Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu đánh giá khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài những cố gắng của bản
thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè trong
trường và các cá nhân, tập thể trên địa bàn nghiên cứu.
Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giáo viên TS. Nguyễn Đăng Giáp và
PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh đã trực tiếp hướng dẫn tôi xây dựng luận văn, luôn giảng
giải, chỉ dẫn, góp ý sâu sát một cách tận tình.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy, các cô giảng
dạy tại Trường Đại học Thủy lợi, các thầy cô là những người đã truyền thụ cho tôi
những kiến thức, ý tưởng trong suốt quá trình tôi được học tập tại trường, tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cơ quan cùng toàn thể các đồng nghiệp
Trung tâm nghiên cứu Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai – Phòng thí nghiệm trọng
điểm Quốc gia về động lực học sông biển, nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện, thời
gian để tôi hoàn thành khóa học.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả những thầy cô, bạn bè, tập thể, ban ngành và
đặc biệt là gia đình vì những động viên, giúp đỡ quý báu trong suốt thời gian qua, tôi
sẽ luôn ghi nhớ.
Vì những kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế, luận văn được
hoàn thành trong thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên
mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng toàn thể các bạn đọc
để luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn nữa.
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2016
Học viên

Nguyễn Tài Trí


LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là



: Nguyễn Tài Trí

Mã số học viên

: 138.580.212.070

Lớp

: 21Q21

Chuyên ngành

: Kỹ thuật tài nguyên nước

Mã số

: 60520212

Khóa học

: K21 (2013 - 2015)

Tôi xin cam đoan bản luận văn này được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Đăng Giáp và PGS. TS. Nguyễn Tuấn Anh với đề tài nghiên cứu
trong luận văn “Đánh giá khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi điển hình
khu vực hợp lưu sông Thao – Đà và Lô – Hồng và đề xuất giải pháp khắc phục”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước
đây, do đó không có sự sao chép từ bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được
thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong

luận văn đều được trích dẫn nguồn.
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung bản luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm theo quy định.
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN

Nguyễn Tài Trí


i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
I. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
II. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .......................................................................................4
1.1. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông khu vực nghiên cứu. ........................................4
1.1.1. Vị trí địa lý. ....................................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................................. 4
1.1.3. Đặc điểm địa chất. ............................................................................................. 6
1.14. Thổ nhưỡng ........................................................................................................ 8
1.1.5. Lớp phủ thực vật ............................................................................................. 10
1.2. Tổng quan nghiên cứu khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi khu vực
nghiên cứu: ................................................................................................................12
1.2.1. Các nghiên cứu về công trình lấy nước trên thế giới. ..................................... 12
1.2.2. Các nghiên cứu về công trình động lực lấy nước ở Việt Nam ........................ 13
1.2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu: ...................................................................... 15
1.2.4. Hiện trạng các công trình phòng chống lũ khu vực nghiên cứu ..................... 16
1.2.4.1. Hiện trạng đê điều: ....................................................................................... 16
1.2.4.2. Hiện trạng công trình cấp nước chính khu vực nghiên cứu. ........................ 19
1.3. Hệ thống hồ chứa thượng nguồn sông Hồng. ...................................................23

1.3.1. Hồ Hòa Bình................................................................................................... 23
1.3.2. Hồ Thác Bà..................................................................................................... 25
1.3.3. Hồ Tuyên Quang. ........................................................................................... 26
1.3.4. Hồ Sơn La ...................................................................................................... 27
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LẤY NƯỚC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI ĐIỂN HÌNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU. ............................................29
2.1. Thu thập phân tích, đánh giá số liệu. .................................................................29
2.1.1. Nguồn số liệu. ................................................................................................. 29


ii

2.1.2. Phân tích đánh giá số liệu................................................................................ 30
2.2. Lựa chọn phương pháp tính toán. ......................................................................31
2.2.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp.................................................................... 31
2.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống ..................................................................... 32
2.2.3. Phương pháp thống kê: ................................................................................... 33
2.2.4. Phương pháp phân tích chuỗi số liệu .............................................................. 34
2.3. Sử dụng phương pháp phân tích đánh giá chuỗi số liệu tính toán .....................36
2.3.1. Phân tích chuỗi số liệu lưu lượng. ...................................................................36
2.3.1.1. Phân phối một biến....................................................................................... 36
2.3.1.2. Đặc trưng năm .............................................................................................. 39
2.3.1.3. Phân tích sự biến đổi trước và sau khi có hồ ............................................... 41
2.3.2. Phân tích chuỗi số liệu mực nước ...................................................................45
2.3.2.1. Phân Phối một biến ...................................................................................... 45
2.3.2.2. Tương quan mực nước giữa các trạm .......................................................... 49
2.3.2.3. Phân tích sự biến đổi mực nước trước và sau khi có hồ Hòa Bình .............. 51
2.3.3. Phân tích lựa chọn năm kiệt điển hình ............................................................54
2.3.3.1. Phân tích số liệu hiện có.............................................................................. 54
2.3.3.2. Lựa chọn năm kiệt điển hình. ....................................................................... 59

2.3.4. Kết quả tính toán khả năng lấy nước công trình điển hình ...........................60
2.3.4.1 Tính toán theo phương pháp chuỗi số liệu liệt kê: ........................................ 60
2.3.4.2. Kết quả tính toán từ mô hình........................................................................ 71
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHÁC PHỤC TÌNH TRẠNG LẤY
NƯỚC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐIỂN HÌNH ....................................................77
3.1. Giải pháp phi công trình. ....................................................................................77
3.2. Giải pháp công trình. ..........................................................................................81
3.3. Kiến nghị một số kiểu đập điều tiết nước. .........................................................88
KẾT LUẬN ...............................................................................................................90
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................93


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu .................................................................... 16
Hình 2.1: Biểu đồ phân bố lưu lượng trạm Hòa Bình............................................. 41
Hình 2.2: Biểu đồ phân bố lưu lượng trạm Phú Thọ .............................................. 42
Hình 2.3: Biểu đồ phân bố lưu lượng trạm Việt Trì ............................................... 42
Hình 2.4: Biểu đồ phân bố lưu lượng trạm Sơn Tây .............................................. 43
Hình 2.5: Các đặc trưng thống kê tại một số trạm đo mực nước ............................ 48
Hình 2.6: Biểu đồ phân bố mực nước trạm Hòa Bình ............................................ 51
Hình 2.7: Biểu đồ phân bố mực nước trạm Phú Thọ .............................................. 52
Hình 2.8: Biểu đồ phân bố mực nước trạm Việt Trì ............................................... 52
Hình 2.9: Biểu đồ phân bố mực nước trạm Sơn Tây .............................................. 53
Hình 2.10: Các trạm bơm và các trạm thủy văn, mực nước khu vực nghiên cứu. . 61
Hình 2.11: Biểu đồ phân bố mực nước trạm bơm Bạch Hạc .................................. 68
Hình 2.12: Biểu đồ phân bố mực nước tại trạm bơm Đại Định năm 2010............. 70
Hình 2.13: Diễn biến mực nước theo các năm của trạm bơm Bạch Hạc................ 72
Hình 2.14: Diễn biến mực nước theo các năm của trạm bơm Trung Hà ................ 72

Hình 2.15: Diễn biễn mực nước theo các năm tại trạm bơm Đại Định .................. 73
Hình 3.1 : Mô hình quản lý thủy nông cơ bản kết hợp với cóc đơn vị quản lý hồ
chứa, nâng cao hiệu quả cung cấp nước tưới nông nghiệp ..................................... 81
Hình 3.2: Biểu đồ qua hệ Q và H tại trạm Trung Hà .............................................. 82
Hình 3.3: Biểu đồ quan hệ Q và H tại trạm bơm Bạch Hạc ................................... 82
Hình 3.4: Biểu đồ quan hệ Q và H tại trạm bơm Đại Định .................................... 83
Hình 3.5: Biểu đồ quan hệ Q=f(Z) các tháng mùa khô tại Hà Nội ......................... 84
Hình 3.6: Hình ảnh chỉnh trị thêm mỏ hàn khu vực Lô - Hồng.............................. 87
Hình 3.7: Sơ đồ cắt ngang đập phao điều tiết cố định ............................................ 88
Hình 3.8. Sơ đồ đập xà lan điều tiết thời vụ ........................................................... 89


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Bảng phân phối độ cao lưu vực sông Hồng ............................................ 5
Bảng 1.2 : Loại đất trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình ......................................... 8
Bảng 2.1: Hiệu chỉnh cao độ thuỷ văn theo cao độ Quốc gia ................................. 31
Bảng 2.2: Các đặc trưng thống kê tại một số trạm đo lưu lượng ........................... 37
Bảng 2.3: Biến động lượng nước trung bình năm tại một số vị trí ......................... 40
Bảng 2.4: Đặc trưng dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên hệ thống ............. 40
Bảng 2.5: Hệ số biến động Cv tại một số trạm trên hệ thống sông Hồng .............. 41
Bảng 2.6: Các đặc trưng thống kê về mực nước tại một số trạm nghiên cứu ......... 46
Bảng 2.7: Tương quan mực nước nhỏ nhất năm của của một số trạm ................... 49
Bảng 2.8: Tương quan mực lớn nhất năm của của một số trạm ............................. 50
Bảng 2.9. Phân nhóm dòng chảy kiệt ..................................................................... 55
Bảng 2.10: Dòng chảy kiệt khu vực nghiên cứu theo năm ..................................... 55
Bảng 2.11: Bảng quan trắc mực nước Hòa Bình và Trung Hà ............................... 61
Bảng 2.12: Bảng tính toán mực nước trạm bơm Trung Hà năm 2010 ................... 63
Bảng 2.13: Bảng quan trắc mực nước trạm Việt Trì và Sơn Tây năm 2010 .......... 65

Bảng 2.14: Bảng tính toán mực nước trạm bơm Bạch Hạc .................................... 66
Bảng 2.15: Bảng tính toán mực nước trạm bơm Đại Định năm 2010 .................... 69
Bảng 2.16: kết quả tính toán mực nước tại các trạm bơm năm 2010 .................... 71
Bảng 2.17: Kết quả tính toán mực nước hiện trạng tại vị trí cấp nước năm 1994 .. 73
Bảng 2.18: Kết quả tính toán mực nước hiện trạng tại vị trí cấp nước năm 2004 .. 74
Bảng 2.19: Kết quả tính toán mực nước hiện trạng tại vị trí cấp nước năm 2010 .. 74
Bảng 2.20: Kết quả tính toán mực nước hiện trạng tại vị trí cấp nước năm 2012 .. 74


1

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một loại tài nguyên quí giá và giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
của chúng ta. Không có nước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Theo
dự báo trong vòng 20 năm nữa, nhu cầu nước trên thế giới sẽ tăng 40%, trong khi
nguồn nước đang cạn kiệt ở mức báo động
Vùng hợp lưu Thao-Đà và Lô-Hồng nằm ở tọa độ địa lý 21o05’ đến 21o25’ vĩ
độ Bắc,105o15’ đến 105o30’ kinh độ Đông thuộc địa bàn 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội,
tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc
Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai của Việt Nam, đây là lưu vực
có tài nguyên nước khá dồi dào, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều theo
không gian và thời gian. Theo kết quả khảo sát, hiện nay trên hệ thống sông Hồng sự
suy giảm nguồn nước dẫn đến hiện tượng hạ thấp mực nước vào mùa khô càng trở
nên khốc liệt. Năm 2003, mùa mưa kết thúc sớm, lượng mưa thiếu hụt 10-30% so với
TBNN nên từ tháng 9/2003 đến tháng 3/2004, nhiều khu vực thiếu hụt khoảng 100300mm. Năm 2004, mùa mưa kết thúc sớm 1-2 tháng với lượng mưa 10 tháng đầu
năm thiếu hụt 30% so với TBNN. Đầu năm 2005, dòng chảy đến trên hai nhánh sông
Thao và sông Lô đều giảm khoảng 27-35%, dẫn đến tổng dòng chảy về toàn hệ thống
tại Sơn Tây rất nhỏ, mực nước tại Hà Nội ngày 8/3/2005 xuống đến 1,58m. Theo báo
cáo về tình hình hạn hán, thiếu nước trong mùa khô năm 2009-2010 của Trung tâm

Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, sông Hồng tại nhiều vị trí, từ thượng nguồn tới hạ du,
trên dòng chính và các sông nhánh đã xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử. Từ
tháng 11/2009 đến tháng 3/2010, dòng chảy sông Hồng trên dòng chính và trên các
sông nhánh từ thượng nguồn đến hạ du, đã liên tục suy giảm và xuất hiện những trị
số thấp nhất lịch sử trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ của hơn 100 năm qua (từ
0,76m xuống 0,4m, có thời điểm xuống thấp tới mức chỉ còn 0,1m - tại Hà Nội ngày
21/02/2010).

1


2

Tình trạng cạn kiệt nguồn nước trên hệ thống sông Hồng về mùa khô trong
những năm vừa qua ngày càng trầm trọng và diễn biến phức tạp. Mặc dù phía thượng
nguồn sông Hồng có nhiều hồ chứa có nhiệm vụ tham gia điều tiết mực nước cho
sông Hồng về mùa kiệt chống hạn cho hạ du. Nhưng thực tế, do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà mực nước trên hệ thống sông Hồng kể từ sau khi xây dựng các công
trình thủy điện ở thượng nguồn ngày càng bị hạ thấp. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp tới
khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi, làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt
của nhân dân cũng như gây ra những khó khăn khác.
Xuất phát từ thực trạng trên nên cần có một nghiên cứu để đánh giá và đề xuất
được các giải pháp nhằm đảm bảo nhu cầu dung nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
cũng như nhu cầu dung nước khác trong tương lai cho các hệ thống thủy lợi.
II. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1. Mục tiêu:

- Đánh giá sự biến đổi lưu lượng, mực nước từ hơ ̣p lưu sông Thao – Đà đế n Sơn
Tây.
- Đề xuất giải pháp đảm bảo khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi điển

hình từ hơ ̣p lưu sông Thao – Đà đế n Sơn Tây.
2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các kết quả đạt được:
a. Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập, phân tích số liệu có liên quan đế n nô ̣i dung nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá sự biế n đổ i lưu lượng, mực nước đến khả năng lấy nước
của các công trình thủy lợi điển hình khu vực nghiên cứu.
b. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và điều tra khảo sát;
- Phương pháp phân tích hệ thống;

2


3

- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích chuỗi số liệu;
c. Các kết quả đạt được
- Đánh giá được việc đảm bảo lấy nước tại các công trình thủy lợi điển hình khu
vực từ hơ ̣p lưu Thao – Đà đế n Sơn Tây.
- Đề xuất được một số giải pháp để có thể đảm bảo khả năng lấy nước của các công
trình thủy lợi điển hình khu vực từ hơ ̣p lưu Thao – Đà đế n Sơn Tây.

3


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN


1.1. Điều kiện tự nhiên lưu vực sông khu vực nghiên cứu.
1.1.1. Vị trí địa lý.
Lưu vực sông Hồng là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt
Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 169.000 km2 và diện
tích lưu vực của hai sông này trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 87.840 km2. Châu
thổ sông nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam có diện tích ước tính khoản
17.000km2. Chiều dài sông Hồng trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 328km. Phần lưu
vực nằm ở Trung quốc là: 81.200 km2 chiếm 48% diện tích toàn lưu vực.
Đây là con sông lớn thứ hai (sau sông Mêkông) chảy qua Việt Nam đổ ra biển
Đông. Sông Hồng được hình thành từ 3 sông nhánh lớn là sông Đà, sông Lô và sông
Thao. Lưu vực sông Hồng được giới hạn từ 20023’ đến 25030’ vĩ độ Bắc và từ 1000
đến 107010’ kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang và sông Châu Giang của Trung
Quốc;
+ Phía Tây giáp lưu vực sông Mê kông;
+ Phía Nam giáp lưu vực sông Mã;
+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình lưu vực sông Hồng có hướng dốc chung từ tây bắc xuống đông nam,
địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, khoảng 70% diện tích ở độ cao trên 500m
và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000m. Độ cao bình quân lưu vực
khoảng 1090m.
Phía tây có các dãy núi ở biên giới Việt Lào, có nhiều đỉnh cao trêm 1800m
như đỉnh Pu - Si - Lung (3076m), Pu - Den - Dinh (1886m), Pu - San - Sao (1877m).
Những đỉnh núi này là đường phân nước giữa hệ thống sông Hồng với hệ thống sông
4


5


Mê Kông. Trong lưu vực có dãy Hoàng Liên Sơn phân chia sông đà và sông Thao,
có đỉnh Phan Xi Pan cao 3143m, là đỉnh núi cao nhất ở nước ta. Độ cao trung bình
lưu vực của sông ngòi lớn, độ chia cắt sâu dẫn tới độ dốc bình quân lưu vực lớn, phổ
biến độ dốc bình quân lưu vực đạt từ 10% đến 15%. Một số sông rất dốc như Ngòi
Thia đạt tới 42%, Suối Sập 46,6%.
Trên lưu vực sông Hồng có nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc Đông
Nam hoặc Bắc Nam phân cách giữa các lưu vực:
+ Dãy Vô Lương và Ai Lao có đỉnh cao trên 3000m, ngăn cách lưu vực sông
Đà với sông Mê Công;
+ Dãy Hoàng Liên Sơn có ngọn núi Phan Xi Phăng cao 3142m ngăn cách giữa
sông Thao và sông Đà;
+ Dãy Tây Côn Lĩnh có đỉnh cao 2419m ngăn cách giữa sông Lô và sông
Thao;
Các dãy núi đều có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
làm cho lưu vực có độ dốc chung theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phân phối độ
cao của lưu vực sông Hồng như sau:
Bảng 1.1 : Bảng phân phối độ cao lưu vực sông Hồng
Phần trung quốc

Phần việt nam

Tổng cộng

Cao độ
(Km2)

(%)

(Km2)


(%)

(Km2)

(%)

>3000

90

0,1

25

0,04

115

0,08

3000-2500

990

1,2

155

0,25


1145

0,80

2500-2000

30860

38,0

11990

9,70

42850

30,12

2000-1500

30860

38,0

11990

9,70

42850


30,12

5


6

Phần trung quốc

Phần việt nam

Tổng cộng

Cao độ
(Km2)

(%)

(Km2)

(%)

(Km2)

(%)

1500-1000

30860


38,0

20570

9,70

42850

30,12

1000-500

15180

18,7

23550

3,70

35750

24,90

<500

4910

6,0


8,60

28460

20,00

Như vậy khoảng 55% diện tích lưu vực sông Hồng ở cao trình trên 1000m đối
với lãnh thố Việt Nam, chỉ 40% diện tích có cao trình trên 1000m;
Cao độ trung bình của lưu vực sông Thao là 547m, sông Đà 965m, sông Lô
884m, sông Cầu 190m, sông Thương 190m, sông Lục Nam 207m;
Trong đó sông Lô có độ dốc lưu vực lớn nhất (1,8m/km), sau đến sông Đà
(1,5m/km), sông Thao (1,2m/km), sông Thương (1,8m/km), sông Cầu (1m/km), sông
Lục Nam (1,2m/km).
1.1.3. Đặc điểm địa chất.
Trong mối quan hệ nhân quả, các đặc điểm và quá trình địa chất, trực tiếp hoặc
gián tiếp đều có tác động đến quá trình phát triển của lòng sông. Hầu hết khu vực
sông nghiên cứu mới hình thành khoảng hơn 1000 trước cho tới nay. Đây là khu vực
có quá trình phát triển địa chất lâu dài và mạnh mẽ thể hiện qua những mối tương tác
tích cực giữa các nhân tố nội sinh và ngoại sinh, khí hậu và phi khí hậu, giữa lục địa
và biển.
Căn cứ vào tài liệu khảo sát ở khu vực ta thấy địa tầng đoạn sông chủ yếu gồm
hai loại sau đây:
Trầm tích lòng sông gồm các tầng cát thô có màu vàng nhạt, lớp thực vật chưa
phân hoá hết, phía trên có lớp phù sa nông, đường kính trung bình hạt lòng sông
d50=92mm;
6


7


Tầng bồi tích đồng bằng, tầng này hiện nay chủ yếu là bờ của dòng sông gồm
chủ yếu là các tầng đất sét cát dày từ 0,8 ÷ 1m, giữa các tầng đất sét cát có xen kẽ các
lớp của con người đi lại trồng cây nên kết cấu của đất chặt chẽ hơn;
Địa chất ở đây được cấu tạo bởi nhiều nham thạch khác nhau. trong quá trình
xâm thực của Mác ma, sản phẩm của núi lửa như phún xuất, phiến trầm tích cùng với
sự phân bố của tầng đá vôi dày đến hàng nghìn met. Nham thạch ở đây được phân bố
phức tạp, diệp thạch và sa diệp thạch chiếm diện tích rất nhiều;
Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình nằm trong 3 miền kiến tạo lớn là miền
kiến tạo Đông Bắc, miền kiến tạo Tây Bắc Bộ và miền kiến tạo Cực Tây Bắc Bộ;
Ranh giới giữa các miền là đứt gãy Sông Chảy và đứt gãy Điện Biên - Lai
Châu. Trên phạm vi lưu vực có các đới kiến tạo lớn là An Châu, Sông Lô, Sông Hồng,
Fan Si Pan, Ninh Bình, Tú Lệ, Sông Mã, Sông Đà, Sơn La, Sông Gâm, Sông Hiến,
An Châu, Mường Tè và võng chồng Hà Nội;
Trong lưu vực, phát triển nhiều hệ thống đứt gãy lớn như hệ thống đứt gãy;
Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Lô, Fan Si Pan, Sông Đà, Sơn La, Lai Châu Điện Biên, Vạn Yên, Mường Pìa phát triển theo phương Tây Bắc - Đông Nam và hệ
thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam là các đứt gãy Thái Nguyên - Chợ Mới - Kim
Hỷ, đứt gãy đường 13A. Ngoài các đứt gãy sâu kể trên, trong vùng còn phát triển
nhiều hệ thống đứt gãy, trong đó chiếm ưu thế là hệ thống đứt gãy phương Tây
Bắc – Đông Nam, với hàng loạt các đứt gãy song song;
Ở sông Thao, các dãy núi có hướng Tây Bắc - Đông Nam mà độ cao giảm dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam, sườn rất dốc, nhiều khe sâu được cấu tạo bởi đá kết
tinh cổ gơnai, hoa cương, riôlit, pòcirit xen kẽ có những bề mặt bằng phẳng, các bồn
địa Than Uyên, Nghĩa Lộ, Quang Huy, các cao nguyên đá vôi tiếp nhau Xa Phìn, Xin
Chải, Sơn La, Mộc Châu. Nham thạch ở đây đã bị phong hoá, bóc mòn dữ dội, hiện
tượng đất lở, đá trượt xảy ra rất mạnh;

7


8


Phía Đông sông Thao là khối vòm sông Chảy, các cánh cung, nhiều nơi là
những vùng đá vôi dựng đứng. Có thể nói phần phía Đông của lưu vực phổ biến là
đá vôi, nhiều hang động, sông suối ngầm, có những khối nước sót riêng biệt. Hiện
tượng hang đá vôi đã làm tăng lượng nước thấm, giảm lượng bốc hơi, tăng lượng
dòng chảy các chất hoà tan. Vòm sông Chảy là một khối granit lớn và cổ nhất nước
ta, nhiều nơi phổ biến. Vùng đồi, ở hạ du các thung lũng sông, có những cánh đông
rộng , có chỗ là thung lũng xâm thực, bồi tụ. Tiếp giáp với đồng bằng bằng phẳng,
các thềm sông và bãi bồi;
Trong lưu vực, phát triển nhiều hệ thống đứt gãy lớn như hệ thống đứt gãySông
Hồng, Sông Chảy, Sông Lô, Fan Si Pan, Sông Đà, Sơn La, Lai Châu - Điện Biên,
Vạn Yên, Mường Pìa phát triển theo phương Tây Bắc - Đông Nam và hệ thống đứt
gãy Đông Bắc - Tây Nam là các đứt gãy Thái Nguyên - Chợ Mới - Kim Hỷ, đứt gãy
đường 13A. Ngoài các đứt gãy sâu kể trên, trong vùng còn phát triển nhiều hệ thống
đứt

gãy, trong đó chiếm ưu thế là hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam,

với hàng loạt các đứt gãy song song.
1.14. Thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra của viện nông hoá thổ nhưỡng, trong lưu vực có 10 loại
đất chính như sau:
Bảng 1.2 : Loại đất trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình
STT

Tên các loại đất

Diện tích (ha)

1


Đất phù sa sông Hồng

1.239.000

2

Đấy chiêm trũng Glây

140.000

3

Đất chua mặn

79.209

4

Đất mặn

90.062

5

Đất bạc màu

123.285

6


Đất đen

3.700
8


9

7

Đất Feralit đỏ vàng

4.465.856

8

Đất Feralit đỏ nâu trên đá vôi

229.295

9

Đất Feralit đỏ vàng có mùn trên núi

2.080.342

Đất phù sa sông Hồng nằm hầu hết ở các tỉnh đồng bằng và trung du đất có độ
PH từ 6,5 ÷ 7,5 thành phần cơ giới phổ biến là sét hoặc sét pha trung bình, đất có cấu
tượng tốt nhất là ở những vùng trồng màu hầu hết diện tích loại đất này đã được gieo

trồng từ 2 đến 3 vụ lúa mầu và cho năng suất khá cao, Đất chiêm trũng Glây loại đất
này tập trung ở những vùng đất trũng thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình,
Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phú, Thái Bình. Loại
đất này có nhiều sắt hàm lượng canxi - manhê từ 5÷6 mg/100g đất. Thường trồng từ
1 ÷ 2 vụ lúa trong năm, độ PH = 4 ÷ 4,5 bị chua và nghèo lân, kali có năng suất thấp,
cần được cải tạo bằng đưa nước phù sa sông Hồng thau chua và tăng chất dinh dưỡng
cho đất;
Đất chua mặn: loại đất này tập trung ở vùng trũng gần biển thuộc Hải Phòng,
TháiBình, Nam Định, Ninh Bình đất bị glây hoá mạnh độ PH = 4,0 hiện nay loại đất
này đang được trồng 2 vụ ÷ 3 vụ lúa màu có năng suất cao, song để duy trì và cải tạo
tốt loại đất này phải thường xuyên được đưa nước ngọt vào và thau chua rửa mặn
thay nước đầu vụ đảm bảo tốt cho cây trồng phát triển (lượng nước dùng để thau
chuakhoảng 1500 ÷ 1600 m3/ha);
Đất mặn: là loại đất phân bố dọc theo đê biển và đê cửa sông thuộc các tỉnh
Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và thành phố Hải Phòng thành phần cơ giới thay
đổi từ sét đến cát mịn, PH từ 7,3 ÷ 8,0 là đất có độ muối tan chiếm 0,25 ÷ 1,0% muốn
gieo trồng lúa hoa màu phải thường xuyên lấy nước ngọt, rửa mặn, hiện tại năng suất
cây ở đây thấp; có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản tuy nhiên còn phụ thuộc
vào độ mặn cũng như điều kiện địa hình. Đây là loại đất phải tùy thuộc vào điều kiện
tự nhiên mà khai thác sử dụng cho thích hợp;

9


10

Đất bạc màu: Loại đất này phân bố ven rìa đồng bằng thuộc các vùng đồi có
cao độ từ 15 ÷ 25m thuộc các tỉnh Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Phú thọ, Vĩnh Phúc,
Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Đất này có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo
mùn, kết von dưới tầng đế cày, đôi khi gặp đá ong hoá, cây trồng cho năng suất thấp,

để cải tạo tốt cần cấp nước phù sa, bón phân hữu cơ, đa dạng hóa cây trồng;
Đất đen: là loại đất phân bố ở các thung lũng đá vôi ở các cao nguyên Mộc
Châu, Mai Sơn, Thuận Châu (Sơn La), Tủa Chùa, Tam Đường (Lai Châu) vv... đất
có độ mùn cao (4,0÷5,0%) độ PH = 7,0 đất giàu canxi - manhê có cấu tượng viên tơi
xốp đạm (0,35÷0,5%) lân 0,7 ÷1% Kali khoảng 2% loại đất này phù hợp với các loại
cây công nghiệp cây ăn quả và hoa màu.
Đất Feralits đỏ vàng: loại đất này phân bố trên địa hình đồi núi thấp ở các tỉnh
Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai
Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn... Đất có độ mùn cao (2 ÷ 4%), đạm 2%, lân
0,08%, PH = 4÷4,1 là loại đất thích hợp với các cây lấy gỗ, cây công nghiệp và những
cây trồng cạn như: trẩu, sở, quế, chè và các cây nguyên liệu như mỡ, bồ đề vv...
Đất Ferlits đỏ nâu trên đá vôi thường ở các tỉnh miền núi như Hà Giang, Tuyên
Quang, Hoà Bình thành phần chính là CaCO3 và cặn sét đất có cấu tượng hạt chắc,
nói chung là tốt nhưng phần dưới là đá vôi nên mất nước thích hợp với cây trồng cạn
như ngô đậu lạc và thích với cây cần ít nước và chịu hạn.
Đất Feralit đỏ vàng có mùn trên núi: Đất mòn alít trên núi cao phân bố tập
trung ở các đỉnh núi cao có nhiều mùn thảm thực vật dày trên 1cm, sau đó là tầng
mùn dày (6÷7) cm tiếp đến là đất màu đen nhạt dần sang thẫm, đất thích hợp cho việc
trồng rừng và các cây lâm sản quý hiếm.
1.1.5. Lớp phủ thực vật
Thực vật trong lưu vực sông Hồng rất phong phú. Do sự khác biệt về điều kiện
khí hậu và thuỷ văn, rừng phân bố theo độ cao và được chia ra 2 loại chính, từ 700m
trở lên và dưới 700m. Từ 700m trở lên, rừng chủ yếu là rừng kín hỗn hợp lá cây rộng,
lá kim ẩm á nhiệt đới và rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. ở độ cao dưới 700m,
10


11

rừng chủ yếu là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Ngoài ra, còn có các loại

rừng trồng, các loại cây bụi trên các đồi trọc.
Do khai thác, đốt phá rừng bừa bãi nên tỷ lệ rừng che phủ trong lưu vực
còntương đối thấp, nhất là vào các thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ 20. Theo kết quả điều
tra của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tỷ lệ rừng che phủ vào đầu thập kỷ 80 trong
lưu vực sông Hồng phần thuộc lãnh thổ Việt Nam chỉ còn khoảng 17,4%.
Trong những năm gần đây, nhờ có phong trào trồng và bảo vệ rừng nên tỷ lệ
rừng che phủ ở các tỉnh trong lưu vực sông Hồng - Thái Bình đã tăng lên đáng kể.
Tính đến năm 1999, tỷ lệ rừng che phủ ở vùng trung du và miền núi đã tăng lên 35%.
Lớp phủ thực vật trên lưu vực sông Hồng biến đổi theo độ cao của mặt lưu
vực, theo điều kiện thổ nhưỡng. Phần lớn vùng núi và vùng đồi là rừng trồng và rừng
tự nhiên, đất hoang.
Vào năm 1960 còn 3,6 triệu ha chiếm 42%.
Nhưng vào năm 1987 chỉ còn khoảng 2,66 triệu ha tức 31%, còn đất khoảng 5
triệu ha tức 58%. Rừng trên lưu vực sông Hồng có tác dụng ngăn lũ chống xói mòn,
tăng độ ẩm của lưu vực. Việc phá rừng trong 3 thập kỷ qua đã làm cho tỷ lệ diện tích
tầng phủ trên lưu vực giảm đến mức nguy hiểm, cần được xem xét khắc phục.
Do vậy vấn đề cấp thiết đang được đặt ra để giải quyết hậu quả do việc phá
rừng nêu trên là bảo vệ có hiệu quả rừng hiện có, phủ xanh đất trống đồi trọc, đưa tỷ
lệ rừng lên từng bước như đầu thế kỷ; trước mắt, cần tập trung vào các vùng có vị trí
phòng hộ đầu nguồn, thượng lưu các công trình quan trọng như kho nước Hoà Bình,
Thác Bà... Đồng thời tiến hành giải quyết tốt các công trình xã hội như định canh
định cư, tổ chức trồng rừng theo phương thức nông lâm kết hợp, tổ chức công tác
quản lý và bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy, áp dụng rộng rãi kỹ thuật viễn thám
để nắm kịp thời tình trạng diễn biến của rừng v.v...

11


12


1.2. Tổng quan nghiên cứu khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi khu
vực nghiên cứu:
1.2.1. Các nghiên cứu về công trình lấy nước trên thế giới.
Các nước đi đầu trong công cuộc xây dựng các hệ thống lấy nước phải kể đến
như: Liên Xô, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản...
Trung Quốc có trên 55 triệu trạm bơm lớn nhỏ đảm nhận việc tưới tiêu cho
hơn 6 triệu héc ta đất nông nghiệp. Các trạm bơm lớn phải kể đến như: Jiangdu,
Yingquan, Tao Dam Niyaz Yingshang, Yingshang Three Mile... Tuy nhiên trong
những năm gần đây hiệu quả hoạt động của các trạm bơm không cao gây hạn hán và
lãng phí điện. Theo nghiên cứu của Bộ Thủy lợi Trung Quốc thì các nguyên nhân
chính là do:
Các trạm bơm này hầu hết đều được xây dựng từ thập kỷ 50, 60 nên đã lạc hậu
và xuống cấp, các thiết bị cũ kỹ;
Mực nước trên các sông như sông Dương Tử, sông Hoàng Hà, sông Tarim,
Hắc Long Giang... ngày càng xuống thấp khiến cho nhiều trạm bơm không thể lấy đủ
nước theo thiết kế gây ra hạn hán ở nhiều nơi đặc biệt là phần phía tây bắc Trung
Quốc;
Do quy hoạch và thiết kế không hợp lý;
Trước tình hình đó Trung Quốc đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp khắc
phục tình trạng đó như:
Biên soạn và cải tiến lại các tiêu chuẩn thiết kế, hướng tầm nhìn chiến lược
vào quy hoạch thủy lợi.
Xây dựng các trạm bơm mới với công suất lớn (Trạm bơm Hồ Bắc công suất
lắp đặt 1.210.300 kW, thoát nước 12946m3/s...);
Nghiên cứu đưa vào sử dụng các cống đầu mối lấy nước nhằm phát huy tốt
khả năng lấy nước và giảm hao tổn năng lượng;
Cải cách trong việc phân cấp quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình vận hành các
công trình lấy nước, nghiên cứu đưa vào các công trình lấy nước vận hành tự động;
12



13

Nga, Mỹ, Nhật cũng là những nước có nhiều hệ thống lấy nước đang hoạt động
phục vụ cho nông nghiệp và sinh hoạt. Ở mỗi nước đều có những nghiên cứu nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống lấy nước, tuy nhiên nhìn chung thì
hướng nghiên cứu chính của họ là: thay đổi tiêu chuẩn thiết kế cho phù hợp với điều
kiện thực tế, tự động hóa trong công tác vận hành và nghiên cứu các loại công trình
đầu mối mới đáp ứng tốt yêu cầu;
Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay khi mà nguồn nước ngày càng được sử dụng
triệt để vào các nhu cầu như sinh hoạt, công nghiệp, thủy điện ... và vấn đề biến đổi
khí hậu cũng đã làm giảm mực nước và lưu lượng nước sông vào mùa kiệt khiến cho
nhiều nơi lấy nước không thể lấy được nước, gây ra hạn hán trên diện rộng;
Mỗi quốc gia có một phương pháp riêng để nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các công trình lấy nước. Tuy nhiên, nhìn
chung thì các nghiên cứu của mỗi quốc gia lại có một hướng đi riêng nhưng đều tập
trung vào các yếu tố tác động đến việc làm thay đổi tính chất dòng chảy trong sông.
1.2.2. Các nghiên cứu về công trình động lực lấy nước ở Việt Nam
Trải qua hàng trăm năm sinh sống chủ yếu là nền văn minh lúa nước. Ngành
thủy lợi của Việt Nam đã sớm được chú trọng và phát triển ổn định. Trên sông Hồng
có hàng chục công trình lấy nước lớn nhỏ phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, công
nghiệp và các ngành kinh tế khác. Các lấy nước này tùy thuộc vào quy mô lớn nhỏ
mà có các quy trình vận hành khác nhau. Trải qua thời gian vận hành, cùng với những
thay đổi của đặc trưng dòng chảy trong sông đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu
quả làm việc của các công trình lấy nước này;
Từ năm 2003 đến nay mực nước sông Hồng thường xuyên duy trì thấp, chỉ có
vài đợt xả từ hồ Hòa Bình có thể duy trì mực nước trên 2m tại Hà Nội còn lại đều
thấp hơn và có những thời điểm chỉ còn <0,1m. Với mực nước đó các công trình thủy
lợi lấy nước từ sông Hồng (chiếm khoảng 60% diện tích tưới của toàn thành phố)
không lấy được nước hoặc công suất giảm mạnh;


13


14

Vấn đề khai thác thủy điện bậc thang chưa hợp lý ở nước ta cũng gây ra ảnh
hưởng lớn đến sự thay đổi mực nước trong hệ thống sông ngòi Việt Nam. Có ba vấn
đề tồn tại cần xem xét trong quản lý, vận hành công trình thủy điện.
Thứ nhất, chưa có sự phối hợp giữa quá trình vận hành, xả nước của nhà máy
thuỷ điện và yêu cầu dùng nước ở hạ lưu nên các ngành chưa sử dụng một cách hiệu
quả nhất lượng nước mà công trình thủy điện xả xuống hạ du. Thực tế này đã làm
giảm hiệu quả sử dụng đa mục tiêu nguồn nước được tạo ra từ các công trình thuỷ
điện.
Thứ hai, các nhà máy thuỷ điện hiện nay đều vận hành phát điện hàng ngày
theo chế độ phủ đỉnh, trong đó để tạo ra hiệu quả sản xuất điện năng cao nhất nên vào
ban đêm, lượng nước qua tuốc bin xả xuống hạ lưu giảm đến mức tối thiểu, hoặc có
khi ngừng hẳn, thực tế này gây mâu thuẫn và ảnh hưởng đến sử dụng nước của các
ngành khác ở hạ du;
Ngoài ra, việc vận hành hệ thống công trình thuỷ điện bậc thang là một biện
pháp vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng đa mục tiêu nguồn nước của
hệ thống các công trình thuỷ điện. Tuy nhiên, công tác này chưa được chú ý, quan
tâm đúng mức nên không phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng nguồn nước của toàn
hệ thống bậc thang, đây là một hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết;
Thứ ba, do việc tổ chức quản lý và lập kế hoạch đầu tư, khai thác phục vụ thủy
sản, du lịch, giải trí của các hồ thủy điện chưa thích đáng nên hiệu quả sử dụng nước
các hồ chứa thuỷ điện trong thực tế còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó nạn khai thác cát tràn lan, xây dựng các công trình bảo vệ bờ và
chỉnh trị sông chưa hợp lý cũng góp phần không nhỏ khiến cho nhiều lấy nước không
thể hoạt động được.

Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu về các công trình lấy nước và sự biến đổi nguồn
nước nhằm nâng cao hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, cụ thể như sau:
- Viện Quy hoạch thủy lợi - Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực
sông Hồng - sông Thái Bình 2006;

14


15

GS.TS. Lê Kim Truyền - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn điều hành
cấp nước mùa cạn cho đồng bằng sông Hồng 2007;
TS. Phạm Văn Thu - Nghiên cứu giải pháp nhằm đảm bảo lấy nước tưới chủ
động cho hệ thống các lấy nước ở hạ du hệ thống sông Hồng - Thái Bình trong điều
kiện mực nước sông xuống thấp;
Phạm Quang Sơn, 2004 - Diễn biến lòng dẫn hạ lưu sông Hồng trong 15 năm
vận hành khai thác nhà máy thủy điện Hoà Bình. TC Các khoa học về trái đất, 26/4:
520 -531.Hà Nội
Định hướng các giải pháp ổn định và tôn tạo đoạn sông Hồng qua Hà Nội GS.TS Lương Phương Hậu
TS. Phạm Văn Thu – Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy bơm hướng trục ngang,
chìm kiểu Capsule, tỷ tốc cao lưu lượng từ 5000m3/h - 7000m3/h;
Quy hoạch hệ thống chi tiết Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu:
Khu vực ngã ba sông Thao - Đà và Lô - Hồng thuộc vùng trung lưu của hệ
thống sông Hồng, có vị trí địa lý từ 21005’ đến 21025’ vĩ độ Bắc; 105015’ đến 105030’
kinh độ Đông, thuộc địa phận của 3 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Phú Thọ và Vĩnh
Phúc.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ vùng hợp lưu Thao - Đà và Lô Hồng, trong đó:
+ Sông Thao: Từ địa phận xã Bản Nguyên – Lâm Thao tương ứng với Km
88TST và địa phận xã Thượng Nông - Tam Nông tương với Km 77HST đến địa phận

phường Bến Gót thành phố Việt Trì tương ứng với K105 HST. Đoạn sông này có
chiều dài khoảng 15km;
+ Sông Đà: Từ thượng lưu cầu Trung Hà tương ứng với Km 0 - 150 HSH đến
địa phận thuộc xã Tản Hồng - Ba Vì tương ứng với Km 12 HSH. Đoạn sông này có
chiều dài khoảng 12km;

15


16

Hình 1.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu

+ Sông Lô: Từ thượng lưu cầu Việt Trì tương ứng với vị trí Km 69+400 TSL
đến ngã ba Thao Đà (Phường Bến Gót, Việt Trì), Đoạn sông này có chiều dài khoảng
4,5km;
+ Sông Hồng: Từ địa phận xã Tản Hồng – Ba Vì tương ứng với Km12 HSH
đến địa phận xã Châu Sơn tương ứng với Km14+200 HSH. Đoạn sông này có chiều
dài khoảng 2,2km.
1.2.4. Hiện trạng các công trình phòng chống lũ khu vực nghiên cứu
1.2.4.1. Hiện trạng đê điều:
Tuyến đê sông Thao
a) Tuyến đê tả sông Thao

16


17

Dài 105 km, từ K0 K105 (Tương ứng từ xã Hậu Bổng - huyện Hạ Hoà đến

phường Bến Gót- TP Việt Trì) dài 105 Km, bao gồm:
1) Đê cấp I, cấp II :
Đoạn từ K61,5  K105: (Tương ứng từ xã Thanh Minh- thị xã Phú Thọ đến
phường Bến Gót - thành phố Việt Trì), dài 43,5 Km bảo vệ thị xã Phú Thọ, huyện
Lâm Thao, TP.Việt Trì;
- Các chỉ tiêu thiết kế cao trình đỉnh đê: Mực nước thiết kế tương ứng tại Phú
Thọ (+21.20)m; Việt Trì (+18.00)m; Hà Nội (+13.10)m;
- Cao trình đỉnh đê hiện tại: Đoạn từ K61,5 K64 qua đồi thị xã Phú Thọ, còn
lại cao trình toàn tuyến đảm bảo chống lũ;
- Mặt cắt ngang đoạn K80,1  K98,6: Mặt đê rộng 12,5m, mái phía sông ms
=1,5; phía đồng mđ = 1,5;
2) Đê cấp IV:
Từ K0  K61,5 (Tương ứng từ xã Hậu Bổng- Hạ Hoà đến xã Thanh Minh- thị
xã Phú Thọ) dài 61,5 Km, bảo vệ huyện Hạ Hoà, Thanh Ba và thị xã Phú Thọ.
- Các chỉ tiêu thiết kế cao trình đỉnh đê: Mực nước thiết kế tương ứng P = 5%;
Cao trình đỉnh đê = MNTK + Độ cao an toàn + HSL Tương đương MNBĐ3 + 1,2 m.
- Mặt cắt ngang: Mặt đê rộng (4- 7,5)m, mái phía sông ms =1,5; phía đồng mđ
= 2,0; không có cơ, hầu hết chưa có hành lang 5m;
b) Tuyến đê hữu sông Thao
Từ K0K78 dài 78Km (Từ xã Hiền Lương - Hạ Hoà đến xã Hồng Đà - Tam
Nông
1) Đoạn từ K0  K71:
Dài 71Km (Từ xã Hiền Lương - Hạ Hoà đến xã Hương Nộn - Tam Nông)
- Các chỉ tiêu thiết kế cao trình đỉnh đê: Mực nước thiết kế tương ứng P = 5%;
Cao trình đỉnh đê = MNTK + Độ cao an toàn + HSL Tương đương MNBĐ3 + 1,2m;
- Cao trình: Toàn tuyến đã đảm bảo cao trình chống lũ theo tiêu chuẩn đê cấp
IV.
2) Đoạn K71  K78 (Đê vùng chậm lũ Tam Thanh):
17



18

- Cao trình: Đảm bảo cao trình thiết kế; MNTK tại K71: (+19.72)m, tại K78:
(+19.20)m; cao độ đỉnh đê tại K71: (+21.28)m, tại K78: (+20.34)m;
- Mặt cắt ngang: Mặt đê rộng B= 4,5 m; mái đê phía sông ms = 1,5; phía đồng
mđ = 2,0; Cải tạo mặt đê bằng đất cấp III lẫn sỏi sạn; tại khu vực K76, năm 2002 xây
dựng các hố mìn chậm lũ.
Tuyến đê sông Lô
a) Tuyến đê tả sông Lô:
Từ K0K12 dài 12 km; Bảo vệ 3 xã Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ - Đoan
Hùng
- Cao trình: Đảm bảo cao trình thiết kế, cao trình đỉnh đê tại K0: (+24.67)m;
tại K12: (+22.64)m; MNBĐ3 tại K0: (+22.96)m, tại K12: (+21.42)m.
b) Tuyến đê hữu sông Lô
Dài 72 km, từ K0-:-K72 (Tương ứng từ xã Chí Đám - Đoan Hùng đến phường
Bến Gót - TP Việt Trì) dài 72 Km, bao gồm:
1) Đê cấp I, cấp II:
Đoạn từ K62,5 K72 (Từ xã Phượng Lâu đến phường Bến Gót- TP. Việt Trì)
dài 9,5 Km bảo vệ trực tiếp cho TP.Việt Trì;
- Cao trình: Các chỉ tiêu thiết kế cao trình đỉnh đê: Mực nước thiết kế tương
ứng tại Việt Trì (+18.00)m; Hà Nội (+13.10)m. Cao trình đỉnh: Đê cấp I = MNTK +
1,0m; Đê cấp II = MNTK + 0,8m;
2) Đê cấp IV:
Dài 62,5 km, từ K0 xã Chi Đám - huyện Đoan Hùng đến K62,5 xã Phượng
Lâu - TP. Việt Trì. Trực tiếp bảo vệ cho các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh và TP.Việt
Trì . Đoạn đê từ K0 đến K9 đang lập dự án nâng cấp; Đoạn Từ K9 đến K12,36 đã rải
bê tông nhựa mặt đường; đoạn từ K12,36 đến K47 đã thi công xong phần đất theo dự
án đường chiến thắng sông Lô.
- Cao trình: Các chỉ tiêu thiết kế cao trình đỉnh đê: Mực nước thiết kế tương

ứng P = 5%; Cao trình đỉnh đê tương đương MNBĐ3 + 1,2 m.
Tuyến đê sông Đà
18


19

1) Đoạn từ K0A-:-K11,5:
Từ xã Tinh Nhuệ, Huyện Thanh Sơn đến xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ.
- Cao trình: Các chỉ tiêu thiết kế cao trình đỉnh đê: Cao trình đỉnh đê = MNTK
+ Độ cao an toàn + HSL.
K0AK10AK0 và từ K0K11,5 cao trình đỉnh đê tương đương MNBĐ3
+1,2m;
2) Đoạn từ K11,5-:- K33 (Đê vùng chậm lũ Tam Thanh):
- Cao trình: Các chỉ tiêu thiết kế cao trình đỉnh đê: Cao trình đỉnh đê = MNTK
+ Độ cao an toàn + HSL.
Từ K11,5 K33 mực nước thiết kế tương ứng tại La Phù: (+19,48) m; Trung
Hà: (+19,00)m; Việt Trì (+18.00)m; Hà Nội (+13.10)m.
Đoạn từ K23 K33 mặt cắt đê được cứng hoá bằng nhựa, mặt rộng 9,0m, cứng
hoá 7,0m; mái đê phía sông ms =1,5; phía đồng mđ=2,0.
Tuyến đê sông Hồng
a) Tuyến đê tả sông Hồng
Đây là đê cấp I có chiều dài 28.770 Km từ K0 (xã Bồ Sao huyện Vĩnh Tường)
đến K28+770 (xã Nguyệt Đức huyện Yên Lạc);
* Cao trình đỉnh đê: Đỉnh đê có cao trình: (+19,31) tại K0; ( +18,96) tại K6;
(18,88) tại K8; (+17,51) tại K27, cao hơn mức nước thiết kế từ 0,61 – 1,12 m (theo
Quyết định số: 612/QĐ-PCLB ngày 07/8/2002 của Bộ NN& PTNT về việc quy định
mức nước thiết kế cho tuyến đê thuộc tỉnh Vĩnh Phúc).
b) Tuyến đê hữu sông Hồng
Tuyến đê hữu Hồng kéo dài từ km 0 từ cầu Trung Hà đến km 15 thuộc xã Châu

Sơn huyện Ba vì. Tuyến đê trên còn khá tốt bao bọc cho các xã Thái Hòa, Phong Vân,
Cổ Đô, Phú Cường, Tản Hồng và Châu Sơn huyện Ba Vì. Tuyến đê nằm sát sông có
hệ thống kè bảo vệ còn khá tốt.
1.2.4.2. Hiện trạng công trình cấp nước chính khu vực nghiên cứu.
(1) + TB Trung Hà cũ:

19


×