Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước lưu vực sông Ngũ_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

ĐINH XUÂN THANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN GÂY
Ô NHIỄM NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60 - 85 - 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐINH XUÂN THANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT


BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ - TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

ĐINH XUÂN THANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ – TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60 - 85 - 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học : PGS TS. Nguyễn Thị Minh Hằng

HÀ NỘI - 2016




LỜI CAM ĐOAN
Mã số học viên:128440301009

Tên tôi là: Đinh Xuân Thanh
Lớp: CH20MT

Mã số: 60-85-02

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Khóa học: 20 (2011 - 2014)

Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Nghiên cứu
đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm
nước lưu vực sông Ngũ Huyện Khê – tỉnh Bắc Ninh”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây,
do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể
hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
theo quy định./.
Hà Nội, tháng 9 năm 2016
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đinh Xuân Thanh

i


LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp kiểm soát
các nguồn gây ô nhiễm nước lưu vực sông Ngũ Huyện Khê – tỉnh Bắc Ninh” được
hoàn thành ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tác giả còn được sự giúp đỡ nhiệt
tình của các Thầy, Cô, cơ quan, bạn bè và gia đình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, quan tâm theo dõi, gợi ý các ý tưởng khoa học và tạo
điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong
quá trình điều tra thu thập tài liệu cho luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi trường - Trường Đại học Thuỷ
Lợi đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, cũng như quá
trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp cao học
CH20MT động viên tác giả rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
Hà nội, tháng 9 năm 2016
Tác giả

Đinh Xuân Thanh

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

:

Bảo vệ môi trường


BVTV

:

Bảo vệ thực vật

BTNMT

:

Bộ Tài nguyên Môi trường

CCN

:

Cụm công nghiệp

CLN

:

Chất lượng nước

CN

:

Công nghiệp


CSSX

:

Cơ sở sản xuất

HTXLNT

:

Hệ thống xử lý nước thải

HTTL

:

Hệ thống thủy lợi

KCN

:

Khu công nghiệp

KTXH

:

Kinh tế xã hội


LVS

:

Lưu vực sông

NN&PTNT

:

Nông nghiệp & phát triển nông thôn

NSTP

:

Nông sản thực phẩm

PTTNN

:

Phát triển tài nguyên nước

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam


QH

:

Quy hoạch

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt nam

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

TCCP

:

Tiêu chuẩn cho phép


TNN

:

Tài nguyên nước

TP

:

Thành phố

TT

:

Thị trấn

VLXD

:

Vật liệu xây dựng

XLNT

:

Xử lý nước thải


WHO

:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

WQI

:

Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài: .................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ............................................................................. 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ................................................................ 3
5. Cấu trúc của luận văn..................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG Ở VIỆT
NAM - GIỚI THIỆU VỀ LƯU VỰC SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ – TỈNH BẮC NINH5
1.1 Tổng quan về tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam .......................................... 5
1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Ngũ Huyện Khuê - tỉnh Bắc
Ninh ................................................................................................................................. 5
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................. 9
1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội........................................................................................ 14
1.3. Kết luận chương 1 .................................................................................................. 17

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG NGŨ
HUYỆN KHÊ TỈNH BẮC NINH ................................................................................. 19
2.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê – tỉnh Bắc Ninh ................... 19
2.1.1. Phân loại các nguồn gây ô nhiễm nước ............................................................... 19
2.1.2 Nguồn ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt ....................................................... 19
2.1.3. Nguồn ô nhiễm nước do hoạt động của CCN làng nghề; làng nghề................... 20
2.1.4 Nguồn ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp ................................................. 25
2.2 Tình hình ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê ...................................................... 26
2.3. Đánh giá chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê – tỉnh Bắc Ninh ........................ 28
2.3.1 Tình hình số liệu quan trắc sử dụng. .................................................................... 28

iv


2.3.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước lưu vực sông Ngũ Huyện Khê đoạn chảy
qua tỉnh Bắc Ninh theo tiêu chuẩn hiện hành (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) ............ 32
2.3.3. Đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh theo chỉ
số chất lượng nước WQI ...............................................................................................38
2.3.4 So sánh hai phương pháp đánh giá chất lượng nước ............................................ 46
2.4. Tính toán tải lượng chất ô nhiễm và áp lực ô nhiễm trên lưu vực sông Ngũ Huyện
Khê – tỉnh BắcNinh. ...................................................................................................... 46
2.4.1. Phương pháp tính toán tải lượng chất ô nhiễm.................................................... 46
2.4.2. Tính toán tải lượng chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt .................................... 47
2.4.3. Tính toán tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp ............................... 50
2.4.4. Tính toán tải lượng chất ô nhiễm do nước thải nông nghiệp .............................. 55
2.4.5. Tổng tải lượng ô nhiễm lưu vực sông Ngũ Huyện Khê – tỉnh Bắc Ninh ............ 58
2.4.6. Áp lực ô nhiễm trên lưu vực sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh .................... 61
2.5. Kết luận chương 2 .................................................................................................. 63
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM
NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ – TỈNH BẮC NINH ......................... 65

3.1. Hiện trạng công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông
Ngũ Huyện Khê – tỉnh Bắc Ninh .................................................................................. 65
3.1.1. Những việc đã làm được...................................................................................... 65
3.1.2. Những tồn tại trong bảo vệ môi trường ............................................................... 69
3.2. Đề xuất các biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm lưu vực sông Ngũ Huyện
Khê – tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................................72
3.2.1. Tổng hợp các nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê – tỉnh Bắc
Ninh ............................................................................................................................... 72
3.2.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp ................................................................................. 73
3.2.3 Đề xuất biện pháp ................................................................................................. 73
v


3.3. Kết luận chương 3 .................................................................................................. 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 89

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Nhiệt độ trung bình các mùa qua các năm của LVS Ngũ Huyện Khê ..........10
Hình 1.2: Độ ẩm trung bình các mùa qua các năm của LVS Ngũ Huyện Khê .............10
Hình 1.3: Lượng mưa trung bình các mùa qua các năm của LVS Ngũ Huyện Khê .....11
Hình 1.4: Số giờ nắng trung bình các mùa qua các năm của LVS Ngũ Huyện Khê ....11
Hình 1.5 Địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh .................................................................12
Hình 1.6 Sơ đồ lưu vực sông Ngũ Huyện Khê và vị trí CCN, làng nghề ....................17
Hình 2.1 Nước thải của CSSX xả ra sông Ngũ Huyện Khê ..........................................28
Hình 2.2 Rác thải dọc hai bên bờ đê và dưới sông Ngũ Huyện Khê ............................28
Hình 2.3 Sơ đồ vị trí lấy mẫu trên sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh ......................29

Hình 2.4. Diễn biến TSS sông Ngũ Huyện Khê giai đoạn 2011 - 2015. ......................32
Hình 2.5. Diễn biến BOD5 sông Ngũ Huyện Khê giai đoạn 2011 - 2015. ...................33
Hình 2.6 Diễn biến COD sông Ngũ Huyện Khê giai đoạn 2011 - 2015. ......................34
Hình 2.7 Diễn biến DO sông Ngũ Huyện Khê giai đoạn 2011 - 2015. .........................35
Hình 2.8. Diễn biến amoni (NH4+) sông Ngũ Huyện Khê giai đoạn 2011 - 2015. ......36
Hình 2.9. Diễn biến Tổng Coliform sông Ngũ Huyện Khê giai đoạn 2011 - 2015. .....37
Hình 2.10. Biểu đồ tải lượng ô nhiễm của TSS phân theo nguồn thải ..........................59
Hình 2.11. Biểu đồ tải lượng ô nhiễm của BOD5 phân theo nguồn thải ......................59
Hình 2.12. Biểu đồ tải lượng ô nhiễm của tổng N phân theo nguồn thải ......................59
Hình 2.13. Biểu đồ tải lượng ô nhiễm của tổng P phân theo nguồn thải ......................59
Hình 2.14. Biểu đồ tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải của lưu vực sông Ngũ Huyện
Khê – tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................................61
Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mini của làng nghề giấy ...........................80
Hình 3.2: Sơ đồ xử lý nước thải bổ sung khi có màu và hàm lượng tinh bột cao .........81
(COD cao)......................................................................................................................81
Hình 3.3: Sơ đồ xử lý CTR tại nguồn đối với các nguồn phát thải ..............................83

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố thuộc lưu vực sông Ngũ
Huyện Khê chảy qua tỉnh Bắc Ninh .............................................................................. 14
Bảng 1.2. Dân số phân theo huyện, thành phố thuộc lưu vực sông Ngũ Huyện Khê .. 15
Bảng 1.3. Danh sách các làng nghề thuộc lưu vực sông Ngũ Huyện Khê.................... 16
Bảng 2.1 Quy mô các làng nghề trong khu vực nghiên cứu ......................................... 22
Bảng 2.2 Các CCN tập trung trong khu vực nghiên cứu .............................................. 25
Bảng 2.3. Vị trí đo đạc, thu mẫu môi trường nước mặt lưu vực sông Ngũ Huyện Khê29
Bảng 2.4 Kết quả phân tích mẫu nước mặt vị trí Cầu Đào Xá...................................... 30
Bảng 2.5 Kết quả phân tích mẫu nước mặt vị trí Văn Môn .......................................... 30

Bảng 2.6 Kết quả phân tích mẫu nước mặt vị trí cầu Song Thát .................................. 31
Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khê năm 2015 .......... 39
Bảng 2.8 Bảng quy định các giá trị qi, BPi .................................................................. 40
Bảng 2.9. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa .......................... 41
Bảng 2.10. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ........................... 41
Bảng 2.11 . Bảng đánh giá chất lượng nước ................................................................. 42
Bảng 2.12 Kết quả WQI tại các vị trí tính toán ............................................................ 45
Bảng 2.13. Đánh giá mức chất lượng nước tại các vị trí quan trắc ............................... 45
Bảng 2.14 Hệ số phát sinh chất thải khi có xử lý .......................................................... 48
Bảng 2.15. Hệ số phát sinh chất thải khi không có xử lý .............................................. 48
Bảng 2.16. Dân số của các huyện trong lưu vực sông Ngũ Huyên Khê ...................... 48
Bảng 2.17. Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải sinh hoạt trong lưu vực
sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh ............................................................................. 49
Bảng 2.18. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo nhóm ngành
sản xuất .......................................................................................................................... 51
Bảng 2.19. Lưu lượng nước thải công nghiệp của các KCN tập trung ......................... 51
Bảng 2.20. Tải lượng các chất ô nhiễm tiềm năng do nước thải công nghiệp của CCN
tập trung lưu vực sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh ................................................ 52
Bảng 2.21. Lưu lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở phân tán ......................... 53
Bảng 2.22. Các làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh ................................................................. 53

viii


Bảng 2.23. Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất
phân tán lưu vực sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh .................................................54
Bảng 2.24. Tải lượng chất ô nhiễm do nước thải công nghiệp lưu vực sông Ngũ Huyên
Khê tỉnh Bắc Ninh .........................................................................................................54
Bảng 2.25. Tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải trồng trọt lưu vực sông Ngũ
Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh .............................................................................................55

Bảng 2.26. Lượng nước thải chăn nuôi lưu vực sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh.56
Bảng 2.27. Nồng độ một số chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi ...........................57
Bảng 2.28. Tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải chăn nuôi lưu vực Ngũ Huyện
Khê tỉnh Bắc Ninh .........................................................................................................57
Bảng 2.29. Tổng tải lượng ô nhiễm các chất phân theo các lưu vực ............................58
Bảng 2.30. Tổng tải lượng ô nhiễm lưu vực sông Ngũ Huyện Khê phân theo nguồn ..58
Bảng 2.31. Áp lực ô nhiễm trên lưu vực sông Ngũ Huyện Khê tỉnh Bắc Ninh ............62
Bảng 3.1: Các đặc trưng của đầm Thiếp .......................................................................74

ix



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành
công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và
quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nhu cầu phát triển
kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã và đang cố tình bỏ qua các tác
động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ ô nhiễm nước, đặc
biệt là nước ngọt và nước sạch đang là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con
người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng
có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước mà không ảnh
hưởng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau.
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ
xưa. Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và nằm
trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, là tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và có mạng lưới đường
thủy: sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình cùng với hệ thống sông ngòi nội địa như

sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu, sông Bội, sông Tào Khê… rất thuận lợi nối Bắc
Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng, tạo điều kiện cho Bắc Ninh là địa
bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.
Sông Ngũ Huyện Khê chảy qua 5 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Đông Anh (Hà
Nội); thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong và huyện Tiên Du, TP. Bắc Ninh. Sông này có
nhiệm vụ tiêu thoát nước về mùa mưa, lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp về
mùa khô, đồng thời đảm nhiệm chức năng giữ cân bằng hệ sinh thái, cảnh quan thiên
nhiên cho toàn khu vực.
Do các hoạt động kinh tế - xã hội phát triển mạnh điều đó đã tạo ra sức ép không nhỏ
lên môi trường nước lưu vực sông Ngũ Huyện Khê khiến cho chất lượng nước sông bị
suy thoái ở nhiều nơi, đặc biệt là những đoạn chảy qua các CCN, làng nghề, khu đô
thị.... Nước thải từ các CCN làng nghề, làng nghề, nước thải sinh hoạt của các khu dân
cư dọc ven sông đa phần là chưa qua xử lý đều đổ thẳng ra sông Ngũ Huyện Khê.
1


Sông Ngũ Huyện Khê có 5 điểm nóng gây ô nhiễm, đó là làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ
nghệ Đồng Kị, tái chế sắt Đa Hội phường Châu Khê thị xã Từ Sơn, tái chế giấy Phú
Lâm huyện Tiên Du và tái chế giấy Phong Khê thành phố Bắc Ninh. Điển hình nhất là
đoạn sông chảy qua địa phận xã Phú Lâm (huyện Tiên Du) đến phường Phong Khê
(TP Bắc Ninh) “tô màu” đen đặc do các cơ sở sản xuất giấy, bao bì các loại thải trực
tiếp hàng nghìn m3/ngày đêm vượt nhiều lần khả năng tự làm sạch của sông. Các
thông số quan trắc chất lượng nước sông như DO, BOD 5 , COD, NH4+… đều vượt quy
chuẩn cho phép cột A2, thậm chí là cột B1 QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Theo kết
quả quan trắc mới nhất vào đợt 1 năm 2016 của Tổng cục Môi trường, tại điểm cầu
Đào Xá (xã Phong Khê) giá trị COD là 542 mg/l vượt gấp 18 lần và BOD 5 có giá trị là
392 mg/l vượt gấp 26 lần so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại B1. Ngoài ra, chất
thải rắn chưa được xử lý của các CCN, làng nghề, khu dân cư đổ bừa bãi trên mặt đê
dọc ven sông gây ách tắc dòng chảy, làm ô nhiễm nước sông. Theo đánh giá của các

nhà chuyên môn thì sông Ngũ Huyện Khê được ví như sông Thị Vải ở Đồng Nai vì
tình trạng ô nhiễm tăng cao của nó.
Vì thế, “Nghiên cứu đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp kiểm soát các
nguồn gây ô nhiễm nước lưu vực sông Ngũ Huyện Khê – tỉnh Bắc Ninh” là rất cần
thiết, làm tiền đề cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường và làm cơ sở để
đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh, đồng thời giúp cho việc bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên nước lưu
vực sông Ngũ Huyện Khê – tỉnh Bắc Ninh.
2. Mục đích của đề tài:
- Đánh giá được các nguồn gây ô nhiễm nước, tính toán tải lượng chất ô nhiễm, tính áp
lực ô nhiễm trên lưu vực sông Ngũ Huyện Khê - tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất biện pháp kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm nước lưu vực sông Ngũ Huyện
Khê – tỉnh Bắc Ninh nhằm cải thiện chất lượng nước, sử dụng nước một cách hiệu quả
và bảo vệ môi trường của tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

2


- Đối tượng nghiên cứu : Chất lượng nước sông Ngũ Huyện Khuê đoạn chảy qua tỉnh
Bắc Ninh từ phường Châu Khê thuộc thị xã Từ Sơn đến xã Hòa Long, thành phố Bắc
Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Ngũ Huyện Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh vào mùa
kiệt (Tháng 3, là tháng có lưu lượng dòng chảy thấp nhất trong năm vì vậy phản ánh
chính xác nhất mức độ ô nhiễm của sông) chảy qua các huyện: Từ Sơn, Yên Phong,
Tiên Du và thành phố Bắc Ninh.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
a. Cách tiếp cận:
Tiếp cận tổng hợp: dùng trong đánh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm
thiểu các nguồn gây ô nhiễm lưu vực sông.

b. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu: thu thập số liệu hiện có liên quan
đến đề tài, thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chất lượng
nước… Từ đó, tổng hợp, phân tích, đánh giá vùng nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát tại thực địa: đi thực địa để thu thập thông tin số liệu
tại hiện trường, tìm hiểu tình hình thực tế của khu vực nghiên cứu và xác định những
vấn đề bức xúc về môi trường cần giải quyết.
- Phương pháp đánh giá chất lượng nước theo tiêu chuẩn Việt Nam, theo chỉ số chất
lượng nước WQI: đánh giá mức độ ô nhiễm của sông đối với từng thông số để làm cơ
sở cho việc đề xuất các giải pháp phục hồi chất lượng nước sông.
5. Cấu trúc luận văn:
Luận văn bao gồm các phần sau:
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG Ở VIỆT
NAM – GIỚI THIỆU VỀ LƯU VỰC SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ, TỈNH BẮC NINH

3


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NGŨ HUYỆN
KHÊ TỈNH BẮC NINH
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM
NƯỚC LƯU VỰC SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ – TỈNH BẮC NINH
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG Ở VIỆT

NAM - GIỚI THIỆU VỀ LƯU VỰC SÔNG NGŨ HUYỆN KHÊ – TỈNH BẮC
NINH
1.1 Tổng quan về tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam
Nước là nguồn tài nguyên quý báu và hết sức quan trọng đối với sự sống trên trái đất.
Thực tiễn chỉ ra rằng quốc gia nào quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, trong đó
có việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước, thường xuyên bảo đảm cho nguồn nước
trong sạch, thì hạn chế được nhiều dịch bệnh, chất lượng cuộc sống được nâng lên.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang trở
nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, báo
đài), chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về môi trường
bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, tình
trạng ô nhiễm (đặc biệt là ô nhiễm nước sông) đang ngày càng trở nên trầm trọng.
Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2360 con sông với tổng chiều dài khoảng
41900km[1]. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, là nơi cư trú và nguồn sống của các
loài động, thực vật và hàng triệu người, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông diễn ra ngày càng
nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác nhau. Suy thoái tài
nguyên nước trên lưu vực sông được biểu hiện ở sự suy giảm về số lượng và đặc biệt
là chất lượng. Trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài
nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước; việc phát triển
đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý các chất
thải lỏng, thải rắn cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước, vì thế suy thoái tài nguyên nước
đã trở thành tình trạng khá phổ biến đối với các lưu vực sông ở nước ta. Thậm chí
nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết”.
Các lưu vực sông khu vực miền Bắc nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói
riêng đã và đang chịu áp lực mạnh mẽ của quá trình gia tăng dân số, quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hóa. Các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung được
hình thành và phát triển mạnh dọc theo các lưu vực sông. Trong số các nguồn thải phát
sinh thì nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đóng góp tỷ lệ lớn với tổng
5



lượng các chất ô nhiễm rất cao. Ngoài ra một lượng lớn nước thải làng nghề cũng là áp
lực lớn đối với môi trường nước.
Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc đang có dấu hiệu ô nhiễm. Đặc biệt là đoạn sông
từ Công ty Supe Photphat và hóa chất Lâm Thao đến khu công nghiệp phía nam Thành
phố Việt Trì, các thông số vượt ngưỡng B1 của QCVN nhiều lần. Đây là khu vực tập
trung nhiều nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, dệt nên nước nhiễm bẩn đáng kể.
Lượng nước thải ở đây đến 168.000 m3/ngày đêm, vào mùa cạn nước sông nhiễm bẩn
nặng.
Lưu vực Sông Cầu nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là các đoạn sông chảy
qua các đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang,
Bắc Ninh. Đoạn sông Cầu qua Bắc Ninh, Bắc Giang: Theo Chi cục bảo vệ môi trường
sông Cầu, phần lớn các điểm quan trắc trên lưu vực đều có giá trị các thông số vượt
QCVN A1, thậm chí vượt hoặc xấp xỉ QCVN B1. Bên cạnh đó, giá trị một số thông số
như COD, BOD 5 , NH4+ có xu hướng tăng, điều này cho thấy chất lượng nước đang bị
suy giảm. Trong những năm gần đây, nước sông Cầu có lưu lượng cát và chất lơ lửng
ngày càng tăng do các hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sỏi,...). Thời gian tới, nếu
không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì hàm lượng các chất này sẽ càng cao.
Sông Ngũ Huyện Khê là một trong những điển hình ô nhiễm nghiêm trọng của lưu vực
sông Cầu do hoạt động của các CCN làng nghề, làng nghề và các cơ sở sản xuất trải
suốt dọc sông từ Đông Anh (Hà Nội) cho đến xã Hòa Long (Tp. Bắc Ninh). Hầu hết
nước thải các cơ sở sản xuất đều chưa được xử lý và xả trực tiếp ra sông. Nước sông bị
ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng nước không thay đổi nhiều qua các năm.
Môi trường nước mặt của lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động mạnh của
nước thải sinh hoạt, nước thải của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản
trong khu vực, chất lượng nước của nhiều đoạn sông bị ô nhiễm tới mức báo động.
Sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng sau khi tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch và Kim Ngưu đổ
vào khi chảy qua đập Thanh Liệt.
Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước mặt, nguyên

nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp và sinh hoạt. Sông Đồng Nai khu vực
thượng lưu sông chất lượng nước tương đối tốt nhưng khu vực qua Thành phố Biên

6


Hòa nước sông bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận nguồn xả từ các nhà máy, khu công
nghiệp và nước thải sinh hoạt của người dân thành phố Biên Hòa.
Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải do nông
nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi
trường nước). Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực này thời gian qua đã
có những bước phát triển vượt bậc về diện tích và sản lượng nuôi trồng với quy mô lớn
(tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của Đông bằng sông Cửu Long chiếm khoảng
70,94% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong cả nước). Vì vậy chất lượng nước
sông Tiền và sông Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm sông Tiền cao
hơn sông Hậu). Sông Vàm Cỏ bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: hoạt động sản xuất từ nhà
máy, khu dân cư tập trung. Sông Vàm Cỏ Đông có mức độ ô nhiễm cao hơn sông Vàm
Cỏ Tây.
 Lưu vực sông Ngũ Huyện Khê đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh:
Tại lưu vực sông Ngũ Huyện Khuê đoạn sông chảy qua tỉnh Bắc Ninh, chất lượng
nước sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của các CCN sản xuất giấy
(CCN Phong Khê 1, Phong Khê 2, Phú Lâm), các làng nghề, cơ sở sản xuất xả ra dòng
sông hàng nghìn mét khối nước thải đa phần chưa qua xử lý vượt nhiều lần khả năng
tự làm sạch của dòng sông theo chu trình tự nhiên. Ngoài ra, chất thải rắn chưa được
xử lý của các CCN, làng nghề tái chế đổ bừa bãi trên mặt đê gây ắc tắc dòng chảy. Bên
cạnh đó, nguồn nước thải sinh hoạt từ khu dân cư sống rải rác ven sông không qua xử
lý cũng đổ thẳng xuống sông... đã làm nước sông Ngũ Huyện Khuê ngày càng ô
nhiễm. Các thông số DO, COD, BOD5, N-NO 2 -, N-NH 4 + đều vượt giá trị QCVN 08MT:2015/BTNMT loại B1 (Trong chương II luận văn sẽ đi sâu vào phân tích tình
hình ô nhiễm của sông Ngũ Huyện Khê)
* Các nghiên cứu đã có về ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê:

Nghiên cứu về ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê trước đây đã có một vài nghiên
cứu như sau:
- Nghiên cứu của tỉnh Bắc Ninh: Thể hiện qua các báo cáo hiện trạng môi trường hàng
năm trong đó đều có đánh giá biến đổi chất lượng nước dựa theo số liệu đo đạc của Sở
TNMT tỉnh Bắc Ninh.

7


- Nghiên cứu của Trung tâm quan trắc môi trường, tổng cục môi trường “Báo cáo đánh
giá chất lượng nước mặt lưu vực sông Cầu dự trên các kết quả đo đạc được trong các
năm 2010-2012”, năm 2012. Trong báo cáo đã chỉ rõ chất lượng nước sông Ngũ
Huyện Khê cả 3 năm 2012, 2011 và 2010 ở mức kém hoặc rất kém. Chỉ có đoạn đầu
nguồn sông Ngũ Huyện Khê chất lượng nước ở mức trung bình. Ngũ Huyện Khê là
nhánh sông cấp một của LVS Cầu có chất lượng nước thấp nhất trong lưu vực và chất
lượng chưa được cải thiện qua các năm do dòng sông này chịu ảnh hưởng của các làng
nghề sản xuất giấy.
- Nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, Cục Quản lý chất thải
và cải thiện môi trường “Báo cáo thực trạng môi trường nước và nguồn thải chính gây
ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực sông Cầu – nguyên nhân và giải pháp”, năm
2015. Báo cáo đã tiến hành đánh giá CLN của toàn bộ lưu vực sông Cầu trong đó có
sông Ngũ Huyện Khê đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh. Nước sông Ngũ Huyện Khê nước
bị ô nhiễm nặng, các thong số về chất lượng nước (BOD 5 , COD, DO, TSS…) đểu xấp
xỉ, cao hơn QCVN-B1, đặc biệt là đoạn sông chảy qua làng nghề tái chế giấy Phong
Khê – thành phố Bắc Ninh.
- Luận văn thạc sỹ của Hà Thị Liên – Đại học Thủy Lợi “Nghiên cứu, đánh giá ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh và đề xuất biện pháp khắc phục”, năm 2012. Trong luận văn đã đánh giá
được tình hình, mức độ ô nhiễm các làng nghề của tỉnh Bắc Ninh. Sự phát triển của
làng nghề đã đem lại lợi ích kinh tế cho dân cư, lao động trong tỉnh nhưng song song

với nó tồn tại nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do sự thiếu ý thức của
con người, trong quá trình sản xuất tại các làng nghề không xử lý triệt để các chất thải
ra môi trường xung quanh gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe người lao động. Số người dân tại các làng nghề mắc các bệnh đường hô
hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa là rất cao (đặc biệt là làng nghề Phong Khê).
Điều đó đặt ra mức độ đáng báo động về tình hình ô nhiễm làng nghề ở Việt Nam nói
chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng hiện nay.
Trong các nghiên cứu trên đều chỉ rõ sông Ngũ Huyện Khê đang bị ô nhiễm nặng đặc
biệt là hạ lưu của sông đoạn chảy qua làng nghề tái chế giấy Phong Khê, Phú Lâm.

8


 Từ thực tế trên cho thấy, vấn đề suy thoái tài nguyên nước lưu vực sông diễn ra
ngày càng nghiêm trọng trên các lưu vực sông ở Việt Nam. Việc tìm hiểu, xác định
các nguồn ô nhiễm chính là rất cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng
ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước, chất lượng môi trường sống của người dân khu vực
ven sông, đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển bền vững cho tương lai.
1.2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Ngũ Huyện Khuê - tỉnh Bắc
Ninh
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu của đề tài thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nằm trong tam giác
kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng
kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội.
Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2, có tọa độ địa lý từ 20°58' đến 21°16' vĩ độ
Bắc, từ 105°54' đến 106°19' kinh độ Đông.
Bắc Ninh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang,

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương,
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên
- Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội.
Bắc Ninh có lịch sử hình thành lâu đời. Từ mấy nghìn năm trước, người Việt cổ đã cư
trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông
Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công.
Chính vì vậy, Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có các hệ thống
giao thông, sông ngòi thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng. Đây là những yếu tố
rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu với bên ngoài và có vị trí quan
trọng về an ninh quốc phòng.
1.2.1.2 Khí hậu
- Nhiệt độ - độ ẩm:
Lưu vực sông Ngũ Huyện Khê - tỉnh Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Những năm trở lại
9


đây, nhiệt độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ tháng cao nhất là 29,7oC (tháng 6),
nhiệt độ thấp nhất là 15,6oC (tháng 12). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và
tháng thấp nhất là 13,1oC.
Nhiệt độ (oC)
35
30
25

Mùa đông
Mùa xuân
Mùa hè
Mùa thu


20
15
10
5
0
2011

2012

2013

2014

Hình 1.1: Nhiệt độ trung bình các mùa qua các năm của LVS Ngũ Huyện Khê
(Nguồn: Số liệu cuả Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh năm 2014)
Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 83%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng
không lớn. Độ ẩm tương đối thấp nhất là 65% thường xảy ra từ tháng 12, độ ẩm tương
đối cao nhất là 88-92% thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 4 trong năm.
Độ ẩm(%)

90
85

Mùa đông

80

Mùa xuân

75


Mùa hè

70

Mùa thu

65
2011

2012

2013

2014

Hình 1.2: Độ ẩm trung bình các mùa qua các năm của LVS Ngũ Huyện Khê
(Nguồn: Số liệu cuả Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh năm 2014)
- Lượng mưa:
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm của Lưu vực sông Ngũ Huyện Khê - tỉnh Bắc
Ninh khoảng 1500mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ
tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến

10


tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tháng có lượng mưa cao
nhất là tháng 7 và tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1.
Lượng mưa (mm)
600

500
400
300
200
100
0

Mùa thu
Mùa hè
Mùa xuân
Mùa đông
2011

2012

2013

2014

Hình 1.3: Lượng mưa trung bình các mùa qua các năm của LVS Ngũ Huyện Khê
(Nguồn: Số liệu cuả Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh năm 2014)
- Số giờ nắng- gió:
Trong các năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1360 giờ, trong đó tháng có
giờ nắng lớn nhất là tháng 9, 10; tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 1,2. Hàng năm có
hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc
thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào
tháng 1 khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang
theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.
Số giờ nắng(giờ)
200

150
Mùa đông
Mùa xuân
Mùa hè
Mùa thu

100
50
0
2011

2012

2013

2014

Hình 1.4: Số giờ nắng trung bình các mùa qua các năm của LVS Ngũ Huyện Khê
(Nguồn: Số liệu cuả Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh năm 2014)

11


×