Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình giám sát để nâng cao quản lý chất lượng dự án_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 122 trang )

Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Thủy Lợi

i

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Thuỷ
lợi, Khoa Công trình, cùng quý thầy cô bộ môn Công nghệ và Quản lý xây
dựng đã quan tâm, giảng dạy, tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập tại trường.
Với lòng kính trọng và biết ơn, Tác giả xin cảm ơn PGS TS. Dương
Đức Tiến người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời Tác giả cũng xin cảm ơn các đơn vị thi công, đơn vị TVGS
tại công trình tòa nhà IDC 37, một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh
vực Quản lý giám sát xây dựng cũng như đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tác
giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng Tác giả xin chân thành cảm ơn tấm lòng của người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ, khích lệ tôi trong suốt quá trình
học tập.
Mặc dù Tác giả đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng tất cả
sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót
do kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy, Tác giả rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô và đồng nghiệp, đó chính là sự
giúp đỡ quý báu mà tôi mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá
trình nghiên cứu và công tác sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Ngọc Ninh



Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Thủy Lợi

ii

LỜI CAM KẾT
Đề tài luận văn cao học Nghiên cứu hoàn thiện quy trình giám sát để
nâng cao quản lý chất lượng dự án trụ sở văn phòng IDC của học viên
Nguyễn Ngọc Ninh đã được Nhà trường giao nhiệm vụ nghiên cứu theo quyết
định số 1285/QĐ-ĐHTL ngày 29 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại
học Thuỷ lợi.
Trong thời gian học tập tại trường với sự định hướng của các giảng
viên và các Thầy Cô trong bộ môn CN & QLXD Khoa Công trình trường Đại
học Thuỷ lợi, cộng với kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan đơn vị, sự giúp
đỡ của các đồng nghiệp và nhất là sự tận tình hướng dẫn của thầy PGS TS.
Dương Đức Tiến, học viên đã tự nghiên cứu và thực hiện đề tài trên. Đây là
thành quả lao động, là sự tổng hợp các yếu tố mang tính nghề nghiệp của tác
giả.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 2 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Ngọc Ninh


Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

iii

Trường Đại học Thủy Lợi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

LỜI CAM KẾT

ii

MỤC LỤC

iii

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 3
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 3

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 3
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………………….4
6. Kết quả dự kiến đạt được. .......................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG
TRÌNH XÂY DỰNG

6

1.1 Một số khái niệm về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng . 6
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 6
1.1.1.1: Công trình xây dựng ........................................................................ 6
1.2 Nội dung của Quản lý chất lượng công trình xây dựng .......................... 7
1.3 Công tác quản lý chất lượng công trình trên thế giới: ............................. 8
1.4 Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong nước .............. 12
1.5 Hệ thống các văn bản quy phạm và quy định về công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng của Việt Nam: ................................................... 15
1.6 Kết luận chương 1 ................................................................................. 26
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT TRONG QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

27

2.1 Các cơ sở phát luật của Tư vấn Giám sát ............................................... 27
2.1.1 Tính chất của hoạt động Tư vấn Giám sát......................................... 27
2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của Tư vấn giám sát xây dựng công trình : ...... 29
2.2 Các quy trình, mẫu biên bản quản lý chất lượng của Tư vấn giám sát . 31
2.2.1 Các lưu ý chung về công tác giám sát thi công: ................................ 31
2.2.3 Nội dung và nhiệm vụ Giám sát thi công xây dựng công trình ........ 36
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh


Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

iv

Trường Đại học Thủy Lợi

2.2.4 Các mẫu biên bản quản lý chất lượng của Tư vấn Giám sát: ............ 41
2.3 Công tác quản lý giám sát chất lượng thi công và nghiệm thu nền, móng
công trình xây dựng dân dụng. ..................................................................... 47
2.3.1: Yêu cầu và nội dung Giám sát thi công nền móng .......................... 47
2.3.2 Giám sát thi công móng nông trên nền tự nhiên ............................... 49
2.3.3 Giám sát thi công móng sâu ( móng cọc chế tạo sẵn, cọc khoan nhồi,
cọc Barrete…) ....................................................................................................... 52
2.4 Công tác quản lý giám sát chất lượng thi công và nghiệm thu kết cấu bê
tông cốt thép và kết cấu gạch đá. .................................................................. 57
2.4.1: Công tác quản lý giám sát chất lượng thi công và nghiệm thu kết cấu
bê tông cốt thép ..................................................................................................... 57
2.4.2 Một số công tác quản lý giám sát chất lượng thi công và nghiệm thu
kết cấu bê tông cốt thép ......................................................................................... 61
2.4.3 Công tác quản lý giám sát chất lượng thi công và nghiệm thu kết cấu
gạch đá. .................................................................................................................. 66
2.5 Kết luận chương 2 .................................................................................. 70
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THI CÔNG NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI DỰ ÁN TRỤ SỞ VĂN PHÒNG
IDC………………………………………………………………………………72
3.1 Giới thiệu về dự án ................................................................................. 72
3.1.1 Địa điểm ............................................................................................ 72

3.1.2 Quy mô công trình ............................................................................. 72
3.1.3 Các đơn vị tham gia trên công trường: .............................................. 72
3.1.4 Nội dung gói thầu: ............................................................................. 72
3.1.5. Đặc điểm kết cấu công trình ............................................................. 72
3.1.6. Giải pháp thi công chính cho phần hầm và phần thân ..................... 72
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác Quản lý chất lượng công trình
xây dựng tại công trình: ................................................................................ 73
3.3 Đề xuất hoàn thiện quy trình giám sát để nâng cao chất lượng: ............ 75
3.3.2 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công
trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng ............................................. 80
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

v

Trường Đại học Thủy Lợi

3.3.2.1Kiểm tra điều kiện khởi công ............................................................ 80
3.3.2.2 Kiểm tra giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công
trình do Nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp thep yêu cẩu của thiết
kế đã phê duyệt bao gồm .............................................................................. 81
3.3.2.3 Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao
gồm ............................................................................................................... 81
3.3.3Kiểm tra và giám sát tiến độ thực hiện công việc. ............................... 83
3.3.3.1 Quy định chung. ............................................................................. 83
3.3.3.2 Giám sát tiến độ thi công. ............................................................... 83

3.3.3.3 Đề xuất của Tư vấn giám sát nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công. ... 84
3.3.4 Giám sát về khối lượng thi công trên hiện trường .............................. 84
3.3.4.1 Khối lượng theo hồ sơ thiết kế. ...................................................... 84
3.3.4.2 Khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế..................................... 85
3.3.4.3 Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ thiết kế........................................ 85
3.3.4.4 Trách nhiệm giám sát khối lượng ................................................... 86
3.3.4.5 Nội dung giám sát khối lượng công trình của Tư vấn giám sát. .... 86
3.3.5 Nghiệm thu công trình xây dựng………………………………………92
3.3.5.1 Nghiệm thu nội bộ............................................................................ 87
3.3.5.2 Nghiệm thu công việc xây dựng ...................................................... 87
3.3.5.3 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng........................................ 88
3.3.5.4 Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng công trình ....................... 89
3.3.5.5 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử
dụng .............................................................................................................. 90
3.4 Kết luận chương 3 .................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO

95

Mẫu Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành (hoặc bộ phận công
trình xây dựng hoàn thành)

96

Mẫu biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn hạng mục công trình

98

Mẫu Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình đưa vào sử
dụng


100

Mẫu Biên bản nghiệm thu thanh toán

102

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

vi

Trường Đại học Thủy Lợi

Mẫu Biên bản nghiệm thu vật liệu/thiết bị/sản phẩm đúc sẵn trước khi đưa vào sử dụng
104
Mẫu Biên bản kiểm tra thiết bị nhân lực của Nhà thầu

106

Mẫu Biên bản kiểm tra mốc, mạng phục vụ thi công

109

Mẫu Biên bản kiểm tra điều kiện trước khi thi công


111

Mẫu biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn hạng mục công trình

112

Mẫu biên bản nghiệm thu công việc

115

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

1

Trường Đại học Thủy Lợi

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và phát triển nền kinh tế
hội nhập theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên cùng
với sự phát triển nhanh của ngành xây dựng đến nay đã bộc lộ sự hẫng hụt về
trình độ sơ hở của quản lý, buông lỏng trong việc kiểm soát chất lượng công
trình. Để đảm bảo công tác Quản lý chất lượng trong hoạt động xây dựng cần
có những chuyển biến mới, vững chắc nhưng thật sự khẩn trương.
Công tác Quản lý chất lượng công trình hiện nay đã có những chuyển

biến tích cực, phù hợp với đòi hỏi của thực thực tế trong quá trình quản lý xây
dựng hiện hành. Tuy nhiên những quy định chưa được hiểu rõ nên khi thực hiện
còn chưa phù hợp, còn nhiều vấn đề quan trọng chưa được quy định đòi hỏi phải
soát xét một cách toàn diện, đảm bảo phù hợp với Luật Xây Dựng được Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, ngày 18 tháng 6 năm
2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Mặt khác, trong công tác
xây dựng ngày càng chuyên môn hóa, hiện đại hóa thì việc đảm bảo công tác
quản lý Chất lượng công trình là vô cùng cấp thiết. Các văn bản, nghị định như
nghị định 209/2005 NĐ-CP , nghị định 12/2009 NĐ-CP, nghị định 15/2013 NĐCP, nghị định 46/2015 NĐ- CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về
Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đã dần cụ thể hóa vai trò của
từng đơn vị trong công tác Quản lý chất lượng công trình.
Với chủ đầu tư bao gồm việc : Tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng
công trình trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi) hoặc chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Lựa
chọn tổ chức, cá nhân đảm bảo điều kiện năng lực để lập thiết kế và thẩm tra
thiết kế xây dựng công trình khi cần thiết. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định
trong hợp đồng xây dựng của nhà thầu thiết kế, nhà thầu thẩm tra thiết kế (nếu
có) trong quá trình thực hiện hợp đồng. Kiểm tra và trình thiết kế cơ sở cho
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

2

Trường Đại học Thủy Lợi

người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối

với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước.
Với đơn vị nhà thầu khảo sát bao gồm việc : Lập nhiệm vụ khảo sát xây
dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư; lập phương án kỹ thuật khảo sát phù hợp
với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp
dụng. Bố trí đủ cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện
khảo sát; cử người có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật để làm
chủ nhiệm khảo sát xây dựng; tổ chức tự giám sát trong quá trình khảo sát. Lập
báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây
dựng và hợp đồng; kiểm tra, khảo sát lại hoặc khảo sát bổ sung khi báo cáo kết
quả khảo sát xây dựng không phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi xây dựng công
trình hoặc không đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát.
Với đơn vị tư vấn thiết kế: Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng phù hợp với
yêu cầu của từng bước thiết kế khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Kiểm tra sự phù
hợp của số liệu khảo sát với yêu cầu của bước thiết kế, tham gia nghiệm thu báo
cáo kết quả khảo sát xây dựng khi được chủ đầu tư yêu cầu. Kiến nghị chủ đầu
tư thực hiện khảo sát xây dựng bổ sung khi phát hiện kết quả khảo sát không đáp
ứng yêu cầu khi thực hiện thiết kế hoặc phát hiện những yếu tố khác thường ảnh
hưởng đến thiết kế.
Với đơn vị tư vấn giám sát: Đề xuất bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng
nếu trong quá trình giám sát khảo sát phát hiện các yếu tố khác thường ảnh
hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế. Giúp chủ đầu tư nghiệm thu báo cáo kết
quả khảo sát xây dựng.
Tôi thấy trong công tác quản lý chất lượng công trình bao gồm nhiều
thành phần tham gia ở nhiều công đoạn với nhiều đơn vị tham gia. Trong đó nổi
bật là vai trò của đơn vị tư vấn giám sát. Với đặc thù trực tiếp giám sát việc thi
công, đơn vị tư vấn giám sát có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công trình
thi công đạt chất lượng.
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22



Luận văn thạc sĩ

3

Trường Đại học Thủy Lợi

Vì vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy
trình Giám sát để nâng cao quản lý chất lượng dự án trụ sở văn phòng
IDC”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu quy trình Giám sát thi
công hiện tại, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiên quy trình Giám sát nhằm
nâng cao công tác quản lý chất lượng, áp dụng cho dự án trụ sở văn phòng IDC
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các hệ thống văn bản pháp luât, biểu mẫu biên bản về quản lý
chất lượng của Tư vấn giám sát trong giai đoạn thi công và nghiệm thu công
trình xây dựng
Xây dựng hệ thống biên bản về quản lý chất lượng xây dựng công trình áp
dụng tại công trình trụ sở văn phòng IDC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Các công trình xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn được tập trung vào hoạt đông Tư vấn
giám sát quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình và các điểm còn hạn
chế của hoạt động Tư vấn giám sát
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận: Tác giả nghiên cứu trên hệ thống các tài liệu sau
- Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đầu tư xây dựng và Tư vấn thiết
kế, giám sát thi công các công trình.
- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến Tư vấn thiết kế và Tư vấn
giám sát thi công các công trình.
- Các tài liệu của các giảng viên trường Đại học Thủy lợi.
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

4

Trường Đại học Thủy Lợi

- Các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty Tư vấn thiết
kế và Tư vấn giám sát thi công trong thời gian qua.
- Các số liệu thu thập được công trình trụ sở văn phòng IDC
- Điều tra, khảo sát thực tế ;
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp sau
- Đánh giá, phân tích thực tế dựa vào tài liệu và hệ thống văn bản pháp luật.
- Phương pháp thống kê: Khảo sát, thu thập thông tin và xử lý các thông
tin;
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan
- Phương pháp thu thập phân tích tài liệu
- Phương pháp quan sát trực tiếp
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:

Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống đầy đủ những vấn đề lý
luận có cơ sở khoa học và biện chứng về hoạt động của đơn vị Tư vấn giám sát
trong công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng.
Đề tài cũng nêu ra được một số bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật
của nhà nước về công tác Quản lý chất lượng công trình của đơn vị Tư vấn
giám sát hiện nay. Những nghiên cứu này ở một mức độ nhất định sẽ góp phần
thúc đẩy hoàn thiện văn bản pháp luật để nâng cao chất lượng xây dựng công
trình.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình giám sát để tăng cường
và nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng áp dụng
cho dự án trụ sở văn phòng IDC nói riêng cũng như các công trình xây dựng
dân dụng khác nói chung.
6. Kết quả dự kiến đạt được.
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về công tác Quản lý chất lượng
thi công xây dựng công trình dân dụng.
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

5

Trường Đại học Thủy Lợi

Phân tích, dánh giá được các vấn đề còn tồn tại trong công tác Quản lý
chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng công trình dân dụng hiện nay.
Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và phù hợp với

thực tiễn để hoàn thiện quy trình Giám sát nhằm nâng cao công tác Quản lý chất
lượng áp dụng cho công trình trụ sở văn phòng IDC.

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

6

Trường Đại học Thủy Lợi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1 Một số khái niệm về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1: Công trình xây dựng
Khái niệm công trình xây dựng: Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao
động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên
kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình
xây dựng bao gồm : công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công
nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác (Theo Luật xây
dựng).
Công trình xây dựng được phân thành các nhóm có đặc điểm kỹ thuật
tương tự nhau, gồm: công trình dân dụng; công trình công nghiệp; công trình
thủy lợi; công trình giao thông; công trình hạ tầng kỹ thuật.
1.1.1.2 Chất lượng công trình xây dựng

Thông thường, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ
hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính
cơ bản như: công năng, độ tiện dụng, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền
vững, tin cậy, tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế và
đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình). Rộng hơn, chất
lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của
bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá
trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác.

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

7

Trường Đại học Thủy Lợi

Hình 1.1: Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng
Nhìn vào sơ đồ các yếu tố tạo nên chất lượng công trình được mô tả trên
hình (Hình 1.1), chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn
về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa
đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn
nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi
cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường…), không kinh tế thì cũng không
thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình.
1.2 Nội dung của Quản lý chất lượng công trình xây dựng
1.2.1 Khái niệm về Quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề
ra các yêu cầu, quy định và thực hiện các yêu cầu và quy định đó bằng các biện
pháp như kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, cải tiến chất lượng trong
khuôn khổ một hệ thống. Hoạt động Quản lý chất lượng công trình xây dựng là
nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm
xây dựng bao gồm:
Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân
có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và
bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng theo Nghị định số 46/2015 NĐ –
CP về công tác Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
1.2.2 Khái niệm QLCL thi công công trình xây dựng
Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng là yếu tố là khâu quan
trọng nhất để nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Quá trình thi công ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng công
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

8

Trường Đại học Thủy Lợi

trình sau này. Bản thân nhà thầu phải đặt vấn đề này lên hàng đầu vì nó ảnh
hưởng đến uy tín cũng như tài chính của nhà thầu. Chủ đầu tư cũng như các đơn
vị tham gia khác phải có ý thức trách nhiệm quản lý thật chặt chẽ vấn đề chất
lượng thi công công trình.
Quản lý chất lượng thi công là các hoạt động nhằm quá trình thi công đạt

chất lượng tốt nhất, đúng theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo tiến độ, thẩm mỹ và an
toàn cho người lao động.
1.2.3 Khái niệm về giám sát thi công
Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát
xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an
toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo
đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành,
các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng
ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công
trình có nhiệm vụ theo dõi - kiểm tra - xử lý - nghiệm thu - báo cáo các công
việc liên quan tại công trường.
Ngoài việc lựa chọn được một nhà thầu thiết kế giỏi, một nhà thầu thi
công tốt, để đảm bảo chất lượng cho một công trình xây dựng chúng ta không
thể không nhắc đến vai trò rất quan trọng của Tư vấn giám sát xây dựng như
sau:
- Đảm bảo việc thi công xây lắp được thực hiện đúng hồ sơ thiết kế.
- Phát hiện, xử lý các chi tiết công trình mà Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và
nhà thầu thi công không rõ, giải quyết rõ trong các giai đoạn tương ứng
- Hỗ trợ Chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót tại hiện trường.
1.3 Công tác quản lý chất lượng công trình trên thế giới:
Từ đầu thế kỉ 20 đến nay ,theo hướng phát triển của công nghiệp hoá –
hiện đại hoá, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các công trình thi công lắp
đặt, kiến trúc xây dựng ngày càng phức tạp, qui mô ngày càng lớn hơn và nghề

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ


9

Trường Đại học Thủy Lợi

kiến trúc xây dựng càng có sự phân công công việc có tính chuyên môn, chi tiết,
sâu sắc hơn.
Công việc thiết kế thi công các công trình kiến trúc và quản lý thì ngoài
các kiến trúc sư, công trình sư, nhà tư vấn thiết kế giám sát ra thì còn có các nhà
thiết kế hệ thống thiết bị điện, nước, ánh sáng... và công việc thẩm định đo
lường chất lượng công trình do những người chuyên làm công việc thẩm định đo
lượng chất lượng công trình kiến trúc xây dựng đảm nhiệm. Hình thức hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng thời kỳ này phát triển rất
mạnh. Nhiều nhà thầu xây dựng đã tái cấu trúc hoạt động lên thành tổng công ty
thầu xây dựng bao gồm nhiều công ty thầu con với nhiều lĩnh vực thầu chuyên
các lĩnh vực xâu dựng khác nhau. Phương thức mời thầu và đấu thầu xuất hiện
trong thời kỳ này và làm cho tính chất chuyên nghiệp để thoả mãn tính cạnh
tranh trong hoạt động tư vấn, kiểm tra giám sát công trình đã được nâng lên ở
mức cao hơn. Nghiệp vụ của nghề tư vấn, giám sát đã phát triển và biểu hiện
qua việc hình thành cơ chế, qui trình, qui chuẩn nghề nghiệp. Nhiệm vụ chính
của nhà tư vấn, giám sát giúp cho chủ doanh nghiệp tính toán chi phí tiết kiệm
nhất, thu hút đầu tư, kiểm soát đầu tư, tiến độ, chất lượng, quản lý hợp đồng và
tổ chức, điều phối dự án.
Sau thế chiến thế giới lần thứ 2, ngành kiến trúc xây dựng có một bước
tiến dài vượt bậc, nghề quản lý dự án đã thu hoạch được những thành công lớn.
Thời gian này các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và các quốc gia đều có nhu cầu
xây dựng tái thiết đất nước sau chiến tranh rất lớn, liên tục gia tăng tạo bước bứt
phá trong chặng đua hiện đại hóa.
Trong những thập niên 50 – 60, các quốc gia phương Tây phát triển
mạnh về khoa học kỹ thuật, kiến thiết công nghiệp và quốc phòng lấy yếu tố mặt

bằng cuộc sống sinh hoạt của người dân làm cở sở. Bên cạnh đó nhu cầu về kiến
trúc xây dựng rất đa dạng, các công trình đồ sộ, các công trình thủy điện, nhà
máy điện hạt nhân, công trình hàng không vũ trụ, công trình các khu liên hợp
gang thép, các công trình hóa dầu, các khu phát triển đô thị mới.... Hàng loạt các
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

10

Trường Đại học Thủy Lợi

công trình mới này, đầu tư kinh phí rất nhiều, rủi ro, nguy cơ cũng rất lớn, qui
mô lớn, kỹ thuật phức tạp. Bất luận là nhà đầu tư hay người tham gia thi công
thực hiện đều phải đối mặt với các vấn đề khó khăn và có trách nhiệm gánh vác
công việc vì ai cũng có thể trở thành người tổn thất nếu các công trình này
không được hoàn thành đảm bảo đúng mục tiêu tiến độ và chất lượng. Nhà đầu
tư, nhà thầu và nhà tư vấn giám sát cùng gánh chung trách nhiệm rủi ro lẫn
thành công. Thời kỳ này cạnh tranh xã hội rất mạnh nên các chủ doanh nghiệp
có thái độ rất trân trọng những nhà quản lý khoa học trong các dự án kiến trúc
xây dựng. Từ thái độ này của xã hội này đã làm cho nghề tư vấn, giám sát đã
tiến thêm một bước theo hướng pháp luật hóa nghề nghiệp, thành tố hóa phát
triển.
Năm 1957, hội liên hiệp các nhà tư vấn công trình sư quốc tế đã vì
“Công trình sư độc lập " mà tiến hành thành lập nên FIDIC - Liên đoàn quốc tế
các kỹ sư tư vấn (Federation Internationale des Ingenieurs – Conseils). Tổ chức
này đã ban hành điều lệ hoạt động và tập hợp tất cả các phản ánh về tình hình

hoạt động giám sát thi công xây dựng trên thế giới. Các điều khoản của FIDIC
đã đặt tên các nhà kiểm định chất lượng công trình , các nhà tư vấn công trình,
các nhà kiến trúc thống nhất gọi là Công trình sư và đặt Công trình sư vào nội
dung công việc “giám sát công trình“ (Contruction supervision). Qui định công
trình sư có chức quyền thông thường như các loại nhân lực khác liên quan đến
kiến trúc xây dựng. Ví dụ như có quyền ra lệnh quyền kiểm soát, điều tra nguồn
gốc chất lượng nguyên vật liệu, quyền cho bắt đầu, tiếp tục, dừng hay kết thúc
công trình thi công; quyết định thay đổi kỹ thuật; quyền quản lý và giải thích
hợp đồng công trình; quyền giám sát tổng tiến độ thi công; quyền quyết định giá
cả bổ sung của công trình; quyền ký phủ nhận, xác nhận chi thu của công trình;
quyền thẩm định thụ lý các việc liên quan đến phí dùng bồi thường, kéo dài
thêm thời gian thi công; quyền phối hợp trong tranh chấp hợp đồng; quyền phủ
định và quyết định chất lượng công trình; quyền phủ nhận, xác nhận hồ sơ, bản
vẽ hoàn công (theo điều khoản của FIDIC).
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

11

Trường Đại học Thủy Lợi

Trong khoảng 40 năm trở lại đây, cơ chế hoạt động tư vấn thiết kế, giám
sát công trình trong các quốc gia phương Tây đã phát triển lên một bước dài
thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổ chức kiến trúc xây dựng. Trong
hoạt động xây dựng đã hình thành thế chân kiềng 3 chân vững chắc giữa ba nhà:
chủ doanh nghiệp, nhà thầu, tư vấn thiết kế giám sát công trình. Từ sau những

năm 80 của thế kỷ trước, một số quốc gia phương tây đã xem tính chuyên
nghiệp trong xây dựng trong đó có hoạt động tư vấn giám sát như là một cách để
kiếm tiền từ các quốc gia khác trên bình diện toàn thế giới. Ngân hàng thế giới
và các ngân hàng châu Á, châu Phi mang đẳng cấp quốc tế về tổ chức kinh
doanh tiền tệ đã đưa ra việc giám sát thi công công trình xây dựng trở thành vấn
đề quan trọng nhất trong việc cung cấp tài khoản xây dựng. Cơ chế tư vấn thiết
kế, giám sát đã trở thành công ước có tầm quốc tế.
Trên bình diện quốc tế, sự ra đời và phát triển của nghề tư vấn giám sát
trong các dự án công trình xây dựng chính là hiệu quả mang tính tất yếu của nền
kinh tế mang cơ chế thị trường. Nghề tư vấn giám sát trong các dự án công trình
xây dựng cũng chính là do sự chuyên nghiệp hóa trong phân công lao động, xã
hội hóa trong các mối quan hệ mật thiết của sự phát triển xã hội. Sự ra đời của
cơ chế tư vấn giám sát chính là do hoạt động tư vấn giám sát có tính quản lý
chuyên nghiệp rất cao, nhân lực trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có trình độ
chuyên môn vững vàng và hiệu quả của công việc có giá trị ý nghĩa cho nhân
loại.
Từ năm 1988, Trung Quốc đã thí điểm thực hành công tác tư vấn thiết
kế, thi công các công trình xây dựng và từ năm 1996 thì Trung Quốc đã thực
hiện quản lý toàn diện công tác tư vấn thiết kế thi công công trình xây dựng
bằng việc thành lập một dơn vị quản lý gồm 3 đối tượng là nhà tư vấn công
trình, nhà thầu và chủ đầu tư. Mọi vấn đề đều được xây dựng trên cơ sở cơ chế
vận hành, quản lý của phương thức tự vận hành kinh tế doanh nghiệp, mô hình
quản lý bộ phận chi huy công trình. Thực tế thì mô hình vận hành và quản lý của

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ


12

Trường Đại học Thủy Lợi

công tác tư vấn thiết kế, thi công các công trình xây dựng của Trung Quốc và
thế giới vẫn còn có những sự khác biệt.
1.4 Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong nước
1.4.1 Tình hình chất lượng công trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta
Cách đây 55 năm, các công trình xây dựng của nước ta hầu như rất ít ỏi,
chủ yếu là một số công trình giao thông, quốc phòng… phục vụ công cuộc
kháng chiến. Nhiều công trình xây dựng lớn như nhà hát lớn, cầu Long Biên,
QL1, tuyến đường sắt Bắc Nam… phần lớn được xây dựng từ trước. Tuy nhiên,
chỉ sau nửa thế kỷ số lượng và quy mô các công trình đã tăng rất nhanh. Hiện
nay, bình quân hàng năm cả nước có trên 8.000 dự án đầu tư xây dựng công
trình được triển khai. Quy mô và loại công trình rất đa dạng, từ các công trình
nhỏ như nhà ở riêng lẻ tới các công trình xây dựng quy mô vừa và lớn như:
Bệnh viện, trường học, chung cư và khu đô thị mới, các nhà máy nhiệt - thuỷ
điện, trạm và đường dây tải điện, hệ thống cầu - đường - hầm giao thông, cảng
biển và cảng hàng không, nhà máy phân bón, nhà máy lọc dầu, đập và hồ chứa,
các công trình hạ tầng kỹ thuật… Cho đến nay chúng ta đã có trên 7.000 công
trình hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi đã vận hành. Chúng ta tự hào khi có thủy điện
Sơn La với công suất 2400MW lớn nhất Đông Nam Á, thủy điện Hòa Bình, Lai
Châu… Nhiều công trình giao thông có quy mô lớn như cầu Mỹ Thuận, cầu Cần
Thơ, cầu Bãi Cháy, cầu Thăng Long, đường trên cao vành đai 3 Hà Nội, đại lộ
Thăng Long, đại lộ Đông Tây, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải
Phòng… những "cao ốc" cao nhất Việt Nam như Keangnam Hanoi Landmark
Tower, Bitexco Financial Tower….
Chất lượng công trình có xu hướng ngày càng được nâng cao. Theo số
lượng tổng hợp hàng năm về tình hình CLCT, bình quân trong 5 năm gần đây có

trên 90% công trình đạt chất lượng từ khá trở lên. Số lượng sự cố công trình xây
dựng tính trung bình hàng năm ở tỷ lệ thấp, chỉ từ 0,28 - 0,56% tổng số công
trình được xây dựng. Hầu hết các công trình, hạng mục công trình được đưa vào
sử dụng trong thời gian qua đều đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, phát huy
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

13

Trường Đại học Thủy Lợi

đầy đủ công năng sử dụng theo thiết kế, đảm bảo an toàn trong vận hành và
đang phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Có thể ví dụ như các công trình: Cầu Mỹ
Thuận, cầu Bãi Cháy, hầm Hải Vân, Đạm Phú Mỹ, Thuỷ điện Yaly, Thủy điện
Sơn La và Nhà máy khí, điện, đạm Cà Mau, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Linh
Đàm…..
Ngày 13 tháng 11 năm 2010 Bộ Xây dựng phối hợp với bộ Giao thông
vận tải, bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học
và Công nghệ lần đầu tiên tổ chức Lễ trao giải thưởng “ Cúp vàng chất lượng
xây dựng Việt Nam “ năm 2010. Hội đồng tuyển chọn đã chọn ra 65 công trình
có chất lượng cao nhất để trao giải thưởng trong đó có 26 công trình dân dung;
15 công trình công nghiệp, 13 công trình giao thông, 6 công trình thủy lợi và 5
công trình hạ tầng kỹ thuật
Bên cạnh các ưu điểm kể trên phải thừa nhận một thực tế là vẫn còn một
số tồn tại về chất lượng công trình. Các bất cập về chất lượng công trình cần
được nghiên cứu khắc phục thể hiện thông qua các sự cố, hư hỏng công trình

cũng như những khoảng trống về pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật...
Trong giai đoạn tới việc triển khai thực hiện tốt NĐ46/2015/NĐ-CP là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng trong việc đảm bảo và
nâng cao hơn nữa về chất lượng công trình xây dựng và quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
1.4.2. Vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao công tác Quản lý chất lượng công
trình xây dựng
Công tác Quản lý chất lượng các công trình xây dựng có vai trò to lớn đối
với nhà thầu, chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây dựng nói chung, vai trò đó
được thể hiện cụ thể là :
- Đối với nhà thầu, việc đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình xây
dựng sẽ tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, tăng năng suất
lao động. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng là tư liệu sản xuất có ý nghĩa

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

14

Trường Đại học Thủy Lợi

quan trọng tới tăng năng suất lao động, thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ
đối với nhà thầu.
- Đối với chủ đầu tư, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thoả mãn được
các yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống. Đảm bảo và nâng cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu

tư với nhà thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Do vậy quản lý chất lượng công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.
Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20-25%
GDP. Vì vậy quản lý chất lượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm.
Thời gian qua, còn có những công trình chất lượng kém, bị bớt xén, rút ruột
khiến dư luận bất bình. Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công
tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu quả.
Chất lượng công trình xây dựng là một vấn đề sống còn được Nhà nước và
cộng đồng hết sức quan tâm. Nếu ta quản lý chất lượng công trình xây dựng tốt
thì sẽ không có chuyện công trình chưa xây xong đã đổ do các bên đã tham ô rút
ruột nguyên vật liệu hoặc nếu không đổ ngay thì tuổi thọ công trình cũng không
được đảm bảo như yêu cầu. Vì vậy việc nâng cao công tác quản lý chất lượng
công trình xây dựng không chỉ là nâng cao chất lượng công trình mà còn góp
phần chủ động chống tham nhũng chủ động ngăn ngừa tham nhũng, ngăn ngừa
thất thoát trong xây dựng.
Công trình xây dựng khác với sản phẩm hàng hoá thông thường khác vì
công trình xây dựng được thực hiện trong một thời gian dài do nhiều người làm,
do nhiều vật liệu tạo nên chịu tác động của tự nhiên rất phức tạp. Vì vậy, việc
nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là rất cần thiết, bởi
nếu xảy ra sự cố thì sẽ gây ra tổn thất rất lớn về người và của, đồng thời cũng rất
khó khắc phục hậu quả.

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ


15

Trường Đại học Thủy Lợi

Nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng là góp phần
nâng cao chất lượng sống cho con người. Vì một khi chất lượng công trình xây
dựng được đảm bảo, không xảy ra những sự cố đáng tiếc thì sẽ tiết kiệm được
rất nhiều cho ngân sách quốc gia.
1.5 Hệ thống các văn bản quy phạm và quy định về công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng của Việt Nam:
1.5.1 Luật xây dựng
Được ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2014 theo Nghị quyết số
50/2014/QH13 của Quốc Hội với các quan điểm chính như sau:
- Thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng trong lĩnh vực
xây dựng.
- Tạo khung và quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến hoạt động xây
dựng.
- Thừa kế và phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng trước đó.
Bảo đảm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước và của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây
dựng. Phân định rõ trách nhiệm giữa quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh
doanh trong xây dựng.
Luật xây dựng năm 2014 gồm 10 chương, 168 điều quy định liên qua
các hoạt động xây dựng như sau:
+ Chương 1:Những quy định chung.
+ Chương 2 :Quy hoạch xây dựng
+ Chương 3: Dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Chương 4: Khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng
+ Chương 5: Giấy phép xây dựng.

+ Chương 6: Xây dựng công trình.
+ Chương 7: Chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng
+ Chương 8: Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

Trường Đại học Thủy Lợi

16

+ Chương 9: Trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ
quan nhà nước
+ Chương 10: Điều khoản thi hành
Luật Xây dựng 2014 tăng 01 chương và 45 điều so với Luật xây dựng 2003, nổi
bật nhất là phần Lựa chọn nhà thầu đã bỏ khỏi Luật Xây dựng để đưa sang Luật
Đấu thầu số 43/2013/QH13.
1.5.2 Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Sau khi Luật xây dựng có hiệu lực các nghị định để hướng dẫn thực hiện
luật xây dựng bắt đầu ra đời, có thể liệt kê ra như sau:
- Nghị định 32/2015 NĐ – CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 về Quản lý chi
phí đầu tư xây dựng
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 hướng dẫn về hợp đồng
xây dựng
- Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 Quy định chi tiết một
số nội dung về quy hoạch xây dựng
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về Quản lý chất lượng

và bảo trì công trình xây dựng
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư
xây dựng
Trên cơ sở các nghị định trên, các sở ban ngành có lĩnh vực liên quan sẽ
lần lượt ban hành các thông tư để hướng dẫn thi hành nghị định.
Về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số
46/2015/NĐ – CP ban hành ngày 12/05/2015 đã thay thế cho nghị định số
15/2013 NĐ- CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Các quy định trước
đây của Chính phụ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định
này đều bị bãi bỏ
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP bao gồm 8 chương, 57 điều, 02 phụ lục
như sau:
+ Chương 1. Những quy định chung;
Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

17

Trường Đại học Thủy Lợi

+ Chương 2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng;
+ Chương 3. Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình;
+ Chương 4. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
+ Chương 5. Bảo trì công trình xây dựng;
+ Chương 6. Sự cố công trình xây dựng
+ Chương 7. Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

+ Chương 8. Điều khoản thi hành.
Ngoài ra có 2 phụ lục gồm: Phụ lục 1 về Phân loại công trình xây dựng
và phụ lục 2 về Danh mục công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến
an toàn cộng đồng.
Một số nội dung mới, có tính chất đi sâu hơn về chất lượng công trình, đảm
bảo việc quản lý về chất lượng các công trình xây dựng và bảo trì công trình xây
dựng của nghị định 46/2015/NĐ – CP:
Trên cơ sở căn cứ các nội dung Luật Xây dựng 2014 và kết quả tổng kết
quá trình thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP, về cơ bản Nghị định kế thừa các
nội dung ưu việt của Nghị định 15/2013/NĐ-CP, bổ sung các nội dung hướng
dẫn về bảo trì công trình xây dựng hiện nay đang quy định tại Nghị định
114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây
dựng vào Nghị định này. Đồng thời, Nghị định còn bổ sung các nội dung còn
hạn chế, các quy định mới cần quản lý nhưng chưa được thể hiện trong Nghị
định 15/2013/NĐ-CP, đưa một số nội dung quy định trong các Thông tư hướng
dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã đi vào cuộc sống và vận hành tốt để giảm các
nội dung hướng dẫn trong các Thông tư, nhằm tăng cường tính ổn định của hệ
thống pháp luật.
Từ các nội dung nêu trên, Nghị định được soạn thảo theo trình tự công
việc từ giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi công đến bảo trì công trình xây dựng.
Quy định trách nhiệm của từng chủ thể tham gia hoạt động xây dựng công trình
trong từng giai đoạn. Sự thay đổi của Nghị định này phù hợp hơn với thực tế và

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ


18

Trường Đại học Thủy Lợi

giúp các chủ thể năm bắt ngay các quy định về quản lý chất lượng công trình
xây dựng trong toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư xây dựng.
Căn cứ Nghị định này thì việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải
tuân thủ theo 06 nguyên tắc cơ bản sau:
- Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của
Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng
đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết
bị, công trình và các công trình lân cận.
- Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép
đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết
kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu
của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
- Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng
lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây
dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý
chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp
với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và
nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy
định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây
dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý
chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định
thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện
giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về
chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên chịu trách nhiệm về
chất lượng các công việc do mình thực hiện.

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


Luận văn thạc sĩ

19

Trường Đại học Thủy Lợi

So với những quy định cũ trước đây, Nghị định 46/2015/NĐ-CP có một số
điều sửa đổi bổ sung chính như:
- Trong việc phân loại và phân cấp công trình xây dựng, so với Nghị định
15 thì có bổ sung thêm loại công trình “Công trình quốc phòng, an ninh” (Khoản
1 Điều 8);
- Về trình tự quản lý chất lượng khảo sát xây dựng được rút gọn gồm 04
bước (Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định 07 bước), bao gồm: 1. Lập và phê
duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng; 2. Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật
khảo sát xây dựng; 3. Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng; 4.
Nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát xây dựng;
- Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra
phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc phê duyệt; và có thể
thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát
xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định nghiệm thu (Khoản 3 Điều 13 và Điểm
b Khoản 1 Điều 16).
- Điều kiện nghiệm thu công trình được cơ quan cảnh sát phòng cháy và

chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (Điểm c Khoản 2
Điều 31).
- Nghị định quy định thêm nội dung về bảo trì công trình xây dựng (tại các
Điều từ 37 đến 43). Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng gồm: 1. Lập
và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng. 2. Lập kế hoạch và dự toán
kinh phí bảo trì công trình xây dựng. 3. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng
công việc bảo trì. 4. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.5.
Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định phân công lại trách nhiệm quản lý của các cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng. Cụ thể chuyển từ ngành Giao thông vận tải, ngành Công
thương về ngành Xây dựng quản lý đối với một số loại công trình như công
trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ; công trình giao

Học viên: Nguyễn Ngọc Ninh

Lớp: Cao học 20 QLXD22


×