Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung kinh doanh điện tử áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 138 trang )



BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN




BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHCN
Đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ


Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ KHUNG KINH DOANH ĐIỆN TỬ
ÁP DỤNG CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: NGUYỄN HỮU TUẤN










7653
01/02/2010


HÀ NỘI 1 - 2010
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, song song với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin
(CNTT), Thương mại điện tử (TMĐT) đang bùng nổ và trở thành công cụ hữu hiệu để
giúp các doanh nghiệp tạo ra những lợi thế cạnh tranh, đồng thời mở rộng mạng lưới
phân phối sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ cho cộng
đồng và xã hội.
Trong đó, mô hình kinh doanh TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đang
được ứng dụng rộng rãi và là nguồn thu lớn nhất trong TMĐT. Các giao dịch B2B chủ
yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng
VAN, SCM, các sàn giao dịch TMĐT B2B (emarketplace), hay các mạng kinh doanh
điện tử Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp
đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Do vậy, TMĐT B2B
đem lại lợi ích rất thực tế
cho các doanh nghiêp, đặc biệt giúp doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông
tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh
doanh. Để ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần nghiên cứu,
thiết lập và tuân thủ các quy trình nghiệp vụ thích hợp kết hợp chặt chẽ với việc ứng
dụng các tiêu chuẩn công ngh
ệ tiên tiến, phù hợp. Hiện nay, một trong những tiêu
chuẩn tối ưu được biết đến trong trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp là
ebXML. ebXML là một chuẩn mở đối với việc trao đổi dữ liệu điện tử trong kinh
doanh hiện đại, cho phép các doanh nghiệp có thể đăng ký và tìm kiếm các đối tác
thương mại một cách dễ dàng.
Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, ebXML vẫn còn là vấn
đề vô cùng mới mẻ,
các doanh nghiệp mới chỉ chú trọng đến việc triển khai các ứng dụng CNTT hỗ trợ
hoạt động kinh doanh dưới những hình thức như giao dịch truyền thống, xây dựng ứng
dụng quy mô nhỏ. Việc áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến hiện đại còn khá

mới mẻ, hiện nay mới có một số ít các doanh nghiệp lớn thuộc các ngành như ngân
hàng, tàii chính, vận tải biển tiến hành áp d
ụng chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI.
Song, việc nghiên cứu và ứng dụng khung kinh doanh điện tử ebXML mới chỉ được
một số bộ, ngành và doanh nghiệp nghiên cứu. Do vậy, việc nghiên cứu và đưa vào áp
dụng thực tiễn chuẩn quốc tế thông dụng về ebXML là một xu hướng tất yếu mang lại
hiệu quả thiết thực cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam.
Đề
tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khung kinh doanh điện tử áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp” cấp Bộ này
đã được Cục TMĐT và CNTT triển khai thực hiện, nhằm nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp hữu hiệu nhằm chuẩn hóa các quy trình kinh doanh, tài liệu kinh doanh giữa
các doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả cũng tham khảo
nhiều kinh nghiệ
m quý báu từ việc triển khai ebXML của các nước trên thế giới như
Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v…và các tài liệu của UN/CEFACT.

2
Tập thể tác giả chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ các Vụ
Khoa học và Công nghệ, Cục TMĐT và CNTT, Vụ pháp chế - Bộ Công Thương, các
chuyên gia trong ban soạn thảo đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn
thành nhiệm vụ NCKH này.

Hà Nội, tháng 12/2009
Thay mặt tập thể tác giả
Chủ nhiệm đề tài


Nguyễn Hữu Tuấn



3
MỤC LỤC
CÁC HÌNH VẼ 5
CÁC BẢNG, VÍ DỤ 5
CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN 7
I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài 7
II. Cơ sở pháp lý 8
III. Tình hình phát triển tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử 8
1. Tổng quan về tình hình phát triển thương mại
điện tử 8
2. Mối quan hệ ebXML với các tiêu chuẩn EDI và XML 9
3. Dịch vụ web (web services) và ebXML 12
IV. Mục tiêu đề tài 15
V. Nội dung thực hiện 15
VI. Phương pháp thực hiện 16
VII. Các kết quả đạt được 16
CHƯƠNG II - KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU 18
I. Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam trong triể
n khai khung kinh
doanh điện tử ebXML 18
1. Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai kinh doanh điện tử ebXML 18
2. Thực trạng Việt Nam trong triển khai các hoạt động kinh doanh điện tử giữa
các doanh nghiệp và giải pháp 22
II. Phân tích hệ thống Tiêu chuẩn kỹ thuật của khung kinh doanh điện tử ebXML.28
1. Kiến trúc kỹ thuật ebXML (ebXML Technical Architecture) 28
2. Mô hình quy trình kinh doanh (ebXML Bussiness Process Model) 31
3. Các thành phần lõi ebXML (ebCC) 33
4. Dịch vụ thông điệp ebXML (ebMS) 35

5. Dịch vụ đăng ký ebXML (ebRS) 35
6. Hồ sơ thỏa thuận và giao thức hợp tác ebXML 35
III. Phân tích yêu cầu xây dựng dự thảo bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 36
1. Về quản lý 36
2. Về kỹ thuật 36
3. Về mặt triển khai 36
4. Một số kế
t quả cần đạt được 36
CHƯƠNG III - XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 37
I. Giải pháp thực hiện 37
1. Giải pháp tổ chức 37

4
2. Giải pháp thực hiện kỹ thuật 37
II. Nội dung dự thảo QCKTQG 43
CHƯƠNG IV - MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 44
I. Một số khuyến nghị 44
1. Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hạ tầng tiêu chuẩn cho KDĐT 44
2. Nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các công nghệ mới để chuẩn hóa các tài
liệu kinh doanh 44
3. Tă
ng cường công tác tuyên truyền, phổ biến 44
4. Tăng cường tham gia vào hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế 45
II. Kết luận 45
PHỤ LỤC 1: DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHUNG
KINH DOANH ĐIỆN TỬ ÁP DỤNG CHO MỘT SỐ LOẠI HÌNH DOANH
NGHIỆP………………………………………………………………………………46

5
CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: So sánh Web Services và ebXML về mô tả dịch vụ, khám phá dịch vụ, triệu
gọi dịch vụ. 13

Hình 2: Quy trình Web Service theo mô hình gọi hàm từ xa (RPC) 14
Hình 3: Nội dung thông điệp ebXML (bên phải) phức tạp hơn thông điệp Web
Services envelope (bên trái) 15

Hình 4: Mô hình kết nối trao đổi dữ liệu điện tử giữa Hải quan Philipin và Bộ Ngoại
Thương Thái Lan 20
Hình 5: Mô hình trao đổi dữ liệu điện tử của Unilever Việt Nam và Metro Cash &
Carry………………………………………………………………………………… 24
Hình 6: Mô hình truyền dữ liệu về C/O điện tử với Hải quan các nước 26

Hình 7: Mô hình giao dịch kinh doanh giữa 2 doanh nghiệp sử dụng ebXML 28
Hình 8: ebXML - kiến trúc hợp nhất cho các lĩnh vực B2B khác nhau 30
Hình 9: Mô hình khái niệm quy trình kinh doanh 31

CÁC BẢNG, VÍ DỤ
Bảng 1: Tình hình phát triển một số tiêu chuẩn tại Hàn Quốc 18
Bảng 2: Ví dụ về Quy trình kinh doanh 33


6
CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
(Phần tiếng Việt)
Chú giải
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu

HTTT Hệ thống thông tin
KDĐT Kinh doanh điện tử
SXKD Sản xuất kinh doanh
TMĐT Thương mại điện tử


Từ viết tắt
(Phần tiếng Anh)
Tiếng Anh
Chú giải
B2B Business to Business Doanh nghiệp với doanh nghiệp
CRM Customer Relationship
Management
Quản trị quan hệ khách hàng
ERP Enterprise Resources
Planning
Hoạch định tài nguyên doanh
nghiệp
e-Business Electronic Business Kinh doanh điện tử
e-Commerce Electronic Commerce Thương mại điện tử
SCM Supply Chain
Management
Quản trị chuỗi cung ứng
UN/EDIFACT United Nations for
Electronic Data
Interchange for
Administration,
Commerce and Transport
Tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện
tử dùng trong lĩnh vực Hành

chính, Thương mại và Vận tải
của Liên Hợp Quốc
VAN Value Added Network Mạng giá trị gia tăng
XML Extensible Markup
Language
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
ebXML Electronic Business
Extensible Markup
Language
Kinh doanh điện tử sử dụng ngôn
ngữ đánh dấu mở rộng
EDI Electronic Data
Interchange
Trao đổi dữ liệu điện tử
WSDL Web Services Description
Language
Ngôn ngữ mô tả dịch vụ web
UDDI Universal Description,
Discovery and Integration
UDDI là một dịch vụ thư mục
nơi mà các doanh nghịêp có thể
đăng ký và tìm kiếm các dịch vụ
web
SOAP Simple Object Access
Protocol
Giao thức truy cập đối tượng đơn
giản.


7

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN
I. Sự cần thiết của việc thực hiện đề tài
Trong những năm gần đây, xu hướng ứng dụng tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện
tử trong các hoạt động thương mại theo mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp
(B2B) diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn ngày càng được
các tổ chức và doanh nghiệp quốc tế quan tâm với mục đích nâng cao hi
ệu quả mà
thương mại điện tử (TMĐT) đem lại và hạn chế tối đa rủi ro trong các giao dịch trực
tuyến, thúc đẩy hiệu quả quá trình hoạt động từ việc tự do sáng tạo và các thủ tục xuất
nhập cảng cho tới việc đặt hàng và mua hàng thông qua Internet.
Tại Việt Nam hiện nay, các tiêu chuẩn, quy chuẩn nói chung và về TMĐT nói
riêng cũng đang được các cơ quan, tổ chức quan tâm nghiên c
ứu, ứng dụng trong thực
tế. Trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam cần phát triển và hoàn thiện
những hệ thống thông tin, được sử dụng những tiêu chuẩn công nghệ hài hòa với các
nước để thuận lợi hóa các tiến trình trao đổi thông tin trong nước và xuyên quốc gia.
Để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến CNTT và TMĐT, Quốc hội
Việt Nam đã thông qua Luật Giao dịch đ
iện tử (tháng 11 năm 2005), Luật Công nghệ
thông tin (tháng 6 năm 2006). Các văn bản dưới luật cũng đã và đang được các Bộ,
ngành quan tâm xây dựng, hoàn thiện và triển khai.
Internet phát triển cùng các chuẩn mở về CNTT và TMĐT. Trên cơ sở XML
(Extensible Markup Language) - ngôn ngữ đánh dấu mở rộng với cơ chế có khả năng
đảm nhận những đòi hỏi về trao đổi dữ liệu kinh doanh giữa các doanh nghiệp, được
coi là ngôn ng
ữ của cơ sở dữ liệu và là cơ sở để trao đổi thông tin có cấu trúc giữa các
phần mềm ứng dụng. Tiếp đó, ebXML được viết tắt bởi electronic business eXtensible
Markup Language cung cấp một khung kinh doanh điện tử trên toàn cầu, chủ yếu là
phục vụ cho môi trường kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Chuẩn
ebXML đưa ra một kiến trúc nền tảng (khung) của một chuẩn mở đối vớ

i việc trao đổi
dữ liệu trong dịch vụ kinh doanh hiện đại giữa các cơ quan và tổ chức có liên quan đến
kinh doanh.
Công tác nghiên cứu ứng dụng khung kinh doanh điện tử ebXML vào các hoạt
động sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam cũng mới được 1 số tổ chức, doanh nghiệp
nghiên cứu. Tổng Cục Tiêu chuẩn và đo lường đã tiến hành biên dịch và ban hành bộ
tiêu chuẩn ISO/TS 15000 về khung kinh doanh điện tử và ch
ưa có hướng dẫn cụ thể
cho việc triển khai ứng dụng vào thực tiễn.
Ngày 30/10/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 5468/QĐ-BCT
phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Xây dựng mạng kinh doanh điện tử cho
một số doanh nghiệp có quy mô lớn. ebXML được coi là một trong những giải pháp
hữu hiệu để xây dựng mạng kinh doanh điện tử kết nối tự động hóa các quy trình kinh
doanh, tài liệ
u kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Việc chuẩn hóa các quy trình kinh

8
doanh, các tài liệu hỗ trợ kinh doanh, chuẩn hóa dữ liệu trao đổi giữa các doanh nghiệp
này chưa được nghiên cứu và phát triển, nên khả năng mở rộng còn nhiều hạn chế. Do
vậy, việc nghiên cứu, vận dụng các giải pháp ebXML trong việc xây dựng khung kinh
doanh điện tử kết hợp với các tiêu chuẩn ISO (ISO/TS 15000, ISO 9735), XML, Tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN) để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về khung kinh doanh điện
tử áp dụng cho m
ột số loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam là rất
cần thiết hiện nay. Bộ quy chuẩn kỹ thuật này khi được ban hành và đưa vào áp dụng
thực tế sẽ là sự vận dụng từ lý thuyết (của các Tiêu chuẩn Quốc tế, Liên Hợp Quốc,
v.v…) đến ứng dụng thực tiễn tại Việt Nam. Từ yêu cầu thực tiễn đó, trong kế hoạch
năm 2009, Cụ
c TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương) đã đăng ký xây dựng đề tài
“Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung kinh doanh điện tử áp

dụng cho một số loại hình doanh nghiệp.”
II. Cơ sở pháp lý
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung kinh doanh
điện tử áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp.” được thực hiện theo các văn bản
hướng dẫn liên quan tớ
i xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật và các định hướng của Việt
Nam trong việc đẩy mạnh ứng dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong TMĐT:
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội
thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành vào 01/01/2007.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 c
ủa Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
- Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010.
III. Tình hình phát triển tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử
1. Tổng quan về tình hình phát triển thương mại điện tử
Hiệ
n nay, trên thế giới và tại Việt Nam, thương mại điện tử (TMĐT) đang bùng
nổ và phát triển mạnh mẽ. TMĐT là công cụ hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp tạo ra
những lợi thế cạnh tranh, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, nâng cao
chất lượng dịch vụ để phục vụ cho cộng đồng và xã hội. Trong đó, TMĐT giữa doanh
nghi
ệp với doanh nghiệp (B2B) đang được ứng dụng phổ biến rộng khắp và đem lại
nguồn thu lớn nhất. Những lợi ích mà TMĐT đem lại cho các doanh nghiệp bao gồm:
- Nâng cao năng lực sản xuất: đây là lợi ích mang lại từ việc cắt giảm chi phí
giao dịch. Ví dụ, một công ty có thể tự động hóa các tiến trình xử lý giấy tờ bằng tay
sang dùng các form mua bán hàng hóa dịch vụ trên máy tính.


9
- Dữ liệu đầy đủ hơn giúp việc ra quyết định thêm chính xác: Dữ liệu đầy đủ sẽ
là thông tin hữu ích trong việc dự đoán kinh doanh trong tương lai ví dụ dự đoán số
lượng đơn hàng tháng tới. Dữ liệu đầy đủ chính xác có nghĩa là doanh nghiệp có thể
ước tính chính xác mức tồn kho từ đó nếu doanh nghiệp dự đoán đúng lượng cầu trên
thị trường, họ có thể th
ực hiện được chiến lược quản lý hàng tồn kho đúng lúc (just in
time inventory) nhằm cắt giảm tối đa chi phí và đạt lợi nhuận cực đại.
- Tạo ra nhiều kênh bán hàng mới: Việc thiết lập những kênh mới như trao đổi
thông thông tin, mạng phân phối thông quan Internet hay bán trực trực tiếp đã tạo nên
nhiều cơ hội để các doanh nghiệp có thêm nguồn thu lớn.
- Khai thác được nhiều khách hàng mới: Những kênh phân phối mới s
ẽ đem lại
cho doanh nghiệp nguồn khách hàng tiềm năng lớn.
- Cung cấp thêm nhiều dịch vụ: Việc mở rộng các quy trình kinh doanh sẽ khiến
các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng
khác như giải quyết tranh chấp, cung cấp các dịch vụ tài chính, hậu cần và chứng thực.
- Đem lại cho khách hàng sự thỏa mãn cao hơn: Bằng việc xây dựng mối quan
hệ
chặt chẽ với khác hàng hàng, doanh nghiệp sẽ có được thêm nhiều những khách
hàng trung thành những người thường xuyên mua hàng với khối lượng lớn.
Để TMĐT giữa các doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, việc trao đổi,
thống nhất các quy trình và tài liệu kinh doanh là việc tất yếu. Trong đó, các tiêu chuẩn
rất cần thiết trong việc đẩy mạnh trao đổi thông tin một cách minh bạch giữa các hệ
thống quản lý của các doanh nghiệ
p. Hầu hết các môi trường công nghệ thông tin đều
không đồng nhất do các môi trường này được tạo nên bởi các phần cứng, phần mềm và
các thành phần khác mà các thành phần này có thể chưa được chuẩn hóa. Chính vì
vậy, việc tạo ra một chuẩn chung nhằm đảm bảo các hệ thống có thể liên kết với nhau
là rất quan trọng, điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc trao đổi thông tin,

giảm vốn đầu tư ban đầ
u, linh hoạt, nhanh nhạy trong việc thực hiện dịch vụ.
2. Mối quan hệ ebXML với các tiêu chuẩn EDI và XML
Hiện nay, để kết nối hệ thống CNTT và thúc đẩy sự hợp tác trao đổi thông tin,
giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý các quy trình kinh doanh, các doanh
nghiệp thường ứng dụng các loại chuẩn đó là: chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử - EDI,
ngôn ngữ đánh dấu mở rộng – XML, ngôn ngữ đánh dấ
u mở rộng trong kinh doanh
điện tử ebXML. EDI được bắt đầu ứng dụng vào những năm 70 của thập kỷ trước, và
là tiêu chuẩn cho các giao dịch trực tuyến khối lượng lớn giữa các doanh nghiệp lớn và
các đối tác lớn, quan trọng. Đây là giải pháp tiêu chuẩn đầu tiên cho các doanh nghiệp
khi thực hiện trao đổi thông tin với nhau trong môi trường mạng. Giải pháp này có
nhiều ưu điểm nổi trội về chu
ẩn hóa trong quá trình thực hiện các dịch vụ kinh doanh,
đảm bảo an toàn dữ liệu và là một chuẩn mở. Nhưng trao đổi dữ liệu theo chuẩn EDI
này có nhiều hạn chế trong việc phát triển hệ thống đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ,

10
do EDI là một hệ thống khó và phức tạp cần phải có những chuyên gia chuyên biệt
cùng với những chi phí lớn để xây dựng và phát triển hệ thống, chi phí cho trao đổi dữ
liệu cao do phải dùng mạng riêng dạng VAN (Value Added Network).
Trong thời gian gầy đây với sự phát triển của Internet cùng các chuẩn mở, XML
ra đời, được thiết kế làm cho các giao dịch B2B được linh hoạt và mềm dẻo hơn. So
với EDI, XML dễ dàng áp dụng và sử dụng h
ơn. XML là ngôn ngữ đánh dấu được
dùng nhằm tạo ra những dữ liệu và văn bản thông minh với cơ chế có khả năng đảm
nhận những đòi hỏi về trao đổi dữ liệu kinh doanh giữa các doanh nghiệp, vì vậy nó
được coi là ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu trên web và là cơ chế tốt để trao đổi giữa các
phần mềm ứng dụng (applications). XML bao gồm những cấu trúc thông tin và gi
ải

quyết rất nhiều vấn đề mà không được chấp nhận trong EDI. XML cung cấp một số
lượng chuẩn rất rộng với các mức độ khác nhau và các cấu trúc thông minh có thể sử
dụng rộng rãi thông qua Web. Song chính sự quá mềm dẻo và thiếu quy luật lại là một
trong những hạn chế lớn của XML. Do chủ chương “mở” nên XML bị phân thành
nhiều lược đồ khác nhau, mặc dù các lược đồ này tương thích với nhau v
ề mặt kỹ thuật
nhưng chúng không tạo nên được “tiếng nói chung” cho giao dịch TMĐT. Hiện có 4
lược đồ XML được sử dụng phổ biến: cXML (commerce XML) được dùng cho việc
nhận và hoàn tất đơn hàng tự động do Ariba Inc và Sterling Commerce và một số công
ty khác đi tiên phong. xCBL (XML Common Business Library) do Veo Systems
(Commerce One Operations đã mua lại) phát triển với sự hỗ trợ của Phòng thương mại
của Chính Phủ Mỹ, được khách hàng của Commerce One Operations và các nhà cung
cấp sử dụng r
ộng rãi. Trong khi RosettaNet và OAGIS (Open Application Group
Integration Specification) là hai chuẩn phát triển dùng cho giao dịch giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp.
Việc tạo một ngôn ngữ thương mại XML chung không đơn giản. Hầu hết doanh
nghiệp lớn đều đã có sẵn cơ sở hạ tầng điện tử với đầu tư tiền bạc và thời gian đáng kể
nên rất miễn cưỡng trong việc thay đổi. Hơn nữa, mỗi công ty có những yêu cầ
u khác
nhau trong việc trao đổi thông tin theo một qui trình kinh doanh đặc thù, như thu mua
hay cung cấp hàng. Một ngôn ngữ thương mại chuẩn phải đạt được sự cân bằng: thích
ứng với những nhu cầu cụ thể của một công ty trong khi vẫn đảm bảo đủ tổng quát để
các công ty thuộc nhiều ngành nghề có thể “giao tiếp” với nhau.
Đầu năm 1999, các thành viên của UN/CEFACT
1
trong nhóm thường trực về kỹ
thuật và phương thức (TMWG – Techniques and Methodologies Working Group) đã
đưa ra một số khuyến nghị tạo nên một tiêu chuẩn mới dựa trên nền XML. Họ thuyết


1
The United Nations Center for Trade Facilitation and Electronic Business (Trung tâm hỗ trợ
thương mại điện tử và thuận lợi hóa của Liên hợp quốc: được biết đến một cách rộng rãi qua
việc xây dựng và phát triển chuẩn UN/EDIFACT áp dụng cho việc trao đổi dữ liệu trong theo
dạng chuẩn EDI


11
phục các thành viên UN/CEFACT nên tiếp cận với OASIS
2
để cùng nhau tạo nên cấu
trúc cho một chuẩn mới phát triển dựa trên XML. Tháng 9 năm 1999, hai tổ chức này
đã đưa ra sáng kiến phát triển một khung dựa trên XML mở, có thể sử dụng thông tin
kinh doanh điện tử trên toàn cầu một cách nhất quán, có khả năng liên kết và hợp tác
an toàn, từ ứng dụng tới ứng dụng, ứng dụng tới người sử dụng và từ người sử dụng
tới các môi tr
ường ứng dụng – đó chính là chuẩn ebXML. Nhờ sự hợp tác của hai tổ
chức này, năm 2001, giải pháp xây dựng khung cho kinh doanh điện tử ebXML phiên
bản đầu tiên đã ra đời.
ebXML được viết tắt bởi electronic business eXtensible Markup Language, là
kết quả của sự nỗ lực vượt bậc trong việc kết hợp Internet, XML và EDI nhằm tạo ra
một chuẩn chung trong TMĐT. ebXML cung cấp một khung kinh doanh điện tử trên
toàn cầu, chủ
yếu là phục vụ cho môi trường kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp. ebXML cung cấp một tập hợp các đặc tả với các nguyên tắc chung của khung
ebXML. ebXML được xây dựng dựa trên các công nghệ như là XML, HTTP, SOAP
và EDIFACT (Electronic Data Interchange for Administration, Commerce and
Transport).
Chuẩn ebXML đưa ra một kiến trúc khung nền tảng của một chuẩn mở đối với
việc trao đổi dữ liệu trong dịch vụ kinh doanh hiện đại, trên mọi platform, đảm bảo

truyền thông tin an toàn và chính xác gi
ữa các cơ quan và tổ chức có liên quan đến
kinh doanh, ngoài ra ebXML còn đưa vào những ưu điểm của EDI để hỗ trợ việc kết
nối kinh doanh giữa các doanh nghiệp. ebXML giải quyết được một số vấn đề kỹ thuật
trong quá trình triển khai hệ thống trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp sử dụng
các chuẩn EDI truyền thống.
ebXML không dùng để thay thế cho EDI. Các doanh nghiệp lớn có thể sử dụng
cả EDI song song v
ới ebXML. Tuy nhiên, trong tương lai ebXML sẽ tạo ra sân chơi
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển chung của nền
kinh tế quốc gia, trong khi các doanh nghiệp lớn cũng đạt được rất nhiều lợi ích từ việc
mở rộng mạng kinh doanh với các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp.
ebXML liên quan đến các quá trình xử lý kinh doanh. Mục đích của ebXML là
cung cấp một khung phục vụ cho TMĐT cho phép các công ty có thể đăng ký và tìm
các đối tác th
ương mại có tiềm năng. Giao diện quá trình xử lý kinh doanh của công ty
được đưa ra công khai. Khung ebXML cung cấp một công cụ cho phép các công ty có
cùng một quá trình xử lý kinh doanh liên kết với nhau. Một khi hai công ty được liên
kết với nhau thì họ đã biết được quá trình xử lý kinh doanh họ có thể theo.

2
Organization for the Advancement of Structured Information Standards - Tổ chức thúc đẩy
phát triển thông tin có cấu trúc, với chức năng tổ chức, nghiên cứu, và đưa ra các quy định và
các chuẩn đối quy trình cộng tác giữa các hệ thống với platform khác nhau một cách tự động
dựa trên nền tảng chuẩn mở như XML


12
Như vậy, ebXML là giải pháp đồng bộ cho việc xây dựng nền tảng hay khung
kinh doanh điện tử, kế thừa và kết hợp hài hòa giữa EDI, XML và tiêu chuẩn ISO/TS

15000. Hơn nữa, ebXML cho phép xây dựng nền tảng thương mại điện tử toàn cầu,
trong đó các doanh nghiệp với mọi quy mô và ở bất kỳ đâu cũng có thể tiến hành kinh
doanh bằng việc trao đổi các thông điệp dựa trên nền tả
ng XML.
Trên thực tế, ebXML không chỉ ứng dụng trong mô hình thương mại điện tử
B2B mà còn áp dụng cho nhiều mô hình thương mại điện tử khác. Nhiều quốc gia đã
xây dựng các dịch vụ truyền thông điệp (ebMS) là một thành phần của ebXML để
cung cấp các dịch vụ công và trao đổi các chứng từ, biểu mẫu với các cơ quan chính
phủ khác.
Việc nghiên cứu xây dựng và đưa ra các giải pháp áp dụng các tiêu chu
ẩn này
đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc, và có những giải pháp tổng thể thích hợp thì mới triển
khai hiệu quả trong thực tế cuộc sống.
3. Dịch vụ web (web services) và ebXML
Hai tiêu chuẩn được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh điện tử đó là ebXML
và sự kết hợp của công nghệ Web Service như: SOAP, WSDL, UDDI and BPEL.
Trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển như Bắc Mỹ và Châu Âu các mạng
KDĐ
T được xây dựng để trao đổi các thông tin kinh doanh trong nhiều ngành công
nghiệp và dịch vụ thuộc các lĩnh vực: giao thông vận tải, công nghiệp ô tô, phân phối –
bán lẻ, giải trí,v.v… Các hệ thống EDI đã giúp cắt giảm rất nhiều chi phí cho các
doanh nghiệp sử dụng trên cơ sở giảm thiểu các thủ tục giấy tờ nhưng đòi hỏi nhà cung
cấp dịch vụ phải bỏ ra các khoản đầu tư rất lớ
n ban đầu để xây dựng như chi phí cho
phần mềm chuyên biệt để tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng và thực hiện các kết nối
các đối tác thông qua các kênh truyền riêng. Ngoài ra, những nhà cung cấp thường
phải sử dụng những hệ thống EDI khác nhau cho các khách hàng lớn của mình vì
không có khách hàng nào hoàn toàn tuân thủ tập chuẩn con EDI trong ngành của mình.
Sự ra đời của Internet đã mở ra một cuộc cách mạng mới cho TMĐT phát triển, đặc
biệt là mô hình doanh nghi

ệp với doanh nghiệp (B2B). EDI thông qua Internet đã tiết
kiệm chi phí hơn rất nhiều so với VANs sử dụng các mạng riêng, đồng thời hình thành
các hệ thống giao dịch trực tuyến trên nền web sử dụng ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
(XML) thay cho những tài liệu EDI cứng nhắc. Nǎm 2001, ebXML (một phiên bản
của XML được thiết kế cho kinh doanh điện tử) đã chính thức được chuẩn hoá và áp
dụng rộng rãi. S
ự kết hợp những yếu tố tốt nhất của EDI và ebXML tạo ra một loại
hình TMĐT hoàn hảo hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội
tiếp cận, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các đối tác lớn với chi phí đầu tư thấp.
Web Services là một cách tiếp cận hướng công nghệ. Khởi thủy là các công
nghệ như: COBRA, TPM, RPC. W3C hậu thuẫn mạ
nh mẽ cho công nghệ Web
Service. Nhiều công nghệ tiêu chuẩn liên quan đến Web Services như: SOAP, WSDL,

13
UDDI…đều được khuyến nghị và xây dựng bởi W3C. Nhiều công ty tin học trên thế
giới hỗ trợ công nghệ Web Services. Web Services từ công cụ giải pháp lớp giữa
(middleware solution) trở thành công cụ của tích hợp quy trình kinh doanh bằng việc
thêm vào các chức năng cho mô tả các thực thể kinh doanh (business entity) và quản lý
quy trình kinh doanh/nghiệp vụ.
ebXML tiếp nối sự thành công của EDI. ebXML được phát triển bởi
UN/CEFACT và OASIS. Thành tựu này là sự phát triển trong thời gian dài của việc
tích hợp công ngh
ệ: EDI, ANSI X.12, EDIFACT, EAI, XML-EDI, B2Bi or BPI. So
sánh với Web Services, ebXML được đánh giá là hỗ trợ kinh doanh tốt hơn (Alonso,
et. al., 2003).
VỀ CHỨC NĂNG
Cả Web Services và ebXML đều đưa các đối tượng dịch vụ lên mạng và có các
cách thức cho mô tả dịch vụ, dịch vụ khám phá (service discovery) và dịch vụ dẫn xuất
(service invocation). Đối với Web Services, thông qua kiến trúc hướng dịch vụ

Service-Oriented Architecture (SOA) với 3 bên: service providers, service requesters,
and service registries (Xem hình). Bên cung cấp dịch vụ (Service providers) đăng ký
mô tả dịch vụ trong service register cho mụ
c đích khám phá dịch vụ (service
discovery). Bên yêu cầu (khai thác) dịch vụ (service requesters) tìm kiếm dịch vụ
trong service register đối với các dịch vụ thỏa mãn yêu cầu. Các bên yêu cầu dịch vụ
có thể giao tiếp với Bên cung cấp dịch vụ trực tiếp và sử dụng các dịch vụ của Bên
cung cấp dịch vụ.
Tương tự Web Services, ebXML cũng có Service register để thu thập các Mô tả
dịch vụ (service descriptions). Khác với Web Services, các đối tác kinh doanh không
được đánh dấu phân bi
ện như là Bên cung cấp dịch vụ (service providers) hay là Bên
yêu cầu dịch vụ (Service requesters), mà được đối xử theo vai trò (role) của các đối tác
kinh doanh. Dịch vụ khám phá (Service discovery) và dẫn xuất tương tự như Web
Service.

Hình 1: So sánh Web Services và ebXML về mô tả dịch vụ, khám phá dịch vụ, triệu gọi dịch vụ.


14
Đối với Web Services, tương tác giữa các bên được triển khai theo kiểu thẳng.
Giao tiếp giữa các bên sử dụng SOAP dựa trên nền tảng giao thức IP và công nghệ
XML. Chính xác là SOAP làm cho Web Services có khả năng tương tác giữa các nền
tảng khác nhau và các ngôn ngữ lập trình khác nhau. UDDI là giao thức được sử dụng
bởi service registry để mô tả thông tin về các dịch vụ. Một trong những thông tin quan
trọng trong mô tả kinh doanh/nghiệp vụ là URI đối với thông điệp WSDL
. WSDL là
một file định dạng XML mô tả cách thức các dịch vụ có thể được gọi theo cách nhìn
của kỹ nghệ phần mềm.
Lời gọi Web Services tương tự như lời gọi hàm từ xa RPC (Xem hình 2). Phía

khách gửi tham số tới một hàm ở xa trong thông điệp SOAP sử dụng quy ước đóng gói
thông điệp. Thông điệp SOAP được truyền tới server cuối và được bóc tách hay mở
gói. Tham số được sử d
ụng để gọi dịch vụ. Cách thức tương tự được sử dụng để gửi
thông tin trở lại cho phía khách. Nhiều công ty hiện nay và W3C đang làm việc để đưa
Web Services dựa trên các hàm của RPC. Ví dụ, các tiêu chuẩn được khuyến nghị
trong mô hình hóa quy trình kinh doanh (Business Process Modelling).

Hình 2: Quy trình Web Service theo mô hình gọi hàm từ xa (RPC)
Tương tác giữa các bên sử dụng trong ebXML phức tạp hơn nhiều trong Web
Services. ebXML được đẩy mạnh theo hướng cộng tác kinh doanh (business-oriented
collaboration) cho bất kỳ đối tượng nào. Nó làm việc theo 2 pha:
Pha 1: Giai đoạn triển khai (Implementation Phase)
Pha 2: Giai đoạn thực thi (Runtime Phase)
Trong các Pha này có thể sử dụng dịch vụ web để trao đổi thông tin giữa các
đối tác khác nhau.
VỀ TRUYỀN THÔNG ĐIỆP
Để truyền thông điệp giữa service providers và requestors, cả ebXML và Web
Services sửu dụng thông điệp SOAP. SOAP có thể truyền thông qua nhiều giao thức
khác nhau.

15

Hình 3: Nội dung thông điệp ebXML (bên phải) phức tạp hơn thông điệp Web Services envelope (bên
trái)

Tất cả các thông điệp SOAP là XML, nhưng cấu trúc của thông điệp SOAP là
khác nhau giữa Web Services và ebXML (Barton, Thatte, and Nielsen, 2000). Thông
điệp SOAP cho Web Services thường chứa SOAP envelope và Thân thông điệp SOAP
(SOAP body) bên trong envelope. Phần thông tin payload nằm trong SOAP body.

Thông điệp SOAP có thể chứa SOAP header, phần SOAP header cung cấp cơ chế cho
việc thêm thông tin về thông điệp. Ví dụ, thông tin về định truyến thông điệp, xác thực
và quản lý giao dịch.
IV. Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu thự
c trạng triển khai kinh doanh điện tử ebXML trong nước cũng
như kinh nghiệm quốc tế và các vấn đề kỹ thuật trong triển khai xây dựng khung kinh
doanh điện tử ebXML.
- Đề xuất giải pháp áp dụng khung kinh doanh điện tử ebXML cho một số loại
hình doanh nghiệp.
- Xây dựng được dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung kinh doanh
điện tử áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệ
p.
V. Nội dung thực hiện
Đứng trước yêu cầu cấp bách về việc đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp nâng
cao năng lực và khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc nghiên cứu
xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung kinh doanh điện tử áp dụng cho
một số loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoàn cảnh Việt nam là rất cần thiết.
Nội dung đề tài tập trung vào các công việc chủ yếu sau:

16
- Tổng hợp tài liệu và kinh nghiệm Quốc tế liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về khung kinh doanh điện tử ebXML áp dụng cho một số loại hình doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn ISO/TS 15000, EDI/ XML và các đặc tả về
khung kinh doanh điện tử ebXML.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giải pháp áp dụng khung kinh doanh điện tử
ebXML thích hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Xây d
ựng được dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung kinh doanh

điện tử áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp.
Kết quả cần đạt được: Xây dựng được dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khung kinh doanh điện tử áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp.
Tính khoa học mới:
- Đề tài đi sâu vào việc nghiên cứu các kinh nghiệm áp dụng những Tiêu chu
ẩn
và Quy trình kinh doanh của EDI/EbXML để đưa ra một giải pháp mới mang tính tổng
quát, khuyến nghị áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp.
- Từ trước đến nay, tại Việt nam việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành các quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khung kinh doanh điện tử ebXML chưa được đơn vị nào
thực hiện. Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo hướng nghiên cứu này sẽ
là một bướ
c đi, tạo tiền đề cho việc tích hợp dữ liệu, tích hợp các quy trình kinh doanh
của các hệ thống thông tin điện tử trở lên thuận lợi hơn.
VI. Phương pháp thực hiện
Trong quá trình xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật này, Ban soạn thảo đã
tiến hành thu thập tài liệu và kinh nghiệm quốc tế về quy chuẩn kỹ thuật trao đổi dữ
liệu điển tử qua Internet, liên hệ
và trao đổi với các tổ chức, chuyên gia nước ngoài
(như UN/CEFACT của Liên Hợp Quốc, AFACT, các chuyên gia của tập đoàn KT Net
- Hàn Quốc, Thái Lan, Đài loan, v.v…) để tham khảo kinh nghiệm và điều chỉnh
hướng tiếp cận cho giải pháp xây dựng QCKT này phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam
và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế.
Ban soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia
nước ngoài cũng như ph
ối hợp với các chuyên gia của TCVN - Bộ Khoa học và Công
nghệ, các ngân hàng, Tổng cục Hải quan, v.v…để lấy ý kiến tư vấn, góp ý cho các dự
thảo và điều chỉnh nhiều nội dung cũng như cách tiếp cận tài liệu một cách hợp lý để
phù hợp với tình hình phát triển của TMĐT tại Việt Nam.
VII. Các kết quả đạt được

- Xây dựng được dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật qu
ốc gia về khung kinh doanh
điện tử áp dụng cho một số loại hình doanh nghiệp và khuyến khích phát triển ứng
dụng thương mại điện tử tại Việt Nam.

17
- Thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực và nhận thức doanh
nghiệp trong việc tiếp cận, chuẩn hóa các quy trình kinh doanh và lợi ích từ các công
cụ hỗ trợ kinh doanh.


18
CHƯƠNG II - KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU
I. Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam trong triển khai khung kinh
doanh điện tử ebXML
1. Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai kinh doanh điện tử ebXML
1.1 Hàn Quốc
a. Phát triển các tiêu chuẩn dựa trên EDIFACT/XML
Ở Hàn Quốc tất cả các loại tiêu chuẩn thông điệp điện tử (EDI, XML và
XML/EDI) đều được chuẩn hóa bởi Ủy ban EDIFACT Hàn Quốc - KEC (Korean E-
Document Standard Committee). Theo báo cáo tại AFACT 2008, tính đến tháng
8/2008 KEC đã phê chuẩ
n 610 thông điệp chuẩn (262 EDI, 53 XML/EDI, 295 XML)
cụ thể trong các ngành lĩnh vực như sau:

EDI XML/EDI XML
Thương mại 37 27 25
Bảo hiểm 4 4 8
Vận tải đường biển 38 0 3
Vận tải đường bộ 6 0 6

Tài chính 31 0 57
Y tế 11 0 0
Hải quan 39 0 66
Phân phối 19 0 0
Công nghiệp sắt thép 11 0 5
Hành chính sự nghiệp 0 0 65
Ngành điện tử 20 0 0
Ô tô – Xe máy 22 0 0
Công nghiệp đóng tàu 21 0 0
Dệt may 0 22 0
Ngành điện 0 0 46
Các ngành khác 3 0 14
Tổng 262 53 295
Bảng 1: Tình hình phát triển một số tiêu chuẩn tại Hàn Quốc
b. Xúc tiến và phát triển kinh doanh điện tử ebXML
Nhằm thúc đẩy kinh doanh điện tử tại Hàn Quốc, Viện TMĐT Hàn Quốc
(KIEC) nhất quán sử dụng ebXML như một đầu mối của UN/CEFACT và thành viên
của OASIS. Các hoạt động nhằm thúc đẩy ebXML của KIEC bao gồm hoạt động của
Ủy ban ebXML Hàn Quốc, tổ chức các hội nghị thường xuyên về kinh doanh điện
tử/ebXML và quản lý trang web ebXML Hàn Quốc. KIEC cũng đồng th
ời đóng góp
vào việc chuẩn hóa ebXML quốc tế bằng việc tham gia các phiên họp toàn thể hàng
năm, diễn đàn UN/CEFACT hai lần một năm và Ủy ban XML Châu Á.

19
Ngoài ra, KIEC còn quản lý website Trung tâm đăng ký ebXML của Hàn Quốc
(REMKO - Registry & Repository of ebXML in Korea) nhằm cung cấp các nội dung
tiêu chuẩn kinh doanh điện tử cho thị trường Hàn Quốc. REMKO hiện đã có khoảng
2771 tài liệu điện tử tiêu chuẩn đã được chấp thuận.
Kể từ khi cung cấp dịch vụ chứng thực Hóa đơn thuế điện tử vào tháng 5/2005

đến nay KIEC đã chứng thực cho khoảng 62 hệ thống hóa đơn thuế đ
iện tử của 53
công ty và tổ chức. Hiện tại, KIEC vẫn hỗ trợ cho hoạt động thúc đẩy hệ thống pháp lý
trong việc sử dụng Hóa đơn thuế điện tử.
1.2. Thái Lan
Khung kinh doanh điện tử ebXML không chỉ ứng dụng trong lĩnh vực trao đổi
chứng từ kinh doanh trong các doanh nghiệp. Các thành phần của ebXML rất linh hoạt
và có thể triển khai độc lập. Thành phần phổ biến nhất c
ủa ebXML là dịch vụ truyền
thông điệp (ebMS) được ứng dụng khá mạnh trong Chính phủ điện tử bằng việc hỗ trợ
truyền các thông điệp kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan chính phủ.
Tại Thái Lan, nhằm trao đổi thông tin cũng như liên kết các dịch vụ một cách có
hiệu quả, Chính Phủ đã đưa ra một loạt các quy tắc chung nhằm đơn giản hóa và thuận
l
ợi hóa các quy trình kinh doanh dựa trên chuẩn thông tin XML. Các quy tắc chung
này dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế đã được sử dụng rộng rãi, bao gồm:
- Phương pháp phân tích và cấu trúc thông tin và quy trình trao đổi dữ liệu của
UN/CEFACT.
- Đặc tả kỹ thuật thành phần lõi (ISO 15000 – 5) của UNCEFACT về cấu trúc
các mẫu thông tin.
- Quy tắc thiết kế và đặt tên XML của UN/CEFACT.
Các quy tắc này được các bộ, ngành cơ quan Nhà nước Thái Lan áp dụng rộng
rãi nhằm đẩy mạnh thương m
ại hóa, cũng như đơn giản hóa quá trình trao đổi thông
tin. Cụ thể như sau:
- Hải quan Thái Lan trao đổi các thông điệp điện tử dựa trên giao thức HTTPS
thông qua dịch vụ thông điệp ebMS 2.0 dựa trên nền trao đổi thông điệp ebXML.
Nhằm đảm bảo cho giao dịch được an toàn, Hải quan Thái Lan đã thiết kế và phát triển
chuẩn ebXML phù hợp kết hợp áp dụng chữ ký số cho các tất cả các dữ liệu trao
đổi.

Đặc biệt, dưới khung cơ chế “một cửa” của Asean (Asean Single Window framwork),
Hải quan và Bộ Ngoại Thương Thái Lan đã tiến hành hợp tác với Cục Hải quan
Philipin tiến hành triển khai dự án trao đổi thông tin dùng handler thông điệp điện tử
theo đặc tả ebMS 2.0. Thông điệp được chuẩn hóa xây dựng trên nền XML bao gồm tờ
khai Hải quan và giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi form D đã được hai bên trao đổ
i
thành công.

20


Hình 4: Mô hình kết nối trao đổi dữ liệu điện tử giữa Hải quan Philipin và Bộ Ngoại Thương Thái Lan
Bên cạnh việc đẩy mạnh thiết lập hệ thống khung chế “một cửa”, Hải quan Thái
Lan hiện nay còn đang triển khai chuyển đổi hệ thống tự động Hải quan cho toàn bộ
quy tình xuất nhập khẩu hàng hóa từ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) sang XML. Hệ
thống xuất khẩu điện tử phát triển gần đây của Thái Lan đã đơn giản hóa cũng nh
ư
thuận lợi hóa các thủ tục hành chính cho hoạt động xuất khẩu từ tờ khai hàng hóa cho
đến việc thanh toán. Dịch vụ EDI cho hàng hóa xuất khẩu đã được bãi bỏ từ
01/07/2007.
Bộ giao thông trong tiến trình hội nhập với hệ thống hậu cần điện tử mộ cửa
của Thái Lan cũng đã phát triển hệ thống công nghệ thông tin nhằm thuật lợi hóa các
thủ tục và giấy t
ờ đẩy mạnh giao nhận hàng hóa quốc tế. Dự án này đã được triển khai
được hơn một năm tập chung chủ yếu:
• Đơn giản hóa các giấy tờ giao nhận
• Thiết lập bộ dữ liệu tiêu chuẩn riêng cho ngành vận tải dựa trên các quy tắc
và định nghĩa dự liệu của tổ chức Hải quan Quốc tế và Liên Hợp Quốc.
• Phát triển các cấu trúc trao
đổi thông tin cho thông điệp điện tử dựa trên

UneDocs và khung XML theo bộ quy tắc thiết kế và đặt tên XML của
UN/CEFACT.
• Triển khai thử nghiệm dịch vụ hậu cầu điện tử một cửa cho ngành giao
thông
Bên cạnh đó các cơ quan khác như Bộ Nông nghiệp và Thủy Sản, Bộ Y tế, Bộ
thương mại, Bộ Công nghiệp Thái Lan cũng áp dụng các dịch vụ online dựa trên nền
XML cho các ho
ạt động như: giấy chứng nhận sức khỏe, giấy phép xuất nhập khẩu
động vật, giấy chứng nhận xuất xứ…

21
1.3. Nhật Bản
a. Hiệp hội các ngành công nghệ thông tin và điện tử Nhật Bản (JEITA)
Hoạt động của JEITA bao gồm lĩnh vực điện tử và công nghệ thông tin. Trong
JEITA, trung tâm EDI đóng vai trò thúc đẩy quá trình chuẩn hóa với cả người bán và
người mua hướng tới những tiêu chuẩn EIAJ-EDI phục vụ cho các giao dịch kinh
doanh.
Vào tháng 12/2003, JEITA đã khai trương ECALGA (Liên minh TMĐT cho
các hoạt động kinh doanh toàn cầu), một biểu tượng của EDI cho kỷ nguyên mớ
i.
ECALGA cung cấp các giải pháp đối với nhu cầu mới về EDI trong ngành điện tử,
thông qua những thông điệp mới được phát triển, giúp phản ánh việc trao đổi thời gian
thực của các thông tin dự báo và tồn kho. Đồng thời, ECALGA thay đổi tiêu chuẩn
EIAJ-EDI dựa trên tiêu chuẩn ebXML. ECALGA phối hợp tất cả các quy trình kinh
doanh giữa các doanh nghiệp trong những lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhưng không
chỉ giới hạn các hoạt động lập k
ế hoạch, thiết kế, phát triển, sản xuất, phân phối và bán
hàng.
b. Hội đồng các nhà xuất nhập khẩu Nhật Bản (JSC)
JSC đã tích cực tham gia vào các hoạt động nhằm phổ biến và thúc đẩy

EDIFACT. Hội đồng hoạt động như một cơ quản quản lý của ngành thương mại Nhật
Bản để phục vụ cho các nhu cầu phát triển của ngành. Thông điệp EDIFACT đã dần
dầ
n thâm nhập vào ngành thương mại. Liên quan đến lĩnh vực XML/EDI, ebXML đã
thâm nhập vào các thành viên JSC như một tiêu chuẩn quốc tế.
c. Hội đồng trao đổi dữ liệu điện tử Nhật Bản (JEDIC)
Hàng năm JEDIC đều tổ chức các hội thảo giáo dục và nâng cao nhận thức về
EDI. Các chương trình tập trung vào i) giới thiệu về EDI, ii) hiện trạng EDI trong các
ngành quan trọng, iii) EDI qua Internet, iv) EDI liên ngành, v) chuẩn kỹ thuật ebXML,
vi) chiến lược đi
ện tử Nhật Bản của chính phủ, vii) sàn giao dịch điện tử của các
ngành, viii) cách mạng thông tin, ix) tổng quan về ebXML, x) sử dụng thành phần lõi,
xi) giới thiệu về phương pháp mô hình UN/CEFACT, xii) cơ bản về thẻ IC (RFID)
Gần đây, JEDIC đã đưa ra một bản khảo sát về hiện trạng sử dụng EDI cho 58
tổ chức trong lĩnh vực công nghiệp tại Nhật Bản. Kết quả cho thấy 59.4% các tổ
chức
hiện nay đang áp dụng EDI trong công tác hành chính và 53,9% đang áp dụng EDI
trong lĩnh vực marketing. Trong thời gian tới, JEDIC cũng sẽ đẩy mạnh phát triển
chương trình khung kinh doanh điện tử ebXML
d. Tình hình phát triển ebXML
Để thực hiện các cộng tác kinh doanh điện tử dựa trên ebXML, chia sẻ mô hình
giữa những chủ thể kinh doanh liên quan đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiệp Hội
xúc tiến TMĐT Nhật Bản (ECOM) đang xúc tiến các hoạt động nhằm đư
a ra các tiêu

22
chuẩn kỹ thuật liên quan đến “thành phần lõi – core component” và “phương pháp mô
hình hóa – modeling methodology” của ebX ML. Hơn nữa, Hiệp hội còn tiến hành các
hoạt động nhằm mở rộng việc sử dụng ebXML thông qua các giao dịch thực tế của
Nhật Bản và các nước Châu Á.

Để tiến hành các hoạt động xúc tiến ứng dụng ebXML cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, ECOM đã công bố đặc tả mới của dịch vụ truyền thông đi
ệp ebXML
(ebXML Messaging Service) và giải pháp hệ thống kết nối client-server tới OASIS .
2. Thực trạng Việt Nam trong triển khai các hoạt động kinh doanh điện tử giữa
các doanh nghiệp và giải pháp.
Tại Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế có quy mô lớn
đang được các nhà quản lý các cấp chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tăng
năng suất, chất lượng để nâng cao hiệu quả SXKD. Nhiều tậ
p đoàn, tổng công ty,
doanh nghiệp kinh tế hàng đầu thuộc các ngành như điện lực, viễn thông, dầu khí,
thép, dệt may, sản xuất và phân phối, v.v… đã từng bước phát triển các ứng dụng
CNTT và TMĐT phục vụ công tác điều hành và quản lý sản xuất với mức đầu tư khá
cao (từ vài trăm ngàn USD đến hàng triệu USD). Với tổng mức đầu tư lớn và tiếp cận
được công nghệ hi
ện đại, các ứng dụng TMĐT và CNTT cùng các dịch vụ giá trị gia
tăng được phát triển nhanh chóng, có hệ thống và mang lại hiệu quả rõ rệt. Theo đánh
giá của nhiều chuyên gia, nhờ đầu tư hiệu quả, quy mô hoạt động và mạng lưới khách
hàng của các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp kinh tế đã tăng nhanh chóng (ngành
tài chính – ngân hàng tăng hiệu quả 30-50%/ năm, ngành viễn thông tăng 50-70%
lượng khách hàng, ngành sản xuất và chế biế
n giảm 3-5% chi phí vận chuyển và hậu
cần, v.v…). Việc áp dụng TMĐT và CNTT không những giúp doanh nghiệp nâng cao
hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, tăng năng suất lao động mà còn giúp doanh nghiệp
cải thiện năng lực cạnh tranh cũng như quản lý tốt hơn hệ thống tài nguyên, hệ thống
phân phối, duy trì khách hàng và đối tác.
Một số mô hình thành công và điển hình ở Việt Nam hiện nay là của Tập đoàn
Điệ
n lực Việt Nam về điều tiết các hoạt động điện lực toàn quốc, Công ty Cổ phần
Công nghệ và truyền thông Việt Nam (VNTT) với mô hình dịch vụ điện toán đám

mây, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) về tổ chức sản xuất và phân phối sản
phẩm, ứng dụng cho 10 nhà máy và 16 điểm triển khai từ Hà Nội đến Cần Thơ. Mô
hình trao đổi dữ liệu
điện tử do Unilever Việt Nam và Metro Cash & Carry xây dựng
năm 2007 dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử EDI cũng là một mô hình điển hình
trong việc áp dụng CNTT vào quy trình phân phối trên cơ sở quản lý sản phẩm bằng
hệ thống mã vạch theo tiêu chuẩn EANCOM13 và giao hàng theo tiêu chuẩn của tổ
chức GS1.
Các mạng kinh doanh điện tử tại Việt Nam phần nào đã ứng dụng trao đổi dữ
li
ệu EDI/XML hay ebXML. Tuy nhiên việc tuân thủ hoàn toàn theo quy trình của bộ
tiêu chuẩn ISO 15000 thì các doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành.

23
Thực tiễn trên cho thấy, việc triển khai mạng ứng dụng CNTT dựa trên các tiêu
chuẩn quốc tế về TMĐT đã và đang đem lại lợi ích rất lớn cho các doanh nghiệp. Do
vậy, trong thời gian tới, việc mở rộng và áp dụng các mô hình nhằm trao đổi dữ liệu
điện tử là rất cần thiết không chỉ với những doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp
có quy mô lớn mà còn cần thiết với các doanh nghi
ệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện
nay.
2.1. Hệ thống mạng kinh doanh điện tử của công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk)
Với Vinamilk, phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại là một phần
quan trọng trong chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty. Hệ thống quản lý sản xuất
và phân phối trước đây đã không thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời
phục v
ụ cho sản xuất, quản lý hàng hoá và bán hàng. Công ty đã xây dựng một hệ
thống quản lý mới với 2 giải pháp là Oracle E-Business Suite và SAP CRM (Customer
Relation Management – Quản lý quan hệ khách hàng) để giải quyết vấn đề này.

Hệ thống cho phép Vinamilk quản lý tất cả các số liệu từ các nhà phân phối trên
các môi trường trực tuyến (hệ thống qua đường truyền Internet sử dụng chương trình
SAP) hoặc ngoại tuyến (sử dụng phần mềm Solomon của Microsoft). Thông tin tậ
p
trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các quyết định kịp thời cũng như hỗ trợ chính xác việc
lập kế hoạch. Việc thu thập và quản lý các thông tin bán hàng của đại lý nhằm đáp ứng
kịp thời, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn.
Sau một thời gian thử nghiệm, từ tháng 1 năm 2007 Vinamilk đã chính thức đưa
vào sử dụng Oracle E-Business Suite (EBS) phiên bản 11.5 và SAP CRM và tháng 4
năm 2007 chương trình ERP cũng
đã được chính thức vận hành. Với hệ thống quản trị
doanh nghiệp tổng thể này, Vinamilk có thể quản lý đươc tình hình tài chính – kế toán,
mua sắm, bán hàng, sản xuất và phân tích kết quả hoạt động của công ty với 16 đơn vị
trực thuộc từ Hà Nội đến Cần Thơ. Đây là giải pháp ERP lớn nhất được triển khai ở
Việt Nam.
Hệ thống SAP được xây dựng trên nền tảng công ngh
ệ SAP NetWeaver. Tại
Vinamilk, NetWeaver tích hợp thông tin từ hệ thống ERP sử dụng:
• Oracle EBS – giải pháp giúp giải quyết việc kết nối với nhà cung ứng
(supplier) và các quy trình khác trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm các
module chuẩn như: Tài chính (Finance), Quản lý đơn hàng (Order
Management), Mua hàng (Procurement), Sản xuất (Manufacturing) Các
giải pháp của ứng dụng Oralce hiện nay đều tích hợp giải pháp tích hợp
B2B. Đặc biệt là hệ thống truyền thông điệp giữa các ứng dụng
đã tích hợp
sẵn trong Oracle Application server (AS).
• Microsoft Exchange: Hệ thống email

24
• Solomon (đã được đổi tên lại là Microsoft Dynamics SL) sử dụng tại các

nhà phân phối và ứng dụng trên PDA cho nhân viên bán hàng.
Ba ứng dụng này được NetWeaver tích hợp thành hệ thống (Business
Warehouse-BW) để phục vụ cho hệ thống báo cáo thông minh, giúp ban lãnh đạo có
được thông tin chính xác và trực tuyến về tình hình hoạt động kinh doanh trên toàn
quốc.
Trong trung tâm dữ liệu tại trụ sở chính của Vinamilk có 4 máy chủ IBM cùng
các máy chủ khác đang lưu trữ các giải pháp Oracle EBS, SAP CRM và Microsoft
Exchange. Vinamilk đã xây dựng trung tâm dự phòng này đạ
t mức hiện đại nhất với
cấp độ mức 7, mức dự phòng cao nhất theo các tiêu chuẩn về dự phòng quốc tế nhằm
đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống.
Việc áp dụng CNTT nhằm hiện đại hóa kênh phân phối đã giúp Vinamilk hỗ trợ
rất hiệu quả các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt
thông tin thị trường tốt nhất nh
ờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống.
Thêm vào đó, Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong
hệ thống phân phối, hướng tới môi trường kinh doanh đạt chuẩn quốc tế và tăng cường
năng lực quản lý trong điều kiện hội nhập.
2.2. Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử của Unilever Việt Nam và Metro Cash &
Carry
Năm 2007, Unilever Việt Nam và Metro Cash & Carry đã thống nhất cùng nhau
thực hiện dự án trao đổi dữ liệu điện tử (gọi là dự án EDI), đây là hai doanh nghiệp
tiên phong áp dụng EDI tại Việt Nam. Sau 9 tháng thiết lập một hệ mã vạch (barcode
mapping) và kết nối kỹ thuật với nhau thông qua các trung tâm (hub), các dữ liệu đã có
thể đọc, hiểu và xử lý tự động. Sau một năm, Metro và Unilever đã thử nghiệm và trao
đổi thành công dữ liệu đầu tiên là các đơn hàng.
Các tiêu chuẩn chủ yế
u mà hai doanh nghiệp sử dụng bao gồm mã vạch sử dụng
tiêu chuẩn EANCOM13 (barcode 13 kí tự) của tổ chức GS1 để thống nhất cho từng
sản phẩm đặt và giao hàng (người mua đặt mua các sản phẩm thông qua mã vạch của

sản phẩm đó và người giao hàng sẽ giao đúng sản phẩm có mã vạch đó), chuẩn GLN
của GS1 để định danh bên mua hàng (Buyer), nhà cung cấp (Supplier). Ngoài ra, việc
sử dụng một số tiêu chuẩn khác như UN/EDIFACT và XML cũ
ng đang được nghiên
cứu áp dụng. Các loại mã khác như mã nơi đặt hàng, nơi giao hàng, mã nhà cung cấp
đều theo chuẩn EANCOM13 của tổ chức GS1.




×