Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu tính toán ngập lụt và ảnh hưởng của nó đến hạ du_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.14 MB, 123 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sỹ khoa học “Nghiên cứu tính toán ngập lụt và ảnh hưởng của
nó đến hạ du hồ chứa Khe Tân trong trường hợp xả lũ và vỡ đập” hoàn thành tại
Khoa Thủy văn & Tài nguyên nước trường Đại học thủy lợi vào tháng 3 năm 2016,
dưới sự trực tiếp hướng dẫn của TS. Trần Kim Châu.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Trần Kim Châu (Trường
ĐH Thủy Lợi) đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo cho em những điều kiện tốt nhất, định
hướng cho em cách tiếp cận với bài toán và đã giành nhiều thời gian quý báu để
đọc, đóng góp những ý kiến, nhận xét để em có thể hoàn thành luận văn của mình.
Nhân đây cũng xin cảm ơn tới tất cả các anh, em và các bạn trong tập thể lớp
21V21 những người đã cùng tôi học tập, nghiên cứu và phấn đấu trong suốt khóa
học vừa qua đã đóng góp ý kiến, thảo luận giúp tôi hoàn thiện luận văn của mình.Và
cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô giáo trường Đại
học Thủy Lợi, và đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Thủy Văn & Tài Nguyên Nước
đã tạo cho em một môi trường học tập lành mạnh, cho em những cơ hội để phấn đấu
và dần trưởng thành hơn trong suốt khóa học vừa qua
Hà Nội, tháng 3 năm 2016 .
Học viên

Lê Vĩnh Hưng


BẢN CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Lê Vĩnh Hưng




i

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1
BẢN CAM KẾT .........................................................................................................2
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN, ĐẬP
KHE TÂN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VỠ ĐẬP ...................................................4
I.1 Tổng quan các nghiên cứu về vỡ đập ....................................................................4
I.1.1 Một số trường hợp vỡ đập trên thế giới và Việt Nam ........................................4
I.1.1.1 Một số trường hợp vỡ đập trên thế giới ...........................................................4
I.1.1.2 Một số trường hợp vỡ đập tại Việt Nam ..........................................................5
I.1.2 Tình hình nghiên cứu sóng vỡ đập trên thế giới .................................................8
I.1.3 Tổng quan các nghiên cứu sóng vỡ đập tại Việt Nam ......................................11
I.1.4 Phương pháp luận .............................................................................................12
I.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên ......................................................................................13
I.2.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................13
I.2.2 Điều kiện địa hình .............................................................................................15
I.2.3 Điều kiện địa chất .............................................................................................16
I.2.4 Điều kiện thổ nhưỡng, thảm phủ ......................................................................16
I.3 Đặc điểm khí tượng, khí hậu................................................................................16
I.3.1 Chế độ nhiệt ......................................................................................................16
I.3.2 Chế độ gió .........................................................................................................17



ii

I.3.3 Chế độ mưa .......................................................................................................18
I.3.4 Chế độ bốc hơi ..................................................................................................21
I.4 Đặc điểm thủy văn ...............................................................................................21
I.4.1 Mạng lưới sông ngòi .........................................................................................21
I.4.1.1 Sông Thu Bồn ................................................................................................22
I.4.1.2 Sông Vu Gia...................................................................................................22
I.4.2 Chế độ dòng chảy lũ .........................................................................................23
I.4.2.1 Lũ sớm ...........................................................................................................24
I.4.2.2 Lũ muộn .........................................................................................................24
I.4.2.3 Lũ giữa mùa ...................................................................................................25
I.5 Mạng lưới trạm khí tượng – thủy văn ..................................................................25
I.6 Tình hình dân sinh, kinh tế và xã hội...................................................................26
I.7 Đặc điểm thông số kỹ thuật, hiện trạng đập Khe Tân .........................................27
I.7.1 Cấp công trình ...................................................................................................27
I.7.2 Thành phần quy mô và hiện trạng công trình ...................................................27
I.7.3 Điều kiện địa chất công trình đầu mối ..............................................................29
I.7.3.1 Công trình đập chính......................................................................................29
I.7.3.2 Công trình đập phụ 1 .....................................................................................30
I.7.3.3 Công trình đập phụ 2 .....................................................................................31
CHƯƠNG II ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THỦY VĂN THỦY LỰC TÍNH TOÁN MÔ
PHỎNG NGẬP LỤT HẠ DU HỒ CHỨA ...............................................................33
II.1 Ứng dụng mô hình thủy văn tính toán biên nhập lưu và lũ đến hồ ....................33
II.1.1 Phân tích và lựa chọn mô hình ........................................................................33
II.1.1.1 Mô hình MIKE - NAM.................................................................................33


iii


II.1.1.2 SWAT ...........................................................................................................33
II.1.1.3 HEC-HMS ....................................................................................................34
II.1.1.4 Nhận xét và lựa chọn mô hình ......................................................................34
II.1.2 Cơ sở lý thuyết mô hình ..................................................................................35
II.1.2.1 Mưa ...............................................................................................................35
II.1.2.2 Tổn thất .........................................................................................................36
II.1.2.3 Đường đơn vị ................................................................................................37
II.1.2.4 Tính toán dòng chảy ngầm ...........................................................................38
II.1.2.5 Diễn toán dòng chảy .....................................................................................39
II.1.3 Thiết lập mô hình.............................................................................................39
II.1.4 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ...................................................................42
II.1.4.1 Lựa chọn trận lũ để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình .................................42
II.1.4.2 Hiệu chỉnh mô hình trận lũ năm 2007 ..........................................................42
II.1.4.3 Kiểm định trận lũ năm 2009 .........................................................................43
II.1.5 Tính toán lũ đến hồ và các biên nhập lưu ........................................................45
II.1.5.1 Biên nhập lưu của mô hình ...........................................................................45
II.1.5.2 Tính toán dòng chảy đến các biên ................................................................46
II.1.5.3 Tính toán lưu lượng lũ thiết kế đến lưu vực hồ Khe Tân .............................50
II.2 Ứng dụng mô hình thủy lực tính toán ngập lụt hạ du hồ chứa ...........................52
II.2.1 Phân tích và lựa chọn mô hình ........................................................................52
II.2.1.1 Mô hình VRSAP...........................................................................................52
II.2.1.2 Mô hình SAL ................................................................................................53
II.2.1.3 Mô hình ISIS ................................................................................................53
II.2.1.4 Bộ mô hình MIKE ........................................................................................53


iv

II.2.2 Cơ sở lý thuyết mô hình ..................................................................................56
II.2.3 Thiết lập mô hình thủy lực sông Vu Gia – Thu Bồn .......................................60

II.2.3.1 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................60
II.2.3.2 Các biên của mô hình ...................................................................................61
II.2.4 Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ...................................................................62
II.2.4.1 Nguyên tắc chung .........................................................................................62
II.2.4.2 Hiệu chỉnh mô hình thủy lực với trận lũ tháng 11 năm 2007 ......................62
II.2.4.3 Kiểm định mô hình thủy lực với trận lũ tháng 9-10 năm 2009 ....................64
CHƯƠNG III MÔ PHỎNG CÁC KỊCH BẢN VÀ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP
LỤT ỨNG VỚI CÁC KỊCH BẢN ...........................................................................66
III.1 Phân tích các nguyên nhân và xây dựng các kịch bản vỡ đập ..........................66
III.1.1 Phân tích các nguyên nhân vỡ đập .................................................................66
III.1.2 Xây dựng các kịch bản ...................................................................................68
III.2 Tính toán các kịch bản ......................................................................................71
III.2.1 Thiết lập mô hình HEC HMS tính điều tiết và vỡ đập ..................................71
III.2.2 Lưu lượng xả đến hạ du tương ứng với các kịch bản.....................................74
III.2.2.1 Nguyên lý điều tiết lũ ..................................................................................74
III.2.2.2 Tính toán lưu lượng tràn thiết kế ................................................................78
III.2.2.3 Tính toán lưu lượng qua tràn tương ứng với các kịch bản ..........................79
III.3 Xây dựng bản đồ ngập lụt .................................................................................82
III.3.1 Xây dựng bản đồ ngập lụt ..............................................................................82
III.3.1.1 Nguyên lý xây dựng bản đồ ngập lụt ..........................................................82
III.3.1.2 Thiết lập mạng thủy lực hạ lưu hồ Khe Tân ...............................................83
III.3.1.3 Xây dựng bản đồ ngập lụt ...........................................................................85


v

III.3.2 Thống kê diện tích ngập .................................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93



vi

DANH MỤC HÌNH
Hình I.1 Phương pháp thực hiện luận văn ................................................................13
Hình I.2 Bản đồ vị trí địa lý lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn.....................................14
Hình I.3 Bản đồ vị trí địa lý lưu vực nghiên cứu hồ Khe Tân ..................................15
Hình I.4 Mặt cắt ngang đại diện đập chính ...............................................................29
Hình I.5 Mặt cắt ngang đại diện đập phụ số 1 ..........................................................30
Hình I.6 Mặt cắt ngang đại diện đập phụ số 2 ..........................................................32
Hình II.1 Bản đồ phân vùng trọng số mưa các tiểu lưu vực trạm Thành Mỹ ...........40
Hình II.2 Mô hình hóa dòng chảy trạm thủy văn Thành Mỹ ....................................41
Hình II.3 Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán trận lũ năm 2007 ..........43
Hình II.4 Đường lũy tích tổng lượng thực đo và tính toán trận lũ năm 2009 ...........43
Hình II.5 Đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán trận lũ năm 2009 ..........44
Hình II.6 Đường lũy tích tổng lượng thực đo và tính toán trận lũ năm 2009 ...........44
Hình II.7 Bản đồ biên nhập lưu vùng nghiên cứu .....................................................46
Hình II.8 Mô hình hóa dòng chảy các biên nhập lưu của lưu vực ............................48
Hình II.9 Đường quá trình lũ thiết kế đến lưu vực hồ chứa Khe Tân .......................52
Hình II.10 Mạng sơ đồ thủy lực sông Vu Gia Thu Bồn trong mô hình HEC RAS ..61
Hình II.11 Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Ái Nghĩa (hiệu
chỉnh) .........................................................................................................................63
Hình II.12 Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Giao Thủy (hiệu
chỉnh) .........................................................................................................................63
Hình II.13 Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Ái Nghĩa (kiểm
định) ..........................................................................................................................64
Hình II.14 Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán trạm Giao Thủy (kiểm
định) ..........................................................................................................................65
Hình III.1 Các nguyên nhân vỡ đập ..........................................................................67
Hình III.2 Hình ảnh vỡ đập Teton năm 1976 ............................................................67

Hình III.3 Hình thức tràn đỉnh và xói ngầm..............................................................68


vii

Hình III.4 Đường quá trình lưu lượng đến hồ Khe Tân tương ứng với các kịch bản
1, 2, 3 .........................................................................................................................72
Hình III.5 Đường quá trình lưu lượng đến hồ Khe Tân tương ứng với các kịch bản
4, 5 .............................................................................................................................72
Hình III.6 Mô hình hóa hồ Khe Tân .........................................................................73
Hình III.7 Thông số vỡ đập ngày mưa ......................................................................73
Hình III.8 Thông số vỡ đập ngày nắng .....................................................................73
Hình III.9 Quan hệ giữa lưu lượng và lượng trữ .......................................................76
Hình III.10 Quan hệ mực nước – lưu lượng xả thiết kế qua đập tràn hồ Khe Tân ...79
Hình III.11 Đường quá trình lưu lượng xả qua tràn với kịch bản 1 ..........................80
Hình III.12 Đường quá trình lưu lượng xả qua tràn với kịch bản 2 ..........................80
Hình III.13 Đường quá trình lưu lượng xả qua tràn với kịch bản 3 ..........................81
Hình III.14 Đường quá trình lưu lượng xả xuống hạ du với kịch bản 4 ...................81
Hình III.15 Đường quá trình lưu lượng xả xuống hạ du với kịch bản 5 ...................82
Hình III.16 Mô phỏng mạng sông và khu chứa hạ lưu hồ Khe Tân .........................84
Hình III.17 Các công trình bên mô phỏng trong HEC RAS .....................................84
Hình III.18 Bản đồ ngập lụt tương ứng với kịch bản 1 – Xả lũ thiết kế ...................86
Hình III.19 Bản đồ ngập lụt tương ứng với kịch bản 2 – Xả lũ kiểm tra ..................86
Hình III.20 Bản đồ ngập lụt tương ứng với kịch bản 3 – Xả lũ vượt thiết kế...........87
Hình III.21 Bản đồ ngập lụt tương ứng với kịch bản 4 – Vỡ đập ngày nắng ...........87
Hình III.22 Bản đồ ngập lụt tương ứng với kịch bản 5 – Vỡ đập ngày mưa ............88
Hình III.23 Model tính toán diện tích ngập trong ArcGIS........................................89


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng I.1 Nhiệt độ tối cao, tối thấp của một số trạm .................................................17
Bảng I.2 Nhiệt độ trung bình tháng, năm tại các trạm ..............................................17
Bảng I.3 Tốc độ gió bình quân và lớn nhất, hướng các vị trí ...................................17
Bảng I.4 Tần suất mưa năm ở một số trạm ...............................................................19
Bảng I.5 Lượng mưa mùa lũ, mùa kiệt và tỷ lệ so với lượng mưa năm ...................20
Bảng I.6 Lượng bốc hơi bình quân tháng, năm ........................................................21
Bảng I.7 Đặc trưng hình thái sông chính vùng nghiên cứu ......................................23
Bảng I.8 Tần suất lưu lượng đỉnh lũ sớm các trạm thủy văn trong lưu vực .............24
Bảng I.9 Tần suất lưu lượng đỉnh lũ muộn các trạm thủy văn trong lưu vực ...........25
Bảng I.10 Tần suất lưu lượng đỉnh lũ giữa mùa các trạm thủy văn trong vùng .......25
Bảng I.11 Mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn ...................................................26
Bảng I.12 Phân bố dân cư trong khu vực hạ lưu hồ ..................................................27
Bảng II.1 Trọng số mưa các tiểu lưu vực trạm thủy văn Thành Mỹ ........................39
Bảng II.2 Kết quả đánh giá số liệu thực đo và tính toán khi hiệu chỉnh trận lũ 2007
...................................................................................................................................43
Bảng II.3 Kết quả đánh giá số liệu thực đo và tính toán khi kiểm định trận lũ 2009
...................................................................................................................................44
Bảng II.4 Bộ thông số trận lũ năm 2007 ...................................................................45
Bảng II.5 Đặc trưng lưu vực tại các tuyến ................................................................46
Bảng II.6 Bộ thông số biên lưu vực sông Bung ........................................................48
Bảng II.7 Bộ thông số biên lưu vực sông Con ..........................................................49
Bảng II.8 Bộ thông số biên lưu vực khu giữa 1 ........................................................49
Bảng II.9 Bộ thông số biên lưu vực khu giữa 2 ........................................................50
Bảng II.10 Đặc trưng lượng mưa 1, 3, 5 ngày lớn nhất trạm Thành Mỹ ..................51
Bảng II.11 Tổng hợp các biên trong mô hình ...........................................................62
Bảng II.12 Vị trí và mặt cắt kiểm tra ........................................................................62
Bảng II.13 Kết quả thực đo và tính toán khi hiệu chỉnh trận lũ 2007 .......................63
Bảng II.14 Các chỉ tiêu đánh giá sau khi hiệu chỉnh.................................................64



ix

Bảng II.15 Kết quả thực đo và tính toán kiểm định trận lũ 2009..............................65
Bảng II.16 Các chỉ tiêu đánh giá sau khi kiểm định .................................................65
Bảng III.1 Kịch bản tính toán và các thông số vỡ đập ..............................................71
Bảng III.2 Các phương trình lưu lượng qua đập tràn ................................................77
Bảng III.3 Lưu lượng xả xuống hạ lưu hồ Khe Tân với các kịch bản ......................82
Bảng III.4 Diện tích ngập ứng với kịch bản 1 – xả lũ thiết kế ..................................89
Bảng III.5 Diện tích ngập ứng với kịch bản 2 – xả lũ kiểm tra ................................90
Bảng III.6 Diện tích ngập ứng với kịch bản 3 – xả lũ vượt thiết kế .........................90
Bảng III.7 Diện tích ngập ứng với kịch bản 4 – vỡ đập ngày nắng ..........................90
Bảng III.8 Diện tích ngập ứng với kịch bản 5 – vỡ đập ngày mưa ...........................90


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển môi trường sống, là tài
nguyên vô cùng quý giá, có tầm quan trọng đặc biệt đến sự sống trên trái đất. Trong
công cuộc chinh phục và cải tạo thiên nhiên, con người đang dần dần nâng cao khả
năng khai thác những mặt có lợi và hạn chế những mặt có hại mà nước gây ra. Hàng
ngàn công trình thủy lợi mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, đem lại
những hiệu quả đáng kể trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội,
hồ thủy lợi Khe Tân là một trong số đó. Hồ Khe Tân, xã Đại Chánh (huyện Đại
Lộc) là một trong những hồ rộng lớn ở Quảng Nam với diện tích gần 840ha, dung
tích hơn 46 triệu mét khối nước. Hồ không chỉ là nơi nuôi trồng thủy sản và cấp
nước tưới, nước sinh hoạt cho nhân dân các xã lân cận mà còn là điểm du lịch sinh

thái.
Như ta đã biết, các hồ thủy lợi thường được xây dựng phục vụ đa mục tiêu, tuy
nhiên các hồ, đập thủy lợi luôn là những công trình dễ bị tổn thương nhất là khi có
mưa lũ lớn. Các hồ chứa ở lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nói chung và hồ thủy lợi
Khe Tân nói riêng với đặc điểm là dung tích phòng lũ nhỏ, do vậy khi có lũ thì hầu
như toàn bộ lượng lũ về hồ sẽ được xả hết, dẫn đến lưu lượng dòng chảy hạ du đột
ngột tăng cao làm cho hiện tượng ngập lụt xảy ra và còn có thể gây nên sự sạt lở của
đất đá, đe dọa nghiêm trọng đời sống và tính mạng dân sinh kinh tế vùng hạ du.
Ngoài ra do sự thay đổi của khí hậu toàn cầu làm cho diễn biến thủy văn trở nên
phức tạp, lũ lụt xuất hiện nhiều hơn và bất thường hơn. Chính những yếu tố này làm
quá trình khai thác và quản lý hồ chứa cũng như phòng chống lũ chưa thật sự hiệu
quả, và việc giảm thiểu những tác động bất lợi có thể xảy ra là công tác đang được
đặt lên hàng đầu.
Bên cạnh việc xả lũ thiết kế của hồ thì người dân ở vùng hạ lưu hồ Khe Tân
còn phải đối mặt với một nguy cơ rủi ro cao, đó là sự cố vỡ đập. Vỡ đập sẽ khiến
cho hàng ngàn hộ dân vùng hạ du chìm trong ngập lụt, gây ra những thiệt hại to lớn
về người và tài sản. Từ năm 2012 đã có một số báo cáo không chính thức về tình


2

trạng xuất hiện nhiều vết nứt và lỗ rò rỉ nước tại đập hồ chứa Khe Tân. Đây là một
vấn đề được sự quan tâm của cả cộng đồng xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu để lập ra
các quy hoạch, chiến lược và giải pháp cụ thể để ứng phó với vỡ đập trong trường
hợp khẩn cấp là rất cần thiết.
Luận văn sẽ phân tích các nguyên nhân vỡ đập cũng như xây dựng các kịch
bản vỡ đập cho hồ chứa Khe Tân. Bên cạnh đó luận văn cũng sẽ tiến hành xác định
quá trình xả lũ thiết kế của hồ chứa, quá trình xả lũ do vỡ đập một cách đinh lượng.
Lấy đó là cơ sở để tính toán tình trạng ngập lụt như thế nào. Đây sẽ là cơ sở khoa
học tin cậy và cần thiết để đánh giá tác động của ngập lụt tới đời sống kinh tế, xã

hội của dân cư vùng hạ lưu đập. Từ những sự cần thiết kể trên tôi chọn đề tài:
“Nghiên cứu tính toán ngập lụt và ảnh hưởng của nó đến hạ du hồ chứa Khe
Tân trong trường hợp xả lũ và vỡ đập”.
2. Mục đích của đề tài
Mục tiêu: Xây dựng mô hình thủy lực mô phỏng quá trình vỡ đập Khe Tân
nhằm xác định một cách định lượng quá trình xả lũ thiết kế và vỡ đập. Từ đó xây
dựng bản đồ ngập lụt với các kịch bản khác nhau và tính toán diện tích ngập do xả
lũ thiết kế và vỡ đập gây ra đối với dân cư vùng hạ du.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm mưa, lũ trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, từ đó sử
dụng phương pháp mô hình hóa toán học để tính toán mô phỏng quá trình dòng
chảy lũ trên sông Vu Gia – Thu Bồn, lấy đó làm cơ sở tính toán lũ thiết kế đến hồ
và việc xả lũ thiết kế hay vỡ đập của hồ Khe Tân.
Phạm vi nghiên cứu
• Các hạng mục công trình như hồ Khe Tân, các công trình đầu mối, đập chính
đập phụ, tràn xả lũ, cống lấy nước.
• Khu vực hạ lưu hồ Khe Tân bao gồm các xã Đại Chánh, Đại Thạnh, Đại Tân,
Đại Thắng thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:


3

• Thu thập tìm hiểu các tài liệu liên quan.
• Nghiên cứu các đề tài dự án đã thực hiện liên quan đến đề tài luận văn.
• Tham khảo ý kiến các chuyên gia.
Các phương pháp nghiên cứu:
1- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Phương pháp này được sử dụng
trong việc xử lý các tài liệu về địa hình, khí tượng, thủy văn phục vụ cho các tính

toán, phân tích của luận văn.
2- Phương pháp mô hình toán: Mô hình mưa – dòng chảy, mô hình thủy lực
được dùng để mô phỏng quá trình lũ, xây dựng bản đồ ngập lụt đập Khe Tân.
3- Phương pháp kế thừa: Trong quá trình thực hiện, luận văn cần tham khảo
và kế thừa các kết quả có liên quan đã được nghiên cứu trước đây của các tác giả,
cơ quan và tổ chức khác. Những thừa kế nhằm làm kết quả tính toán của luận văn
phù hợp hơn với thực tiễn của vùng nghiên cứu.
4-Phương pháp Viễn thám và GIS: Ứng dụng các công cụ GIS để xây dựng
các bản đồ ngập lụt ứng với các kịch bản và tính toán diện tích các xã chịu ảnh
hưởng do ngập lụt.


4

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG VU GIA – THU BỒN, ĐẬP
KHE TÂN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ VỠ ĐẬP
I.1 Tổng quan các nghiên cứu về vỡ đập
I.1.1 Một số trường hợp vỡ đập trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có rất nhiều con đập bị vỡ
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số con đập trên thế giới và ở
Việt Nam đã bị vỡ.
I.1.1.1 Một số trường hợp vỡ đập trên thế giới
a. Đập Bản Kiều, Trung Quốc
Đây là con đập được xây dựng trên sông Ru tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đập
được làm bằng đất sét và cao 24,5m sau khi gia cố được các chuyên gia Xô Viết
đánh giá là "đập thép". Sự cố vào năm 1975 đã làm con đập này bị vỡ và gây ra
thiệt hại nặng nề. Sau đó nó đã được xây dựng lại. Trong mùa lũ năm 1975, đập đã
bị vỡ làm cho 175.000 người thiệt mạng và hơn 11 triệu người khác mất nhà cửa.
Sự cố này cũng đã phá hủy 1 nguồn năng lượng khổng lồ đang cung cấp cho
Trung Quốc. Với công suất lên đến 18 GW, tương đương 9 nhà máy nhiệt điện hay

20 lò phản ứng hạt nhân, nhà máy thủy điện này được xem là có khả năng đáp ứng
1/3 nhu cầu sử dụng vào lúc cao điểm của cả Vương quốc Anh.
Nguyên nhân là do thiếu thông tin liên lạc. Liên lạc giữa các hồ chứa trong hệ
thống bị cắt đứt. Dự báo sai về lượng mưa. Chần chừ trong việc xả bỏ một lượng dự
trữ thế năng của nước và do thiếu dữ liệu thủy văn.
b. Đập Gleno, Italia
Gleno là con đập nhiều tầng được xây dựng trên sông Gleno ở Valle di Scalve,
Italia. Con đập được xây dựng từ năm 1916 đến năm 1923 với mục tiêu sản xuất
điện năng. Tuy nhiên, chỉ sau 40 ngày sau khi nước được chứa đầy phần lòng hồ, thì
một phần lớn của đập đã bị vỡ vào ngày 1/12/1923 làm 356 người thiệt mạng.
Theo những điều tra, nguyên nhân dẫn đến sự cố của đập Gleno phần lớn là do
chủ quan. Việc thiếu kinh phí đã làm các nhà thầu thay đổi thiết kế và thiết kế mới
đã không phù hợp với loại móng được thi công từ trước. Đơn vị thi công không sử


5

dụng loại vữa, xi măng thích hợp và thiếu kinh phí, thiết kế đập Gleno đã thay đổi
từ đập bê tông trọng lực chuyển sang đập nhiều tầng.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác như: Tay nghề công nhân kém, sai phạm
trong sử dụng vật liệu, sự thay đổi thiết kế từ đập trọng lực sang đập đa vòm và bê
tông không hoàn toàn khô khi hồ được chứa đầy nước.
c. Đập Kelly Barnes, Mỹ
Kelly Barnes là đập đắp bằng đất ở bang Georgia, Mỹ. Ngày 6/11/1977 nó đã
bị vỡ sau 1 trận mưa lớn làm 39 người thiệt mạng và thiệt hại về tài sản lên đến 3,8
triệu USD.
Sau 1 trận mưa rất lớn kéo dài trong từ trưa đến đêm 5/11 sáng sớm ngày
6/11/1977, vào lúc 1h30, con đập đã vượt qua giới hạn chịu đựng và ồ ạt tuôn nước
về phía hạ lưu.
Theo điều tra, nguyên nhân dẫn đến sự cố là khi xây dựng các kĩ sư đã tính

toán sai về độ dốc mái đập. Điều này đã làm thay đổi trọng tâm và khả năng chịu
lực của con đập trong điều kiện trời mưa lớn. Mặc dù chỉ là một sự cố nhỏ cũng có
thể làm cả con đập bị nước cuốn trôi và nguyên nhân chính là do khối đất có kích
thước 3,7x9,1m bị cuốn trôi lúc ban đầu gây ra sự cố.
I.1.1.2 Một số trường hợp vỡ đập tại Việt Nam
Theo thống kê và khảo sát sơ bộ của cơ quan chức năng, Việt Nam có hơn hai
trăm đập và hơn 95% trong số đó là không đạt yêu cầu. Phần lớn đập và hồ chứa tập
trung ở miền Trung, nơi có độ dốc cao (một bên giáp núi, một phía giáp biển). Vì
vậy, những lần xả lũ và vỡ đập gây ra hậu quả kinh hoàng cho toàn bộ người dân
trong khu vực.
a. Đập Suối Hành ở Khánh Hoà
Đập Suối Hành có một số thông số cơ bản sau: Dung tích hồ: 7,9 triệu m3
nước, chiều cao đập: 24m, chiều dài đập: 440m. Đập được khởi công từ tháng
10/1984, hoàn công tháng 9/1986 và bị vỡ vào 2 giờ 15 phút đêm 03/12/1986.
Thiệt hại do vỡ đập: Trên 100 ha cây lương thực bị phá hỏng, 20 ha đất trồng trọt bị
cát sỏi vùi lấp, 20 ngôi nhà bị cuốn trôi, 4 người bị nước cuốn chết.


6

Nguyên nhân: Khi thí nghiệm vật liệu đất đã bỏ sót không thí nghiệm 3 chỉ
tiêu rất quan trọng là độ tan rã, độ lún ướt và độ trương nở, do đó đã không nhận
diện được tính hoàng thổ rất nguy hiểm của các bãi từ đó đánh giá sai lầm chất
lượng đất đắp đập. Công tác khảo sát địa chất quá kém, các số liệu thí nghiệm về
đất bị sai rất nhiều so với kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên môn của Nhà
nước như Trường Đại học Bách khoa TP. HCM, Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền
Nam.
Vật liệu đất có tính chất phức tạp, không đồng đều, khác biệt rất nhiều, ngay
trong một bãi vật liệu các tính chất cơ lý lực học cũng đã khác nhau nhưng không
được mô tả và thể hiện đầy đủ trên các tài liệu.

Do việc đất trong thân đập không đồng nhất, độ chặt không đều cho nên sinh
ra việc lún không đều, những chỗ bị xốp đất bị tan rã khi gặp nước gây nên sự lún
sụt trong thân đập, dòng thấm nhanh chóng gây nên luồng nước xói xuyên qua đập
làm vỡ đập.
Việc lựa chọn sai lầm dung trọng khô thiết kế của đất đắp đập là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến sự cố vỡ đập. Kỹ sư thiết kế không nắm bắt được
các đặc tính cơ bản của đập đất, không kiểm tra để phát hiện các sai sót trong khảo
sát và thí nghiệm nên đã chấp nhận một cách dễ dàng các số liệu do các cán bộ địa
chất cung cấp.
Không có biện pháp xử lý độ ẩm thích hợp cho đất đắp đập vì có nhiều loại
đất khác nhau có độ ẩm khác nhau, bản thân độ ẩm lại thay đổi theo thời tiết nên
nếu ngưới thiết kế không đưa ra giải pháp xử lý độ ẩm thích hợp sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến hiệu quả đầm nén và dung trọng của đất.
Lựa chọn kết cấu đập không hợp lý. Khi đã có nhiều loại đất khác nhau thì
việc xem đập đất là đồng chất là một sai lầm lớn, lẽ ra phải phân mặt cắt đập ra
nhiều khối có các chỉ tiêu cơ lý lực học khác nhau để tính toán an toàn ổn định cho
toàn mặt cắt đập. Khi đã có nhiều loại đất khác nhau mà tính toán như đập đồng
chất cũng là 1 nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự cố đập Suối Hành.


7

Trong thi công cũng có rất nhiều sai sót như bóc lớp đất thảo mộc không hết,
chiều dày rải lớp đất đầm quá dày trong khi thiết bị đầm nén lúc bấy giờ chưa được
trang bị đến mức cần thiết và đạt yêu cầu, biện pháp xử lý độ ẩm không đảm bảo
yêu cầu chất lượng, xử lý nối tiếp giữa đập đất và các mặt bê tông cũng như những
vách đá của vai đập không kỹ cho nên thân đập là tổ hợp của các loại đất có các chỉ
tiêu cơ lý lực học không đồng đều, dưới tác dụng của áp lực nước sinh ra biến dạng
không đều trong thân đập, phát sinh ra những kẽ nứt dần dần chuyển thành những
dòng xói phá hoại toàn bộ thân đập.

b. Đập Suối Trầu ở Khánh Hoà
Đập Suối Trầu ở Khánh Hoà bị sự cố 4 lần:
+ Lần thứ 1: Năm 1977 vỡ đập chính lần 1
+ Lần thứ 2: Năm 1978 vỡ đập chính lần 2
+ Lần thứ 3: Năm 1980 xuất hiện lỗ rò qua đập chính
+ Lần thứ 4: Năm 1983 sụt mái thượng lưu nhiều chỗ, xuất hiện 7 lỗ rò ở đuôi
cống.
Đập Suối Trầu có dung tích 9,3 triệu m3 nước, chiều cao đập cao nhất: 19,6m,
chiều dài thân đập: 240m.
Nguyên nhân của sự cố:
Về thiết kế: Xác định sai dung trọng thiết kế. Trong khi dung trọng khô đất
cần đạt g = 1,84T/m3 thì chọn dung trọng khô thiết kế gk = 1,5T/m3 cho nên không
cần đầm, chỉ cần đổ đất cho xe tải đi qua đã có thể đạt dung trọng yêu cầu, kết quả
là đập hoàn toàn bị tơi xốp.
Về thi công: Đào hố móng cống quá hẹp không còn chỗ để người đầm đứng
đầm đất ở mang cống. Đất đắp không được chọn lọc, nhiều nơi chỉ đạt dung trọng
khô gk = 1,4T/m3, đổ đất các lớp quá dày, phía dưới mỗi lớp không được đầm chặt.
Về quản lý chất lượng:
+ Không thẩm định thiết kế.
+ Giám sát thi công không chặt chẽ, nhất là những chỗ quan trọng như mang
cống, các phần tiếp giáp giữa đất và bê tông, không kiểm tra dung trọng đầy đủ.


8

+ Số lượng lấy mẫu thí nghiệm dung trọng ít hơn quy định của tiêu chuẩn,
thường chỉ đạt 10% và không đánh dấu vị trí lấy mẫu.
Như vậy, sự cố vỡ đập Suối Trầu đều do lỗi của thiết kế, thi công và quản lý.
c. Đập Am Chúa ở Khánh Hoà
Đập Am Chúa ở Khánh Hoà được hoàn thành năm 1986, sau khi chuẩn bị

khánh thành thì lũ về làm nước hồ dâng cao, xuất hiện lỗ rò từ dưới mực nước dâng
bình thường rồi từ lỗ rò đó chia ra làm 6 nhánh như những vòi của con bạch tuộc
xói qua thân đập làm cho đập vỡ hoàn toàn chỉ trong 6 tiếng đồng hồ.
d. Đập thủy điện Đakrông 3
Khoảng 7 giờ ngày 7/10/2012, hai khoang tràn (ngang 20 m, cao 6 m) bên trên
của đập chính nhà máy đã bị vỡ. Nguyên nhân là do công trình đang trong quá trình
thi công hoàn thiện, kết hợp với việc tích nước lòng hồ để thử tải tổ máy và mưa lũ
lớn làm cho đập chắn của công trình thủy điện Đakrông 3 bị vỡ. Tổng thiệt hại ước
tính khoảng 20 tỉ đồng.
Trên đây là một số ví dụ về những vụ vỡ đập đã xảy ra, ngoài ra vẫn còn rất
nhiều trường hợp vỡ đập khác trên thế giới và Việt Nam. Các vụ vỡ đập đều gây ra
thiệt hại to lớn về con người và tài sản, đặt ra bài toán về nghiên cứu vỡ đập cấp
bách hơn bao giờ hết.
I.1.2 Tình hình nghiên cứu sóng vỡ đập trên thế giới
An toàn của đập, cống, đê … có tầm quan trọng đặc biệt. Việc nghiên cứu
cảnh báo vỡ đập trong điều kiện bất lợi đối với hạ lưu công trình đã được thực hiện
tại các nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và nhiều nước khác, được
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước.
Văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ở Châu Âu về rủi ro vỡ đập được ban
hành ở Pháp năm 1968 sau khi đập Malpasset bị vỡ năm 1959 làm trên 400 người bị
chết và mất tích. Một trong các cơ quan có kinh nghiệm nghiên cứu về vỡ đập là
Phòng thí nghiệm Thủy lực Quốc gia Pháp.
Một mô hình cho chức năng nghiên cứu vỡ đập thường có 3 mô đun cơ bản là:
+ Mô tả vết vỡ theo kích thước hình học và phát triển vết vỡ theo thời gian;


9

+ Tính đường quá trình lưu lượng chảy qua vết vỡ;
+ Diễn toán quá trình sóng vỡ đập xuống hạ lưu.

Các mô hình mô phỏng vỡ đập có đặc điểm là sử dụng các điều kiện biên
trong để mô tả dòng chảy tại các vị trí dọc theo đường chảy mà tại đó phương trình
Saint-Venant không áp dụng được như đập tràn, thác nước, vết vỡ, cầu cống, đập có
cửa điều khiển.
Trước đây, xu thế nghiên cứu là các nỗ lực xây dựng các mô hình chuyên
nghiên cứu về vỡ đập. Mô hình vỡ đập được dùng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ là mô
hình DAMBRK (Dam-Break Flood Forecasting Model) do Fread thiết lập (1977,
1980, 1981). Mô hình có 3 chức năng : Mô tả vết vỡ theo hình học và theo thời
gian, tính quá trình lưu lượng qua vết vỡ và diễn toán quá trình xuống hạ lưu. Mô
hình DAMBRK đã được áp dụng để tái tạo sóng lũ truyền xuống hạ lưu gây ra bởi
đập chắn nước Teton bị vỡ vào năm 1976. Đập Teton là đập đất cao 300ft (91,1m)
dài 3000ft. Hậu quả đã làm 11 người chết, 25000 người mất nhà cửa và thiệt hại vật
chất khoảng 400 triệu đô la. Kết quả mô phỏng sóng vỡ đập bằng mô hình
DAMBRK có sự phù hợp tốt với số liệu đo đạc khảo sát.
Mô hình FLDWAV là mô hình tổng hợp của 2 mô hình mô hình thủy lực
mạng sông DWOPER (Dynamic Wave Operational Model) và DAMBRK có khả
năng tính sóng vỡ đập, điều khiển các cửa xả công trình hồ và diễn toán thủy lực
được Fread xây dựng năm 1985. Mô hình đã được phát triển dựa trên phương pháp
giải số hệ phương trình Sain-Venant theo sơ đồ ẩn phi tuyến có trọng số. Mô hình
có nhiều tính năng ưu việt bảo đảm độ ổn định và các chức năng mô phỏng công
trình và hệ thống sông. Mô hình FLDWAV được một số Tổ chức, Hiệp hội quốc tế
công nhận là mô hình chính thức trong nghiên cứu lũ do vỡ đập và là cơ sở để so
sánh khi nghiên cứu ứng dụng các mô hình khác.
Hiên nay, trên thế giới, xuất hiện xu hướng áp dụng mô hình 2 chiều để nghiên
cứu sóng vỡ đập. Một trong số các mô hình 2 chiều để tính sóng vỡ đập có cơ sở lý
thuyết chặt chẽ là mô hình RBFVM-2D, mô hình áp dụng phương pháp phần tử thể
tích và sơ đồ giải Osher. Mô hình được ứng dụng đối với một bài toán mẫu có


10


tường đập trong lòng dẫn một đơn vị chiều rộng, độ sâu thượng lưu 5m, độ sâu hạ
lưu 0,3m vỡ tức thời. Với bước tính 0,05s, kết quả tính toán cho thấy vận tốc và đọ
sâu hạ lưu là 4,66m/s và 2,22m, có sai số tương đối nhỏ hơn 1% so với kết quả giải
tích. Một mô hình 2 chiều khác có thể ứng dụng để tính sóng vỡ đập là mô hình
BIPLAN, mô hình được xây dựng tại Đại học Bách Khoa Lisbon dựa trên cơ sở giải
hệ phương trình Sain-Vennant 2 chiều bằng phương pháp MacCormack-TVD. Mô
hình sử dụng điều kiện biên trong để mô tả sóng vỡ đập chuyển động trong vùng
đồng bằng. Mô hình được ứng dụng cho hệ thống hồ bao gồm: Đập bê tông cánh
cong Funcho cao 49m, dài 165m và đập đất đắp Arade cao 50m, chiều dài 246m.
Đập Funcho được giả thiết là vỡ tức thời và toàn bộ, dập Arade được giả thiết là vỡ
từng phần và từ từ. Kết quả tính toán độ sâu của sóng vỡ đập hạ lưu đập Arade có
sai số 3m so với mô hình DAMBRK.
Một xu hướng nghiên cứu khác là ứng dụng mô hình 1-2 chiều kết hợp để mô
tả vỡ đập truyền xuống vùng đồng bằng. Một trong số các mô hình có các ứng dụng
thực tế là mô hình DHM (Diffusion Hydrodynamic Model) và Mike-Flood. Mô
hình DHM là mô hình sóng khuyếch tán 1D mô phỏng dòng chảy 1 chiều trong hệ
thống sông và 2D trong vùng ngập lụt được nghiên cứu ở Hoa Kỳ do T.V.
Hromadka và C.C.Yen xây dựng năm 1986. Mô hình 1 và 2 chiều được kết nối với
nhau bằng luật cân bằng và chảy tràn. Mô hình Mike-Flood là mô hình của Viện
Thủy lực Đan Mạch.
Hiện nay, do vỡ đập được xem là một dạng đặc biệt của sóng lũ có cường độ
mạnh, lên nhanh, xuống nhanh nên xu thế chung là các mô hình thủy động lực được
nghiên cứu bổ sung mô đun mô phỏng sóng vỡ đập trong mô hình tổng thể. Các mô
hình thủy động lực 1D có khả năng được áp dụng nghiên cứu vỡ đập trên thế giới
là NWS FLDWAV (Hoa Kỳ), HEC-RAS (Hoa Kỳ), MIKE-11 (Đan Mạch), mô
hình ISIS (Viện Thủy lực Anh), MASCARET (Pháp). Các mô hình này có các chức
năng mô phỏng VĐ hệ thống các hồ chứa và diễn toán ngập lụt hạ lưu. Tuy nhiên,
mô hình FLDWAV vẫn được xem là mô hình chuyên dụng để nghiên cứu vỡ đập.



11

Xu hướng nghiên cứu trên thí nghiệm mô hình vật lý: với việc xây dựng các
đập mô phỏng như thực tế, đánh giá quá trình vỡ đập. Viện nghiên cứu khoa học
thủy lợi Nam Kinh, Trung Quốc trên nền tảng nghiên cứu cơ lý vỡ đập tràn đỉnh, đã
triển khai nghiên cứu cơ lý phá hoại đường ống dẫn đến vỡ đập, quá trình phá hoại
xâm nhập đường ống là phát sinh trong khối đập, cơ lý lực học phức tạp, liên quan
đến nhiều ngành khoa học như thủy lực, cơ đất, vận chuyển bùn cát… Với sự chuẩn
bị khá công phu, thí nghiệm của Viện đã thu được kết quả vỡ đập ống dẫn khối đập
nguyên hình hoàn chỉnh.
I.1.3 Tổng quan các nghiên cứu sóng vỡ đập tại Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu tính toán vỡ đập (VĐ) được quan tâm nghiên
cứu tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Môi trường, Viện Cơ học và Viện Khoa học Thủy lợi.
Nghiên cứu tính toán vỡ đập hệ thống hồ Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình đã được
Đại học Xây dựng Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi
trường thực hiện do Ban Quản lý Công trình Thủy điện Sơn La đầu tư nghiên cứu
trên cơ sở áp dụng mô hình FLDWAV của Hoa Kỳ khi lựa chọn phương án thiết kế
hồ Sơn La. Đồng thời, nghiên cứu cảnh báo ngập lụt vùng đồng bằng sông Hồng
nếu xảy ra sự cố vỡ đập hồ Hòa Bình trên cơ sở áp dụng mô hình FLDWAV kết
hợp với mô hình DHM. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nếu vỡ đập Lai Châu, các hồ
Sơn La, Hòa Bình có thể vận hành bảo đảm an toàn cho hạ du. Các kết quả nghiên
cứu trên đã được Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua. Ngoài ra, các cơ quan
nghiên cứu khác như Viện Cơ học, Viện Khoa học thủy lợi cũng đã có các nghiên
cứu đồng thời về tính toán vỡ đập.
Kinh nghiệm áp dụng mô hình FLDWAV ở Việt Nam cho thấy mô hình mô
phỏng tốt quá trình vỡ đập và tính được quá trình lưu lượng SVĐ có độ tin cậy cao,
kết quả nghiên cứu đã được thẩm định và đánh giá là hợp lý. Mô hình HEC-RAS,
Mô hình Mike-11, mô hình ISIS là mô hình thủy lực có khả năng nghiên cứu vỡ đập

và truyền xuống hạ lưu tuy chưa có nhiều các ứng dụng thực tế.


12

Nghiên cứu tính toán truyền lũ trong hệ thống sông diễn toán ngập lụt hiện
nay ở nước ta đối với các vùng đồng bằng rộng lớn, các mô hình 1 chiều như mô
hình Mike-11, mô hình HEC-RAS được ứng dụng khá phổ biến ở vùng hạ lưu hệ
thống sông Hồng-sông Thái Bình và mô hình ISIS được ứng dụng phổ biến ở Đồng
bằng sông Cửu Long, đạt kết quả tốt do mô hình có giao diện thân thiện và có khả
năng xử lý khối lượng lớn các thông tin về địa hình và mặt cắt.
Các mô hình 1 và 2 chiều kết hợp như mô hình DHM, mô hình Mike-flood là
các mô hình thích hợp với các khu vực ngập lụt có quy mô vừa ở các vùng đồng
bằng ven biển miền Trung do phải xử lý các thông tin về địa hình, mặt cắt và khớp
nối số liệu địa hình-mặt cắt. Một số các nghiên cứu vỡ đập và mô phỏng ngập lụt sử
dụng MIKE Flood như:
+ Nghiên cứu lũ và lũ do vỡ đập trong hệ thống sông Hồng - Thái Bình" của
Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam” từ năm 2002 – 2003.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng tình huống vỡ đập hồ Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh đến vùng hạ du
+ Lập phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du hồ chứa Suối Hành, tỉnh
Khánh Hòa.
I.1.4 Phương pháp luận
Phương pháp tính toán trong luận văn được thực hiện theo trình tự như hình
I.1:


13

Hình I.1 Phương pháp thực hiện luận văn
I.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên

I.2.1 Vị trí địa lý


14

H cha nc Khe Tõn thuc xó i Chỏnh, Huyn i Lc, tnh Qung
Nam, cỏch trung tõm thnh ph Tam K 70 KM v phớa Bc.
Khu ti nm trong a phn cỏc xó: i Chỏnh, i Thch, i Thng, i
Tõn, i Phong, i Minh v i Cng
To a lý tuyn cụng trỡnh:
+ V bc

: 15o4600 - 15o4845

+ Kinh ụng : 107o5900 - 108o0110
H cha Khe Tõn nm trong lu vc sụng Vu Gia Thu Bn, chu nh hng
ca cỏc iu kin t nhiờn khớ hu sụng Vu Gia Thu Bn. Trong lun vn s trỡnh
by khỏi quỏt v cỏc iu kin t nhiờn khớ hu sụng Vu Gia Thu Bn, qua ú ta
s cú cỏi nhỡn tng quỏt v iu kin t nhiờn ca h Khe Tõn thụng qua lu vc
sụng Vu Gia Thu Bn.
BN V TR A Lí LU VC SễNG VU GIA THU BN
10730'0"E

1090'0"E

Phú Lộc

Thừa Thiên- Huế

Liên Chiểu


Sơn Trà
Hải Châu

Nam Đông
Hoà Vang
160'0"N

TP.Đà Nẵng

160'0"N

A Lưới

10830'0"E

1080'0"E

Hương Trà
Hương Thuỷ

Ngũ Hành sơn
Hiên

Điện Bàn

TX. Hội An

Đại Lộc
Duy Xuyên


Thăng Bình

Quế Sơn
Giằng

TX. Tam Kỳ

1530'0"N

1530'0"N

Quảng Nam
Hiệp Đức

Tiên Phước
Núi Thành

Lý Sơn

Phước Sơn

Lý Sơn
Bình Sơn
Trà My

Trà Bồng

Sơn Tịnh


CH GII
Ranh gii huyn

150'0"N

Kon Tum

Sơn Hà
Sơn Tây

Ngọc Hồi
10730'0"E

Đắk Tô
1080'0"E

Kon Plông
10830'0"E

Ranh gii tnh
Nghĩa Hành Sụng, sui
Minh Long
Mộ ĐứcLu vc Vu Gia Thu Bn
Ba Tơ
1090'0"E

Hỡnh I.2 Bn v trớ a lý lu vc sụng Vu Gia Thu Bn

150'0"N


TX. Quảng Ngãi
Quảng NgãiTư
Biờn gii quc gia
Nghĩa

Đắk Glei


×