Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo và nâng cấp nhằm nâng cao năng lực tiêu_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 98 trang )

-1-

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... - 1 Chương 1......................................................................................................................... - 4 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... - 4 1.1. Nhóm kết quả nghiên cứu của các chuyên gia và tổ chức quốc tế........................ - 4 1.2. Nhóm dự án quy hoạch tiêu nước và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu nước cho
các hệ thống thủy lợi. ...................................................................................................... - 4 1.3. Nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học. ................................................................... - 5 1.4. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật . ................................................................ - 6 1.5. Nhận xét và kết luận chương 1. ............................................................................... - 6 Chương 2......................................................................................................................... - 8 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ............................................................... - 8 2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Xuyên và lưu vực tiêu trạm bơm Khai Thái... - 8 2.1.1. Vị trí và điều kiện địa lý. ....................................................................................... - 8 2.1.2. Khí hậu và thổ nhưỡng vùng nghiên cứu............................................................. - 8 2.1.3. Điều kiện địa hình vùng nghiên cứu. ................................................................. - 11 2.1.4. Điều kiện địa chất vùng nghiên cứu................................................................... - 12 2.1.5. Lưu vực tiêu và sông ngòi vùng nghiên cứu. ..................................................... - 13 2.2. Tình hình kinh tế - xã hội trên lưu vực tiêu trạm bơm Khai Thái ...................... - 15 2.2.1. Dân số .................................................................................................................. - 15 -


-2-

2.2.2. Thực trạng sản xuất vùng nghiên cứu. .............................................................. - 16 2.2.3. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030. ............................................................................................................................... - 18 2.3. Hiện trạng thủy lợi. ................................................................................................ - 20 2.3.1. Hiện trạng công trình tiêu nước vùng nghiên cứu. ........................................... - 20 2.3.2. Phân vùng tiêu và hướng tiêu trong lưu vực. .................................................... - 26 2.4. Nhận xét và kết luận............................................................................................... - 34 Chương 3....................................................................................................................... - 36 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TÍNH TOÁN TIÊU NƯỚC ................ - 36 CHO HỆ THỐNG TIÊU TRẠM BƠM KHAI THÁI .......................................... - 36 3.1. Các đối tượng tiêu nước chính. ............................................................................. - 36 3.2. Xác định mô hình mưa tiêu thiết kế. ..................................................................... - 38 3.2.1. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán.......................................... - 38 3.2.2. Phương pháp và kết quả tính toán mô hình mưa tiêu thiết kế. ......................... - 47 3.3. Tính toán hệ số tiêu ............................................................................................... - 57 3.3.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán .......................................................... - 57 3.3.2. Tính toán hệ số tiêu cho từng loại đối tượng .................................................... - 59 3.3.3. Kết quả tính toán hệ số tiêu cho hệ thống.......................................................... - 69 3.4. Tính toán cân bằng nước........................................................................................ - 72 3.5. Nhận xét và đánh giá chung về kết quả nghiên cứu ở chương 3......................... - 74 -


-3-

Chương 4....................................................................................................................... - 76 ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TIÊU NƯỚC HỢP LÝ ..................... - 76 CHO HỆ THỐNG TIÊU TRẠM BƠM KHAI THÁI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU.. - 76 PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................................ - 76 4.1. Nguyên tắc chung ................................................................................................... - 76 4.2. Cơ sở khoa học, khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các giải pháp đề xuất. . - 77 4.2.1. Cơ sở về hiện trạng công trình tiêu đã có trên vùng nghiên cứu và

tính toán

cân bằng nước cho toàn vùng. ...................................................................................... - 77 4.2.2. Cơ sở về điều kiện tự nhiên của hệ thống trạm bơm Khai Thái....................... - 79 4.2.3. Cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của lưu vực trạm bơm
Khai Thái thuộc huyện Phú Xuyên. .............................................................................. - 80 4.2.3. Cơ sở thực trạng công trình và công tác quản lý – khai thác trạm bơm Khai
Thái… ............................................................................................................................- 81 4.3. Đề xuất các giải pháp giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiêu cho hệ thống tiêu của
trạm bơm Khai Thái giai đoạn 2015-2030................................................................... - 82 4.3.1. Khái quát về các giải pháp đề xuất. ................................................................... - 82 4.3.2. Giải pháp phi công trình..................................................................................... - 83 4.3.3. Giải pháp công trình. .......................................................................................... - 85 4.4. Nhận xét và kết luận chương 4. ............................................................................. - 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... - 91 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... - 93 -



-1-

MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trạm bơm tiêu Khai Thái là một trong những công trình thủy lợi quan trọng


của hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ, được lập dự án tiền khả thi năm 1993, lập
BCNCKT năm 1995, lập TKKT - TDT năm 1996. Công trình đầu mối chính thức
khởi công xây dựng bằng vốn vay ADB2 từ tháng 1/1997 đến tháng 12/2000 thi
công xong và tháng 6/2002 bàn giao cho công ty TNHH một thành viên khai thác
công trình thủy lợi Sông Nhuệ quản lý. Công trình đầu mối trạm bơm Khai Thái lắp
3 tổ máy loại 7,0 m3/s do Ấn Độ sản xuất, đặt tại thôn Khai Thái - Xã Khai Thái Huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ:
- Tiêu trực tiếp ra sông Hồng cho 4.208 ha đất tự nhiên (trong đó có 3.139 ha
đất canh tác) của 8 xã phía đông huyện Phú Xuyên gồm Văn Nhân, Thuỵ Phú, Nam
Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Tri Thủy, Phúc Tiến, Thị trấn Phú
Xuyên với hệ số tiêu thiết kế là 4,8 l/s/ha.
- Tiêu hỗ trợ cho 1.132 ha khu vực từ phía tây quốc lộ 1A đến bờ hữu sông
Nhuệ nằm dọc theo kênh A2-7 khi mực nước sông Nhuệ tại trạm bơm Lễ Nhuế 2
lên mức trên + 4,50 m.
- Kết hợp lấy phù sa sông Hồng (qua cống lấy sa) để tưới hỗ trợ cho trên
4.000 ha đất canh tác nằm trong vùng tiêu và 2 xã phía nam khu tiêu.
Theo đánh giá của Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy
lợi Sông Nhuệ, từ ngày bàn giao cho Công ty quản lý đến nay, mặc dù công trình
đầu mối thỉnh thoảng xuất hiện một số trục trặc nhỏ ở bộ phận cơ điện nhưng nhìn
chung toàn bộ hệ thống tiêu Khai Thái hoạt động tương đối tốt, phù hợp với năng
lực của nó. Tuy nhiên do hệ thống công trình tiêu nước được nghiên cứu tính toán
thiết kế vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước với mục tiêu chủ yếu là đáp
ứng yêu cầu tiêu nước cho nông nghiệp là chính nên hệ số tiêu thiết kế rất thấp
(hệ số tiêu của công trình đầu mối chỉ có 4,80 l/s/ha, của kênh mương và công trình


-2-

trên kênh là 6,20 l/s/ha). Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của quá trình
công nghiệp hoá và đô thị hoá nên yêu cầu tiêu nước của hệ thống thủy lợi Sông
Nhuệ nói chung và của lưu vực tiêu trạm bơm Khai Thái nói riêng lớn hơn rất nhiều

so với năng lực tiêu thực tế của các công trình thủy lợi đã xây dựng. Vì vậy hàng
năm cứ đến mùa mưa trên hầu hết các tiểu vùng thuộc hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ
cũng như trên lưu vực tiêu của trạm bơm Khai Thái thường xuyên xảy ra tình trạng
úng ngập với mức độ ngày một nghiêm trọng hơn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sản xuất và đời sống của nhân dân.
Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, cùng với việc quy
hoạch xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hoá và các sản phẩm nông nghiệp khác có
chất lượng cao để xuất khẩu, trên lưu vực tiêu của trạm bơm Khai Thái sẽ hình
thành một số trung tâm đô thị và công nghiệp lớn của Hà Nội trong đó có khu công
nghiệp hỗ trợ và đô thị dịch vụ Nam Hà Nội quy mô 640 ha, định hướng mở rộng
lên 2.000 ha. Như vậy, với kết cấu và quy mô của các công trình tiêu đã có trong
lưu vực trạm bơm Khai Thái, chỉ với nhu cầu tiêu nước cho thời điểm hiện tại đã
chưa thể đáp ứng được thì đến năm 2030 yêu cầu tiêu nước còn lớn hơn và khẩn
trương hơn thì mâu thuẫn giữa nhu cầu về tiêu thoát nước với khả năng tiêu nước và
chuyển tải nước của các công trình này càng trở nên căng thẳng hơn. Do vậy đề tài
luận văn cao học “Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải tạo và nâng cấp nhằm nâng
cao năng lực tiêu cho hệ thống tiêu của trạm bơm Khai Thái - Huyện Phú
Xuyên - TP. Hà Nội” là rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao năng lực tiêu nước cho hệ
thống tiêu trạm bơm Khai Thái. Đồng thời làm rõ được cơ sở khoa học và thực tiễn
của giải pháp đề xuất phù hợp với quá trình biến đổi về cơ cấu sử dụng đất và quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực.


-3-

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ứng dụng
Đối tượng nghiên cứu là hệ số tiêu, công trình tiêu và giải pháp tiêu nước.
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là các cơ sở khoa học và khả năng áp dụng vào thực

tiễn của đề xuất giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực tiêu nước của công trình
đầu mối và các công trình truyền tải nước hệ thống tiêu của trạm bơm Khai Thái.
4. Nội dung và kết quả nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng công trình tiêu và khả năng đáp ứng của các công trình
này trong lưu vực tiêu của trạm bơm Khai Thái có xét đến mối liên hệ với các khu
vực khác thuộc hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ.
- Tính toán hệ số tiêu và yêu cầu tiêu nước cho lưu vực nghiên cứu ở thời
điểm hiện tại và dự kiến đến năm 2020. Điều kiện để áp dụng hệ số tiêu thiết kế đã
đề xuất trong luận văn.
- Đề xuất giải pháp tiêu nước cho lưu vực nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích cơ sở khoa học, khả năng áp dụng vào thực tiễn
của các giải pháp đề xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp kế thừa
Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác
giả đã nghiên cứu liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá
và tổng hợp tài liệu để rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào thực tiễn.
6. Địa điểm nghiên cứu
Lưu vực tiêu của trạm bơm Khai Thái thuộc huyện Phú Xuyên – TP. Hà Nội.


-4-

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhóm kết quả nghiên cứu của các chuyên gia và tổ chức quốc tế.
Trong những năm gần đây có nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế (tổ chức
chính phủ và phi chính phủ) đến nghiên cứu về thủy lợi Việt Nam với mục đích tìm

kiếm cơ hội đầu tư, định hướng đầu tư hoặc viện trợ phát triển. Trong số các kết quả
nghiên cứu thuộc nhóm này, đáng chú ý là bản Báo cáo đánh giá tổng quan ngành
thủy lợi ở Việt Nam do WB, ADB, FAO, UNDP và nhóm các tổ chức phi chính phủ
liên quan tới thủy lợi thực hiện năm 1996. Theo báo cáo nói trên thì lũ lụt và úng
ngập là mối đe doạ chủ yếu đối với sự phát triển bền vững các vùng kinh tế của Việt
Nam nhất là vùng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình. Trên cơ sở đó báo cáo
khiến nghị chiến lược phát triển là củng cố hệ thống đê điều, cải thiện hệ thống báo
động lũ lụt, tăng cường khả năng trữ và điều tiết nước, phục hồi các hệ thống tưới
tiêu để sử dụng và kiểm soát nước tốt hơn.
1.2. Nhóm dự án quy hoạch tiêu nước và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu
nước cho các hệ thống thủy lợi.
Điển hình nhất của nhóm nghiên cứu này là các dự án thiết kế Quy hoạch do
Viện Quy hoạch thủy lợi và Trường Đại học Thủy lợi thực hiện như Quy hoạch
phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng (hoàn thành năm 1999), Quy hoạch sử dụng
tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình (hoàn thành năm 2007),
Rà soát bổ sung quy hoạch tiêu nước cho hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ (hoàn thành
năm 2007) v.v…Các dự án quy hoạch nói trên tuy đã đề cập đến một số biện pháp
lớn phòng chống lũ và tăng cường khả năng tiêu thoát lũ cho các HTTL và toàn bộ
vùng đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình nhưng chưa đề cập đến ảnh hưởng của
quá trình tiêu nước nông nghiệp, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá, đến hệ số
tiêu, nhu cầu tiêu nước và khả năng tiêu nước của các hệ thống thủy lợi đã có. Các
giải pháp đề xuất nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu nước đến sau năm 2020 phần lớn


-5-

mang tính tổng quan và định hướng, chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể cũng
như phân tích cơ sở khoa học của các giải pháp đó cho từng hệ thống thủy lợi.
1.3. Nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học.
Điển hình nhất trong nhóm này là các đề tài khoa học sau:

- Cân bằng nước hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình và các lưu vực độc
lập thuộc Bắc Bộ. Đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc chương trình KC 1201 do Viện Quy hoạch Thủy lợi chủ trì hoàn thành năm 1994 đã đưa ra được khá
nhiều số liệu về nhu cầu sử dụng và tiêu nước cho đồng bằng Bắc bộ nhưng chưa đề
cập đến ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá cũng như sự biến
động của cơ cấu sử dụng đất đến nhu cầu tiêu và hệ số tiêu ở khu vực này.
- Nghiên cứu, tổng kết và đánh giá thực trạng phân vùng tiêu nước mặt ở
một số hệ thống thủy nông đồng bằng Bắc Bộ. Đây là đề tài khoa học cấp Bộ do
PGS. TS. Lê Quang Vinh chủ trì hoàn năm 2001. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra
được bức tranh tổng hợp về thực trạng công trình tiêu nước và khả năng đáp ứng
của các công trình tiêu nước trong các HTTL thuộc đồng bằng Bắc Bộ trong đó
nhấn mạnh các công trình tiêu úng đã có mới chỉ đáp ứng được khoảng trên 50%
nhu cầu tiêu của cả vùng..Kết quả nghiên cứu cũng phát hiện và phân tích làm rõ
bản chất của các nguyên nhân chính gây nên tình trạng úng ngập thường xuyên và
kéo dài trên các hệ thống thủy lợi hiện nay. Đề tài đã đưa ra bức tranh tổng quan về
quá trình thay đổi hệ số tiêu qua các thời kỳ phát triển thủy lợi, các yếu tố ảnh
hưởng đến hệ số tiêu, phân loại hệ số tiêu, các quan điểm mới trong tính toán hệ số tiêu,
cơ sở khoa học và thực tiễn một số biện pháp giảm nhẹ hệ số tiêu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hoá và đô thị hoá đến hệ số tiêu
vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây là đề tài khoa học cấp Bộ do Trung tâm Khoa học và
Triển khai kỹ thuật thủy lợi chủ trì, hoàn thành năm 2010. Một trong các kết quả
nghiên cứu của đề tài là đã đề xuất được các giải pháp cơ bản điều chỉnh quy hoạch
tiêu nước mặt cho các hệ thống thủy lợi và ứng dụng kết quả nghiên cứu cho HTTL Sông Nhuệ.


-6-

Tồn tại lớn nhất của các đề tài khoa học nói trên là chưa đưa ra được các giải
pháp cụ thể để nâng cao năng lực tiêu nước cho từng hệ thống thủy lợi có xét đến
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phương và ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu, nước biển dâng

1.4. Nhóm các văn bản quy phạm pháp luật .
Nhóm này bao gồm các Luật, Nghị định của Chính phủ, các Quy chuẩn và
tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến quản lý tài nguyên nước và tiêu thoát nước. Trong
số các văn bản thuộc loại này, luận văn đang sử dụng hai văn bản sau đây phục vụ
công việc nghiên cứu:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 04-05:2012/BNNPTNT Công trình
thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia: TCVN 10406:2015 Công trình thủy lợi –
Tính toán hệ số tiêu thiết kế.
1.5. Nhận xét và kết luận chương 1.
Do tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã
hội, biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm cho yêu cầu tiêu nước của các HTTL
mỗi ngày một nâng cao, mức độ biến động về hệ số tiêu và yêu cầu tiêu nước giữa
các vùng cũng như giữa các HTTL với nhau mỗi ngày một lớn trong khi năng lực
tiêu nước của các công trình đã và đang xây dựng chỉ có hạn, không đáp ứng được
yêu cầu tiêu của các đối tượng cho nhu cầu tiêu. Hậu quả là trong những năm gần
đây tình trạng úng ngập do không được tiêu thoát kịp thời đã xảy ra thường xuyên
trên hầu hết các HTTL, không chỉ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của
nhân dân mà còn ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành kinh tế khác. Theo kết quả
điều tra nghiên cứu của Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi, tính
chung trên phạm vi cả nước, tỷ lệ diện tích thực tế khai thác so với năng lực theo
thiết kế đối với các hệ thống tiêu dưới 50 %.


-7-

Tiêu nước đang là một vấn đề rất quan trọng vì nó tác động vô cùng to lớn
đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cho đến nay đã có rất nhiều
công trình KHCN ở trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến tiêu
nước cho các HTTL đã được công bố. Tuy nhiên phần lớn các công trình khoa học

này hoặc là mới chỉ đưa ra được các giải pháp lớn, mang tính tổng thể cho cả vùng
rộng lớn hoặc mới chỉ nghiên cứu đề xuất cho một tiểu vùng hay một HTTL để đề
xuất một số giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của từng lưu vực sông hay từng HTTL cụ thể tại thời điểm nghiên
cứu. Mỗi lưu vực sông, mỗi HTTL có các điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau. Vì thế, việc nghiên cứu tiêu nước cho lưu vực cho trạm
bơm Khai Thái - Huyện Phú Xuyên - TP. Hà Nội là cấn thiết, sát với thực tiễn vùng.


-8-

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Xuyên và lưu vực tiêu trạm bơm Khai Thái.
2.1.1. Vị trí và điều kiện địa lý.
* Vị trí địa lý.
Vùng nghiên cứu nằm trong khoảng từ vĩ độ 20089’ đến 20099’ và từ kinh độ
105094’ đến 105099’.
* Điều kiện địa lý.
Lưu vực tiêu trạm bơm Khai Thái thuộc 8 xã và 1 thị trấn vùng miền Đông
huyện Phú Xuyên. Với tổng diện tích là 4.208 ha (trong đó có 3.129 ha đất canh
tác), của các xã: Văn Nhân, Thụy Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai
Thái, Tri Thủy, Phúc Tiến và thị trấn Phú Xuyên.
Giới hạn khu vực tiêu và địa giới như sau:
- Phía Đông là sông Hồng.
- Phía Tây là Quốc lộ 1A.
- Phía Nam là đường tỉnh lộ 428 (Guột – Quang Lãng).
- Phía Bắc là đường tỉnh lộ 429 (Đỗ Xá – Thường Tín).
2.1.2. Khí hậu và thổ nhưỡng vùng nghiên cứu.
* Khí hậu.

Nằm ở đồng bằng Bắc Bộ nên vùng nghiên cứu mang các đặc trưng điển
hình của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh, cuối mùa ẩm ướt và nhiều mưa phùn, mùa hạ nóng và có nhiều mưa.
a, Nhiệt độ không khí.
- Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 23,70C.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, có nhiệt độ bình quân nhiều năm cao
nhất ka2 23,90C vào tháng 4, thấp nhất vào tháng 1: 16,90C.


-9-

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ bình quân nhiều năm:
27,480C.
Bảng 2-1: Nhiệt độ trung bình tháng trong nhiều năm trạm Hà Đông.
Tháng

I

II

III

IV

Nhiệt
độ
(0C)

16,9


17,8

20,3

23,9

V

VI

26,8 28,9

VII

VIII

IX

X

29,1

28,4

27,0 24,7

XI

XII Năm


21,6

18,4 23,7

b, Độ ẩm không khí(%).
Độ ẩm vùng nghiên cừu khá cao. Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm
đạt 85,4%. Hai tháng đầu mùa đông (tháng XI, XII) là tháng khô nhất đạt 82,4%.
Thời kỳ ẩm ướt nhất lại xảy ra vào hai tháng cuối mùa xuân đầu mùa hạ (tháng III,
IV) với độ ẩm trung bình đạt 88,5%.
Cao nhất vào tháng 4: 89,3%.
Thấp nhất vào tháng 12: 82,3%.
Bảng 2-2: Đặc trưng độ ẩm tương đối trung bình trạm Hà Đông.
Đặc điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

Năm

Độ ẩm t/đ
trung bình(%)

84,4

86,8

87,6

89,3

86,8

83,1

82,6

86,3

87,8


84,8

82,5

82,3

85,4

Độ ẩm t/đ nhỏ
nhất(%)

79

81

83

85

78

68

70

74

85


77

77

73

77,5

c, Lượng bốc hơi.
Bốc hơi hàng năm của vủng nghiên cứu lại khá lớn, bình quân đạt 73,9 mm.
Các tháng VI, VII là tháng có lượng bốc hơi cao nhất, bình quân đạt 105÷110 mm.
Các tháng II, III, IV là các tháng có lượng bốc hơi thấp nhất, bình quân đạt 50÷55 mm.
Bảng 2-3: Phân phối bốc hơi (piche) các tháng trong năm.
Tháng
Z
(mm)

I

II

III

IV

V

VI

VII


60,4 50,8 56,6 53,8 79,1 105,4 111,5

VIII
82,8

XII

TB
Năm

85,2 77,4 73,6 70,4

73,9

IX

X

XI


- 10 -

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 bình quân: 60,9 mm/tháng. Cao nhất vào
tháng 11: 73,66 mm; thấp nhất vào tháng 2: 50,8 mm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10: có lượng bốc hơi bình quân tháng nhiều
năm: 92,7 mm/tháng; cao nhất xảy ra vào tháng 7: 115 mm/tháng và thấp nhất vào
tháng 10: 77,4 mm/tháng.
d, Nắng.

Vùng nghiên cứu có số giờ nắng cả năm khảng trên 1.700 giờ. Nói chung cả
mùa hạ đều nhiều nắng, bình quân mỗi tháng mùa hè có từ 170÷230 giờ nắng.
Tháng I đến tháng III là những tháng ít nắng nhất, bình quân chỉ có từ 40÷50 giờ nắng.
Bảng 2-4: Số giờ nắng hàng tháng trung bình nhiều năm trạm Hà Đông.
Tháng
Số giờ
nắng
trung
bình

I

II

73,9 45,2

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

56,1

87,0

162,8

163,5

182,5

172,0

174,0

152,0

135,5

Năm

112,4 1.516,8

e, Gió bão.
Tốc độ gió trong vùng không lớn, bình quân khoảng 1,6÷1,8 m/s. Hướng

gió thịnh hành vào mùa Hạ là Đông Nam còn mùa Đông là Đông Bắc. Mùa Hè có
gió mạnh trong giông bão, tốc độ gió trong con giông, đặc biệt là các tháng VII,
VIII có thể đạt tới cấp 7 đến cấp 10.
Bảng 2-5: Tốc độ gió trung bình nhiều năm và tốc độ gió lớn nhất tháng quan
trắc được tại trạm Hà Đông (m/s).
Đặc trưng gió

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Năm

Tốc độ gió TB

1,7

1,9

1,9

1,9

1,8

1,6

1,8

1,4

1,4

1,4

1,4

1,6

1,6


Tốc độ gió TB lớn nhất 12

12

18

22

18

24

34

28

20

18

14

14

34

Bão ảnh hưởng đến khu vực từ tháng 7 đến tháng 9 khi có bão thường có gió
từ cấp 7 đến cấp 10 theo thống kê nhiều năm, trung bình 1 năm có khoảng 3 cơn
bão ảnh hưởng đến khu vực.

Ảnh hưởng của bão gây ra cho khu vực chủ yếu là gây ra mưa úng trên diện rộng.


- 11 -

* Thổ nhưỡng.
Lưu vực vùng nghiên cứu có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.208 ha. Trong
đó đất nông nghiệp là 3.139 ha chiếm 74,6%, đất phi nông nghiệp là 1.020,9 ha
chiếm 24,3%, chỉ có 48,1ha đất chưa sử dụng chiếm 1,1% chủ yếu là mặt nước sông ngòi.
Trong vùng nghiên cứu đất chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa gley (Pg). Đất
này chủ yếu được hình thành tại các chân đất trũng, khó tiêu nước. Đất khá chua
pH KCL =5,0 – 5,5, giàu mùn và xác hữu cơ, hàm lượng đạm và lân tổng số khá, CEC
khá lớn (15-72meq/100gam đất. Loại đất này phù hợp chuyên canh hai vụ lúa và
cho năng suất khá cao.
Tuy nhiên trong vùng này cũng có một số diện tích đất đáng kể thuộc nhóm
đất phù sa úng nước (Pj). Loại đất này bị úng nước quanh năm nên bị gley mạnh
trên toàn phẫu diện. Đất có màu đen, thành phần cơ giới nặng. Đất này chủ yếu làm
khu vực trữ nước tưới, vụ chiêm xuân có thể làm lúa.
Một số diện tích đất không đáng kể khác nằm trong vùng nghiên cứu là đất
phù sa không được bồi hàng năm (P). Đây là đất được bồi do phù sa sông trước đây
nhưng nay đã bị đê hoặc đường ngăn cách. Đặc điểm của đất này là thành phần cơ
giới trung bình. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại rau đậu, khoai tây và
các cây công nghiệp ngắn ngày và một số cây ăn quả.
2.1.3. Điều kiện địa hình vùng nghiên cứu.
Địa hình khu vực tương đối thấp, nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Nhuệ;
thế dốc từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, cao từ phía sông Hồng và thấp dần
về phía đường Quốc lộ 1A. Cao độ mặt đất bình quân khu vực từ +2,00 đến +3,00
m; cao nhất +4,00, thấp nhất +1,70 m.
Bảng 2-6: Phân bố diện tích lưu vực tiêu trạm bơm Khai Thái.
Cao độ


(m)

<=2,0

2,0÷2,5

2,5÷3,0

3,0÷4,0

>4,0

Cộng

Diện tích

(ha)

48

1.721

1.721

1.012

255

4.208



- 12 -

2.1.4. Điều kiện địa chất vùng nghiên cứu.
Địa tầng khu vực vùng nghiên cứu bao gồm các lớp đất chủ yếu như sau:
Lớp 1: Đất đắp Sét pha màu xám vàng, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng.
Lớp 2: Sét màu nâu xám, nâu gụ, trang thái dẻo chảy.
Lớp 3: Sét pha màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy
xen kẹp lớp mỏng cát.
Lớp 4: Sét pha – Cát pha màu xám đen, xen kẹp cát hạt nhỏ màu xám đen,
xám xanh lẫn hữu cơ, trang thái dẻo mềm đến dẻo chảy.
Lớp 5: Sét pha màu xám nâu, xám đen, lẫn hữu cơ, trạng thái dẻo mềm đến
dẻo chảy.
Nhận xét chung về khả năng xây dựng của các lớp đất:
Lớp 1 có bề dày mỏng, lẫn tạp chất, phân bố không liên tục, không có ý
nghĩa cần bóc bỏ phía trên mặt lớp khi đặt móng công trình.
Lớp 2 thành phần tương đối đồng nhất, diện phân bố liên tục, bề dày khá
không ổn định, khả năng chịu tải thấp, tình biến dạng lớn. Cần có biện pháp xử lý
khi xây dựng công trình kiên cố.
Lớp 3 bề dày lớn, thành phần không đồng nhất, phân bố rộng khắp, khả
năng biến dạng cao, sức chịu tải nhỏ, tính nén lún lớn và lún nhiều. Cần phải sử
dụng các giải pháp xử lý nền để đảm bảo ổn định cho công trình trên nền đất này.
Lớp 4 có bề dày khá lớn sức chịu tải trung bình.
Lớp 5 có bề dày lớn, diện tích phân bố rộng khắp, sức chịu tải không lớn,
chứ hữu cơ.
Nhìn chung sức chịu tải của các lớp đất nền tại khu vực vùng nghiên cứu có sức
chịu tải thấp. Để các công trình làm việc an toàn cần có biện pháp xử lý nền.



- 13 -

2.1.5. Lưu vực tiêu và sông ngòi vùng nghiên cứu.
* Lưu vực tiêu vùng nghiên cứu.
Lưu vực tiêu trạm bơm Khai Thái bao gồm 8 xã và 1 thị trấn vùng miền
Đông huyện Phú Xuyên từ vĩ độ 20089’ đến 20099’ và từ kinh độ 105094’ đến
105099’, được giới hạn bởi:
- Phía Đông là sông Hồng.
- Phía Tây là Quốc lộ 1A.
- Phía Nam là đường tỉnh lộ 428 (Guột – Quang Lãng).
- Phía Bắc là đường tỉnh lộ 429 (Đỗ Xá – Thường Tín).
Với tổng diện tích lưu vực là: 4.208ha trong đó có 3.139ha đất nông nghiệp.
* Sông ngòi.
Khu vực tiêu trạm bơm Khai Thái bao gồm kênh hút chính trạm bơm (dài
1,2km), kênh Bìm nối trực tiếp với kênh hút chính (dài 9,4 km), sông Lương (dài
9,2km). Các tuyến kênh nhánh được xây dựng từ lâu và tương đối đầy đủ, tuy nhiên
trong quá trình khai thác đến nay đã bị bồi lắng và sụt sạt bờ nhiều.
* Điều kiện thủy văn của lưu vực.
Lưu vực tiêu của vùng nghiên cứu sẽ được tiêu làm hai nhánh, tiêu tự chảy
ra sông Duy Tiên và tiêu bằng động lực trực tiếp ra sông Hồng. Vì vậy, điều kiện
thủy văn của 2 con sông này sẽ ảnh hưởng nhiều đến chế độ thủy văn trong khu vực
nghiên cứu.
Sông Duy Tiên là một nhánh của sông Nhuệ lấy nước sông Hồng qua cống
Liên Mạc. Trong những năm gần đây mực nước trên sông Hồng về mùa kiệt xuống
rất thấp. Theo tài liệu thống kê của Công ty KTCT thủy lợi sông Nhuệ mực nước
trong vụ đông xuân của các năm hạn tại thượng lưu cống Liên Mạc, thượng lưu
cống Đồng Quan, thượng lưu cống Nhật Tựu và thượng lưu cống Điệp Sơn như
trong bảng sau:



- 14 -

Bảng 2-7: Mực nước qua các cống chính.
Đơn vị: (m).
Thời gian

Đồng Quan

Nhật Tựu

Điệp Sơn

Liên Mạc

15/12/14

1,78

1,68

1,52

3,58

27/01/14

1,32

1,23


0,60

3,45

01/02/14

1,33

1,20

0,70

3,62

11/03/14

1,98

1,95

1,90

2,76

Như vậy mực nước thấp nhất tại cửa sông Duy Tiên vào khoảng: +1,25m
(Cửa vào sông Duy Tiên nằm cách Nhật Tựu khoảng 1/4 quãng đường từ Đồng
Quan đến Nhật Tựu). Mặt khác do sông Duy Tiên hiện đang bị bồi lắng nghiêm
trọng nên khả năng dẫn nước kém. Khi mực nước tại cửa vào là +1,25m thì mực
nước tại thượng lưu cống Mai Trang chỉ khoảng +0,70m, cho nên hầu hết các trạm
bơm tưới trong khu vực đều không đủ nguồn nước bơm.

Sông Nhuệ dài 74km, nối liền sông Hồng với sông Đáy, là trục chính tưới
tiêu kết hợp. Mực nước thiết kế trên sông Nhuệ ứng với tần suất thiết kế và kiểm tra
được kết luận trong thông báo số 875NN-QLN/TB ngày 05 tháng 12 năm 1997 của
Bộ NN&PTNT như sau:
Bảng 2-8: Mực nước thiết kế trên sông Nhuệ.
TT

Mực nước

Nhật Tựu

Cửa sông Duy Tiên

Đồng Quan

1

Mực nước thiết kế (10%)

5,21

5,35

5,78

2

Mực nước kiểm tra (5%)

5,63


5,75

6,12

Như vậy về mùa mưa, khi tiêu với tần suất 10% thì mực nước sông Duy
Tiên tại vị trí trước cống Mai Trang phải >5,5m. Thực tế vận hành hệ thống trong
nhiều năm qua cho thấy, về mùa mưa mực nước sông Duy Tiên tại vị trí trước cống
Mai Trang thường >4,0m, do đó khu vực vùng nghiên cứu chủ yếu dựa vào tiêu
bằng động lực qua trạm bơm Khai Thái.


- 15 -

2.2. Tình hình kinh tế - xã hội trên lưu vực tiêu trạm bơm Khai Thái
2.2.1. Dân số
Theo số liệu điều tra và do Phòng thống kê huyện Phú Xuyên-Hà Nội cung
cấp nhóm dân số, lực lượng lao động trong vùng nghiên cứu trong năm 2014 như
các bảng dưới đây:
Bảng 2-9: Phân bổ dân số Nam/Nữ các xã trong vùng nghiên cứu.
TT

Tên xã-thị trấn

Số hộ

Dân số

Tỷ lệ(%)


Nữ

Nam

1

Văn Nhân

1.368

5.093

9,55

2.429

2.664

2

Thụy Phú

734

2.768

5,19

1.319


1.449

3

Nam Phong

1.260

4.675

8,77

2.230

2.445

4

Nam Triều

1.575

5.523

10,36

2.635

2.888


5

Hồng Thái

1.792

7.091

13,30

3.376

3.715

6

Khai Thái

2.097

8.061

15,12

3.841

4.220

7


Tri Thủy

2.355

8.141

15,27

3.888

4.253

8

Phúc Tiến

2.170

8.045

15,09

3.841

4.204

9

TT Phú Xuyên


1.133

3.909

7,33

1.830

2.079

14.484

53.306

100

25.389

27.917

Tổng Cộng

Bảng 2-10: Phân bổ dân số và lực lượng lao động trong vùng nghiên cứu.
TT

Tên xã-thị trấn

Số hộ

Dân số


Lao động

Lao động
nam

Lao động
nữ

1

Văn Nhân

1.368

5.093

3.043

1.449

1.594

2

Thụy Phú

734

2.768


1.100

495

605

3

Nam Phong

1.260

4.675

2.652

1.061

1.591

4

Nam Triều

1.575

5.523

3.413


1.365

2.048

5

Hồng Thái

1.792

7.091

2.051

1.001

1.050

6

Khai Thái

2.097

8.061

4.455

2.055


2.400

7

Tri Thủy

2.355

8.141

4.634

2.290

2.344

8

Phúc Tiến

2.170

8.045

3.420

1.460

1.960


9

TT Phú Xuyên

1.133

3.909

2.345

1.290

1.055

14.484

53.306

27.113

12.466

14.647

Tổng Cộng


- 16 -


Căn cứ vào bảng thống kê 2-9 phân bố theo xã cho thấy xã Tri Thủy có số
dân đông nhất chiếm 15.27% trong tổng số dân của vùng nghiên cứu và xã Thụy
Phú có số dân ít nhất chiếm 5.19%. Bình quân mỗi hộ gia đình có trên 4 người.
2.2.2. Thực trạng sản xuất vùng nghiên cứu.
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng đất.
Toàn vùng nghiên cứu có tổng diện tích là 4.208 ha trong đó có 3.139 ha đất
sản xuất nông nghiệp chiếm 74,6%. Còn lại là đất phi nông nghiệp và đất mặt nước,
sông ngòi. Cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 2-11: Thực trạng sử dụng đất lưu vực trạm bơm Khai Thái.
Loại đất

TT

Diện tích
(ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên

4.208,0

1

Tổng diện tích đất nông nghiệp

3.139,0

1.1

Đất trồng cây hàng năm


2.252,9

+ Lúa

2037,2

+ Cây hàng năm khác (Ngô, khoai, rau các loại)

215,7

1.2

Đất trồng cây lâu năm

138,0

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

748,1

2

Đất phi nông nghiệp (Đất ở dân cư, đất xây dựng các tổ chức, cơ quan…)

3

Đất chưa sử dụng (Đất mặt nước và sông ngòi)


1.020,9
48,1

Diện tích dành cho nông nghiệp là chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên cơ
cấu này đang thay đổi qua các năm theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tăng
về đất công nghiệp, dịch vụ, đất trồng cây ngắn ngày, trong tương lai diện tích đất
nông nghiệp còn tiếp tục giảm, phù hợp với định hướng phát triển để trở thành một
huyện công nghệp hóa sẽ đề cập trong mục 2.2.3 của chương này.


- 17 -

2.2.2.2. Năng suất và sản lượng cây trồng chính trong vùng nghiên cứu.
Bảng 2-12: Diện tích năng suất cây trồng chính trong vùng nghiên cứu.
Bình quân
Cây trồng

Diện tích
(ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Lúa chiêm xuân

1940,7

4,79


9.305

Lúa mùa vùng không úng

1038,2

5,90

6.126

999,0

3,14

3.133

Ngô

92,6

4,26

395

Khoai lang

83,4

9,28


774

Rau các loại

39,7

9,27

368

Lúa mùa vùng úng

Nguồn: Tổng hợp từ Niêm giám thống kê huyện Phú Xuyên – Hà Nội.
2.2.2.3. Chăn nuôi trong vùng nghiên cứu.
Chăn nuôi trong vùng nghiên cứu khá phát triển, hiện tại đàn trâu của các xã
trong vùng có 77 con, đàn bò có 2.087 con, đàn lợn có 34.195 con. Trâu bò nuôi
trong vùng chủ yếu dùng làm sức kéo phục vụ sản xuất. Chăn nuôi lợn ở đại đa số
các gia đình đều ở qui mô nhỏ với mục đích tận dụng những sản phẩm nông nghiệp
chất lượng kém, thức ăn dư thừa. Một số ít hộ gia đình trong vùng đã tổ chức
chăn nuôi gia cầm với qui mô vừa và nhỏ, chưa mang tính qui mô và công nghiệp.
Bảng 2-13: Thực trạng chăn nuôi trong vùng nghiên cứu.
TT

Tên xã - thị trấn

Trâu




Lợn

9

47

1.749

140

1.885

1

Văn Nhân

2

Thụy Phú

3

Nam Phong

4

82

2.034


4

Nam Triều

25

142

1.527

5

Hồng Thái

4

231

5.398

6

Khai Thái

19

764

7.042


7

Tri Thủy

16

212

5.137

8

Phúc Tiến

469

3.732

9

TT Phú Xuyên
Tổng Cộng

5.691
77

2.087

34.195


Nguồn: Tổng hợp từ Niêm giám thống kê huyện Phú Xuyên – Hà Nội.


- 18 -

2.2.2.4. Nuôi trồng thủy sản trong vùng nghiên cứu.
- Lưu vực tiêu trạm bơm Khai Thái thuộc vùng úng trũng của Hà Nội, là một
trong những vùng có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn.
- Tuy vậy trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản vẫn chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng của vùng.
- Năm 2014: Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn vùng là 748,1 ha, sản
lượng đạt 3.810,7 tấn.
2.2.3. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030.
Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu sẽ theo chủ
trương của huyện Phú Xuyên là:
* Kinh tế.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ
bản để trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện.
- Phát triển nhanh, vững chắc về du lịch, dịch vụ thương mại tương xứng
với lợi thế và tiềm năng của huyện.
- Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hiệu quả, ổn định và bền vững,
xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất hàng hóa
phục vụ trực tiếp tại địa phương và cung ứng cho thị trường Hà Nội.
- Tăng cường quản lý tài nguyên môi trường.
* Không gian.
- Phát triển đô thị Phú Xuyên trở thành đô thị công nghiệp, đầu mối giao
thông, trung chuyển hàng hóa; độ thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, đầu
mối của các hành lang giao thông quốc gia.
+ Đô thị công nghiệp, đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa: Phát triển

các khu công nghiệp chế biến hỗ trợ vùng nông nghiệp phía Nam Hà Nội, các khu
công nghiệp đón nhận toàn bộ công nghiệp ô nhiễm tại Hà Nội cũ và nội thành Hà


- 19 -

Nội và liên kết với hệ thống khu cụm công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) tiếp giáp
với thủ đô Hà Nội.
+ Đô thị sinh thái: Phát triển đô thị gắn với hệ thống mặt nước liên hoàn (để
khắc phục địa hình thấp trũng), giải quyết việc thoát nước mặt, tưới tiêu nông
nghiệp và tạo dựng cảnh quan đặc trưng vùng phía Nam Hà Nội.
- Nâng cấp cụm công nghiệp Phú Xuyên thành khu công nghiệp.
- Xây dựng cụm công nghiệp vật liệu xây dựng – tại xã Hồng Thái.
- Phát triển nông nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
+ Vùng 1: Vùng phía đông quốc lộ 1A gồm các xã: Văn Nhân, Thụy Phú,
Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Tri Thủy định hướng
phát triển là:
Sản xuất đa dạng phong phú và hiệu quả, ngoài phát triển cây lương thực
(lúa, ngô), còn phát triển cây công nghiệp và thực phẩm (đỗ tương, rau thực phẩm
các loọa, cây ăn quả,…theo hướng sản xuất chất lượng cao và sản phẩm an toàn) có
điều kiện phát triển cây vụ đông từ 90-100% diện tích.
Về chăn nuôi: phát triển nuôi lợn thịt, đàn bò sinh sản, thủy cầm, nuôi cá và
thủy đặc sản. Là vùng sản xuất nông sản thực phẩm chất lượng cao, an toàn phục vụ
cho các khu đô thị Phú Xuyên và thủ đô Hà Nội.
+ Vùng 2: Vùng phía tây quốc lộ 1A: thị trấn Phú Xuyên là vùng có địa hình
thấp trũng và không có phù sa bồi đắp hàng năm, đất đai có độ chua cao nên trồng
trọt chủ yếu là 2 vụ lúa, rau các loại và cây vụ đông (chủ yếu là đậu tương).
Về chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt, thủy cầm và tận dụng diện tích ao
hồ, sông cụt để thả cá.
* Văn hóa xã hội.

+ Quan tâm đúng mức đến sự nghiệp giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
+ Nâng cao chất lượng của công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.


- 20 -

+ Tập trung giải quyết việc làm, thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm
nghèo và các chính sách xã hội.
+ Phát triển văn hóa thông tin và thể dục thể thao.
2.3. Hiện trạng thủy lợi.
2.3.1. Hiện trạng công trình tiêu nước vùng nghiên cứu.
* Công trình đầu mối.
Công trình đầu mối tiêu trong khu vực nghiên cứu hiện nay hoạt động tốt,
đáp ứng được nhiệm vụ thiết kế đề ra.
* Hiện trạng trạm bơm Khai Thái.
- Diện tích tiêu thiết kế:

4.208ha

- Lưu lượng tiêu thiết kế:

21m3/s

- Số tổ máy bơm:

03 tổ

- Thông số kỹ thuật máy bơm:
+ Loại máy bơm: 6310, hãng CIMMCO Ấn Độ sản xuất.

+ Công suất động cơ:

800KW

+ Điện áp định mức:

6 KV

+ Lưu lượng 1 tổ: 7 m3/s

25.200 m3/h

+ H max (kể cả tổn thất 1m):

9,200m

+ H tk (kể cả tổn thất 1m):

8,451 m

+ H min (kể cả tổn thất 1m):

6,440 m

- Mực nước bể hút:
+ Mực nước max:

+ 4,00 m

+ Mực nước thiết kế:


+ 1,80 m

+ Mực nước min:

+ 1,50 m

- Mực nước bể xả:
+ Mực nước max (p=50%):

+ 9,70 m

+ Mực nước thiết kế(p=10%):

+ 9,20 m

+ Mực nước min:

+ 7,20 m

+ Mực nước lấy phù sa để tưới:

+ 5,36 m


- 21 -

- Thống số kỹ thuật chủ yếu nhà máy:
+ Cao trình sàn động cơ:


+ 7,05 m

+ Cao trình sàn bơm:

+ 3,70 m

+ Cao trình tim bánh xe công tác:

+ 1,16 m

+ Cao trình đáy bể hút:

- 1,90 m

+ Cao trình đấy bể xả:

+ 3,70 m

- Hiện tại trạm bơm làm việc bình thường.
* Hiện trạng cống xả qua đê.
- Lưu lượng thiết kế:

Q = 21 m3/s

- Cao trình đấy cống:

+ 3,20 m

- Cao trình mặt đê trên đỉnh cống:


+ 11,60 m

- Số cửa cống:

03 cửa

- Tiết diện cống (bxh):

(2,0x3,0) m

Quá trình thi công, thân cống bị nứt ngang ở giữa, sau khi được khắc phục
năm 2000 theo phương án của đơn vị tư vấn đến nay cống ổn định, thiết bị đóng mở
điện vận hành tốt, cánh cống 2 tầng đóng đảm bảo kín khi phòng lũ.
* Hiện trạng kênh và công trình trên kênh.
1. Các tuyến kênh chính.
Các tuyến kênh chính trong khu vực nghiên cứu gồm có sông Lương dài 9,2
km (hình 1.4), tuyến kênh Bìm dài 9,4 km (hình 1.3) và tuyến kênh hút nối từ kênh
Bìm vào bể hút của trạm bơm Khai Thái dài 1,2 km (hình 1.2). Cả ba tuyến kênh
này đều là kênh tưới tiêu kết hợp, trừ tuyến kênh hút được xây dựng đồng bộ khi
xây dựng trạm bơm đầu mối còn lại sông Lương và kênh Bìm là 2 tuyến kênh cũ
chưa được nạo vét và nâng cấp cho phù hợp với nhiệm vụ mới là tập trung nước và
dẫn nước về trạm bơm Khai Thái.
2. Các tuyến kênh cấp 2.
Trong khu vực nghiên cứu có 28 tuyến kênh cấp 2 với tổng chiều dài 27 km,
tất cả đều là các tuyến kênh tưới tiêu kết hợp. Hệ thống kênh và công trình trên


×