứa nước Cửa Đạt và những bài học kinh nghiệm" là rất cần thiết và có ý nghĩa
quan trọng đối với khoa học và thực tiễn.
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý chất lượng khảo sát địa hình công trình hồ
chứa nước Cửa Đạt và những bài học kinh nghiệm. Từ đó đề xuất được mô hình tổ
chức quản lý công tác khảo sát địa hình nhằm nâng cao chất lượng khảo sát xây
dựng công trình đầu mối thủy lợi.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu;
- Tiếp cận và nghiên cứu các tiêu chuẩn, định mức, quy trình có liên quan;
- Tiếp cận các công trình thực tế đã thi công ở Việt Nam nói chung và công trình hồ
chứa nước Cửa Đạt nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan;
- Vận dụng hệ thống TCVN và các cơ sở pháp qui;
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập phân tích tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm;
2


- Phương pháp quan sát khoa học và tiếp cận thực tế.
4. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa mô hình tổ chức quản lý khảo sát địa hình phục vụ các giai đoạn
thiết kế công trình thủy lợi;
- Những bài học kinh nghiệm về công tác khảo sát địa hình công trình hồ chứa nước
Cửa Đạt;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khảo sát địa hình phục vụ xây
dựng công trình thủy lợi.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
TRONG XÂY DỰNG
1.1 Đặt vấn đề
Khảo sát địa hình có vai trò quan trọng trong toàn bộ các giai đoạn quy hoạch, thiết
kế, thi công và quản lý vận hành các công trình xây dựng cơ bản như: Xây dựng
công nghiệp, giao thông, thủy lợi … Khảo sát địa hình cung cấp số liệu cần thiết
giúp cho các nhà quy hoạch, các kỹ sư xây dựng công trình có thể tính toán, xác
định xem tại khu vực nghiên cứu có thể xây dựng được những loại hình công trình
nào, quy mô và phạm vi ảnh hưởng ra sao. Sơ bộ lựa chọn và bố trí tuyến công
trình, tính toán khối lượng và dự trù kinh phí thực hiện. Kết quả của công tác khảo
sát địa hình là một trong những cơ sở để tính toán, so chọn phương án và quyết định
xem dự án có được triển khai thực hiện hay không. Trong giai đoạn thi công: Khảo
sát địa hình tiến hành xây dựng lưới trắc địa công trình để triển khai công trình ra
thực địa theo đúng thiết kế; kiểm tra theo dõi quá trình thi công; đo biến dạng và đo
hoàn công công trình. Trong giai đoạn quản lý và khai thác sử dụng công trình:
Khảo sát địa hình thực hiện công tác đo biến dạng như: Độ lún, độ nghiêng, độ
chuyển vị công trình từ đó kiểm chứng công tác khảo sát thiết kế, đánh giá mức độ
ổn định và chất lượng thi công công trình.
Ngày nay, cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật việc xây dựng hàng
loạt các nhà cao tầng ở các thành phố lớn, các cầu lớn bằng công nghệ đúc hẫng,
các công trình đầu mối thủy lợi, thủy điện đã đặt ra những yêu cầu rất mới về độ
chính xác đối với công tác khảo sát địa hình. Chất lượng của công tác khảo sát địa
hình có ý nghĩa quan trọng quyết định tới sự thành công của một dự án xây dựng.
Như vậy, có thể nói khảo sát địa hình là điều kiện cần và đủ để thực hiện xây dựng
công trình. Đối với công trình càng lớn, quy mô càng cao, mức độ quan trọng càng
nhiều thì vai trò của công tác khảo sát địa hình càng cần thiết. Tùy theo tính chất

các loại hình công trình, các giai đoạn xây dựng khác nhau mà mức độ cần thiết của
công tác khảo sát địa hình cần thực hiện để cung cấp số liệu cho phù hợp.

4


1.2 Tổng quan về công tác khảo sát địa hình công trình trong ngành xây
dựng trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Công tác khảo sát địa hình công trình trong ngành xây dựng trên thế giới
Khoảng 300 năm trước công nguyên, dọc 2 bờ sông Nin - Ai Cập, con người đã biết
dùng những kiến thức sơ đẳng về hình học và đo đạc để phân chia lại đất đai sau khi
lũ rút, đó chính là khởi đầu của môn đo đạc đất đai. Khoảng thế kỷ thứ 6 trước công
nguyên người Hy Lạp cho rằng trái đất là khối cầu. Kiến thức đo đạc trong giai
đoạn đó góp phần xây dựng thành công các công trình kiến trúc độc đáo ở Ai Cập
và Hy Lạp. Thế kỷ thứ 16, nhà bản đồ học Mecartor đã tìm ra phép chiếu phương vị
ngang đồng góc để vẽ bản đồ. Thế kỷ thứ 18, nhà bác học Lambert đo được độ dài
kinh tuyến qua Pari và đặt ra đơn vị đo độ dài là mét. Thế kỷ 19, nhà toán học
Gauss tìm ra phương pháp chiếu đồ mới.
Trên thế giới, vai trò của công tác khảo sát địa hình được đánh giá rất cao trong
ngành xây dựng công trình cơ bản. Ở Liên Xô cũ người ta đánh số mã ngành theo
tầm quan trọng và khảo sát địa hình được đánh số là: 0101. Tài liệu khảo sát địa
hình đã đóng góp hữu hiệu cho công tác quy hoạch, thiết kế, thi công và vận hành
khai thác công trình. Giúp cho các nhà quy hoạch, các kỹ sư xây dựng có cơ sở tính
toán xác định vị trí định xây dựng công trình, tính toán khối lượng sơ bộ làm căn cứ
xem xét công trình có được triển khai xây dựng hay không và nếu được xây dựng
thì sẽ thực hiện như thế nào.
Trải qua nhiều thời đại, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật
và nền sản xuất xã hội, khoa học trắc địa nói chung và ngành khảo sát địa hình nói
riêng ngày càng phát triển. Những phát minh như: Kính viễn vọng, logarit, tam giác
lượng mặt cầu... đã tạo điều kiện vững chắc cho sự phát triển của ngành khảo sát địa

hình. Kết quả là những công trình có quy mô và tầm cỡ mang lại nhiều lợi ích thiết
thực phục vụ cho cuộc sống con người được xây dựng ngày càng nhiều đặc biệt là
các công trình thủy lợi. Đó là thành quả lao động của con người chinh phục và cải
tạo thiên nhiên, hướng thiên nhiên theo ý muốn của mình. Phần lớn các công trình
đó đều được xây dựng trên những điều kiện địa hình phức tạp rất khác nhau như:
Đập Tam Hiệp (Trung Quốc), đập Intaipu (thuộc biên giới của Brazil và Paraguay),
5


đập nước Ataturk (Thổ Nhĩ Kỳ) … Trong số đó đập Tam Hiệp (Trung Quốc) là đập
thủy điện lớn nhất thế giới chặn ngang sông Dương Tử (sông dài thứ ba trên thế
giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc với chiều cao:
185.0 m, chiều dài: 2 390m, tổng dung tích hồ: 38.0 tỷ m3, diện tích mặt hồ: 13
000km2. Đập được xây dựng vào đầu năm 1994 và đến ngày 04 tháng 7 năm 2012
tổ máy tua - bin cuối cùng được đưa vào hoạt động nâng tổng công suất phát điện
của đập Tam Hiệp lên 22.5 gigawatt (GW), chiếm 11% tổng công suất thủy điện
Trung Quốc.
Đập Intaipu nằm trên sông Parana thuộc biên giới của Brazil và Paraguay. Đập có
công suất 14000MW - thấp hơn đập Tam Hiệp của Trung Quốc nhưng có sản lượng
hàng năm cao hơn khi đạt năng suất trung bình từ (91÷95) tỷ KWh (so với 80 tỷ
KWh điện năng của đập Tam Hiệp, Trung Quốc). Đập có chiều dài 7 235 m. Để xây
dựng công trình đồ sộ này, con sông Parana (lớn thứ 7 thế giới) phải thay đổi dòng
chảy với 50 triệu tấn đất đá phải di dời. Hàng năm đập cung cấp 90% sản lượng
điện năng cho Paraguay và 19% cho Brazil.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ đập Ataturk là một tổ hợp công trình đập đá nén với điểm lõi trung
tâm nằm trên sông Euphrates thuộc biên giới của tỉnh Adyaman và vùng Đông Nam
tỉnh Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ. Đập được xây dựng với mục đích vừa để tạo nguồn
năng lượng điện và cũng để điều tiết lượng nước tưới cho vùng đồng bằng trong
khu vực. Công trình được xây dựng vào năm 1983 và hoàn thành vào năm 1990 với
chiều cao đắp đập là 169.0m, chiều dài 1 820m. Nhà máy thủy điện Ataturk có tổng

công suất lắp máy 2 400MW với sản lượng điện hàng năm đạt mức 8 900GWh.
Ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có những quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm để thực
hiện và quản lý xây dựng khác nhau nhưng nhìn chung đều được tiến hành thiết kế
và triển khai thi công theo một trình tự nhất định. Theo đó công tác khảo sát công
trình nói chung và khảo sát địa hình nói riêng cũng được tiến hành theo các bước
thiết kế công trình.

6


Sơ đồ tổng quát các giai đoạn khảo sát địa hình công trình theo trình tự thiết kế như
hình 1.1 sau:

(1) Quy
hoạch

(2) Báo
cáo đầu tư

(3) Lập dự
án đầu tư

(4) Thiết kế
kỹ thuật

(5) Thiết kế
BVTC

Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát các giai đoạn KSĐH công trình theo trình tự thiết kế
• Giai đoạn quy hoạch: Giai đoạn này nếu chưa có bình đồ thì phải tiến hành đo vẽ,

tỷ lệ bình đồ yêu cầu từ 1/10 000 trở lên. Tài liệu khảo sát phục vụ đánh giá tổng
thể về điều kiện địa hình và về sự vận động các điều kiện địa hình của: Lưu vực
được quy hoạch hoặc vùng được lập quy hoạch; Các vùng có liên quan đến quy
hoạch; Điều kiện địa hình có liên quan đến biện pháp thủy lợi. Đánh giá định
hướng một cách đúng đắn, chưa yêu cầu đánh giá chi tiết, cụ thể, có thể sai sót
cục bộ nhưng sai sót đó không làm đảo lộn chiến lược và định hướng của quy
hoạch và biện pháp thủy lợi.
• Giai đoạn báo cáo đầu tư: Tiến hành khảo sát để cung cấp những số liệu khái
quát cho chủ đầu tư. Trong giai đoạn này cần phân tích đánh giá tương quan điều
kiện địa hình của khu dự án và khu vực lân cận đảm bảo đạt được mục tiêu và sơ
bộ xác định quy mô dự án tạo tiền đề chính xác cho giai đoạn sau.
• Giai đoạn lập dự án đầu tư: Điều tra khảo sát điều kiện thiên nhiên và tìm hiểu
quy luật thiên nhiên có liên quan trong vùng dự án và các vùng có liên quan phục
vụ cho việc đề xuất các giải pháp quan trọng nhất về công nghệ - kỹ thuật về
thiết kế và xây dựng thủy lợi nhằm thực hiện biện pháp thủy lợi đã đề ra ở giai
đoạn trước. Khai thác và bảo vệ nguồn nước phục vụ nhu cầu dùng nước của xã
hội, phòng chống tác hại của nước trong vùng dự án đồng thời xem xét các luận
cứ về tài chính - kinh tế - xã hội và môi trường để đánh giá tính khả thi của dự
án, làm cơ sở cho việc lựa chọn và quyết định chủ trương đầu tư.
• Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: Điều tra khảo sát cụ thể điều kiện địa hình để thiết kế
kỹ thuật công trình. Cần chú ý nhiều đến các đặc điểm quan trọng của điều kiện
tự nhiên có tính chất quyết định việc lựa chọn vị trí công trình. Tài liệu khảo sát

7


giai đoạn này phải thuyết minh đầy đủ và chi tiết các yếu tố địa hình, địa vật
cung cấp những dữ liệu gốc cho thiết kế. Theo đó có thể chính xác hóa được các
hạng mục công trình cũng như quy mô công trình theo các phương án so chọn để
lựa chọn phương án, xác định kết cấu và giải pháp công trình.

• Giai đoạn bản vẽ thi công: Được thực hiện sau khi xét duyệt thiết kế kỹ thuật.
Giai đoạn này bổ sung và hiệu chỉnh mọi vấn đề có liên quan đến khảo sát địa
hình để phục vụ cho yêu cầu cụ thể hóa, chi tiết hóa và chính xác hóa các bộ
phận, các hạng mục và công trình của dự án. Đồng thời cùng lúc tiến hành với
quá trình thi công để bàn giao tim mốc và các tài liệu khảo sát địa hình cho các
công ty xây dựng; Kiểm tra sự chính xác của tài liệu khảo sát đã thực hiện và bàn
giao; Khảo sát bổ sung hoặc điều chỉnh khi cần thiết.
1.2.2 Công tác khảo sát địa hình trong ngành xây dựng ở Việt Nam
Ở nước ta, ngành khảo sát địa hình đã phát triển từ lâu. Nhân dân ta từ thuở xa xưa
đã áp dụng kiến thức khảo sát địa hình vào xây dựng, sản xuất và quốc phòng. Việc
xây dựng các thành luỹ cổ như thành Cổ Loa, kinh đô Hoa Lư, việc mở mang
đường sá, sông ngòi qua các thời đại đã chứng minh sự hiểu biết của nhân dân ta về
vai trò quan trọng của công tác khảo sát địa hình.
Đầu thế kỷ 20, sau khi thôn tính và lập nền đô hộ, Pháp đã tiến hành công tác đo vẽ
cho toàn bộ Đông Dương nhằm mục đích khai thác tối đa vùng đất này. Việc đo đạc
được tiến hành có tổ chức, áp dụng các phương pháp đo khoa học và các máy móc
có chất lượng cao. Những bản đồ, hồ sơ còn lưu trữ đã chứng minh điều đó. Hiện
nay những bản đồ, những số liệu đo đạc từ trước năm 1945 vẫn còn được sử dụng
trong ngành xây dựng.
Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam các công trình thủy lợi,
thủy điện ngày càng được Đảng và Chính Phủ quan tâm đầu tư kịp thời. Khu vực bố
trí các đối tượng xây dựng mới cũng như cải tạo và mở rộng những công trình hiện
có được xác định bởi kế hoạch phát triển kinh tế của cả nước, của vùng hoặc của
một ngành kinh tế … dựa trên những cuộc điều tra tương ứng về kinh tế và xã hội,
dùng làm cơ sở để bố trí nhân lực, vật tư trang thiết bị trong công tác khảo sát xây
8


dựng. Tùy theo yêu cầu của các ngành xây dựng và các giai đoạn thiết kế khác nhau
mà thành phần nội dung, khối lượng khảo sát địa hình sẽ triển khai phù hợp theo

các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm hướng dẫn thực hiện. Cụ thể:
Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp: Nội dung yêu cầu đối với công tác khảo sát
địa hình phụ thuộc từng giai đoạn thực hiện dự án và từng khu vực xây dựng công trình
khác nhau. Trong giai đoạn khảo sát nội nghiệp việc sử dụng các tài liệu ảnh hàng không
là những tài liệu phản ánh rõ ràng nhất các đặc trưng địa hình, địa vật, các công trình
hiện có, các khe, vực sâu, chỗ trượt lở, đầm lầy … Khi đặt các tấm ảnh hàng không dưới
máy đo ảnh lập thể ta có thể thấy một cách chi tiết địa hình khu vực, nhận biết được kiểu
và độ cao các tòa nhà, các con đường ô tô và đường sắt chạy qua khu vực. Qua nghiên
cứu các tấm ảnh hàng không chúng ta có thể nhận xét sơ bộ về cấu trúc địa chất của khu
vực. Để thể hiện rõ điều này có thể lập “bản đồ phân tích” mà trên đó bằng các màu sắc
hay các nét kẻ vạch khác nhau làm nổi bật các yếu tố quan trọng. Trong giai đoạn khảo
sát ngoại nghiệp so sánh các phương án (các khu vực) sẽ chọn được một số phương án
có lợi nhất để tiến hành khảo sát ngoài hiện trường. Kết thúc giai đoạn khảo sát ngoại
nghiệp sẽ chọn được phương án tối ưu nhất. Trong giai đoạn TKKT thì tiến hành đo vẽ
bản đồ khu vực đã chọn tỷ lệ 1/2000 (h=1.0m) và lập các bản đồ địa vật khu vực xây
dựng để thể hiện: Các đường bao của tổ hợp công nghiệp, khu dân cư, công trình lấy
nước, tuyến đường sắt và đường tô tô hiện có… Trong giai đoạn BVTC tiến hành đo vẽ
bản đồ tỷ lệ 1/500 (h=0.5m) và tiến hành đo vẽ địa chất công trình và địa chất thủy văn
các khu vực này. Tên khu vực xây dựng công trình, lưới khống chế trắc địa được thành
lập để đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn nhất (1/500) và bố trí công trình còn lưới độ cao phục vụ đo
vẽ bản đồ tỷ lệ lớn để phục vụ quy hoạch độ cao và bố trí công trình. Đối với công trình
dân dụng đặc biệt là khi xây dựng nhà cao tầng (công trình dạng tháp) nhiệm vụ khảo sát
địa hình là rất quan trọng, cụ thể: Giữ vị trí thẳng đứng của trục công trình, đảm bảo và
thi công chính xác hình dạng công trình theo thiết kế. Đồng thời quan sát biến dạng của
công trình để có sự đánh giá kịp thời. Một số tiêu chuẩn hướng dẫn: TCXDVN 309:2004
Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung, tiêu chuẩn này quy định
các yêu cầu kỹ thuật về đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và trắc địa công trình, để cung cấp
các số liệu chuẩn xác dùng trong thiết kế và thi công xây lắp, kiểm định giám sát chất
lượng các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 203:1997 Nhà cao tầng 9



Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công, tiêu chuẩn này dùng cho việc kiểm tra và
nghiệm thu từng giai đoạn trong công nghệ xây dựng từ giai đoạn thiết kế, thi công, hoàn
công công trình cho đến quá trình sử dụng sau này, tiêu chuẩn này cũng dùng cho việc
đo đạc biến dạng trong công nghệ xây dựng các công trình cao tầng cũng như các công
trình xây dựng và công nghiệp…
Ngành giao thông: Tuyến đường giao thông là một đường cong không gian bất kỳ và
rất phức tạp. Tùy theo các giai đoạn thiết kế và khu vực vùng tuyến đi qua mà công
tác khảo sát địa hình thực hiện có khác nhau. Ngay trước khi xây dựng cần xác định
tuyến đường, cụ thể: Sử dụng máy móc để xác lập vị trí các điểm cọc trên tuyến, đo
kiểm tra cạnh, đo góc ngoặt và số chi tiết các đường cong; Đo kiểm tra độ cao các
điểm cọc và chêm dày lưới khống chế độ cao thi công; Kiểm tra lại vị trí trục các
công trình nhân tạo, đồng thời chuyển ra khỏi vùng đào đắp các mốc đã bố trí. Khi
xây dựng các tuyến đường giao thông trên mặt đất, thường phải xây dựng các công
trình để vượt qua các chướng ngại vật như khe núi, sông hồ… nên phải thiết kế các
công trình vượt và cầu là một bộ phận cơ bản của hệ thống vượt các chướng ngại vật
trên. Khảo sát địa hình để chọn vị trí xây dựng và đánh dấu nó ngoài thực địa. Đo vẽ
bản đồ địa vật, bản đồ chi tiết tỷ lệ lớn khu vực xây dựng cầu, xác định chiều dài cầu
và chuyền cao độ qua sông, thiết kế lưới tam giác cầu, bố trí tâm trụ và mố cầu. Khi
thi công trụ với móng là các giếng cần phải thường xuyên quan trắc theo dõi quá trình
hạ giếng và quá trình lắp đặt các lớp ván khuôn để đổ bê tông thân trụ. Ngoài ra còn
phải kiểm tra kết cấu nhịp cầu, quan trắc độ lún và biến dạng cầu để có biện pháp kỹ
thuật xử lý kịp thời. Các tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn ngành 22TCN 263-2000 Tiêu chuẩn khảo sát đường ô tô. Tiêu chuẩn này quy định các nội dung và yêu cầu
cần phải đạt được khi tiến hành khảo sát phục vụ cho việc chuẩn bị đầu tư và thực
hiện đầu tư các dự án xây dựng đường mới, nâng cấp và cải tạo đường hiện hữu thuộc
mạng lưới đường ô tô công cộng của Việt Nam…
Ngành thủy lợi: Việc thiết kế công trình thủy lợi đòi hỏi phải biểu diễn địa hình một
cách chi tiết với độ chính xác cao. Bởi vậy, các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn sử dụng và
mục đích thiết kế phải có khoảng cao đều 0.5m ÷ 1.0m. Khi thành lập mặt cắt dọc
các sông lớn yêu cầu phải đặt dọc bờ sông các đường thủy chuẩn hạng I, II. Trên


10


mặt cắt dọc phải ghi cao độ các điểm đặc trưng của mặt nước, đáy sông và bờ sông,
các điểm thấp nhất của khu dân cư và các công trình xây dựng để dự kiến được
vùng có khả năng bị ngập lụt khi hình thành hồ chứa. Khi xây dựng hồ chứa thường
sử dụng bản đồ địa hình các loại tỷ lệ từ nhỏ đến lớn tùy từng giai đoạn thiết kế.
Những khu vực của công trình hồ chứa cần phải xây dựng các công trình phòng vệ,
phải di chuyển các điểm dân cư và các xí nghiệp công nghiệp, nơi sẽ xây dựng các
bến tàu, hải cảng…,cần nghiên cứu kỹ trên bình đồ tỷ lệ lớn: 1/1000 ÷ 1/2000.
Công tác khảo sát địa hình khu vực hồ chứa được tiến hành bằng phương pháp lập
thể hoặc phối hợp. Cơ sở mặt bằng để tiến hành đo vẽ thường là các mạng lưới tam
giác và đa giác. Cơ sở độ cao được lập dưới dạng các đường chuyền độ cao hạng III
và IV. Đó là cơ sở đo vẽ và cũng là cơ sở để chuyển ra thực địa biên giới ngập của
hồ trong tương lai. Ngoài hồ chứa thì kênh mương cũng là một công trình thủy lợi
rất phức tạp gồm: Âu thuyền, các trạm bơm, cống ngầm…Các tài liệu khảo sát địa
hình cần có: Các bản đồ tỷ lệ từ 1/10 000 ÷ 1/2000, các mặt cắt dọc và ngang của
các trục kênh và công trình thiết kế, tài liệu khảo sát kỹ thuật những công trình dạng
tuyến… Trong thời kỳ thi công cần xây dựng lưới khống chế mặt bằng và cao độ
cho các tuyến kênh, đo vẽ cắt ngang, đánh dấu các điểm cơ bản của tuyến kênh và
các công trình trên tuyến, khảo sát kết thúc các tuyến giao lưu ngầm và các mạng
lưới xây dựng … Các tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8478 : 2010
Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các
giai đoạn lập dự án và thiết kế, (tiêu chuẩn này quy định thành phần, khối lượng
khảo sát địa hình trong các dự án thủy lợi toàn quốc). Tiêu chuẩn ngành TCN 141 2005: Quy phạm đo vẽ mặt cắt, bình đồ điạ hình công trình thủy lợi, tiêu chuẩn này
được sử dụng để lập tài liệu địa hình tỷ lệ 1/200 ÷ 1/5 000 trong các công trình thủy
lợi ở Việt Nam…
Những kết quả của ngành khảo sát địa hình đã góp phần đáng kể cho việc xây dựng
thành công những công trình thủy lớn và hiện đại đem lại những lợi ích to lớn có

tính kinh tế, chính trị cho Việt Nam như: Thủy điện Sơn La (Sơn La), Hồ chứa nước
Cửa Đạt (Thanh Hóa), Thủy điện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) … Công trình thủy
điện Sơn La đã được khởi công xây dựng ở Mường La, cách đập Hòa Bình khoảng

11


220km với diện tích hồ chứa 224km2, dung tích 9,26 tỉ m3, công suất lắp máy 2400
MW (Tổng điện năng 10,2 tỉ kWh hàng năm) với vốn đầu tư là 36.993 tỷ đồng, di
dời 17.996 hộ dân. Thủy điện Sơn La được đánh giá là công trình thủy điện lớn nhất
Đông Nam Á hiện nay.
Công trình được coi là đồ sộ và hiện đại nhất của ngành Thủy lợi Việt Nam hiện
nay là Hồ chứa nước Cửa Đạt của tỉnh Thanh Hóa. Đập chính đầu mối có chiều cao
115,3m, chiều dài xấp xỉ 1.0km với chiều rộng đỉnh đập 10.m được thiết kế và thi
công theo công nghệ đập đá đổ đầm nện, chống thấm bằng bê tông bản mặt. Đây là
công nghệ mới được áp dụng ở nước ta và là công trình đầu tiên trong ngành Thủy
lợi áp dụng công nghệ này và cũng là đập có quy mô lớn nhất trong các đập đã được
xây dựng tại Việt Nam.
Công trình thủy điện xanh đầu tiên tại Việt Nam là công trình thủy điện Chiêm Hóa
được xây dựng tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, khởi công năm 2009 và
khánh thành vào tháng 3 năm 2013. Đây là công trình thủy điện cột nước thấp đầu
tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ Tuabin chảy kiểu bóng đèn (một công nghệ
được nhiều nước tiến tiến trên thế giới áp dụng). Do có cột nước thấp nên gần như
vẫn giữ nguyên được dòng chảy tự nhiên ít ảnh hưởng tới môi trường và đời sống
người dân. Nhà máy với 3 tổ máy với tổng công suất 48MW. Hàng năm nhà máy sẽ
cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 198,6 triệu KWh.
Cũng như các nước trên thế giới, công tác khảo sát địa hình xây dựng ở Việt Nam
được tiến hành theo các bước thiết kế công trình. Nhiệm vụ chính là nghiên cứu
đánh giá các điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm xây dựng để phục vụ cho
công tác quy hoạch, thiết kế, tính toán khối lượng đào đắp, lập ra giải pháp an toàn

về kỹ thuật và hiệu quả về kinh tế, dự đoán được những biến đổi của môi trường
xung quanh dưới tác động của việc xây dựng công trình. Đối với các công trình có
quy mô lớn, mức ảnh hưởng nghiêm trọng thì trong quá trình thi công và khai thác
công trình cũng cần phải quan trắc chuyển vị lún và nghiêng để đánh giá mức độ ổn
định và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu vượt quá giới hạn cho phép. Cụ thể:

12


Trong giai đoạn quy hoạch: Tùy theo quy hoạch tổng thể hay chi tiết mà sử dụng
các loại bản đồ với tỷ lệ khác nhau để vạch ra các phương án quy hoạch, các kế
hoạch tổng quát khai thác và sử dụng công trình.
Trong giai đoạn thiết kế: Khảo sát địa hình tiến hành lập lưới khống chế trắc địa đo
vẽ bản đồ, bình đồ và mặt cắt địa hình phục vụ chọn vị trí lập các phương án xây
dựng và thiết kế kỹ thuật công trình.
Trong giai đoạn thi công: Khảo sát địa hình tiến hành xây dựng lưới trắc địa công
trình để triển khai công trình ra thực địa theo đúng thiết kế; kiểm tra theo dõi quá
trình thi công; đo biến dạng và đo hoàn công công trình.
Trong giai đoạn quản lý và khai thác sử dụng công trình: Khảo sát địa hình thực
hiện công tác đo biến dạng như: Độ lún, độ nghiêng, độ chuyển vị công trình từ đó
kiểm chứng công tác khảo sát thiết kế, đánh giá mức độ ổn định và chất lượng thi
công công trình.
Như vậy, có thể khẳng định công tác khảo sát địa hình có vai trò quan trọng trong
suốt quá trình thực hiện dự án xây dựng từ giai đoạn quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, tổ
chức thi công đến quá trình vận hành khai thác công trình. Trong luận văn này tác
giả chỉ nghiên cứu nội dung công tác khảo sát địa hình để cung cấp tài liệu phục vụ
cho thiết kế xây dựng công trình Thủy lợi, những nội dung khác sẽ được đề cập
trong các nghiên cứu tiếp theo.
1.3 Thực trạng công tác tổ chức, quản lý khảo sát địa hình các công trình
thủy lợi ở Việt Nam

1.3.1 Mục đích yêu cầu
Khảo sát địa hình cho xây dựng công trình thủy lợi có các giai đoạn sau:
+ Báo cáo đầu tư
+ Lập dự án đầu tư
+ Thiết kế kỹ thuật

13


+ Thiết kế bản vẽ thi công
Mỗi giai đoạn khảo sát có mục đích và yêu cầu riêng. Khảo sát địa hình cần có đủ
các thành phần công việc và khối lượng đáp ứng được các nội dung kỹ thuật mà
Chủ nhiệm dự án đã nêu rõ trong các đề cương. Mục đích và yêu cầu chung cần cho
từng giai đoạn khảo sát như sau [4]:
• Giai đoạn báo cáo đầu tư.
Thể hiện tương quan địa hình với khu vực xung quanh dự án, làm cơ sở để:
+ Chọn được vùng bố trí các hạng mục chính của công trình đầu mối và khu hưởng
lợi.
+ Sơ bộ đưa ra được quy mô của dự án, kích thước kết cấu các hạng mục chính
nhằm xác định mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.
+ Sơ bộ xác định khối lượng và tổng mức đầu tư.
+ Trong BCĐT có thể có nhiều đoạn tuyến khác nhau và kết thúc khảo sát cần
chọn được đoạn tuyến khả thi và kinh tế nhất để khảo sát cho giai đoạn sau.
• Giai đoạn lập dự án đầu tư.
+ Làm sáng tỏ điều kiện địa hình công trình tại vùng tuyến đã được nêu ra trong
giai đoạn BCĐT (nếu có). Chọn được vùng bố trí các hạng mục công trình đầu
mối và khu hưởng lợi.
+ Xác định được quy mô dự án, kích thước các hạng mục công trình theo cấp công
trình phục vụ cho việc lập thiết kế cơ sở. Tùy theo yêu cầu của việc thiết kế cơ
sở, cần phải đáp ứng nội dung, thành phần khảo sát địa hình phù hợp với các bản

vẽ cần làm rõ kết cấu và tính toán độ ổn định của các hạng mục công trình.
+ Xác định được chính xác nhiệm vụ của dự án.
+ Xác định được khối lượng tổng mức đầu tư.
• Giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

14


Khảo sát địa hình biểu diễn chi tiết đầy đủ các yếu tố địa hình, địa vật khu đầu mối,
hệ thống kênh, đường quản lý thi công, các công trình trên kênh, trên đường …theo
các tỷ lệ quy định của bình đồ, mặt cắt và các nội dung khác của địa hình để đáp
ứng những yêu cầu sau:
+ Xác định chính xác được các hạng mục công trình, quy mô công trình qua các
phương án so sánh, dẫn đến phương án chọn.
+ Xác định được kết cấu công trình, giải pháp thi công công trình.
+ Xác định tương đối chính xác khối lượng, tổng dự toán công trình.
+ Tận dụng kế thừa chọn lọc các tài liệu của giai đoạn trước, đảm bảo tính chính
xác và thống nhất các loại tài liệu địa hình.
+ Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho thiết kế và thi công công trình.
• Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công.
+ Tận dụng tài liệu giai đoạn TKKT.
+ Phải thể hiện chính xác về kích thước và cao độ các nội dung địa hình phục vụ
tính toán khối lượng và quá trình theo dõi thi công sau này.
+ Khảo sát bổ sung giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong thi công hoặc có
sự thay đổi thiết kế.
1.3.2

Nội dung và khối lượng khảo sát

Tùy theo từng giai đoạn thiết kế mà mức độ khảo sát địa hình trong mỗi giai đoạn

dự án ở mức độ chi tiết khác nhau nhưng về cơ bản bao gồm những nội dung chính
sau:
+ Mô tả cơ sở pháp lý, vị trí và đặc điểm địa hình khu dự án.
+ Thu thập, phân tích, đánh giá tài liệu hiện có (mức độ sử dụng, tỷ lệ sử dụng) của
quốc gia, của các cơ quan thành lập đã tiến hành ở các giai đoạn trước. Nội dung
phân tích, đánh giá bao gồm:

15


- Cơ sở toán học thành lập tài liệu: hệ quy chiếu, hệ cao, tọa độ để lập tài liệu.
- Nội dung các loại tài liệu: độ dung nạp và độ tin cậy của địa hình, địa vật các loại
bản đồ có tỷ lệ 1/50.000, 1/25.000 và 1/10.000, 1/5.000…
- Các mặt cắt địa hình ở các tỷ lệ, từ 1/10.000 đến 1/100.
- Các bảng, sơ họa mô tả, ghi chú, nhật ký (nếu có)…
+ Lập lưới khống chế mặt bằng phục vụ bổ sung tài liệu cũ được đánh giá để sử
dụng và đo vẽ tài liệu mới.
+ Lập lưới khống chế cao độ phục vụ bổ sung tài liệu cũ được đánh giá để sử dụng
và đo vẽ tài liệu mới.
+ Đo, vẽ bản đồ, bình đồ địa hình
+ Xác định tim tuyến công trình (đầu mối, hệ thống…)
+ Đo, vẽ các mặt cắt dọc, ngang công trình
+ Xác định cao, tọa độ các vết lũ, vết lộ, các hố khoan, đào, các điểm địa vật lý.
Cụ thể như sau [4]:
• Giai đoạn báo cáo đầu tư.
+ Thu thập phân tích và đánh giá tài liệu:
- Nguồn gốc tài liệu, độ chính xác về cơ sở toán học thành lập tài liệu lưới chiếu,
hệ cao độ, tọa độ, múi chiếu, hệ thống lưới khống chế mặt bằng và cao độ, độ
dung nạp và độ chính xác thể hiện địa hình, địa vật.
- Đánh giá mức độ sử dụng tài liệu: Sử dụng được, sử dụng được nhưng phải bổ

sung hoặc vẽ lại mới, khối lượng bổ sung, đo mới.
+ Bổ sung tài liệu: Tuân theo quy phạm 96TCN 44-90, cụ thể:
- Bản đồ 1/10 000 được hiệu chỉnh theo chu kỳ từ 6 đến 12 năm.
- Bản đồ 1/25 000 được hiệu chỉnh theo chu kỳ từ 8 đến 15 năm.
- Bản đồ 1/50 000 được hiệu chỉnh theo chu kỳ từ 10 đến 20 năm.

16


Tỷ lệ hiệu chỉnh ≤40% tùy theo sự thay đổi địa hình, địa vật so với hiện trạng.
+ Tài liệu được đo lại mới: Theo quy phạm 96 TCN 44-90, khi sự thay đổi về địa
hình, địa vật ≥40% hoặc khu vực đo chưa có các loại tài liệu cần thiết. Tài liệu đo
mới bao gồm:
- Đo vẽ bình đồ vùng đầu mối, vùng tuyến kênh chính, khu hưởng lợi có tỷ lệ từ
1/5 000 đến 1/10 000.
- Đo vẽ cắt dọc, ngang lòng hồ, đầu mối, tuyến kênh chính.
- Xác định cao tọa độ một số vị trí hố khoan thăm dò (nếu cần), một số điểm lộ,
vết lộ, các điểm thủy văn …
• Giai đoạn lập dự án đầu tư.
+ Phân tích đánh giá tài liệu khảo sát đã có của giai đoạn BCĐT hoặc của các cơ
quan có quyền hạn lập tài liệu khảo sát địa hình khu vực dự án.
+ Lập lưới khống chế mặt bằng: được xây dựng từ hạng IV trở xuống như lưới tam
giác giải tích hạng IV, lưới đường chuyền hạng IV, lưới giải tích cấp 1, cấp 2,
lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2 được đo bằng thiết bị máy GPS, các máy toàn
đạc điện tử.
+ Lập lưới khống chế cao độ: Lưới khống chế cao độ được xây dựng từ hạng III,
hạng IV và thủy chuẩn kỹ thuật, hạng II, hạng I được nối từ lưới quốc gia. Nếu
khu vực đó có lưới cao độ hạng III, IV thì chỉ xây dựng hạng III, IV nội bộ phụ
thuộc vào độ chính xác yêu cầu của công trình. Lưới thủy chuẩn kỹ thuật phục vụ
cho quá trình đo vẽ tài liệu địa hình.

+ Đo vẽ địa hình lòng hồ:
- Biểu diễn đầy đủ dáng địa hình từ độ cao viền hồ xuống các lòng suối theo sự
biến đổi địa hình.
- Biểu diễn đầy đủ và chính xác các địa vật lòng hồ như: khu dân cư (số hộ), nhà
dân (độc lập và hệ thống), độ phủ thực vật (tự nhiên và trồng cây), hệ thống các

17


×