Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở để quản lý_unprotected

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 99 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân học với sự
giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận
văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp
của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Đông

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới Thầy
giáo GS.TS. Vũ Thanh Te, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình
thực hiện đề tài. Sự giúp đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và những đóng góp của
thầy đối với bản luận văn là động lực giúp tác giả hoàn thành đề tài của mình.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong Khoa
Công trình - Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ những
khó khăn, động viên, giúp đỡ tác giả trong học tập và trong quá trình hoàn thành luận văn.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian và kinh nghiệm chuyên môn, nội dung
luận văn không thể tránh được các sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến
góp ý từ thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Quang Đông


ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................vi
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÂNG CẤP CÁC
CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP. .....................................................................3
1.1

Công tác tu bổ sửa chữa, nâng cấp công trình bê tông cốt thép. ...................3

1.1.1 Tình hình chất lượng sửa chữa, nâng cấp công trình bê tông cốt thép nói chung
hiện nay ở nước ta. ..........................................................................................................3
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sửa chữa, nâng cấp công trình bê tông
cốt thép: ...........................................................................................................................5
1.2

Giới thiệu khái quát về Chi cục Thủy lợi Nghệ An. ........................................9

1.2.1 Vị trí chức năng ....................................................................................................9
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn ......................................................................................10
1.3 Tình hình làm việc của các công trình bê tông cốt thép do Chi cục Thủy lợi
Nghệ An quản lý. .........................................................................................................15
1.3.1 Tổng quan về công trình bê tông cốt thép do Chi cục Thủy lợi Nghệ An quản lý. 15
1.3.2 Thời gian hoạt động và các vấn đề thường xảy ra trong quá trình khai thác. ....15
1.3.3 Yêu cầu về công tác sửa chữa, nâng cấp các công trình bê tông cốt thép ở các
công trình do Chi cục thủy lợi Nghệ An quản lý. .........................................................16
1.3.4 Tiêu chuẩn dùng để áp dụng trong khảo sát thiết kế, thi công sửa chữa, nâng cấp
công trình bê tông cốt thép. ...........................................................................................18
1.4


Sự cần thiết của việc xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở. .........................................20

Kết luận Chương 1: .......................................................................................................21
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU TIÊU
CHUẨN CƠ SỞ. ..........................................................................................................22
2.1

Quản lý chất lượng công trình.........................................................................22

2.1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng. .......................................................................22
2.1.2 Các nguyên tắc quản lý chất lượng.....................................................................25
2.1.3 Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng công trình. .........................33
2.1.4 Cơ sở thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình. ...................................39
2.2

Đặc điểm của công trình bê tông cốt thép sửa chữa nâng cấp: ....................39

2.2.1 Đặc điểm công tác khảo sát. ...............................................................................39
2.2.2 Đặc điểm công tác thiết kế: ................................................................................40
2.2.3 Đặc điểm đối với kỹ thuật thi công. ...................................................................42
iii


2.2.4 Đặc điểm đối với giám sát chất lượng thi công. .................................................43
2.3 Những tồn tại trong quản lý chất lượng xây dựng sửa chữa, nâng cấp công
trình bê tông cốt thép. .................................................................................................43
2.3.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn. .....................................................43
2.3.2 Quy trình lập dự án một công trình mới và một công trình sửa chữa, nâng cấp. .43
2.4 Tiêu chuẩn cơ sở, những Quy định hiện hành về Tiêu chuẩn cơ sở và chỉ

dẫn kỹ thuật. ................................................................................................................44
2.4.1 Khái niệm Tiêu chuẩn cơ sở: ..............................................................................44
2.4.2 Quy định hiện hành về Tiêu chuẩn cơ sở: ..........................................................44
2.4.3 Quy định hiện hành về Chỉ dẫn kỹ thuật: ...........................................................48
Kết luận chương 2: ........................................................................................................48
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG DỰ THẢO YÊU CẦU TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
CƠ SỞ ĐỂ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT
THÉP SỬA CHỮA, NÂNG CẤP. ..............................................................................49
3.1

Tên tiêu chuẩn: .................................................................................................49

3.2

Phạm vi ứng dụng Tiêu chuẩn cơ sở. ..............................................................49

3.3

Tài liệu viện dẫn: ..............................................................................................49

3.3.1 Tiêu chuẩn về xi măng........................................................................................49
3.3.2 Tiêu chuẩn về cốt liệu bê tông: ...........................................................................50
3.3.3 Tiêu chuẩn bê tông – vữa. ..................................................................................50
3.3.4 Tiêu chuẩn thép – cốt thép ..................................................................................50
3.4

Yêu cầu về khảo sát. .........................................................................................50

3.4.1 Đối tượng khảo sát gồm: ....................................................................................50
3.4.2 Kết quả khảo sát: ................................................................................................51

3.4.3 Quy trình khảo sát: .............................................................................................51
3.4.4 Tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát: .................................................................56
3.5

Yêu cầu đối với thiết kế. ...................................................................................56

3.5.1 Các bước thiết kế sửa chữa, nâng cấp công trình bê tông cốt thép. ...................57
3.6

Yêu cầu đối với việc lựa chọn vật liệu. ............................................................59

3.6.1 Nguyên tắc chung: ..............................................................................................59
3.6.2 Các yêu cầu về chất lượng của vật liệu. .............................................................59
3.6.3 Về cấu tạo: ..........................................................................................................61

iv


3.7

Yêu cầu về kỹ thuật thi công............................................................................62

3.7.1 Xử lý khe nứt: .....................................................................................................62
3.7.2 Chống rò rỉ, chống thấm. ....................................................................................68
3.7.3 Gia cố kết cấu bê tông cốt thép: .........................................................................73
3.8

Yêu cầu về công tác giám sát chất lượng thi công. ........................................74

3.8.1 Nội dung cơ bản của hoạt động giám sát chất lượng thi công xây dựng. ..........74

3.8.2 Yêu cầu về người giám sát chất lượng thi công. ................................................76
3.9

Yêu cầu về công tác nghiệm thu, đánh giá chất lượng. .................................77

3.9.1 Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công
trình. ............................................................................................................................77
3.9.2 Nghiệm thu công việc xây dựng .........................................................................79
3.9.3 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng ...........82
3.9.4 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để
đưa vào sử dụng. ............................................................................................................85
Kết luận chương 3: ........................................................................................................89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................92

v


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Các loại khe nứt theo đặc điểm hình học .......................................................54
Hình 3.2 Gắn rốn tiếp nhận ...........................................................................................64
Hình 3.3 Trình tự phụt chất dính kết trám khe nứt. .......................................................67
Hình 3.4 Các hình thức trám khe nứt động ...................................................................68
Hình 3.5. Các hình thức chống rò rỉ theo phương hựớng chủ động ..............................69
Hình 3.6. Trình tự trám rò rỉ bằng vữa đông cứng nhanh .............................................71
Hình 3.7 Trám tuyến rò rỉ bằng phương pháp phụt trực tiếp ........................................73
Hình 3.8 Các dạng tiết diện tăng cường ........................................................................73
Hình 3.9 Gia cố cột bằng thép hình ...............................................................................74
.


vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn tỉnh Nghệ An. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 625 hồ chứa các loại,
247 đập dâng, 559 trạm bơm điện và trên 6000 km kênh mương các loại, tuy nhiên các
công trình thủy lợi ở tỉnh Nghệ An hầu hết được xây dựng cách đây vài chục năm,
không đồng bộ từ công trình đầu mối cho đến hệ thống kênh mương dẫn nước nội
đồng. Nhiều công trình thủy lợi đầu tư chắp vá, chất lượng không cao, nên sau khi đưa
vào sử dụng một vài năm đã xuống cấp phải nâng cấp sửa chữa, làm lại nhiều lần, tuy
nhiên sau khi nâng cấp sửa chữa một số công trình hoạt động bình thường, còn một số
công trình vẫn hoạt động thiếu hiệu quả do quá trình nâng cấp chưa hợp lý về mặt kỹ
thuật; Quá trình khảo sát, thiết kế, thi công các công trình sửa chữa nâng cấp đều áp
dụng các tiêu chuẩn của công trình xây dựng mới, dẫn đến sự không phù hợp thực tế
và làm tăng chi phí đầu tư. Từ thực tế nêu trên đã đặt ra vấn đề cần có sự nghiên cứu
về xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở đề đảm bảo chất lượng các công trình thủy lợi sửa chữa
nâng cấp.
Với những đặc điểm và yêu cầu nêu trên, đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ
thuật cơ sở để quản lý chất lượng các công trình sửa chữa, nâng cấp bằng bê tông cốt
thép do Chi cục thủy lợi Nghệ An quản lý” mang ý nghĩa thiết thực và cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ lý luận và thực tiễn, nghiên cứu cơ sở để hướng tới xây dựng Dự thảo về yêu cầu
Tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở để quản lý chất lượng các công trình bê tông cốt thép sửa
chữa, nâng cấp.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận
+ Tiếp cận trên cơ sở thực tiễn, khoa học;
+ Khảo sát thực tế ở những công trình ở Nghệ An;


1


+ Các đánh giá của các chuyên gia.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích, điều tra, khảo sát.
+ Phương pháp lý thuyết và một số phương pháp liên quan.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng: Các công trình thủy lợi sửa chữa, nâng cấp bằng bê tông cốt thép.
+ Phạm vi nghiên cứu: Xác lập tiêu chuẩn cơ sở để quản lý chất lượng sửa chữa, nâng
cấp các công trình bê tông cốt thép.
4. Kết quả dự kiến đạt được:
+ Phân tích được thực trạng và làm rõ được chất lượng sửa chữa, nâng cấp các công
trình bê tông cốt thép trong thời gian qua do Chi cục Thủy lợi Nghệ An quản lý.
+ Xây dựng được tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm quản lý chất lượng khi sửa chữa, nâng cấp
các công trình bê tông cốt thép.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC SỬA CHỮA NÂNG CẤP
CÁC CÔNG TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP.
1.1

Công tác tu bổ sửa chữa, nâng cấp công trình bê tông cốt thép.

Ngày nay kết cấu bêtông cốt thép đã được sử dụng phổ biến để xây dựng các công
trình dân dụng và công nghiệp, giao thông, thủy lợi, quốc phòng v.v...

Cùng với nhiều đặc điểm ưu việt loại kết cấu này còn có không ít những nhược điểm,
khuyết tật và những sự cố xảy ra trong quá trình xây dựng và sử dụng do những
nguyên nhân khác nhau. Việc sửa chữa và gia cố kết cấu là cần thiết để duy trì hoặc
nâng cao khả năng chịu tải cũng như công năng sử dụng của công trình. Hàng năm
Nhà nước và nhân dân đã bỏ ra một chi phí khá lớn cho công việc trên.
Phần lớn các công trình cần gia cố sửa chữa là những công trình đã được sử dụng một
thời gian dài, nay bị hư hỏng, bị xuống cấp. Tuy vậy cũng có không ít công trình bị hư
hỏng rất sớm sau khi hoàn thành, thậm chí có công trình bị hư hỏng khi đang thi công.
Công trình bị hư hỏng không những phải sửa chữa tốn kém mà nhiều lúc còn gây ra
tâm trạng khó chịu, căng thẳng cho người quản lý và sử dụng.
Kiến thức về sửa chữa và gia cố công trình là rất cần thiết nhưng hiện nay trong nhiều
trường đào tạo cán bộ kỹ thuật xây dựng chưa giảng dạy môn học như vậy.
1.1.1 Tình hình chất lượng sửa chữa, nâng cấp công trình bê tông cốt thép nói
chung hiện nay ở nước ta.
Từ khi được chế tạo cho đến hết thời gian sử dụng, kết cấu bêtông cốt thép khó tránh
khỏi tình trạng xuống cấp và những hư hỏng xảy ra nếu không kịp thời sửa chữa, nâng
cấp nhưng hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có nhiều công trình đã phải
sửa đi sửa lại nhiều lần để phục hồi khả năng chịu tải cũng như hiệu năng sử dụng của
công trình.
Vấn đề quan trọng gây ra không đảm bảo chất lượng công trình, thường xuất hiện từ
những nội dung sau:

3


Do việc đánh giá nguyên nhân thiếu chính xác, dùng biện pháp không thích hợp do
không có tiêu chuẩn quy định rõ ràng và chất lượng công việc sửa chữa không bảo
đảm.
Trong thi công, nhà thầu không thực hiện đúng các quy trình quy phạm kỹ thuật đã
dẫn đến sự cố công trình xây dựng:

Không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi công.
Không thực hiện đúng trình tự các bước thi công.
Vi phạm các quy định về tổ chức, quản lý, kỹ thuật thi công.
Cụ thể:
- Khối lượng và chất lượng vật liệu:
Vi phạm phổ biến của các nhà thầu là hạ cấp chất lượng vật liệu. Đặc biệt, việc hạ cấp
chất lượng vật liệu thực sự là khó kiểm soát khi không có các mô hình giám sát quản
lý chất lượng hiệu quả.
Trong cuộc đấu thầu gần đây có nhiều công trình có giá trúng thầu rất thấp so với giá
dự toán được duyệt. Thậm chí có những nhà thầu bỏ thầu thấp hơn rất nhiều so với chi
phí cần thiết. Do không có giám định về giá cả vật liệu nên các nhà thầu có thể đưa ra
các chỉ tiêu chất lượng cao và giá thấp để trúng thầu. Song khi thực hiện thi công xây
lắp các nhà thầu đã giảm mức chất lượng, chủng loại, xuất xứ, đưa các thiết bị, vật
liệu chất lượng kém vào trong công trình và tìm cách bớt xén các nguyên vật liệu để
bù chi phí và có một phần lợi nhuận.
- Chất lượng biện pháp thi công:
Trong hồ sơ đấu thầu xây lắp, hầu hết các nhà thầu đều đưa ra được phần thuyết minh
biện pháp thi công hoàn hảo với một lực lượng lao động hùng hậu, thực tế lại không
như vậy. Lực lượng công nhân phổ biến ở các công trường hiện nay hầu hết là thợ
“nông nhàn”. Việc sử dụng lực lượng lao động này là một điều rất đáng lo ngại, không
những ảnh hưởng tới chất lượng công trình mà còn có nguy cơ để xảy ra tai nạn lao
động nhiều nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật cũng được sử dụng
4


không đúng với chuyên môn. Nhiều các kỹ sư vật liệu trẻ mới ra trường không có việc
làm lại được thuê làm kỹ thuật giám sát kiểm tra thi công. Chính vì sử dụng những lực
lượng lao động như vậy đã làm cho công trình không đảm bảo chất lượng.
Biện pháp thi công không phù hợp luôn chứa đựng yếu tố rủi ro về chất lượng; có khi
còn gây ra những sự cố lớn không lường.

Vi phạm khá phổ biến trong giai đoạn thi công là sự tùy tiện trong việc lập biện pháp
và qui trình thi công. Những sai phạm này phần lớn gây đổ vỡ ngay trong quá trình thi
công và nhiều sự cố gây thương vong cho con người cũng như sự thiệt hại lớn về vật
chất.
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sửa chữa, nâng cấp công trình bê
tông cốt thép:
1.1.2.1 Năng lực chuyên môn:
Nếu yếu kém về năng lực chuyên môn. không đủ kiến thức và kinh nghiệm cũng như
thiếu thông tin trong lĩnh vực xâv dựng thì sẽ dẫn đến công trình hư hỏng và đổ vỡ.
1.1.2.2 Công tác khảo sát địa hình:
Công tác khảo sát để phục vụ cho thiết kế bao gồm khảo sát địa hình, địa chất công
trình, địa chất thủy văn, mội trường khí hậu thủy văn, môi trường xây dựng tại khu vực
xây dựng công trình. Trong số những sự cố công trình trong những năm gần đây,
những sự cố do nguyên nhân sai sót trong khâu khảo sát chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Kết cấu bêtông cốt thép cũng rất nhạy cảm với khí hậu thời tiết và môi trường công
nghiệp. Môi trường khí hậu thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, hướng và tốc độ
gió v.v... đều là các yếu tố quan trọng tác động lên kết cấu bêtông cốt thép. Đặc biệt là
môi trường công nghiệp như khí thải hoặc nước thải có chứa tác nhân ăn mòn cũng
như các đặc điểm hoạt động của công nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, rung động hoặc
nguy cơ cháy nổ là những nguyên nhân quan trọng dẫn đên tình trạng xuống cấp hoặc
hư hỏng của kết cấu bêtông cốt thép. Như vậy, khi không có sự phối hợp hoặc phối
hợp không chặt chẽ giữa người khảo sát với người thiết kế, các số liệu khảo sát cung
cấp cho thiết kế có thể thiếu hoặc không đủ tin cậy dẫn đến tình trạng sai sót trong
thiết kế, đặc biệt là các giải pháp bảo vệ kết cấu không phù hợp, không bảo vệ được
5


kết cấu trước sự tác động của ngoại lực cũng như của môi trường xung quanh, tuổi thọ
kết cấu do đó sẽ bị suy giảm.
1.1.2.3 Công tác thiết kế:

Trong thiết kế nếu sai sót trong các khâu: Số liệu ban đầu, các giải pháp kết cấu vật
liệu, tính toán kết cấu và lập bản vẽ chi tiết, kiểm tra và giám sát thực hiện thì sẽ dẫn
đến ảnh hưởng chất lượng công trình được thiết kế.
Những số liệu ban đầu: Những số liệu này là căn cứ pháp lý cho người thiết kế thực
hiện.
Từ sơ đồ dây chuyền công nghệ, bố trí thiết bị, không gian kiến trúc và đặc điểm khai
thác vận hành của công trình, xác lập sơ đồ kết cấu. Với những số liệu không đầy đủ
và thiếu chính xác dẫn tới những sai lầm trong việc xác định tải trọng, lập sơ đồ tính
toán, xác định nội lực và cấu tạo chi tiết. Có những công trình mới xây dựng đã phải
gia cố do thay đổi yêu cầu sử dụng. Có những công trình sửa chữa nâng cấp xong vẫn
bị ăn mòn trầm trọng vì khi thiết kế không nắm được tính chất của dây chuyền công
nghệ có khả năng gây ăn mòn kết cấu.
Các số liệu khảo sát về địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí hậu cung cấp cho
thiết kế có ảnh hưởng quyết định đến các giải pháp xử lý nền móng cũng như kết cấu
công trình. Những sự cố thường tiếp tục xảy ra sau khi sửa chữa nâng cấp khi các số
liệu thiếu chính xác hoặc người thiết kế chưa biết khai thác những số liệu được cung
cấp. Nhiều công trình bị lún sụt nặng nề do không nắm được cấu trúc các tầng đất dưới
đế móng, nhiều cuộc xử lý nền cọc rất tốn kém đã được tiến hành do bỏ sót hiện tượng
cáctơ hoặc những biến động địa chất có liên quan đến xây dựng nền móng đã chỉ rõ
tầm quan trọng của tính chính xác và chi tiết các số liệu khảo sát địa chất công trình.
Giải pháp kết cấu và vật liệu:
Kết cấu móng
Những sai sót của giải pháp kết cấu nền móng là yếu tố quan trọng dẫn đến các sự cố
công trình sửa chữa nâng cấp.

6


Móng bêtông cốt thép thường thuộc loại móng mềm, về mặt chịu tải móng làm việc
không khác với cấu kiện chịu uốn khác. Tuy vậy do liên quan đến nền đất cho nên kết

cấu móng có thể gặp phải một số bất hợp lý trong thực tế thiết kế và xây dựng làm ảnh
hưởng đến chất lượng toàn bộ công trình.
Về mặt chịu lực: Có thể vì một lý do nào đấy, móng chịu tác động lệch tâm quá lớn mà
không có biện pháp phân phối bớt mômen tại đế móng, ứng suất cực đại của nên đất
dưới đế móng có thể vượt quá khả năng chịu tải cua nền đất , có thể gây lún lệch rất
nguy hiểm cho công trình.
Kết cấu các phần thân công trình
Giải pháp kết cấu, đối với kết cấu bêtông cốt thép có thể là kết cấu bêtông cốt thép đổ
tại chỗ, kết cấu bêtông cốt thép lắp ghép và kết cấu bêtông cốt thép ứng lực trước. Kết
cấu bêtông cốt thép đổ tại chỗ thường có dạng siêu tĩnh, có độ cứng cao được ứng
dụng rộng rãi tuy nhiên khá nhạy cảm với độ lún lệch.
Nếu trong tính toán không đề cập đến hiện tượng này, khi móng đặt trên nền đất yếu
hoặc không đồng nhất, kết cấu có thể bị nứt khi độ lún lệch vượt quá giới hạn cho
phép.
Đối với kết cấu bêtông cốt thép lắp ghép tuy ít nhạy cảm hơn do hiện tượng lún lệch
nhưng các mối nối giữ một vai trò rất quan trọng. Trong điều kiện ẩm ướt hoặc môi
trường ăn mòn, các mối nối không được bảo vệ tốt rất dễ bị ăn mòn làm cho kết cấu
mất khả năng làm việc.
Cấu tạo chi tiết
Người ta nhận thấy rằng đa số các sự cố xuất phát từ những chi tiết cấu tạo không hợp lý:
Bố trí cốt thép không hợp lý: Trong kết cấu bêtông cốt thép, cốt thép chịu ứng lực kéo,
như vậy cốt thép phải đặt đủ tiết diện và đúng vị trí cần thiết ứng với ứng lực kéo trong
kết cấu. Khi các ứng lực kéo này vượt quá cường độ chịu kéo của bêtông, kết cấu sẽ
phát sinh khe nứt nhưng khi ứng lực kéo vượt quá khả năng chịu kéo của cốt thép thì
kết cấu có nguy cơ xảy ra sự cố.

7


Cốt thép chịu kéo luôn có xu hướng duỗi thẳng, cho nên phải đặt sao cho cốt thép có

chỗ tựa vững chắc để đảm bảo khả năng chịu kéo chống lại ứng lực kéo trong bêtông.
Trường hợp đặt sai quy cách cốt thép không thể làm việc được.
Đặt cốt thép quá dày làm cho bêtông không lọt vào được bêtông bị rỗ. Tình trạng này
là do việc chọn tiết diện kết cấu không hợp lý, tiết diện quá bé.
1.1.2.4 Công tác thi công:
Những sự cố công trình do sai phạm trong công tác thi công chiếm một tỷ lệ khá lớn,
chỉ đứng sau nguyên nhân do thiết kế gây ra. Những sai phạm trong công tác thi công
thể hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo điểu kiện cụ thể của từng trường hợp. Những
sai phạm trong công tác thi công thường gặp như:
Mác bêtông không đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế. Có những công trình được thiết
kế bêtông M200, khi kiểm tra để nghiệm thu có chỗ chỉ đạt 70 kG/cm2 , Có công trình
được thiết kế với các mác bêtông khác nhau, chẳng hạn bêtông cột M200, bêtông dầm
M300 nhưng khi đổ bêtông cho công trình đều chỉ dùng một loại M200. Có nhiều
nguyên nhân làm cho mác bêtông không đảm bảo như chất lượng và tỷ lệ các thành
phần không thỏa đáng, ximăng kém phẩm chất, cốt liệu yếu và không sạch, đầm không
kỹ, bảo dưỡng không tốt v.v...
Bêtông bị rỗ bề mặt là do không khí hoặc nước tụ lại tại thành ván khuôn, do đầm
không kỹ hoặc bỏ sót, tỷ lệ thành phần không hợp lý, vữa bêtông có thể quá khô,
bêtông bị phân tầng không trộn lại, ván khuôn không kín để chảy hết nước ximăng, cốt
thép quá dày bêtông không lọt vào được.
Ngoài hiện tượng rỗ bề mặt còn có hiện tượng bêtông bị rỗng và rỗ tổ ong, trong
bêtông tồn tại những lỗ hổng lớn không có bêtông hoặc những vùng có cốt liệu rời rạc
thiếu hẳn vữa ximăng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này ngoài những lý do đã đề
cập trên còn phải kể đên tình trạng côt thép đặt quá dày, kích thước cốt liệu lại quá
lớn. Những lỗ hổng này thường xảy ra tại đáy dầm, cốt thép hầu như bị lộ ra ngoài,
hoàn toàn không có lóp bảo vệ bao phủ. Tại giao diện giữa cột và dầm, tại các góc cột
hoặc tại các vị trí đặt các bản thép chôn sẵn cũng là những nơi dễ xảy ra hiện tượng
bêtông rỗng.
8



Bể mặt bêtông bị nứt do hiện tượng co ngót trong quá trình thủy hóa. Đầu tiên là co
ngót dẻo sau đó là co ngót khi khô. Đề xảy ra tình trạng này có thể là do: Dùng loại
chất kết dính không phù hợp, có độ co ngót lớn trong quá trình thủy hóa, cốt liệu bẩn,
hàm lượng ximăng quá cao, để nắng gió làm khô bê mặt, không kịp thời bảo dưỡng
đặc biệt là trong thời điểm từ lh đến 5h sau khi đổ bêtông độ co ngót mạnh nhất.
Công tác ván khuôn chưa tốt như: Dùng ván khuôn có chất lượng kém, như nứt nẻ,
mục nát, cong vênh, khi đổ bêtông nước và vữa ximăng thoát ra ngoài làm giảm yếu
cường độ bêtông.
Cốt thép bị han gỉ nhiều, bể mặt cốt thép bẩn do bám bụi. dầu mỡ... không được làm
sạch sẽ làm giảm độ bám dính của bêtông vối cốt thép dẫn đến giảm khả năng chịu tải
của kết cấu. Đặt cốt thép thiếu, sai vị trí hoặc không đúng chủng loại, không những
không đảm bảo khả năng chịu tải mà có khi còn có thể xảy ra tai nạn.
Đối với các kết cấu làm việc trong môi trường ăn mòn, chất lượng thi công các lớp phủ
bảo vệ, các lớp bọc lót quyết định tuổi thọ của kết cấu. Nếu phần bảo vệ chống ăn mòn
không đảm bảo, công trình mau chóng bị phá hoại đặc biệt là trong môi trường ăn mòn
hóa chất.
1.2 Giới thiệu khái quát về Chi cục Thủy lợi Nghệ An.
1.2.1 Vị trí chức năng
Chi cục Thủy lợi là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, tham mưu giúp Giám đốc Sở quản lý chuyên ngành về thủy lợi; đê điều; phòng,
chống thiên tai và nước sạch nông thôn. Giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản
lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng,
chống lụt, bão, thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật.
Chi cục Thủy lợi chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi cục
Thủy lợi có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở của Chi cục Thủy lợi đặt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.


9


1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm
quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định
mức kinh tế-kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định
mức kinh tế-kỹ thuật về công tác thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nước sạch
nông thôn đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Tổ chức thực hiện công tác điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về lĩnh vực thủy
lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật.
Về khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi:
Tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành quy trình vận hành, phương án bảo đảm
an toàn công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh; hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
Tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả nguồn
nước từ các công trình thủy lợi; giải quyết các tranh chấp phái sinh theo quy định của
pháp luật;
Tham mưu với Sở, trình cấp có thẩm quyền cấp, thu hồi, gia hạn giấy phép cho các
hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả nước thải vào hệ
thống thủy lợi theo quy định của pháp luật;

10



Là thành viên Hội đồng bàn giao cơ sở các công trình thủy lợi; thẩm định, thẩm tra
hoặc tham gia thẩm định các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình
thủy lợi khi được cấp có thẩm quyền giao;
Thẩm định dự án tu bổ và sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi;
Phát hiện, ngăn chặn, phối hợp với chính quyền địa phượng trong việc xử lý các vi
phạm về khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình thủy lợi.
Về công tác nước sạch nông thôn:
Hướng dẫn, quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình nước sạch nông thôn;
phối hợp thẩm định, điều chỉnh, bổ sung, lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật các dự án đầu tư
xây dựng, nâng cấp, sửa chữa công trình nước sạch nông thôn theo phân công của
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Là thành viên hội đồng bàn giao cơ sở công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn
tỉnh. Tham gia thẩm định các dự án xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp, công trình
nước sạch nông thôn.
Về công tác đê điều:
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa,
bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê; kế hoạch, giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ
biển thuộc phạm vi quản lý;
Trực tiếp quản lý đê Trung ương, tham mưu cho Giám đốc sở thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước tuyến đê cấp IV, cấp V (do các địa phương quản lý). Hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai;
hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các lực lượng quản lý đê nhân dân;
Thực hiện công tác hộ đê, xử lý kỹ thuật các sự cố đê diều, phối hợp với các ngành,
địa phương liên quan đề xuất phương án phòng, tránh, xử lý, khắc phục hậu quả sự cố
đê điều. Đềxuất các giải pháp huy động các nguồn lực để cứu hộ và bảo vệ đê điều, an
toàn cho dân cư khi sạt lở đê, bờ sông;

11



Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động có cấp
phép liên quan đến đê điều theo quy định; hướng dẫn các địa phương tổ chức lực
lượng quản lý đê nhân dân;
Tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện
việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và ở bãi
sông theo quy định;
Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều,
bảo vệ công trình phòng, chống lụt, bão (PCLB); xây dựng phương án, biện pháp và tổ
chức thực hiện việc PCLB, sạt lở ven sông, ven biển trên địa bàn;
Theo dõi mọi nguồn vốn đầu tư, tu bổ, nâng cấp, duy tu, sửa chữa công trình đê điều
và PCLB; tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển, tu bổ, duy tu đê điều và quản lý việc
thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Quản lý, kiểm tra việc sử dụng vật tư dự trữ, trang thiết bị phòng chống lụt, bão;
Tổ chức đánh giá hiện trạng đê điều, cảnh báo khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập
lụt, đề xuất phương án phòng tránh, xử lý khắc phục hậu quả các sự cố;
Phát hiện, ngăn chặn, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi
phạm Luật Đê điều;
Thực hiện các nhiệm vụ. quyền hạn và trách nhiệm quy định tại Điều 38: Điều 39 và
Điều 40 của Luật Đê điều và Khoản 2, Điều 7 Nghị định số 113/2007/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều.
Tiếp thu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền
thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và công trình
thủy lợi.
Về công tác phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai và phòng, chống tác hại do nước gây ra:
Tham mưu, trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biện pháp huy
động nguồn lực, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả do bão, lũ,
hạn hán, úng. ngập, xâm nhập mặn, sạt lở, thiên tai khác và ô nhiễm nguồn nước gây
12



ra; xử lý sự cố công trình thủy lợi, đê điều; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Tổ chức theo dõi, cập nhật về tình hình mưa, bão, lũ, tố, lốc, động đất, sóng thần; phối
hợp với các ngành, các tổ chức, các địa phương kịp thời đề xuất với Ban chỉ huy
phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh phương án xử lý sự cố các công
trình thủy lợi, đê điều và xử lý tình huống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra thuộc
phạm vi quản lý;
Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về tình huống khẩn cấp cần phân lũ, chậm
lũ, các biện pháp di dân, bảo đảm sản xuất và đời sống của nhân dân, khắc phục hậu
quả ngập lụt, trợ cấp cho nhân dân; biện pháp phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai;
Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm
kiếm cứu nạn theo yêu cầu của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh.
Thường trực theo dõi vận hành các nhà máy thủy điện liên hồ chứa lưu vực sông Cả.
Thu và quản lý Quỹ Phòng chống thiên tai.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư công trình xây dựng (nâng
cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi; nâng cấp, duy tu, sửa chữa, tu bổ và làm mới đê
điều, công trình phòng chống lụt bão; nâng cấp, sửa chữa công trình nước sạch nông
thôn) khi được cấp có thẩm quyền giao.
Quản lý các dự án khắc phục thiên tai, các dự án xây dựng mới, sửa chữa phục hồi,
nâng cấp công trình đê điều thuộc tuyến đê do Trung ương quản lý, các tuyến đê cấp
IV, cấp V do địa phương quản lý và các dự án sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh
Nghệ An khi được phân công, giao nhiệm vụ.
Tư vấn giám sát các công trình thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình đê
điều, sạt lở bờ sông ven biển, công trình chính trị sông, bảo vệ bờ biển.

13



Khảo sát và thiết kế kỹ thuật các hạng mục về đê, kè, cống và các công trình: Thủy lợi,
cơ sở hạ tầng liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai. Tổ chức thi công các hạng
mục duy tu, bảo dưỡng đê điều khi được cấp có thẩm quyền giao.
Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thủy lợi, đê điều, phòng, chống
thiên tai, nước sạch nông thôn theo quy định; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật về chuyên ngành quản lý.
Thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo, trong lĩnh vực thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, nước sạch nông
thôn theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi và cấp có thẩm quyền.
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên
chức thuộc Chi cục Thủy lợi.
Quản lý tổ chức, biên chế công chức, vị trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính,
tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.
Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Chi cục theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn giao.

14


1.3
Tình hình làm việc của các công trình bê tông cốt thép do Chi cục Thủy lợi
Nghệ An quản lý.

1.3.1 Tổng quan về công trình bê tông cốt thép do Chi cục Thủy lợi Nghệ An quản lý.
1.3.1.1 Thực trạng Các công trình thủy lợi bằng bê tông cốt thép ở Nghệ An:
Số lượng công trình: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hơn 625 hồ chứa các loại
(trong đó có 79 hồ đã được sửa chữa nâng cấp, 02 hồ có tràn xả sâu còn lại là tràn tự
do bọc bê tông cốt thép , tràn bãi), 247 đập dâng, 559 trạm bơm điện và trên 4000 km
kênh mương các loại đã được kiên cố hóa.
Về thiết kế: Các công trình do Nhà nước đầu tư xây dựng được khảo sát, thiết kế theo
quy trình quy phạm cũ, có những công trình do Nhà nước và nhân dân cùng làm thì tài
liệu thiếu và khảo sát thiết kế sơ sài.
Về thi công: Xảy ra nhiều vấn đề dẫn đến công trình nhanh xuống cấp như: Do công
trình xây dựng đã lâu, Mác bêtông không đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế, đầm
không kỹ hoặc bỏ sót, dùng ván khuôn có chất lượng kém, như nứt nẻ, mục nát, cong
vênh..v…v..
1.3.2 Thời gian hoạt động và các vấn đề thường xảy ra trong quá trình khai thác.
Phần lớn các công trình như hồ chứa, đập dâng, trạm bơm có thời gian sử dụng đã từ
lâu, có những công trình xây dựng từ 20 đến 30 năm. Do thời gian khai thác lâu nên
phần lớn các công trình bị hư hỏng, xuống cấp.
Hàng năm UBND tỉnh cấp hàng chục tỷ đồng để tổ chức duy tu, bảo dưỡng công trình
trước và sau mùa mưa lũ nhưng trong quá trình duy tu, bảo dưỡng không có Quy chuẩn,
Tiêu chuẩn quy định rõ ràng về khảo sát, thiết kế cũng như thi công công trình sửa chữa,
nâng cấp.
Mặc dù một số quy định pháp lý như Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ
Xây Dựng có quy định trường hợp cải tạo, sửa chữa được điều chỉnh định mức chi phí với
hệ số K nhưng vẫn chưa cụ thể nên việc sửa chữa nâng cấp các công trình gây thất thoát
và lãng phí khi sử dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn dùng cho công trình mới.

15


1.3.3 Yêu cầu về công tác sửa chữa, nâng cấp các công trình bê tông cốt thép ở các

công trình do Chi cục thủy lợi Nghệ An quản lý.
Hiện nay ở Nghệ An kết cấu bê tông cốt thép đã được sử dụng phổ biến để xây dựng
các công trình thủy lợi, bê tông cốt thép đã chứng minh được tính ưu điểm của nó. Tuy
nhiên, ngoài những đặc điểm ưu việt của loại vật liệu này như độ bền cao, biến dạng ít,
tương đối ổn định trong môi trường khí hậu thời tiết, dễ tạo hình v.v… bê tông cốt
thép còn bộc lộ nhiều nhược điểm, những nhược điểm này là nguyên nhân quan trọng
dẫn đến tình trạng xuống cấp của kết cấu bê tông cốt thép, giảm khả năng chịu tải, tăng
biến dạng, có khi dẫn đến những sự cố gây sụp đổ công trình. Tuy nhiên công tác sửa
chữa, nâng cấp các công trình này vẫn chưa đạt yêu cầu, dẫn đến công trình sửa chữa
xong vẫn chưa hoạt động được đúng công suất thiết kế. Từ đây đặt ra các yêu cầu về
công tác sửa chữa nâng cấp các công trình bê tông cốt thép như sau:
Đầu tiên cần phải tìm được nguyên nhân hư hại:
Một số nguyên nhân và cơ chế hư hại chủ yếu của các công trình có thể tóm lược như sau:
Sự han rỉ của kim loại, bao gồm cả các loại cốt thép của bê tông.
Các rạn nứt bề mặt.
Các hư hỏng do cơ học như hiện tượng tróc vỡ hoặc ăn mòn bê tông, do quá tải cũng
ảnh hưởng đến tất cả các dạng vật liệu.
Bê tông dễ bị hư hỏng do các nguyên nhân vật lý (bị mài mòn) và nguyên nhân hóa
học (tác động clorua và sulfate, các phản ứng kết hợp...v.v).
Sự ăn mòn cốt thép cùng với sự thâm nhập lớp phủ bê tông bởi các ion clorua và oxy,
là nguyên nhân chủ yếu của sự biến chất bê tông. .
Tác động sulfat hóa của các phần tử nước biển lên hợp chất canxi hydroxit (Ca(OH)2)
và tri-canxi aluminat (Xelit hay C3A) của hồ xi măng đông cứng có thể dẫn đến sự
mềm hóa và biến chất bê tông. Nếu có hiện tượng mềm hóa xảy ra trên diện rộng bề
mặt bê tông khi đó bê tông sẽ bị hư hỏng.
Tiếp theo là phân loại hư hại:

16



Các cấu kiện bê tông thường được phân loại trong công tác kiểm tra định kỳ bởi mức
độ thu hẹp tiết diện và kích thước vết nứt hoặc mảnh vụn. Khi kiểm tra chi tiết, bê tông
có thể được kiểm tra tại chỗ bằng phương tiện siêu âm hoặc dụng cụ bật nảy, hoặc
khoan lõi để thí nghiệm.
Phân loại

Mô tả

Nhẹ

Bề mặt bình thường, không có nhiều các vết lộ cốt thép. Có khe nứt
nhỏ, han rỉ nhẹ hoặc có các vết vỡ thủng đường kính dưới 15 mm, độ
sâu tới 2,5 cm.

Vừa

Bê tông bị mềm hóa, thủng có giới hạn, lộ thép và bị rỉ, bị ăn mòn, nứt
mức độ trung bình và các lỗ thủng có đường kính dưới 30,5 cm, độ sâu
tới 5 cm.

Nặng

Mất 40% đến 50% bê tông trên tiết diện, vết rỗ lớn có đường kính hơn
30,5 cm, độ sâu đa dạng, nứt nhiều, cốt thép bị mất lớp ngoài, bề mặt
bị phá hủy trên diện rộng.

Nghiêm trọng

Mất hơn 50% bê tông trên tiết diện, lộ cốt thép, không còn khả năng
chịu lực trong kết cấu.


Sau khi thực hiện 02 bước trên sẽ đưa ra phương án sửa chữa, nâng cấp:
Với các hư hại nhẹ và vừa ta có thể dùng một số biện pháp như sau:
Trát vữa hay phun vữa.
Sơn phủ bề mặt.
Bơm keo xử lý vết nứt.
Với các hư hại nặng, nghiêm trọng ta dùng các biện pháp gia cố kết cấu bê tông cốt thép:
Gia cố bằng phương pháp tăng cường tiết diện: Là phương pháp gia cố kết cấu bê tông
cốt thép được áp dụng rộng rãi nhất. Với phương pháp gia cố này sơ đồ kết cấu và
trạng thái chịu lực của kết cấu không thay đổi.

17


Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có các biện pháp tăng cường tiết diện bê tông,
tăng cường tiết diện cốt thép hoặc kết hợp vừa tăng cường tiết diện bê tông vừa tăng
cường tiết diện cốt thép.
Như vậy, Cần khảo sát phân tích tình trạng hư hỏng của kết cấu bê tông cốt thép, đánh
giá tính chất, mức độ và tìm nguyên nhân dẫn đến những hư hỏng đó và đưa ra các giải
pháp sửa chữa, gia cố thích hợp cho từng trường hợp khác nhau.
1.3.4 Tiêu chuẩn dùng để áp dụng trong khảo sát thiết kế, thi công sửa chữa, nâng
cấp công trình bê tông cốt thép.
Hiện nay các công trình bê tông cốt thép sửa chữa, nâng cấp đang sử dụng các tiêu
chuẩn của công trình xây dựng mới.
Tiêu chuẩn về khảo sát:
TCVN 4419:1987 Khảo sát cho xây dựng – nguyên tắc cơ bản.
TCVN 4119:1985 Địa chất thủy văn - Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 5747: 2008 Xác định và kiểm tra chiều sâu lớp thấm cacbon và biến cứng.
22 TCN 259:2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình.
14 TCN 145-2005 Hướng dẫn lập đề cương khảo sát thiết kế xây dựng.

14 TCN 115-2000 Thành phần, nội dung, và Khối lượng khảo sát địa chất trong các
giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.
14 TCN 116-1999 Thành phần Khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự
án và thiết kế công trình thủy lợi.
14 TCN 4- 2003. Thành phần nội dung, Khối lượng điều tra khảo sát và tính toán khí
tượng thủy văn các giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi.
Tiêu chuẩn về Thiết kế:
TCVN 2737:1995 Tải trọng và tác động-Tiêu chuẩn thiết kế.
QPTL-C-1-78 Quy phạm tải trọng và tác dụng lên công trình thủy lợi.

18


TCXD 57-73 Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn các công trình thủy công.
TCVN 5686:2012 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng – Các cấu kiện xây dựng-Ký
hiệu quy ước chung.
TCVN 6203:1995 Cơ sở để thiết kế kết cấu - Lập ký hiệu - Ký hiệu chung.
TCVN 4058:1985 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm xây dựng - Sản phẩm kết cấu
bằng bêtông và bêtông cốt thép-Dạnh mục chỉ tiêu.
TCVN 4612:1988 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Kết cấu bêtông và bêtông cốt
thép – Ký hiệu quy uớc và thể hiện bản vẽ.
TCVN 5572-1991 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Kết cấu bêtông và bêtông cốt
thép – Bản vẽ thi công.
TCVN 4116:1985 Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế.
14 TCN 54-87 Quy trình thiết kế kết cấu bêtông và bêtông cốt thép công trình thuỷ công.
14 TCN 56:88 Thiết kế đập bêtông và bêtông cốt thép thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 3993:1985 Chống ăn mòn trong xây dựng - kết cấu bêtông và bêtông cốt thép –
Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
TCVN 3994:1985 Chống ăn mòn trong xây dựng - Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép
– Phân lọai môi trường xâm thực.

TCVN 4118:1985 - Hệ thống kênh tưới - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4253:2012 - Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công – Yêu cầu thiết kế.
TCXDVN 285:2002 Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế.
HDTL –C-4-76 Hướng dẫn thiết kế tường chắn – Công trình thủy lợi.
HDTL-C- 7-83 Hướng dẫn thiết kế trạm bơm tưới tiêu nước.
Tiêu chuẩn về thi công:

19


×